Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư các nhân trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC

HỒ ĐĂNG HUY

KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ
DẪN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Tài chính – ngân hàng

Mã số chuyên ngành

: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Tai Lieu Chat Luong

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM PHÚ QUỐC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019



i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng luận văn “Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
dẫn đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tơi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm
Phú Quốc.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Hồ Đăng Huy


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hồn thành chính là thành quả của việc nghiên cứu một cách
nghiêm túc của bản thân. Tuy nhiên, nếu khơng có sự giúp đỡ của giáo viên hướng
dẫn, của anh chị em đồng nghiệp và những lời động viên của cha, mẹ, vợ và những
người thân thì tơi cũng khơng thể hồn thành luận văn nghiên cứu của mình.
Tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Phạm
Phú Quốc, cám ơn sự quan tâm, dìu dắt, những đóng góp về kiến thức chun mơn
và cả những la mắng của thầy trong suốt quá trình hướng dẫn.
Tác giả cũng xin cảm ơn cha mẹ đã động viên, cổ vũ tinh thần cho tác giả, và
tác giả cũng xin cảm ơn vợ mình, cảm ơn em đã thay anh chăm sóc con để anh có
thể tồn tâm tồn ý tập trung hồn thành cho luận văn của mình.
Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến các anh chị đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ

cơng việc cũng như hướng dẫn tác giả. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cám ơn đến anh
Hà Kiên Tân và anh Vũ Đức Bình, là hai người anh, hai người đồng nghiệp đã tận
tình giúp đỡ tác giả trong kiến thức chuyên môn cũng như hướng dẫn các thao tác
xử lý và đọc hiểu số liệu.
Tác giả cũng xin cám ơn trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, là nơi
tác giả đang làm việc, đã tạo mọi điều kiện để tác giả có thể hồn thành tốt luận văn
của mình đúng tiến độ.
Tác giả luận văn

Hồ Đăng Huy


iii
TÓM TẮT
Quyết định đầu tư cổ phiếu là hành vi liên quan đến việc lựa chọn mua cổ phiếu
của nhà đầu tư. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm để xác định các yếu tố dẫn đến
quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Đối tượng khảo sát là các nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn tình Bình Dương và
thành phố Hồ Chí Minh thơng qua hình thức trả lời bảng câu hỏi, tổng số phiếu
khảo sát hợp lệ là 210 phiếu. Các câu hỏi khảo sát được đo lường theo thang đo
Likert 5 mức độ từ hoàn toàn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý. Dữ liệu sau khi
khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Quy trình xử lý dữ liệu bao gồm các
bước: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá, hồi quy tuyến tính, phân tích sâu ANOVA. Kết quả nghiên cứu đã cho
thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân,
bao gồm: (1) Yếu tố nội tại của công ty niêm yết, (2) Thông tin từ nền kinh tế, (3)
Ý kiến của các nhà tư vấn, (4) Thơng tin phi chính thức, (5) Tâm lý đám đông.
Đồng thời nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt trong các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân nếu xét theo giới
tính và trình độ, tuy nhiên, lại có sự khác biệt nếu xét theo độ tuổi, lĩnh vực hoạt

động và số năm tham gia vào thị trường chứng khoán. Cuối cùng, từ hàm ý nghiên
cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với công ty niêm yết, đối với bản thân nhà
đầu tư và đối với ủy ban chứng khoán nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả trong việc
ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.


iv
MỤC LỤC

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.6 Kết cấu dự kiến của luận văn nghiên cứu ....................................................... 3
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 5
2.1 Các lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán 5
2.1.1 Lý thuyết tài chính hành vi ...................................................................... 5
2.1.2 Lý thuyết thơng tin bất cân xứng ............................................................. 7
2.2 Tổng quan về nhà đầu tư cá nhân ................................................................... 8
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của nhà đầu tư cá nhân ....................................... 8
2.2.2 Các nhân tố tác động đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân ........................ 9
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam ........................................ 10
2.3.1 Lược khảo các nghiên cứu liên quan ..................................................... 10
2.3.2 Các hạn chế của những nghiên cứu trước: ............................................. 13
2.3.3 Các phương pháp đã được nghiên cứu: .................................................. 14

