Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Cảm Quan Tôn Giáo Trong Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ SI NA

CẢM QUAN TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Ngành: Lí luận văn học
Mã số: 92 22 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp

Hà Nội, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là cơng trình
nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Các nội dung
được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố trong các cơng trình nào trước đó.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023

LÊ SI NA


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1


Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ..................................................................... 6
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về tơn giáo......................................................... 6
1.1.2. Những nhà văn tiêu biểu viết về tôn giáo ....................................................... 13
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 18
Tiểu kết...................................................................................................................... 25
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA CẢM QUAN TÔN
GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ..............................26
2.1. Những quan niệm về tôn giáo và cảm quan tôn giáo ......................................... 26
2.1.1. Quan niệm về tôn giáo .................................................................................... 26
2.1.2. Quan niệm hợp nhất tôn giáo với tín ngưỡng ................................................. 27
2.1.3. Về khái niệm “cảm quan” và “cảm quan tôn giáo” ........................................ 30
2.2. Cơ sở lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học của cảm quan tôn giáo trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại .......................................................................................31
2.2.1. Một số vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam ........................................................... 31
2.2.2. Mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học nghệ thuật .........................................39
2.2.3. Ảnh hưởng của tôn giáo trong văn học Việt Nam .......................................... 50
2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại ...................................................................................................................62
Tiểu kết...................................................................................................................... 67
Chương 3. CẢM QUAN TƠN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ SỰ PHẢN ÁNH VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI
HIỆN THỰC ............................................................................................................68
3.1. Cảm quan về con người ..................................................................................... 68
3.1.1. Con người được huyền thoại hóa .................................................................... 68
3.1.2. Con người mang niềm tin tôn giáo ................................................................. 73
3.1.3. Con người trong mối quan hệ thiện ác ............................................................ 80
3.1.4. Con người mất chúa - đổ vỡ niềm tin ............................................................. 92



3.1.5. Con người khát vọng .....................................................................................100
3.1.6. Con người mang tinh thần giải thiêng tôn giáo ............................................103
3.2. Cảm quan về thế giới hiện thực .......................................................................107
3.2.1. Thế giới nhiều bất trắc, vô thường ................................................................ 107
3.2.2. Thế giới thiêng liêng .....................................................................................111
3.2.3. Thế giới mang giáo lý và lễ nghi ..................................................................113
Tiểu kết....................................................................................................................115
Chương 4. CẢM QUAN TƠN GIÁO NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
.................................................................................................................................117
4.1. Biểu tượng ........................................................................................................117
4.1.1. Biểu tượng Mẫu- như một biểu tượng Tôn giáo bản địa .............................. 117
4.1.2. Biểu tượng của Phật giáo ..............................................................................122
4.1.3 Biểu tượng của Thiên Chúa giáo ...................................................................135
4.2. Ngôn ngữ ..........................................................................................................137
4.2.1. Ngôn ngữ Phật giáo .......................................................................................137
4.2.2. Ngôn ngữ Thiên Chúa giáo ...........................................................................139
4.3. Không gian tôn giáo ......................................................................................... 142
4.3.1. Không gian Phật giáo ....................................................................................142
4.3.2. Không gian Thiên Chúa giáo ........................................................................145
Tiểu kết....................................................................................................................150
KẾT LUẬN ............................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... .........153

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ .................................................................................................... 162


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Nhà nghiên cứu phân tâm học Erich Fromm từng cho rằng: “Vấn đề

tôn giáo không phải là vấn đề Thượng đế mà là vấn đề con người”. Có thể
nói, mỗi một tư tưởng tôn giáo từ khi ra đời, dù quan niệm hay đức tin có thể
khác nhau nhưng đều quan tâm đến những vấn đề về khổ đau kiếp người,
hướng tới sự vỗ về xoa dịu và mong mỏi cuộc sống tốt lành bình an cho mn
lồi. Chính vì thế mà tơn giáo và văn học đã có sự gặp gỡ, có mối tương
thơng, liên quan mật thiết với nhau. Tư tưởng tôn giáo trở thành tư tưởng của
văn học. Từ thời cổ đại, văn học đã gắn liền với tôn giáo. Các tác phẩm như
trường ca Ấn Độ Ramayana và Mahabharata hay trường ca Iliad, Odisee của
Hy Lạp thấm đẫm tinh thần và hình ảnh tơn giáo. Trong thời trung đại, dưới
chế độ thần quyền, tôn giáo trở thành một trong những chủ đề và cơ sở chính
của văn học. Đến thời Phục Hưng, phản ứng lại các giáo điều tôn giáo, phong
trào nhân văn bắt đầu lấy tôn giáo làm đối tượng giải thiêng của văn học nghệ
thuật, điển hỡnh l Franỗois Rabelais vi b tiu thuyt ni ting: Gargantua
và Pantagruel, Dante với Thần khúc… Và tới thời kì Khai sáng cho đến nay,
truyền thống tôn giáo vẫn là một trong những cơ sở của tư tưởng văn học mà
chúng ta có thể bắt gặp trong các tác phẩm của những nhà văn lớn như
Voltaire, Tolstoi, Dostoievski, Eco, Salman Rushdie, James Wood...
Ở Việt Nam, tư tưởng tôn giáo manh nha xuất hiện trong văn học dân
gian, đến thời kì văn học trung đại tơn giáo cũng đã có tác động khá rõ.
Những tư tưởng của thời đại như Nho giáo, Phật giáo được dàn trải trong rất
nhiều những tác phẩm, thể hiện rõ tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng
ngợi ca cái đẹp, cái thiện, phê phán cái xấu, cái ác; đề cao giá trị của con
người, đề cao hiếu đạo, cùng với đó là ước vọng hướng đến tình u tự do và
hạnh phúc lứa đơi. Đến thời hiện đại, nhiều tôn giáo mới xuất hiện ở Việt
Nam, đặc biệt là Kitô giáo, tạo thêm nguồn cảm hứng cho sáng tác văn học.
Kết hợp tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống, văn học đầu thế kỷ XX đã đem
1


