Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Tổng hợp nhận định và bài tập chuyên đề ttds 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.11 KB, 62 trang )

TỔNG HỢP NHẬN ĐỊNH VÀ BẢI TẬP CHUYÊN ĐỀ TTDS
Chuyên đề 1:
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTDS, ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
I. Nhận định ĐÚNG/SAI
1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Nhận định SAI.
Theo khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015 quy định: “Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sựcó
Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xétxử
theo thủ tục rút gọn.” Về nguyên tắc, việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hộithẩm
nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Tuy nhiên trong phiên tòadân sự sơ
thẩm được tổ chức theo thủ tục rút gọn thì khơng có sự tham gia của Hộithẩm nhân
dân. Như vậy, Hội thẩm nhân dân không tham gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
CSPL: Khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015.
2. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bắt buộc phải tham gia tất cả phiên
tòa dân sự.
Nhận định SAI.
Theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS quy định: Ở phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát chỉ
tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đốivới
những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấplà tài
sản cơng, lợi ích cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự làngười chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế nănglực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặctrường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015. Như vậy, Viện kiểm sátkhông tham gia tất cả các
phiên tòa, phiên họp dân sự.
1


CSPL: Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015.
3. Khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi
kiện.


Nhận định ĐÚNG.
Theo Điều 5 BLTTDS quy định:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, u cầu Tịa án có thẩm quyền
giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi
kiện, đơn u cầu đó.
2. Trong q trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay
đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Căn cứ quy định nêu trên, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự
khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
CSPL: Điều 5 BLTTDS 2015,
4. Người chưa thành niên không thể trở thành người làm chứng trong tố tụng
dân sự.
Nhận định SAI.
Theo quy định tại Điều 77 BLTTDS 2015: “Người biết các tình tiết có liên quan đến
nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách
là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm
2


chứng”. Người làm chứng chỉ cần có điều kiện là người không bị mất năng lực hành
vi dân sự. Do vậy người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) vẫn hồn tồn có đủ
điều kiện để trở thành người làm chứng.
CSPL: Điều 77 BLTTDS 2015
5. Khi có đương sự là người dân tộc, người nước ngồi tham gia tớ tụng, bắt

buộc phải có người phiên dịch cho họ.
Nhận định ĐÚNG.
Theo Điều 20 BLTTDS 2015 quy định:”...Người tham gia tố tụng dân sự có quyền
dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên
dịch.” Vì vậy, khi có đương sự là người dân tộc, người nước ngồi được sử dụng
tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình và phải có người phiên dịch cho họ.
CSPL: Điều 20 BLTTDS 2015.
6. Thư ký Tòa án có quyền chủ trì phiên hịa giải tại Tịa án.
Nhận định SAI.
Vì Thứ nhất: căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án và Thẩm phán ta
thấy: Trong tất cả các quy định tại Điều 51 BLTTDS 2015 về nhiệm vụ và quyền hạn
của Thư ký Tịa án thì Thư ký Tịa khơng có quyền chủ trì phiên hịa giải.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 48 BLTTDS 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn
của Thẩm phán thì tại khoản 10 có quy định về thẩm quyền Chủ tọa hoặc tham gia xét
xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Thẩm phán.
Thứ hai: Căn cứ vào khoản 1 Điều 209 BLTTDS 2015 quy định về Thành phần tham
gia phiên họp hịa giải thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp và Thư ký Tòa án chỉ
là người ghi biên bản phiên họp.
Căn cứ Điều 210 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp, là người
cơng bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tiến hành thủ tục hỏi đương sự,… và
3


tiến hành hòa giải. Cuối cùng thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã
thống nhất, chưa thống nhất.
Do đó, Thư ký Tịa án khơng có quyền chủ trì phiên hịa giải tại Tịa án.
CSPL: Điều 48, Điều 51, khoản 1 Điều 209, Điều 210 BLTTDS 2015.
7. Thẩm phán không được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án dân sự
Nhận định SAI.
Theo Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 quy định: “Họ đã tham gia giải quyết theo thủ

tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản
án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm,
quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp
cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm.” . Như vậy, nếu thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng thẩm phán TAND
TC hoặc Ủy ban thẩm phán TAND TC thì họ vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
CSPL: Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015.
8. Người ký tên trong đơn khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Nhận định SAI.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 BLTTDS 2015 quy định: “ c) Cá nhân
thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người khơng biết chữ,
người khuyết tật nhìn, người khơng thể tự mình làm đơn khởi kiện, người khơng thể tự
mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có
người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận
vào đơn khởi kiện.”
4


Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định: “Nguyên đơn trong vụ
án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật
này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền
và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”.
Như vậy, người ký tên trong đơn khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án dân sự trừ
trường hợp không thể tự ký tên.
CSPL: khoản 2 Điều 68, điểm c khoản 2 Điều 189 BLTTDS 2015.
9. Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
Nhận định SAI.

