Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Bài tập thảo luận kỹ năng thực hành pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.98 KB, 60 trang )

BÀI TẬP KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT
HỒ SƠ DÂN ĐẶC BIỆT
Bài 1:
Bản án số 02/2013 với nội dung cơ bản như sau:
Ngày 1/10/2010 cơng ty Basf kí hợp đồng mua bán hàng hóa là chất
phụ gia với cơng ty Hải Âu. Hai bên đã thỏa thuận về phương thức thanh
toán là: bên mua phải thanh toán bằng chuyển khoản trong thời hạn là 90
ngày kể từ ngày giao hàng trên giấy giao hàng. Ngày thanh tốn được tính
là ngày ngân hàng của bên bán nhận được tiền. Tất cả các khoản thanh
tốn chậm phải chịu lãi suất khơng kì hạn của ngân hàng Vietcombank,
cộng thêm 0,5% mỗi tháng tính từ ngày quá hạn thanh toán đến ngày kết
thúc việc thanh tốn. Trong q trình thực hiện hợp đồng, cơng ty Basf đã
nhiều lần cung cấp hàng hóa và xuất hóa đơn cho cơng ty Hải Âu. Theo
biên bản đối chiếu cơng nợ tính đến ngày 30/4/2011 cơng ty Hải Âu cịn nợ
cơng ty Basf số tiền là 493.375.600 đồng. Công ty Basf đã tạo điều kiện cho
công ty Hải Âu đã trả nợ. Nhưng Công ty Hải Âu chỉ trả tiền tính đến ngày
13/10/2011 thì ngưng. Do đó cơng ty Basf khởi kiện công ty Hải Âu để yêu
cầu thanh toán khoản tiền nợ vốn là 293.375.600 đồng và tiền lãi chậm trả
tính đến ngày 29/01/2013 là 53.934.249 đồng.

1.Tóm tắt nội dung bản án.
Đây là tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Ngun đơn là Cơng ty TNHH Basf Việt Nam khởi kiện bị đơn là Công ty cổ
phần bê tông Hải Âu. Buộc công ty Hải Âu phải thanh tốn cho cơng ty Basf số
tiền vốn và lãi chậm thanh toán của hợp đồng mua bán số AS10C – 008 với tổng
số tiền là 347.310.249 đồng.


Bị đơn là công ty cổ phần bê tông Hải Âu. Bị đơn khơng có u cầu phản tố mà
chỉ xin được thanh toán làm nhiều đợt, bắt đầu từ tháng 4/2014.
2. Tòa án nhận xét:


a/ Về quan hệ tranh chấp tòa án xác định đây là tranh chấp về hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa 2 tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau đều có mục đích lợi
nhuận.
-Tịa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên là Tòa án Quận 1 TPHCM.
- Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 29, điểm b khoản 1 Điều 33, điểm a khoản
1 Điều 35 BLTTDS 2004.
b/ Về nội dung: hợp đồng giữa công ty Basf và công ty Hải Âu có hình thức và
nội dung khơng trái luật và đạo đức xã hội; nguyên đơn và bị đơn khơng tranh
chấp về q trình thực hiện hợp đồng và thống nhất xác định số tiền nợ vốn, thời
gian chậm thanh tốn, lãi suất và tiền lãi chậm trả tính đến thời điểm xét xử; bị
đơn đề nghị được trả chậm tiền vốn và lãi nhưng không được nguyên đơn đồng
ý.
-Cơ sở pháp lý: khoản 1,2 Điều 50, khỏn 1 Điều 55, Điều 306 LTM 2005 thì cần
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là buộc bị đơn phải thanh tốn cho
ngun đơn số tiền vốn cịn nợ 293.375.600 đồng và tiền lãi trả chậm là
53.934.649 đồng, tổng cộng là 347.310.249 đồng.
-Về án phí: cơng ty Hải Âu phải chịu án phí ( Cơ sở pháp lý: khoản 1 phần III
TT 01/TTLT – TANDTC…., Điều 5 và khoản 2 Điều 27 pháp lệnh án phí, lệ
phí.).
-Trong thời hạn 15 ngày tuyên Các bên có quyền kháng cáo ngày kể từ án (Điều
6,7, 9, 30 luật thi hành án dân sự và Điều 243 và khoản 1 Điều 245 BLTTDS
2004).
3/ Đánh giá nhận xét của bản thân:


-Thứ nhất về luật hình thức: Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 29, điểm b khoản
1 Điều 33 và điểm a khoản 1 Điều 245 BLTTDS 2004
+ Tòa án nhân dân quận 1 có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Như vậy Tòa án nhân quận 1 TPHCM giải quyết vụ án về tranh chấp hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa cơng ty Basf và cơng ty Hải Âu là đúng theo quy định

của pháp luật.
+ Tòa án phán quyết về án phí là phù hợp. Tuy nhiên tịa án đưa ra cơ sở pháp lý
chưa đầy đủ. Ngoài Điều 5 và khoản 2 Điều 7 pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án thì
cần phải bổ sung khoản 1 Điều 131 BLTTDS 2004.
+ Thời hạn kháng cáo là 15 ngày. CSPL: Điều 245 BLTTDS 2004.

