Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Truyền thông về biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.98 MB, 244 trang )

JƠNG THỊ THÀNH VINH

DB.003808

TRUYỀNTHƠNG

VỀ BIẾN DỔI KHÍ HẬU
m

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC VINH


LƯƠNG THỊ THÀNH VINH

TRUYỀNTHƠNG
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HÂU

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC VINH


LỜI MỞ ĐẦU

B

iển đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng diễn biến phức
tạp và trở thành m ột thách thức m ang tính tồn cầu với

những tác động nghiêm trọng đến nhiều m ặt của cuộc sống
con người, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia. Kể từ khi vấn đề BĐ KH có nguyên nhân do con
người gây ra được đề cập lần đầu tiên trong chương trình


nghị quốc tế, việc truyền thơng về BĐ KH cũng đã xuất hiện
và có những bước tiến m ạnh mẽ. Câu hỏi đặt ra là, làm thế
nào có thể truyền đạt m ột cách hiệu quả vấn đề tồn cầu ít
Kên quan đến tính chắc chắn và mang tính tức thịi hơn so với
các vấn đề quen thuộc khác, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn
nhiều tác động lớn hơn những thách thức trước đây. K hoa học
về BĐKH hiện nay đã chỉ ra rằng, BĐKH có thể “làm suy
yếu hệ thống hỗ trợ của nhiều loài, thậm chí lảm giảm đáng
kể sổ lượng lồi, m ang lại những thay đổi sâu sắc và tác động
đến các hệ thống xã hội”. Nó cũng địi hỏi sự hợp tác chưa
tùng có, các chính sách đổi mới, cơng nghệ mới, sự thay đổi
suy nghĩ và hành vỉ mới dể sẵn sàng thích ứng với những bối
cành mới dưới tác động cùa biến đổi khí hậu. Điều này đặt ra
cho truyền thông biến đổi khỉ hậu (TTBĐKH) những thách
3


thức không nhỏ trong việc tạo ra sự thay đổi nhận thức của
a m người để hướng tới những hành động giảm thiểu và thích
ứng với BĐKH, góp phần tạo ra những nỗ lực cho sự phát
triển bền vững của nhân loại.
Ở Việt Nam , công tác TTBĐKH cũng được triển khai từ
sớm và luôn đồng hành với những hành động quốc gia trong
việc chủ động ứng phó với nguy cơ tác động của BĐKH, đáp
ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong
bối cảnh tác động của BĐKH có chiều hướng gia tăng, hợp
tác quốc tế và nỗ lực ứng phó với B Đ KH ngày càng sâu rộng
trên phạm vi cả nước, công tác truyền thơng về BĐKH cũng
địi hỏi m ột sự phát triển ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp
hơn, để có thể thay đổi được hành vi của cộng đồng theo

hướng chủ động thích ứng với những diễn biến bất thường
của tự nhiên, giảm phát thải và bảo vệ tài nguyên m ôi trường.
Cuốn sách Truyền thông về biến đổi khỉ hậu được biên
soạn với m ong m uốn tổng quan m ột cách hệ thống những
kiến thức cơ bản về BĐKH, cơ sở lí thuyết về TTBĐKH dưới
góc độ hướng dẫn vận dụng và những gợi ý cho việc vận
dụng các k ĩ thuật và phương pháp truyền thông trong lĩnh vực
BĐKH m ột cách hiệu quả.
Cuốn sách gồm 2 phần được sắp xếp theo trình tự như sau:
Phần 1. Khái quát chung về biến đổi khí hậu

Phần 2. M ột số vấn đề truyền thơng biến đổi khí hậu

Trong quá trình thực hiện cuốn sách, tác giả đã tham khảo
4


và kế thừa số liệu, tư liệu, cơ sở dữ liệu từ nhiều nguồn tư liệu
khác nhau, đặc biệt là các sách: Giáo trình Biến đổi khỉ hậu và
Phát triển Kinh tể - xã hội của chính tác giả, Những thơng tin
cập nhật về biển đổi khí hậu dành cho đổi tượng cộng đồng
của tác giả N gô Trọng Thuận và N guyễn Văn Liêm, Tài liệu
kuớng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định
các giải pháp thích ứng của Viện K hoa học khí tượng thủy
vân và mơi trường, Biến đổi khí hậu của tác giả N guyễn Đức
Ngữ, Chương trình, mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu của Bộ Tài nguyên và M ôi trường...; các báo cáo mới
nhất của ủ y ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) và Tổ chức
K hí tượng thế giới (WMO). H ầu hết các cuốn sách và văn bản


này đều nhấn m ạnh vào từng m ặt của BĐKH hoặc ảnh hưởng
cùa BĐKH phát triển kinh tế - xã hội hay biện pháp ứng phó
vói biến đổi khí hậu. Ngồi ra, cuốn sách này tham khảo các
K thuyết liên quan đến TTBĐKH từ nhiều nguồn tài liệu trong

