BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ MỸ TÂY
TÁC ĐỘNG ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI RO
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Tai Lieu Chat Luong
THEO QUY ĐỊNH CỦA BASEL II
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
TP.Hờ Chí Minh, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ MỸ TÂY
TÁC ĐỘNG ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN RỦI RO TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THEO QUY ĐỊNH CỦA BASEL II
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã sớ chun ngành: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trầm Thị Xn Hương
TP.Hờ Chí Minh, năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Võ Thị Mỹ Tây
Ngày sinh: 22/03/1993
Nơi sinh : Quảng Ngãi
Chuyên ngành: 8340201
Mã học viên: 1883402010035
Tôi đồng ý cung cấp tồn văn thơng tin luận án/ luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản
quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường
đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thông tin luận án/ luận văn
tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
Võ Thị Mỹ Tây
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam theo quy định của Basel II” là bài nghiên cứu của
chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.Hờ Chí Minh, tháng 04 năm 2022
(Đã ký)
Võ Thị Mỹ Tây
i
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt kiến thức quý báu để tôi lựa chọn đề tài và thực hiện đề cương luận văn
“Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro tại các Ngân hàng Thương mại Việt
Nam theo quy định của Basel II”.
Chân thành cảm ơn Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Mở TP. Hờ
Chí Minh đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong śt q trình thực
hiện đề cương luận văn.
Sau cùng, chân thành cảm ơn quý Thầy/Cơ giảng dạy chương trình đào tạo
Thạc sỹ Tài chính ngân hàng của Trường Đại Học Mở TP. Hờ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm hết sức bổ ích để tơi có thể
hoàn thành đề cương luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hờ Chí Minh, tháng 04 năm 2022
(Đã ký)
Võ Thị Mỹ Tây
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... viii
TÓM TẮT ...................................................................................................... ix
ABSTRACT .................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................. 1
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 4
1.5 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................. 5
1.5.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 5
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 5
1.6 KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU................................................................ 6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .... 8
2.1 ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP NGÂN HÀNG ........................................ 8
2.1.1 Thu nhập ngân hàng ............................................................................... 8
2.1.2 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng ........................................................... 8
2.1.3 Lý thuyết đa dạng hóa thu nhập ........................................................... 10
iii
2.1.4 Đo lường đa dạng hóa thu nhập ........................................................... 13
2.2 RỦI RO NGÂN HÀNG .......................................................................... 14
2.2.1 Khái niệm rủi ro ngân hàng .................................................................. 14
2.2.2 Lý thuyết rủi ro ngân hàng ................................................................... 15
2.2.3 Đo lường rủi ro ngân hàng ................................................................... 17
2.4 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ĐA DẠNG HOÁ THU NHẬP ĐẾN RỦI
RO NGÂN HÀNG ................................................................................................... 19
2.4.1 Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều với rủi ro ......................... 19
2.4.2 Đang dạng hóa thu nhập tác động ngược chiều với rủi ro ................... 25
2.5. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU .................................................................. 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 37
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 38
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 38
3.2. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................... 39
3.3. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN ....................................................................... 40
3.3.1. Biến phụ thuộc .................................................................................... 40
3.3.2. Biến độc lập......................................................................................... 42
3.3.3. Biến kiểm soát ..................................................................................... 43
3.4 NGUỒN DỮ LIỆU ................................................................................. 48
3.5. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG ........................................................... 49
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN .......................... 54
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................... 54
4.2 TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ....................................................... 55
4.3 KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN ................................ 56
4.4 KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP POOLED OLS, FEM,
REM ......................................................................................................................... 56
iv
4.5 KIỂM ĐỊNH NỘI SINH ......................................................................... 58
4.6 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN DGMM VÀ SGMM .................................... 58