Thứ hai về luật nội dung thì đây là tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa
nên theo nguyên tắc áp dụng luật sẽ do Luật thương mại 2005 điều chỉnh. Hình
thức giải quyết tranh chấp giữa 2 công ty được quy định tại khoản 3 Điều 317
LTM 2005 đó là sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc tòa án. Mà theo quy định
tại Điều 5 Luật trọng tài năm 2010 thì điều kiện giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài:
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận
trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra
tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc
mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người
thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm
dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc
chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ


chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có
thoả thuận khác.
Do khơng đáp ứng được điều kiện trên nên Trọng tài thương mại sẽ không
giải quyết tranh chấp này mà sẽ do Tòa án giải quyết tranh chấp.

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 50, khoản 1 Điều 55 và Điều 306 LTM 2005

thì bên cơng ty Hải Âu có nghĩa vụ phải thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng
theo thỏa thuận; bên cạnh đó cơng ty phải tn thủ theo phương thức thanh toán
mà 2 bên đã thỏa thuận là thanh toán bằng chuyển khoản trong thời hạn là 90
ngày kể từ ngày giao hàng trên giấy giao hàng. Ngày thanh tốn được tính là
ngày ngân hàng của bên bán nhận được tiền. Tất cả các khoản thanh toán chậm
phải chịu lãi suất khơng kì hạn của ngân hàng Vietcombank, cộng thêm 0,5%
mỗi tháng tính từ ngày quá hạn thanh toán đến ngày kết thúc việc thanh toán.
Mà theo bản án bị đơn cũng thừa nhận lời khai của nguyên đơn là đúng sự thật.
Như vậy bên công ty Hải Âu đã khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong
hợp đồng mua bán hàng hóa với cơng ty Basf và việc yêu cầu tiền lãi do chậm
thanh toán của công ty Hải Âu đối với công ty Basf là đúng pháp luật.
Phán quyết của Tịa án hàng tháng cơng ty Hải Âu cịn phải trả cho cơng ty
Basf tiền lãi trả chậm theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời
điểm thanh tốn tương ứng với thời gian chậm trả kể từ ngày công ty Basf có
đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi xong. Phán quyết này là khơng phù hợp
vì số tiền lãi do chậm trả đã được hai công ty này thỏa thuận ở phương thức
thanh tốn rồi. Cơng ty Basf khơng có nghĩa vụ phải trả số tiền này.
Về phía u cầu từ Bị đơn Tịa khơng xem xét đến như vậy là chưa thỏa
đáng vì bị đơn gặp hồn cảnh khó khăn.
Nhận xét chung: Để tránh những tranh chấp như thế này thì trong khi kí hợp
đồng các bên cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợp


đồng. Nếu gặp khó khăn trong việc thanh tốn hai bên có thể thỏa thuận lại với
nhau và sửa nội dung hợp đồng cho phù hợp.
Bài 2:
1. Các vấn đề giải pháp về công việc
Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về hợp đồng lao động
- Lần 1: Về việc làm chấm dứt hợp đồng đồng động.
- Lần 2 sau khi sửa đổi bổ sung: về xử lý kỹ thuật lao động theo hìnhphương

thức được thải.
2.Xác định các tài liệu, chứng cứ chốt để bảo vệ quyền lợi chokhách
hàng treo?
-Văn bản ý kiến về việc cung cấp chứng cứ số 71 12 ngày 23/9/2015: “cơng
xác nhận khơng có hình đơn phương, khơng có hình thức sa thải tại cơng ty.”
- Đơn yêu cầu cung cấp chứng cứ của Phạm Văn Tài (người đại diện theo
yêu cầuquyền của công ty) ngày 15/07/2015.
- Phần trình bày của Bị đơn: ơng Phạm Văn Tài đồng ý với ông HuỳnhThanh
Tàn về công việc btrong tháng tự động nghỉviệc làm từ ngày 02/01/2015.
- Đơn khởi động của bà Nguyệt và đơn bổ sung của bà Nguyệt.
-Lệnh cấmtự khai báo của công ty Park Vie ngày15/7/2015: (nhận bànguyệt
thựctự ý đơn phương nghỉ việc với công ty).
- Bản tự độngkhai của ơng Lê Văn Q (14/08/2015) cónội dung là
31/01/2015 được tổ trưởng giao thông báo là không cho chị nguyệt vào công
ty làmjob.
- Bản tự khai của ông Nguyễn Ngọc Cương (06/08/2015) có nội dung
là31/01/2015 được tổ trưởng giao thông báo là không cho chị trăng vàocông
việc của công ty.


- Change text ý kiến của công ty Huỳnh Thanh Tồn (08/07/2015) về việc
làm thay đổi nội dung cơng việc trong quan hệ lao động giữa công ty và bà
Nguyệt.
3.Xác định bằng chứng có lợi và bằng chứng bất lợi cho khách hàng?
Có lợi:
- Văn bản ý kiến về việc cung cấp chứng cứ số 7112 ngày 23/9/2015:
“côngxác nhận không có hình đơn phương, khơng có hình thức sa thải
tạicơng ty.
- Đơn yêu cầu cung cấp chứng cứ của Phạm Văn Tài (người đại diện theo
yêu cầuquyền của công ty) ngày 15/07/2015.