Căn cứ khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định về Đương sự trong vụ việc dân sự
thì: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết
vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó
xâm phạm.”.
Do đó, chỉ cần Ngun đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và khởi
kiện, thì người bị nguyên đơn khởi kiện là bị đơn, kể cả Bị đơn có thể đã hoặc chưa
gây thiệt cho nguyên đơn.
CSPL: Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015
10. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định SAI.
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn theo quy định tại Điều 72
khoản 4 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 200 BLTTDS
2015: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải.”. Do vậy, Bị đơn khơng
có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
5


Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015
II. Bài tập
Câu 1/ Chị Tiên kết hôn với anh Sỹ năm 1985, sinh được 3 con là Sử 1987,
Sự 1991, Sáng 1998. Do mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng nên chị Tiên nộp đơn
khởi kiện xin ly hôn, đơn này được Tịa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án. Trong
đơn khởi kiện, chị Tiên yêu cầu được được ly hôn, được nuôi 3 con chung, không
yêu cầu anh Sỹ cấp dưỡng, yêu cầu được chia 50% giá trị tài sản chung là căn
nhà trị giá khoảng 7 tỷ tại quận 8 hiện anh chị và các con đang ở, yêu cầu anh Sỹ
phải trả số nợ chung 2 tỷ đồng cho chủ nợ là ông Hùng. Hỏi:
a. Xác định tư cách của đương sự?
Nguyên đơn: Chị Tiên - Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởikiện, người

được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quyđịnh khởi kiện để yêu cầu
Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó
bị xâm phạm. Cụ thể: Do mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng nên chị Tiên nộp đơn khởi
kiện xin ly hôn, đơn này được Tịa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án
Bị đơn: anh Sỹ - Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơnkhởi kiện hoặc cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quyđịnh khởi kiện để yêu cầu Toà án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người
đó xâm phạm.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ơng Hùng - Người có quyền lợi,nghĩa vụ liên
quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện,không bị kiện, nhưng việc giải
quyết vụ án dân sự có liên quan đếnquyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình
đề nghị hoặc cácđương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào
thamgia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.Trong trường
hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đếnquyền lợi, nghĩa vụ của một người
nào đó mà khơng có ai đề nghịđưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có
6


quyền lợi, nghĩavụ liên quan thì Tồ án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư
cáchlà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cụ thể: vợ chồng chị Tiên và anh Sỹ
có vay ơng Hùng 2 tỷ đồng. Ông Hùng là chủ nợ của hai vợ chồng và ơng có quyền
địi nợ.
b. Ngun đơn, bị đơn có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng
không?
+ Nguyên đơn:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015 quy định: “4. Người đại diện theo ủy
quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng
dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình
tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác u cầu Tịa án giải

quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hơn nhân và gia đình thì họ
là người đại diện.”
Theo điểm k Khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định quyền, nghĩa vụ của
đương sự thì đương sự có nghĩa vụ phải tham gia phiên tòa. Khoản 1 Điều 199 Bộ
luật Tố tụng Dân sự quy định về sự có mặt của nguyên đơn tại phiên tòa: Tòa án triệu
tập hợp lệ lần thứ nhất, nguyên đơn phải có mặt; trường hợp nguyên đơn vắng mặt thì
hội đồng xét xử hỗn phiên tịa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng
mặt. Tịa án thơng báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự biết việc hỗn phiên tịa.
+ Bị đơn:
Căn cứ theo khoản 13 Điều 70 BLTTDS 2015: Bị đơn có quyền Tự bảo vệ hoặc nhờ
người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Như vậy Bị đơn có quyền ủy
quyền cho người đại diện tham gia phiên tòa. Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu

7


tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tịa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn khơng có
mặt thì Tịa sẽ xét xử vắng mặt
Câu 2/ Ơng Tuấn, bà Hà có 4 người con gờm: Hùng cư trú quận 1, Dũng cư
trú quận 5, Kiên cư trú tại Hoa Kỳ, Cường cư trú tại Nhật Bản. Tháng 1/2014,
anh Hùng khởi kiện yêu cầu anh Dũng phải chia căn nhà do cha mẹ chết để lại,
khơng có di chúc, nhà tọa lạc tại quận 9, hiện anh Dũng đang cho Cơng ty TNHH
Hồng Vũ và anh John (q́c tịch Anh) th. Tịa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ
án. Hỏi:
a/ Xác định tư cách đương sự?
Nguyên đơn: anh Hùng. Cụ thể: Tháng 1/2014, anh Hùng khởi kiện yêu cầu anh Dũng
phải chia căn nhà do cha mẹ chết để lại, khơng có di chúc, nhà tọa lạc tại quận 9.
Bị đơn: anh Dũng.
Nguời có quyền, nghĩa vụ liên quan: Cơng ty TNHH Hồng Vũ, anh John, anh Kiên

anh Cường.
b/ Bắt buộc phải có người phiên dịch trong vụ án trên không?
Ta phải xem xét các trường hợp sau:
TH1: Trong vụ án có ơng John (quốc tich Anh) thì theo BLTTDS của Việt Nam thì
ơng có quyền sử dungj tiếng nói và chữ viết củadân tộc minh, trường hợp này phải có
người phiên dịch.
TH2: Đương sự tham gia tố tụng có ít nhất một người khuyết tật nghe, nói hoặc
khuyết tật nhin có quyền dùng ngơn ngữ, kí hiệu, chữ dành riêng cho người khuêts tật;
Trường hợp này phải có người biết ngơn ngữ, ký hiệu, dành riêng cho người khuyết
tật dịch lại.
TH3: Tất cả các đương sự đều đồng ý sử dụng tiếng nói và chữ viết trong TTDS là
tiếng việt thì sẽ khơng cần người phiên dịch.
8


CSPL: Điều 20 và Điều 82 BLTTDS 2015.
c/ Nếu anh Dũng bị câm điếc thì Tòa án xử lý thế nào?
Trường hợp anh Dũng bị câm điếc phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành
riêng cho người khuyết tật dịch lại. (Điều 20 BLTTDS).
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngơn ngữ, ký hiệu
của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch. Trường hợp chỉ có
người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật
nghe, nói biết được chữ, ngơn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện
hoặc người thân thích có thể được Tịa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người
khuyết tật đó. (Khoản 2 Điều 81 BLTTDS 2015).
Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và
ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận
lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch. (Khoản
1 Điều 81 BLTTDS 2015).

Câu 3/ Bà Lan cho ông Tú vay 300tr, không lãi suất, để mở cửa hàng bán
thức ăn gia súc, thời hạn 2 năm, có hợp đờng tay ngày 10/10/2012. Do ông Tú
không trả nợ vay, ngày 20/9/2013, bà Lan khởi kiện ơng Tú đến Tịa án có thẩm
quyền yêu cầu xét xử buộc ông Tú trả nợ vay 300tr, khơng u cầu trả lãi. Sau
khi Tịa án thụ lý vụ án, ơng Tú có đơn u cầu bà Lan trả 40tr tiền thức ăn gia
súc bà Lan mua từ tháng 1/2012 đến tháng 7/2013 chưa trả, được Tòa án chấp
nhận giải quyết trong cùng vụ án do bà Lan khởi kiện. Hỏi:
a/ Xác định tư cách của đương sự?
Nguyên đơn: Bà Lan. Cụ thể: Do ông Tú không trả nợ vay, ngày 20/9/2013, bà Lan
khởi kiện ông Tú đến Tịa án có thẩm quyền u cầu xét xử buộc ông Tú trả nợ vay
300tr, không yêu cầu trả lãi.
9