và ngoài nước để nội dung mang tính tổng hợp cao nhất.
Với các nội dung trên, cuốn sách này có thể sử dụng làm

tài liệu tham khảo cho bạn đọc là những người làm công tác
chuyên m ôn liên quan đến TTBĐKH, sinh viên chuyên ngành
báo chí truyền thơng hoặc các tun truyền viên về BĐKH.
Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác
truyền thông về BĐKH của các cơ quan ban ngành liên quan
và phục vụ cho việc giảng dạy nội dung BĐKH.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Vinh, Khoa
Địa lí - Trường Sư phạm, gia đình và đồng nghiệp đã tạo điều
5


ldện cho các tác giả hoàn thành cuốn sách này. Trân trọng cảm
cn TS. Trần Thị Tuyến (Viện N ông nghiệp và Tài nguyên Trường Đại học Vĩnh), TS. N guyễn Thị Việt H à (Trường Sư
phạm - Trường Đại học Vinh) đã góp ý cho tác giả ứong chỉnh
sủa các nội dung liên quan đến cấu trúc của cuốn sách.
Trong quá trình biên soạn, m ặc dù đã rất cố gắng, chắc
chắn khơng tránh khỏi thiếu sót, rất m ong q bạn đọc góp ý,
để lần xuất bản sau hồn chinh hơn. Các ý kiến góp ý xin gửi
về Trường Đại học Vinh, hoặc cho tác giả.
Lương Thị Thành Vinh, Trường Đại học Vinh.
Điện thoại: 0919558313 - Email: vinhltt@ vinhuni.edu.vn
X in ứ ân trọng cảm ơn!


TP. Vinh, thảng 11 năm 2021
Tác giả

6


Phần 1
KHÁI QUÁT CHUNG V Ề BIẾN Đổl KHÍ HẬU

1.1. M ột số khái niệm v à th u ật ngữ liên quan đến biến

đồi khí hậu
1.1.1. Một số khái niệm
- Thời tiết (Weather)
Là trạng thái khí quyển tại m ột địa điểm nhất định được
xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc
độ gió, mưa...
- Khỉ hậu (Climate)
Theo định nghĩa Tổ chức Khí tượng thế giới (W MO):
“Khí hậu là trạng thái trung bình của khí quyển cho m ột thang
thời gian (giờ, ngày, tháng, mùa, năm, thập kỉ...) của m ột khu
vực địa lí cụ thể” .[1]
- Biến đổi khí hậu (Climate change)
Theo định nghĩa cùa Tổ chức Liên chính phủ về BĐKH
(IPCC) trong báo cáo lần thứ Tư (AR4) năm 2007 “BĐ KH
1 World Meteorological Organization, Introduction to climate change:
lecture notes fo r meteorologists, 2002

7



là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được
nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của
các thuộc tính của nó, được duy trì trong m ột thời gian đủ dài,
điển hình là hàng thập kỉ hoặc dài hon”.[1]
Cơng ước khung về BĐKH (UNFCCC), trong Điều 1, định
nghĩa BĐKH như sau: “Sự thay đổi khí hậu được qui trực tiếp
hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần của bầu khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào BĐKH tự
nhiên quan sát được trong các khoảng thời gian tưcmg đương”[2].
Định nghĩa của UNFCCC nhấn m ạnh vào nguyên nhân
chính gây BĐKH trong thời gian gần đây là do các hoạt động
của con người.
- Nóng lên tồn cầu (Global warming)
N óng lên tồn cầu chỉ sự tăng dần nhiệt độ Trái đất do
các chất khí nhà kính tích tụ trong khí quyển. Q uan điểm cho
rằng nhiệt độ Trái đất đang tăng lên, m ột phần do phát thải
khí nhà kính đi đơi với các hoạt động của con người như đốt
1 LPCC, Climate Change 2007: The Scientific Basis, Contribution
o f Working Group I to the Fourth Assessment Report o f the
Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University
Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.
2 IPCC, 2014: Annex II: Glossary [Mach, K.J., S. Planton and C.
voo Stechow (eds.)]. In: Climate Change 2014: Synthesis Report.
Contribution o f Working Groups I, II and III to the Fifth Assessment
Repoit o f the Intergovernmental Panel on Climate Change [Core
Wrifnig Team, R.K. Pachauri and L.A. Meyer (eds.)]. IPCC, Geneva,
SviO ofand, pp. 117-130.
ft