đến một bức tranh tôn giáo đa sắc cho nền văn học Việt Nam, trong đó đặc

biệt có sự đóng góp của một số trào lưu văn học như Thơ Mới, tiểu thuyết Tự
lực Văn đoàn. Tiếp nối truyền thống ấy, tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng
đã ảnh hưởng sâu sắc và đưa tôn giáo trở thành một thành tố quan trọng của
nghệ thuật tiểu thuyết, vừa mang tính quy phạm vừa mang tính thế tục sâu sắc.
1.2. Trong xu hướng cách tân mạnh mẽ của văn học Việt Nam thời kì
Đổi mới, tiểu thuyết được xem là một thể loại năng động, đóng vai trị chủ
đạo trong việc chiếm lĩnh, cắt nghĩa hiện thực phức tạp, khám phá thế giới
tinh thần bí ẩn và đời sống nội tâm phong phú của con người. Sau năm 1986,
trong không gian sáng tạo mới, có rất nhiều vấn đề gần gũi từng bị gạt bỏ,
chôn vùi được quan tâm trở lại. Sự dân chủ hóa trong đời sống và trong văn
học nghệ thuật khiến cho các đề tài, chủ đề, cảm hứng được hiện diện một
cách đầy đủ, sâu sắc. Chính nhờ điều này mà tơn giáo đã có cơ hội trở thành
một thành tố nghệ thuật, một chất liệu quan trọng trong tư duy của nhà văn,
chi phối cái nhìn về con người và thế giới cũng như nghệ thuật trong tác
phẩm. Sự xuất hiện đầy dụng ý của những yếu tố tôn giáo trong các sáng tác
của Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Vũ Huy Anh, … ngày càng thu hút
được sự quan tâm, đón đợi của người đọc. Một mặt, nó khơng chỉ phản ánh
những vấn đề văn hóa, xã hội, khung tri thức, thẩm mĩ thời đại mà còn là một
trong những biểu hiện của sự thay đổi quan niệm thẩm mĩ về thế giới và con
người, làm nên dấu ấn đặc biệt của tiểu thuyết đương đại. Từ đó, các nhà tiểu
thuyết đã mở rộng khả năng và phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, đem đến cái
nhìn nhiều chiều về con người trong xu hướng đối thoại với các giá trị cũ,
mang lại tính dân chủ cho văn học.
1.3. Trong thời gian qua, giới nghiên cứu văn học của Việt Nam đã có sự
quan tâm nhất định đến mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học. Từ trước năm
1975 đã xuất hiện các khuynh hướng phê bình văn học ở miền Nam chịu ảnh
hưởng tư tưởng tôn giáo. Sau 1986, giới nghiên cứu vẫn tiếp tục quan tâm đến
vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
2



chuyên sâu về cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chính
vì thế chúng tơi chọn đề tài “Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại”, với mong muốn đóng góp một cách hiểu về cảm quan tơn giáo
trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là tìm hiểu quá trình hình thành nên cảm quan tôn
giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, làm sáng tỏ những nét độc đáo
của cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên các bình
diện: nội dung và phương thức thể hiện; xác định những tiếp nối, bổ sung của
yếu tố này từ văn học truyền thống đến hiện đại; từ đó, góp phần nhận diện,
đánh giá đầy đủ hơn thành tựu và đóng góp của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại mang cảm quan tôn giáo đối với sự vận động và phát triển của Văn học
Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm cảm quan và cảm quan tôn giáo như những công cụ
nền tảng làm cơ sở phương pháp luận cho luận án.
- Thấy được q trình hình thành nên cảm quan tơn giáo trong văn học
nói chung cũng như trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng.
- Tìm hiểu cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên
các bình diện: sự phản ánh hiện thực, con người, nghệ thuật biểu hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong văn học Việt Nam, khái niệm đương đại được sử dụng để chỉ giai

đoạn văn học từ sau năm 1975 hoặc từ sau thời kì Đổi mới 1986 cho đến nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm một số tiểu thuyết có dấu ấn tôn
3


giáo rõ nét từ sau năm 1986, có đối chiếu so sánh với tiểu thuyết trước Đổi
mới. Chúng tôi sẽ tập trung khảo sát những tiểu thuyết đặc sắc, mang đậm
cảm quan tôn giáo của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị
Hảo, Bảo Ninh, Hoàng Minh Tường, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn
Bình Phương, Vũ Huy Anh …
Luận án nghiên cứu bao quát hai nguồn tư tưởng tôn giáo nổi bật trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại là Phật giáo và Ki tô giáo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm:
4.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: là phương pháp nghiên cứu
chính của luận án. Chúng tôi vận dụng phương pháp này để khám phá, lí giải
những đặc sắc của cảm quan tơn giáo trong tiểu thuyết trên các bình diện thi
pháp: nội dung và phương thức thể hiện.
4.2. Phương pháp liên ngành: chúng tôi vận dụng tri thức của một số
ngành khoa học khác như triết học, văn hóa học, tơn giáo học như một tham
chiếu để soi tỏ các vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết. Phương pháp này giúp
chúng tơi nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách rộng mở, sâu sắc hơn.
4.3. Phương pháp cấu trúc hệ thống: phương pháp này giúp chúng tôi
sắp xếp các tác giả, tác phẩm theo trật tự thời gian, theo loại hình tơn giáo, hệ
thống hóa các vấn đề về nội dung và phương thức thể hiện cảm quan tôn giáo
theo một cấu trúc mang tính chỉnh thể một cách khoa học, tồn diện.
4.4. Phương pháp so sánh: chúng tôi so sánh, đối chiếu cảm quan tôn
giáo trong văn học và trong tiểu thuyết Việt Nam qua các giai đoạn; đối chiếu
sự chi phối của cảm quan tôn giáo đối với tiểu thuyết và một số thể loại khác.
Ngồi ra, luận án cịn sử dụng, kết hợp các thao tác nghiên cứu như:

thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Luận án hệ thống hóa được các tác giả, tác phẩm tiểu thuyết Việt
Nam đương đại tiêu biểu mang cảm quan tôn giáo. Trên cơ sở khảo sát, phân
tích, luận giải các hiện tượng này, luận án làm sáng tỏ các đặc trưng cơ bản
4


của cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, khẳng định sự
xuất hiện của cảm quan tôn giáo như là nhân tố làm thay đổi tư duy tiểu
thuyết qua những phương diện cơ bản: quan niệm về hiện thực, quan niệm về
con người, phương thức biểu hiện…
5.2. Từ những phân tích cụ thể về phương diện biểu hiện và phương thức
biểu đạt cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, luận án cho
thấy bước chuyển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết trong quá trình vận động
và phát triển.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Trên cơ sở những định nghĩa về cảm quan và những cách
hiểu khá tương đồng nhau về cảm quan tôn giáo của các nhà nghiên cứu, luận
án đề xuất khái niệm về cảm quan tơn giáo từ đó tìm hiểu nội hàm khái niệm
cảm quan tơn giáo trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại nói riêng.
- Về thực tiễn: Dựa trên sự tổng hợp về các nghiên cứu tiểu thuyết Việt
Nam đương đại qua lăng kính tơn giáo, luận án có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về văn học Việt Nam nói
chung và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi Phần mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và sự xuất hiện của cảm quan tôn giáo trong

tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 3: Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
nhìn từ sự phản ánh về con người và thế giới hiện thực
Chương 4: Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
nhìn từ nghệ thuật biểu hiện

5


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về tôn giáo
Như chúng ta biết, nghiên cứu tôn giáo đã có từ thời cổ đại với các
cơng trình thần học của Platon và Aristote, nhưng nghiên cứu tôn giáo
trong mối quan hệ với đời sống xã hội và nghệ thuật thì nó mới xuất hiện
trong phạm vi của ngành văn hóa học ra đời từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế
kỷ XX, trong đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tơn giáo với văn học có
một vị trí quan trọng.
Trong lĩnh vực văn hóa học văn học này, có thể nói việc phê bình đối với
văn học từ góc nhìn tơn giáo chính là phê bình đối với tác phẩm văn học có
yếu tố tơn giáo và theo tiêu chuẩn đánh giá về đạo đức và tôn giáo. Nói cách
khác, văn học có yếu tố tơn giáo chính là đối tượng của phê bình văn học từ
góc nhìn tơn giáo, hay có thể gọi ngắn gọn kiểu phê bình này là “phê bình tơn
giáo văn học”.
Từ cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà thần học và văn hóa học ở phương Tây
đã cơng bố các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tơn giáo và văn
học. Có thể kể ra các cơng trình của các nhà khoa học như: W. S. Tyler (Hoa
Kỳ), Theology of the Greek Poets (Thần học của các nhà thơ Hy Lạp),
Andover, Warren F. Draper, 1869; S. A. Brooke (Anh), Theology in the