2.4 Các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của
nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................ 14
2.4.1 Yếu tố nội tại của công ty niêm yết ....................................................... 14
2.4.2 Thông tin từ nền kinh tế ........................................................................ 15
2.4.3 Ý kiến của các nhà tư vấn ...................................................................... 16
2.4.4 Thơng tin phi chính thức ....................................................................... 17
2.4.5 Tâm lý đám đông .................................................................................. 18
2.4.6 Quyết định đầu tư .................................................................................. 19
2.5 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 19


v
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 21
3.1 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 21
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 23
3.3 Quy trình xử lý dữ liệu ................................................................................ 24
3.4 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi ................................................ 24
3.4.1 Thiết kế thang đo................................................................................... 24
3.4.2 Xây dựng bảng câu hỏi .......................................................................... 25
Chương 4 KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁC NHÂN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................... 30
4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu ...................................................................... 30
4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach’s Alpha) ............... 33
4.2.1 Yếu tố nội tại của công ty niêm yết ....................................................... 33
4.2.2 Thông tin từ nền kinh tế ........................................................................ 33
4.2.3 Ý kiến của các nhà tư vấn ...................................................................... 35
4.2.4 Thơng tin phi chính thức ....................................................................... 35
4.2.5 Tâm lý đám đông .................................................................................. 36
4.2.6 Quyết định đầu tư .................................................................................. 37

4.3 Phân tích nhân tố EFA ................................................................................. 37
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập .................................. 37
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc .................................... 39
4.4 Phân tích hồi quy bội ................................................................................... 40
4.4.1 Phân tích tương quan ............................................................................. 40
4.4.2 Phân tích hồi quy và kiểm định mơ hình ................................................ 42
4.4.3 Kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu................................. 45
4.5 Kiểm định sự khác biệt trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân theo
một số đặc điểm của nhà đầu tư ......................................................................... 47
4.5.1 Sự khác nhau trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân theo giới
tính ................................................................................................................ 47
4.5.2 Sự khác nhau trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân theo độ tuổi
....................................................................................................................... 48
4.5.3 Sự khác nhau trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân theo trình
độ................................................................................................................... 49


vi
4.5.4 Sự khác nhau trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân theo kinh
nghiệm ........................................................................................................... 50
4.5.5 Sự khác nhau trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân theo lĩnh
vực hoạt động ................................................................................................ 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP ................................................. 53
5.1 Hàm ý của nghiên cứu ................................................................................. 53
5.2 Hàm ý giải pháp .......................................................................................... 53
5.2.1 Đối với doanh nghiệp niêm yết chứng khoán ......................................... 53
5.2.2 Đối với bản thân nhà đầu tư................................................................... 54
5.2.3 Đối với Ủy ban chứng khoán nhà nước ................................................. 55
5.3 Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................ 56
5.4 Hạn chế và định hướng tiếp theo của nghiên cứu ......................................... 56



vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Các biến đo lường yếu tố nội tại của công ty niêm yết ........................... 26
Bảng 3.2 Các biến đo lường thông tin nền kinh tế vĩ mô ....................................... 26
Bảng 3.3 Các biến đo lường ý kiến nhà tư vấn ...................................................... 27
Bảng 3.4 Các biến đo lường thơng tin phi chính thức ........................................... 27
Bảng 3.5 Các biến đo lường yếu tố tâm lý đám đông ............................................ 28
Bảng 3.6 Các biến đo lường quyết định đầu tư ..................................................... 28
Bảng 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ..................................................................... 30
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha yếu tố nội tại ................................ 33
Bảng 4.3 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến thông tin từ nền kinh tế ......... 34
Bảng 4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 ............................................. 34
Bảng 4.5 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến ý kiến tư vấn ......................... 35
Bảng 4.6 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến thơng tin phi chính thức ........ 35
Bảng 4.7 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha lần 2 ............................................. 36
Bảng 4.8 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến tâm lý đám đơng ................... 36
Bảng 4.8 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha quyết định đầu tư ......................... 37
Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett's Test cho biến độc lập .............................. 37
Bảng 4.10 Ma trận xoay nhân tố ........................................................................... 38
Bảng 4.11 Kiểm định KMO và Bartlett's Test cho biến phụ thuộc ........................ 39
Bảng 4.12 Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát với nhân tố đại diện
............................................................................................................................. 40
Bảng 4.13 Ma trận hệ số tương quan .................................................................... 41
Bảng 4.14 Tóm tắt mơ hình .................................................................................. 43
Bảng 4.15 Phân tích phương sai mơ hình .............................................................. 43
Bảng 4.16 Hệ số hồi quy mơ hình và thống kê đa cộng tuyến ............................... 44
Bảng 4.17 Tổng hợp kết quả nghiên cứu ............................................................... 47
Bảng 4.18 Phân tích ANOVA về sự khác nhau về giới tính của nhà đầu tư........... 48