các nhiên liệu hóa thạch, đốt sinh khối, phá rừng, ni bị và
cừu, những thay đổi của việc sử dụng đất[l].
- Nước biển dâng (See level rise)
Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên tồn
cầu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do
bão... N ước biển dâng tại m ột vị trí nào đó có thể cao hơn
hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau
về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác[2].
- Khí nhà kính (Greenhouse Gases)
Khí nhà kính là những thành phần khí của khí quyển, cả tự
nhiên và nhân tạo, hấp thụ và phát ra bức xạ ở các bước sóng
cụ thể trong quang phổ của bức xạ m ặt đất phát ra bởi bề m ặt
Trái đất, khí quyển và mây. Vỉệc giữ lại m ột phần bức xạ mặt
đất của các chất khí này gây ra hiệu ứng nhà kính. Hơi nước
(F^O), carbon dioxide (C 0 2), nitrous oxide (N20 ), methane
(CHj) và ozone ( 0 3) là các khí nhà kính chỉnh trong bầu khí
quyển của Trái đất. H ơn nữa, có một số GHG hồn tồn do con
người tạo ra trong khí quyển, chẳng hạn như halocarbons và
các chất clo và brominecontaining khác, được xử lí theo N ghị
định thư Montreal. Bên cạnh C 0 2, N 20 và CH4, N ghị định
thư Kyoto đề cập đến GHGs hexafluoride lưu huỳnh (SF6),
hydrofluorocarbons (HFCs) và perfluorocarbons (PFCs)[3].
1 7-4-sea-level-change/
2 />3 IPCC, Climate Change 2014,Mitigation o f Climate Change, Working
Group III Contribution to the Fifth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change

9



Các khí nhà kính này làm giảm lượng bức xạ của Trái đất
thốt ra vũ trụ, do đó làm nóng tầng bên dưới khí quyển và
bề mặt Trái đất.
Một định nghĩa ngắn gọn của UNFCCC: “Khí nhà kính”
cỏ nghĩa là các thành phần khí của khí quyển, cả tự nhiên và
nhân tạo, hấp thụ và tái phát xạ bức xạ hồng ngoại.”[I]
- Phát thải (Emissions)
“Phát thải” có nghĩa là giải phóng khí nhà kính hoặc tiền
chất của chúng vào khí quyển ừong m ột khu vực và thời gian
nhất định[2].
- Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect)
H iệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp
thụ và phát xạ trở lại bức xạ phát x ạ sóng dài từ m ặt đất bởi
m ây và các khí như hơi nước, carbon dioxide, niừous oxide,
methane và chlorofluorocacrbon, làm giảm lượng nhiệt thốt
ra khơng trung từ hệ thống Trái đất, giữ nhiệt m ột cách tự
nhiên, duy trì nhiệt độ Trái đất cao hơn khoảng 30°c so với
khi không có các chất khí đó[3].
- Kịch bản BĐKH (Climate scenario)
K ịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học và tính tin
1 United Nations Framework Convention on Climate Change, https://
nnfccc.int/resource/docs/convkp/conveng.pdf
2 United Nations Framework Convention on Climate Change, https://
«■fcccjnt/resource/docs/convkp/conveng.pdf
3 Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Mơi trường, Biến đổi khỉ hậu và
tẳc ềậmg ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 2011

10



cậy về sự tiến triển trong tương lai của các m ối quan hệ giữa
kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khỉ nhà kính, BĐ KH và mực
nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản BĐKH khác với dự báo
thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng
buộc giữa phát triển và hành động[1]2.
- Năng lực ứng phó (Adaptive capacity)
K hả năng của m ột hệ thống có thể thích nghi với những
diễn biến liên quan đến BĐKH (bao gồm BĐKH, tính biến
động khí hậu và cực đoan khí hậu) để giảm nhẹ những thiệt hại

có thể xảy ra, tận dụng các cơ hội, hoặc để đối phó với các hậu
quả để lại. N ó liên quan đến khả năng của các cá nhân, hộ gia
đình, cộng đồng và thành phố trong việc thay đổi chiến lược,
đưa ra các lựa chọn và đón nhận các cơ hội để hạn chế những

tác động trực tiếp và gián tiếp của khí hậu. N ăng lực này chịu
ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, tự nhiên, mơi trường

và con ngưịi ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm sự tiếp cận
với các nguồn lực như cơng nghệ, giáo dục, tài chính và cơ sở
hạ tầng; sự phân hóa và các mạng lưới xã hội; khả năng định
đoạt và thái độ của con người và hoạt động môi trường. Không
kém phần quan trọng là cơ cấu thể chế và quản lí phù hợp121.
-

Thích ứng (Adaptation)

Thích ứng theo IPCC là “Q trình điều chinh khí hậu

1 Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Mơi trường, Biến đổi khí hậu và
tác động ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 2011
2 />Vietiiamese_130708.pdf

11


thực sự hoặc dự kiến và các hiệu ứng của nó. Trong các hệ
thống cùa con người, thích ứng tìm cách vừa phải tránh gây
tổn hại vừa phải khai thác các Cơ hội có lợi. Trong m ột số hệ
thống tự nhiên, sự can thiệp của con người có thể tạo điều
kiện thuận lọi cho khí hậu và tác động của nó.”[1]

