Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Sự thay đổi định kiến của gia đình đối với bệnh nhân nhiễm hiv aids đang điều trị nội trú tại bệnh viện nhân ái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN HỮU TIẾN

SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH KIẾN CỦA GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS

Tai Lieu Chat Luong

ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NHÂN ÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÃ HỘI HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

NGUYỄN HỮU TIẾN

SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH KIẾN CỦA GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS
ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI


BỆNH VIỆN NHÂN ÁI
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số chuyên ngành: 8 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÃ HỘI HỌC
Giảng viên hướng dẫn : TS. VĂN THỊ NGỌC LAN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: NGUYỄN HỮU TIẾN
Ngày sinh: 12/09/1983

Nơi sinh: Nghệ An

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã học viên: 1983103011003


Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư
viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa
học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)



ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Sự thay đổi định kiến của gia đình đối với bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị nội trú tại bệnh viện Nhân Ái” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi được sự hướng dẫn của cô Văn Thị Ngọc Lan. Các tài
liệu sơ cấp đều do tơi tự mình thu thập được, ngồi ra luận văn cịn sử dụng các
tài liệu thứ cấp đều có trích dẫn nguồn gốc. Nếu có vấn đề gì liên quan đến gian
lận, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm. Tôi đồng ý cho trường Đại học Mở thành
phố Hồ Chí Minh sử dụng luận văn của tôi để phục vụ cho việc tham khảo tại
nhà trường và học viên.
Người cam đoan

Nguyễn Hữu Tiến


iii
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, với sự
biết ơn và lịng kính trọng, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Đào

tạo sau đại học, các khoa, phịng thuộc trường và q Thầy, Cơ đã nhiệt tình
giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
làm luận văn tốt nghiệp khóa học năm 2019 – 2021 chuyên ngành Xã hội học.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn cô Văn
Thị Ngọc Lan, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Để thực hiện và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ và sự tạo điều kiện của Ban giám đốc bệnh viện Nhân Ái cùng các Khoa,
Phịng, q đồng nghiệp nơi tơi đang cơng tác. Sự động viên nhiệt tình của gia
đình, bạn bè đã tạo thêm động lực để tơi hồn thành khóa học này. Luận văn
được hình thành cũng dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm của các tác
giả, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, trong việc thực hiện
đề tài, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Với tinh thần cầu
thị, tơi kính mong sự góp ý của q Thầy, Cơ để đề tài của tơi được hồn thiện
hơn và cũng là tiền đề cho bản thân tôi học tập kinh nghiệm cho những cơng
trình nghiên cứu sau này, nhằm hồn thiện và góp phần cho nhiệm vụ cơng tác
của bản thân, đơn vị trong thời gian tới.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
Người viết luận văn

Nguyễn Hữu Tiến


iv
Tóm tắt
Đề tài “Sự thay đổi định kiến của gia đình đối với bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS đang điều trị nội trú tại bệnh viện Nhân Ái” nghiên cứu tiếp cận đến
thân nhân là người nhà trong gia đình của bệnh nhân và bệnh nhân, qua đó giải
thích về thực trạng, tìm ra các yếu tố đã thay đổi, các nguyên nhân tác động làm
thay đổi thực trạng trên và qua kết quả nghiên cứu, có những đề xuất nhằm xóa

