Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài thu hoạch lớp luật sư vấn đề soạn thảo văn bản kiến nghị của luật sư để bảo vệ cho thân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.34 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

Đối với Luật sư thì việc chuẩn bị các văn bản đề xuất, kiến nghị
tại các vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi của thân chủ có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Trong giai đoạn truy tố, xét xử, tùy vào chức danh tố tụng và
tính chất cơng việc mà Luật sư phải thể hiện quan điểm của mình dưới
dạng các văn vản tố tụng (bản án, cáo trạng và các quyết định khác) hay
các bài phát biểu quan điểm (luận tội, luận cứ bào chữa, bảo vệ). Sau khi
được công bố, các văn bản tố tụng, các bài phát biểu quan điểm là những
kết luận chính thức, cơng khai của Luật sư về người phạm tội và hành vi
phạm tội.
Ở góc độ ngơn ngữ học, văn bản được hiểu “là tác phẩm của q
trình sáng tạo lời, mang tính cách hồn chỉnh, được khách quan hóa dưới
dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy,
là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và một loạt đơn vị riêng (những thể
thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những loại hình liên kết khác nhau
về từ vựng, ngữ pháp, logic, tu từ, có một hướng nhất định về một mục
tiêu thực dụng. Vì vậy, người viết cần đảm bảo tính mơ phạm, chính xác
của việc sử dụng ngôn ngữ, không dùng những từ ngữ mang tính chêm
xen, đưa đẩy, sử dụng sai các thuật ngữ pháp lý. Các văn bản tố tụng
phải theo đúng quy định về mặt hình thức (tiêu đề, tiêu ngữ, số hiệu, chữ
ký, con dấu…), các câu nối, chuyển đoạn theo đúng hướng dẫn.
Tại phiên tòa, các bài phát biểu quan điểm được thể hiện dưới
hình thức lời nói (lời bào chữa…), tuy nhiên, xuất phát từ tầm quan trọng
của nội dung trình bày và để tạo sự chủ động cho người trình bày nên
thường được soạn thảo trước dưới dạng văn bản. Việc chuẩn bị trước
dưới dạng văn bản là một phương pháp làm việc khoa học và đặc biệt
cần thiết, nhất là đối với những người mới vào nghề, chưa có nhiều kinh
nghiệm tranh tụng. Trong q q trình chuẩn bị các bài phát biểu này,


BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 1


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

Luật sư phải lưu ý những nội dung được viết ra mới chỉ là các dự thảo,
trên cơ sở các tài liệu chứng cứ có được tại thời điểm viết. Sau đó, tùy
thuộc vào diễn biến tại phiên tòa, các dự thảo này phải được chỉnh sửa,
bổ sung cho phù hợp. Do vậy, một thao tác soạn thảo thường gặp là phải
lưu ý những điểm cần bổ sung, chỉnh sửa. Văn bản luận tội, bào chữa,
bảo vệ được trình bày tại phiên tịa dưới dạng lời luận tội, lời bào chữa,
lời bảo vệ mà không phải là đọc nguyên văn dự thảo đã chuẩn bị sẵn. Vì
vậy, trong quá trình soạn thảo, Luật sư nên sử dụng những cân ngắn, có
kết cấu đơn giản, loại câu này giúp người nói dễ trình bày và trình bày
được liền mạch, người nghe dễ hiểu, dễ theo dõi. Ngồi ra, có thể sử
dụng một số dạng câu có kết cấu đặc biệt như đảo vị ngữ - chủ ngữ, câu
nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ, nhiều trạng ngữ… để nhấn mạnh nội dung
cần truyền đạt hoặc tăng sức thuyết phục, tăng tính biểu cảm, làm rõ
quan điểm, thái độ của người trình bày.
Bài phát biểu quan điểm còn là sự thể hiện kết quả của quá trình
hoạt động nghề nghiệp, thể hiện trình độ, khả năng tư duy, phân tích,
diễn đạt của các chức danh tư pháp. Vì vậy, Luật sư phải cẩn trọng, tỉ mỉ
trong q trình soạn thảo, trước khi cơng bố chính thức, cần có sự rà sốt
lại để loại bỏ những nhầm lẫn về nội dung, những sai sót về hình thức,

góp phần hoàn thiện giá trị văn bản.
Kỹ năng kiến nghị, đề xuất với CQĐT
Ngay sau khi đã nắm được cơ bản về nội dung vụ án, luật sư cần có
những kiến nghị, đề xuất với CQĐT để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho thân chủ. Thí dụ, sau khi nắm được cơ bản về nội dung vụ án, luật
sư thấy cần thiết phải lấy lời khai của một nhân chứng nào đó thì có thể
u cầu CQĐT triệu tập nhân chứng đến để lấy lời khai.
BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 2


