Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Truyền thông đại chúng với trật tự xã hội trong giao thông đường bộ tại thành phố viêng chăn (nghiên cứu truyền thông đại chúng an ninh lào)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 179 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TOU DOUANGMANY

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI
TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN
(Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TOU DOUANGMANY

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI
TRONG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TẠI THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN
(Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG
2. PGS.TS. PHẠM XUÂN HẢO



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

TOU DOUANGMANY


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

9

1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam, Lào

9
27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận

41
41

2.2. Cơ sở thực tiễn

61

Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG TRONG TRẬT TỰ XÃ HỘI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA
THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY

77

3.1. Nội dung, hình thức, cường độ truyền thông về giao thông đường bộ
trên các phương tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào hiện nay

77

3.2. Vai trò thông tin, định hướng dư luận xã hội và giám sát của truyền
thông đại chúng An ninh Lào với việc thực hiện các quy định về giao
thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn hiện nay

91

3.3. Sự tiếp nhận, đánh giá của công chúng đối với truyền thông đại chúng
An ninh Lào về truyền thông trật tự xã hội giao thông đường bộ

99


Chương 4: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
ĐẠI CHÚNG AN NINH LÀO ĐỐI VỚI TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN

121

4.1. Tác động từ chính sách và tình hình giao thông đường bộ tại thành phố
Viêng Chăn
4.2. Tác động của cán bộ truyền thông đại chúng và văn hóa giao thông tại
thành phố Viêng Chăn

121
131

1. Kết luận

141
141

2. Kiến nghị

145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

147


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

148

PHỤ LỤC

160


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BAL

: Bộ An ninh Lào

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
CP

: Chính phủ

QH

: Quốc hội

TRA

: Theory of Reasoned Action (lý thuyết hành động hợp lý)

TTĐC


: Truyền thông đại chúng

TTGT

: Trật tự giao thông


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Trang
Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát

7

Bảng 2.1: So sánh mật độ dân số trên cả nước và thành phố Viêng Chăn

69

Bảng 2.2: Đặc điểm kinh tế trong những năm qua của Lào

70

Bảng 2.3: Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Lào và thành phố Viêng
Chăn từ năm 2005 đến 2015

72

Bảng 3.1: So sánh nội dung đưa tin trật tự GTĐB giữa các kênh TTĐC An
ninh Lào


84

Bảng 3.2: Số lượng tin bài trên Báo An ninh Lào

92

Bảng 3.3: Số lượng tin bài trên Đài phát thanh An ninh Lào

92

Bảng 3.4: Số lượng tin bài trên Đài truyền hình An ninh Lào

93

Bảng 3.5: Đánh giá về vai trò thể hiện dư luận xã hội

95

Bảng 3.6: Tỷ trọng tin bài trên Báo An ninh Lào

96

Bảng 3.7: Tỷ trọng tin bài trên Đài phát thanh An ninh Lào

97

Bảng 3.8: Tỷ trọng tin bài trên Đài truyền hình An ninh Lào

97


Bảng 3.9: Tỷ lệ đánh giá tốt về nội dung tin bài liên quan đến vai trò định
hướng dư luận xã hội của TTĐC An ninh Lào
Bảng 3.10: Tỷ trọng tin bài trên TTĐC An ninh Lào

98
99

Bảng 3.11: Mức độ theo dõi chuyên mục trật tự giao thông trên các phương
tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào

101

Bảng 3.12: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với giới tính

104

Bảng 3.13: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với độ tuổi

105

Bảng 3.14: Tương quan sự yêu thích các chuyên mục với trình độ học vấn

107

Bảng 3.15: Tương quan nghề nghiệp và sự yêu thích các chủ đề truyền thông
trên các phương tiện truyền thông đại chúng An ninh Lào
Bảng 3.16: Đánh giá nội dung tin bài

109

110


Bảng 3.17: Đánh giá mức độ hình thức trình bày

112

Bảng 3.18: Đánh giá nội dung và hình thức thông tin về khen ngợi chấp hành luật
giao thông

113

Bảng 3.19: Đánh giá nội dung và hình thức thông tin phê phán hành vi vi phạm

113

Bảng 3.20: Mức độ tác động đến kiểm soát và thực hành hành vi giao thông

119

Bảng 4.1: Nguyên nhân vi phạm quy định khi tham gia giao thông của người
trả lời

128

Bảng 4.2: Ý kiến của người dân về điều kiện tác động đến trật tự khi tham gia
giao thôngcủa người trả lời

129


Bảng 4.3: Đề xuất của người dân nhằm nâng cao trật tự giao thông

130

Bảng 4.4: Phương án xử lý của các chủ thể khi gặp các tình huống giao thông

132

Bảng 4.5: Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát

134

Bảng 4.6: Cơ cấu nhân lực truyền thông đại chúng An ninh Lào, theo giới tính

139


DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN ÁN

Trang
Biểu 3.1: Đánh giá của công chúng về mức “Tốt” của các kênh trong vai trò
thông tin giáo dục

93

Biểu 3.2: Mức độ yêu thích các chuyên mục của người trả lời

102

Biểu 3.3: Đánh giá mức độ dễ hiểu của các kênh truyền thông An ninh Lào


114

Biểu 3.4: Đánh giá mức độ ứng dụng thông tin của các kênh truyền thông

117

Biểu 4.1: Mức độ và nguyên nhân vi phạm quy định về giao thông của đối
tượng trả lời
Biểu 4.2: Các tình huống văn hóa giao thông tại thành phố Viêng Chăn