4.7 KẾT QUẢ HỒI QUY GMM................................................................... 59
4.8 THẢO LUẬN KẾT QUẢ ....................................................................... 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................ 66
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 67
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 67
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 68
5.3 HẠN CHẾ ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........... 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 73
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN .............................................................. 79
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 80
v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................39
Hình 3.2: Lưu đờ thực hiện ước lượng .....................................................................52
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây theo tác động của đa dạng hóa thu
nhập đến rủi ro ngân hàng ........................................................................................30
Bảng 3.1: Tóm tắc các biến trong mơ hình .............................................................. 44
Bảng 4.1: Thớng kê mơ tả biến ................................................................................54
Bảng 4.2: Ma trận tương quan..................................................................................55
Bảng 4.3: Hệ số VIF .................................................................................................56
Bảng 4.4: Kết quả hời quy mơ hình OLS, FEM, REM ............................................58
Bảng 4.5: Kiểm định hiện tượng nội sinh ................................................................ 58
Bảng 4.6: Lựa chọn phương pháp ước lượng...........................................................59
Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu tác động đa dạng hoá thu nhập, tuân thủ tiêu chuẩn
Basel II và rủi ro ngân hàng thương mại ..................................................................59
Bảng 4.8: Kiểm định giả thuyết ...............................................................................64
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CAR
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Capital Adequacy Ratio
Hệ sớ an tồn vớn tới thiểu
Branch
Chi nhánh
CNTT
Information technology
Cơng nghệ thơng tin
FEM
Fixed effects regression model
Mơ hình hời quy tác động cớ định
GMM
Generalized Method of
Mơ hình hời quy moment tổng quát
CN
Moments
IPO
Initial Public Offering
Niêm yết và phát hành lần đầu trên
thị trường chứng khoán
NH
Bank
Ngân hàng
NHNN
State bank
Ngân hàng Nhà nước
NHTW
Central bank
Ngân hàng Trung ương
OLS
Pooled OLS
Mơ hình hời quy gộp
TCTD
Credit institutions
Tổ chức tín dụng
TMCP
Stock Commercial
Thương mại cổ phần
viii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra tác động của đa dạng hoá thu
nhập, áp dụng các tiêu chuẩn Basel II đến rủi ro các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM dựa trên
mẫu dữ liệu gồm 21 ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020, tác giả tìm thấy
bằng chứng về tác động cùng chiều của đa dạng hoá thu nhập đến rủi ro ngân hàng
và tác động ngược chiều của việc tuân thủ các quy định Basel II đối với rủi ro ngân
hàng. Điều này ngụ ý rằng việc tăng thu nhập ngoài lãi làm tăng rủi ro ngân hàng
nhưng tuân thủ các tiêu chuẩn Basel II sẽ làm giảm rủi ro ngân hàng. Kết quả nghiên
cứu này mang đến hàm ý cho các nhà quản trị trong ngân hàng về giảm rủi ro và tăng
tính ổn định ngân.
Từ khóa: Rủi ro ngân hàng, Đa dạng hoá thu nhập, Basel II, Việt Nam.
ix
ABSTRACT
This study was conducted to examine the impact of income diversification,
application of Basel II standards on the risk of Vietnamese commercial banks. To
achieve the above goal, the study using GMM regression method based on a data
sample of 21 Vietnamese banks in the period 2012-2020, the author finds evidence
of a positive impact of income diversification. on banking risk and the negative
impact of Basel II compliance on banking risk. This implies that increasing noninterest income increases bank risk but compliance with Basel II standards reduces
bank risk. The results of this study bring implication for managers in banks about
reducing risk and increasing bank stability.
Keywords: Banking risk, Income diversification, Basel II, Vietnam.
.
x
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU
Hệ thớng ngân hàng Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể trong những năm
gần đây. Một số ngân hàng sáp nhập lại và các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt
động trong ngành tài chính. Các ngân hàng lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh được
khuyến khích cải thiện và mở rộng các dịch vụ ngân hàng của mình. Việc sáp nhập
và hợp nhất ngân hàng đã làm gia tăng áp lực cạnh tranh và hỗ trợ quá trình tái cấu
trúc lại ngành ngân hàng. Các ngân hàng đã bắt đầu chuyển hướng từ hoạt động tín
dụng chuyên biệt sang hoạt động phi truyền thống nhằm đa dạng hóa ng̀n thu,
giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm triển vọng mới cho mình. Cơ cấu doanh thu thường
xuyên thay đổi đáng kể được phản ánh trong các chiến lược kinh doanh của ngân
hàng. Trong cơ cấu thu nhập của ngành ngân hàng, thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu
chủ yếu. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn thu nhập từ lãi đã có dấu hiệu giảm trong những
năm gần đây, thu nhập ngoài lãi tăng từ 18% năm 2015 lên 23% trong tổng cơ cấu
nguồn thu nhập ngân hàng thương mại vào cuối năm 2017 (Nguyen, 2019). Điều này
chứng tỏ hoạt động kinh doanh phi truyền thống vẫn là một lựa chọn khả thi cho các
ngân hàng thương mại Việt Nam. Hệ thống ngân hàng sẽ trở nên cạnh tranh hơn
trong tương lai khi hội nhập kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng được thúc đẩy. Do đó,
đa dạng hóa ng̀n thu là xu hướng tất yếu, khách quan sẽ giúp ngân hàng gia tăng
lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, nâng cao vị thế cạnh tranh trong hệ thống.
