Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

DƯƠNG KIM HẰNG

TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN

Tai Lieu Chat Luong

TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

DƯƠNG KIM HẰNG

TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN
TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG
Chuyên ngành: Luật kinh tế


Mã số chuyên ngành: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS. CAO NHẤT LINH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Trách nhiệm của thương nhân trong việc
cung cấp thông tin cho người tiêu dùng” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Tác giả

Dương Kim Hằng


LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học chương trình Cao học Luật kinh tế tại Trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh, tơi ln nhận được sự quan tâm của quý Thầy/Cô
khoa Sau Đại học của Trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên khoa Luật kinh tế và
quý Thầy/cô giảng dạy các môn học đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu
về lý luận và thực tiễn về Luật kinh tế thật có ý nghĩa, rèn luyện cho tơi nhiều kỹ
năng để tơi có thể áp dụng trong thực tiễn nhiệm vụ cơng tác của mình. Xin cảm ơn
quý Thầy/Cô đã định hướng cho tôi trong việc chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn,
hướng dẫn cho tôi nhiều lĩnh vực cần nghiên cứu cho phù hợp với công việc đang
làm.
Xin gởi lời chân thành cảm ơn đến Tiến sĩ Cao Nhất Linh- Trưởng Bộ môn
Luật thương mại Trường Đại học Cần Thơ, mặc dù rất bận rộn với công việc giảng
dạy ở Trường nhưng Thầy đã ln dành thời gian và rất tận tình trong việc hướng
dẫn, giúp đỡ cho tôi từ việc chọn đề tài, đến viết đề cương và viết luận văn giúp tơi
hồn thành nội dung luận văn đúng quy định.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương luận
văn đã có ý kiến đóng góp, định hướng cho đề cương, giúp cho luận văn đạt yêu
cầu.
Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các anh, chị và các bạn trong lớp đã luôn ủng
hộ, động viên, chia sẽ những kinh nghiệm và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học và làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu của quý Thầy, Cô và các bạn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quyền lợi của người tiêu dùng
cho thấy: hiện nay quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm nhiều, nhất là vấn đề
được cung cấp thông tin về hàng hóa từ phía thương nhân. Từ đó, tác giả thấy rằng
việc người tiêu dùng cần phải biết các thơng tin về hàng hóa, dịch vụ; thơng tin liên

quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ từ các thương nhân là quan trọng và cần thiết;
quyền của người tiêu dùng cần phải được bảo vệ mọi lúc, mọi nơi.
Xuất phát từ lý do đó, luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận về trách nhiệm của
thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng; nêu rõ những quy
định của pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin
cho người tiêu dùng
Đồng thời, tác giả đã đưa ra một số thực trạng về trách nhiệm của thương
nhấn trong việc cung cấp thơng tin trực tiếp về hàng hóa, dịch; thơng tin có liên
quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ để qua đó cho thấy giữa quy định của pháp
luật và thực tiễn có sự chồng chéo nhau, mâu thuẫn nhau làm cho quyền lợi người
tiêu dùng bị ảnh hưởng, thậm chí bị xâm phạm. Qua đó, tác giả nêu lên những bất
cập và đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng
trong việc cung cấp thơng tin được hồn thiện hơn, quyền lợi người tiêu dùng được
đảm bảo hơn./.


SUMMARY OF THESIS
***
On the research basis of theoretical and practical on the interests of
consumers, it is found that the interests of consumers are violated a lot, especially
the issue of providing information about goods from traders. From that, the author
finds that consumers need to know information about goods and services;
information related to the transaction of goods or services from traders is important
and necessary; Consumer rights need to be protected at all times and places.
Derived from that reason, the thesis has raised the rationale of traders'
responsibility in providing information to consumers; clearly stating the provisions
of the law on the responsibilities of traders in providing information to consumers
At the same time, the author has given some realities about the responsibility
of traders in providing direct information about goods and translations; information
related to goods and service transactions, thereby showing that there are overlaps,

conflicts between the provisions of law and the practice, affecting the interests of
consumers, even being affected. violate. Thereby, the author raised shortcomings
and proposed solutions to help the law on consumers 'interests in providing more
complete information, and consumers' interests more guaranteed./.