- Phần trình bày của Bị đơn: ơng Phạm Văn Tài đồng ý với ông HuỳnhThanh
Tàn về công việc btrong tháng tự động nghỉviệc làm từ ngày 02/01/2015.
- Đơn khởi động của bà Nguyệt và đơn bổ sung của bà Nguyệt.
Bất lợi:
-Lệnh cấmtự khai báo của công ty Park Vie ngày15/7/2015 : (nhận bà nguyệt
thực tự ý đơn phương nghỉ việc với công ty).
- Bản tự độngkhai của ông Lê Văn Quý (14/08/2015 ) có nội dung là
31/01/2015 được tổ trưởng giao thông báo là không cho chị nguyệt vào công
ty làmjob.
- Bản tự khai của ông Nguyễn Ngọc Cương (06/08/2015) có nội dung là
31/01/2015 được tổ trưởng giao thông báo là không cho chị trăng vàocông
việc của công ty.
- Change text ý kiến của công ty Huỳnh Thanh Tồn (08/07/2015) về việc
làmthay đổi nội dung cơng việc trong quan hệ lao động giữa công ty và bà
Nguyệt.
4. Định hướng xây dựng bảo trì đã:


- Bà Nguyệt chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
theokhoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012 và khi chấm dứt hợp đồng đồng bà Nguyệt
là hợp đồng đồng lao độngcó thời hạn. Việc bà Nguyệt tự động nghỉ việc từ
ngày 01/01/2015 và khôngthông báo cho công ty là tự ý đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao đông vớicông ty. Mặc dù công ty đã nhiều lần đưa ra thông
báo yêu cầu bà Nguyệtđi làm nhưng không nhận được phản hồi từ phía bà
Nguyệt. Làm như vậy, có căncứ xác định bà Nguyệt đã đơn phương chấm
dứt hợp đồng trái pháp luậtside công ty. Đồng thời, bà Nguyệt cũng phải chịu
các nghĩa vụ đối vớicông ty theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012.
- Nguyên đơn không cung cấp bằng chứng về công việc Bị đơn là công ty
ParkXem đã chấm dứt hợp đồng hay quyết định kỷ luật sa thuận cho
BàNguyệt. Bà Nguyệt cũng khơng có đơn khiếu nại, tranh chấp lao động

đốivới công ty tại Sở lao động – Thương binh và xã hội Tỉnh Bình Dương.
- Cơng ty khơng có căn cứ phải bồi thường theo yêu cầu của bà Nguyệt vìbà
Nguyệt tự ý nghỉ việc tại cơng ty và cơng ty khơng có hành vi đơnphương
tiện chấm dứt hợp đồng, khơng có xử lý kỷ luật hình thức thuận lợiđối với bà
Nguyệt.
- Theo khoản 1, 2 Điều 43 Bộ luật lao động 2012 Bà Nguyệt đã đơn
phươngchấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải có nghĩa:
“1. Khơng được hỗ trợ ngừng hoạt động và phải bồi thường cho người sử
dụng laođộng nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường chongười
sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của ngườilao
động trong những ngày không báo trước.”
Tuy nhiên bên công ty không yêu cầu bên bà Nguyệt phải cam chịu trách
nhiệmđối với công ty mà đồng ý nhận lại bà Nguyệt để làm việc lại. Cơng
tymong muốn nhận được sự hợp lý thiện chí từ phía Ngun đơn (bà
Nguyệt)để giải quyết nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến công việc kinh


doanhdoanh nghiệp của công ty cũng như quyền lợikhác của các bên.Bà
Nguyệt tự ýnghỉ việc từ ngày 01/01/2015 và không có thơng báo nào cho
cơng ty là tự độngphương pháp chấm dứt hợp đồng lao động đông lạnh với
công ty. Dù đã có cơng cụ nào đónhiều lần ra thơng báo yêu cầu bà Nguyệt đi
làm nhưng không nhận đượcPhản hồi từ phía bà Nguyệt. Như vậy, có cơ sở
xác định bà Nguyệt đơnphương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật ở phía
cơng ty. Đồng thời, bàNguyệt cũng phải chịu các nghĩa vụ đối với công ty
theo Điều 43 Bộ luậtLào động 2012.
- Nguyên đơn không cung cấp bằng chứng chứng minh rằng Bị đơn là cơng
tyNhìn ra cơng viênphương pháp chấm dứthợp đồng lao độngluật động
tráibạn sẽđịnh kỷ luật thuận lợi đối với Bà Nguyệt.
Bài 3: Bản án 02/2018/DS-ST ngày 19/01/2018 về tranh chấp hợp đồng

vay tài sản
1. Tóm tắt nội dung vụ án
Đây là tranh chấp về hợp đồng vay tài sản
- Nguyên đơn: Bà Phan Thị C khởi kiện bị đơn ngày 11/7/2017 về việc: Do có
mối quan hệ quen biết, nên vào ngày 10/02/2015 bà có cho bà Mai Thị Hiền
Tr mượn số tiền 100.000.000 đồng, đến ngày 10/5/2015 bà tiếp tục cho bà Tr
mượn thêm 100.000.000 đồng; tổng cộng là 200.000.000 đồng. Khi cho vay
các bên thỏa thuận, bên vay phải trả lãi cho bà theo mức lãi suất do Ngân
hàng Nhà nước quy định và bên vay sẽ trả toàn bộ tiền gốc cho bà khi bà cần.
Tuy nhiên, đến nay bà đã nhiều lần yêu cầu bà Tr trả tiền cho bà nhưng bà Tr
vẫn cố tình khơng trả. Bà u cầu Tịa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn giải
quyết buộc bà Mai Thị Hiền Tr phải trả cho bà số tiền 200.000.000 đồng và
tiền lãi theo quy định của pháp luật.
- Bị đơn: bà Mai Thị Hiền Tr, bà trình bày trước đây bà có mượn của Bà Phan
Thị C hai lần với số tiền 200.000.000 đồng để làm ăn buôn bán nhưng do
kinh doanh thua lỗ, nên chưa có tiền trả được. Hiện nay Bà Phan Thị C khởi