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

Có hai phương thức để luật sư kiến nghị, đề xuất với CQĐT: thứ nhất là
đề xuất kiến nghị trực tiếp và bằng lời nói. Trong trường hợp này, luật sư
cần hẹn lịch gặp ĐTV tại trụ sở CQĐT và trong buổi làm việc này, luật
sư cần đề nghị ĐTV lập biên bản về nội dung buổi làm việc; Thứ hai, đề
xuất, kiến nghị với CQĐT bằng văn bản. Với phương thức này, luật sư
cần trình bày chính xác và rõ ràng đề xuất, kiến nghị của mình và khi gởi
tài liệu đi luật sư cần đề nghị CQĐT viết giấy biên nhận (nếu chuyển
trực tiếp cho CQĐT) hoặc giữ lại phiếu gởi (nếu chuyển qua đường bưu
điện). Dù là đề xuất, kiến nghị với CQĐT bằng phương thức nào đi
chăng nữa thì luật sư cũng cần đề nghị ĐTV đưa văn bản đó vào hồ sơ
và coi nó như một tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Khi luật sư thấy có những căn cứ là điều kiện để đình chỉ hoặc tạm

đình chỉ vụ án thay đổi tội danh đối với thân chủ của mình thì luật sư cần
kịp thời có đơn kiến nghị gởi đến CQĐT đề nghị họ thực hiện. Ví dụ,
trong trường hợp nghi ngời bị can đang mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi thì đề nghị CQĐT ra quyết định trưng cần giám định pháp y về năng
lực trách nhiệm hành vi của họ. Nếu kết luận giám định xác định bị can
bị mất năng lực trách nhiệm hành vi thì tùy thuộc việc mất năng lực
trách nhiệm hành vi này xảy ra khi bị can thực hiện hành vi phạm tội hay
sau khi thực hiện hành vi phạm tội mà luật sư có sự đề nghị phù hợp.
Trong quá trình tham gia từ giai đoạn điều tra, luật sư nhận thấy
khách hàng của mình có những điều kiện để có thể được CQĐT áp dụng
biện pháp ngăn chặn khác không phải là biện pháp tạm giam thì người
bào chữa viết đơn đề nghị CQĐT, VKS áp dụng các quy định của pháp
luật để cho khách hàng của mình được hủy bỏ biện pháo ngăn chặn trả tự
do cho thân chủ hoặc hướng dẫn người nhà của bị can viết đơn bảo lãnh
BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 3


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

cho họ. Trong trường hợp cần thiết, luật sư có thể đứng ra bảo lãnh cho
thân chủ của mình.
Nếu sau khi tiếp xúc với hồ sơ vụ án mà luật sư – người bào chữa
nhận thấy việc mở rộng vụ án hình sự sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích

hợp pháp cho thân chủ của mình thì luật sư cũng cần có đề xuất với
CQĐT mở rộng vụ án.
Khi thấy vụ án mà mình có trách nhiệm bảo vệ cho thân chủ nếu
nhập vào để xét xử trong một vụ án khác hoặc cần tách ra để xét xử sau
thì đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ thì đề nghị
CQĐT ra quyết định nhập, tách vụ án.
Từ thực tế hành nghề luật sư trong thời gian qua có thể nhận thấy,
người bị tạm giữ, bị can, đặc biệt là những bị can đang bị tạm giam,
người nhà của những người này rấ tmong muốn luật sư tham gia vào từ
giai đoạn điều tra, bởi đối với họ, lúc này luật sư – người bào chữa và là
người duy nhất có thể tư vấn và hướng dẫn họ tư bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho mình. Hơn thế nữa, khi tham gia từ giai đoạn điều tra,
người bào chữa sẽ giám sát và kịp thời phát hiện những sai sót (nếu có)
của ĐTV, từ đó có những đề xuất, kiến nghị đối với CQĐT, VKS để bảo
vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
Như vậy, trong quá trình tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra
thì tùy từng vụ án mà luật sư – người bào chữa linh động áp dụng các
biện pháp mà pháp luật không cấm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của khách hàng. Tuy nhiên, để việc tham gia của luật sư – người bào
chữa từ giai đoạn điều tra thực sự có hiệu quả thì khơng những bản thân
luật sư – người bào chữa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi mà
CQĐT, VKS cũng cần phải có nhận thức đúng đắn về sự tham gia của
BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 4


