Báo cáo nghiên cứu,
đánh giá
Thực trạng về quản lý khai
thác sử dụng tài nguyên
khoáng sản Việt Nam
1
TỔNG HỘI ĐỊA CHẤT
VIỆT NAM
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN TƯ VẤN PHÁT
TRIỂN
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
“Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng
tài nguyên khoáng sản Việt Nam”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thị
trường Thế giới tăng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác và cạn kiệt TNKS và để lại
nhiều hậu quả về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trên
Thế giới. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các Tập đoàn khai
khoáng đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động nhằm quản lý, khai thác sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai.
Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng về
khoáng sản với trên 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Để đảm bảo
đóng góp tích cực của ngành khoáng sản cho phát triển đất nước Bộ chính trị đã có nghị
quyết số 13/1996 về ngành khoáng sản. Quốc hội khóa IX cũng đã thông qua Luật
khoáng sản (LKS), có hiệu lực từ ngày 1/9/1996 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại văn
bản luật số 46/2005/QH11);
Sau gần 15 năm thực hiện LKS, ngành khai khoáng ở Việt Nam có nhiều sự biến
động cả về quy mô, công nghệ khai thác, cũng như công tác tổ chức quản lý. Bên cạnh
những đóng góp tích cực, ngành khai thác khoáng sản cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn
chế, tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước.
Nhiều quy định của LKS và phương thức tổ chức thực hiện không còn phù hợp, một số
vấn đề phát sinh trong hoạt động khoáng sản chưa được điều chỉnh theo chủ trương mới
của Đảng và Nhà nước; chưa tương thích với một số Luật liên quan khác đã được điều
chỉnh hoặc ban hành mới như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp,
Luật Đất đai… và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Thực hiện chức năng tư vấn phản biện theo Quyết định 22/2001/QĐ-TTg, Liên
hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Tư vấn phát
triển (CODE) và Tổng hội địa chất Việt Nam đã triển khai chương trình nghiên cứu thực
tiễn và hội thảo với chủ đề “Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam”.
Hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ góp thêm những luận cứ khoa học, phân tích thực
tiễn về ngành khai thác khoáng sản cho các cơ quan quản lý Nhà nước và Quốc hội, đặc
biệt trong bối cảnh Luật khoáng sản sửa đổi, bổ sung.
2
II. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
1. Các phương pháp sử dụng
Để có được kết quả đánh giá này, các cơ quan tổ chức đã triển khai thực hiện các
phương pháp sau đây
(1). Tập hợp và phân tích số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thống kê, các nghiên
cứu, phân tích đánh giá liên quan đến hoạt động khoáng sản ở Việt Nam thời gian
qua. Nghiên cứu tham khảo chính sách và kinh nghiệm về khai thác khoáng sản một
số nước và sáng kiến về khai thác khoáng sản bền vững trên thế giới…
(2). Nghiên cứu thực địa:
- Điều tra nghiên cứu thực trạng khai thác sa khoáng Titan ở một số tỉnh ven biển
miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Bình định, Bình Thuận;
- Điều tra nghiên cứu thực trạng quản lý và khai thác than ở Quảng Ninh;
- Điều tra nghiên cứu chương trình bô xít Tây Nguyên và nghiên cứu điểm tại các
dự án thí điểm bô xít ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân cơ (Đăk Nông);
- Phối hợp với Liên hiệp hội KH&KT địa phương nghiên cứu thực trạng khai thác
khoáng sản tại Yên Bái, Hoà Bình và một mỏ khai thác khoáng sản ở vùng Tây
Bắc.
(3). Giao cho Hội khoa học và công nghệ mỏ thực hiện đề tài tư vấn, phản biện cho Luật
khoáng sản sửa đổi, bổ sung.
(4). Toạ đàm, hội thảo khoa học: Toạ đàm về kinh tế hoá tài nguyên (5/5/2010) với Viện
chiến lược tài nguyên và môi trường và Hội thảo “Tài nguyên khoáng sản và phát
triển bền vững” ngày 14/5/2010 tại Hà Nội.
2. Hạn chế trong nghiên cứu phân tích đánh giá
Trong quá trình nghiên cứu chưa tiếp cận được các số liệu đầu vào ở mức độ sâu
và chi tiết liên quan đến sản lượng khai thác thực tế, phân chia lợi ích của các bên liên
quan…
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
Kết quả nghiên cứu và ý kiến đóng góp của các nhà khoa học được đúc kết và
tổng hợp như sau:
1. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Kết quả điều tra thăm dò địa chất khoáng sản từ trước đến nay đã phát hiện ở Việt
Nam có trên 5000 mỏ và điểm khoáng sản với hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Kết
3
quả nghiên cứu, điều tra ban đầu có thể đưa đến những nhận định chủ yếu như sau:
- Đặc điểm chung của TNKS Việt Nam phần lớn là tụ khoáng có quy mô vừa và nhỏ,
phân bố rải rác; các loại khoáng sản có quy mô công nghiệp không nhiều. Phần lớn
các mỏ đều nằm ở vùng sâu vùng xa không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật yếu kém, nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không
cao;
- Có thể chia ra khoáng sản nước ta thành 3 nhóm như sau:
(i) Nhóm khoáng sản năng lượng (dầu, khí, than ): Việt Nam có tiềm năng trung
bình, nhưng do đặc điểm đã khai thác trong nhiều năm qua nên có nguy cơ bị
cạn kiệt trong thời gian tới. Theo tính toán trữ lượng dầu khí đã được thăm dò
cho đến nay của Việt Nam chỉ đảm bảo khai thác trong vòng 30 năm nữa. Do
vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò để tăng trữ lượng phục vụ lâu dài. Tiềm
năng than được dự báo rất lớn (bể than Đông Bắc, bể than đồng bằng sông
Hồng) nhưng trữ lượng đã được thăm dò đến nay là rất nhỏ. Các số liệu về trữ
lượng/tài nguyên than theo các báo cáo trước đây chưa chính xác nhưng khi
công bố tạo ra ảo giác là Việt Nam có rất nhiều than. Theo số liệu của Tổ chức
năng lượng quốc tế, trong tổng số khoảng 929 tỷ tấn trữ lượng than tin cậy của
thế giới tính đến tháng 1/2006, Việt Nam chỉ được gộp trong số các nước còn
lại của châu Á không nằm trong khối OECD với tổng trữ lượng chung chỉ có
9,7 tỷ tấn;
(ii) Nhóm khoáng sản không kim loại và vật liệu xây dựng: có nhiều và có thể đáp
ứng và phần lớn chỉ để phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước;
(iii) Nhóm các loại khoáng sản kim loại quý hiếm: mà thế giới đang rất cần như
vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc… nhu cầu thế giới cần rất nhiều nhưng trữ
lượng của Việt Nam lại ít và chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt. Việt
Nam chưa phát hiện được kim cương; các loại đá quý như ruby, saphia,
peridot tuy có nhưng chưa rõ trữ lượng.
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể như bô xít, đất hiếm, ilmenit… nhưng
chủ yếu vẫn đang ở dạng tiềm năng dự báo. Ngoài ra, Thế giới cũng có rất nhiều các
loại khoáng sản này và nhu cầu tiêu dùng trên Thế giới đối với các loại khoáng sản
này là không cao và hiện tại gần như bão hòa, chẳng hạn:
¾ Tài nguyên bô xít được đánh giá khá dồi dào nhưng chất lượng thấp và có nhiều
thách thức, bất lợi lớn khi khai thác tài nguyên này như vốn đầu tư cao, nguồn
nước và đặc biệt là vấn đề môi trường.
¾ Về đất hiếm, với tình hình tài nguyên và cung cầu đất hiếm ở trên thế giới và
trong nước, không nên đánh giá quá cao và hy vọng quá nhiều vào nguồn quặng
đất hiếm của Việt Nam đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của đất nước.
¾ Về quặng titan, theo thông báo của Bộ TN&MT năm 2009, TNKS Titan trong
cồn cát đỏ ở tỉnh Bình Thuận dự báo khoảng 130 triệu tấn, báo cáo gần đây
4
khoảng 500 - 600 triệu tấn và có thể còn lớn hơn. Nhưng hiện chưa có đủ tài liệu
địa chất để khắc họa chính xác bề mặt địa hình lót đáy của trầm tích cát đỏ
Holocene chứa quặng Titan, do vậy chiều dày của lớp quặng còn là vấn đề nghi
ngờ. Như vậy con số 600 triệu tấn Titan trong cát đỏ Phan Thiết là thực hay ảo
còn là vấn đề chưa rõ ràng!
Đánh giá chung: Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại
nhưng tiềm năng hạn chế. Các loại khoáng sản có giá trị, được thị trường thế giới ưa
chuộng thì Việt Nam không có nhiều (như vàng, bạc…) hoặc đã khai thác gần như
cạn kiệt (như dầu mỏ, than). Những loại khoáng sản chúng ta có nhiều (như bauxite,
ilminite, đất hiếm…) một mặt chưa được đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các loại
khoáng sản này trên thế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại không cao, còn có
thể sử dụng hàng trăm năm tới.
Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo và có số lượng hạn chế, vì vậy việc
đánh giá, nhận định đúng tiềm năng, trữ lượng là vấn đề hết sức quan trọng làm cơ sở
định hướng chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước cả trước
mắt và lâu dài
2. Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
2.1. Công tác điều tra thăm dò
Từ sau năm 1975, công tác khảo sát địa chất và tìm kiếm thăm dò các điểm mỏ,
khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến nay đã lập bản
đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000 phủ toàn bộ diện tích lãnh thổ và
gần 70% được đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000. Công tác điều tra cơ bản đã phát
hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng. Tuy nhiên công tác điều tra thăm dò chưa
đi trước một bước theo yêu cầu kinh tế xã hội. Công tác điều tra, đánh giá khoáng sản
chủ yếu ở phần trên mặt hoặc đến độ sâu 50 – 100m, một số khoáng sản chưa được đánh
giá tiềm năng, nhiều loại khoáng sản mới được điều tra ở mức độ sơ bộ. Kết quả điều tra
thăm dò một số trường hợp độ tin cậy còn thấp, cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật và hệ
thống hoá…
2.2. Công tác lập quy hoạch, chiến lược
Phần lớn các quy hoạch, chiến lước về khoáng sản mới chỉ được xây dựng, phê
duyệt từ 2006 – 2008. Đến tháng 9/2009 mới chỉ có ba Chiến lược, 13 Quy hoạch
khoáng sản (theo loại khoáng sản hoặc nhóm khoáng sản và đã đề cập đến 39 loại
khoáng sản khác nhau) được lập và được phê duyệt và có 47/64 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đã hoàn thành quy hoạch khoáng sản tại địa phương. Việc khoanh
định các vùng hạn chế, vùng cấm hoạt động khoáng sản, vùng dự trữ khoáng sản lại
5
chưa được các địa phương chú trọng. Việc lập quy hoạch triển khai chậm, thiếu các cơ
sở dữ liệu vững chắc về trữ lượng, thị trường và không phù hợp với như cầu thực tế
nên nhiều quy hoạch mới ban hành nhưng đã bất cập ngay với thực tế, phải điều
chỉnh bổ sung như than, bô xít…
2.3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang thị trường đã làm xuất hiện nhiều
thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản như các doanh nghiệp nhà nước, hợp
tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh có vốn nước ngoài…, đặc
biệt là tình trạng khai thác trái phép “khai thác thổ phỉ” diễn ra ở nhiều nơi, nhất là đối
với các mỏ đá quý, khai thác vàng, ilmenit ở Miền trung, khai thác than ở Quảng Ninh,
khai thác cát, sỏi… Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản
tăng lên khá nhanh, tăng trung bình 21,7%/năm. Sự gia tăng lực lượng tham gia hoạt
động khoáng sản đồng nghĩa với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng giấy phép được
cấp hoạt động khoáng sản, đặc biệt ở các địa phương. Trong vòng 12 năm từ 1996 đến
năm 2008, Bộ Công nghiệp và Bộ TN&MT cấp 928 giấy phép hoạt động khoáng sản.
Trong khi đó chỉ trong vòng 3 năm, từ tháng 10/2005 đến tháng 8/2008, UBND các
tỉnh, thành phố đã cấp 3.495 giấy phép khai thác. Tình trạng cấp phép hoạt động không
theo quy hoạch, cấp phép tràn lan chia nhỏ để cấp vẫn diễn ra ở nhiều nơi, có trường hợp
cấp phép cho cả các tổ chức cá nhân không đủ năng lực theo quy định hay khai thác
chưa có hồ sơ thiết kế mỏ… Một số khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố liên tục đã bị
cắt thành nhiều khoảnh để cấp phép hoạt động khoáng sản. Đặc biệt nạn khai thác không
phép, khai thác tự do, nhất là đối với khai thác vàng, đá quí, chì, kẽm, đồng, than chưa
được ngăn chặn, làm ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, tài nguyên và an ninh xã hội.
Ngay cả các công ty than của TKV ở Quảng Ninh mới được triển khai cấp giấy phép
khai thác từ năm 2008 - 2009 (63 giấy phép) trong khi các công ty than đã hoạt động ở
đây từ rất lâu.
2.4. Sử dụng công nghệ trong ngành khai khoáng
Thực trạng sử dụng công nghệ khai thác chế biến trong ngành khai khoáng trong
thời gian còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều loại công nghệ được đưa vào sử dụng (đồng,
ilmenite) là công nghệ lạc hậu, không phù hợp với loại khoáng sản khai thác, chưa quan
tâm áp dụng công nghệ tiên tiến nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các
khoáng sản đi kèm.
- Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ khai thác khoáng sản, công nghệ kỹ
thuật chưa được quan tâm đúng mức, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên, sử
dụng các phương tiện cơ giới (ôtô - máy xúc). Đây là loại hình công nghệ kỹ thuật cổ
điển, giá thành cao, không đồng bộ, các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và
vận tải không đảm bảo. Phương thức khai thác lộ thiên giữ vai trò quan trọng trong
6
tổng sản lượng khoáng sản rắn khai thác được, cụ thể khai thác lộ thiên chiếm 100%
đối với khoáng sản vật liệu xây dựng, chiếm 97% đối với quặng, quặng phi kim loại
và nguyên liệu hoá chất, khoảng 60 – 65% đối với than. Phương pháp khai thác thủ
công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài
nguyên.
- Về chế biến sâu và luyện kim: Công nghiệp chế biến sâu và luyện kim khoáng sản
chưa được phát triển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện
nhưng chỉ có gang, thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp. Nhìn chung,
công nghệ chế biến với thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng
sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung
bình. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến còn chạy theo phong trào, bệnh thành
tích… dẫn đến việc phát triển không cân đối, tiêu tốn nhiều tiền bạc, năng lượng,
hiệu quả không cao, sản phẩm dư thừa không tiêu thụ hết.
3. Kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
3.1. Đóng góp kinh tế của ngành khai khoáng vào phát triển đất nước
Thời gian qua, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam mặc dù chưa
phát triển mạnh nhưng đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện
cho các ngành công nghiệp, ngành kinh tế khác phát triển và góp phần vào sự phát triển
của các địa phương nơi khai thác. Đóng góp của ngành khai khoáng chiếm 4,81% thu
thập quốc dân (GDP) năm 1995 đã tăng lên khoảng 9,65% - 10,59% trong giai đoạn từ
năm 2000 đến nay. Bên cạnh việc đóng góp nguồn thu cho nền kinh tế, ngành công
nghiệp khai khoáng cũng là một trong những ngành tạo nhiều việc làm cho xã hội. Năm
2008 tổng lao động trong ngành khai khoáng khoảng 431,2 nghìn người, chiếm 0,96%
tổng số lao động đang làm việc của cả nước.
Những đóng góp ban đầu của ngành khai thác khoáng sản cho phát triển đất nước
là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ngành khai thác khoáng sản đã bộc lộ một số nhược điểm
sau:
3.2. Hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với vốn đầu tư
Đầu tư của xã hội cho ngành khai khoáng thường chiếm vị trí cao so với tổng tổng
tư cho các ngành kinh tế và lĩnh vực khác nhưng hiệu quả đóng góp vào tăng trưởng
GDP (tỷ số giữa đóng góp vào GDP của ngành khai khoáng/tổng đầu tư cho khai
khoáng) không cao, thấp hơn một số ngành kinh tế và lĩnh vực khác. Cụ thể là tổng vốn
đầu tư cho ngành khai khoáng từ năm 2005 đến 2008 đứng vị trí thứ 5/18 ngành và
lĩnh vực, nhưng hiệu quả đóng góp cho nền kinh tế chỉ đứng thứ đứng thứ 8 so với
các ngành kinh tế và lĩnh vực khác. Tỷ số giữa đóng góp GDP
ngành
/Đầu tư
ngành
một số
ngành năm 2008 như sau:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ngành kinh tế
GDP/Đầu tư
Nguồn: Niên giám thống kê 2008
Đầu tư phát triển ngành khai khoáng mặc dù tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội,
nhưng so với số lượng việc làm của các ngành kinh tế khác thì số lượng lao động làm
việc trong ngành khai khoáng cũng chưa tương xứng với vốn đầu tư và chỉ đứng thứ
11/18 so với các ngành kinh tế và lĩnh vực khác (từ năm 2000 – 2008). Bên cạnh đó, số
lao động làm việc trong ngành khai khoáng thực chất chỉ có dưới 50% lao động có việc
làm ổn định trong các doanh nghiệp, số còn lại chỉ có việc làm ngắn hạn và thu nhập bấp
bênh.