Bị đơn: ơng Tú.
b/ Việc Tịa án giải qút u cầu của ông Tú trong cùng vụ án do bà Lan
khởi kiện là đúng pháp luật không?
Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải (khoản 3 Điều 200 BLTTDS) cuả ơng
Tú có quyền này.
ơng Tú có đơn u cầu bà Lan trả 40tr tiền thức ăn gia súc bà Lan mua từ tháng
1/2012 đến tháng 7/2013 chưa trả, yêu cầu này là độc lập, không cùng với yêu cầu
của bà Lan.
Ta xác định trong trường hợp này bà Lan có nghĩa vụ trả cho ông Tú tiền mua thức ăn
gia súc bà Lan mua từ tháng 1/2012 đến tháng 7/2013 chưa trả. Do đó, ơng Tú u
cầu Tịa án giải quyết bù trừ nghĩa vụ mà ông phải thực hiện theo yêu cầu nguyên
đơn.
CSPL: khoản 3 Điều 200 BLTTDS, Khoản 1 và 3 Điều 12 NQ 05/2012
c/ Giả sử Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là cháu rể của ông
Tú. Theo quy định của pháp luật, bà Lan cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình.
Thẩm phán là người tiến hành tố tụng dânsự (điểm a khoản 2 Điều 46 BLTTDS).
Xác định tình huống này như sau:
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là cháu của ông Tú. Không thuộc các
trường hợp cụ thể thay đổi Thẩm phán theo Điều 53 BLTTDS. Ta căn cứ lại điều
khoản chung: Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
theo Điều 52.
Căn cứ khoản 3 Điều 52 BLTTDS có căn cứ cho rằng họ không thể vô tư trong khi là
nhiệm vụ. Theo hướng dẫn tại khảon 3 Điều 13 NQ 03/2012 của Hội đồng TP
10


TANDTC thì đây laf trường hợp có quan hệ thơng gia căn cứ rõ ràng có thể khẳng
định là Thẩm phán không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Trước khi mở phiên tòa bà Lan phải lập văn bản trong đó nêu rõ lý don và căn cứ của
việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. (khaonr 1 Điều 55 BLTTDS).
d/ Ơng Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng không?
Cânf phải xem xét người Luật sự này có phải thuộc trường hợp khơng được làm
người đại đdiện theo Điều 87 BLTTDS.
Người đại diện trong trường hợp này chỉ có thể là theo ủy quyền. Theo quy định
khảon 4 Điều 85, Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của BLDS là người đại
diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Theo Điều 138 quy định về Đại diện theo ủy quyền BLDS:
“ 1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân
có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ
hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện

theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ
đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Vậy ông Tú hồn tồn có thể ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng thay cho mình.

11


Chuyên đề 2: THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
I. Nhận định ĐÚNG/SAI
1. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ ln thuộc thẩm quyền giải qút của
Tịa án cấp tỉnh
Nhận định SAI.
Hiện nay tranh chấp SHTT được phân loại thành hai dạng quan hệ tranh chấp là
tranh chấp dân sự và tranh chấp kinh doanh thương mại.
*Đối với tranh chấp SHTT được xác định là quan hệ tranh chấp dân sự theo khoản
4 Điều 26 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết tại Tịa án nhân dân cấp quận/
huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên nếu tranh chấp có yếu tố
nước ngồi như: một trong các bên là người/ tổ chức nước ngoài; tài sản ở nước
ngoài; ủy thác tư pháp cho cơ quan địa diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngồi; cho Tịa án nước ngồi thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
*Đối với tranh chấp SHTT được xác định là quan hệ tranh chấp kinh doanh thương
mại theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì giải quyết tại Tịa án
nhân dân cấp tỉnh.
CSPL: khoản 4 Điều 26 BLTTDS 2015, Khoản 2 Điều 30 BLTTDS 2015.
2. Tịa án có thẩm quyền giải qút vụ án ly hơn là Tịa án nơi bị đơn cư trú .
Nhận định SAI.
Vì nếu các đương sự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tịa án nơi cư trú
của ngun đơn thì Tịa án nơi nguyên đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết.


12


CSPL Điểm b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
3. Tòa án cấp huyện khơng có quyền thụ lý, giải qút tranh chấp lao động.
Nhận định SAI.
Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thuộc Điều
32 BLTTDS. Mà tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của BLTTDS thì
TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đó. Vậy câu nhận
định là sai.
CSPL: Điều 32 và điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS.
4. Tranh chấp về bất động sản luôn do Tịa án cấp tỉnh nơi có bất động sản
giải qút.
Nhận định SAI.
Theo khoản 2 Điều 105 BLDS 2015, Tài sản bao gồm bất động sản và động sản.
Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương
lai. Cho nên tranh chấp về bất động sản là tranh chấp về quyền sở hữu và các
quyền khhacs đối với tài sản thuộc khonar 1 Điều 26 BLTTDS 2015.
Theo khoản c điều 39 quy định thẩm quyền xử lý tranh chấp bất động sản là Tịa án
nơi có bất động sản giải quyết.
Theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS, thì TAND cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp dân sự quy định tại Điều 26 BLTTDS (trừ khoản 7cuar Điều luật
này).
Do vậy, tranh chấp về bất động sản khơng lndo Tịa án câp tỉnh nơi có bất động
sản gaiir quyết mà có thể do TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết như lập
luận ở trên.
13