Mặt khác, các ngân hàng thương mại có xu hướng thực hiện chiến lược đa dạng
hóa ng̀n tín dụng khi gặp thách thức trong hoạt động cho vay, đặc biệt khi các quy
định mới được áp dụng nhằm thắt chặt kiểm sốt tín dụng, đa dạng hố thu nhập để
thực hiện các hoạt động khác nhằm tìm kiếm các khả năng mới. Trước đây, thu nhập
ngoài lãi của ngân hàng chủ yếu bao gờm phí dịch vụ, bao gờm xử lý séc, dịch vụ ủy
thác và quản lý tài sản. Các ngân hàng gần đây đã phát triển sang các lĩnh vực mới
như bảo hiểm, đầu tư kinh doanh thương mại và các dịch vụ khác. Kết quả của việc
mở rộng các hoạt động phi truyền thống, các ngân hàng thương mại có thể cạnh tranh
trong một phân khúc thị trường rộng lớn hơn, tạo ra doanh thu ngày càng cao từ
1
nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, những thay đổi kinh tế gần đây đã có tác động
đáng kể đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng.
Nhiều nghiên cứu lại đưa ra nhiều quan điểm khác nhau với chiến lược đa dạng
hóa của ngân hàng. Khi các ngân hàng tham gia vào các hoạt động không thuộc lĩnh
vực kinh doanh chính của mình, một sớ người nói rằng chi phí đắt đỏ của sự đa dạng
sẽ làm tăng rủi ro và làm giảm doanh thu, hoặc sự đa dạng hóa sẽ làm tổn hại đến
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do sự phức tạp trong hoạt động của mình, các
ngân hàng đã lưu ý rằng việc phụ thuộc nhiều hơn vào doanh thu ngoài lãi đã dẫn
đến nhiều biến động và rủi ro, nhưng lợi nhuận không cao hơn (Nguyen, 2019;
Paltrinieri và cộng sự, 2021; Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai, 2015). Thu
nhập ngoài lãi tăng của các ngân hàng kéo theo nhiều chi phí cớ định hơn, dẫn đến
tăng tỷ lệ đòn bẩy và rủi ro trong hoạt động ngân hàng (Li và cộng sự, 2021;
Paltrinieri và cộng sự, 2021; Fiordelisi và cộng sự, 2011). Nghiên cứu thực nghiệm
của Wang và Lin đã chứng minh cho nhận định này (năm 2021). Đa dạng hóa mang
lại cả lợi ích và hạn chế, được chứng minh bằng nghiên cứu ở trên. Bất kể ngân hàng
có đa dạng hóa hay khơng, đa dạng hóa đang diễn ra do sự cần thiết của đa dạng hóa
nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Những cải tiến này đều nhằm hiện đại hóa quy trình
ngân hàng và cải tiến các sản phẩm dịch vụ tài chính. Nghiên cứu trước đây đã chỉ
ra ảnh hưởng của các quy định Basel II và gần đây là tác động của yếu tố vĩ mô đối
với rủi ro ngân hàng, bên cạnh tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với rủi ro ngân
hàng thương mại.
Một số nghiên cứu đã phân tích tác động của quy định Basel II đới với rủi ro
ngân hàng. Từ góc độ lý thuyết, Hasan và cộng sự (2021) chỉ ra rằng việc thực hiện
Basel II tạo động lực cho các ngân hàng nhỏ chấp nhận rủi ro cao hơn vì lợi thế cạnh
tranh dành cho các ngân hàng lớn hơn, trong khi Mohanty (2021) kết luận rằng quy
định Basel II có thể khiến các ngân hàng khẩu vị rủi ro thấp sẽ giải ngân cho các
khách hàng ít rủi ro và các ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao giải ngân cho những
người đi vay rủi ro. Nghiên cứu của Pereira, Silva và Pereira (2018) cho thấy việc
2
quản lý rủi ro hoạt động và tầm quan trọng của Basel II trong việc kiểm soát các rủi
ro.