3.3. Tổn thất tài nguyên lớn do công nghệ lạc hậu và xuất khẩu khoáng sản thô
Do công nghệ khai thác chế biến chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn là
những cơ sở khai thác chế biến quy mô nhỏ, khai thác và sản xuất manh mún như chì,
kẽm, thiếc, antimoan, titan, crôm và một số nguyên liệu khoáng như đá vôi, đá trắng,
cao lanh… nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm gây thất
thoát tài nguyên lớn. Một số điều tra nghiên cứu cho biết, tổn thất tài nguyên trong quá
trình khai thác còn rất cao, đặc biệt là ở các mỏ hầm lò, các mỏ địa phương quản lý. Tổn
thất trong khai thác than hầm lò là 40%-60%; khai thác apatit 26% - 43%; quặng kim
loại 15%-30%; vật liệu xây dựng 15%-20%; và dầu khí là 50%-60%. Tổn thất trong khai
thác than tại Quảng Ninh theo số liệu báo cáo của TKV vào khoảng 7,3 – 7,7% đối với
khai thác lộ thiên và khoảng 28 – 31% trong khai thác hầm lò. Do năng lực có hạn, khai
thác phần lớn là thủ công, nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu
nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể tận thu
được. Tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao. Chẳng hạn trong khai thác vàng,
độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30%-40% và
không chỉ mất mát mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra một vấn
7
8
đề đã và đang diễn ra phức tạp không những làm thất thoát TNKS quốc gia mà còn gây
mất trật tự trị an xã hội đó là tình trạng khai thác xuất khẩu trái phép khoáng sản. Điển
hình là tình trạng khai thác, vận chuyển xuất khẩu than trái phép diễn ở Quảng Ninh,
quặng titan (năm 2007 xuất lậu quặng titan khoảng trên 100 nghìn tấn, năm 2008 trên
200 nghìn tấn)…
Các sản phẩm sau khai thác, chế biến còn nghèo nàn, phần lớn dạng thô, chất
lượng thấp, có giá trị thương mại không cao và chủ yếu để xuất khẩu như dầu thô (xuất
gần 100%), than (hơn 50%) và xuất phần lớn các loại quặng. Vấn đề là xuất khẩu sản
phẩm thô nhưng giá trị xuất khẩu lại không đủ để nhập khẩu sản phẩm khoáng sản qua
chế biến phục vụ cho các ngành công nghiệp khác và nền kinh tế (bảng sau).
Kết quả xuất - nhập khẩu sản phẩm khoáng sản năm 2009
Đơn vị tính: Số lượng: Nghìn tấn, giá trị: triệu USD
Xuất khẩu Nhập khẩu
Stt Sản phẩm khoáng sản Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
1
Than đá 25.139,0 1.326,0
2
Dầu thô 13.416,0 6.210,0
3
Xăng dầu các loại 1.688,0 841,0 12.512,0 6.159,0
4
Quặng và khoáng sản khác 2.138,0 136,0
5
Khí đốt hoá lỏng 753,0 420,0
6
Sản phẩm từ dầu mỏ khác 532,0
7
Hoá chất 1.598,0
8
Thép các loại 9.632,0 5.282,0
9
Kim loại thường khác… 549,0 1.616,0
Tổng giá trị 8.513,0 15.607,0
Nguồn: Thống kê Bộ công thương 2010
Nếu chỉ khai thác và xuất khẩu thô như hiện nay giá trị rất thấp và nguồn thu của
nhà nước không tương xứng với giá trị của tài nguyên. Ví dụ sản xuất được Xỉ Titan (từ
ilmenit) thì giá trị sản phẩm tăng khoảng 2,5 lần; sản xuất được Pigment thì giá trị sản
phẩm tăng khoảng 10 lần; sản xuất được Titan kim loại thì giá trị sản phẩm tăng được
khoảng gần 80 lần. Đối với các khoáng vật phụ của quặng Titan, như Zircon, Rutil,
Monazit… nếu sản xuất được Zircon siêu mịn (từ Zircon 65%), Rutil nhân tạo giá trị sản
phẩm tăng 1,6 lần Mặt khác khai thác xuất khẩu sản phẩm thô còn làm tổn thất, lãng
phí các loại khoáng sản khác đi kèm mà chưa thu hồi hết hoặc loại bỏ các khoáng sản
khác.
Lãng phí tài nguyên còn thể hiện trong giai đoạn sử dụng sản phẩm khoáng sản.
Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu của Việt Nam
chỉ đạt từ 28 – 30% (thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 10%); hiệu suất các lò
hơi công nghiệp đạt khoảng 60% (thấp hơn trung bình thế giới khoảng 20%)…
3.4. Quản lý kém và để lại nhiều hậu quả về môi trường khó khắc phục
9
- Lập ĐTM, ĐMC chưa đầy đủ và mang tính hình thức: Các hoạt động khoáng sản
thường gây ra sự biến đổi môi trường ở mức độ cao và có tác động tiêu cực đến môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Với tính chất đặc thù này
nên các dự án liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản đều phải có báo cáo đánh
giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của
Luật BVMT. Hầu hết các dự án khai thác chế biến khoáng sản đều đã thực hiện lập
ĐTM nhưng chậm hoặc không lập ĐTM bổ sung khi mở rộng quy mô khai thác.
Nhiều Quy hoạch khoáng sản kể cả cấp Trung ương (như quy hoạch thăm dò khai
thác, chế biến bô xít, titan, crom, mangan…) và các quy hoạch cấp địa phương chưa
lập báo cáo môi trường chiến lược (ĐMC). Việc lập báo cáo ĐTM ở một số dự án
khoáng sản chưa đảm bảo chất lượng để tổ chức thực hiện, báo cáo ĐTM được lập
chỉ mang tính hình thức, hợp lý hoá hồ sơ là chính.
- Việc tổ chức trển khai ký quỹ phục hồi môi trường thực hiện không đáng kể: Việc ký
quỹ phục hồi môi trường nhiều nơi chưa triển khai thực hiện được. Nhiều vùng đã kết
thúc khai thác nhưng chưa thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường. Ở một
số điểm điều tra, cơ quan quản lí cho rằng địa phương gặp rất nhiều khó khăn để
quản lý giám sát việc sử dụng quỹ để phục hồi môi trường sau khai thác của các
doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện phục hồi môi
trường, địa phương không quản lý trực tiếp nguồn vốn này nên rất khó thuê tư vấn
thực hiện theo quy định. Sau khi ban hành quyết định 71/2008/QĐ-TTg quy định về
lập dự án cải tạo phục hồi môi trường làm cơ sở cho việc ký quỹ nhưng nhiều địa
phương vẫn chưa triển khai được.
- Chưa quản lý tốt chất thải độc hại: Theo qui định của Luật Môi trường, chỉ có các tổ
chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số mới
được phép thực hiện việc thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải nguy hại. Trong thực
tế, đến năm 2007 số cơ sở được Bộ TN&MT cấp giấy phép trên cả nước rất ít (29 cơ
sở). Do không qui định lộ trình để chuẩn bị và chuyển đổi giấy phép nên việc xử lý
chất thải nguy hại của các doanh nghiệp sản xuất đã bị ảnh hưởng, đình trệ, phải cất
chứa chất thải nguy hại trong kho chờ xử lý.
- Thu phí và sử dụng phí BVMT chưa hợp lý: Phần lớn ở các vùng khai thác khoáng
sản phí BVMT không thu đủ theo khối lượng khai thác. Thực tế các doanh nghiệp
khai thác lớn hơn rất nhiều theo số khai báo hoặc theo sản lượng trong kế hoạch khai
thác của giấy phép. Mặt khác nếu thu đủ cũng chưa đủ kinh phí để khắc phục hậu quả
môi trường do khai thác khoáng sản gây ra. Việc sử dụng phí BMVT chủ yếu là khắc
phục hậu quả môi trường, chưa chú trọng công tác phòng ngừa và hạn chế tác động
xấu đối với môi trường theo quy định. Bên cạnh đó việc sử dụng phí này cũng không
công bằng, nhiều khu vực vùng mỏ bị ảnh hưởng lớn chưa được ưu tiên đầu tư khắc
phục.
- Hoạt động khoáng sản gây ra nhiều hậu quả môi trường khó khắc phục: Hoạt động
khoáng sản, kể cả khai thác quy mô nhỏ cũng có thể gây suy thoái môi trường những
10
khu vực rộng lớn. Các tác nhân gây tác hại và ô nhiễm đến môi trường trong hoạt
động khoáng sản ở các mức độ khác nhau như làm xuất hiện khối lượng chất thải lớn,
trong đó có một số chất thải nguy hiểm; gây ô nhiễm không khí và nguồn nước; phá
vỡ chu kỳ thuỷ văn; làm mất đa dạng sinh học; tàn phá rừng; làm sa mạc hoá và
nghèo hoá nhiều vùng đất, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá,
v.v.