kiện đòi bà trả số tiền 200.000.000 đồng, nhưng do khó khăn kinh tế nên bà
chỉ trả mỗi tháng 1.000.000 đồng cho đến khi trả xong nợ.
2. Nhận định của Tòa án
a) Về thủ tục tố tụng:
- Theo đơn khởi kiện của Bà Phan Thị C nộp tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành
Sơn, TP. Đà Nẵng và Tòa án đã thụ lý giải quyết
- Tại phiên tòa, bị đơn là bà Mai Thị Hiền Tr vắng mặt. Do đó, Hội đồng xét xử tiến
hành xét xử vụ án vắng mặt bà Tr
- Cơ sở pháp lý: Điều 26; Điều 35; khoản 2 Điều 227 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
b) Về nội dung vụ án:
- Việc bà Mai Thị Hiền Tr thừa nhận toàn bộ số tiền nợ gốc và xin trả mỗi tháng
1.000.000 đồng cho đến khi trả hết nợ là đã vi phạm cam kết trả nợ và khơng có

thiện chí trả nợ, mà chỉ nhằm kéo dài thời gian, trì hỗn việc trả nợ gây thiệt hại
cho bà C. Vì vậy, Hội đồng xét xử không thể chấp nhận yêu cầu của bà Tr được.
- Về yêu cầu tính lãi: Hội đồng xét xử xác định đây là loại hợp đồng vay không kỳ
hạn và khơng có lãi nên đối với số tiền trên bị đơn phải chịu lãi kể từ ngày Tòa án
nhận được đơn khởi kiện; ngày 04/10/2017 đến ngày xét xử, ngày 19/01/2018.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự, trường hợp khơng rõ hoặc có
tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất theo quy
định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự. Theo quy định này mức lãi suất trong
trường hợp khơng rõ hoặc có tranh chấp sẽ là 10%/1 năm, tức 0,83%/tháng.
Như vậy: (200.000.000đ x 0,83%/tháng x 105 ngày) : 30 ngày = 5.810.000 đồng.
Tổng cộng tiền gốc và tiền lãi là: 205.810.000 đồng.
- Hội đồng xét xử xét cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Bà Phan Thị C; buộc bà
Mai Thị Hiền Tr phải trả cho Bà Phan Thị C số tiền là 205.810.000 đồng (trong
đó số tiền nợ gốc là 200.000.000 đồng và tiền lãi tính từ ngày 04/10/2017 đến
ngày 19/01/2018 là 5.810.000 đồng).


- Về án phí dân sự sơ thẩm bị đơn phải chịu theo giá ngạch 5% của số tiền phải trả.
- Cơ sở pháp lý: Điều 463, Điều 466, Điều 468, Điều 469 Bộ luật dân sự.
3. Nhận xét đánh giá của cá nhân:
- Theo đơn khởi kiện của Bà Phan Thị C nộp tại Tòa án nhân dân quận Ngũ
Hành Sơn, TP. Đà Nẵng và Tòa án đã thụ lý giải quyết là đúng thẩm
quyền được quy định tại Điều 26; Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Tại phiên tòa, bị đơn là bà Mai Thị Hiền Tr vắng mặt. Xét thấy trong qúa
trình giải quyết vụ án, tòa án đã thực hiện đầy đủ thủ tục tống đạt các
văn bản tố tụng của Tòa án cho bà Tr nhưng bà Tr vắng mặt. Do đó, Hội
đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án vắng mặt bà Tr theo quy định tại
khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Hội đồng xét xử xét cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Bà Phan Thị C;
buộc bà Mai Thị Hiền Tr phải trả cho Bà Phan Thị C số tiền là

205.810.000 đồng (trong đó số tiền nợ gốc là 200.000.000 đồng và tiền
lãi tính từ ngày 04/10/2017 đến ngày 19/01/2018 là 5.810.000 đồng), là
phù hợp theo Điều 463, Điều 466, Điều 468, Điều 469 Bộ luật dân sự.
- Nhận định chung:

Bài 4: Cạnh tranh
1: tóm tắt bản án
Quyết định số 08/2008/VKDTM ngày 20/05/2013.
Bên yêu cầu: Công ty Ecom Argoindustrial Corp.ltd (gọi tắt là ECOM) có
trụ sở tại Thụy Sỹ.
Bên phải thi hành: Cơng ty TNHH một thành viên dệt 19/5 Hà Nội (gọi tắt
là Hatexco).


Yêu cầu về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của
trọng tài nước ngoài.
Theo quyết định thì cơng ty ECOM (bên bán) và cơng ty Hatexco (bên mua)
đã kí kết 2 hợp đồng mua bán với nhau là hợp đồng số 315510062 ký ngày
15/02/2011 và hợp đồng số 315510069 kí ngày 14/03/2011 để mua bán bơng thơ
xuất xứ Brazil. Tuy nhiên trong q trình thực hiện hợp đồng bên mua đã vi
phạm hợp đồng do khơng mở thư tín dụng (L/C) như đã thỏa thuận để thực hiện
cả hai hợp đồng.
Hai bên đã thỏa thuận rằng: mọi tranh chấp sẽ được giải quyết một cách
thiện chí hoặc sẽ đưa ra trọng tài phù hợp với các quy tắc và quy định của hiệp
hội Bông quốc tế và sẽ được giải quyết bằng việc áp dụng luật pháp của Anh.
Trọng tài ICA sẽ giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến kĩ thuật hay chất
lượng.
Do đó bên công ty ECOM đã nộp đơn khởi kiện trọng tài cho Hiệp hội Bông
quốc tế ICA và đã được Hội đồng trọng tài ban hành phán quyết để giải quyết
tranh chấp đối với hai hợp đồng mua bán trên.