Theo hiểu biết của tác giả, đã có một sớ bằng chứng về tác động của đa dạng
hoá thu nhập đến rủi ro các ngân hàng Việt Nam (Nguyen, 2019; Vuong và Nguyen,
2020; Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai, 2015), tuy nhiên chưa tìm thấy nghiên
cứu nào phân tích tác động trong điều kiện thực hiện Basel II đến rủi ro của ngân
hàng trong bới cảnh Việt Nam. Do đó, bài nghiên cứu cố gắng bổ sung các bằng
chứng thực nghiệm, chính vì vậy tác giả thực hiện đề tài “ Tác động của đa dạng hóa
thu nhập đến rủi ro tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo quy định của Basel
II” làm đề tài cho nghiên cứu của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tác động đa dạng hoá thu nhập đến rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam theo quy định của Basel II.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục đích của bài luận văn này là:
Thứ nhất, nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đới với rủi ro ngân
hàng thương mại ở Việt Nam.
Thứ hai, đo lường mức độ tác động của đa dạng hoá thu nhập đến rủi ro ngân
hàng trong điều kiện thực hiện Basel II.
Thứ ba, hàm ý chính sách về đa dạng hố thu nhập và hạn chế rủi ro.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu trả lời các câu hỏi nghiên
cứu như sau:
Đa dạng hố thu nhập có tác động đến rủi ro ngân hàng thương mại hay khơng?
Mức độ tác động của đa dạng hố thu nhập đến rủi ro ngân hàng trong điều kiện
thực hiện basel II như thế nào?
3
Các chính sách nào về đa dạng hố thu nhập nhằm hạn chế rủi ro trong điều
kiện thực hiện basel II?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đa dạng hoá thu nhập, thực hiện tiêu chuẩn Basel II và
rủi ro các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: 21 ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Thành phớ Hờ Chí Minh (HSX), Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX), các ngân hàng niêm yết trên sàn Upcom và OTC. Lý do chọn 21 ngân
hàng do đây là những ngân hàng đầy đủ dữ liệu nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2020. Dữ liệu ban đầu được lấy
từ năm 2010 là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới, tuy nhiên do tác giả lấy
độ lệch chuẩn để tính rủi ro ngân hàng thương mại nên dữ liệu còn lại giai đoạn 20122020.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này tác giả tiếp cận theo hướng định lượng với sự hỗ trợ của
phần mềm Stata16 nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của đa dạng
hoá thu nhập, trong điều kiện áp dụng tiêu chuẩn Basel II đến rủi ro các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, mơ hình hời quy đa biến với dữ
liệu bảng cân bằng được xây dựng với quy mô mẫu từ 21 ngân hàng thương mại Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, khi đó nghiên cứu đạt được số quan
sát là 189 quan sát. Đầu tiên, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Pooled OLS,
FEM, REM, cuối cùng sử dụng phương pháp GMM để xử lý nội sinh trong mơ hình
Tuy nhiên, đặc thù của dữ liệu dạng bảng động mà nghiên cứu sử dụng có sự xuất
hiện biến trễ là biến giải thích của biến phụ thuộc là một trong những nguyên nhân
dẫn đến nội sinh và mơ hình bị tự tương quan bậc tương ứng. Để khắc phục hiện
4
tượng nội sinh nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống và GMM
sai phân được đề xuất bởi Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) sau
đó lựa chọn phương pháp GMM phù hợp nhất nhằm giải quyết được mục tiêu nghiên
cứu. Cuối cùng nghiên cứu sử dụng kiểm định Hansen-test để kiểm định tính ngoại
sinh của các biến công cụ, kiểm định Arellano-Bond để kiểm định sự tự tương quan
phần dư trong ước lượng.