Bảng 4.19 Phân tích ANOVA về sự khác nhau về độ tuổi của nhà đầu tư ............. 48
Bảng 4.20 Phân tích ANOVA về sự khác nhau về trình độ của nhà đầu tư ........... 49
Bảng 4.21 Phân tích ANOVA về sự khác nhau về kinh nghiệm của nhà đầu tư .... 50
Bảng 4.22 Phân tích ANOVA về sự khác nhau về lĩnh vực của nhà đầu tư ........... 51


viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn giải

HOSE

Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh

HNX

Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội

TTCK

Thị trường chứng khoán

VSD

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin


1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trải qua 19 năm hoạt động với bao thăng trầm cũng như những bước tiến mạnh
mẽ, không chỉ đóng vai trị là một kênh huy động động vốn hiệu quả cho các doanh
nghiệp, thị trường chứng khoán còn trở thành một kênh đầu tư thu hút sự chú ý của
rất nhiều người. Trong q trình đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu các lý do dẫn đến
quyết định đầu tư của nhà đầu tư là điều hết sức cần thiết.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khốn của nhà đầu
tư. Ngồi những biến động khơng lường về tình hình kinh tế vĩ mơ, yếu tố chính trị,
tình hình hoạt động, triển vọng trong tương lai cũng như khả năng của người lãnh
đạo doanh nghiệp, thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng là một trong những nhân tố
cực kỳ quan trọng đến quyết định đầu tư chứng khoán hay không của các nhà đầu
tư.
Theo số liệu thống kê của VSD, đến cuối năm 2018 số lượng tài khoản nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là hơn 2,1 triệu tài khoản, trong đó hơn
99% là của nhà đầu tư cá nhân. Số lượng tài khoản tăng nhưng chất lượng của các
quyết định đầu tư chưa chắc đã tăng tương ứng, trong giai đoạn 5 tháng đầu năm

2018, Thị trường chứng khoán Việt Nam từ một thị trường được xếp hạng là tăng
nhanh nhất thế giới trở thành thị trường giảm sâu nhất thế giới (theo thống kê của
Bloomberg). Giá cổ phiếu tăng lên mạnh mẽ, rồi giảm liên tục mà khơng ai có thể
dự đốn trước được, cũng không thể lý giải nguyên nhân tăng giảm. Vậy đâu là
nguyên nhân dẫn đến quyết định mua bán chứng khoán? Các yếu tố này ảnh hưởng
như thế nào … là một câu hỏi cần tìm lời giải đáp.
Chứng khốn về cơ bản có 2 loại là cổ phiếu và trái phiếu, tuy nhiên việc đầu tư
vào trái phiếu không phổ biến cũng như ít biến động bằng việc đầu tư vào cổ phiếu,
đồng thời nhận thấy số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm đến 99% số lượng nhà đầu
tư. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Kiểm định mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố dẫn đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam”.


2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến
quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên Thị trường chứng
khoán Việt Nam” hướng tới việc tìm hiểu những yếu tố dẫn đến quyết định đầu tư
cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân trên Thị trường chứng khoán Việt Nam và mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố này trong quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà
đầu tư cá nhân.
Đề tài hướng đến và mong muốn đạt được những mục tiêu nghiên cứu cụ thể
như sau:
 Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà
đầu tư cá nhân trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
 Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này dẫn đến quyết định đầu tư
của nhà đầu tư cá nhân.
 Khám phá những điểm khác biệt có thể có của các nhà đầu tư cá nhân đối
với quyết định đầu tư cổ phiếu dựa vào một số chỉ tiêu như: Giới tính, lĩnh vực hoạt