1.1.2. Một số thuật ngữ
- Ban Liên Chỉnh phủ về BĐKH (Intergovemmental Panel
on Climate Change - IPCC)
IPCC là tổ chức quốc tế hàng đầu về đánh giá BĐKH do
Tổ chức K hí tượng Thế giới (W M O) và Chương trình M ơi
trường Liên Hiệp Quốc (ƯNEP) thành lập năm 1988, là tổ
chức khoa học Liên Chính phủ của tất cả các nước, là thành
viên của Liên H iệp Quốc và Tổ chức K hí tượng Thế giới. Các
nhà khoa học của các nước đều có thể đóng góp cơng sức của
m ình vào các hoạt động của IPCC trên cơ sở tự nguyện. IPCC
không thực hiện các nghiên cứu m à chỉ tổng quan, đánh giá
các thông tin khoa học, k ĩ thuật, kinh tế - xã hội m ới nhất
được công bố rộng rãi trên thế giới liên quan đến hiểu biết về
BĐKH. Ban này chuẩn bị các bản đánh giá, báo cáo và hướng
dẫn m ới nhất về khoa học BĐ KH và các tác động tiềm tàng
về môi trường, kinh tế và xã hội; những phát triển về cơng
nghệ; khả năng ứng phó quốc gia và quốc tế đối với BĐKH;

v à các vấn đề liên quan giữa chúng. IPCC đưa ra tư vấn cho

1n*cc, Clĩmate Change 2014M itigation o f Cỉimate Change, Working
Group ni Contribution to the Fifth Assessment Report o f the
h u ig im I»mental Panel on Climate Change

12


Hội nghị các B ên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp
Quốc về BĐKH. Ban này hiện được tổ chức thành 3 nhóm
cơng tác về:
+ Đ ánh giá khoa học của sự BĐKH;
+ Đ ánh giá tác động của biến BĐKH đến m ôi trường và
kinh tế - xã hội;
+ Đ ề xuất các chiến lược ứng phó với BĐKH.
Ngồi ra cịn có một nhóm cơng tác về kiểm kê khí nhà kính.
- Chương trình khí hậu thế giới (World Climate Programme
- WCP):
Chưomg trình khí hậu thế giới là chương trình giám sát
khí hậu và tác động của nó dưới sự kiểm sốt của W M O, có
sự phối họp với UNEP, ủ y ban Hải dương Liên chính phủ
(IOC) của UNESCO, và ICSU (Hội đồng Quốc tế các hiệp
hội khoa học). Chương trình ra đời vào năm 1979, do kết quả
của Hội nghị khí hậu thế giới lần thứ nhất. N ó tạo khn khổ

tổ chức cho nghiên cứu, áp dụng và thu thập số liệu, đặc biệt
nhằm cải thiện hiểu biết về khí hậu và đánh giá các tác động
có thể có của nó.
- Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc (United State


Environment Programme - UNEP)
Chương trình M ôi trường Liên Hiệp quốc được thành lập

năm 1972 để điều phối các hoạt động m ôi trường của LHQ.
Nó nhằm giúp tăng cường và kết họp các nỗ lực riêng rẽ về
môi trường của các tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ,
13


quốc gia và khu vực. UNEP đã đẩy m ạnh sự phát triển của
C ơng ước khí hậu và Cơng ước về đa dạng sinh học.
- Chương trinh Quan sát Thời tiết thế giới (World Weather

Watch - WWW)
Chương trình Quan sát Thời tiết thế giới là m ột hệ thống
do Tổ chức Khí tượng thế giới (W M O) lập ra để thu thập,
phân tích và phân phối trên tồn thế giới các thông tin thời
tiết và m ôi trường khác. W W W là m ột thành tựu xuất sắc
trong hợp tác quốc tế. Đ ây là m ột hệ thống thực sự bao trùm
toàn thế giới, áp dụng các phát triển công nghệ và kiến thức
khoa học hiện đại, trong đó m ọi nước trên thế giới đều có
đóng góp, hàng ngày trong năm cho lợi ích chung[1].
- Cỉỉcom
Clicom là m ột hệ thống gồm ba thành phần chính: Phần
cứng, phần m ềm và đào tạo do Tổ chức K hí tượng Thế giới
(W M O) xây dựng nhằm giúp chủ yếu các nước đang phát
triển nâng cấp các phương tiện xử lí số liệu khí hậu của mình.
Hệ thống cũng cung cấp trợ giúp về bảo dưỡng phần cứng cơ
bản là m áy tính cá nhân tương thích với IBM cùng với thiết

bị ngoại vi. M ột trạm Clicom điển hình được thiết kế để thực
hiện m ọi chức năng của m ột trung tâm số liệu khí hậu truyền
thống hồn chỉnh với việc nhập dữ liệu, kiểm tra chất lượng,
hiu giừ và truy cập, kiểm kê dữ liệu và các sản phẩm thơng
tin khí hậu học cơ bản.
1 Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Mơi trường, Biến đổi khí hậu và
ẵẾc động ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 2011