Nhưng công ty Hatexco (bên mua) không chấp nhận yêu cầu của bên bán đề
nghị công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài ICA với lý
do là các bên tham gia kí kết thỏa thuận trọng tài khơng có năng lực để kí kết
thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên và do bên mua không
được trọng tài quốc tế ICA thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng
tài viên, về thu tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngồi nên khơng
thể thực hiện được quyền tố tụng của mình. Đề nghị Tịa án không công nhận
đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài
ICA.
Qua xem xét vụ việc và đơn yêu câu Tòa án Việt Nam đã quyết định:
- Không chấp nhận đơn yêu cầu của công ty ECOM về việc yêu cầu công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài.


- Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài ICA
ngày 11/5/2012.
- Công ty ECOM phải chịu lệ phí xét đơn yêu cầu.
2: bài học kinh nghiệm rút ra cho các bên khi tham gia, cho trọng tài.
Đối với các bên tham gia khi giải quyết bằng trọng tài ICA:
+ Cả hai bên phải xem xét tới các điều kiện để được công nhận và cho thi
hành phán quyết trọng tài tại nơi mà hai bên mang quốc tịch. Ví dụ như
theo pháp luật Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại Điều
370 BLTTDS 2004:
1. Quyết định của Trọng tài nước ngồi khơng được công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Các bên ký kết thoả thuận trọng tài khơng có năng lực để ký kết thoả
thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên;
b) Thoả thuận trọng tài khơng có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà
các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết
định đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thoả

thuận đó;
c) Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không được thông báo kịp thời và
hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh
chấp tại Trọng tài nước ngồi hoặc vì ngun nhân chính đáng khác mà
khơng thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;
d) Quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp
không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các
bên ký kết thoả thuận trọng tài. Trong trường hợp có thể tách được phần
quyết định về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề
không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài nước ngồi thì phần quyết
định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam;


đ) Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của
Trọng tài nước ngồi khơng phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với
pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên,
nếu thoả thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;
e) Quyết định của Trọng tài nước ngồi chưa có hiệu lực bắt buộc đối với
các bên;
g) Quyết định của Trọng tài nước ngồi bị cơ quan có thẩm quyền của nước
nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp
dụng huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành.
2. Quyết định của Trọng tài nước ngồi cũng khơng được cơng nhận và cho
thi hành tại Việt Nam, nếu Toà án Việt Nam xét thấy:
a) Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể
thức trọng tài;
b) Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài
nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
+ Khi các bên tham gia kí kết hợp đồng trong hợp đồng cần phải chú ý ghi

đầy đủ họ tên, chức danh của người đại diện công ty ký hợp đồng để dễ
dàng cho việc xác định năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài của hai bên.
Nếu có tranh chấp sẽ dễ dàng giải quyết hơn.
+ Cả hai bên khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng thỏa thuận trọng tài thì
cần lưu ý về trị giá của vụ tranh chấp. Căn cứ vào trị giá này trung tâm
tính ra phí trọng tài và yêu cầu nguyên đơn nộp. Các trung tâm trọng tài
quy định về phí trọng tài trong quy tắc và biểu phí trọng tài. Các bên
hồn tồn có thể tự tính phí trọng tài dựa trên cơng thức có sẵn trên
Website của trung tâm trọng tài. Trường hợp nguyên đơn ghi trị giá của
vụ tranh chấp cao nhưng Hội đồng trọng tài trong phán quyết khơng
chấp nhận tồn bộ hay một phần con số đó thì thơng thường ngun đơn
sẽ phải tự gánh chịu chi phí trọng tài cho phần trị giá khơng được chấp
nhận. Tình huống khác là trong q trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn
phát hiện ra sai sót yêu câu được sửa đổi đơn khởi kiện theo hướng giảm


trị giá của vụ tranh chấp thì nguyên đơn cũng khơng được hồn phí trọng
tài cho phần chênh lệch này. Như vậy, nguyên đơn cần đưa ra trị giá của
vụ tranh chấp thật hợp lý cùng với các chứng cứ, tài liệu nộp ra hội đồng
trọng tài thật thuyết phục. Cịn bị đơn thì cũng cần lưu ý tới quyền và
nghĩa vụ chọn trọng tài viên, gửi bản tự bảo vệ, quyền nộp đơn kiện lại,
lời khuyên soạn yêu cầu thật cẩn thận.
+ Các bên cần nghiên cứu kĩ quy định trong điều khoản giải quyết tranh chấp
trong hợp đồng giữa các bên. Việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp quy
định chi tiết về thương lượng, hòa giải trước khi đưa ra trọng tài, nhưng
sau đó một bên khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thỏa thuận
nay đưa khởi kiện ra trọng tài là vấn đề còn tranh cãi. Có hội đồng trọng
tài chấp nhận nhưng có hội đồng lại khơng chấp nhận.
+ Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng
trọng tài. Nếu ủy quyền thì người được ủy quyền nên là cá nhân cụ thể

thay vì tổ chức. Trong trường hợp người được ủy quyền là người kí đơn
khởi kiện thì Giấy ủy quyền cần quy định điều này trong phần nội dung
ủy quyền.
 Đối với trọng tài khi được các bên lựa chọn thì khi ra phán quyết nên
thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục
giải quyết vụ tranh chấp Trọng tài nước ngoài để các bên dễ dàng thực
hiện quyền tố tụng của mình.


HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Trích bản án sơ thẩm 45/2015/HSST NGÀY 17/12/2015 VỀ NGUYỄN
HẢI DƯƠNG, VŨ VĂN TIẾN, TRẦN ĐÌNH THOẠI VỀ "TỘI GIẾT
NGƯỜI" TRONG VỤ "THẢM SÁT 06 NGƯỜI Ở BÌNH PHƯỚC"
* Đặc điểm sinh học
+ Giới tính
Giới tính cũng là một trong những dấu hiệu sinh học chị phối đến hành vi
của người phạm tội. Cả ba đồng phạm trong vụ án giết người đều là nam giới.
Do có sự khác biệt trong gen và hoocmon giữa hai phái dẫn đến nam giới có tính
cách mạnh mẽ, quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới. Trong
vụ án này, Dương có quan hệ tình cảm với nạn nhân Lê Thị Ánh Linh (con gái
ông Mỹ) nhưng bị gia đình cơ gái ngăn cản nên nảy sinh ý định sát hại cả nhà
bạn gái cũ, cướp tài sản để trả thù.
Không những phạm nhân đã giết chết người tình mà cịn giết cả thân nhân
của người tình một cách man rợ. Thơng thường, Nam giới có tính bạo lực rất
cao đặc biệt trong những cuộc cạnh tranh vì bạn tình cịn nữ giới thường kiên
nhẫn hơn, cân nhắc kỹ hơn khi thực hiện hành vi. Đây là một nhân tố quan trọng
giải thích vì sao tỷ lệ phạm tội ở nam giới cao hơn nữ giới.
Theo số liệu thống kê hình sự ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế
giới, nữ giới phạm tội ít hơn nam giới. Ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005,
theo thống kê thì số bị cáo là nữ bị xét xử sơ thẩm chỉ chiếm tỉ lệ 8,8% trong

tổng số người bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tỉ lệ này có
xu hướng tăng lên và các tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng hơn.
Giai thích sự thay đổi của tội phạm do nữ giới thực hiện không chỉ đơn thuần
dựa vào yếu tố sinh học. Bởi vì các yếu tố sinh học của con người nói chung và
của nữ giới nói riêng về cơ bản là ổn định, ít thay đổi trong khi đó tội phạm nói
chung và tội phạm do nữ giới thực hiện biến động theo xu hướng tang. Sự thay
đổi này là do có sự thay đổi vị trí, vai trị của nữ giới trong gia đình và xã hội


đặc biệt là nữ giới được giải phóng khỏi cơng việc gia đình, ngày càng tham gia
nhiều hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và công việc xã hội khác
trong khi sự kiểm soát xã hội lại có xu hướng giảm v.v…
Nam giới thường là thủ phạm của những vụ án liên quan đến hành hung,
bạo lực chẳng hạn như Tội giết người (Điều 93 BLHS), Tội hiếp dâm (Điều 111,
112 BLHS), Tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS)... Trong khi đó, nữ giới
có xu hướng xâm phạm đến lợi ích vật chất như Tội trộm cắp tài sản ( Điều 138
BLHS), Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 194 BLHS)…như
vậy, giới tính cũng là một trong những yếu tố dẫn đến sự khác biệt trong xu
hướng phạm tội của nam giới và nữ giới.
Þ Kết quả thống kê xã hội học cho thấy tỉ lệ phạm tội của nam giới cao
hơn nữ giới. Mà cả 3 bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại
đều là giới tính Nam. Do đặc điểm sinh học là giới tính nam nên những tội phạm
có yếu tố bạo lực như giết người với các hành vi bạo lực, man rợ (Vào khoảng
01 giờ ngày 07/7/2015, Dương và Tiến đi vào khu vực nhà ơng Mỹ, khi cháu Vỹ
ra mở cửa thì Dương, Tiến đã dùng tay khống chế bóp cổ, bị miệng cháu Vỹ đến
bất tỉnh, Dương dùng dao đâm nhiều nhát làm cháu Vỹ tử vong. Tiếp đến,
Dương và Tiến trèo tường phía sau vào nhà ơng Mỹ, khống chế trói Lê Thị Ánh
Linh, Dư Ngọc Tố Như, ơng Lê Văn Mỹ, bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga và cháu
Lê Quốc Anh. Sau đó Tiến dùng dây siết cổ từng người và Dương dùng dao lần
lượt đâm chết cháu Anh, bà Nga, ông Mỹ, chị Như và chị Linh; các bị cáo đã

dùng dây trói tay và siết cổ, dùng khăn bị mắt và dùng súng chích điện các nạn
nhân rồi sử dụng dao bấm, dao Thái Lan đâm vào tim các nạn nhân sau đó dùng
dao đâm vào cổ và rạch ngang cổ các nạn nhân một cách man rợ, tàn bạo.)
“Để thực hiện việc giết cả gia đình Linh, Dương đã chuẩn bị công cụ phạm
tội gồm: 01 khẩu súng bắn bi, 01 khẩu súng điện, 01 con dao bấm, găng tay, dây
rút và đã lợi dụng cháu Dư Minh Vỹ để phục vụ cho kế hoạch phạm tội của
mình. Ngày 04/7/2015, Dương rủ Trần Đình Thoại đến nhà ơng Mỹ với mục
đích giết người rồi cướp tài sản, Thoại đồng ý. Dương bàn bạc với Thoại về việc