127
128

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Trang
Hình 2.1: Mô hình truyền thông chu kỳ của Roman Jakobson

56

Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định

60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Truyền thông đại chúng (TTĐC) là phương tiện hữu hiệu truyền tải hệ tư

tưởng, giải thích thực tại xã hội, xác định những hình ảnh khuôn mẫu tác phong
trong công chúng, định hướng ý thức và hành vi xã hội. TTĐC cung cấp, trang bị
kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao ý thức xã hội, hình thành và
củng cố một hệ tư tưởng đối với xã hội; liên kết các thành viên trong xã hội thành
một chỉnh thể. TTĐC còn thực hiện chức năng giám sát và quản lý xã hội, theo dõi,
phát hiện, phản ánh kịp thời những vấn đề, mâu thuẫn mới nảy sinh, góp phần ổn
định chính trị, văn hóa, trật tự an toàn xã hội.
Truyền thông đại chúng không chỉ đơn thuần mang thông tin mà còn giữ vai
trò quyết định trong việc hướng dẫn và định hướng dư luận xã hội chấp hành các
quy tắc xã hội. TTĐC luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã
hội loại người. Xã hội càng phát triển hiện đại thì càng đòi hỏi TTĐC phải hiện đại
phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, văn minh và toàn diện hơn.
Hoạt động giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói
riêng là một trong những nền tảng phát triển đất nước. Nó chiếm giữ một vị trí quan
trọng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu, trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các
khu vực dân cư trong và ngoài nước.
Hệ thống giao thông đường bộ phản ánh trình độ phát triển xã hội. Sự phát
triển của hệ thống giao thông đường bộ và hoạt động của nó là một trong những tiêu
chí để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mối quốc gia. Hoạt
động giao thông đường bộ phản ánh tính trật tự của một hệ thống xã hội. Nếu những
người tham gia giao thông đường bộ thực hiện đúng như quy định về giao thông, thì
giao thông thông suốt, trật tự và an toàn giao thông được đảm bảo, xã hội không có
xung đột về giao thông. Nếu hành vi vi phạm những quy định về giao thông gia tăng,
trật tự xã hội trở nên hỗn độn, dẫn đến những hậu quả khó lường. Vấn đề đặt ra là,
cùng với việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ phải duy trì trật tự xã hội trong
giao thông đường bộ, để làm giảm xung đột xã hội về giao thông.
Thành phố Viêng Chăn giữ vị trí trọng yếu, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trước đây, tình hình giao



2
thông đường bộ ở Viêng Chăn khá trật tự và an toàn. Tuy nhiên, hiện nay đang có
những diễn biến phức tạp. Số người vi phạm quy định giao thông tăng lên, số người
chết và bị thương vì tai nạn giao thông ngày một gia tăng. Để đảm bảo trật tự an
toàn giao thông, góp phần giữ vững trật tự xã hội đô thị, cần tăng cường quản lý nhà
nước về giao thông; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người dân hiểu và
chấp hành đúng quy định pháp luật về giao thông đường bộ.
Trong hệ thống các tổ chức, các cách thức tuyên truyền về giao thông, các
phương tiện thông tin đại chúng giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Với lợi thế
của mình, các phương tiện thông tin đại chúng vừa thông tin nhanh, chính xác, kịp
thời tới mọi thành phần xã hội về các vấn đề giao thông. Giữ vai trò quan trọng
trong việc định hướng dư luận xã hội, cổ vũ những hành vi tham gia giao thông
đúng và lên án hành vi vi phạm trật tự giao thông (TTGT). TTĐC đặc biệt giữ vai
trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, định hướng thái độ và hướng dẫn
hành vi tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nghiên cứu về TTĐC, vai trò của
TTĐC với TTGT chưa được triển khai một cách có hệ thống, sâu sắc. Việc tiếp cận
về vấn đề này thường được tiến hành dưới góc độ quản lý hành chính, chưa luận
giải trên cơ sở khoa học từ các hướng tiếp cận của các khoa học xã hội và nhân văn,
từ khoa học xã hội học. Từ những lý do trên, nhằm góp thêm những phân tích từ
góc độ khoa học về tương quan giữa TTĐC với TTGT đường bộ, tác giả lựa chọn
vấn đề: “Truyền thông đại chúng với trật tự xã hội trong giao thông đường bộ tại
thành phố Viêng Chăn” (Nghiên cứu truyền thông đại chúng An ninh Lào) làm
đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ xã hội học. Đây là một nghiên cứu xã hội học mới,
không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. Kết quả nghiên cứu góp
phần nâng cao chất lượng, phát huy vai trò TTĐC An ninh Lào trong việc giữ gìn
trật tự xã hội giao thông đường bộ ở Lào.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ vai trò của TTĐC đối với TTGT đường bộ tại thành phố Viêng Chăn,

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đánh giá các yếu tố tác động đến vai trò của


3
TTĐC trong TTGT đường bộ ở thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề về lý luận vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao
thông đường bộ.
- Đánh giá vai trò TTĐC trong trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố
Viêng Chăn hiện nay.
- Đánh giá các yếu tố tác động đến vai trò TTĐC trong trật tự xã hội giao
thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn hiện nay.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Người tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.
- Các đơn vị TTĐC An ninh Lào.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành đối với hoạt động TTĐC của 03 đơn vị TTĐC
An ninh Lào: Báo An ninh Lào, Đài truyền hình An ninh Lào và Đài phát thanh An
ninh Lào.
- Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2016. Thời điểm khảo sát thực tế:
quý 2 năm 2016.
- Về nội dung: Nghiên cứu tương quan giữa hoạt động TTĐC An ninh Lào với
trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, biến số và khung phân tích
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của TTĐC An ninh Lào đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ ở

thành phố Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như thế nào?
- Những yếu tố nào đã tác động đến vai trò của TTĐC đối với trật tự xã hội
giao thông đường bộ tại thành phố Viêng Chăn?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong việc thực thi những quy
định của pháp luật về giao thông đường bộ trong cuộc sống.