¾ Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
: Nhiều khu vực khai thác mỏ đã gây ra những
vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước do nước thải của mỏ trong quá trình
sản xuất không được xử lý. Thành phần và tính chất nước thải thường có tính a
xít, có chứa kim loại nặng, khoáng chất… Kết quả quan trắc quí I,II năm 2009 tại
Quảng Ninh cho thấy độ pH của nước thải mỏ than giao động từ 3,1 – 6,5, hàm
lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 – 2,4 lần, cá biệt có
nơi vượt hơn 8 lần… Nước thải mỏ phần lớn chưa qua xử lý (trước năm 2009 các
công ty than của TKV ở Quảng Ninh mới chỉ có 1 đơn vị có hệ thống xử lý nước
thải mỏ) và thải trực tiếp ra hệ thống sông suối gây ô nhiễm nguồn nước, bồi lấp
sông suối Kết quả kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn một số
tỉnh cho thấy, tại tất cả các khâu sản xuất của dây chuyền công nghệ khai thác và
chế biến đều gây ra hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép phép từ 30 đến 100
lần; riêng tỷ lệ hạt bụi chiếm từ 41,6 - 83,3 mg/m
3
không khí và có hàm lượng
SiO
2
từ 3% - 12%, đặc biệt ở các mỏ than, mỏ đá. Đối với chất thải rắn và chất
thải nguy hại, khai thác 1 tấn than bằng công nghệ lộ thiên thải ra khoảng 4 – 6
m
3
đất đá thải, cá biệt có lên đến 7 – 8 m
3
; khai thác hầm lò thải khoảng 2 m
3
/tấn
than; tuyển than thải 0,3 m
3
/tấn than (Theo báo cáo của TKV, khối lượng bốc đất
đá khai thác than tại Quảng Ninh hàng năm khoảng 200 - 216 triệu m
3
). Vị trí các
bãi thải hầu hết đều tập trung ở các khu vực đầu nguồn sống suối, một số bãi thải
lớn tập trung lân cận khu dân cư… hầu hết chưa được cải tạo ảnh hưởng đến cảnh
quan khu vực, sạt lở gây bồi lấp sông suối và tiềm ẩn nguy cơ tai biến môi trường.
Trong 1 năm lượng chất thải nguy hại ở Quảng Ninh do khai thác than như dầu
thải khoảng 960 tấn và 162 tấn ắc qui. Mặc dù chất thải nguy hại rất lớn nhưng
cho đến nay (2008) chưa được quản lý theo đúng quy định. Tại các khu vực khai
thác sa khoáng titan ven biển miền Trung, các chất thải quặng trong quá trình khai
thác, tuyển quặng ilmenite, Zircon… có trường phóng xạ khá cao, khả năng phát
tán phóng xạ rất lớn gây nguy hại cho sức khoẻ người lao động và dân cư lân
cận… .
¾ Thay đổi địa hình, cảnh quan
: Khai thác mỏ cũng đồng nghĩa với việc phải đánh
đổi phá huỷ nhiều cảnh quan môi trường trên đất như thảm thực vật rừng gắn với
phong cảnh thiên nhiên, đa dạng sinh học; cảnh quan vùng ven biển… Thay đổi
địa hình diễn ra nhiều nhất ở các khu vực có khai thác lộ thiên. Chất thải rắn,
không sử dụng được cho các mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt đất địa hình
mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất, đá như khai thác than ở Quảng
Ninh phá huỷ nhiều ha rừng tự nhiên, rừng ngập mặn ven biển, ảnh hưởng đến
11
vùng danh lam thắng cảnh, các bãi đổ thải đã tạo nên những khu đồi cao nhân tạo
200 - 300 m. Khai thác sa khoáng titan ven biển miền Trung phá huỷ cảnh quan,
rừng phòng hộ, đê cát tự nhiên ven biển… Đặc biệt ở những khu vực khai thác
"thổ phỉ", khai thác vàng, đá quý… tình hình còn diễn ra phức tạp và ảnh hưởng
đến địa hình và cảnh quan rất nhiều.
¾ Xói mòn rửa trôi, sạt lở đất, xói lở bờ sông, bờ biển và sự cố môi trường
: Những
thay đổi về địa hình dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của
dòng chảy trong khu mỏ như: thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc
dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng,
v.v Việc đổ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung
lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận. Khi có mưa lớn
thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây
tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn
đá… có nguy cơ gây sự cố môi trường gây thiệt hại tới môi trường kinh tế và môi
trường xã hội. Tại Quảng Ninh, hiện tượng xói mòn rửa trôi, xói mòn rãnh và
trượt lở đất xảy ra rất phổ biến trên các khai trường khai thác than hay trên các
tuyến đường vận chuyển và đặc biệt thường xảy ra ở các bãi đổ thải. Trên thực tế
đã xảy ra sự cố vỡ đập Khe Rè, lũ tích luỹ làm hỏng đường 337, làm thay đổi bờ
sông, bờ biển gây bồi lắng, ô nhiễm nguồn nước sông, nước biển Vịnh Hạ
Long…
¾ Ảnh hưởng đến tài nguyên và ngành kinh tế khác
: Công nghiệp khai thác khoáng
sản ở Việt Nam hiện nay đã chiếm dụng một khu vực đất đai rộng lớn với hơn 41
nghìn ha (Kiểm kê đất đai 2005). Hoạt động khoáng sản đã gây ra tranh chấp tài
nguyên (đất, rừng, nguồn nước…) và phải lựa chọn sự đánh đổi với phát triển các
ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản; nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch;
bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan môi trường; xây dựng công trình
kinh tế xã hội… Hoạt động khai thác khoáng đã phá huỷ hàng nghìn ha rừng nhiệt
đới có tính đa dạng sinh học cao; đất đai, thổ nhưỡng bị biến dạng… môi trường
đất đai, nguồn nước ở vùng khai thác bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều
vùng khoáng sản bị đào, khai thác trái phép không được hoàn thổ đã gây hậu quả
xấu đến môi trường nước, môi trường đất, gây ảnh hưởng đến việc canh tác nông
nghiệp của nhân dân trong vùng, làm cho mùa màng bị giảm năng suất.
- Quản lý, thực hiện và giám sát BVMT yếu kém: Một số tổ chức, cá nhân chưa nghiêm
túc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng
sản. Một số đơn vị đã lập báo cáo ĐTM nhưng chưa thực hiện đúng các nội dung của
báo cáo như: (i) Không thực hiện các biện pháp BVMT; (ii) Thiếu trách nhiệm về
giảm thiểu bụi, tiếng ồn, xử lý nước thải… kể cả khi cộng đồng và địa phương phản
ánh; (iii) Khai thác khoáng sản chưa có quy hoạch bãi thải và hệ thống xử lý nước
thải; (iv) Chưa thực hiện được phục hồi môi trường cũng như (v) Chưa thực hiện đầy
đủ việc quan trắc và báo cáo môi trường định kỳ… Ở nhiều vùng khai thác khoáng
12
sản cho thấy, ĐTM được lập nhưng công tác quản lý, giám sát BVMT của các cơ
quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện đúng theo yêu cầu nội dung của báo cáo
ĐTM, đặc biệt là vai trò tham gia giám sát của các tổ chức xã hội, cộng đồng địa
phương còn yếu. Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường chưa thực hiện được nhiều,
chủ yếu là mới ở dạng mô hình; đặc biệt là tình trạng khai thác trái phép không được
hoàn thổ đã gây hậu quả xấu đến môi trường nước, môi trường đất, gây ảnh hưởng
đến việc canh tác nông nghiệp của nhân dân trong vùng, làm cho mùa màng bị giảm
năng suất. Nhiều mỏ đã hoạt động khai thác từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có mục
tiêu rõ ràng về việc sử dụng đất sau khi kết thúc khai thác.
3.5. Gây ra nhiều vấn đề xã hội
- Lợi ích của cộng đồng chưa được đảm bảo: Hoạt động khoáng sản mới chỉ thể hiện
rõ phần lợi ích của doanh nghiệp, một phần lợi ích của nhà nước, còn lợi ích của
cộng đồng dân cư địa phương nơi có hoạt động khoáng sản hầu như chưa thực hiện
được. Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thấp. Người dân vùng mỏ chưa được
hỗ trợ trực tiếp về trích từ nguồn thu hoạt động khoáng sản để phát triển kinh tế xã
hội địa phương, trong khi phải hứng chịu hậu quả về môi trường và những áp lực do
hoạt động khoáng sản gây ra (cơ sở hạ tầng xuống cấp, gia tăng dân số…).