động, trình độ, độ tuổi, kinh nghiệm.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Trong luận văn này sẽ đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá
nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào?
- Có hay không sự khác biệt trong quyết định đầu tư giữa các nhóm nhà đầu tư
cá nhân phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ, lĩnh vực hoạt động, kinh nghiệm?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này chính là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư, đối tượng khảo sát chính là các nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào cổ phiếu
của các công ty niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX. Các nhà đầu tư có đến các


3
cơng ty chứng khốn thì phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi, ngồi ra tác giả cịn
sẽ gửi email đến các nhà đầu tư.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện việc nghiên cứu đối với các nhà đầu tư
trên địa bàn tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Lấy dữ liệu thông qua bảng câu hỏi sẽ được thu thập trong
năm 2019.
1.5 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu chính là các phiếu trả lời được khảo sát từ các nhà đầu tư
trên địa bàn tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Việc khảo sát dự kiến qua
2 giai đoạn:
-

Giai đoạn 1: Thiết kế bảng câu hỏi, sau đó khảo sát bằng cách trực tiếp


phỏng vấn các nhà đầu tư (dự kiến khoảng 10 – 20 người) để từ đó có thể phát hiện
ra những sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi, đồng thời có thể bổ sung thêm những
yếu tố chưa được thiết kế trong bảng câu hỏi. Thời gian thực hiện dự kiến khoảng
10 ngày.
-

Giai đoạn 2: Hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát chính thức, số

lượng nhà đầu tư dự kiến là 200. Các nhà đầu tư được khảo sát sẽ được chọn ngẫu
nhiên. Việc khảo sát có thể qua hai hình thức: gặp trực tiếp để phát bảng khảo sát
hoặc gửi qua email.
1.6 Kết cấu dự kiến của luận văn nghiên cứu
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
-

Chương 1: Tổng quan về đề tài .

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.

-

Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

-

Chương 4: Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến


quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam.


4
-

Chương 5: Kết luận và hàm ý giải pháp.

Kết luận chương 1
Chương 1 trình bày những nội dung cơ bản của đề tài như: lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng, dữ liệu và phạm vi nghiên cứu hướng
đến của đề tài cũng như những hạn chế và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.


5
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Các lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán
2.1.1 Lý thuyết tài chính hành vi
Lý thuyết tài chính hành vi là một sự kết hợp giữa tâm lý học và tài chính, do
nhà tâm lý học người Pháp Gabriel Tarde bắt đầu nghiên cứu vào những năm 1880,
lý thuyết này nghiên cứu về ứng dụng tâm lý học vào khoa học kinh tế. Tuy nhiên
phải đến thập kỷ 1980, thì lý thuyết này mới có những ngày càng hồn thiện với
những tác phẩm nền tảng của Amos Tversky và Daniel Kahneman (1979), Rirchard
H.Thaler (1985), ngoài ra phải kể đến một nghiên cứu rất quan trọng của Jegadeesh
và Titman (1993). Hiện nay, thuyết tài chính hành vi được xem là một đối trọng với
lý thuyết tài chính chuẩn với đại diện là lý thuyết “thị trường hiệu quả”.
Mặc dù là một lĩnh vực mới, tuy nhiên lý thuyết tài chính hành vi lại đang phát
triển mạnh mẽ và ngày càng chứng tỏ hiệu quả, đồng thời bổ sung những khiếm

khuyết cho tài chính chuẩn. Với những vấn đề khơng thể giải thích được bằng các
lý thuyết tài chính chuẩn thì tài chính hành vi bằng sự kết hợp giữa tâm lý học và
các lý thuyết thực tiễn về tài chính lại có thể giải thích được. Mặc dù cịn gây nhiều
tranh cãi đối nhưng tài chính hành vi đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng
và sự hiệu quả trong việc giải thích các xu hướng tài chính ngày nay. Hiện nay,
ngày càng có nhiều trường đại học đưa mơn học Tài chính hành vi vào trong
chương trình giảng dạy và xem nó như một mơn học cần thiết đối với sinh viên
ngành kinh tế nói chung.
Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory), được xem là lý thuyết nền tảng của tài
chính hành vi. Năm 2002 Giáo sư người Mỹ Daniel Kahneman, người đã nghiên
cứu tài chính hành vi đã nhận được giải Noble Kinh tế vì đưa ra “lý thuyết triển
vọng”, và lý thuyết này đã xây dựng một nền tảng vững chắc để hình thành nên tài
chính hành vi. Lý thuyết triển vọng được phát triển bởi Kahneman và Tversky
(1979), sau đó lý thuyết triển vọng tích lũy (Cumulative Prospect Theory) do
Kahneman và Tversky (1992) ra đời được xem là một phiên bản điều chỉnh của lý