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
THƯƠNG NHÂN TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO NGƯỜI
TIÊU DÙNG ..............................................................................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin
cho người tiêu dùng ..................................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm thương nhân ................................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm người tiêu dùng ......................................................................... 12
1.1.3. Khái quát về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin
cho người tiêu dùng ............................................................................................... 16
1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt nam về trách nhiệm
của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng ................ 20
1.2. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng ................................................................................... 24
1.2.1. Trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch......................... 24
1.2.2. Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ ............................. 31
Chương 2: THỰC TRẠNG, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN TRONG VIỆC CUNG
CẤP THÔNG TIN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG ..................................................41
2.1. Đối với trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến giao dịch ............. 41
2.1.1. Đối với trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giao dịch ............... 41
2.1.2. Đối với trách nhiệm cung cấp thông tin về hợp đồng mẫu và điều kiện

giao dịch chung ...................................................................................................... 44
2.1.3. Đối với trách nhiệm cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến
giao dịch ................................................................................................................. 54
2.2. Đối với trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ ........................ 57
2.2.1. Đối với cung cấp thơng tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa ................... 57
2.2.2. Đối với cung cấp thông tin về nhãn, giá hàng hóa, dịch vụ ..................... 59
2.2.3. Đối với cung cấp thơng tin cảnh báo khả năng hàng hóa và dịch vụ có
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng ............................................................ 65


2.2.4. Đối với các thông tin khác .......................................................................... 68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1- Lý do lựa chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường nước ta phát triển mạnh
mẽ, các tổ chức, cá nhân kinh doanh nói chung, thương nhân nói riêng mỗi năm mỗi
tăng từ đó số lượng hàng hóa, dịch vụ xuất hiện ở thị trường ngày càng nhiều, người
tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hóa và sử dụng dịch vụ
phục vụ cho nhu cầu của cá nhân mình. Tuy nhiên, do các thương nhân trong quá
trình kinh doanh luôn đặt lợi nhuận lên trên hết nên chất lượng hàng hóa, dịch vụ
ngày càng kém chất lượng; tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng
xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường; giá cả hàng hóa, dịch vụ lên xuống khơng
theo quy định; người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ít khi biết
được nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, giá cả, bảo hành, hướng dẫn sử dụng, những

thông tin cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng….Điều đó làm cho người tiêu dùng băn khoăn rất lớn, bởi không
biết lựa chọn hàng hóa, dịch vụ nào có chất lượng để phục vụ tốt cho nhu cầu cuộc
sống gia đình mình, cũng như sức khỏe của bản thân và mọi người trong gia đình
được đảm bảo.
Mặc dù Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được ban hành, có
hiệu lực; các văn bản có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được
ban hành nhiều để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, tuy nhiên thực tế hiện nay
quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm rất nhiều, nhất là trong việc cung cấp
thông tin. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng đó, chẳng hạn như: các thương
nhân bất chấp pháp luật đưa ra thị trường những loại hàng hóa, dịch vụ kém chất
lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, làm giả hàng hóa để bán cho
người tiêu dùng kiếm lợi nhuận cao, nhập hàng hóa từ nơi khác vào khơng ghi
thơng tin nguồn gốc trên nhãn hàng hóa, khơng cung cấp đầy đủ thông tin về hàng


2

hóa dịch vụ cho người tiêu dùng biết trước khi thiết lập quan hệ mua- bán; việc thực
thi pháp luật của cơ quan nhà nước cịn chưa nghiêm túc, cơng tác kiểm tra – giám
sát hàng hóa, dịch vụ chưa đảm bảo….
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng ln được xem là đối tượng
quan trọng, vì nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đối với thương nhân
thì người tiêu dùng cũng là nguồn lực và động lực cho sự phát triển kinh doanh của
thương nhân đó. Tuy nhiên, do việc thiếu thơng tin về hàng hóa, dịch vụ nên trong
quan hệ mua - bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì người mua (người tiêu dùng) luôn
được xem là bên yếu thế, cần phải được bảo vệ; quyền của người tiêu dùng trong
việc cung cấp thơng tin hàng hóa, dịch vụ bị xâm phạm rất lớn, cần phải được quan
tâm đúng mức, có biện pháp bảo vệ kịp thời, mọi lúc, mọi nơi và xem là cấp bách.
Điều đó địi hỏi Nhà nước cần ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chế tài, giám