4
- Nội dung, hình thức TTĐC của các cơ quan TTĐC An ninh Lào đáp ứng
được nhu cầu của các đối tượng truyền thông về những quy định của Nhà nước về
giao thông đường bộ và tình hình giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.
- Truyền thông đại chúng An ninh Lào giữ vai trò quan trọng trong định
hướng thái độ, hành vi, dư luận xã hội tích cực trong tham gia giao thông đường bộ
của người dân ở thành phố Viêng Chăn.
4.3. Hệ biến số
Biến can thiệp
- Điều kiện kinh tế-xã hội của thành phố Viêng Chăn.
- Các quy định của luật và các văn bản dưới luật về giao thông đường bộ.
Biến độc lập
- Thiết chế TTĐC, gồm: a, Nội dung, cường độ, hình thức truyền thông của
TTĐC An ninh Lào về giao thông đường bộ; b, Mức độ phù hợp của TTĐC An ninh
Lào đối với đối tượng tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn; c, Sự
định hướng dư luận xã hội của TTĐC An ninh Lào về việc thực hiện các quy định
pháp luật để giữ gìn trật tự xã hội giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.
- Tình trạng trật tự xã hội giao thông đường bộ của thủ đô Viêng Chăn
Biến trung gian bậc 1
- Thái độ chủ thể: Mức độ đồng tình của người tham gia giao thông đường bộ
đối với những hành vi tham gia giao thông đường bộ đúng quy định và phản đối
những hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ, làm ảnh hưởng tiêu cực

đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ.
- Chuẩn chủ quan: nhận thức, suy nghĩ, quan điểm của người dân đối với các
hành vi tham gia giao thông đường bộ của mọi người (chấp nhận, khuyến khích, cổ
vũ, ngăn cản).
- Nhận thức kiểm soát hành vi: nhận thức của mỗi cá nhân đối với việc tuân
thủ luật giao thông đường bộ; nên hay không nên, dễ dàng hay khó khăn.
Biến trung gian bậc 2
Ý định hành vi giao thông: Sự cụ thể hóa thái độ, nhận thức (thái độ, chuẩn
chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông
đường bộ


5
4.4. Khung phân tích
Đặc điểm nhân khẩu

Thái độ
chủ thể
Ý định

Điều
kiện
kinh tế
xã hội

Thiết
chế

Chuẩn


Tình

vi giao

trạng

thông

trật

chủ

truyền
thông

hành

tự xã

quan

hội

đại

giao

chúng

Hành

Nhận

vi giao

thức

thông

thông

kiểm
soát
hành vi

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, tư tưởng KaySỏn PhômViHản, chủ chương chính sách của Đảng nhân dân
cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về TTĐC, về trật tự
xã hội trong giao thông đường bộ.
- Các lý thuyết xã hội học: Lý thuyết truyền thông; lý thuyết sai lệch chuẩn
mực xã hội; lý thuyết trật tự xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu định tính
- Thu thập, phân tích thông tin về giao thông đường bộ trên Báo An ninh Lào,
Đài Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào, từ năm 2005-2016.


6
Thu thập, phân tích các tin bài truyền thông về giao thông đường bộ ở thành

phố Viêng Chăn trên TTĐC An ninh Lào quý 2 năm 2016; một số tin bài quý 2
những năm 2014, 2015 để so sánh (Quý 2, thời điểm ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào có tết cổ truyền Bunpimay). Đồng thời tham khảo một số tin bài về
trật tự giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn những năm, từ 2005 đến 2016.
Phân tích truyền thông về giao thông đường bộ trên Báo An ninh Lào, Đài
Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào theo các tiêu chí: nội dung,
hình thức, cường độ thông tin.
- Tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
luận án.
Thu thập tài liệu, số liệu từ các cơ quan có chức năng quản lý giao thông ở
thành phố Viêng Chăn, ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Thu thập tài liệu, số liệu từ cảnh sát giao thông thành phố Viêng Chăn, Cục
cảnh sát giáo thông Bộ An ninh, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- Thực hiện phỏng vấn sâu 10 cán bộ đang công tác tại các đơn vị Báo An
ninh Lào, Đài Phát thanh An ninh Lào, Đài Truyền hình An ninh Lào và 20 người
dân tham gia giao thông đường bộ ở thành phố Viêng Chăn. Phương pháp chọn:
ngẫu nhiên.
* Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Thu thập thông tin từ các chủ thể tham gia giao thông đánh giá vai trò của
TTĐC An ninh Lào đối với trật tự xã hội giao thông đường bộ bằng phương pháp
phát phiếu điều tra.
- Dung lượng mẫu phiếu điều tra: 407 người dân thành phố Viêng Chăn.
- Phương pháp chọn mẫu:
+ Tiêu chí mẫu: người trưởng thành, trên 18 tuổi, tham gia giao thông chủ
động bằng các phương tiện xe đạp, xe máy hoặc ô tô; có đọc, nghe, xem các
chương trình của đài, báo, truyền hình an ninh Lào về chủ đề giao thông, trật tự xã
hội giao thông đường bộ.
- Do đặc thù của khách thể điều tra, quy mô tổng thể mẫu được giả định là
không biết trước. Công thức chọn mẫu áp dụng là:
n