1.5 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với
phương pháp ước lượng DGMM trong mơ hình dạng bảng động. Trong các nghiên
cứu trước đây Dahir, Mahat và Ali (2018) cho thấy tác động của đa dạng hoá thu
nhập đến rủi ro các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu của Nguyen (2019) và nghiên
cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) về lợi nhuận và rủi ro từ đa
dạng hoá thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu của Mohanty
và Lin (2021) về áp dụng tiêu chuẩn Basel II và rủi ro ngân hàng thương mại, Korzeb
và Niedziółka (2020) đến rủi ro ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn
chưa có nghiên cứu về tác động của đa dạng hố thu nhập, trong điều kiện thực hiện
tiêu chuẩn Basel II đến rủi ro ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cung cấp bằng
chứng thực nghiệm Việt Nam về mối quan hệ giữa đa dạng hoá thu nhập, trong điều
kiện thực hiện tiêu chuẩn Basel II đến rủi ro ngân hàng thương mại.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Theo kết quả nghiên cứu, đa dạng hóa thu nhập làm tăng rủi ro cho các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam do thu nhập từ hoạt động cho vay có thể sẽ khơng thay
đổi theo thời gian do người tiêu dùng sợ thay đổi quan hệ tín dụng. Khi khách hàng
thay đổi quan hệ cho vay, họ sẽ phải chịu thêm chi phí chuyển đổi và chi phí thơng
tin, đờng thời ng̀n thu nhập từ các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi sẽ biến động
đáng kể vì ngân hàng có thể dễ dàng chuyển hoạt động này sang cho vay. Sau đó,
nghiên cứu tiếp tục xem xét ảnh hưởng các yếu tố vĩ mô đến các ngân hàng thương
5
mại Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện tiêu chuẩn Basel II sẽ
giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm thiểu rủi ro. Cuối cùng, nghiên cứu
đưa ra các khuyến nghị giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.6 KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU
Kết cấu bài nghiên cứu gồm các chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương này tóm tắt về lý do chọn đề tài và vấn đề nghiên cứu cũng như các
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và các ý
nghĩa đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Tóm tắt về lý thuyết, lý luận khoa học và các bằng chứng thực nghiệm trên
thế giới và Việt Nam đặc biệt về mối liên hệ giữa đa dạng hoá thu nhập và trong điều
kiện thực hiện tiêu chuẩn Basel II đến rủi ro các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mô tả phương pháp thực hiện, giải thích các biến trong mơ hình, đặc điểm của
mơ hình nghiên cứu và các giả định được đặt ra để kiểm định trong bài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong Chương 3, tác giả đưa ra các kiểm định để lựa chọn phương pháp ước
lượng nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu dựa trên dữ liệu, phương pháp luận
và mơ hình nghiên cứu. Đồng thời, cung cấp các kết quả định lượng và so sánh chúng
với những kết quả thu được bằng cách sử dụng các phương pháp ước lượng khác
nhau.
Chương 5: Kết luận và hàm ý kiến nghị
Tổng kết về kết quả nghiên cứu, hạn chế đề tài và hướng mở rộng tiếp theo.
6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
“Trong
chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài và các vấn
đề nghiên cứu trong luận văn. Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu tác giả chỉ
ra mục tiêu nghiên cứu. Từ những mục tiêu đó tác giả tiến hành thu thập các kết quả
của các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ đề về tác động của đa dạng hoá thu
nhập, trong điều kiện thực hiện tiêu chuẩn Basel II đến rủi ro các ngân hàng thương
mại Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra bằng chứng thực nghiệm Việt Nam về mới quan
hệ giữa đa dạng hố thu nhập, trong điều kiện thực hiện tiêu chuẩn Basel II, đến rủi
ro các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc tuân
thủ các tiêu chuẩn Basel II và việc phòng tránh rủi ro từ đa dạng hố thu nhập. Đề
tài cịn cho thấy đa dạng hoá thu nhập làm tăng rủi ro ngân hàng và ngân hang có áp
dụng tiêu chuẩn Basel II sẽ làm giảm rủi ro ngân hàng.”
7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
2.1 ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP NGÂN HÀNG
2.1.1 Thu nhập ngân hàng
Thu nhập ngân hàng, theo Rose & Hudgins (2006), là số tiền nhận được từ các
dịch vụ đầu ra của ngân hàng, bao gồm thu nhập từ việc sử dụng vốn và các hoạt
động khác. Thu nhập của ngân hàng thương mại là thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ và
hoạt động của ngân hàng thương mại; Tuy nhiên, do cấu trúc của thị trường, nó có
thể được chia thành hai loại: thu nhập từ tiền lãi và thu nhập từ tiền lãi.
Các ng̀n thu chính của ngân hàng như sau:
Lãi từ các khoản cho vay khách hàng, thu nhập bổ sung từ hoạt động tín dụng
và thu nhập từ kinh doanh chứng khốn nợ đều là những ví dụ về thu nhập từ hoạt
động cho vay.