bỏ sự định kiến của gia đình cũng như cộng đồng đối với người nhiễm
HIV/AIDS.
Từ kết quả điều tra bằng bản hỏi và phỏng vấn sâu đối với bệnh nhân và
thân nhân bệnh nhân, đề tài đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề khó khăn mà bệnh nhân
cũng như gia đình đã từng gặp trước đây, qua đó cũng tìm hiểu được sự thay đổi
tích cực về cách suy nghĩ, sự nhìn nhận, sự hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách
phịng lây nhiễm chính từ người thân trong gia đình ngày được cập nhật nhiều
hơn. Ngồi ra, cơng trình này cũng nhận thấy được sự thay đổi tích cực của chính
người bệnh. Họ biết về bệnh và cách phòng chống lây nhiễm, tự chăm sóc cho
bản thân tốt hơn, tuân thủ điều trị, biết quan tâm chăm lo cho gia đình, khơng tái
nghiện lại với chất ma túy, giúp cho chính họ có tiếng nói, sự tơn trọng, làm giảm
hoặc khơng còn sự định kiến, sự kỳ thị, phân biệt đối xử của gia đình, cộng đồng
đối với họ. Tuy nhiên để người bệnh cũng như người nhà có được cuộc sống tốt
hơn thì việc tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người nhiễm HIV/AIDS cịn có
nhiều khó khăn, họ khó tiếp cận được với dịch vụ việc làm, nếu có thì cũng
khơng ổn định, thu nhập khá thấp, mặt khác việc lập gia đình, học tập nâng cao
nhận thức cũng đang gặp những hạn chế nhất định.
Trên cơ sở lý thuyết tương tác biểu trưng luận văn chứng minh được rằng
sự định kiến của gia đình đối với bệnh nhân trên cơ sở các ý nghĩa mà họ gán cho
đối tượng qua sự kích thích bên ngồi như sự tác động của xã hội, thơng ngơn
ngữ, hình ảnh, cử chỉ, hành động... hay sự kích thích bên trong qua các bản năng
từ quá khứ không đẹp được lưu giữ, như ấn tượng ban đầu, sự hiểu biết, sự gán
nhãn... nên chưa hoặc khó tiếp nhận sự thay đổi. Sự thay đổi phụ thuộc vào thời
gian trong quá trình tương tác, qua q trình diễn giải thơng qua thực tế cũng như


v
qua việc học tập, cập nhật kiến thức giúp cho gia đình và bệnh nhân có được nhật
thức đúng, sự hiểu biết về bệnh và cách phịng bệnh có ảnh hưởng lớn đến việc
thay đổi tích cực xóa bỏ những định kiến của gia đình đối với bệnh nhân từ đó có

sự cảm thơng, chia sẻ, sự nhìn nhận và chấp nhận.
Thực tế hiện nay bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đã được tiếp cận các dịch vụ
y tế, chăm sóc tồn diện từ ăn, ở, chi phí điều trị và chăm sóc giảm nhẹ, hạn chế
tối đa việc gia đình tự chăm sóc; điều này đã phần nào giảm gánh nặng cả về chi
phí lẫn tâm lý cho gia đình và bệnh nhân. Tuy nhiên cũng cịn những khó khăn
mà bệnh nhân đang cần được các cơ quan thẩm quyền quan tâm như việc tiếp cận
được với dịch vụ việc làm, nhà ở của người nhiễm HIV/AIDS, và nhu cầu học
tập nâng cao nhận thức cũng đang gặp những hạn chế nhất định.
Từ khóa : Nhận thức, hành vi, định kiến, bệnh HIV/AIDS


vi
SUMMARY
The survey entitled "Changing prejudices of the family towards HIV/AIDS
patients undergoing inpatient treatment at Nhan Ai Hospital" investigated the
patients and the patient's family members, thereby explaining the situation of
prejudices, finding out factors leading to the changes of prejudices, and causes
affecting those changes. We also have some suggestions and recommendations
for eliminating family's and community's prejudices towards HIV/AIDS patients.
Based on results of a survey by questionnaires and in-depth interviews with
patients and their relatives, the study has clarified many difficult problems that
patients and their families have previously encountered, thereby understanding
positive changes in their ways of thinking, perception, and understanding about
HIV/AIDS and the main ways to prevent infection from family members..
Positive changes in the patients: they now understand the disease and how to
prevent infection, they take better care of themselves, adhere to treatment,
understand how to care for their family. They do not relapse to drugs, they help
themselves have a voice, respect, and they reduce or eliminate prejudices, stigma,
and discrimination from their family and community. However, conditions for
employment creation for people living with HIV/AIDS still have several