English Poets: Cowper, Coleridge. Wordsworth, and Burns (Thần học trong
các nhà thơ Anh: Cowper, Coleridge. Wordsworth, and Burns), London,
1874; S. A. Brooke, Religion in Literature and Religion in Life (Tôn giáo
trong văn học và tôn giáo trong đời sống), London, 1901; G. McCrie (Anh),
Religion of Our Literature (Tôn giáo trong văn học của chúng ta), London,
1875; J. C. Shairp (Anh), Culture and Religion (Văn hố và tơn giáo),
Edinburgh, 1878; S. L. Wilson (Hoa Kỳ), Theology of Modern Literature
(Thần học của văn học hiện đại), New York, 1899; W. S. Lilly (Anh), Studies
6


in Religion and Literature (Nghiên cứu tôn giáo và văn học), 1904; C. G.
Shaw (Anh), Precinct of Religion in the Culture of Humanity (Phạm vi tơn
giáo trong văn hố của nhân loại), London, New York, 1908; S. Guthrie (Hoa
Kỳ), Spiritual Message of Literature (Thông điệp tâm linh của văn học),
Chicago, 1909: E. M. Chapman (Anh), English Literature and Religion (Văn
học Anh và tôn giáo), 1810-1900, London, 1910; T. S. Eliot, “Religion and
literature” (Tôn giáo và văn học), trong Essays Ancient and Modern, London,
1936;...
Trong cơng trình Thần học của các nhà thơ Hy Lạp, nhà thần học
William Seymour Tyler (1810-1897) cho rằng: “Thần học tự nhiên có thể
được xem xét từ hai góc độ, và như thế nó có thể được xem xét trong hai khía
cạnh. Chúng ta có thể xem xét nó từ góc nhìn của sự quan sát và lý trí của
riêng chúng ta dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và của đạo Cơ Đốc; song
chúng ta cũng có thể suy xét nó như khi nó phát triển trong văn học và trong
lịch sử của các dân tộc ngoại đạo, và như khi nó xuất hiện trước con mắt của
những người khơng có được sự khải huyền Cơ Đốc giáo. Khảo cứu theo cách
thứ nhất sẽ là, hoặc có thể là, một khoa học [thần học]. (...) Quan sát theo
cách thứ hai sẽ là, hoặc có thể là, một khoa học lịch sử. (...) Tập sách này có ý
định đóng góp cho thần học tự nhiên theo cả hai hình thức trên” [152, tr.11].

Về mục đích của việc phê bình thần học văn học của mình, Tyler khẳng định:
“Chúng ta phải nhận ra nhiều điều ở các nhà thơ cổ đại này hơn mức mà
chính bản thân họ ý thức được về chúng, bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy cuộc
đời và thời đại của họ bằng ánh sáng của lịch sử tiếp theo; giống như với sự
trợ giúp của kính thiên văn hiện đại, chúng ta có thể nhìn thấy các thiên thể
trong những khía cạnh và các mối quan hệ mới, và thậm chí cịn phát hiện ra
sự gần gũi trong suy đốn của họ trước đây về các thiên thể đó với hệ thống
thiên văn của Copernicus” [152, tr.5].
Đối với giả định cho rằng ông bênh vực quá nhiều cho đạo Cơ Đốc, ông
cho biết: “Đạo Cơ Đốc ít nhất là một sự kiện có thật; và nó khơng thể bị bỏ
qua hoặc để sang một bên. (...) Trong cuốn sách này không hề có chỗ nào biện
7


hộ cho đạo Cơ Đốc, hoặc thậm chí là bảo vệ nó, mà chỉ là minh hoạ cho vị trí
đúng đắn của nó trong văn học và lịch sử” [152, tr.6]. Có thể nói đây là xu
hướng phê bình ghi nhận vai trị của tơn giáo trong văn học.
Mục sư người Anh Stopford Augustus Brooke (1832-1916) cũng dành
nhiều cơng trình cho đề tài tơn giáo với văn học, trong đó có hai cơng trình
quan trọng là Theology in the English Poets (Thần học trong các nhà thơ Anh,
1874) và Religion in Literature and Religion in Life (Tôn giáo trong văn học
và tơn giáo trong đời sống, 1901). Trong cơng trình Tôn giáo trong văn học
và tôn giáo trong đời sống, Brooke lại có một quan điểm rất thế tục về tơn
giáo trong văn học. Ơng cho rằng tơn giáo là những tư tưởng về lòng yêu
thương và nhân đạo chứ khơng phải là các giáo lý thần học. Ơng nói: tôn giáo
“không thể là cuộc sống tinh thần nội tâm mà con người sống với Chúa ở
trong sâu thẳm tâm hồn. Điều này thể hiện khác nhau trong mỗi nhà văn, nếu
như nhà văn hồn tồn có nó; và qua thuật ngữ tơn giáo, ở đây chúng ta đang
nói đến một sự việc gì đó thuộc về các tầng lớp người; một sự việc thuộc
giống lồi chứ khơng phải sự việc cá nhân; một tập hợp các ý tưởng chung

của nhiều người và được thể hiện và trình bày bởi nhà thơ. Tơi cũng khơng
coi nó là một mớ học thuyết và lễ nghi của bất cứ một Nhà thờ nào hay bất cứ
một giáo phái hay một dân tộc nào nói chung, giống như chúng ta quan niệm
khi nói đến tôn giáo Tin lành hay đạo Thiên Chúa La Mã” [139, tr.4-5]. Tơn
giáo trong văn học, theo Brooke, chính là cuộc sống lý tưởng, là sự thật, sự
cao thượng, lòng tin, lòng yêu thương, sự khoan dung, sự tha thứ, là những tư
tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” của cuộc Cách mạng Pháp, là cuộc sống giản
dị gần gũi với thiên nhiên. Brooke đã dẫn các nhà thơ Anh thế kỷ XVIII-XIX
để cho thấy rằng những tư tưởng tôn giáo này đã được thể hiện lúc đậm lúc
nhạt trong các nhà thơ khác nhau và ở những thời điểm khác nhau. Và thơ ca
phải biến những ý tưởng tơn giáo đó thành cái đẹp để khuyến khích con người
đến với cuộc sống lý tưởng với tư cách là mục đích cao cả và hạnh phúc vĩnh
hằng của nhân loại [139, tr.59]. Đó chính là quan niệm của Brooke về tôn
giáo trong văn học. Nhưng theo chúng tôi, đây là quan niệm mang tính nhân
văn chủ nghĩa hơn là tôn giáo.
8