z 2 ( p.q )
e2


7
Với công thức này, Dung lượng mẫu khảo sát là 500 người. Để tăng độ tin cậy
và đảm bảo mẫu chuẩn sau khảo sát, cỡ mẫu theo công thức đã được nhân với hệ số
1.06, là 407 người.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Mẫu đầu tiên được chọn ngẫu
nhiên theo hộ, mỗi hộ phỏng vấn một người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) đáp
ứng các tiêu chí, sau đó, nhờ giới thiệu hộ khác; thực hiện đến đủ 500 cuộc phỏng
vấn bảng hỏi.
Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát
STT

Mẫu

1

Giới tính

2

3

4

5


Độ tuổi

Trình độ
học vấn

Nghề nghiệp

Phương Tiện
TGGT

Đặc điểm nhân khẩu

Tỷ lệ trong cơ cấu mẫu

Nam
Nữ

52,8
47,2

18-20
21-30

23,3
30

31-40
41-50

16,2

12,3

51-60
Trên 60

12,5
5,4

Dưới tiểu học
Cấp 2

4
10,1

Cấp 3

24,1

Trung cấp
Cao đẳng

4,7
15,5

Đại học
Trên đại học

36,9
4,7


Cán bộ công chức
Nông dân

21,6
17

Công nhân
Hưu trí

12
3,2

Doanh nghiệp
Học sinh sinh viên

14,7
31,2

Xe máy

71,7

Ô tô

27,8


8
6. Điểm mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
6.1. Điểm mới của luận án

- Là một công trình nghiên cứu đầu tiên vận dụng lý thuyết xã hội học về
truyền thông để xây dựng khung lý luận về vai trò của TTĐC An ninh Lào đối với
trật tự xã hội giao thông đường bộ.
- Là một công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá vai trò của TTĐC đối với
trật tự xã hội giao thông đường bộ từ hướng tiếp cận xã hội học. Kết quả nghiên
cứu gợi mở hướng nghiên cứu xã hội học về vai trò của TTĐC đối với trật tự xã
hội giao thông.
- Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng, phát triển xã hội học ở nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong việc bổ sung, hoàn thiện các
văn bản pháp luật về giao thông đường bộ và phương thức quản lý giao thông
đường bộ ở thành phố Viêng Chăn.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho quá trình tuyên truyền giáo dục
nhân dân về các quy định pháp luật về giao thông đường bộ, nâng cao ý thức của
người dân khi tham gia giao thông, thông qua đó xây dựng văn hóa giao thông
đường bộ.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo với Ban Biên tập và thông tin, Tổng
cục chính trị, Bộ An ninh Lào và các cơ quan TTĐC ở nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào trong việc quản lý, phát huy vai trò của TTĐC đối với việc tuyên
truyền, định hướng dư luận xã hội về trật tự xã hội giao thông đường bộ.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy xã hội
học ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án được chia thành 4 chương, 9 tiết.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng
1.1.1.1. Các mô hình truyền thông đại chúng
Viên đạn ma thuật
Nghiên cứu về lý thuyết này, nhiều học giả đã xem xét dưới các góc độ khác
nhau. Lowery và De Fleur đã đề xuất việc giả định “thống nhất quản của họ dựa
trên sinh học ‘bản năng’ và rằng họ phản ứng nhiều hơn hoặc ít thống nhất cho bất
cứ điều gì ‘kích thích’ đến cùng” [77, tr.400]; hoặc coi truyền thông như là lý thuyết
đồ họa giả định rằng thông điệp của phương tiện truyền thông là một viên đạn bắn
từ “súng phương tiện truyền thông” vào “đầu” của người xem [trích theo 58]. Tác
giả Croteau, Hoynes còn cho rằng, khán giả là thụ động, toàn bộ các thông tin được
đưa thẳng đến khán giả và nhiễm vào nhận thức của họ một cách trực tiếp, và công
chúng về cơ bản không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của truyền thông [trích theo
65]. Davis, Baron đưa ra quan điểm cho rằng, công chúng dễ bị tổn thương bởi
những thông điệp truyền thông được “bắn thẳng” vào bộ não, nó có nghĩa là các
phương tiện truyền thông đưa thông tin đến khán giả như kiểu một viên đạn bắn vào
tâm trí khán giả [trích theo 66].
Truyền thông mô hình hai bước
Mô hình hai bước được phát triển bởi Lazarfeld và các đồng nghiệp của ông,
Khi họ nghiên cứu về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ [trích theo 88].
Mô hình cho thấy rằng các bước phát triển truyền thông (PTTT) không giúp
thay đổi quyết định của cử tri, mà là củng cố thái độ và quyết định của họ đã được
hình thành trước đó. Nếu cử tri thay đổi quyết định là do ý kiến của bạn bè, hàng
xóm hay đồng nghiệp mà họ xem là ‘chuyên gia‘ hoặc người theo dõi sâu sát lĩnh
vực chính trị. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là xem cá nhân là thụ động, bị
ảnh hưởng bởi các cá nhân khác trong cuộc sống [trích theo 32].