M


- Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (United

State Framework Convention on Climate Change - UNFCCC)
Công ước Khung của LHQ về BĐKH (gọi tắt là Cơng ước
khí hậu), được hơn 150 nước kí tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái
đất ở Rio de Janeữo năm 1992 vói mục tiêu “ổn định nồng độ
khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được
sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu” .
Cơng ước khơng nêu ràng buộc pháp lí về mức phát thải m à chỉ
nêu các nước thuộc Phụ lục I quay trở lại mức phát thải năm
1990 vào năm 2000. Công ước có hiệu lực vào tháng 3/1994
với sự phê chuẩn của hơn 50 nước, nay đã có hơn 180 nước
phê chuẩn. Tháng 3/1995, Hội nghị các Bên của Công ước
(COP), cơ quan tối cao của Cơng ước họp khóa đầu tiên ở
Berlin, B an thư kí Cơng ước có trụ sở tại Bonn, Đức.
- Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism

- CDM)
C ơ chế phát triển sạch (CDM), được qui định tại Điều 12


của Nghị định thư, cho phép m ột quốc gia có cam kết giảm
phát thải hoặc phát thải theo Nghị định thư Kyoto (Phụ lục B)
để thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển.
Các dự án này có thể kiếm được các khoản tín dụng giảm phát
thải được chứng nhận (CER), mỗi khoản tương đương với một
tấn C 0 2 , có thể được tính để đáp ứng các mục tiêu của Kyoto[1].
I />■echanisms-under-the-kyoto-protocol/the-clean-developmentirh an ism Truy cập ngày 13/3/2018

15


-

Cùng thực hiện (Joint Implementation - JI)

Cơ chế “cùng thực hiện”, được qui định tại Điều 6 của
Nghị định thư Kyoto (KP), cho phép m ột quốc gia có giảm
phát thải hoặc cam kết giới hạn theo Nghị định thư Kyoto (Phụ
lục B) để kiếm đơn vị giảm phát thải (ERUs) từ giảm phát thải
hoặc dự án loại bỏ phát thải tại m ột Phụ lục B khác, mỗi dự
án tương đương với một tấn C 0 2 , có thể được tính để đáp ứng
mục tiêu của Kyoto. Việc thực hiện chung cung cấp cho các
Bên m ột phương tiện linh hoạt và tiết kiệm chi phí để thực hiện
m ột phần cam kết Kyoto của họ, trong khi bên chủ nhà hưởng
lợi từ đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ[1].
- Cuộc họp các bên (Meeting o f the Parties - MOP)
Hội nghị các bên của UNFCCC sẽ làm bổn phận như một
Cuộc họp các bên (MOP) các chủ thể tối cao của KP, nhưng chỉ
các bên của N ghị định thư Kyoto có thể tham gia vào thảo luận

và ra quyết định. Chỉ sau khi KP có hiệu lực thì mới có MOP.
- Hội nghị các Bên (Conference o f the Parties - COP)
C ơ quan tối cao của Cơng ước khí hậu, gồm các nước đã
phê chuẩn hay gia nhập Công ước.
- Hội nghị thượng đỉnh Trải đất hay Hội nghị Liên Hiệp

Quốc về Môi trường và Phát triển (Earth Summit or UN
Conference on Environment and Development - UNCED)
Hội nghị thượng đỉnh Trái đất họp năm 1992 ở R io de
1 echanism s/jointimplementation Truy cập ngày 12/3/2018

16


Janeữo, Brazil, tại đó, Cơng ước K hung của Liên Hiệp Quốc
về BĐ KH được hơn 150 nước kí.
- Mạng lưới giảm sát ô nhiễm không khỉ nền (Background

Air Pollution Monitoring Network - BAPMoN)
M ạng lưới giám sát ô nhiễm khơng khí nền được Tổ chức

Khí tượng thế giới thành lập năm 1968, nhằm cung cấp thông
tin liên tục về sự thay đổi của khí quyển Trái đất. Đ ây là hệ
thống nghiệp vụ toàn cầu duy nhất để giám sát ơ nhiễm khí
quyển nền với việc giám sát thành phần khí quyển tầng đối

hm ở mức cơ sở và khu vực thơng qua m ột m ạng lưới tồn
cầu gồm các trạm giám sát.
- Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol)
N ghị định thư Kyoto được soạn thảo theo cam kết Berlin,


khi có hiệu lực sẽ địi hỏi các nước trong Phụ lục B (các quốc
gia phát triển) đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải khác nhau
thời kì 2008 - 2012 đối với các khí nhà kính nêu trong N ghị
định thư so với mức năm 1990. N ghị định thư này được các
Bên của Cơng ước khí hậu thông qua ở Kyoto, N hật Bản
tháng 12 năm 1997.
- Nghị định thư Montreal (Montreal Protocol)
Nghị định thư này là thỏa thuận quốc tế do ƯNEP bảo

trợ, có hiệu lực từ tháng 1/1989, nhằm loại trừ dần việc sử
dụng các hợp |ilfâẠ làttỊiguV^iảHQằ^^lế^one như CFCs, halón,
methyl chloro|form/EMfrPriyj(ji|^lopd|s và brom ua methyl.
17