challenges for patients and their families in order to have a better life. It is tough
for them to access job services. In addition, their income is insecure; and their
possibility in creating a family and in further learning to raise their knowledge
still encounter many limits.
The thesis proves that the family's prejudices against the patients are based
on the meanings that they assign to the object through their knowledge and
experiences of HIV/AIDS disease and their symbolic interactions within family's
as well as within community's activities. The process of learning and updating
knowledge about HIV/AIDS disease has helped families and patients to having a
more accurate awareness and knowledge of the disease, as well as a more
compassion for HIV/AIDS patients.


vii
Patients with HIV/AIDS now have relatively quick access to medical
services, as well as full care that includes food, lodging, treatment costs, and
palliative care, lowering the need for family self-care and, as a result, lessening
the financial and psychological load on families and patients. However, there are
still issues that the authorities should be worried about, such as access to job
opportunities, houses for HIV/AIDS patients, and their need for learning in order
to have new knowledge.
Keywords : Awareness, behavior, prejudice, HIV/AIDS


viii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................


ii

LỜI CẢM ƠN ............................................................................

iii

Tóm tắt ......................................................................................

iv

SUMMARY .............................................................................

vi

MỤC LỤC .................................................................................

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ ..................................

xii

DANH SÁCH CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC

xiv

DANH MỤC CÁC KHUNG THÔNG TIN .............................

xiv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................

xv

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC .................................................

xvii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

xviii

BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI ...........................

xix

Phần mở đầu ...............................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................

1

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................

5

2.1. Các cơng trình nghiên cứu về nhận thức đối với HIV/AIDS


5

2.2. Các cơng trình nghiên cứu về thái độ, hành vi phân biệt đối xử

11

với người nhiễm HIV/AIDS ....................................................
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................

14


ix

3.1. Mục tiêu tổng quát: ............................................................

14

3.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................

14

4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................

14

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................

15


5.1. Đối tượng khảo sát..............................................................

15

5.2. Khách thể khảo sát..... .........................................................

15

5.3. Phạm vi khảo sát..... ...........................................................

15

6. Phương pháp khảo sát… .......................................................

16

6.1. Phương pháp sử dụng trong đề tài nghiên cứu...................

16

6.2. Kỹ thuật thu thập và phân tích thơng tin ............................

16

6.2.1. Kỹ thuật thu thập thông tin ..............................................

16

6.2.2. Kỹ thuật phân tích thơng tin ...........................................


17

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................

17

7.1. Ý nghĩa khoa học: ..............................................................

17

7.2. Ý nghĩa thực tiễn: .............................................................

17

8. Kết cấu của luận văn ...........................................................

18

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO

19

SÁT ............................................................................................
1.1. Một số khái niệm ................................................................

19

1.2. Lý thuyết ứng dụng ..........................................................

21



x

1.3. Khung phân tích ................................................................

26

1.4. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................

26

1.5. Tổng quan đối tượng nơi nghiên cứu ..................................

27

1.6. Đặc điểm mẫu khảo sát .......................................................

33

Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ ĐỊNH KIẾN CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI

39

VỚI BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS ....................................
2.1. Thực trạng về hành vi phân biệt đối xử của gia đình đối với

39

bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS........................................................

2.1.1. Mối quan tâm của gia đình đối với bệnh nhân nhiễm

39

HIV/AIDS ....................................................................................
2.1.2. Sự phân biệt, kỳ thị của gia đình và những phản ứng, sự dị

45

xét của người thân, hàng xóm đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
2.2. Sự kỳ thị qua các quan điểm của thân nhân đố với bệnh nhân

50

nhiễm HIV/AIDS ............................................................................
2.2.1. Quan điểm về bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS .......................

50

2.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến định kiến ...............................