chuẩn bị công cụ phạm tội, kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội. Đến khuya
cùng ngày Dương và Thoại đến nhà ông Mỹ, nhưng do cháu Vỹ không ra mở
cửa, nên không thực hiện được hành vi giết người và cướp tài sản như theo kế
hoạch đã bàn bạc, cả 2 bàn nhau đi về ngày hôm sau tiếp tục đến nhà ông Mỹ để
gây án. Trên đường về, Thoại bàn với Dương là Thoại sẽ mua thêm 01 con dao
Thái Lan để ngày mai đi tiếp, thì Dương đồng ý và đến tối ngày 05/7/2015,
Thoại đã mua 01 dao Thái Lan đưa cho Dương” cho thấy giới tính nam của 3 bị
cáo giữ vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cơng cụ phạm tội tồn là những
cơng cụ nguy hiểm.
Bị cáo Dương và Tiến lựa chọn phương thức và thủ đoạn phạm tội cũng
liên quan đến giới tính của hai bị cáo. Vì là nam giới nên 2 bị cáo này mới dám
liều lĩnh chọn những hung khí nguy hiểm, thủ đoạn man rợ độc ác vơ nhân tính
như vậy
+ Độ tuổi
Cả ba người phạm tội đều ở độ từ 18 đến 30. Cụ thể, khi thực hiện hành vi
phạm tội, Nguyễn Hải Dương 24 tuổi, Vũ Văn Tiến 24 tuổi và Trần Đình Thoại
26 tuổi. Đây là giai đoạn mà con người có thể chất tốt nhất, chính vì vậy mà khả
năng phạm tội ở độ tuổi này khá cao. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy tội
phạm do những người từ 18 đến 30 tuổi thực hiện thường chiếm tỷ lệ cao nhất.
Sau đó là những người từ 30 đến 45 tuổi và nhóm người chưa thành niên từ 14

đến 18 tuổi,nhóm người thực hiện tội phạm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm trên
45 tuổi . Ta có thể nhận thấy rằng tùy thuộc vào từng lứa tuổi khác nhau mà tỷ lệ
phạm tội cũng như tội danh cũng sẽ không giống nhau. Đặc biệt những người
trong độ tuổi từ 18 đến 30 hay xâm phạm quan hệ sở hữu, quan hệ về tính mạng,
sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người…Cả ba đồng phạm trong vụ án đều
nằm ở lứa tuổi này và đều xâm hại đến tài sản, sức khỏe của gia đình nạn nhân.
Yếu tố lứa tuổi của người phạm tội ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, đặc
biệt là ảnh hưởng đến phương thức, thủ đoạn để thực hiện hành vi phạm tội.


Þ Bị cáo Nguyễn Hải Dương sinh năm 1991 (24 tuổi) , Vũ Văn Tiến sinh
năm 1991 (24 tuổi), Trần Đình Thoại sinh năm 1988 (27 tuổi). Ba bị cáo đều
nằm trong nhóm tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi. Theo nghiên cứu của tội phạm học
thì nhóm tuổi này là lứa tuổi phạm tội nhiều nhất và thực hiện phần lớn các tội
phạm có sử dụng bạo lực. Cụ thể theo bản án dân sự này thì cả ba bị cáo đều
phạm tội giết người và cướp tài sản. Mà đặc trưng của 2 tội này là đều có sử
dụng bạo lực. Với độ tuổi này các bị cáo đã chọn phương thức và thủ đoạn thực
hiện phạm tội khá là liều lĩnh và độc ác. Bị cáo Nguyễn Hải Dương đã lợi dụng
cháu Dư Minh Vỹ mở cổng cho bị cáo vào nhà các bị cáo đã dùng dây trói tay
và siết cổ, dùng khăn bị mắt và dùng súng chích điện các nạn nhân rồi sử dụng
dao bấm, dao Thái Lan đâm vào tim các nạn nhân sau đó dùng dao đâm vào cổ
và rạch ngang cổ các nạn nhân một cách man rợ, tàn bạo.
* Đặc điểm xã hội
+ Hồn cảnh gia đình
Nguyễn Hải Dương là con ông Nguyễn Phú Hải, sinh năm 1968 và bà Trần
Thị Kim Thu, sinh năm 1970. Gia đình có hai anh em, bị cáo là con thứ nhất và
chưa có vợ, con.
Vũ Văn Tiến là con ông Vũ Duy Hiền, sinh năm 1958 và bà Vũ Thị Mao,
sinh năm 1960. Gia đình có 05 anh chị em, bị cáo là con thứ năm và chưa có vợ,
con.