-

Qũi Mơi trường tồn cầu (Global Environment Facility

-GEF)
Q uĩ M ơi trường tồn cầu là m ột chương trình tài trợ
chung do các nước phát triển lập ra để thực hiện nghĩa vụ
của họ theo các hiệp ước môi trường quốc tế, với chức năng
phục vụ như cơ chế tài chính lâm thời cho Cơng ước khí hậu,
đặc biệt để trả chi phí làm báo cáo của các nước khơng thuộc
Phụ lục I. Nó cung cấp tài trợ bổ sung cho viện trợ phát triển
truyền thống bằng cách chi trả “các chi phí gia tăng đã được
nhất trí” m à các nước không thuộc Phụ lục I phải chịu khi
m ột dự án phát triển quốc gia, khu vực hay tồn cầu cũng

nhằm các mục tiêu m ơi trường tồn cầu, chẳng hạn như các
dự án về đa dạng sinh học.
- Tố chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological

Organization - WMO)
To chức K hí tượng Thế giới là m ột cơ quan chun m ơn
của Liên Hiệp Quốc, hiện có 160 nước và vùng lãnh thổ thành
viên, ra đời năm 1950, nhằm m ục đích:
+ Tạo ra sự họp tác tồn thế giới trong việc hình thành
m ạng lưới các trạm quan trắc khí tượng và thủy văn cùng các
quan frac vật lí khác liên quan đến khí tượng, đẩy m ạnh việc
thành lập và duy trì các trung tâm chịu trách nhiệm cung cấp
các dịch vụ khí tượng và liên quan;
+ Thúc đẩy việc thẩrih lập và duy frì các hệ thống để trao
đổi nhanh chóng thơng tin k h ítư ợ hg.vả thơng tin liên quan;

18


+ Tăng cường tiêu chuẩn hóa các quan trắc khí tượng và
bảo đảm xuất bản thường xuyên các báo cáo về quan trắc và
thống kê;
+ Tăng cường ảp dụng khí tượng học vào hàng không,
hàng hải, các vấn đề về nước, nông nghiệp và các hoạt động
khác của con người;
+ Thúc đẩy các hoạt động về nghiệp vụ thủy văn và tăng
cường họp tác chặt chẽ giữa các cơ quan khí tượng và thủy văn;
+ K huyến khích nghiên cứu và đào tạo về khí tượng và

các lĩnh vực liên quan để giúp điều phối các quan hệ hợp tác

quốc tế của việc nghiên cứu và đào tạo đó.
1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
1.2.1. Biến đổi về nền nhiệt
- Trên phạm vi toàn cầu
Theo báo cáo của IPCC (năm 2019), nhiệt độ bề m ặt toàn

cầu đã tăng lên 1,5 - 2°c so với thịi kì tiền cơng nghiệp[1]. Giai
đoạn 2011 - 2020, bảy năm nóng nhất được ghi nhận đều xảy ra
bong thời gian này, kể từ năm 2014. Nhiệt độ bề m ặt trung bình
lồn cầu đã tăng với tốc độ trung bình 0,08°c mỗi thập kỉ kể từ
khi bắt đầu thiết lập kỉ lục bắt đầu vào giữa đến cuối những năm
1800; kể từ năm 1981, tốc độ tăng đã cao hơn gấp đôi[2].
1 https://w w w .ipcc.ch/site/assets/uploads/sites/2/2019/05/S R 15_
Approval_Chapter_l_SM.pdf truy cập ngày 28/8/2021
2 />truy
cập ngày 28/8/2021