Trong khi đó, các nhà phê bình tơn giáo văn học hiện đại ở đầu thế kỷ
XX, điển hình là nhà thơ và là nhà phê bình người Anh Thomas Stearns Eliot
(1888-1965), lại là những người có ý thức về việc phải nghiên cứu văn học từ
góc nhìn đạo đức tôn giáo. Trong bài tiểu luận “Tôn giáo và văn học” in trong
tập sách Tiểu luận về cổ đại và hiện đại xuất bản năm 1936, Eliot đã viết:
“Phê bình văn học cần phải được hoàn thiện bằng một kiểu phê bình từ góc
nhìn đạo đức và thần học nhất định. Trong chừng mực mà ở bất cứ thời đại
nào có sự thoả thuận chung về các vấn đề đạo đức và thần học, thì chừng đó
phê bình văn học mới có thể tồn tại thực sự. (...) Sự cao quý của văn học
không thể được xác định chỉ bởi các tiêu chuẩn văn học. Cho dù chúng ta cần
phải nhớ rằng việc một cái gì có phải là văn học hay khơng thì có thể được
xác định chỉ bằng các tiêu chuẩn văn học” [140, tr.97]. Ơng nói tiếp: “Trong

thời gian mấy thế kỷ qua, chúng ta đã ngầm hiểu rằng giữa văn học và thần
học khơng hề có một mối quan hệ nào. Điều này không làm chúng ta phủ
nhận một điều là văn học - tôi muốn nói trước hết đến những tác phẩm tưởng
tượng - đã, đang và có lẽ sẽ ln được đánh giá bằng một số tiêu chuẩn đạo
đức. Nhưng những đánh giá về đạo đức đối với tác phẩm văn học chỉ được
thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức của mỗi thế hệ, bất kể họ có sống theo
các chuẩn mực này hay không. Trong một thời đại chấp nhận một quan điểm
thần học rõ ràng, thì các chuẩn mực chung có thể mang tính chính thống rõ
rệt” [140, tr.97].
Eliot cũng xác định rõ là cần phải phân biệt văn học tôn giáo với văn học
có yếu tố tơn giáo. Ơng nói: “Ở đây, tôi không quan tâm đến văn học tôn giáo
(tiếng Anh: “religious literature”) mà là tôi quan tâm đến việc áp dụng tơn
giáo của chúng ta để phê bình bất cứ một tác phẩm văn học nào”. Cũng như
ông chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học thơi. Tức là ơng
cho rằng phê bình tôn giáo đối với văn học không quan tâm đến loại văn học
mang ý thức tôn giáo như Kinh thánh chẳng hạn, mà nó quan tâm đến loại
văn học thể hiện thái độ đạo đức tôn giáo trong vô thức của nhà văn. Ơng
tun bố: “Điều tơi muốn là một tác phẩm văn học phải mang tính Cơ Đốc
9


giáo một cách vô thức chứ không phải là theo cách có chủ ý và mang tính
thách thức” [140, tr.100]. Từ đó Eliot phê phán văn học hiện đại Anh là loại
văn học thế tục chủ nghĩa, xa rời các chuẩn mực đạo đức Cơ Đốc. Ông phê
phán văn học hiện đại là chỉ quan tâm đến giá trị vật chất trần tục mà không
quan tâm đến giá trị tinh thần. Và phê bình tơn giáo phải áp dụng các tiêu
chuẩn đạo đức và thần học để đánh giá văn học.
Người ta cho rằng phê bình tơn giáo văn học chính là một phản ứng
chống lại phong trào phê bình thuần tuý duy mỹ lúc bấy giờ. Các nhà khoa
học muốn đưa phê bình văn học trở về với đời sống xã hội của con người.

Như thế, phê bình tơn giáo văn học là kiểu phê bình có khuynh hướng tư
tưởng rõ ràng chứ không phải là một kiểu phê bình thuần t, khơng phải là
chỉ đơn thuần đi tìm yếu tố tôn giáo trong văn học một cách tự thân, khơng
mục đích.
Như vậy có thể nói đây là xu hướng phê phán văn học thế tục chủ nghĩa
và khẳng định sự cần thiết phải có sự tham gia của tôn giáo trong tác phẩm
văn học để phát huy giá trị đạo đức của văn học. Đó cũng là một quan điểm
phê bình rất đáng ghi nhận cho các nhà phê bình tơn giáo văn học sau này.
Cũng trong quan điểm nghiên cứu tôn giáo và văn học trong mối quan hệ
gắn với đời sống, năm 2004 tác giả Charles F. Thwing đã có bài viết
“Religion and Literature” (“Tơn giáo và văn học”). Theo ông, “Tôn giáo và
văn học đều xuất thân từ cùng những nguồn sống cơ bản. Tôn giáo là mối
quan hệ mà con người thiết lập với Đấng Tối cao Thượng đế. Nó quan tâm
đến cái bản chất nằm ở đằng sau hiện tượng, và nó cũng quan tâm đến bổn
phận của con người đối với Đấng Tối cao phổ độ và vĩnh hằng này. Nó cũng
quan tâm đến những câu hỏi: cái gì, từ đâu, đến đâu? Cịn văn học, suy cho
cùng nó cũng có cùng một mối quan hệ: nó tìm cách giải thích, biện minh,
hồ giải, lý giải, và thậm chí an ủi”. Ngồi ra, theo Thwing, cả tôn giáo và văn
học đều gắn bó với cuộc sống; đều có những phương pháp lý giải cuộc sống
giống nhau; và văn học là cái phải mang nợ tôn giáo [150].

10


Trong bài viết “Literature: Literature and Religion” (“Văn học: Văn học
và tôn giáo”) cho Encyclopedia of Religion (Bách khoa thư tôn giáo), hai tác
giả là Anthony C. Yu (viết năm 1987) và Larry D. Bouchard (viết năm 2005)
đã nhận định rằng việc nghiên cứu tôn giáo trong mối liên quan với văn học
có một lý do rõ ràng nhất và thích đáng nhất là lý do lịch sử. Rằng trong tất cả
các hệ thống văn hoá cao, truyền thống văn học đã phát triển trong mối quan

hệ thân thiết với tư tưởng, thực hành, thể chế và biểu trưng tôn giáo. Nếu
khơng chú ý thích đáng đến huyền thoại và tư tưởng Hy Lạp, đến truyện dân
gian và tư tưởng thông thái Do Thái cổ, đến các biểu trưng và tư tưởng mộ
đạo Cơ Đốc giáo, thì “tấn kịch của văn học châu Âu” (như cách gọi của nhà
học giả Đức Erich Auerbach) trong suốt hai mươi nhăm năm qua đơn giản là
không thể hiểu được. Trái lại, kiến thức của chúng ta về ba truyền thống tơn
giáo đó, về sự tự thể hiện và tác động văn hoá của chúng, có thể bị cắt xén
một cách thơ thiển mà không xem xét một cách đặc thù đến di sản văn học
của chúng trong cả các tác phẩm điển quy lẫn ngoài điển quy. Điều này cũng
đúng với cả các tơn giáo khác trên thế giới” [146].
Cơng trình Phân tâm học và Tơn giáo của Erich Fromm là cơng trình đi
vào phân tích những vấn đề nền tảng của đức tin và nghi thức tơn giáo trong tiến
trình lịch sử và những khám phá của phân tâm học liên quan đến tôn giáo. Theo
Erich Fromm, vấn đề đức tin và tôn giáo không phải là vấn đề Thượng đế mà là
vấn đề con người: “Thượng đế không phải là biểu tượng quyền năng ở bên trên
con người mà là biểu tượng quyền năng của chính con người” [44, tr.75]. Thơng
qua các biểu tượng tôn giáo và phi tôn giáo, phân tâm học nghiên cứu bản chất
con người. Erich Fromm chứng minh rằng, chỉ khi chúng ta có thể phân biệt
được tơn giáo độc đốn và tơn giáo nhân bản thì chúng ta mới có thể “chữa trị
tâm hồn” con người và chữa trị các căn bệnh của thời đại.
Trong cuốn Thiêng và phàm bản chất của tôn giáo viết năm 1956,
Mircea Eliade (1942 - 1986) đã dẫn dắt người đọc vào lĩnh vực của cái
thiêng, đó là Khơng gian thiêng và sự thiêng hóa thế giới, Thời gian thiêng
và các huyền thoại, Tính thiêng của tự nhiên và tơn giáo vũ trụ, Sự tồn tại
11