59

CHƯƠNG 3 : CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÀM THAY ĐỔI

62

ĐỊNH KIẾN CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NHIỄM
HIV/AIDS......................................................................................
3.1. Sự thay đổi nhận thức về của gia đình....................................


62

3.1.1. Nhận thức về mứa độ “nhạy cảm” của bệnh ......................

62

3.1.2. Thay đổi nhận thức về mối đe dọa của bệnh .......................

67

3.2. Sự hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và vai trị của truyền thơng..

70


xi

3.3. Yếu tố học vấn .....................................................................

77

3.4. Yếu tố nghề nghiệp .............................................................

80

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................

86


TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................

89

PHỤ LỤC ................................................................................

93


xii
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Trang
Bảng 1.1 : Công tác tiếp nhận, điều trị từ 2018 tới 2020...................

28

Bảng 1.2 : Đặc điểm nhân khẫu của mẫu khảo sát ...........................

34

Bảng 1.3 : Đặc diểm nhân khẩu phỏng vấn sâu đối với bệnh nhân...

Bảng 1.4 : Đặc điểm nhân khẩu phỏng vấn sâu đối với thân nhân

36

36

của bệnh nhân.....................................................................................
Bảng 2.1 : Mức độ thân nhân đến thăm và gọi điện thoại cho bệnh


43

nhân so sánh 5 năm trước đây và hiện nay.........................................
Bảng 2.2 : Ý kiến của thân nhân và bệnh nhân về người nhiễm

51

HIV/AIDS...........................................................................................
Bảng 2.3 : Ý kiến của thân thân về tuổi thọ của người nhiễm

53

HIV/AIDS 5 năm trước đây................................................................
Bảng 2.4 : Ý kiến của người thân về tuổi thọ của người nhiễm

54

HIV/AIDS hiện nay ...........................................................................
Bảng 2.5 : Ý kiến của thân nhân về vấn đề học tập của người nhiễm

58

HIV/AIDS .........................................................................................
Bảng 3.1 : Kiến thức về sự lây nhiễm và phòng tránh HIV/AIDS 5

76

năm trước ...........................................................................................
Bảng 3.2 : Sự thay đổi kiến thức về sự lây nhiễm và phòng tránh


76

HIV/AIDS hiện nay ............................................................................
Bảng 3.3 : Mức độ hiểu biết các luật về phịng chống HIV/AIDS,

77

chia theo trình độ học vấn của thân nhân...........................................
Bảng 3.4 : Mức độ hiểu biết các luật về phòng chống HIV/AIDS,

78


xiii
chia theo trình độ học vấn của bệnh nhân...........................................
Bảng 3.5 : Các nguồn tiếp nhận thông tin của thân nhân bệnh nhân

79

trước đây 5 năm và hiện nay, chia theo trình độ học vấn..................
Bảng 3.6 : Ý kiến về nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS, chia theo

79

trình độ học vấn.................................................................................
Bảng 3.7 : Ý kiến của thân nhân người bệnh về việc lập gia đình

81


của người nhiễm HIV/AIDS, chia theo nghề nghiệp..........................
Bảng 3.8 : Ý kiến của thân nhân người nhiễm HIV/AIDS về việc
học tập của người nhiễm HIV/AIDS chia theo nghề nghiệp..........

82


xiv
DANH SÁCH CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC
Trang
Bảng 2.3 : Thơng tin về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, chun mơn, mức sống, thu nhập và tính trạng hơn nhân

115

(phỏng vấn sâu 5 bệnh nhân, tháng 9/2021) ......................................
Bảng 2.4 : Thơng tin về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học
vấn, chun mơn, mức sống, thu nhập và tình trạng hơn nhân

115

(phỏng vấn sâu 9 thân nhân, tháng 9/2021) .......................................