10
Lý thuyết truyền thông sử dụng và hài lòng
Thuyết sử dụng và hài lòng là một cách tiếp cận để tìm hiểu lý do tại sao và
làm thế nào mọi người luôn tích cực tìm kiếm những phương tiện để đáp ứng nhu
cầu của mình. Đây là một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm để tìm hiểu
thông tin trên TTĐC [trích theo 92]. Thuyết này cũng cho rằng, con người tiếp cận
các phương tiện truyền thông vì cho rằng việc này sẽ đáp ứng một số nhu cầu nhất
định của họ và cung cấp cho họ một số kiến thức nhất định, giúp họ giải toả căng
thẳng và tăng tương tác xã hội. Quan điểm này được gặp lại trong các nghiên cứu
của Severin, Werner J.; Tankard Jr., James W [trích theo 93] và McQuail, Denis
[81, tr.112-128].
Lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng
Mô hình truyền thông của Lasswell. Đây là một trong những mô hình truyền
thông sớm nhất và có ảnh hưởng nhất. Tác giả diễn tả hành động giao tiếp bằng
cách xác định các thành phần của giao tiếp bao gồm: Ai? Nói gì? Kênh nào? Tới ai?
Hiệu quả là gì? Ông cũng phân tích thêm rằng: Câu hỏi “Ai” nguồn tin được coi là
phân tích mang tính kiểm soát; “Nói gì” được xem là phân tích nội dung; “Kênh
nào” là sự phân tích phương tiện truyền thông tin; “Tới ai” là sự phân tích khán giả
và Phân tích hiệu quả là bước sau cùng [75, tr.117].
Lý thuyết sai lệch chuẩn mực xã hội
Lý thuyết này, hướng tới giải thích về hiện tượng sai lệch chuẩn mực xã hội
trong hành vi xã hội của cá nhân, nhóm xã hội.
Lý thuyết sai lệch sau này được nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên cứu đến từ
nhiều quốc gia khác nhau như: A. Giddens [trích theo 69]; Tony Bilton, Kenvin
Bonnett, Philip Jones [trích theo 43]. Các tác giả đều thống nhất rằng: a, Sai lệch xã
hội là trạng thái “xã hội rối loạn” khi những giá trị, chuẩn mực xã hội và mối liên hệ
xã hội bị suy yếu hoặc mâu thuẫn nhau, b, Sự làm sai lệch (deviance) là hành vi vi
phạm các chuẩn tắc hành động hay những kỳ vọng của một nhóm hoặc của xã hội;
sự không ăn khớp giữa cấu trúc xã hội và văn hóa làm nảy sinh hiện tượng sai lệch

xã hội và nguyên nhân của sai lệch là sự không phù hợp giữa những mục đích văn
hóa của xã hội và những phương tiện xã hội để thực hiện mục đích đó; c, Trong thời
kỳ của những cuộc suy thoái và tăng trưởng kinh tế quá mức thì hành vi sai lệch


11
chuẩn mực cao hơn mức; d, Sai lệch chuẩn mực thường gây hại cho xã hội nhưng
có thể có ích cho xã hội. Đánh giá tính chất của sai lệch xã hội thuộc vào việc
đánh giá chuẩn mực xã hội và quan điểm của cộng đồng xã hội và phải được xem
xét dựa trên các dấu hiệu: lợi ích giai cấp thống trị, lợi ích nhóm xã hội có sai lệch,
thời điểm diễn ra sai lệch và triển vọng phát triển xã hội.
Lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson
Nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson đưa ra mô hình truyền thông được xác
định theo một chu kỳ như một vòng tròn khép kín hoàn chỉnh. Chu kỳ truyền
thông này được xác định bao gồm 4 giai đoạn chính là giai đoạn phát tin, giai
đoạn truyền tin, giai đoạn nhận tin và giai đoạn phản hồi. Ưu điểm của mô hình
truyền thông này là nó có thể phản ánh được các tính chất cơ bản của các quá trình
truyền thông như truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm chứ không chỉ
truyền thông đại chúng [trích theo 83, tr.15].
Một thông điệp sau khi được phát ra từ người truyền luôn gây ra một phản
ứng nào đó từ phía người nhận tin, và người nhận tin sẽ có thông điệp phản hồi
(feedback) gửi lại cho người phát tin ban đầu, khi ấy người nhận tin cũng trở
thành một nguồn phát tin. Theo đó, quá trình truyền thông thực chất được hiểu
như một quá trình trao đổi thông tin hai chiều trong cuộc sống.
Thuyết truyền thông thuyết phục (persuasive communication theory)
Truyền thông thuyết phục là một quá trình mà người truyền tin sử dụng
thông điệp để ảnh hưởng đến người khác. Đó là việc cố gắng để thay đổi suy nghĩ,
từ đó thay đổi hành vi. Hay nói cách khác, lý thuyết này nhấn mạnh đến việc tìm
kiếm sự thay đổi.
Có nhiều tác giả và tác phẩm đề cập và nghiên cứu lý thuyết này. Ajzen, I. và

Fishbein, M. [trích theo 52], với tác phẩm “Tìm hiểu thái độ và dự đoán hành vi”
đã phân tích về cách thức xác định và đo lường cũng như dự đoán hành vi từ ý
định của các chủ thể; các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn xu hướng hành vi.
Tác giả cũng đề cập đến các ví dụ cụ thể trong các cuộc bầu cử hay truyền thông
thay đổi hành vi của người nghiện rượu. Becker, M.H. và Maiman, L.A. [61,
tr.10-24] trong tác phẩm “Yếu tố hành vi xã hội trong việc tuân thủ các khuyến