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh (mua, bán) chứng khoán kinh doanh, chứng
khoán đầu tư, thu nhập từ góp vớn mua cổ phần, hoạt động kinh doanh ngoại hới đều
là những ví dụ về thu nhập từ hoạt động đầu tư.
Các dịch vụ thanh tốn, ngân quỹ, chi trả kiều hới, bảo lãnh, bảo quản tài sản
và các hoạt động dịch vụ khác tạo ra doanh thu.
Các nguồn thu nhập khác
2.1.2 Đa dạng hóa thu nhập ngân hàng
Markowitz (1952), đa dạng hóa danh mục đầu tư là sự kết hợp các tài sản khơng
có tương quan nhiều. Một nhà đầu tư chọn đầu tư vào hai tài sản có cùng rủi ro và
lợi tức, thì tỷ suất sinh lợi trên danh mục đầu tư của anh ta thu được thông qua cả hai
tài sản là tỷ suất sinh lợi của tài sản đó (nghĩa là không thay đổi). Tuy nhiên, nếu các
tài sản không tương quan hoàn toàn, rủi ro của danh mục đầu tư sẽ thấp hơn rủi ro
của từng tài sản riêng lẻ.
8
Đa dạng hóa là cách phịng vệ để chớng lại rủi ro vỡ nợ và giảm sự xuất hiện
của cuộc khủng hoảng (Froot và Stein, 1998).
Đa dạng hóa là cơ chế để tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động, nhất là quy mô
và phạm vi hoạt động gia tăng (Landskronce và các cộng sự, 2005).
Đa dạng hóa là một chiến lược đầu tư được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro bằng
cách kết hợp một loạt các khoản đầu tư khác nhau. Việc kết hợp này tạo ra một danh
mục đầu tư theo nhiều hướng và khơng có khả năng tất cả các khoản đầu tư di chuyển
theo cùng một hướng.
Có thể thấy xu hướng hoạt động hiện nay của hệ thống NHTM trên thế giới là
đẩy mạnh đa dạng hóa ng̀n thu nhập. Ngoài ng̀n thu nhập từ các hoạt động
truyền thớng như: Hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư… Các NHTM cịn có ng̀n
lợi từ nhuận từ hoạt động phi truyền thớng như: Phí dịch vụ, hoa hờng, bảo hiểm,
chứng khốn…
Rose & Hudgins (2006), hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng được giải
thích thơng qua sự thay đổi giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi và bằng sự thay
đổi nội tại của hai loại thu nhập được phân tích. Nếu như ng̀n thu nhập của ngân
hàng có được chỉ duy nhất từ thu nhập lãi rịng thì được gọi là tập trung, nhưng nếu
ng̀n thu này có được phân chia giữa thu nhập ngồi lãi và thu nhập từ lãi thì được
gọi là đa dạng hóa. Hoạt động đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng chủ yếu tập trung
vào lĩnh vực kinh doanh thương mại và các hoạt động tạo phí và hoa hờng. Với việc
đa dạng hóa thu nhập, ngân hàng khơng cịn tập trung vào các lĩnh vực truyền thống
mà dần chuyển dịch sang kinh doanh buôn bán khác, tạo thêm nguồn thu nhập cho
ngân hàng.
Thu nhập từ lãi: Là phần thu nhập lãi thuần được tính bằng thu nhập từ lãi trừ
chi phí lãi.
Thu nhập ngồi lãi: Là khoản lãi thu được từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh
ngoại hới, chứng khốn kinh doanh, góp vớn cổ phần và các hoạt động khác…
9
2.1.3 Lý thuyết đa dạng hóa thu nhập
Theo lý thuyết Jaffar, Dewandaru và Masih (2018) về đa dạng hóa thu nhập
ngân hàng thì có hai quan điểm cơ bản trái ngược nhau:
Quan điểm thứ nhất: Đa dạng hóa thu nhập mang lại hiệu quả cho hoạt
động của ngân hàng thể hiện ở việc tăng thu nhập và giảm rủi ro.