6
thuyết triển vọng, đây được coi như là một bổ sung cho những khiếm khuyết trong
những giả định của lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng (Expected Utility Theory).
-

Các giả định của Lý thuyết triển vọng

Trong khi lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng thì hành xử của các cá nhân được
giả định là hợp lý, tức con người là “duy lý”. Tuy nhiên, với các nghiên cứu thực
nghiệm, điển hình như cơng trình nghiên cứu của Simon (1959, 1978, 1987),
Kahneman và Tversky (1979, 1981, 1982, 1992) đã cho thấy các giả định của “lý
thuyết tài chính truyền thống” nói chung và “Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng”
nói riêng vẫn cịn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, lý thuyết triển vọng cho rằng hành

vi của các cá nhân là không hợp lý “irrational”. Thaler (2003) cho rằng, các hành vi
kinh tế hầu hết đều là các hành vi khơng hồn tồn hợp lý, chính vì thế chúng sẽ
gây ra các kết quả sai lệch rất nhiều so với giá trị cơ bản trên thị trường tài chính.
-

Nội dung của lý thuyết triển vọng

Nội dung của lý thuyết triển vọng được Kahneman và Tversky (1979) khái quát
như sau:
 Có 3 đặc điểm chính về hành vi của con người mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ
vọng không thể giải thích được, đó là: (i) Con người đơi khi ưa thích rủi ro, nhưng
đơi khi lại lẩn tránh rủi ro, và con người lựa chọn giữa việc ưa thích rủi ro và lẩn
tránh rủi ro dựa trên lời và lỗ; (ii) Thơng thường tương ứng với tình trạng mỗi
người, họ sẽ đưa ra một mức tham khảo để đánh giá về các khoản lời lỗ; (iii) Đối
với những cái mất, con người bị tác động mạnh hơn cái được, chính vì vậy làm cho
con người trở nên sợ thua lỗ.
 Với Lý thuyết triển vọng, hàm giá trị của được xác định bởi lời và và lỗ so
với một điểm tham chiếu. Đặc điểm của hàm giá trị là lõm trong miền lời và lồi
trong miền lỗ, đồng thời sẽ dốc hơn về phía lỗ so với miền lời, điều này cho thấy
tâm lý ngại thua lỗ.
 Hành vi của con người khi cùng lúc mua bảo hiểm và mua xổ số không thể
lý giải bằng lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng, vì khi một người mua xổ số thì họ
thích rủi ro, vì xác suất trúng giải là rất thấp, nhưng đồng thời họ lại mua bảo hiểm
để phòng hờ rủi ro, cho thấy con người lại khơng thích hoặc né tránh rủi ro. Mặc dù


7
“Lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng” không thể giải thích điều này nhưng lý thuyết
triển vọng có thể giải thích được, vì khi mua cùng lúc bảo hiểm và xổ số, con người
sẽ đặt tỷ trọng cao hơn cho các khả năng có xác suất xảy ra thấp.