của con người và sự sống được thần thánh hóa. Đời sống tơn giáo của lồi
người, tồn bộ kinh nghiệm sống của con người tôn giáo cũng như kinh
nghiệm sống của con người khơng có ý thức tơn giáo được đặt trong cái

nhìn đối chiếu giữa “thiêng” và “phàm”. Từ đó, tác giả kết luận: “Tóm lại,
đa số người “khơng tơn giáo” vẫn cịn mang theo những tơn giáo giả và
huyền thoại đã mờ nhạt. Điều đó chẳng khiến chúng ta phải ngạc nhiên, vì
con người phàm tục là hậu duệ của con người tơn giáo và khơng thể xóa bỏ
lịch sử của nó, nghĩa là những hành vi của các tổ tiên có tơn giáo đã từng
tạo ra nó như hiện nay” [46, tr.215].
Ta có thể kể thêm một số cơng trình gần đây nhất cho thấy chủ đề tôn
giáo trong văn học là một chủ đề quan trọng của văn hố học và văn học. Ví
dụ như Mark Knight của Khoa Tiếng Anh thuộc Đại học Toronto, Canađa, đã
xuất bản nhiều sách về quan hệ giữa tôn giáo với văn học như: Biblical
Religion and the Novel, 1700-2000 (“Tôn giáo kinh thánh với tiểu thuyết,
1700-2000”), đồng chủ biên với Thomas Woodman, 2006), NineteenthCentury Religion and Literature: An Introduction (“Tôn giáo và văn học thế
kỷ XIX: Nhập môn”), viết chung với Emma Mason, Oxford University Press
[OUP], 2006, An Introduction to Religion and Literature (“Nhập môn tôn
giáo và văn học”), 2009, và Religion, Literature and the Imagination (“Tôn
giáo, văn học và tưởng tượng”), đồng chủ biên với Louise Lee, 2009. Ngoài
ra cịn có nhiều cơng trình về tơn giáo và tín ngưỡng của các nhà khoa học
khác như: Literature and Belief (“Văn học và tín ngưỡng”) do Meyer Howard
Abrams chủ biên, Columbia University Press, New York, 1958; The Oxford
Handbook of Religion and the Arts (“Sổ tay hướng dẫn Oxford về tôn giáo và
nghệ thuật”) do Frank Burch Brown chủ biên, 2014; A Choice of Illusions:
Belief, Relativism, and Modern Literature (“Một sự lựa chọn ảo tưởng: Tín
ngưỡng, thuyết tương đối và văn học hiện đại”), luận án tiến sĩ của Alastair
Morrison, Đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, 2015;... Và nhiều bài viết
đăng trên các tạp chí khác nhau về chủ đề này.
Cuốn sách Nhập môn tôn giáo và văn học của Mark Knight nói về các
vấn đề: - Phơi bày các thế giới thần thánh: Học thuyết sáng thế và các thế giới
12



khả dĩ của văn học. - Bản thể (being) trong mối quan hệ: Sự khác biệt, tư cách
người và ngôn ngữ của Chúa Ba ngơi. - Hồ giải cái thần thánh: Luật pháp,
năng khiếu và công lý. - Các cộng đồng điễn giải: Kinh thánh, sự khoan dung
và thần dân của Chúa. - Vết nhơ tội lỗi: Những dấu vết của sự phạm tội trong
thế giới hiện đại. - Hy vọng và tương lai: Nỗi đau và sự cứu chuộc theo góc
nhìn mạt thế.
Về cuốn sách này, Emma Mason, giảng viên chính Đại học Warwick,
Vương quốc Anh, đã nhận định: “Đây là một cuốn sách xuất sắc và súc tích,
giới thiệu mối quan hệ đang ngày càng có tính đổi mới và luôn cấp thiết giữa
tôn giáo và văn học. Sự hiểu thấu sáng suốt và sâu sắc của Knight về cuộc
tranh luận thần học và kinh thánh, cũng như về các phương pháp luận lý
thuyết và triết học gần đây đã cho thấy một sự hiểu biết vấn đề hiếm có mà
sinh viên và các học giả sẽ dễ dàng đánh giá cao. Trong quá trình xem xét kỹ
càng các ý tưởng như sự sáng thế, tội lỗi, thuyết mạt thế, Knight đã dẫn chúng
ta đi qua một loạt văn bản văn học đáng ngạc nhiên (từ Shakespeare và Donne
đến Dickens, Rushdie và McEwan) để minh hoạ cho việc theo đuổi một sự
đọc sách tôn giáo. Làm như thế, ông đã cho thấy rằng việc đọc sách tôn giáo một cách tiếp cận thường được hiểu sai là sự phụ thuộc vào nội dung thần
thánh hoặc đạo đức - đúng hơn là được dựa trên năng lực phê phán để làm
mới và tưởng tượng lại ngôn ngữ trong một khn khổ có khả năng mở ra
những con đường tư duy mới về tính chủ quan, về cộng đồng, về niềm hy
vọng, tầm nhìn và lịng u thương” [141].
Luận án TS của Alastair Morrison nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín
ngưỡng trong văn học hiện đại Anh và liên hệ với văn học Pháp. Ông cho
rằng “Giống như sự hiểu biết cho ta niềm tin, trí Tưởng tượng lại cho ta thơ
ca, là cái mà bằng hành động của mình, nó tham gia vào tiến trình tiếp cận cái
linh thiêng, và tham gia vào sự kiểm soát chống lại sự chun chế của lý trí
cao ngạo” [144]. Và ơng trích lời Matthew Arnold: “phần lớn những gì đối
với chúng ta là tôn giáo và triết học sẽ được thay thế bằng thi ca” [144].
Trong phong trào văn hoá học đó, tơn giáo đã được nhiều tổ chức khoa
học và các cơ sở đào tạo quan tâm. Ví dụ Trường Tiếng Anh và Kịch (School

13


of English and Drama) và Trường Lịch sử (School of History) thuộc Đại học
Queen Mary Luân Đôn (Queen Mary University of London) đã thành lập
Trung tâm Queen Mary Tôn giáo và Văn học Tiếng Anh (Queen Mary Centre
for Religion and Literature in English) năm 2016. Đại học Notre Dame của
bang Indiana, Hoa Kỳ có một tờ tạp chí Religion & Literature. Khoa Tiếng
Anh của Đại học Washington ở St Louis, bang Missouri, Hoa Kỳ, có một
website mang tên Literature and Religion (“Văn học và tơn giáo”). Đại học
Brigham Young có tờ tạp chí Literature and Belief (“Văn học và tín ngưỡng”)
do Paul E. Kerry và Jesse S. Crisler chủ biên; Khoa Tiếng Anh thuộc Đại học
Baylor, bang Texas, Hoa Kỳ, có Trung tâm Tơn giáo và Văn học (Religion
and Literature Concentration)...
Có thể nói, tơn giáo ln có mặt trong văn học qua mọi thời đại, và nó
ln được các nhà nghiên cứu quan tâm để khẳng định vai trò của nó trong
văn học.
1.1.2. Những nhà văn tiêu biểu viết về tôn giáo
Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Tôn giáo gắn liền trong đời sống tinh thần của con người, thể hiện đức tin,
niềm tin của con người đối với thần thánh. Bất kỳ tôn giáo nào cũng mong
muốn con người hướng đến những điều tốt đẹp, đạo đức, làm việc thiện và
giúp đỡ mọi người xung quanh. Tôn giáo không chỉ tồn tại trong đời sống con
người, mà nó cịn tồn tại trong cả văn học. Một số nhà văn tiêu biểu trên thế
giới, có hai nguồn cảm hứng viết về tơn giáo như sau: Cảm hứng chống tôn
giáo và sự quay trở lại của cảm hứng tôn giáo trong văn học như một mĩ cảm
nghệ thuật.
Trước hết với cảm hứng chống tôn giáo - đó cũng là một trong những
đặc trưng nổi bật của văn học. Đến với văn học Pháp thời kỳ lãng mạn, tư
tưởng chống phong kiến và giáo hội được manh nha bắt đầu từ Voltaire (1694