sát….để cân bằng hài hịa lợi ích trong mối quan hệ tiêu dùng này, để quyền lợi
người tiêu dùng luôn đảm bảo, họ có thể an tâm mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ
cần thiết mà khơng phải sợ gì cả.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên và với mong muốn cho pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực thi có hiệu quả trong thực tế cuộc sống,
tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông
tin cho người tiêu dùng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật kinh tế của
mình.
2- Tình hình nghiên cứu đề tài:
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin từ các
thương nhân được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu, điển hình như:
- Đề tài của Trịnh Văn Hưng (2017): Trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng
của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt nam; Luận văn thạc sĩ Luật, chuyên ngành Luật kinh tế của
Viện Đại học Mở Hà Nội. Nội dung tác giả nêu khái quát về trách nhiệm của tổ


3

chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng; nêu thực trạng ở Việt nam và đưa ra giải pháp hoàn thiện
- Đề tài của Mai Văn Phương (2018): Trách nhiệm của thương nhân trong
kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt nam; Luận văn
thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế của Đại học Luật - Đại học Huế. Nội
dung tác giả đề cập đến một số vấn đề lý luận và pháp luật điều chỉnh trách nhiệm
của thương nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ đối với người tiêu dùng. Qua đó, tác
giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện thực thi trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ
đối với người tiêu dùng.
- Đề tài của Đinh Thành Trung (2019): Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo pháp luật Việt nam hiện nay từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật Luật kinh tế của Học viện khoa học
xã hội. Nội dung tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an tồn thực phẩm. Qua đó, tác giả nêu
lên thực trạng pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật ở Thành phố Hồ Chí Minh và
đề xuất các giải pháp hồn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
- Đề tài của Võ Thị Hạnh (2018): Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt nam, Luận văn thạc sĩ luật học, chuyên
ngành Luật Luật kinh tế của Trường Đại học Luật Hà Nội. Nội dung tác giả nêu lý
luận của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo
thương mại. Qua đó, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn thực thi pháp
luật ở Việt nam và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực quảng cáo thương mại
- Đề tài của Tống Phước Long (2018): Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong giao dịch thương mại điện tử; Luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật
Luật kinh tế của Trường Đại học Luật – Đại học Huế. Nội dung tác giả nêu lý luận


4

của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện
tử. Qua đó, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn thực thi pháp luật ở Việt
nam và định hướng các giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
- Đề tài của Đinh Ngọc Dũng (2018): pháp luật về khuyến mại qua thực tiễn
tại Thành phố Đà Nẵng; Luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Luật kinh tế
của Trường Đại học Luật – Đại học Huế. Nội dung tác giả nêu cơ sở lý luận và pháp
luật về khuyến mại. Qua đó, tác giả nêu lên thực trạng pháp luật, thực tiễn về
khuyến mại ở Thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện

pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về khuyến mại tại Thành
phố Đà Nẵng
Bên cạnh đó, cịn một số bài, tin tức được đăng tải trên các phương tiện
thông tin truyền thông, điển hình như: Nội dung “Siết kiểm tra xuất xứ, nhãn hàng
hóa

nhập

khẩu”

(được

đăng

tải

ngày

21/5/2019

trên

địa

chỉ

tapchitaichinh.vn/taichinhphapluat), Nội dung “Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng” (đăng trên báo pháp luật ngày 22/12/2019), Nội dung "Bàn về
quy định mới về nhãn hàng hóa” (được đăng tải ngày 26/7/2017 trên trang
Hanoimoi.vn/tintuc/kinhte), Nội dung “Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh trong

việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng” (được đăng tải
ngày 11/8/2015 trên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp của tác giả Luật Dương
Gia); Nội dung “Trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (được đăng tải ngày 11/3/2015 trên trang tin của
Bộ công thương Việt nam) ……..
Qua nghiên cứu các tài liệu, bài viết, luận văn thạc sĩ đi trước cho thấy: có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về quyền lợi của người tiêu dùng như: vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong an toàn vệ sinh thực phẩm, trong khuyến mại, trong
xuất xứ hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa….tuy nhiên vấn đề quy định trách nhiệm của
thương nhân nói riêng trong việc cung cấp thơng tin cho người tiêu dùng chưa có