19


N ăm 2020, nhiệt độ bề m ặt toàn cầu hàng năm cao hom
0,54° - 0,62°c so với mức trung bình giai đoạn 1981 - 2010,
tùy thuộc vào tập dữ liệu được sử dụng. Đ ây là năm nằm
trong số ba năm ẩm nhất kể từ khi các kỉ lục được thiết lập
bắt đầu vào giữa đến cuối những năm 1800[1]. Đ ây là năm
nóng nhất được ghi nhận khi khơng có El Niđo. N hiệt độ
tầng đối lira thấp hom so với năm 2016, năm nóng nhất trước
đó. Trong khi đó, nhiệt độ ở tầng bình lưu tiếp tục giảm đi do
lượng C 0 2 do con người tăng lên. Cùng với nhiệt độ bề m ặt
trên mức trung bình, m ột sự lan truyền địa lí chưa từng có của

các sóng nhiệt và các đợt nóng đã xảy ra ở nhiều nơi.
Tại Châu Âu, 17 quốc gia đã báo cáo nhiệt độ trung
bình hàng năm cao kỉ lục, góp phần vào năm ấm nhất được
ghi nhận ở lục địa Châu Âu. Ở những nơi khác, N hật Bản,
M exico và Seychelles cũng trải qua nhiệt độ trung bình hàng
năm cao kỉ lục. Ở Caribe, Aruba, M artinique và St. Lucia đã
báo cáo nhiệt độ tối đa hàng tháng cao nhất mọi thời đại của
địa phương. Ở 60° Bắc, nhiệt độ trung bình hàng năm trên
các khu vực đất Bắc Cực cao hơn 2 ,l° c so với mức trung
bình giai đoạn 1981 - 2010, cao nhất trong 121 năm qua. Vào
ngày 20 tháng 6, tại Verkhoyansk, N ga (67,6° Bắc) nhiệt độ
đươc quan sát đạt

38°c, tạm thời là nhiệt độ cao nhất từng đo

1 Blunden, J. and T. Boyer, Eds., 2020: “State of the Climate in 2020”.
Bull. Amer. Meteor. Soc., 102 (8), SÌ-S475, doi: 10.1175/2021 BAMS
StateoftheClimate. 1.
Ưsotc2020/State_of_the_Climate_in_2020_HiRes.pdf
truy cập ngày 28/08/2021

20


được trong V òng Bắc Cực. N am Cực đạt nhiệt độ cao nhất kỉ
lục với 18,3° c được đo tại Esperanza vào tháng Hai. Tại H oa
Ki, Furnace Creek ở Thung lũng Chết, California, đạt 5 4 ,4 °c

vào ngày 16 tháng 8 - nhiệt độ nóng nhất đo được trên Trái
đất kể từ năm 1931[1]2.

- Ở Việt Nam
N hiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các ữ ạm quan trắc, táng
nhanh trong những thập kỉ gần đây. N hiệt độ tháng I (tháng
đặc trưng cho m ùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng

cho m ùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi
cả nước trong 50 năm qua. N hiệt độ m ùa đông tăng nhanh
hơn so với m ùa hè. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình
năm thời kì 1958-2014 tăng khoảng 0,62°c, riêng giai đoạn

(1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42°c. Tốc độ tăng trung
binh m ỗi thập kỉ khoảng 0,10°c, thấp hon giá trị trung bình
tồn cầu (0,12°c/thập kỷ, IPCC 2013)t2]. Tính trung bình cho
cả nước, nhiệt độ m ùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,2°c trong
50 năm qua. N hiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3-0,5°C/50
năm ư ên tất cả các vùng khí hậu của nước ta.
1 Bhmden, J. and T. Boyer, Eds., 2020: “State of the Climate in 2020”.
Bull. Amer. Meteor. Soc., 102 (8), SĨ-S475, doi:10.1175/2021BAMS
StateoftheClimate. 1.
l«pK//ametsoc.net/sotc2020/State_of_the_Climate_in_2020_HiRes.pdf
tn ty cập ngày 28/08/2021
2 Bộ Tài nguyên vả Môi trường, Kịch bản biến đoi khi hậu và nước
biếm dáng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt
Nam, 2016

21


Hình 1.1. Chuấn sai nhiệt độ (°C) trung bình năm (a)
và nhiều năm (b) trên qui mô cả nước[1}

N hiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ
vùng ven biển và hải đảo. N hiệt độ trung bình năm tăng 0,50,6°C/50 năm ở Tây Bắc, Đ ơng Bắc Bộ, Đ ồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ, Tây N guyên và N am Bộ còn m ức tăng nhiệt
độ trung bình năm ở N am Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khỉ hậu và nước biển dâng
cho Việt Nam, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2016.

22


0,3°C/50 năm [1]2. X u thế chung của nhiệt độ là tăng trên hầu
hết các khu vực trên cả nước, tuy nhiên có những khu vực
nhỏ thuộc vùng ven biển Trung Bộ và N am Bộ như Thừa
Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang có xu hướng giảm của
nhiệt độ. Đ áng lưu ý là ở những nơi này, lượng m ưa tăng
trong cả hai mùa: m ùa khô và m ùa mưa.
M ức thay đổi nhiệt độ cực đại trên tồn Việt N am nhìn
chung dao động trong khoảng từ -3°c đến 3°c. M ức thay đổi
nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong khoảng -5°c đến
5 ° ơ 21. X u thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng,
tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ
cực đại, theo xu thế chung của BĐKH toàn cầu.