HỌC VIỆN TƯ PHÁP


KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

luật sư – người bào chữa trong vụ án hình sự từ đó tạo những điều kiện
tốt nhất để luật sư – người bào chữa thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình.
Trong thực tế, ở giai đoạn truy tố, thơng thường VKS ít gây khó
khăn cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Ở giai đoàn này, luật sư đã
được nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, vì vậy vấn đề xem xét, tổng hợp
chứng cứ để đánh giá theo góc độ vì quyền và lợi ích hợp pháp của
khách hàng mà luật sư nhận trách nhiệm bảo vệ đã có điều kiện thực
hiện.
Luật sư có thể trao đổi với VKS những vấn đề về thủ tục tố tụng
và chứng cứ của vụ án. Để chuẩn bị nội dung trao đổi phù hợp. Luật sư
phải đọc kỹ phần ghi chép của mình về hồ sơ vụ án, tổng hợp các tình
tiết để xác định:
 Về tố tụng
Hồ sơ vụ án có bảo đảm đúng các thủ tục tố tụng của BLTTHS
quy định hay khơng; có việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
khơng; có cần đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nhập hoặc
tách vụ án hay không.
 Về chứng cứ
Đã có đủ chứng cứ để giải quyết vụ án chưa; nếu cịn thiếu chứng
cứ thì đó là chứng cứ quan trọng hay không quan trọng đối với vụ
án, có thể bổ sung tại phiên tịa được hay khơng; có đúng bị can đã
thực hiện hành vi phạm tội đã bị truy tố hay phạm một tội khác
hoặc có người khác cùng phạm tội với bị can.
Khi thấy có vi phạm về thủ tục tố tụng, khơng bảo đảm về chứng
cứ để giải quyết vụ án thì luật sư có thể gặp KSV tại phịng làm việc của
BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1


LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 5


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

họ để trao đổi. trong trường hợp cần cung cấp thêm chứng cứ của vụ án
thì Luật sư chủ động đưa ra chứng cứ và trao đổi với VKS.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, qua đánh giá chứng cứ hiện có cùng
những phát hiện của mình, luật sư cần xác định những vấn đề cụ thể cần
trao đổi, đề xuất như:
i)

Khi phát hiện những căn cứ theo quy định tại Điều 169
BLTTHS, luật sư cần đề nghị VKS đình chỉ hoặc tạm đình chỉ
vụ án.

Ví dụ: Là luật sư nhận trách nhiệm bào chữa, bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp cho bị can bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái các quy định
của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 165
BLHS).
Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ hiện có, luật sư xác định rằng nội
dung các tài liệu, chứng cứ đó chỉ tập trung chứng minh quá trình thực
hiện hợp đồng nhận thầu xây dựng đường giao thông, đơn vị thi công có
những biểu hiện làm trái các quy định về quản lý kinh tế (mặt khách
quan của tội phạm) và trên cơ sở CQĐT đã kết luận và chuyển hồ sơ đề

nghị VKS truy tố bị can (là giám đốc đơn vị thi cơng). Trong khi đó, yếu
tố cấu thành tội phạm của tội này bắt buộc phải chứng minh được hậu
quả của hành vi vi phạm là nghiêm trọng thì lại khơng có tài liệu chứng
minh, thậm chí CQĐT cịn sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ khi xác
định cái gọi là hậu quả để kết luận bằng cách: lấy số tiền đơn vị thi cơng
được thanh tốn theo giai đoạn hoàn thành trên cơ sở các hạng mục thi
công đã được nghiệm thu đầy đủ thủ tục, đúng trình tự để coi đây là hậu
quả của hành vi vi phạm, trong khi đó các hạng mục đã thi cơng là hiện
hữu, thủ tục gọi là thanh tốn cho các hạng mục này là đúng quy trình,
BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 6