– 1778) nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà sử học và còn
là nhà hoạt động xã hội sôi nổi. Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông đã góp phần
to lớn vào sự nghiệp cách mạng của thế kỉ Ánh sáng Pháp. Vì vậy, thế kỉ này
14


còn gọi là thế kỉ Voltaire. Trong truyện triết học của ông, chế độ phong kiến
đương thời bị phê phán nghiêm khắc với triều đình tham nhũng đầy tệ nạn,
tơn giáo với những tín điều mù quáng, bọn thầy tu dâm đãng và cuồng tín,
những học thuyết lừa bịp và phản động như: “Thuyết hài hòa tiền định”.
Chẳng hạn như trong Candide hay Chủ nghĩa lạc quan. J. J. Rousseau (1712 –
1778) – người gốc Pháp sinh tại Genève – Thụy Sĩ, vì gia đình ơng theo đạo
Tin Lành nên phải lánh sang đó để tránh tơn giáo đàn áp ở Pháp. Trong Emile
- một luận văn giàu tính tiểu thuyết, ông chống lối giáo dục nhồi sọ, thiếu
thực tế và bóp méo thiên tính của con người. Đó là quan điểm giáo dục “phủ
định”, có tính chất cực đoan, những biểu hiện tư tưởng phản kháng của nhà
văn đối với xã hội đương thời. Tác phẩm này bị kết án, Rousseau bị tòa án
gây nhiều rắc rối và bị coi là kẻ thù của giáo hội. Hay đến với tiểu thuyết Nữ
tu sĩ của Denis Diderot (1713 – 1784) - một trong những nhà văn, nhà tư
tưởng lớn của phong trào Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVIII, đây là một tác phẩm
thuộc truyền thống văn học Pháp và Châu Âu chống lại sự hà lạm của nhà
thờ… Tóm lại, ta thấy những nhà tư tưởng của thế kỉ Ánh sáng đã truyền bá
những tư tưởng dân chủ và duy vật. Họ cơng kích tơn giáo, châm biếm thần
học và ủng hộ tự nhiên thần luận…
Thứ hai, sự trở về của cảm hứng tôn giáo với mĩ cảm nghệ thuật trong
văn học lãng mạn. Như đã nói, tất cả các nhà lãng mạn đều nhận thấy có một
sự đoạn tuyệt gay gắt giữa ước mơ và cuộc đời, bắt nguồn từ sự trái ngược
giữa khát vọng con người với thực tại sau cách mạng, cái thực tại mà ở đó
“mọi vật đều như khơ cứng lại trong cái vẻ thấp hèn, ti tiện”. Nhưng họ lại
khơng lí giải được nguyên nhân các hiện tượng trên, họ không hiểu được quy

luật khách quan chi phối sự phát triển của xã hội. Thế nên để đối lập với cái
thực tại xấu xa đó, họ đề xuất những lối thốt tinh thần, những lí tưởng đẹp đẽ
và cao q, tìm đến với những cái cao cả và phi thường. Đó chính là lí do mà
cảm hứng tơn giáo trở về với văn học lãng mạn.
Nếu nói “chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê tởm đối với thực tại và nguyện
vọng muốn thoát ra khỏi thực tại đó” (Emile Faguet) thì chính nguyện vọng
15


này của văn học lãng mạn đã khiến cho tôn giáo tồn tại một cách tự nhiên, tất
yếu trong tác phẩm. Bởi lẽ, lúc bấy giờ tôn giáo như một giải pháp, một cứu
cánh để con người đến gần với khát vọng của mình. Tức là tơn giáo tồn tại
trong văn học lãng mạn nói chung khơng vì lí do tơn giáo mà vì lí do khác
như lí do thẩm mĩ, lí do nghệ thuật. Sáng tác của các văn nghệ sĩ thời kì này
đã thể hiện rất rõ điều này. Chẳng hạn, năm 1787, Chateaubriand (1768 –
1848) đã xuất bản ở Luân Đôn tác phẩm: Tiểu luận lịch sử chính trị và đạo
đức về những cuộc cách mạng cũ và mới, nhận thức trong những mối quan hệ
với cách mạng Pháp với thời đại chúng ta. Trong tác phẩm này, tác giả ca
ngợi nhận thức tự nhiên của Ru Xơ và vận dụng tư tưởng duy lí để chống lại
niềm tin Thiên Chúa do ảnh hưởng của các thế lực bảo hoàng phản động và
những nỗi bất hạnh của gia đình khi một người mẹ và một người chị của ơng
qua đời ơng đã quay lại với tín ngưỡng tơn giáo. Bên cạnh đó, ơng bảo vệ tàn
tích của chế độ phong kiến và hồi phục cảm hứng tín ngưỡng của mình trong
nhiều tác phẩm: Atala (1801), Rơnê (1802), Thần lực sáng tạo của đạo Giatô
(1802), Những người tử vì đạo (1809),…
Trong tác phẩm Thần lực sáng tạo của đạo Giatô, tác giả Chateaubriand
ca tụng sức sáng tạo và vẻ đẹp giản dị của đạo Giatô đã cứu vãn nền văn minh
nhân loại. Ông cho rằng, trong tất cả những tơn giáo đã tồn tại thì đạo Giatơ là
thơ mộng nhất, nhân đạo nhất, hòa hợp nhất với tự do, nghệ thuật và văn
chương; tất cả thế giới đều cần đến nó, từ cơng việc nơng trang cho đến

những khoa học trừu tượng, từ những nhà cứu tế cho những kẻ khốn cùng đến
những cung điện do Mikenlăngiơ xây dựng và Raphael trang hồng... Ơng đã
đối lập “nền nghệ thuật Thiên Chúa” với nghệ thuật cổ đại, cho nghệ thuật
Thiên Chúa tức là của thời trung đại phong kiến đã thể hiện sự xung đột giữa
khát vọng tinh thần và bản năng con người, đã “thuần khiết hóa” con người.
Trong Atala (1801), qua lời Cha Aubry nói với Atala và qua cuộc đời
nhân vật Atala, Chateaubriand đã ca ngợi Cơ đốc giáo. Cha Aubry đã nói với
Atala rằng: “Tơn giáo khơng địi hỏi những hy sinh vượt ra khỏi khả năng
chịu đựng của con người” (Thiên Chúa không bao giờ bắt ta vác thập tự ngoài
16