12
cáo về y tế và sức khoẻ” cũng đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của lý thuyết truyền thông
thuyết phục.
Lý thuyết hành vi dự định (Ajzen & Fishben)
Lý thuyết về hành động hợp lý Theory of Reasoned Action (TRA), là một
trong 3 mô hình thuyết phục cổ điển của tâm lý học, cũng được sử dụng trong
nghiên cứu truyền thông như một lý thuyết về sự hiểu biết thông điệp có sức
thuyết phục. Lý thuyết về hành động lý luận được phát triển bởi Martin Fishbein
và Icek Ajzen vào năm 1967. Các lý thuyết nhằm giải thích mối quan hệ giữa
thái độ và hành vi trong hành động của con người. TRA được sử dụng để dự
đoán cách cá nhân sẽ thực hiện hành vi dựa trên thái độ trước đó của họ đối với
hành vi [89, tr.64].
Thuyết hành vi dự định [60] là sự phát triển và cải tiến của Thuyết hành động
hợp lý. Thuyết hành động hợp lý được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975
được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly và
Chaiken, 1993; Olson và Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick, và Warshaw, 1988, trích
trong Mark, C. và Christopher J.A., 1998, tr.1430). Mô hình TRA cho thấy hành vi
được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi
đã được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh
vực như: Ajzen, 1988; Ajzen và Fishben, 1980; Canary và Seibold, 1984; Sheppard,
Hartwick, và Warshaw, 1988, trích trong Ajzen, 1991 [trích theo 51, tr.186].
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu lý luận

Từ đầu thế kỷ XX, với việc phát minh ra vô tuyến điện và sự ra đời của đài
phát thanh chi phối đời sống tinh thần của xã hội hiện đại, TTĐC đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của xã hội học. Năm 1910, M. Weber luận chứng về mặt phương
pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí, bản thân ông cũng là một ký
giả chính trị rất nổi tiếng, vạch ra các vấn đề nghiên cứu như hướng vào các tập
đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau; phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà
báo; coi trọng phương pháp phân tích báo chí; phân tích hiệu quả báo chí.
Các nhà xã hội học lý giải vai trò của TTĐC bằng các quan điểm chức năng
luận. R. Merton bàn về chức năng công khai, chức năng tiềm ẩn và hiệu quả thực sự
của TTĐC. Lasswell bàn về chức năng kiểm soát môi trường xã hội; liên kết các bộ


13
phận của xã hội với nhau; truyền tải di sản xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Charles Wright bổ sung thêm chức năng giải trí.
Nghiên cứu lý thuyết truyền thông trong xã hội học đã nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học/xã hội học trên thế giới. Loet Leydesdorff [76]; đã
xuất bản cuốn “Lý thuyết xã hội học truyền thông”. Trong cuốn sách này, tác giả
đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề: xã hội có thể được coi là một hệ thống tự thân
hay không? Qua nó, tác giả đã phát triển một học thuyết xã hội học truyền thông
dùng để phân tích các hệ thống xã hội phức tạp như xã hội thông tin của châu Âu
chẳng hạn.
Daniel Lerner cho rằng, một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình
chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ
truyền thông miệng sang TTĐC.
Elisabeth Noelle Neumann (1916-2010) đề nghị, phải xem xét vai trò của
TTĐC như một vấn đề quan trọng, ngang tầm với các vấn đề như bảo vệ môi
trường và bùng nổ dân số. Bà khẳng định, ngoài việc ngủ và làm việc, với những gì
TTĐC mang lại, con người gần như không còn thời gian trống.
Douglas M. McLeod và James K. Hertog khẳng định, TTĐC đóng vai trò

quan trọng như một công cụ kiểm soát xã hội. Các nhà xã hội học khác quan tâm
đến chức năng cảnh báo; chức năng đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày của người
dân trong xã hội; chức năng nâng cao một hình ảnh xã hội, hay hợp thức hóa một vị
trí xã hội; chức năng củng cố sự kiểm soát của xã hội qua áp lực của dư luận xã hội.
TTĐC có vai trò xã hội hóa con người, thi hành các chuẩn tắc xã hội và giúp con
người biết về môi trường xã hội.
Theo Michael Schudson, hệ thống truyền thông phục vụ nền dân chủ cần
hướng đến 7 vai trò: a, Cung cấp cho công dân những thông tin đầy đủ và công
bằng; b, Cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân có một cái nhìn tổng
thể về thế giới chính trị phức tạp; c, Đóng vai trò làm người chuyển tải chung cho
các quan điểm của các nhóm người khác nhau trong xã hội; d, Cung cấp số lượng
và chất lượng tin tức mà mọi người muốn; e, Đại diện cho công chúng và nói lên
tiếng nói của công chúng cũng như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền


14
biết; f, Khơi dậy sự cảm thông và hiểu biết sâu sắc để công dân đánh giá đúng tình
hình cuộc sống con người trên thế giới; g, Cung cấp một diễn đàn đối thoại giữa
những công dân, không chỉ thông tin về việc ra những quyết định dân chủ, mà phải
là một quá trình, một thành tố trong đó.
Theodore Peterson khi đề cập đến lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí cho
rằng, báo chí nhận ưu đãi từ chính phủ, bắt buộc phải có 6 trách nhiệm với xã hội là:
a, phục vụ hệ thống chính trị bằng cách cung cấp tin tức, trình bày và thảo luận các
công việc công; b, giác ngộ để công chúng tự điều chỉnh mình; c, bảo vệ nhân
quyền; d, phục vụ hệ thống kinh tế phát triển; e, cung cấp giải trí; và f, là một định
chế tự trị về tài chính. Có năm điều mà xã hội đòi hỏi ở báo chí là cung cấp các
bản tường thuật; là “diễn đàn để trao đổi các nhận xét và chỉ trích”; phản ánh “một
hình ảnh tượng trưng những nhóm tổ hợp trong xã hội”; chịu trách nhiệm về “sự
trình bày và minh giải những mục tiêu và giá trị xã hội”; cung cấp đầy đủ thông
tin trong ngày.