Lý thuyết này cho thấy thông thường nhà đầu tư sẽ đánh giá cao xác suất bù đắp
cho một khoản lỗ hơn là khả năng đạt được nhiều lợi nhuận. Điều này thể hiện
thông qua hành vi của nhà đầu tư: khi thua lỗ nhà đầu tư thường vẫn tiếp tục nắm
giữ cổ phiếu vì họ cho rằng khoản lỗ này chỉ là trên giấy tờ chứ chưa thực sự lỗ và
kỳ vọng với việc cổ phiếu sẽ nhanh chóng phục hồi. Khi cổ phiếu tăng giá, nhà đầu
tư lại thường bán sớm để nắm chắc phần lợi nhuận đang có ở hiện tại mà không
đánh giá xem trong tương lai những cổ phiếu này có thể cịn tiếp tục tăng giá hay
không.
2.1.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng giới thiệu lần đầu tiên bởi Akerlof vào năm
1970. Akerlof (1970) đã chứng minh rằng thông tin bất cân xứng sẽ gây ra những
sự lựa chọn trái ngược nhau trên thị trường. Michael (1973) đã tiếp tục phát triển
nghiên cứu của Akerlof cũng đã chỉ ra rằng để hạn chế rủi ro của sự lựa chọn đối
nghịch, các người bán hàng thường dựa vào cơ chế phát tín hiệu: Những người có
thơng tin tốt sẽ chia sẻ cho những người có ít hoặc khơng có thơng tin, để từ đó cải
thiện kết quả thị trường. Joseph (1975) tiếp tục phát triển các nghiên cứu của
Akerlof và Michael bằng nghiên cứu đưa ra cơ chế sàng lọc: ơng tự đặt bản thân là
một người có ít thơng tin, và tìm cách cải thiện tình trạng bản thân thơng qua cơ chế
sàng lọc. Có thể thấy lý thuyết thông tin bất cân xứng ngày càng chứng tỏ được vị
trí của mình, đồng thời trở thành trọng tâm nghiên cứu trong nền kinh tế học hiện
đại, điều này được khẳng định khi cả ba nhà khoa học cùng nghiên cứu lý thuyết
này như: Akerlof, Michael và Joseph đều được vinh dự nhận giải Nobel kinh tế
năm 2001.
Thông tin bất cân xứng được hiểu là sự giao dịch diễn ra khi một bên giao dịch
có ít thơng tin hoặc thơng tin khơng chính xác so với bên cịn lại, hay nói cách
khác, thơng tin bất cân xứng nghĩa là các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy
thơng tin với bên còn lại. Điều này dẫn đến hậu quả là bên giao dịch với ít thơng tin


8

hơn hoặc thơng tin khơng chính xác sẽ ra những quyết định sai lầm, đồng thời bên
giao dịch nắm nhiều thơng tin hơn sẽ có những hành động gây ra những bất lợi cho
bên kia khi thực hiện các giao dịch. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thường
xuyên xảy ra hiện tượng thông tin bất cân xứng và ảnh hưởng của chúng là rất lớn.
Các biểu hiện của thông tin bất cân xứng ở Việt Nam điển hình như:
-

Doanh nghiệp không công bố thông tin một cách kịp thời, đầy đủ.

-

Rị rỉ những thơng tin chưa hoặc khơng được phép cơng bố rộng rãi.

-

Có một số ít nhà đầu tư nhận được những thông tin nội bộ trước phần lớn

nhà đầu tư còn lại.
-

Xuất hiện những tin đồn thất thiệt, vô căn cứ hoặc chưa được kiểm chứng.

-

Lừa đảo thơng qua các giao dịch ảo.

-

Các cơ quan báo chí chưa đưa đúng hoặc không đầy đủ thông tin…


2.2 Tổng quan về nhà đầu tư cá nhân
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của nhà đầu tư cá nhân
Trên thị trường chứng khốn, nhà đầu tư có thể phân loại hai loại: cá nhân và tổ
chức. Nhà đầu tư cá nhân được cho là những người đang có một lượng vốn nhàn
rỗi, đồng thời thực hiện đầu tư bằng chính tài khoản của họ nhằm đạt được các mục
tiêu tài chính đặt ra.
Các đặc điểm cơ bản của nhà đầu tư cá nhân:
-

Nhà đầu tư cá nhân là những người thường có vốn đầu tư nhỏ, vì vậy u

cầu về mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư khơng cao, đồng thời quy mô và khối
lượng giao dịch thông thường sẽ nhỏ hơn các nhà đầu tư có tổ chức.
-

Thơng thường nhà đầu tư cá nhân không đặt ra một kế hoạch đầu tư dài hạn

hoặc theo các quy tắc đầu tư cụ thể cho bản thân mà lại thường dễ bị tác động bởi
các yếu tố bên ngồi.
chóng.