5

nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu. Do vậy, tác giả mong muốn qua đề tài sẽ
có nhiều giải pháp quan trọng nhằm giúp cho quyền lợi người tiêu dùng trong việc
cung cấp thông tin được đảm bảo, không bị xâm phạm.
3- Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trách nhiệm cung cấp thông tin
cho người tiêu dùng của các thương nhân, tác giả mong muốn qua đề tài này sẽ đạt
các mục đích như sau:
- Khẳng định việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất quan trọng, cần
thiết trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước
- Qua lý luận và thực tiễn để cho thấy rằng vai trị của người tiêu dùng trong
việc biết các thơng tin về hàng hóa, dịch vụ; thơng tin liên quan đến giao dịch hàng
hóa, dịch vụ từ các thương nhân là quan trọng, quyền của người tiêu dùng cần phải
được bảo vệ mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, tác giả sẽ đưa ra một số thực trạng về
trách nhiệm cung cấp thơng tin trực tiếp về hàng hóa, dịch; thơng tin có liên quan
đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ để qua đó cho thấy giữa quy định của pháp luật và
thực tiễn có sự chồng chéo nhau, mâu thuẫn nhau làm cho quyền lợi người tiêu

dùng bị ảnh hưởng, thậm chí bị xâm phạm. Qua đó, tác giả sẽ nêu lên những bất cập
và đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng
trong cung cấp thơng tin được hồn thiện hơn, quyền lợi người tiêu dùng được đảm
bảo hơn
4- Câu hỏi nghiên cứu:
Câu 1: Quy định của pháp luật về thương nhân, người tiêu dùng, trách nhiệm
của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng như thế nào?
Câu 2: Thực trạng về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng hiện nay ra sao?


6

Câu 3: Bất cập của pháp luật, hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của
thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng như thế nào?
5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về trách
nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng theo Luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan
5.2- Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật trong việc
quy định trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu
dùng trên cơ sở thực tiễn tại một số tỉnh, thành phố
- Về thời gian: từ năm 2010 đến nay
6- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích luật viết: phân tích làm rõ các khái niệm, những quy
định của pháp luật hiện hành về thương nhân, người tiêu dùng, trách nhiệm cung
cấp thông tin cho người tiêu dùng…., qua đó chỉ ra những bất cập của pháp luật về

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc cung cấp thơng tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: phân tích các quy phạm pháp
luật và so sánh giữa các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm của
thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
- Các phương pháp khác như: nghiên cứu lý luận qua sách, báo, bài viết, sưu
tầm số liệu thống kê, báo cáo kết quả của các cơ quan có liên quan đến bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng…..qua đó đánh giá thực trạng, bất cập, đề xuất giải pháp
hoàn thiện
7- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


7

7.1- Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng của các thương nhân. Qua đó, làm rõ thêm về những
quy định chưa hợp lý trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) và Luật
thương mại (2005), việc thực thi pháp luật còn yếu kém đã làm cho quyền lợi của
người tiêu dùng bị ảnh hưởng, xâm phạm nhiều. Từ đó, đề ra các giải pháp giúp cho
pháp luật nước ta về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong cung cấp thơng tin
được thực thi có hiệu quả hơn, hồn thiện hơn, giúp cho quyền lợi của người tiêu
dùng được đảm bảo, không để bị xem là bên yếu thế trong quan hệ mua bán hàng
hóa, sử dụng dịch vụ.
7.2- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu cho các nhà nghiên cứu, các tổ chức,
cá nhân kinh doanh nói chung, thương nhân nói riêng và mọi người nếu như quan
tâm đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong việc được cung cấp
thông tin từ các thương nhân
8- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết

cấu thành 02 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về trách nhiệm của thương nhân trong
việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
Trong chương này, tác giả nêu khái niệm về thương nhân, khái niệm người
tiêu dùng; khái niệm về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thơng tin
cho người tiêu dùng; nêu các hình thức cung cấp thơng tin cho người tiêu dùng; q
trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt nam về trách nhiệm của thương
nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng trong giai đoạn trước năm
2010 và giai đoạn từ năm 2010 đến nay