Theo tác giả này, khi viết lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí cho rằng,
báo chí nhận ưu đãi từ Chính phủ, bắt buộc phải có sáu trách nhiệm với xã hội là
phục vụ hệ thống chính trị bằng cách cung cấp tin tức, trình bày và thảo luận các
công việc công; giác ngộ để công chúng tự điều chỉnh mình; bảo vệ nhân quyền;
phục vụ hệ thống kinh tế phát triển; cung cấp giải trí; là một định chế tự trị về tài
chính. Có năm điều mà xã hội đòi hỏi ở báo chí là cung cấp các bản tường thuật;
là “diễn đàn để trao đổi các nhận xét và chỉ trích”; phản ánh “một hình ảnh tượng
trưng những nhóm tổ hợp trong xã hội”; chịu trách nhiệm về “sự trình bày và
minh giải những mục tiêu và giá trị xã hội”; cung cấp đầy đủ thông tin trong ngày.
Luận giải về các nội dung trên, các tác giả đã đưa ra các nhận định, kết luận:
Một là, truyền thông phục vụ chính trị, làm nhiệm vụ truyền bá ý tưởng của giai cấp
thống trị. Hai là, truyền thông phải trung thực. “… các hoạt động thiếu chuẩn mực
được phóng đại nhờ các phương tiện truyền thông” gây nên hậu quả xã hội tiêu cực
rất lớn. Nó gây nên sự nhiễu loạn về cảm xúc trong các tầng lớp dân cư. Ba là, hiệu
ứng thông tin không ở trong nội dung thông tin của truyền thông, mà ở nhận thức,
thái độ của người tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông. Đối tượng
của truyền thông là người tiếp nhân thông tin - các khán giả. Do đó, cần chú trọng


15
đo hiệu ứng truyền thông từ các khán giả của truyền thống. Đồng thời, các phương
tiện truyền thông cần chú ý tính định hướng dư luận xã hội, tạo dựng tâm trạng xã
hội trong quá trình truyền thông. Bốn là, truyền thông cần góp phần tích cực trong
thực hiện quyền bình đẳng của nữ giới. Năm là, cảnh báo về sự bão hòa thông tin
truyền thông. “Phương tiện truyền thông hiện nay cung cấp cho khan giả đủ loại
hình ảnh, biểu tượng và ký hiệu - nhiều đến nỗi mà phương tiện truyền thông
thường bị bão hòa trong xã hội”, làm cho khán giả lúng túng trong việc lựa chọn
thông tin để theo dõi và gặp nhiều khó khăn trong xử lý thông tin.
Truyền thông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,
trong đó có ngành khoa học xã hội học. Trong cuốn “Xã hội học truyền thông” [67,

tr.93-111], Denis McQuail đã đề cập đến các câu hỏi về sức mạnh truyền thông một vấn đề trung tâm trong nhiều nghiên cứu khoa học. Trong cuốn sách này, phạm
vi của các vấn đề xã hội liên quan đến việc nghiên cứu về TTĐC đã được mở rộng,
với sự quan tâm đặc biệt tới câu hỏi của nữ giới trong xã hội, truyền thông quốc tế,
và các hậu quả xã hội của công nghệ thông tin mới.
Joel Smith, trong tác phẩm “Hiểu biết về truyền thông” (tạm dịch) đã làm rõ
vai trò xã hội của các phương tiện truyền thông và thắp sáng thông tin đại chúng
như một hệ thống xã hội [trích theo 74]. Nó áp dụng các khái niệm xã hội học
truyền thống để xem xét lý do tại sao các phương tiện truyền thông hoạt động như
họ làm, giữ tín đồ của họ, và quan ngại sâu sắc về giới.
Các tác giả cũng bàn nhiều về vấn đề phản chức năng của TTĐC khi TTĐC
cung cấp khối lượng thông tin đồ sộ, khán thính giả sẽ trở nên “tê người”, khó có
hành xử phù hợp. Tichenor và các đồng nghiệp cho rằng, một trong những hậu quả
xã hội có thể có của TTĐC là sự cách biệt ngày càng tăng về kiến thức, tạo nên giả
thuyết về “hố chênh lệch kiến thức”. Theo các nhà nghiên cứu, những tầng lớp xã
hội có vị trí kinh tế - xã hội cao thường thu nhận thông tin nhiều hơn và nhanh hơn
so với các tầng lớp ở vị trí kinh tế - xã hội thấp, do đó, khoảng cách chênh lệch giữa
hai nhóm này ngày càng giãn rộng.
Truyền thông đại chúng kiến tạo những hình ảnh khuôn mẫu trong công
chúng. Jock Young đi sâu vào mối quan hệ giữa phán đoán chủ quan và những
nhãn hiệu của phương tiện TTĐC liên quan đến các định nghĩa về tội phạm và vai


16
trò của TTĐC góp phần vào việc phóng đại các hình ảnh tội phạm cho khán giả.
Các nhà nữ quyền cho rằng, TTĐC đúc khuôn và thể hiện sai lạc thực tại xã hội về
vai trò của nam giới và nữ giới, cũng như mối quan hệ giữa hai giới này. Điều này
đã được Peter L. Berger bàn đến dưới góc độ lý luận về mối quan hệ giữa con người
và xã hội với quan niệm con người kiến tạo nên thế giới của mình, con người vừa bị
câu thúc bởi xã hội, nhưng lại vừa có sự chủ động, tích cực nhất định.
Trong xã hội hiện đại, TTĐC được xem là một “người truyền bá” diễn ngôn.