- Sức khoẻ cộng đồng và an toàn lao động không đảm bảo: Hoạt động khai thác
khoáng sản đã làm cho không khí bị ô nhiễm do khí thải và bụi từ các hoạt động
khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải và chế biến gây ra. Do bị ô nhiễm bụi nên tỷ lệ các
bệnh ở hệ hô hấp của công nhân mỏ, vùng dân cư lân cận khai trường, khu chế biến
chiếm tỷ lệ khá cao so với toàn quốc. Gần một nửa số người mắc bệnh bụi phổi silic
trong toàn quốc tập trung tại các vùng khai thác mỏ. Ngoài ra, các bệnh khác như
viêm phế quản mãn tính chiếm tới 60%, lao 4 - 5%. Kết quả đo kiểm tra cho thấy,
tiếng ồn ở nhiều mỏ lên cao từ 97 - 106 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép nên đã làm
nhiều công nhân mỏ bị bệnh điếc nghề nghiệp. Có những khu vực khai thác, nhà sàng
tuyển than, trạm xay nghiền đá phát ra nguồn bụi lớn, nằm gần khu dân cư và khu đô
thị nên đã ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư. Khai thác khoáng sản
cũng là nơi thường xảy ra nhiều tai nạn lao động và còn ở mức nghiêm trọng, đặc
biệt là trong khai thác than và khai thác vật liệu xây dựng. Những năm 90 của thế kỷ
trước, nhiều tai nạn nghiêm trọng và tai biến môi trường đã xảy ra trong khai thác
khoáng sản ở nhiều nơi như ở Cao Bàng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Nghệ An… Liên
tiếp trong các năm gần đây nhiều sự cố về tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra như khai
thác đá ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Kiên Giang… sự cố sập hầm lò ở mỏ than Mông
Dương hay ở Khe Tam (Công ty than Hạ Long)… làm nhiều lao động bị thiệt
mạng…
- Sinh kế cộng đồng vùng khai khoáng không ổn định: Đa số cộng đồng dân cư ở các
vùng có mỏ khoáng sản đều sống dựa vào nguồn thu chính từ nông lâm nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản Việc thu hồi đất cho hoạt
13
động khoáng sản đồng nghĩa với mất đất sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế
của người dân. Hoạt động khai khoáng tuy có tạo thêm việc làm và tạo điều kiện phát
triển thêm các dịch vụ kèm theo nhưng cũng không đảm bảo được việc làm cho cộng
đồng địa phương. Mặt khác những tác động bất lợi từ hoạt động khai khoáng đến
nguồn nước (ô nhiễm, suy giảm…), đất sản xuất (ô nhiễm, bị đất đá, bùn cát… xâm
lấn) có tác động không nhỏ đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Việc đền bù, bồi
thường thiệt hại mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu trước mắt mà chưa đảm bảo ổn
định sinh kế lâu dài cho người dân. Phần lớn khai trường sau khai thác chưa được cải
tạo phục hồi môi trường hiệu quả nên các địa phương chưa giao lại cho người dân
nhận khoán bảo vệ.
- Mâu thuẫn, xung đột và tệ nạn xã hội gia tăng: Một khi lợi ích từ khai thác tài
nguyên khoáng không được chia sẻ hợp lý giữa doanh nghiệp, nhà nước và cộng
đồng chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột xã hội. Từ phân chia nguồn lợi
không công bằng và những bức xúc về môi trường, chế độ đền bù… đã làm nảy sinh
nhiều mâu thuẫn, xung đột ở nhiều địa phương vùng khai khoáng. Nhiều nơi các mâu
thuẫn này đã trở nên gay gắt, điển hình như ở các vùng khai thác vàng, đá quí, khai
thác than ở Quảng Ninh, khai thác titan ở các tỉnh ven biển Miền Trung Bên cạnh
đó việc gia tăng khai thác khoáng sản cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô khai
thác dẫn đến gia tăng số lượng lao động đến địa phương vùng khai khoáng. Điều này
tạo thêm áp lực lớn cho địa phương trong công tác quản lý và làm nảy sinh nhiều
mâu thuẫn, tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Khu vực khai khoáng, đặc biệt là khu vực
khai thác trái phép là một trong những nơi trọng điểm về tệ nạn xã hội như cờ bạc,
nghiện hút, mại dâm, lây nhiễm HIV…
4. Nguyên nhân của những tồn tại và bất cập
4.1. Bất cập trong chính sách khoáng sản
1. Chính sách điều hành vĩ mô
LKS 1996 và sửa đổi bổ sung 2005 chưa pháp chế hoá các nguyên tắc, chủ
trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước để áp dụng vào thực tiễn. Đặc biệt là chưa có
chiến lược hay chính sách quốc gia về TNKS để định hướng cho công tác quản lý và
khai thác sử dụng các loại khoáng sản theo từng thời kỳ. Do chưa có chính sách hay
chiến lược quốc gia về TNKS nên (i) Các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành
khoáng sản được xây dựng thiếu tính thực tiễn và luôn phải thay đổi, điều chỉnh làm mất
vai trò định hướng; (ii) Gây nên tình trạng mất cân đối giữa khai thác, chế biến sâu và sử
dụng dẫn đến hậu quả chủ yếu xuất khẩu khoáng sản thô;
2. Những bất cập trong ban hành chính sách
2.1. Trước hết, hoạt động khoáng sản liên quan trực tiếp đến nhiều văn bản pháp luật:
Luật đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Doanh nghiệp, Luật BVMT, Luật đất đai, Luật
BV&PTR, Luật Tài nguyên nước…Trong khi các văn bản pháp luật này hầu hết
14
đã được điều chỉnh lại thì Luật khoáng sản chưa có điều chỉnh để bảo đảm tính
đồng bộ nên dẫn đến có nhiều vấn đề chồng chéo và không thống nhất, tương
thích với các Luật khác;
2.2. LKS về cơ bản mới chỉ là luật khung chưa đủ khả năng tác nghiệp pháp lý một
cách chủ động nên để tổ chức thực hiện phải cần nhiều văn bản hướng dẫn ở
nhiều cấp. Vì mới chỉ là Luật khung mang tính định hướng là chính nên Chính
phủ đã ban hành 3 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản thay thế lẫn
nhau nhưng cũng chưa quy định chi tiết và đầy đủ và lại cần hệ thống văn bản
dưới Luật khác để bổ sung thực hiện. Hệ thống văn bản dưới luật lại chậm ban
hành, ban hành không đồng bộ, chắp vá, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau.
2.3. LKS chưa bao quát và cân đối được toàn bộ các hoạt động khoáng sản. Nhiều nội
dung quan trọng có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của hoạt động khoáng sản như
(i) Quy hoạch hoạt động khoáng sản; (ii) Đầu tư khai thác và chế biến; (iii)
BVMT trong hoạt động khoáng sản; (iv) Bảo vệ quyền lợi nhân dân vùng có
khoáng sản khai thác - chế biến; (v) Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ trong lĩnh vực khoáng sản; (vi) Vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm
khoáng sản; (vii) Sự tham gia của các đối tác nước ngoài … chưa có vị trí và nội
dung cân xứng trong LKS. Chẳng hạn lĩnh vực BVMT trong hoạt động khoáng
sản chỉ được quy định tại điều 16, hay việc bảo vệ quyền lợi người dân nơi có
khoáng sản khai thác chỉ được quy định tại điều 7. Vì vậy khi thực hiện lại phải
ban hành văn bản đi kèm nhưng ban hành không đồng thời nên rất khó thực hiện
trong thực tế;
2.4. Chưa có chính sách đảm bảo việc sử dụng nguyên liệu khoáng sản một cách hợp
lý, tiết kiệm. Một số văn bản dưới luật ban hành không hợp lý có tác dụng ngược
lại với mục tiêu của LKS như chính sách duy trì giá nội địa thấp, chính sách thuế
tài nguyên, chính sách BVMT, chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô…
3. Những bất cập trong quy định chính sách
3.1. Quyền sở hữu TNKS: Luật khoáng sản khẳng định tài nguyên khoáng sản thuộc
sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Tuy nhiên hình thức sở hữu
toàn dân thể hiện chưa đầy đủ trong các giai đoạn của hoạt động khoáng sản. Do
những quy định chưa đầy đủ về quyền sở hữu, quyền của nhà nước, quyền của tổ
chức, cá nhân được thăm dò khai thác nên dẫn đến tình trạng công tác quản lý
khai thác sử dụng chồng chéo, kém hiệu quả;
3.2. Một số quy định có mâu thuẫn và không rõ ràng với các luật liên quan và liên Bộ:
Có những quy định dẫn đến việc phê duyệt chồng chéo của các Bộ và ngành khác
nhau trong quá trình xin giấy phép đầu tư (Luật đầu tư), giấy phép hoạt động
khoáng sản (Luật khoáng sản), cấp phép xây dựng công trình (Luật xây dựng),
ĐTM (Luật BVMT) làm phức tạp và kéo dài quá trình cấp phép.