8

Đồng thời, tác giả nêu lên quy định của pháp luật về trách nhiệm của thương
nhân trong việc cung cấp thơng tin liên quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ như:
Trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giao dịch; trách nhiệm cung cấp thông
tin về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung; trách nhiệm cung cấp hóa đơn,
chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch. Nêu quy định của pháp luật về trách
nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ như:
trách nhiệm thơng tin về nguồn gốc, xuất xứ hàng hố; thơng tin về nhãn, giá hàng
hố, dịch vụ; thơng tin cảnh báo khả năng hàng hố, dịch vụ có ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng; trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về khả năng cung
ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều
kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có
bảo hành
Chương 2: Thực trạng, bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
Chương này, tác giả nêu lên thực trạng trách nhiệm của thương nhân trong
việc cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch như: về nội dung giao dịch; về hợp
đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung; về hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến

giao dịch; thực trạng trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thơng tin về
hàng hóa, dịch vụ như: về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; về nhãn hàng hóa, giá hàng
hóa, dịch vụ; về thông tin cảnh báo khả năng hàng hố, dịch vụ có ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng; về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của
hàng hóa; cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo
hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành. Phân tích những bất cập của
pháp luật đối với quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của thương nhân liên
quan đến giao dịch; về trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hố, dịch vụ. Qua
đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của thương
nhân trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
CỦA THƯƠNG NHÂN TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm thương nhân
Thương nhân là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thương mại và đây
cũng được coi là chủ thể chủ yếu của Luật thương mại. Khái niệm thương nhân luôn
được xác định trong pháp luật của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, mỗi
quốc gia đều có những phương pháp định nghĩa khác nhau về thương nhân.
• Theo Luật thương mại Pháp 1807 - Bộ luật thương mại đầu tiên được pháp
điển hóa trên thế giới thì “Thương nhân là những người thực hiện các hành vi
thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”1. Như vậy, Luật
thương mại Pháp định nghĩa thương nhân theo bản chất của chủ thể. Luật Pháp

không quy định về trách nhiệm đăng ký kinh doanh mà chỉ quy định về loại hành vi
thương mại mà chủ thể thực hiện để được coi là thương nhân. Ngoài việc thực hiện
nhiều hành vi thương mại, chủ thể cần đáp ứng được điều kiện về những hành vi đó
như “lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”. Chỉ khi thực hiện các
hành vi thương mại một cách thường xuyên, lâu dài mang tính chất nghề nghiệp
(tức hoạt động kinh doanh mang tính ổn định, lâu dài, có sinh lời mang lại nguồn
thu nhập chính cho chủ thể) thì chủ thể thực hiện hành vi đó mới được coi là
thương nhân2.

1

Điều 1, Luật thương mại Pháp năm 1907
Lê Thị Phương Thảo (2017), Chế định thương nhân ỏ Việt nam, luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, Tr 12

2


10

• Bộ Luật thương mại Đức – một trong những bộ luật thương mại tiêu biểu
trên thế giới đại diện cho họ pháp luật La Mã - Đức quy định về thương nhân có
phần phức tạp hơn. Thương nhân là những người hành nghề kinh doanh3. Hành
nghề kinh doanh là bất kì cơ sở hành nghề nào mang lại lợi nhuận, ngoại trừ các
doanh nghiệp mà căn cứ theo tính chất, phạm vi của nó khơng địi hỏi phải thiết lập
cơ sở để hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp hành nghề mà cơ sở hoạt động của
nó chưa phải là hành nghề kinh doanh theo quy định trên vẫn được coi là hành nghề
thương mại theo định nghĩa của Bộ luật này nếu hãng của doanh nghiệp có đăng ký
trong danh bạ thương mại. Khi đã đăng ký thì việc xóa tên của hãng cũ có thể xảy
ra theo đơn đề nghị của doanh nghiệp, trong trường hợp khơng có cơ sở theo quy