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

đầy đủ thủ tục theo quy định và điều quan trọng nhất là CQĐT đã “qn
mất” quy định trong thanh quyết tốn cơng trình xây dựng giao thơng là
được tiến hành sau khi cơng trình đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào
sử dụng và tổng giá trị cơng trình phải được cơ quan có thẩm quyền
quyết định đầu tư phê duyệt, khi đó mới lấy tổng giá trị cơng trình đã
được phê duyệt để đối chiếu thanh quyết toán. Như vậy, cho dù gọi là
“thanh tốn theo giai đoạn hồn thành” nhưng thực chất các giá trị đã
được chuyển giao chỉ có ý nghĩa là tạm ứng và sẽ được cân đối, bù trừ
khi tiến hành tổng quyết toán.
Trong khi hợp đồng thầu xây dựng đường chưa được thanh lý, các

bên chưa tiến hành thanh quyết tốn vì tổng giá trị cơng trình chưa được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt chủ đầu tư vẫn có văn bản
xác định cịn nợ đơn vị thi công nhiều khoản trong giá trị đã thi công.
Mặt khác các thiệt hại phi vật chất khơng có tài liệu thể hiện, ngược lại
dư luận quần chúng nhân dân tại địa phương nơi có con đường đã có
nhiều văn bản để khen ngợi giá trị và chất lượng của cơng trình, đồng
thời thể hiệu sự biết ơn Đảng, Chính phủ, chính quyền đã cho làm con
đường đó để nâng cao đời sống của đồng bào cũng như phục vụ mục
đích phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị, góp phần xóa đói
giảm nghèo cho địa phương vì đây là vùng sâu, vùng xa giáp biên giới,
là nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Với thực trạng hồ sơ vụ án thể hiện như vậy, rõ ràng cả về góc độ
pháp lý cũng như góc độ chính trị, xã hội đều khơng có cơ sở để xác địn
hậu quả thất thoát, thiệt hại của hành vi vi phạm đã xảy ra. Như vậy rõ
ràng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà CQĐT đã khởi tố điều tra và
kết luận để đề nghị VKS truy tố bị can.

BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 7


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

Khi đã xác định được thực chất tình trạng hồ sơ vụ án như vậy,
luật sư cần trao đổi với VKS để đề nghị ra quyết định đình chỉ vụ án bởi

hành vi không cấu thành tội phạm (theo Điều 169 BLTTHS).
Tuy nhiên trong quan điểm, đề xuất của mình, luật sư cần dẫn
chiếu được các căn cứ theo quy định của BLHS, BLTTHS cùng những
cơ sở, tài liệu cụ thể thể hiện trong hồ sơ vụ án để chứng minh bởi lẽ:
Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án là những quyết định của VKS nhưng
cần lưu ý rằng việc đó chỉ được tiến hành khi có những căn cứ do BLHS
và BLTTHS quy định.
ii)

Khi phát hiện, xác định những căn cứ theo quy định tại
Điều 168 BLTTHS, luật sư cần trao đổi và đề xuất VKS trả hồ
sơ để điều tra bổ sung. Cụ thể như sau:

Khi thấy hồ sơ còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án
mà VKS khơng thể tự mình bổ sung được.
Ví dụ: Là Luật sư bào chữa trong vụ án tham ô tài sản. Hồ sơ vụ
án thể hiện rằng bị can là nhân viên cửa hàng giới thiệu sản phẩm của
công ty. Với nhu cầu mở rộng thị trường ở địa phương khác (ngoài nơi
đặt trụ sở tiêu thụ sản phẩm của cơng ty hiện có), bị can đã nhận nhiệm
vụ đi phát triể mạng lưới tiêu thụ sản phẩm theo đề xuất của công ty.
Điều kiện mà công ty và bị can đã thống nhất cho việc này cụ thể
như sau:
+ Định hướng cho việc phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của
công ty là ổn định và lâu dài.
+ Phía bị can được nhận sản phẩm của cơng ty đưa đi tiêu thụ tại
những địa bàn mới và được hưởng ưu đãi về giá (giá sản phẩm
phải thanh toán cho cơng ty); được thanh tốn chậm (với ngun
BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259