15
3.3. Chức năng quản lý nhà nước về TNKS vừa bị chồng chéo, vừa bị gián đoạn do có
nhiều Bộ Ngành cùng tham gia công tác quản lý. Việc phân cấp quản lý chưa
khoa học, sự phối hợp quản lý, trao đổi thông tin giữa các Bộ, Ngành chưa hiệu
quả. Vai trò và ranh giới của thẩm quyền/trách nhiệm giữa chính quyền các tỉnh,
các Bộ - Ngành Trung ương và tổ chức hoạt động khoáng sản chưa rõ ràng, chưa
qui định ai là người chịu trách nhiệm và có thẩm quyền chính. Điều này dẫn đến
tình trạng buông lỏng công tác quản lý;
3.4. Lợi ích của các bên liên quan đến hoạt động khoáng sản (địa tô TNKS và lợi
nhuận hoạt động khoáng sản) chưa có quy định cụ thể. Các quy định của Luật và
văn bản dưới luật mới chỉ đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và nhà nước, còn lợi
ích cộng đồng nơi có hoạt động khoáng sản chưa được tách ra mà gộp chung với
lợi ích của Nhà nước và chưa quy định rõ tỷ lệ trích lại là bao nhiêu nên rất khó
cho các địa phương trong việc lập dự toán ngân sách thực hiện hỗ trợ đầu tư kết
cấu hạ tầng tại vùng có khoáng sản khai thác, chế biến.
3.5. Phí BVMT và ký quỹ phục hồi môi trường chưa phù hợp: Phí BVMT trong hoạt
động khoáng sản (NĐ63/2008/NĐ-CP) quy định được tính theo sản lượng quặng
khai thác chưa tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như phương pháp
khai thác, chế biến (lộ thiên, hầm lò, phương pháp tuyển, công nghệ chế biến),
đặc điểm tự nhiên, vùng miền, mức độ gây ô nhiễm đến môi trường… Quy định
về địa điểm ký quỹ phụ hồi môi trường chưa rõ ràng (tại quỹ BVMT Việt Nam và
quỹ BVMT địa phương) dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thường ký quỹ tại
quỹ BVMT Việt Nam nên chính quyền địa phương không chủ động được trong
việc quản lý giám sát thực hiện và điều động thuê tư vấn thực hiện khi doanh
nghiệp không đảm bảo việc hoàn thổ phục hồi môi trường theo quy định;
3.6. Chính sách tài chính không ổn định và chưa phù hợp; quy định về xử lý vi phạm,
thưởng phạt, thanh tra… còn thiếu, không đồng bộ và chưa cụ thể. Do vậy có thể
đây là những nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu lực và tính thực thi của LKS.
4.2. Yếu kém và tồn tại trong tổ chức thực hiện
1. Bất cập, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước
1.1. Về quản lý vĩ mô, công tác quản lý khai thác TNKS, đặc biệt là ở cấp địa phương
còn mang nặng tính lợi ích kinh tế, tăng trưởng GDP và tư tưởng nhiệm kỳ, chưa
thực sự chú trọng yếu tố phát triển bền vững. Quản lý nhà nước về khoáng sản
chưa có tổ chức thống nhất đủ thẩm quyền để điều phối các bên liên quan trong
hoạt động quản lý bảo vệ và khai thác khoáng sản. Đến khi có vấn đề xảy ra mới
phối hợp giải quyết nhưng trách nhiệm không thuộc về ai;
1.2. Việc quản lý chồng chéo, gián đoạn (giữa Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, Bộ
Xây dựng, Bộ NN&PTNT, chính quyền địa phương các cấp) tạo kẽ hở buông
lỏng quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động
khoáng sản để các tổ chức, cá nhân lợi dụng khai thác, không kiểm soát được sản
16
lượng khai thác, xuất khẩu; không tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo vệ môi
trường;
1.3. Tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt các chiến lược, các quy hoạch khoáng sản
triển khai chậm và chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Xây dựng chiến lược, qui hoạch
và kế hoạch phát triển khoáng sản còn chủ quan, vì lợi ích cá nhân cục bộ và địa
phương; thiếu cơ sở khoa học và kinh tế; thiếu tính khả thi. Quy hoạch khoáng
sản cấp Trung ương chưa có sự thống nhất với quy hoạch khoáng sản cấp địa
phương.
1.4. Quản lý cấp phép hoạt động khoáng sản chưa chặt chẽ: Tình trạng khai thác diễn
ra ồ ạt thời gian qua liên quan chủ yếu đến việc cấp phép tràn lan kể cả ở cấp
Trương ương và UBND các tỉnh. Cơ chế xin – cho vẫn tồn tại ngay trong hoạt
động quản lý hành chính về cấp phép hoạt động khoáng sản. Tình trạng cấp phép
khai thác không theo quy hoạch, cấp phép vượt quá quy hoạch và chồng chéo với
quy hoạch các ngành kinh tế khác diễn ra khá phổ biến. Việc cấp phép thiếu đồng
bộ cả về thời gian và công suất giữa giấy phép khai thác và giấy phép chế biến
gây nên sự mất cân đối trong sản xuất và chế biến. Có nhiều trường hợp cấp phép
cho cả những nhà đầu tư trái nghề, không đủ năng lực chuyên môn và tài chính;
1.5. Chính quyền địa phương một số nơi không thực hiện được đầy đủ chức năng
quản lý để tình trạng khai thác trái phép xảy ra, vi phạm BVMT… và không có
giải pháp giải quyết dứt điểm. Một số địa phương cấp phép khai thác nhưng
không thực hiện việc giám sát và không đủ năng lực để giám sát về hành chính và
kỹ thuật các hoạt động khoáng sản trên địa bàn, đặc biệt là đối với vấn đề về môi
trường. Nhiều địa phương chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc công
khai thông tin và dữ liệu về môi trường theo quy định của Luật BVMT (điều 104,
105);
1.6. Chủ trương chung là hạn chế khai thác, xuất khẩu khoáng sản thô, nhưng chưa
chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp như
luyện kim, chế tạo máy, hoá chất… phát triển chưa đủ mạnh và đồng bộ để có thể
tiêu thụ các sản phẩm khai khoáng…
1.8. Chưa xây dựng và phát huy được tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) quốc gia
và áp dụng các tiến bộ KHCN của thế giới để đổi mới công nghệ và thiết bị.
Những tác động của việc khai thác TNKS đối với kinh tế xã hội và môi trường
thời gian qua chưa được nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc để có cơ sở xác định
tầm nhìn chiến lược trong khai thác sử dụng lâu dài và bảo vệ tài nguyên quốc
gia.
2. Bất cập tồn tại từ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản
2.1. Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vì lợi ích kinh tế trước mắt chỉ chú
trọng đầu tư cho khai thác (kể cả sử dụng công nghệ lạc hậu) để xuất khẩu thô thu
hồi vốn nhanh, chưa quan tâm đầu tư chế biến. Các tổ chức hoạt động khoáng sản
thường có xu hướng tăng cường khai thác vượt cả kế hoạch trong giấy phép, xem
17
nhẹ trách nhiệm BVMT và quyền lợi người dân vùng mỏ.
2.2. Việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy định, tiêu chuẩn về kỹ thuật, BVMT của các
doanh nghiệp còn tuỳ tiện, chưa thực hiện đầy đủ những nội dung quy định trong
dự án đầu tư và ĐTM;
2.3 Một số tổ chức, cá nhân sau khi được cấp phép khai thác đã thuê hoặc liên kết với
các đơn vị khác khai thác (kể cả TKV cũng thực hiện thuê thầu khai thác). Chủ
giấy phép khai thác chỉ quan tâm kiểm tra, giám sát khối lượng sản phẩm, mà ít
chú trọng việc các đơn vị khai thác thuê có tuân thủ pháp luật hay không. Các đơn
vị khai thác thuê chỉ quan tâm vào khối lượng khai thác, khai thác chỗ thuận lợi
như vùng quặng giàu, thuận tiện vận chuyển… Vì vậy những trường hợp thuê
hoặc liên kết khai thác thường gây thất thoát, lãng phí tài nguyên quốc gia, huỷ
hoại cảnh quan và môi trường;
2.4. Hầu hết các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa có hoặc chưa chuẩn bị
đầy đủ quy trình và kế hoạch cải tạo phục hồi môi trường. Do vậy việc cải tạo và
phục hồi môi trường thực hiện được không đáng kể, mới chỉ mang tính cải tạo lại
mặt bằng, trồng cây lâm nghiệp nhưng tỷ lệ cây sống thấp và phát triển kém, chưa
thực hiện đúng nghĩa phục hồi môi trường;
3. Bất cập, tồn tại từ cộng đồng và các tổ chức xã hội vùng khai khoáng
3.1. Nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về pháp luật còn thấp, đặc biệt là các vấn đề
liên quan đến BVMT, quyền lợi người dân vùng có khai thác khoáng sản, dân chủ
ở xã phường, thị trấn… Vì vậy khi có vấn đề bức xúc người dân chỉ biết phản ánh
lên chính quyền địa phương (trực tiếp là UBND xã, phường), trong khi họ có
quyền được biết thông tin về môi trường, quyền được yêu cầu giải trình - đối
thoại với các bên quản lý và gây ra tác động bất lợi, cũng như được hưởng quyền
lợi vùng khai thác khoáng sản…
3.2. Cộng đồng và các tổ chức xã hội trong hệ thống Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại
vùng mỏ ít được tham gia giám sát hoặc chưa thực hiện đầy đủ vai trò giám sát
việc thi hành pháp luật về khoáng sản (điều 4 Luật Khoáng sản)…
5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Khai thác TNKS ở Việt Nam thời gian qua đã góp phần đáng kể vào phát triển đất
nước. Ngành khai thác khoáng sản cũng đang có những bước thay đổi đáng kể; khung
pháp lý về quản lý khai thác sử dụng TNKS đang từng bước hoàn thiện, chuyển từ trọng
tâm quản lý khai thác vì nhu cầu trước mắt đáp ứng nguyên liệu cho các ngành kinh tế,
phục hồi và ổn định kinh tế sau chiến tranh chuyển sang xu thế phát triển bền vững.