Đa dạng hóa ng̀n thu nhập tạo ra nhiều lợi thế cho ngân hàng, làm giảm tổng
rủi ro, làm ổn định thu nhập hoạt động của ngân hàng. Thay vì tập trung vào các lĩnh
vực tài chính truyền thớng, ngân hàng chủ động đa dạng tập danh mục thu nhập, tạo
ra nhiều nguồn thu khác nhau. Bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh, các ngân
hàng có cơ hội tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới, phân khúc thị trường rộng
lớn hơn. Nguồn khách hàng của lĩnh vực này sẽ bổ sung cho lĩnh vực khác tạo ra
khối lượng khách hàng lớn cho ngân hàng. Thêm vào đó, khách hàng tiếp nhận được
nhiều sản phẩm dịch vụ của từng hoạt động kinh doanh sẽ cảm thấy tiện lợi khi giao
dịch với ngân hàng. Điều này tạo cho khách hàng sự tin tưởng đới với ngân hàng,
nâng cao uy tín trên thị trường cho ngân hàng.
Stiroh (2004), đa dạng hóa thu nhập củng cớ vai trị của ngân hàng do các ngân
hàng có thể hạn chế thơng tin bất cân xứng bằng cách sử dụng các thông tin cần thiết
từ các mối quan hệ ngân hàng cho vay và làm gia tăng các dịch vụ tài chính khác.
Elsas và cộng sự (2010), cho rằng các nhà giao dịch thường xuyên chuyển từ
hoạt động truyền thống sang hoạt động dịch vụ tạo ra phí và hoa hờng, dẫn đến đa
dạng hóa thu nhập. Các ngân hàng sẽ có nhiều thu nhập từ hoạt động kinh doanh
thuần do họ có nhiều hoạt động phi truyền thớng, giúp đa dạng hóa thu nhập.
Nguyen, Skully và Perera (2012), cho rằng đa dạng hóa thu nhập giúp ngân
hàng phân tán rủi ro và giảm thiểu thiệt hại. Vì lãi suất và sự biến động kinh tế vĩ mơ
có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng. Mặt khác, các hoạt động phi tín dụng ít rủi
ro hơn các hoạt động tín dụng và mang lại cho ngân hàng doanh thu nhất quán.
10
Jones (2018), Các ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận bằng
cách đa dạng hóa các dòng thu nhập của họ. Khi ngân hàng hoạt động trơn tru và ổn
định, nó sẽ có ảnh hưởng rộng rãi đến nền kinh tế, bao gồm cả công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Khi ngân hàng đa dạng hóa thu nhập, ngân hàng có thêm hàng hóa và dịch vụ
để thu hút và mở rộng đối tượng khách hàng, dẫn đến thu nhập ngoài lãi. Khi có
nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì hoạt động thương mại của ngân
hàng sẽ được cải thiện. Đồng thời, các hàng hóa và dịch vụ hiện đại và kỹ thuật cần
các ngân hàng hình thành các kết nới hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế.
Khi hàng hoá và dịch vụ của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì uy
tín của ngân hàng được nâng cao. Thương hiệu và vị thế của ngân hàng trên thị trường
trong nước và quốc tế (Dedehouanou và McPeak, 2020).
Quan điểm thứ hai: Đa dạng hóa thu nhập hạn chế hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thể hiện ở việc tăng rủi ro và giảm lợi nhuận.
Trong khi nhiều cơng ty tài chính trên thế giới tập trung vào lĩnh vực kinh doanh
thì nhiều cơng ty dịch vụ tài chính và đặc biệt là ngân hàng đi theo hướng ngược lại,
hoạt động đa dạng hóa thu nhập tăng lên đáng kể.
Hoạt động đa dạng hóa tạo cơ hội cho các ngân hàng kinh doanh trên các lĩnh
vực, phương diện mới. Với những mảng hoạt động mới, ngân hàng có nhiều điều
kiện để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, mở
rộng sang những lĩnh vực khác cũng đi kèm với những rủi ro. Một khi tiềm lực chưa
đủ để thực hiện đa dạng hóa, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn với những thay đổi,
đờng thời sự chuyển biến sang những hoạt động mới cũng sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn vì
là hoạt động mới ngân hàng chưa lường trước được hết những ảnh hưởng của thị
trường cũng như những thay đổi trong chính hoạt động kinh doanh mới. Khi ngân
hàng tăng các hoạt động dịch vụ, thương mại đòi hỏi các kiến thức hiểu biết sâu,
cũng như kinh nghiệm giải quyết với những khó khăn của một bộ phận các nhân viên.
Tuy nhiên, với một lĩnh vực hoạt động mới, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán
bộ chưa bắt kịp với các hoạt động này. Lượng kiến thức hiện tại chưa đầy đủ để có
11