định tại khoản 2 Điều 1 Bộ luật thương mại. Khi một hãng đã đăng ký trong danh
bạ thương mại thì khơng thể bị ai đó dựa vào việc đăng ký để cáo buộc rằng cơ sở
ngành nghề trực thuộc hãng không phải là cơ sở hành nghề thương mại4. Các quy
định đối với thương nhân cũng được áp dụng cho các công ty thương mại5. Như
vậy, theo Bộ luật thương mại Đức thì thương nhân là người thực hiện một cách tự
chủ hoạt động ngành nghề kinh doanh, nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tuy nhiên,
cơng việc kinh doanh phải đạt phạm vi giao dịch và đòi hỏi một mức độ tổ chức
doanh nghiệp nhất định (như thiết lập cơ sở hoạt động kinh doanh). Điều này khơng
có ở những người kinh doanh nhỏ lẻ, với họ luật thương mại khơng có hiệu lực áp
dụng. Tuy nhiên, những người này vẫn có thể tự nguyện nhận được tự cách thương
nhân khi đăng ký trong danh bạ thương mại. Đối với các công ty đối vốn và hợp tác
xã thì bắt buộc phải dựa vào hình thức pháp lý là các thương gia.
Tóm lại, luật thương mại của các nước theo họ Pháp luật La Mã - Đức quan
niệm công ty thương mại là các thương nhân bởi hình thức. Theo đó, bất kỳ một
thực thể có cơ sở để hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có tên hãng được đăng kí
trong danh bạ thương mại hoặc những người kinh doanh nhỏ lẻ đăng ký tên trong

3

Khoản 2, Điều 1, Bộ luật thương mại Đức năm 1897
Điều 5, Bộ luật thương mại Đức năm 1897
5
Khoản 1, Điều 6, Bộ luật thương mại Đức năm 1897
4


11

danh bạ thương mại sẽ đều được coi là thương nhân và được điều chỉnh bởi pháp
luật thương mại.

• Theo pháp luật Hoa Kỳ - khái niệm “thương nhân” được định nghĩa trong
Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ -1990. Theo bộ luật này, có 3 loại hình thương nhân
chủ yếu là: cá nhân kinh doanh, công ty đối nhân và cơng ty đối vốn. Nhìn chung,
thương nhân trong luật Hoa Kỳ bao gồm một nhóm người thực hiện các hoạt động
kinh doanh hàng hóa như những cơng việc thường xun lâu dài của họ. Luật
thương mại Hoa Kỳ không điều chỉnh với các loại hàng hóa là bất động sản và dịch
vụ mà chỉ điều chỉnh với các loại hàng hóa động sản6
• Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về thương nhân từ những văn
bản pháp luật về thương mại đầu tiên là Luật thương mại 1997 và sau đó là Luật
thương mại 2005. Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 quy định về thương nhân
như sau: “Thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có
đăng ký hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên”7. Sau quá trình sửa
đổi, Luật thương mại 2005 định nghĩa lại về khái niệm thương nhân như sau:
“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”8. Từ
quy định trên, có thể thấy Luật thương mại Việt Nam đang định nghĩa thương nhân
theo kiểu hình thức. Theo đó, các chủ thể chỉ được cơng nhận là thương nhân khi
đáp ứng đủ yêu cầu về hình thức như “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân có đăng ký kinh doanh ”. Tư cách thương nhân được xác định dựa theo việc
đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà khơng căn cứ vào hoạt động
thương mại do chủ thể kinh doanh thực hiện.
Tóm lại, các quốc gia trên thế giới hiện nay có những cách thức định nghĩa
về thương nhân rất khác nhau. Mỗi cách thức định nghĩa sẽ đem đến những ưu
điểm và nhược điểm nhất định. Với cách định nghĩa thương nhân theo bản chất
6

Lê Thị Phương Thảo (2017), Chế định thương nhân ỏ Việt nam, luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, Tr 14
7
Khoản 6, Điều 5, Luật thương mại năm 1997