Tuy nhiên, sự điều chỉnh chính sách về khoáng sản cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề
18
bất cập và tồn tại gây ra những tác động bất lợi cho nền kinh tế, môi trường sinh thái và
ổn định xã hội. Do vậy, việc điều chỉnh sửa đổi Luật khoáng sản trên quan điểm phát
triển bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay. Vấn đề cần thiết là việc quản lý khai thác sử
dụng TNKS phải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, hài hoà vấn đề môi trường, giải quyết mâu
thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường; đồng thời không tạo ra những nguy
cơ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột xã hội, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ
cộng đồng.
5.2. Kiến nghị
1. Kiến nghị về quản lý vĩ mô
Trước hết, cần nghiên cứu cụ thể và định vị lại thực trạng tài nguyên khoáng sản
của Việt Nam. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng tài nguyên khoáng sản của Việt
Nam mặc dù đa dạng về số lượng nhưng lại nhỏ lẻ, manh mún và chất lượng thấp.
Những loại khoáng sản kim loại quý hiếm mà thế giới cần thì chúng ta có ít (như vàng
,bạc, chì, kẽm…), hoặc không có (kim cương). Trong khi những loại khoáng sản mà
chúng ta có nhiều (như bauxite, ilmenite, đất hiếm…) thì thế giới cũng có rất nhiều. Nhu
cầu hiện tại của thế giới về các loại khoáng sản này là không cao và đang có xu hướng
bão hòa giữa cung và cầu. Vì thế, ngoại trừ những đóng góp vừa qua của ngành dầu khí
(và một ít từ ngành than), khó có thể nói rằng ngành khai thác khoáng sản sẽ có đóng
góp lớn cho phát triển kinh tế trong tương lai của đất nước, đặc biệt khi tài nguyên dầu
khí ngày càng cạn kiệt.
Tài nguyên khoáng sản phần lớn là tài nguyên không tái tạo, vì vậy có thể coi
TNKS như là tài sản hay vốn dự trữ của quốc gia, việc khai thác sử dụng nguồn dự trữ
này là chi tiêu vào vốn. Trên quan điểm này cũng như các dạng dự trữ khác (như dự trữ
vàng, lương thực hay ngoại tệ) thì TNKS chỉ được khai thác sử dụng khi cần thiết. Do
vậy trước khi quyết định khai thác cần phải lượng hoá được tổng các chi phí khai thác,
chế biến trên quan điểm hiệu quả sinh thái, đó là sản xuất ra nhiều sản phẩm và có giá
trị cao nhưng sử dụng tài nguyên ít nhất.
Về tổng thể, Trước hết cần giải quyết và hạn chế mâu thuẫn chồng chéo giữa Luật
khoáng sản và các Luật liên quan khác. Thứ hai, cần đổi mới tổ chức quản lý nhà nước
và làm rõ ranh giới trách nhiệm/thẩm quyền của các bên liên quan. Thứ ba, trên cơ sở
quy định của Luật khoáng sản và Luật dầu khí, cần xây dựng chính sách quốc gia hoặc
chiến lược quốc gia về quản lý sử dụng tài nguyên khoáng sản làm cơ sở cho việc xây
dựng chiến lược, quy hoạch quản lý đối với từng loại khoáng sản một cách hợp lý, có
hiệu quả phù hợp với từng thời kỳ.
2. Kiến nghị về quản lý khai thác sử dụng TNKS
2.1. Sở hữu tài nguyên khoáng sản
: Về nguyên tắc, việc xác định quyền sở hữu toàn dân
về khoáng sản do nhà nước đại diện là phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và xu thế
chung của thế giới. Vấn đề là việc thể hiện quyền sở hữu đó như thế nào để đảm bảo
19
quyền và lợi ích các bên. Bởi vì một tổ chức khai thác khoáng sản được cấp phép
khai thác, nhưng họ không phải chủ sở hữu thì họ sẽ không khai thác tiết kiệm và
không tận thu hết khoáng sản ở vùng nghèo quặng và khó khăn. Vì vậy, nên thể hiện
vấn đề sở hữu theo các giai đoạn: (i) Trước khi cấp phép thăm dò thì khu vực mỏ
thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện thống nhất quản lý; (ii) Sau khi cấp
phép khai thác cho tổ chức kinh tế thì mỏ thuộc sở hữu của tổ chức đó trong thời hạn
cấp phép. Tuy nhiên thủ tục cấp phép phải được thực hiện trên cơ sở định giá TNKS
làm căn cứ để đấu giá cấp phép khai thác. Đối với một số khoáng sản có tính chiến
lược, vùng lãnh thổ đặc thù cần có những quy định riêng;
2.2. Quản lý nhà nước về khoáng sản
:
Hiện nay chức năng quản lý nhà nước được giao cho 3 đầu mối là Bộ TN&MT, Bộ
Công Thương và Bộ Xây dựng. Việc phân nhiệm vụ như vậy chưa đạt mục tiêu cải cách
hành chính và dễ gây ra tình trạng thiếu trách nhiệm đối với từng loại công việc. Vì thế
để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản cần điều
chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo hướng gọn
nhẹ, cải cách hành chính, tập trung về một đầu mối. Theo Dự thảo Luật khoáng sản (lần
3), thống nhất giao cho Bộ TN&MT chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản
trên phạm vi cả nước, các Bộ ngành khác chịu trách nhiệm phối hợp về lĩnh vực liên
quan. Về nguyên tắc quản lý tài nguyên giao cho Bộ TN&MT là hợp lý; nhưng để quản
lý có hiệu quả cần làm rõ trách nhiệm như sau:
¾ Bộ TN&MT quản lý tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước, chịu trách
nhiệm về điều tra địa chất, khảo sát thăm dò tiềm năng trữ lượng khoáng sản tổng
thể để đưa vào quản lý. Trên cơ sở Chiến lược hay chính sách quốc gia về tài
nguyên khoáng sản, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm phân định các vùng dự trữ quốc
gia (để dự trữ, vùng cấm khai thác) và các mỏ, các vùng được đưa vào khai thác và
bàn giao trữ lượng các mỏ được khai thác cho Bộ Công thương quản lý cấp phép
khai thác theo hình thức đấu thầu (hoặc chỉ định thầu đối với loại khoáng sản
chiến lược) theo dự án khai thác - chế biến dựa trên quy hoạch, kế hoạch khai thác
ở các vùng, các mỏ được khai thác theo nhu cầu nguyên nhiên liệu của nền kinh tế
do Bộ Công thương lập;
¾ Đối với UBND cấp tỉnh, nếu xét theo tình hình quản lý hoạt động khoáng sản thời
gian qua thì việc hạn chế phân quyền cho các cấp như nhiều ý kiến thảo luận là
hợp lý do trình độ quản lý ở các địa phương hiện nay còn yếu và tư tưởng nhiệm
kỳ, hoàn thành kế hoạch, bệnh thành tích quá lớn. Tuy nhiên xét về lâu dài, UBND
cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lãnh thổ, đại diện quyền sở hữu tài
nguyên của nhân dân trong tỉnh thì họ nên có quyền quyết định đối với việc sử
dụng tài nguyên trên địa bàn. Vì vậy cần có lộ trình nâng cao năng lực quản lý cho
địa phương và từng bước thực hiện phân quyền cấp phép và quản lý hoạt động
khoáng sản cho địa phương (trừ các mỏ khoáng sản chiến lược và phân bố liên
tỉnh);
2.3. Quản lý cấp phép hoạt động khoáng sản
:
(i) Thực hiện định giá tài nguyên và tổ chức đầu thầu khai thác khoáng sản. Việc đấu
20
giá thăm dò – khai thác khoáng sản cần phải chuẩn bị đủ điều kiện về định giá tài
nguyên và cơ chế quản lý. Hạn chế tối đa (hoặc bỏ hẳn) việc phân cấp và cấp
giấy phép khai thác khoáng sản tràn lan ở cấp tỉnh như thời gian vừa qua.