DANH MỤC CÁC KHUNG THÔNG TIN
Trang
Khung thông tin 1.1. Trường hợp bệnh nhân thứ nhất ....................
Khung thông tin 3.1. Trường hợp bệnh nhân thứ hai .......................
Khung thông tin 3.2. Trường hợp bệnh nhân thứ ba .........................

32

66
73


xv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1 : Số bệnh nhân vào cuối kỳ đều tăng từ năm 2018 đến

29

2020…................................................................................................
Biểu đồ 2.1 : Lý do đến bệnh viện Nhân Ái điều trị HIV/AIDS (đối với

40

bệnh nhân) .............................................................................................................
Biểu đồ 2.2 : Sự phân biệt, kỳ thị của gia đình đối với bệnh nhân

46

nhiễm HIV/AIDS ...............................................................................
Biểu đồ 2.3 : Sự phản ứng, dị xét của người thân và hàng xóm đối

48

với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS .......................................................
Biều đồ 2.4 : Mối quan hệ của bệnh nhân HIV/AIDS và người thân

50


trong gia đình ....................................................................................
Biều đồ 2.5 : Ý kiến của thân nhân người nhiễm HIV/AIDS về khả

55

năng lây truyền HIV/AIDS theo giới tính ........................................
Biều đồ 2.6 : Ý kiến của thân nhân về việc lập gia đình ..................

56

Biểu đồ 2.7 : Ý kiến của thân nhân về việc làm của người nhiễm

58

HIV/AIDS ........................................................................................
Biểu đồ 2.8 : Nguyên nhân dẫn đến định kiến đối với người mắc

60

bệnh HIV/AIDS (tỷ lệ%)..................................................................
Biểu đồ 3.1 : Ý kiến của thân nhân về khả năng tìm việc làm đối với

69

người nhiễm HIV/AIDS ..................................................................
Biểu đồ 3.2 : Sự thay đổi về mức độ hiểu biết về HIV/AIDS của

71


thân nhân và bệnh nhân HIV/AIDS.................................................
Biểu đồ 3.3 : Các kênh tiếp nhận thông tin kiến thức pháp luật về
HIV/AIDS so sánh 5 năm trước và hiện nay .....................................

72


xvi
Biểu đồ 3.4 : Sự thay đổi kiến thức về sự lây nhiễm và phòng tránh

75

HIV/AIDS............................................................................................
Biểu đồ 3.5 : Nhận thức 5 năm trước về sự lây truyền của giới tính,

80

chia theo nghề nghiệp .........................................................................
Biểu đồ 3.6 : Nhận thức hiện nay về sự lây truyền của giới tính, chia

80

theo nghề nghiệp .................................................................................
Biểu đổ 3.7 : Khi có người bị nhiễm HIV/AIDS thì các mối quan hệ
trong gia đình bị cắt đứt, theo ý kiến của thân nhân người bệnh, chia
theo nghề ............................................................................................

83



xvii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 : Bản câu hỏi .......................................................................

93

Phụ lục 2 : Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu .........................................

105

Phụ lục 2 : Danh sách mẫu nghiên cứu ..............................................

112


xviii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

HIV

Acquired Immuno Deficiency Syndrome, Hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải
Human Immunodeficiency Virus, Virus gây suy giảm
miễn dịch ở người

NXB

Nhà xuất bản


THPT, THCS

Trung học phổ thông, trung học cơ sở

tr

Trang


xix
BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại dịch HIV/AIDS (Human immunodeficiency virus infection/Acquired
Immuno Deficiency Syndrome) hiện nay đã không chỉ là một quốc gia hay một
khu vực nữa mà là đại dịch thế kỷ của nhân loại lan tràn khắp mọi nơi trên thế
giới. Điều đó thể hiện ở sự gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS với tốc độ ngày
càng nhanh. Trong những thập kỷ qua, kể từ khi ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên
trên thế giới được phát hiện vào năm 1959 tại Zaire – Châu Phi (Bộ Y tế, 2019).
Sau 40 năm, đại dịch HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người
trên thế giới. Theo thống kê của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về
HIV/AIDS, trên tồn thế giới có 37,9 triệu người đang sống chung với virus nguy
hiểm này và 23,3 triệu người bệnh đang điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV);
1,2 triệu người tử vong do HIV/AIDS (UNAIDS, 2019).
Ở Việt Nam từ khi trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện
năm 1990 đến nay, dịch HIV/AIDS đã lan rộng ra khắp các tỉnh, thành trên cả