Trang 8


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

tắc trả tiền chuyến hàng trước và nhận chuyến hàng tiếp theo);
được hưởng chênh lệch giữa giá bán ra thị trường với giá thanh
tốn trả cơng ty. Ngược lại bị can phải tự chịu trách nhiệm thanh
toán tiền hàng đã nhận của cộng ty, tự chịu chi phí cho việc phát
triển mạng lưới bán hàng như: chi phí đi lại, vận chuyển; trả lương
cho nhân viên mà bị can thuê; thuê địa điểm bán hàng; đầu tư cho
các cửa hàng mà bị can mở để tiêu thụ sản phẩm… Bị can không
được hưởng lương của công ty.
Bị can đã nhận hàng của công ty để đưa đi tiêu thụ theo thỏa thuận
trên. Sau khi thực hiện được khoảng 6 tháng, do trục trặc trong
quan hệ cá nhân nên công ty không giao hàng tiếp mà yêu cầu bị
can thanh toán tiền hàng đã nhận của công ty.
Qua nhiều lần họp bàn để giải quyết tồn tại, công nợ cũng như
phương án trả nợ cho công ty nhưng không thành công, bị can và
đại diện công ty đã thống nhất chuyển vụ việc sang cơ quan pháp
luật để xác định số liệu, nghĩa vụ cụ thể và lấy đó làm căn cứ thực
hiện việc thanh toán.
Sau khi tiếp nhận vụ việc, CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án
“Tham ô tài sản” và khởi tố bị can. Sau quá trình điều tra, cơ quan
này đã chuyển hồ sơ cho VKS để đề nghị truy tố bị can ra trước
tịa án.
Qua q trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, luật sư thấy rằng tài liệu

của CQĐT đã tập trung chứng minh bị can có nhận hàng của cơng
ty, cịn nợ cơng ty một khoản tiền, sau nhiều lần gặp gỡ nhưng
không thống nhất được phương án thanh tốn, trong khi cịn nợ
tiền của cơng ty mà bị can lại góp vốn để thành lập cơng ty TNHH
BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 9


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

(thể hiện trên giấy phép thành lập cơng ty)… và qua đó kết luận bị
can đã tham ơ số tiền hàng cịn nợ cơng ty.
Trong khi đó, hồ sơ cũng thể hiện rằng bị can đã cung cấp lời
khai, đã xuất trình nhiều chứng từ, sổ sách, căn cứ chứng minh
rằng trong thời gian thực hiện dự án phát triển lâu dài, ổn định nên
bị can đã đầu tư lớn theo chiều sâu. Tuy nhiên việc thực hiện mới
chỉ được tiến hành trong một thời gian ngắn thì cơng ty đã dừng
cấp hàng nên bị can chưa kịp thu hồi vốn đầu tư, do đó dẫn đến
tình trạng giá trị đầu tư, chi phí đầu tư lớn hơn số tiền mà bị can
cịn nợ công ty và bị can mất khả năng thanh tốn tại thời điểm đó.
Việc thành lập cơng ty TNHH là sau khi xảy ra trục trặc dẫn đến
chấm dứt thực hiện cam kết mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm,
để có việc làm và nguồn sinh sống, bị can đã tham gia thành lập
công ty TNHH, nhưng số tiền vốn thể hiện trong giấy phép thành
lập chỉ là đăng ký theo thủ tục chứ không phải là số tiền có thật.

Do đó, có đủ cơ sở để xác định số tiền bị can đã chi phí phục vụ
cho việc còn lớn hơn số tiền mà bị can còn nợ công ty.
Rõ ràng, về lý thuyết và căn cứ để xác định dấu hiệu chiếm đoạt
(là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội tham ơ) thì với tình trạng
hồ sơ thể hiện như vậy có đáp ứng đủ khơng? Bị can có chiếm
đoạt tiền hàng của cơng ty khơng?
Nói tóm lại kỹ năng chuẩn bị các văn bản đề xuất, kiến nghị tại các
vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi của thân chủ là một trong những kỹ
năng rất quan trọng của Luật sư. Nếu Luật sư rèn luyện tốt kỹ năng này
thì Luật sư sẽ có nhiều khả năng thành cơng trong nghề nghiệp. Trong
thời gian tới, kỹ năng này cần được rèn luyện nhiều hơn, đặc biệt tự mỗi
BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259

Trang 10


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

bản thân luật sư phải không ngừng nâng cao, trau dồi, rèn giũa kỹ năng
bởi có thể nói đây là vấn đề quyết định đến chất lượng của bài kiến nghị,
bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ.

BÀI THU HOẠCH HÌNH SỰ 1

LƯU THỊ HƯƠNG LY LS7.3 MN - 259


Trang 11



×