CSPL: khoản 2 Điều 105 BLDS 2015, Điểm c khaonr 1 Điều 39, khaonr 2 điều 26,

điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS.
5. Tịa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ án dân sự.
NHẬN ĐỊNH SAI.
Chỉ những vụ án dân sự nào đã có bản án quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ
chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng
mới thuộc thẩm quyền phúc thẩm của TANDTC.
CSPL: điều 29 Luật Tổ chức TAND 2014.
6. Tranh chấp phát sinh giữa hai tổ chức có đăng ký kinh daonh là tranh chấp
kinh doanh, thương mại.
Nhận định SAI,
Bởi vì để coi là một ttranh chấp kinh daonh, thương mại thì các tổ chức đang có
tranh chấp với nhau phải có điều kiện là: đuề có đăng ký kinh doanh và đều hoạt
động vì mục đích lợi. Căn cứ theo khoản 1 Điều 30: “1. Tranh chấp phát sinh trong
hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.” Nếu khơng đủ hai điều kiện đó thì các tổ
chức này khơng được coi là có chức năng kinh doanh, thương mại mà chỉ được coi
là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận.
CSPL: khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015.
7. Tòa án nhân dân cấp huyện khơng có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.
Nhận định SAI.
14


Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015: “3. Những tranh chấp,
yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở
nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của
nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện,

trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn
trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công
dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng
cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy
định khác của pháp luật Việt Nam.”
Về nguyên tắc những yêu cầu có quyền thụ lý, giải quyết u cầu cơng nhận và cho
thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi thì khơng thuộc
thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện nhưng trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 35 BLTTDS.
CSPL: khoản 3 và khoản 4 điều 35 BLTTDS 2015.
8. Sau khi vụ án được thụ lý, thẩm quyền của Tịa án khơng thay đổi.
NHẬN ĐỊNH SAI.
Theo quy định tại điểm a khoản 5 điều 7: “5. Khơng thay đổi thẩm quyền giải
quyết của Tịa án

15


a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
này và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu
trong q trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở
nước ngồi hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, Cơ quan có thẩm quyền của
nước ngồi, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp
huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó”
Điều 10 NQ 03/2012: “Khi xét thấy vụ việc dân sự đã được thụ lý khơng thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân

dân địa phương khác cùng cấp hoặc khác cấp, thì Tịa án đã thụ lý vụ việc dân sự
ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tịa án có thẩm quyền và xoá sổ thụ
lý. Trong trường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tịa án chuyển hồ
sơ vụ việc dân sự không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm
ứng án phí đã nộp được xử lý khi Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự.
Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự do Thẩm phán được phân công giải quyết
vụ việc dân sự ký tên và đóng dấu của Tịa án. Quyết định này phải được gửi ngay
cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Tịa án có thẩm quyền sau khi nhận được quyết định chuyển vụ việc dân sự và hồ
sơ vụ việc dân sự phải vào sổ thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ việc đó theo quy định
chung.” . Do vậy, sau khi vụ án được thụ lý nhưng vẫn có thể thay đổi.
CSPL: điểm a khoản 5 Điều 7 và Điều 10 NQ 03/2012 HĐTP TAND.
9. Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngồi ln thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân tỉnh.
Nhận định SAI.
16


Vẫn có trường hợp ngoại lệ là theo khoản 4 Điều 35 BLTTDS: “4. Tòa án nhân
dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật,
giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ
và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam
cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực
biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của
pháp luật Việt Nam.”. Do vậy, không phải vụ viêc dân sự có đương sự ở nước
ngồi ln thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân cấp tỉnh.
CSPL: khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015.
10. Tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân quận 1 và Tòa án nhân
dân quận 2 do Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.
Nhận định SAI.

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức TAND 2014 quy định: “3. Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.” Vậy TAND tp. HCM là TAND cấp tỉnh
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Tổ chức TAND 2014 quy định: “4. Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.” Vậy TAND Quận 1 và
TAND Quận 2 là TAND cấp huyện.
Theo khoản 2 Điều 41 BLTTDS 2015 quy định: “2. Tranh chấp về thẩm quyền
giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.”. Như vậy tranh
chấp về thẩm quyền giữa Tòa án nhân dân quận 1 và Tòa án nhân dân quận 2 do
Chánh án TAND cấp tỉnh giải quyết (là Chánh án TAND tp HCM) chứ không phải
dp TAND thành phố HCM giải quyết.