nước. Theo báo cáo Bộ Y tế (2019), tính đến năm 2019 cả nước có tổng số
trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống là 211.981 người và 103.426 người tử
vong có liên quan đến bệnh HIV/AIDS. Một con số đáng báo động nữa là trong
10 tháng đầu năm 2019, trên cả nước đã xét nghiệm và phát hiện 8.479 người
mới nhiễm HIV, số tử vong là 1.496 người (Bộ Y tế, 2019). Căn bệnh thế kỷ này
đã trở thành vấn nạn của quốc gia, gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế
cũng như đời sống văn hóa xã hội của đất nước. Dịch HIV/AIDS đang tác động
tiêu cực tới đời sống kinh tế, văn hóa, tâm sinh lý, tuổi thọ… của các nhóm đối
tượng sống chung với nó, nhất là đối với chính người bị nhiễm HIV/AIDS (Bộ Y
tế, 2019).
Trong bài viết “Cần có thái độ đối xử đúng với người nhiễm HIV/AIDS”,
Hà Linh (2018) nhận định rằng trong xã hội ai cũng biết HIV/AIDS là căn bệnh
nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng hiểu và nhận thức đầy đủ về nó : “Để tích
cực phịng, chống HIV/AIDS cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và


2
nhân dân, chú trọng tuyên truyền phòng chống lây nhiễm, phải có cái nhìn, thái
độ ứng xử đúng với người bị nhiễm HIV/AIDS, để cảm thông, chia sẻ, giúp họ
tạo dựng được niềm tin, nghị lực để sống và đóng góp cho xã hội” (Hà Linh,
2018). Cũng trong bài viết “Nhận thức đúng để đẩy lùi căn bệnh thế kỷ HIV”
trên báo Hà Nội mới, tình hình dịch HIV tại Hà Nội vẫn còn diễn biến phức tạp,
tập trung ở đối tượng có nguy cơ cao như ma túy, mại dâm, tình dục đồng giới…
“Phịng, chống HIV/AIDS khơng phải là nhiệm vụ của riêng một cá nhân, tổ
chức, mà đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng, xã hội. Điều quan
trọng là cần tăng cường sự hỗ trợ, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị
nhiễm HIV/AIDS” (Nhận thức đúng để đẩy lùi căn bệnh thế kỷ HIV”, Hà Nội
mới, 2018).
Đức Anh (2017), nhận định sự kỳ thị vẫn cịn tiếp diễn ở những hình thức
khác nhau, đặc biệt là ở lứa trẻ và nhóm mới phát hiện, không những từ cộng

đồng mà ngay cả người thân trong gia đình họ : “Kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn
đến hạn chế một số quyền cơ bản của cơng dân như quyền được chăm sóc sức
khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại…”.
Hà Linh (2018) nhận định như sau : cộng đồng, gia đình vẫn cịn tình trạng
kỳ thị phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và đó cũng là trở ngại và
rào cản lớn dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng, sự kỳ thị làm
giảm đi cơ hội để người nhiễm HIV tiếp cận đến các dịch vụ, cơ sở y tế, làm
giảm đi tuổi thọ của họ; người ta thường cho rằng “chỉ có những người tiêm
chích ma túy hoặc người mua, bán dâm mới bị nhiễm HIV/AIDS, coi HIV/AIDS
là tệ nạn xã hội, nhiễm HIV là có tội, có lỗ. Sự kỳ thị phân biệt đối xử cũng chính
là rào cản lớn khiến người nhiễm HIV/AIDS khó tiếp cận các dịch vụ dự phịng
và điều trị HIV/AIDS”.
Qua việc khảo sát thực nghiệm ba thân nhân và hai bệnh nhân trước khi tiến
hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận thấy rằng sự kỳ thị, phân biệt đối xử,
những định kiến của gia đình đối với bệnh nhân đã có những thay đổi theo hướng
tích cực, tuy nhiên bệnh nhân và gia đình có người nhiễm HIV/AIDS vẫn cịn
gặp khơng ít khó khăn.