sức của mình). “Một người theo đạo Cơ Đốc có quyền định đoạt cuộc sống
riêng tư…”. Lời khuyên Atala trước khi chết: “Vì thế con hãy tạ ơn lịng nhân
từ của thượng đế, vì người đã đem con ra khỏi vùng lũng sâu nghèo khốn này.
Hỡi đóa hồng màu nhiệm, hãy nghỉ ngơi trong vòng tay của đấng Jésus
Christ…” [142, tr.34]. Atala đã rất đau khổ vì vừa yêu Sacta vừa muốn giữ
trọn lời thề hiến dâng cuộc đời cho Chúa. Nàng tiêu biểu cho cuộc đấu tranh
giữa niềm tin tôn giáo và dục vọng trần tục. Từ hai tác phẩm trên ta thấy trong
tác phẩm của Chateaubriand tôn giáo xuất hiện nhằm bộc lộ quan niệm của
tác giả là “trình bày cho thế giới cái đẹp mang tính chất thoát li”. Tâm hồn
của Atala, Sacta… là tâm hồn những con người thời đại cũ, những con người
muốn thoát khỏi cuộc sống, co mình hoặc quay lại quá khứ, nhìn đời qua lăng
kính riêng tây của cá nhân.
Trong tác phẩm Những người khốn khổ, Victor Hugo đã xây dựng giám
mục Mierien là một con người toàn thiện nhờ đức tin. Mierien là một biểu
hiện tích cực của tơn giáo. Giăng Van Giăng sau mười chín năm tù khổ sai, đi
đến đâu cũng bị xua đuổi. Ông chẳng những đã cho Giăng Van giăng trú ngụ
mà còn tha thứ cho hành động đánh cắp của Giăng. Tuy nhiên, bên cạnh nét
tích cực, trong tác phẩm Hugo còn phơi bày những biểu hiện tiêu cực của nhà

tu kín. Những nữ tu phải bị hành xác, phải chịu đựng những quy định khắc
khổ đến nỗi chỉ trong vịng ba năm mà đã có ba người hóa điên. Có thể thấy,
trong một số tác phẩm văn học, cảm hứng tôn giáo tồn tại như một lý do thẩm
mĩ nghệ thuật. Hành động “tha cho kẻ cắp” của giám mục Mirien hết sức cao
thượng, vị tha nhưng mang tính chất lãng mạn nhằm thể hiện ước mơ, khát
vọng của nhà văn về một xã hội tươi đẹp “có ích cho con người, nhất là người
chịu thiệt thòi…” [65, tr.49].
Hay đến với tiểu thuyết Tội ác và hình phạt của nhà văn người Nga
Fyodor Dostoyevsky mang đậm tính nhân văn, phản ánh cuộc sống của những
con người dưới đáy xã hội. Tác phẩm kể về tội ác của chàng sinh viên Rodion
Romanovich Raskolnikov. Raskolnikov luôn triền miên trong những cơn ác
mộng, anh luôn mơ thấy tội ác của mình, anh ân hận, dày vị vì đã giết người
17


cướp của. Sau thời gian dài dằn vặt bản thân, Raskolnikov đã đến toà án để
thú nhận tội ác của mình. Anh bị lưu đày đến Siberia trong tám năm với tư
cách là một nô lệ. Sonya, người con gái đau khổ với trái tim tràn ngập bác ái
đã tự nguyện gắn bó đời mình với người u nơi đày ải khắc nghiệt ấy. Sự
tình nguyện của Sonya khơng chỉ là tình yêu của một người con gái đối với
người mình thương mà cịn là niềm hi vọng của Raskolnikov, là chỗ dựa để
anh vượt qua những năm tháng lưu đày, là tương lai tươi sáng, đáng mong
chờ của Raskolnikov. Như vậy, cái kết của tác phẩm không phải là dấu chấm
hết của nhân vật chính trong truyện. Với cách kết thúc này, độc giả hồn tồn
có thể hi vọng một tương lai khác, một tương lai tươi sáng hơn dành cho
Raskolnikov, dành cho Sonya và dành cho những con người bần cùng dưới
đáy của xã hội, hướng đến những điều tốt đẹp sau này. Cái kết của tác phẩm
khiến độc giả hướng đến những điều tốt đẹp, những điều nhân văn và đạo đức
cũng giống như bất kỳ điều tôn giáo nào truyền đạt.
Tôn giáo cũng hướng con người đến những nhận thức đúng đắn, đến

những ý niệm, đặc biệt là về vấn đề đạo đức giữa người với người như trong
tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky là một tác phẩm sâu sắc, mà
Dostoevsky được nhìn nhận như một nhà tư tưởng Kitơ giáo vĩ đại. Theo đó,
con người chỉ hiện hữu nếu nó là hình dạng và tương đồng với Thượng đế.
Nếu khơng có Thượng đế, nếu con người muốn tự mình làm Thượng đế thì
con người sẽ tiêu vong và chỉ có đức Kitơ mới giải quyết được vấn đề này.
Một chủ đề quan trọng trong tác phẩm của Dostoevsky mà người đọc
thường hay nói đến đó là cái ác, cái ác của Dostoevsky là con đẻ của tự do.
Dostoevsky chống lại sự giải thích cái ác từ nguồn gốc bên ngoài như hoàn
cảnh xã hội và dựa trên cơ sở ấy mà phủ nhận sự trừng phạt, thực chất ở đó là
sự phủ nhận tự do tinh thần của con người. Cái ác gắn với bản diện cá nhân,
chỉ có cá nhân mới tạo ra cái ác và chịu trách nhiệm về nó. Cái ác tất yếu phải
dẫn đến sự trừng phạt. Lúc này, đau khổ lại là thước đo chiều sâu tinh thần
con người bởi sự phân đơi, nghịch lí của nó. Cái ác giờ đây mang tính siêu
hình chứ khơng phải tính bề ngồi xã hội. Điều đó khiến cho những thứ đạo
18


đức đã được luật hóa khơng thể giải đáp cho những đau khổ trong những nhân
vật của Dostoevsky. Ông kêu gọi sự đau khổ và tin vào sự cứu chuộc trong
đau khổ bởi cái ác sẽ được thiêu rụi trong đau khổ. Cái ác làm cho con người
bị phân đôi và chỉ có Đức Kitơ mới cứu rỗi con người khỏi sự phân đôi. Điều
này thể hiện nổi bật và tiêu biểu trong nhân vật Raskolnikov trong tiểu
thuyết Tội ác và trừng phạt. Raskolnikov đã giết người chỉ vì chủ nghĩa siêu
nhân của anh ta và anh ta bị dằn vặt đau khổ. Bản diện cá nhân của anh ta bị
phân đơi, anh ta cảm giác như mình là hai con người, hai cái tôi bản ngã. Con
người bị mất đi tính tồn vẹn của bản ngã, con người lúc này mang trong
mình một con quỷ. Chỉ có tin vào Thượng đế con người mới có thể hịa giải
được, con quỷ mới bị đuổi đi và cái ác biến mất.
Như vậy, có thể nói trong văn chương thế giới, cảm quan tơn giáo được