1.2.2. Biến đỗi về lượng mưa
- Trên phạm vi toàn cầu:
Những thay đổi tồn cầu quan sát được trong chu trình
nước, bao gồm cả lượng mưa, không chắc chắn hơn những thay
đổi quan sát được về nhiệt độ. Tuy nhiên, m ột nhận định có độ
tin cậy cao cho rằng lượng m ưa trên các khu vực đất liền ở vĩ độ
trung bình của Bắc bán cầu đã tăng lên kể từ năm 1951. Đối với


các khu vực vĩ độ khác, xu hướng tích cực hoặc tiêu cực dài hạn
1 Trần Thục, Huỳnh Thi Lan Hương, Đảo Minh Trang, Tích hợp vẩn đề
biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Nhà xuất bản
Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam, 2012.
2 Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương, Đào Minh Trang, Tích hợp vấn đề
biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Nhà xuất bản
Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam, 2012.

23


hoặc bung bình theo khu vực có độ tin cậy thấp do chất lượng
đỗ liệu kém, dữ liệu không đầy đủ hoặc khơng thống nhất giữa
các ước tính có sẵn. Đối với lượng mưa lớn, báo cáo AR5 đã
đảnh giá rằng các xu hướng quan sát được hiển thị nhiều khu
vực với mức tăng hon là giảm về tần suất, cường độ và / hoặc
lượng mưa lớn (có thể xảy ra). Ngồi ra, đối với các vùng đất có
phạm vi quan sát đủ để đánh giá, các nhà khoa học nhận định có
sự can thiệp của con người trong việc góp phần làm tăng cường
lượng mưa lớn trên qui mơ toàn cầu trong nửa sau của thế kỉ XX
(Bindoff et al., 2013a). Liên quan đến những thay đổi về lượng
mưa, hồ sơ quan sát cho thấy rằng sự gia tăng lượng mưa cực
đoan có thể được xác định đối với lượng m ưa tối đa hàng năm
trong 1 ngày (RX1 ngày) và lượng mưa 5 ngày liên tiếp (RX5
ngày) đổi với những thay đổi GMST (nhiệt độ bề mặt trung bình
to à i cầu) ở mức độ này. Những thay đổi dự kiến về lượng mưa
tương đương với hai mức độ nóng lên tồn cầu

(l,5°c


so với

2°C) đều cho thấy sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa trung bình so
với thời kì tiền cơng nghiệp. Ở mức độ nóng lên 2°c, lượng mưa
trung bình sẽ giảm ở khu vực Địa Trung Hải (bao gồm Nam Âu,
Bán đảo Ả Rập và Ai Cập) và tăng ở các vĩ độ cao (độ tin cậy
trung bình). Dựa ừên mơ phỏng khí hậu khu vực, Vautard et al.
(2014) cho thấy lượng mưa lớn gia tăng mạnh mẽ ở khắp mọi
nơi ở châu  u và bong tất cả các mùa, ngoại trừ miền nam châu
Âu vào mùa hè ở

2°c so với giai đoạn

1971 - 2000[1].

1 https.7/www.ipcc.ch/site/assets/uploads/sites/2/2019/06/SR15_
Chapter3_Low_Res.pdf

24


Ở Bắc Mĩ, lượng m ưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở phía
Bắc Canada nhưng lại giảm đi ở Tây N am nước Mĩ, Đông Bắc
Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm khoảng 2% m ỗi thập
kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây. Ở N am M ĩ, mưa
lại tăng lên trên lưu vực A mazon và vùng bờ biển Đông Nam
nhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây. Ở Châu
Phi, lượng mưa giảm ở N am Phi, đặc biệt là ở Sahel trong giai
đoạn 1960 -1980. Ở khu vực nhiệt đới, m ưa giảm đi ở Nam Á

và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kì 1901 - nay.
Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi
hiợng mưa là Australia do tác động m ạnh mẽ của EN SO [1].
Trên phạm vi tồn cầu lượng m ưa có xu hướng tăng lên
ở các đới phía Bắc v ĩ độ 30°N, rõ rệt ở m iền Trung Bắc Mĩ,
Đ ông Bắc Mĩ, Bắc Ảu, Bắc Á và Trung Á thời kì này và giảm
đi ờ các v ĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỉ 90. Tần số m ưa lớn tăng
lên trên nhiều khu vực, kể cả những

nơi lượng mưa có xu thế

giảm đi.
- Ở Việt N am
Trong thời kì 1958-2014, lượng m ưa năm tính trung bình
cả nước có xu thế tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào
các tháng m ùa đông và m ùa xuân; giảm vào các tháng m ùa
thu. Nhìn chung, lượng m ưa năm ở các khu vực phía Bắc

cỏ xu thế giảm (từ 5,8% - 12,5%/57 năm); các khu vực phía
I Truy cập ngày 03/3/2020.

25


×