3
Thực ra căn bệnh HIV/AIDS đến nay khơng cịn xa lạ với cộng đồng, gia
đình, nhưng bệnh này đã đi sâu vào tiềm thức của con người, nói tới HIV/AIDS
là người ta dễ kết luận ngay là do tệ nạn xã hội, là cái gì đó khơng tốt, khơng nằm
trong chuẩn mực của cuộc sống. Với những gì thân nhân và bệnh nhân chia sẻ;
qua thực tiễn hơn 16 năm công tác trực tiếp tại bệnh viện Nhân Ái, môi trường
chăm sóc điều trị trực tiếp cho bệnh nhân HIV/AIDS, xét thấy, đa số trước đây
đa số người dân ít hoặc không quan tâm tới bệnh HIV. Mặt khác qua các kênh
truyền thông đại chúng, cũng như qua tiếp xúc, giao lưu trong cộng đồng, cuộc
sống thường ngày, đang tập trung tuyên truyền về sự nhạy cảm, sự nghiêm trọng
và mối đe dọa của bệnh, hơn nữa các nguyên nhân dẫn tới HIV/AIDS chủ yếu là

do ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội mà ra, Chính vì vậy những định kiến này
đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong đó có thân nhân của bệnh nhân. Nên
khi con em họ bị nhiễm HIV thì đương nhiên họ có sắn sự định kiến khơng tốt.
Hơn nữa ngồi người bị nhiễm HIV/AIDS, thì chính người thân của họ cũng bị
ảnh hưởng khơng ít đến tâm lý, cịn bị chỉ trích vì khơng biết chăm lo, chỉ bảo,
giáo dục con cái của mình. Chính gia đình họ cũng bị tổn thương rất nhiều khi
gặp phải những định kiến, kỳ thị từ người thân, hàng xóm. Về mặt kinh tế thì
nhiều gia đình cũng khó khăn hơn rất nhiều khi trong nhà có người bị nhiễm
HIV/AIDS, một mặt là do người nhiễm HIV/AIDS khơng có việc làm, mặt khác
là phải lo về chi phí điều trị, ăn, ở, sinh hoạt, hơn thế nữa là do quá trính kéo dài
trước khi bị nhiễm HIV/AIDS đa số có sử dụng chất ma túy và tái nghiện nhiều
lần. Nhiều cặp vợ chồng do áp lực nên dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc. Có người chia
sẻ thêm rằng để biết về bệnh và cách phịng bệnh thì đa số gia đình và người
bệnh đã được cập nhật kiến thức, nhưng để thay đổi hay xóa bỏ được định kiến
khơng tốt đối với bệnh HIV/AIDS thì khơng phải ai cũng làm được và chưa chắc
làm tốt. Bởi lẽ chính bệnh nhân đã đánh mất những cơ hội tốt trước đó, nên gia
đình đã phải trải qua nhiều áp lực và thực tại cũng còn những thách thức, khó
khăn. Có những người thân tuy biết rất rõ về bệnh và cách phịng bệnh, nhưng họ
lại khơng muốn thay đổi vì mỗi khi người nhà tỏ ra hịa đồng với con em họ thì
chính con em họ là người nhiễm HIV/AIDS lại tiếp tục đòi hỏi, gây thêm áp lực
cho người thân, gia đình.


×