8
Điều 6, Luật thương mai năm 2005


12

hành vi thương mại, các quốc gia này cần xác định rõ căn cứ để nhận biết hành vi
thương mại trong rất nhiều loại hành vi được các thương nhân thực hiện trong đời
sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, với các quốc gia xác định tư cách thương nhân
bằng hình thức đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc
nhận biết tổ chức nào là thương nhân là một vấn đề tương đối phức tạp
1.1.2. Khái niệm người tiêu dùng
Pháp luật mỗi quốc gia có các tiêu chí để xác định và khái niệm khác nhau về
người tiêu dùng. Nhưng cho dù khái niệm khác nhau về người tiêu dùng thì mục
đích để xây dựng khái niệm người tiêu dùng là nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng
của người tiêu dùng trước những hành vi xâm phạm quyền của người tiêu dùng.
Theo Đại từ điển Việt nam “Tiêu dùng là dùng của cải, vật chất để phục vụ
nhu cầu sinh hoạt, sản xuất”9. Từ khái niệm này, có thể hiểu người tiêu dùng không
chỉ là người sử dụng của cải, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
mà còn bao gồm những người sử dụng của cải, vật chất cho hoạt động sản xuất. Tuy
nhiên xét dưới góc độ hành vi, người tiêu dùng có thể là người mua, người sử dụng
(theo pháp luật Đức) hoặc bao gồm cả người được chào hàng (như Thái Lan)10.
Người mua không luôn luôn là người sử dụng duy nhất và cuối cùng, họ có thể
chuyển giao quyền sử dụng hoặc có thể là quyền sở hữu cho một chủ thể khác.
Xét dưới góc độ mục đích, người tiêu dùng thơng thường là người sử dụng
sản phẩm cho sinh hoạt cá nhân, gia đình mà khơng phải là dùng cho mục đích phục
vụ kinh doanh, sản xuất11.
Hiện nay có hai cách hiểu khác nhau về người tiêu dùng:

9


Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Việt nam (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB VHTT, Hà Nội,
Tr.1640
10
Tạp chí dân chủ và pháp luật, Pháp luật thế giới về phạm vi chủ thể trong trách nhiệm sản phẩm, Nguyễn
Minh Thư, nguồn: (truy cập
ngày 16/9/2020)
11
Tạp chí dân chủ và pháp luật, Pháp luật thế giới về phạm vi chủ thể trong trách nhiệm sản phẩm, Nguyễn
Minh Thư, nguồn: (truy cập
ngày 16/9/2020)


13

• Hiểu theo nghĩa hẹp: người tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức
mua hoặc sử dụng hàng hóa cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của mình12. Như vậy,
người tiêu dùng bao gồm cả người mua hàng hóa và người sử dụng dịch vụ
• Hiểu theo nghĩa rộng: người tiêu dùng ngồi mục đích mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì cịn có thể phục vụ cho mục đích tái
sản xuất kinh doanh13
Pháp luật mỗi quốc gia có tiêu chí xác định và khái niệm khác nhau về người
tiêu dùng, chủ yếu dựa vào tư cách chủ thể và mục đích sử dụng để quy định thế
nào là người tiêu dùng:
- Người tiêu dùng là cá nhân: mua và sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ để sử
dụng cho mục đích cá nhân, sử dụng trong hộ gia đình mà khơng vì mục đích
thương mại hoặc sử dụng vào quá trình sản xuất
- Người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân và tổ chức: mua và sử dụng hàng hóa
vì mục đích tiêu dùng hoặc mục đích thương mại14
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm về người tiêu dùng. Điển hình

một số khái niệm phổ biến như sau:
 Nhóm quốc gia chỉ thừa nhận người tiêu dùng là cá nhân:
Theo quan niệm của Liên minh Châu Âu về khái niệm người tiêu dùng tại
Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/05/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các
bảo đảm có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and of the
Council of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods and
associated guarantees) thì“người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân nào tham gia
12

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ (2011), “Pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng”, Đặc san tuyên truyền pháp luật (số 6) Tr.3, nguồn: (truy cập ngày 19/12/2020)
13
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ (2011) “Pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng”, Đặc san tuyên truyền pháp luật (Số 5) Tr.3, nguồn: (truy cập ngày 19/12/2020)
14
Thái Hữu Thịnh(2013), “Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí khoa học cơng
nghệ Nghệ An, (Số 6), tr.52, nguồn: (truy cập
ngày 19/12/2020)