17


CSPL: khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật Tổ chức TAND 2014 , khoản 2 Điều 41
BLTTDS 2015.
II. Bài tập
Câu 1/: Chị N (cư trú quận 1) nộp đơn khởi kiện xin ly hôn anh M (cư trú
quận 2). Anh chị có 02 con chung là K 4 tuổi và H 10 tuổi, có tài sản chung
gờm: 1 căn nhà tại quận 3, hiện anh chị đang cho bà O thuê (thời hạn thuê còn
2 năm), 1 căn nhà tại quận 4 hiện chị N đang kinh doanh thuốc tây, 1 căn nhà
tại quận 5 anh M làm cửa hàng mỹ nghệ và quyền sử dụng đất đất 100m2 tại
Biên Hịa, Đờng Nai.
Chị N u cầu Tịa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh M, được nuôi 02
con không yêu cầu anh M cấp dưỡng, được chia 1 căn nhà tại quận 4 để ở và
kinh doanh thuốc tây, các tài sản khác chị cho anh M trọn quyền sở hữu. Anh
M phản đới tồn bộ yêu cầu của chị N. Hỏi:
a/ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Quan hệ pháp luật tranh chấp là quan hệ về hơn nhân và gia đình cụ thể là tranh

chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản ly hôn.
b/ Xác định tư cách đương sự?
Nguyên đơn: Chị N. Cụ thể: Chị N (cư trú quận 1) nộp đơn khởi kiện xin ly hôn
anh M (cư trú quận 2).
Bị đơn: anh M.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà O. Cụ thể: anh chị có tài sản chung
gồm: 1 căn nhà tại quận 3, hiện anh chị đang cho bà O thuê (thời hạn thuê còn 2
năm).
18


c/ Xác định Tịa án có thẩm quyền thụ lý vụ án trên?
+ Thẩm quyền Tòa án theo vụ việc:
- Quan hệ pháp luật tranh chấp là quan hệ về hơn nhân và gia đình cụ thể là tranh
chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản ly hôn.
- CSPL: khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015.
- Vậy đây là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
+ Thẩm quyền của Tịa án theo cấp:
- Vì đây là tranh chấp hơn nhân gia đình quy định tại điều 28 BLTTDS nên TAND
cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ tranh chấp này.
- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS.
+ Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
- Tòa án nơi bị đơn cư trú
- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS.
Vậy Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ việc này là TAND Quận 2.
d/ Sau khi vụ án được thụ lý, anh M sang Thái Lan cư trú. Thẩm quyền của
Tòa án giải quyết vụ án thay đổi như thế nào?
Thẩm quyền giải quuyết vụ án này khơng thay đổi vì Tịa án nhân dân Q.2 đã thụ
lý theo đúng quy định của BLTTDS theo lãnh thổ vì TAND tiếp tục giải quuyết
mặc dù trong quá trình giair quyết vụ án anh M có sang Thái Lan cư trú.

CSPL: Khoản 3 Điều 39 BLTTDS.

19


Câu 2/: Bà Hồng cư trú tại quận 6 khởi kiện anh Nam cư trú tại Thủ Đức, anh
Long cư trú tại Biên Hịa, Đờng Nai, u cầu bời thường tiền chữa trị cho con
bà là cháu Tuấn 10t (cư trú tại quận 7), số tiền 12tr, do hai anh này đã có
hành vi gây thương tích cho cháu Tuấn. Hỏi:
a/ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp?
Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
CSPL: khoản 6 Điều 36 BLTTDS.
b/ Xác định tư cách đương sự?
Nguyên đơn: cháu Tuấn. Cụ thể: Bà Hồng cư trú tại quận 6 khởi kiện anh Nam,
anh Long yêu cầu bồi thường tiền chữa trị cho con bà là cháu Tuấn 10t do hai anh
này đã có hành vi gây thương tích cho cháu Tuấn.
Bị đơn: anh Long, anh Nam.
c/ Bà Hờng có quyền nộp đơn khởi kiện tại những Tòa án nào?
Phân tích các ý như bài 1
+ Quận 7/ Quận 5, điểm d khoản 1 Điều 40 BLTTDS
+ Thủ Đức/ Biên Hòa, điểm h khoản 1 Điều 40 BLTTDS

20



×