(ii) Cần bổ sung các điều kiện, các cam kết về chế biến trước khi cấp giấy phép khai
thác. Thực tế cho thấy vốn đầu tư cho khai thác không lớn, nhưng việc chế biến
đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại. Vì vậy dẫn đến việc khai thác tràn lan, không
thực hiện được mục đích chế biến sâu;
(iii) Để nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong các giai đoạn; đồng thời
giảm thiểu thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức khi phải xin thêm giấy phép;
cần gộp giấy phép khảo sát và thăm dò, gộp giấy phép khai thác và giấy phép chế
biến. Đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoạt động khai thác nhưng có nhu
cầu thực hiện hoạt động chế biến khoán sản thì phải xin giấy phép chế biến. Đồng
thời để đơn giản thủ tục có thể nghiên cứu gộp giấy phép đầu tư – giấp phép
khoáng sản làm một giấy với các thủ tục hiện nay trong luật khoáng sản.
2.4. Sử dụng tài nguyên khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả
:
(i) Xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển từng loại khoáng sản đảm
bảo tính đồng bộ từ khâu thăm dò, khai thác đến chế biến phù hợp với nhu cầu
nền kinh tế và chấm dứt xuất khẩu sản phẩm thô;
(ii) Có chính sách tăng cường đầu tư chế biến sâu; chính sách buộc các ngành, các cơ
sở sản xuất trong nước sử dụng nguyên liệu khoáng sản tiết kiệm và đạt hiệu quả
cao nhất; đồng thời cần có qui định về chế biến quặng nhập khẩu;
(iii) Xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản: Khi chưa có các nhà máy chế biến
sâu và phải khai thác tận thu để thực hiện các dự án khác theo quy hoạch (xây
dựng khu kinh tế, khu công nghiệp…) cần khuyến khích xây dựng các trung tâm
dự trữ để chờ đầu tư chế biến sâu. Các trung tâm này nên đặt ở các địa phương có
nguồn tài nguyên lớn về khoáng sản;
(iv) Đã đến lúc cần có quy định cấm xuất khẩu thô và tinh quặng như hiện nay.
Không dùng từ “hạn chế” như quy định hiện hành, bởi lẽ hạn chế cũng có
nghĩa là cho phép.
(v) Nâng cao hệ số thu hồi trong quá trình khai thác chế biến bằng các chính sách đầu
tư đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác chế biến; Chính sách khuyến khích hỗ trợ
đối với khai thác tận thu ở khu vực khó khăn, phức tạp;
3. Kiến nghị về BVMT, phục hồi môi trường
3.1. Theo quy định của Luật ban hành quy phạm pháp luật, chỉ những vấn đề liên
quan đến quy trình, quy phạm mới cần ban hành các văn bản dưới luật để hướng
dẫn. Vì vậy cần có quy định cụ thể ngay trong Luật khoáng sản các vấn đề liên
quan đến BVMT để có thể thực hiện ngay mà không cần các hướng dẫn thêm của
Chính phủ vì điều đó sẽ làm chậm tính hiệu lực của Luật và để Quốc hội - đại
21
diện của dân có ý kiến về vấn đề này. Nội dung chính cần quy định là (i) Trách
nhiệm các bên; (ii) Trình tự, thủ tục lập và thực hiện ĐMC, ĐTM; (iii) Quan trắc
và giám sát môi trường; (iii) Thu phí và sử dụng phí BVMT, các loại phí môi
trường phải tuân thủ theo Luật BVMT; (iv) Ký quỹ và sử dụng quỹ phục hồi môi
trường); (v) Quy định về đền bù, xử lý vi phạm khi xảy ra sự cố môi trường và
quy định về môi trường…
3.2. Đảm bảo thu phí và sử dụng phí BVMT gắn liền với hiệu quả BVMT;
3.3. Ký quỹ phục hồi môi trường: Thống nhất ký quỹ tại quỹ BVMT trường địa
phương nơi có khoáng sản khai thác để thuận lợi cho địa phương thực hiện công
tác quản lý, giám sát và sử dụng quỹ này khi cần thiết nếu doanh nghiệp không
thực hiện hoàn thổ phục hồi môi trường;
3.4 Quy định vai trò trách nhiệm của các bên liên quan đối với công tác BVMT, đặc
biệt là vai trò chủ trì của ngành TN&MT (chi cục môi trường) trong việc tham
mưu cho UBND các cấp về sử dụng phí BVMT…
4. Kiến nghị về bảo vệ quyền lợi nhân dân vùng có khoáng sản khai thác
4.1. Cũng như vấn đề BVMT, vấn đề bảo vệ quyền lợi nhân dân vùng có khoáng sản
khai thác cũng cần có quy định cụ thể ngay trong Luật khoáng sản để Quốc hội
xem xét quyết định và đảm bảo tính hiệu lực ngay sau khi ban hành Luật khoáng
sản. Những nội dung chính cần đề cập là (i) Quy định trách nhiệm và quyền lợi
của cộng đồng địa phương trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn; (ii) Quy định
quyền của cộng đồng tham gia ý kiến, giám sát thực hiện các giải pháp BVMT và
thực hiện phương án hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội từ nguồn thu hoạt động
khoáng sản; (iii) Quy định chế độ khuyến khích và bắt buộc các tổ chức, cá nhân
hoạt động khoáng sản tham gia hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển
kinh tế xã hội cho địa phương và cộng đồng;…
4.2. Phân định rõ lợi ích của cộng đồng địa phương được hưởng bao nhiêu phần trăm
trong nguồn thu từ hoạt động khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương.
4.3. Phương án sử dụng nguồn kinh phí trích từ nguồn thu hoạt động khoáng sản để
hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương cần xây dựng theo quy mô xã (nếu
khai thác, chế biến trên 1 xã), quy mô huyện (nếu khai thác, chế biến liên xã), quy
mô tỉnh (nếu khai thác, chế biến liên huyện);
5. Kiến nghị về chính sách tài chính
5.1. Phí BVMT: Cách tính phí BVMT cần xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến môi
trường như phương pháp khai thác, chế biến (lộ thiên, hầm lò, phương pháp
tuyển, công nghệ chế biến), đặc điểm tự nhiên, vùng miền, mức độ gây ô nhiễm
đến môi trường của từng loại khoáng sản…
22
5.2. Thuế tài nguyên cần thay đổi cách tính thuế phù hợp: Tính theo trữ lượng có thể
khai thác được, xét đến lợi thế về điều kiện khai thác mỏ và lợi thế thị trường tiêu
thụ…
5.3. Quy định cơ sở pháp lý cho việc định giá các sản phẩm khoáng sản theo cơ chế
thị trường, khuyến khích chế biến khoáng sản trong nước, kiểm soát giá cả trong
xuất nhập khẩu sản phẩm khoáng sản;
5.4. Quy định cơ sở pháp lý cho việc định thuế và các loại phí đảm bảo nguồn thu cho
nhà nước…
6. Kiến nghị về công khai minh bạch trong hoạt động khoáng sản
Chủ trương “Thực hiện công khai, minh bạch” đã được Văn kiện đại hội IX của
Đảng đưa ra và đã được cụ thể hoá ở một số Luật như Luật Phòng chống tham nhũng,
Luật doanh nghiệp, Luật BVMT… Vì vậy vấn đề này cũng nên cụ thể hoá trong Lụât
khoáng sản.
6.1. Thực hiện công khai thông tin về môi trường theo điều 104, 105 của Luật BVMT.
Bổ sung thêm: Công khai minh bạch việc thu phí và sử dụng phí BVMT, quỹ
phục hồi môi trường của doanh nghiệp và UBND các cấp nơi có khoáng sản khai
thác, chế biến. Đồng thời tổ chức cá nhân bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu giải
trình, đối thoại nếu các bên không thực hiện tốt việc thu và sử dụng phí BVMT,
quỹ phục hồi môi trường;
6.2. Công khai minh bạch thông tin về hoạt động khoáng sản, đặc biệt là công khai
nguồn thu hoạt động khoáng sản theo quy định (thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất,
các loại phí…), công khai việc trích nguồn thu từ hoạt động khoáng sản và sử
dụng nguồn thu này hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội nhân dân vùng có khoáng sản
khai thác;…
6.3. Tham gia sáng kiến Minh bạch công nghiệp khai thác
: Sáng kiến minh bạch công
nghiệp khai thác (EITI – Extractive Industries Transparency Initiative) lần đầu
tiên được cựu Thủ tướng Anh Tony Blair giới thiệu tại Hội nghị thưởng đỉnh thế
giới về phát triển bền vững tại Johanesburg (Nam Phi) năm 2002. EITI là một liên
minh giữa các Chính phủ, công ty và các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) với mục
tiêu nỗ lực để quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích
của tất cả mọi người. Đến tháng 4/2010 đã có 31 Quốc gia đăng ký thực hiện
EITI từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Mỹ La-tinh, Trung Đông, đến các nước
thuộc Liên bang Xô Viết cũ. Các nước ASEAN có Indonesia tham gia từ 4/2010.
Với vai trò của ngành khai thác khoáng sản trong phát triển đất nước, Việt Nam
cần cân nhắc để tham gia vào sáng kiến Quốc tế này.