14

vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích khơng liên quan đến
hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình”.
Quan điểm này của Liên minh Châu Âu tương đối đồng nhất với quan điểm
của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Đức, Nhật Bản, Trung Quốc…
Theo Điều 13, Bộ luật dân sự của Đức năm 2002 định nghĩa: “Người tiêu
dùng là bất cứ tự nhiên nhân nào tham gia giao dịch không thuộc phạm vi hoạt
động kinh doanh, thương mại hoặc nghề nghiệp của người này”.
Điều 2-1, Luật về Hợp đồng tiêu dùng của Nhật Bản năm 2000 định

nghĩa: “Người tiêu dùng theo quy định của luật này là cá nhân nhưng không bao
gồm trường hợp cá nhân tham gia quan hệ hợp đồng với mục đích kinh doanh.”
Có thể thấy, các quốc gia nói trên đều có chung một cách tiếp cận đó là chỉ
coi người tiêu dùng bao gồm cá nhân. Quan điểm này xuất phát từ mục đích của
việc bảo vệ người tiêu dùng với tư cách là bên yếu thế trong quan hệ với bên cung
ứng hàng hóa, dịch vụ do sự mất cân xứng về trình độ hiểu biết, khả năng tiếp cận
thông tin cũng như điều kiện kinh tế của một cá nhân so với một tổ chức hoạt động
kinh doanh chuyên nghiệp15
 Theo pháp luật Việt nam:
+ Theo Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999: Người tiêu
dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của
cá nhân, gia đình và tổ chức16
+ Theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010: Người tiêu dùng là
người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá
nhân, gia đình, tổ chức17

15

Quan điểm về khái niệm người tiêu dùng theo cách tiếp cận của một số hệ thống pháp luật trên thế giới,
Dương Thị Cẩm Hằng, nguồn: (truy cập ngày 16/9/2020)
16
Điều 1, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999
17
Khoản 1, Điều 3, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010


15

Theo đó, người tiêu dùng bao gồm những đối tượng: người mua và là người
sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình; người mua hàng hóa,

dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng; cá nhân, gia đình,
tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua.
Như vậy, người tiêu dùng ở đây không chỉ là cá nhân mà cịn là tổ chức. Bởi
tổ chức có nhiều loại, bao gồm doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác trong xã
hội. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào
cũng được xem là hành vi tiêu dùng. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện
hành vi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh thì
khơng được xem là hành vi tiêu dùng.
Căn cứ vào Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2001 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì
người tiêu dùng, bao gồm: “Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã
mua cho chính bản thân mình; người mua hàng hóa, dịch vụ cho người khác, cho
gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng; cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa,
dịch vụ do người khác mua hoặc do được cho, tặng”18
Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2008/NĐ-CP thay thế Nghị định
69/2001/NĐ-CP, tuy nhiên Nghị định số 55/2008/NĐ-CP khơng giải thích về người
tiêu dùng, thậm chí đến khi có Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Nghị
định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật vẫn khơng có giải thích rõ về người tiêu dùng nên cách hiểu về người tiêu
dùng hiện nay vẫn theo khoản 1, Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Khoản 2, Điều 2 Nghị định 55/2008/NĐ-CP .

18

Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 69/2001/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng


16


1.1.3. Khái quát về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng
1.1.3.1. Khái niệm về trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng
Quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
mua bán, theo đó, người tiêu dùng mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
của thương nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp mà khơng vì mục đích kinh
doanh (bán lại). Cho nên, trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông
tin cho người tiêu dùng là hành vi thực hiện nghĩa vụ pháp lý và đạo đức kinh
doanh đầy đủ của thương nhân đối người tiêu dùng nhằm đảm bảo quyền lợi của
người tiêu dùng được thực thi đúng thực chất cả nội dung và hình thức.
Về nguyên tắc: Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ
thơng tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình
kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thơng tin đó;
Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng,
tính hợp pháp của hàng hố, dịch vụ mà mình kinh doanh19
Những thơng tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là thông tin rất quan trọng
đối với người tiêu dùng vì nó là cơ sở để người tiêu dùng có thể đưa ra một quyết
định đúng đắn về hàng hóa, dịch vụ mà mình dự kiến mua. Ví dụ: thơng tin về
nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, giá cả, chất lượng, điều kiện bảo hành….cũng như
những thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân cung cấp, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ đó như: quy mơ tổ chức, phạm vi hoạt động, uy tín, thương hiệu, địa điểm
kinh doanh, nơi bảo hành, cách thức bảo hành….
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định cụ thể trách
nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thơng tin cho người tiêu dùng. Theo đó,
thương nhân có các trách nhiệm như:

19


Điều 14, Luật thương mại năm 2005


×