hình thành từ rất sớm, gắn với niềm tin của con người vào Đấng toàn năng và
thể hiện tư duy của con người về thế giới. Mặc dù có những giai đoạn hướng
tới mục tiêu chống lại thần quyền hoặc phủ nhận chủ nghĩa duy tâm nhưng xu
hướng, tinh thần tơn giáo vẫn có những ảnh hưởng đậm, nhạt nhất định đến
sáng tạo văn học nghệ thuật.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu dấu ấn tôn giáo trong văn học là vấn đề
được giới nghiên cứu phê bình quan tâm khá sớm. Tôn giáo sớm đã trở thành
một trong những nhân tố ảnh hưởng và chi phối toàn diện đến đời sống con
người, không chỉ tác động đến đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, trong
đó có đời sống văn hóa tâm linh, mà cịn tác động đến đời sống văn học, quan
hệ chặt chẽ với văn học, trong đó có lý luận phê bình. Ở miền Nam trước
1975, tôn giáo là một chủ đề lớn của giới nghiên cứu văn học. Trong giai
đoạn này có 2 khuynh hướng phê bình cơ bản: Khuynh hướng phê bình các
tác phẩm văn học ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo và Khuynh hướng phê bình
các tác phẩm văn học ảnh hưởng Thiên chúa giáo.
Ở Miền Nam Việt Nam những năm trước 1975, nhiều cơng trình lấy tư
tưởng Phật giáo làm hệ quy chiếu để đánh giá các hiện tượng văn học như:
19


"Ảnh hưởng của Phật giáo trong thi ca Việt Nam" (Phạm Xuân Sanh, Đại học
số 9/1959); Thế giới thi ca Nguyễn Du của Nguyễn Đăng Thục (Kinh thi xb,
1971); "Bóng trăng thiền với Nguyễn Du" (Nguyễn Đăng Thục, Tư Tưởng số
8 ra ngày 1/12/1970); Chân dung Nguyễn Du (Nhiều tác giả, Nam Sơn xb,
1960); Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều của Thích Thiên Ân
(Đơng Phương xb, 1966); "Tinh thần Phật giáo trong văn học Việt Nam"
(Thạch Trung Giả, Tư Tưởng số 3, 5/1973); Những khuynh hướng trong thi ca
Việt Nam (1932 – 1962) của Minh Huy (Khai Trí xb, S, 1962); Văn học sử
Phật giáo của Cao Hữu Đính, (Minh Đức xb, Sài Gịn, 1971); Phạm Thế Ngũ,

Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 2, (Quốc học Tùng thư Xb, S.
1962), Việt Nam văn học giảng bình của Phạm Văn Diêu, (Hồnh Sơn Xb,
1970); "Nguyễn Du trên con đường trở về của Phật giáo" của Chơn Hạnh (Tư
Tưởng số 8 ra ngày 1/12/1970); "Đạo Phật với Văn học và Nghệ thuật" của
Thích Minh Châu (Tư Tưởng số 3, 5/1972); "Sự thích ứng giữa tư tưởng Phật
giáo với tinh thần dân tộc qua một số tư liệu văn học" của Khiếu Đức Long
(Tư Tưởng số 2 ra ngày 6/7/1974)… Trong các cơng trình nêu trên, các nhà
nghiên cứu đã vận dụng tư tưởng nhà Phật vào phê bình văn học, lấy các quan
niệm triết học của Phật giáo như: nhân quả, luân hồi, tứ diệu đế, từ bi, duyên
nghiệp… để lý giải, đánh giá các hiện tượng văn học. Chẳng hạn ở bài viết
Nguyễn Du trên con đường trở về của Phật giáo (Tư Tưởng số 8 ra ngày
1/12/1970), Chơn Hạnh khi lý giải về nỗi đau khổ trong suốt mười lăm năm
lưu lạc của Kiều đã không cho rằng nguyên nhân đau khổ của Kiều là do xã
hội mà do “sự nghiệt ngã tất yếu của Khổ đế, dưới hình thức số và mệnh”.
Khuynh hướng thứ hai trong khuynh hướng nghiên cứu tôn giáo với văn
học là khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng Thiên Chúa giáo.
Khuyn hướng lấy triết lý Kitô giáo làm cơ sở mỹ học và làm hệ quy chiếu phê
bình cho các hiện tượng văn học. Các nhà nghiên cứu thuộc khuynh hướng
này đa phần tập trung vào hiện tượng thơ Hàn Mạc Tử như: "Sự đau khổ của
Hàn Mặc Tử" của Trần Điền (1956)… “Hàn Mặc Tử, thi sĩ của đạo quân
thánh giá” (Tạp chí xã hội, xuân Giáp thân, S, 1954); "Sự hiện diện của Hàn
20


Mặc Tử" của Võ Long Tê (1956), "Sứ mạng của Hàn Mặc Tử" của Lê Hữu
Mục (1956); Ngoài ra, từ điểm nhìn phúc âm của người Kitơ giáo, Đặng Tiến
trong bài viết về Hàn Mặc Tử ở Vũ trụ thơ đã phân tích sự hịa hợp giữa đạo
và thơ, xem đây như một cơ sở lý giải hành trình sáng tạo trong thơ Hàn Mặc
Tử. Trong dòng tâm tưởng này khi viết về Hàn Mặc Tử, Minh Huy trong tác
phẩm Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam (1932-1962) cho rằng:

“Trong ‘Ave Maria’, Hàn Mặc Tử cho thơ là nhiệm mầu, thơ là linh giác,
“kiếm thần” và “thấu thị”, một sáng tạo “huyền bí”, khơng cần thời gian và
khơng gian, thi sĩ nói đến phép lạ, sứ thần thiên chúa”...
Năm 1965, nhà nghiên cứu Võ Long Tê cũng cho ra đời cơng trình Lịch
sử văn học cơng giáo Việt Nam, đây được xem là nghiên cứu văn học sử
khẳng định sự tồn tại của dịng văn học Cơng giáo, phát sinh và trưởng thành
theo một đường hướng riêng biệt những vẫn có một mối liên hệ tương hổ,
trong dịng chảy văn học dân tộc, đóng vai trị quan trọng làm nên diện mạo
và góp phần vào thành tựu nói chung của văn học Việt Nam.
Trong khuynh hướng nghiên cứu phê bình này ở miền Nam trước năm
1975, cịn có một số cơng trình có đề cập đến ảnh hưởng của Ki tô giáo trong
văn học như: “Niềm tin thiên chúa trong thơ Hữu Phương” của Nguyễn Đình
Tuyến, thể hiện trong cơng trình Nhà văn hơm nay (t1), Nhà văn Việt Nam
xuất bản năm 1969. Hay trong cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá
Bối xuất bản, năm 1972, nhà nghiên cứu Tạ Tỵ đã tìm thấy dấu ấn đậm nét tư
tưởng của Chúa Ki tô trong truyện của Nhật Tiến… Như vậy, cùng với
khuynh hướng phê bình ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, khuynh hướng phê
bình chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Thiên Chúa giáo là một thực tế khơng thể
phủ nhận đã góp phần hồn thiện và làm phong phú thêm diện mạo khuynh
hướng phê bình ảnh hưởng tư tưởng các tôn giáo ở miền Nam. Điều này cũng
như một minh chứng cho mối quan hệ mật thiết giữa văn học và tôn giáo
trong đời sống văn học ở đô thị miền Nam trước 1975.
Ở miền Bắc, sau năm 1975, đặc biệt là sau Đổi mới năm 1986, vấn đề
tôn giáo với văn học cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm, nhất là những
21


×