Nhà đầu tư cá nhân thường đưa ra các quyết định đầu tư một cách nhanh


9
2.2.2 Các nhân tố tác động đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân
Theo Nguyễn Thế Hiển (2012), “các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà
đầu tư cá nhân bao gồm hai nhân tố: nhân tố bên trong và các nhóm nhân tố bên
ngồi”.
“Nhóm nhân tố bên trong được xác định bao gồm: Khả năng nhận thức, giới

tính, độ tuổi, cảm xúc cá nhân, tâm trạng”. Trong nghiên cứu này, luận văn sẽ kiểm
định các nhân tố bên trong để kiểm định sự khác biệt có thể có về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư giữa các nhóm nhà đầu tư cá nhân, các nhân tố bên
trong được kiểm định bao gồm: khả năng nhận thức, giới tính và độ tuổi.
-

Khả năng nhận thức: có nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng nhận

thức có tác động đến quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán. Benjamin,
Brown và Shapiro (2006) đã chỉ ra rằng, những người càng thơng minh thì lại càng
có xu hướng tham gia đầu tư nhiều hơn trên thị trường chứng khoán. Kezdi và
Willis (2003) cũng đã chỉ ra rằng: những hộ gia đình có chỉ số nhận thức cao hơn sẽ
có xu hướng tham gia nhiều hơn vào TTCK.
-

Độ tuổi: theo tâm lý học, những người lớn tuổi thông thường sẽ phản ứng

chậm với thông tin mới hơn những người nhỏ tuổi, vì việc xử lý và tổng hợp thông
tin của họ thường chậm và kém hiệu quả hơn. Những nhà đầu tư lớn tuổi thường ít
phân bổ tài sản hơn nhà đầu tư trẻ tuổi (Dhar và Zhu, 2006) , đồng thời nắm giữ
danh mục đầu tư ít tập trung hơn (Goatzman và Kumar, 2008), ngoài ra mức độ quá
tự tin của họ cũng được cho là thấp hơn những nhà đầu tư trẻ tuổi (Barber và
Odean, 2001), mặt khác, nhà đầu tư lớn tuổi thường ít khi tham gia vào các hoạt
động đầu tư mạo hiểm (Kumar, 2009).
-

Giới tính: nghiên cứu của Odean (2001) và Pulford (1997) đã cho thấy rằng

mức độ tự tin của nam giới thông thường sẽ cao hơn của nữ giới. Tuy nhiên, sự quá
tự tin có thể dẫn đến nhà đầu tư tiến hành giao dịch nhiều hơn những nhà đầu tư

khác nhưng đơi khi lại khơng hiệu quả bằng (Odean, 1998).
“Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố thuộc về nền kinh tế vĩ mô và vi
mô, các nhân tố thuộc về tình hình chính trị - văn hóa – xã hội”.


10
-

Nhân tố thuộc về nền kinh tế: Là những nhân tố kinh tế vĩ mơ trên xét khía

cạnh quốc tế và quốc gia (ví dụ như: các chính sách kinh tế (tiền tệ, tài khóa,
thương mại…) tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp/lạm phát …),
và các nhân tố thuộc về kinh tế vi mô liên quan tới ngành và cơng ty niêm yết (ví
dụ như: triển vọng, khó khăn, rủi ro chung của ngành, mức độ cạnh tranh, tỷ suất
lợi nhuận trung bình của các cơng ty trong ngành, các tỷ số phân tích tài chính của
doanh nghiệp niêm yết, các rủi ro có thể có của doanh nghiệp…), và các nhân tố
liên quan đến thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng
như: tính minh bạch, hệ thống pháp luật và các chế tài, tính thanh khoản… Các
nhân tố này là những nhân tố nền tảng của phân tích cơ bản khi tiến hành đầu tư
chứng khốn.
-

Nhóm nhân tố thuộc về chính trị - văn hóa – xã hội bao gồm: sự ổn định về

tình hình chính trị của quốc gia, tính chặt chẽ trong hệ thống pháp lý, hệ thống giáo
dục, tự do tín ngưỡng… Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự liên hệ giữa văn
hóa và chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư. Hofstede (2001) đã kết luận rằng tại
một số quốc gia có mức tự do hành động cũng như tự do tín ngưỡng cao thì thường
các nhà đầu tư sẽ giao dịch với khối lượng lớn hơn, tuy nhiên độ bất ổn sẽ cao hơn
nhưng lại mang về lợi nhuận cao hơn ở các quốc gia khác. Nghiên cứu của Chui,