TTĐC gửi những “thông điệp” về cách thức mọi việc diễn ra, có thể diễn ra và nên
diễn ra. Điều này rất đúng với nhận định của Newbold và cộng sự, những gì tái hiện
trên TTĐC là “sự hình thành/kiến tạo thực tại của TTĐC... là mối quan hệ giữa cái
thuộc về tư tưởng và cái thuộc về hiện thực”.
Mc Combs và Shaw đề xướng lý thuyết về chức năng “Thiết lập chương trình
nghị sự” với giả thuyết cho rằng, TTĐC có chức năng thu hút sự chú ý của công
luận vào một số vấn đề thời sự nhất định. Hầu hết những vấn đề mà cử tri đang
quan tâm chú ý đều là những vấn đề được nhấn mạnh trên các phương tiện truyền
thông. TTĐC hoàn toàn có thể lèo lái công chúng quan tâm tới một số vấn đề nào
đó hoặc né tránh một số vấn đề khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, ý
kiến hay quan điểm của công chúng đối với một vấn đề nào đó có thể không thay
đổi dưới tác động của truyền thông, nhưng vẫn có thể trở thành một đề tài quan
trọng đối với họ.
Bàn về hiệu quả, ảnh hưởng của TTĐC đến đời sống xã hội, J.T. Klapper cho
rằng, TTĐC chưa có được hiệu quả cần thiết và đầy đủ để dẫn đến một sự thay đổi
thái độ của những người sử dụng, vì một thông điệp có hiệu quả trong chừng mực
nó phù hợp với thái độ và ý kiến của người tiếp nhận đã có từ trước, đến nay tăng
thêm. Uy tín của nơi phát và sự đánh giá của người tiếp nhận có ảnh hưởng quyết
định đến hiệu quả của truyền thông. Khi nội dung phát đi mới lạ với người nhận thì
hiệu quả truyền thông tăng lên. Sự chọn lọc và cách tiếp thu của người tiếp nhận đối
với nội dung thông điệp phụ thuộc vào tư tưởng và sự quan tâm của họ. Mạng lưới
quan hệ của người tiếp nhận ảnh hưởng đến hiệu quả của truyền thông. Theo J.
Klapper, các cấp độ ảnh hưởng đó như sau: a, Mức độ ảnh hưởng cao nhất ở


17
nhóm, cá nhân chưa có quan điểm gì về vấn đề được đề cập; b, Mức độ ảnh hưởng
trung bình ở các nhóm, các cá nhân mà quan điểm của họ về vấn đề đang định
hình; c, Mức độ ảnh hưởng thấp nhất ở các nhóm, các cá nhân đã định khuôn rõ
nét quan điểm của họ, thậm chí đã hình thành những khuôn mẫu tư duy, hay định

kiến về vấn đề đó.
Công trình “Sức mạnh của tin tức truyền thông” (The Power of News) [82,
tr.55-56] của Michael Schudson, Đại học California, đã đưa ra và làm rõ các vấn đề:
Báo chí trong bối cảnh lịch sử; những giai thoại về quyền lực của truyền thông; vai
trò của công dân với những mối bất hòa của nó. Tác giả cho rằng, hệ thống truyền
thông phục vụ nền dân chủ cần hướng đến các vai trò: Một là, cung cấp cho công
dân những thông tin đầy đủ và công bằng; Hai là, cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ
để giúp công dân có một cái nhìn tổng thể về thế giới chính trị phức tạp; Ba là, đóng
vai trò làm người chuyển tải chung cho các quan điểm của các nhóm người khác
nhau trong xã hội; Bốn là, cung cấp số lượng và chất lượng tin tức mà mọi người
muốn; Năm là, đại diện cho công chúng và nói lên tiếng nói của công chúng cũng
như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền biết; Sáu là, khơi dậy sự cảm
thông và hiểu biết sâu sắc để công dân đánh giá đúng tình hình cuộc sống con người
trên thế giới; Bẩy là, cung cấp một diễn đàn đối thoại giữa những công dân, không
chỉ thông tin về việc ra những quyết định dân chủ, mà phải là một quá trình, một
thành tố trong đó.
Bên cạnh đó, Michael Schudson đã đưa ra một quan điểm thuyết phục về sự
nổi lên của các phương tiện truyền thông tin tức. Với ông, tin tức truyền thông đơn
giản chỉ là thông tin phản ánh thế giới, nhưng đôi khi lại là khẩu hiệu tuyên truyền,
đề cao quan điểm của các đảng phái. Tin tức truyền thông mang tính chính trị, gắn
chặt với các khuynh hướng chính trị. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến một số
vấn đề như lịch sử phát triển của báo chí, truyền thông, hoạt động đưa tin và làm
phóng sự, bản chất và thông lệ của phỏng vấn.
Vichto Aphanaxép; trong cuốn sách; “Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí
thư” [6] đã đề cập và làm rõ khái niệm quyền lực của báo chí, trình bày sự ra đời
của báo chí, vị trí và vai trò to lớn của báo chí trong các thể chế chính trị, trong xã


×