Trần Đình Thoại là con ông Trần Hữu Hiếu (đã chết) và bà Dương Thị Kim
Liên, sinh năm 1962. Gia đình có 03 anh em, bị cáo là con thứ hai và chưa có
vợ, con.
Nhìn chung, hồn cảnh gia đình của ba bị cáo khơng có đặc điểm gì nổi bật,
chỉ giống nhau là cả ba đều chưa có vợ con. Theo nghiên cứu cho thấy những
người có gia đình phạm tội ít hơn những người chưa có gia đình. Khơng những
vậy, cuộc sống của ba phạm nhân đều rất khó khăn, nhất là Nguyễn Hải Dương:
“Là một thanh niên có cuộc sống vật chất khó khăn, từ khi trở thành bạn trai


của Linh, cuộc sống của Dương thay đổi nhanh chóng, được sống trong gia
đình bạn gái, được đi du lịch khắp nơi, được lái xe sang đưa đón người yêu, gia
nhập vào thế giới thượng lưu...Vì vậy, khi bị gia đình Linh ngăn cấm, quay trở
về với cuộc sống nghèo khó trước đây, Dương khơng thể chấp nhận điều này
nên mới sinh lịng thù hận”.
Hồn cảnh gia đình cũng là một trong những nhân tố tác động đến việc hình
thành nhân cách con người và cũng ảnh hưởng đến khuynh hướng thực hiện
hành vi phạm tội.
Þ Bị cáo Nguyễn Hải Dương xuất thân từ gia đình cơng nhân.
Sinh ra trong gia đình có 4 người gồm bố, mẹ, Dương, và một người em gái.
Gia đình có cơ cấu hồn thiện, bố mẹ cũng cho ăn học đàng hoàng đến lớp 12
gia đình khơng có khiếm khuyết gì.
Bị cáo Vũ Văn Tiến xuất thân từ gia đình có bố, mẹ bị cáo và 5 anh chị e, bị
cáo là người thứ 5. Sinh ra trong gia đình có ơng nội, ơng ngoại và bố đẻ có
cơng với cách mạng. Gia đình bị cáo Tiến cũng khơng có khiếm khuyết gì.
Bị cáo Trần Đình Thoại xuất thân từ gia đình có bố (đã chết), mẹ và 3 anh em.
Bị cáo là con thứ hai.
+ Nghề nghiệp
Nguyễn Hải Dương làm công nhân, Vũ Văn Tiến làm thợ mộc và Trần
Đình Thoại làm đầu bếp. Cả ba bị cáo đều có cơng ăn việc làm nhưng thu nhập

khá thấp. Đây là những nghề thuộc lao động phổ thơng, khơng cần có chun
mơn nghiệp vụ. Những người phạm tội thường rơi vào những trường hợp khơng
có việc làm ổn định chiếm tỷ lệ rất cao, nếu có việc làm thì rơi những trường
hợp việc làm thu nhập thấp, không cần đào tạo, chuyên môn. Nghề nghiệp quyết
định trực tiếp đến đời sống vật chất của con người, đời sống vật chất còn thiếu
thốn sẽ làm nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Đây chính là ngun nhân lý giải
vì sao tỷ lệ thất nghiệp ln gắn liền với tỷ lệ phạm tội của một quốc gia và nghề
nghiệp khác nhau thì xu hướng phạm tội cũng khác nhau.


Þ * Đối với bị cáo Nguyễn Hải Dương nghề nghiệp là cơng nhân. Đây là
nhóm ngành lao động chân tay, giản đơn nên loại tội phạm sử dụng bạo lực
thường hay xảy ra. Có thể do bị cáo làm cơng nhân, gia đình ơng Mỹ khơng
đồng ý cho bị cáo yêu chị Linh nên bị cáo thấy tủi thân sau đó sinh thù hận và
lịng tham về tài sản của gia đình ơng Mỹ nên đã dẫn đến hành vi phạm tội của
bị cáo.
* Đối với bị cáo Vũ Văn Tiến nghề nghiệp là thợ mộc. Đây cũng là nhóm
ngành lao động tay chân, đơn giản nên có loại tội phạm sử dụng bạo lực thường
xảy ra. Có thể do nghề thợ mộc làm không kiếm được nhiều tiền, một phần là do
lười lao động, chán cái cảnh suốt ngày phải hít bụi gỗ trong xưởng gỗ, nghe
tiếng máy tiện máy khoan nên Tiến đã nảy sinh lòng tham đối với khối lượng tài
sản nhà ông Mỹ mong để được đổi đời đã dãn đến hành vi phạm tội của bị cáo.
* Đối với bị cáo Trần Đình Thoại nghề nghiệp là đầu bếp. Đây cũng là
ngành lao động chân tay, giản đơn. Ngành này đặc thù là cầm dao nhiều, giết mổ
động vật cũng nhiều nên bị cáo mới mua con dao Thái cho bị cáo Dương. Do có
bà ngoại bệnh nên bị cáo Thoại khơng thể tham gia giết người cùng với bị cao
Dương được. Nếu mà tham gia được thì chắn chắn bị cáo Thoại cũng sẽ giết
người như Dương.
+ Nơi cư trú
Nguyễn Hải Dương có hộ khẩu thường trú tại Ấp Long Hạ, xã Kiến An,

huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Lúc thực hiện hành vi, Dương tam trú tại số
290/10, tổ 2, ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Vũ Văn Tiến có hộ khẩu thường trú tại thơn Phú Nguyên, xã Phú Riềng,
huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; tạm trú tại Ấp 1, xã Nhị Bình, huyện Hóc
Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Đình Thoại thường trú tại ấp Tường Hưng, xã Thới Hịa, huyện Trà
Ơn, tỉnh Vĩnh Long. Chỗ ở tạm trú số 13, đường Phạm Văn Đồng, phường 3,
quận Gị Vấp, TP. Hồ Chí Minh.



×