Lloyd và Kwok (2002) cũng đã chỉ ra cấu trúc vốn của cơng ty chịu tác động bởi
văn hóa quốc gia. Đồng thời, Chui, Titman và Wei (2009) cũng đã chỉ ra rằng sự
khác nhau về văn hóa có thể dẫn đến sự khác biệt về tỷ suất sinh lời trong chiến
lược đầu tư của nhà đầu tư.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam
2.3.1 Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Có khá nhiều các nghiên cứu chung về thị trường chứng khốn Việt Nam, tuy
nhiên lại khơng có nhiều các nghiên cứu nói về hành vi cũng như các nhân tố tác
động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói
riêng. Nguyên nhân là do đây là lĩnh vực nghiên cứu hầu như còn khá mới mẻ, chưa
được tiếp cận nhiều. Hiện nay chỉ có một số trường đại học bắt đầu tiếp cận giảng


11
dạy về Tài chính hành vi cho sinh viên. Bước đầu đã có một số cơng trình nghiên
cứu về tài chính hành vi, bao gồm:
-

Bài báo “Tài chính học hành vi, tâm lý bầy đàn và TTCK Việt Nam” do

trang báo Saga.vn hợp tác viết cho báo Đầu tư chứng khoán, đã được đăng vào
ngày 19/04/2007. Bài báo đã dựa vào một số dấu hiệu để chỉ ra rằng có sự xuất hiện
của tâm lý bầy đàn trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, những dấu hiệu này chưa đưa
ra được các kết quả kiểm định hoặc số liệu để chứng minh.
-

Bài báo “Tài chính hành vi và những bất thường của TTCK Việt Nam” của

ThS. Lê Đạt Chí đăng ở số tháng 7/2007 trên Tạp chí Phát triển Kinh tế. Bài báo đã
khái quát những nội dung cơ bản về tài chính hành vi, đồng thời đã cho thấy những

sai lầm cơ bản mà các nhà đầu tư cá nhân thường hay mắc phải thơng qua việc phân
tích các dấu hiệu. Tuy nhiên, bài báo không đưa ra các kết quả định lượng để minh
chứng.
-

Bài báo “Ứng dụng tài chính hành vi vào phân tích thực tiễn” do nhóm tác

giả Trần Ngọc Thơ và Hồ Quốc Tuấn thực hiện, cũng được đăng trên Tạp chí Phát
triển Kinh tế, số tháng 7/2007. Theo kết quả bài báo, nhóm tác giả tập trung nghiên
cứu 2 trường hợp điển hình của TTCK Việt Nam trong giai đoạn này, đó chính là
trường hợp phản ứng thái quá và hiệu ứng ngôi sao đang lên đứng trên khía cạnh lý
thuyết tài chính hành vi. Tuy nhiên, kết quả phân tích lại chủ yếu dựa vào các hiện
tượng chứ chưa đưa ra số liệu thuyết phục.
-

Bài báo “Tài chính hành vi: Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào tài chính”

do tác giả Hồ Quốc Tuấn thực hiện, được đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế, số
tháng 7/2007. Tác giả đã khái quát được những nguyên lý cơ bản của tài chính hành
vi và kiến nghị một số ứng dụng của tài chính hành vi có thể áp dụng vào thị trường
chứng khốn. Tuy nhiên, các ứng dụng này chưa được tác giả làm rõ các luận cứ
chứng minh.
-

Bài báo “Khảo sát và đo lường các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quyết định

đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân” của các tác giả ThS. Trần Minh và
Nguyễn Thị Thùy Dung thực hiện đăng trên tạp chí Cơng nghệ ngân hàng, số 30
tháng 9/2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quyết
định của nhà đầu tư cá nhân là: Ảnh hưởng đám đông, ảnh hưởng của kỳ vọng vào



12
lợi nhuận, sự quá tự tin và tâm trạng. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho rằng các nhóm
yếu tố như: ảnh hưởng của thông tin và ảnh hưởng của nhà đầu tư chuyên nghiệp
không tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, điều này được cho là
chưa phù hợp.
-

Luận án Tiến sỹ “Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt

Nam” năm 2012 của Nguyễn Đức Hiển, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng được các nội dung chính trong hành vi nhà đầu
tư cá nhân dựa trên lý thuyết tài chính hành vi. Ngoài ra, tác giả cũng tạo được sự
liên kết giữa các lý thuyết kiểm định hành vi bằng việc thông qua điều tra bảng câu
hỏi và kiểm định dựa trên kết quả giao dịch thực trên tài khoản của nhà đầu tư.
-

Bài báo “Lý thuyết tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

của TS. Đặng Văn Dân, đăng trên trang báo Tạp chí tài chính ngày 11/4/2016. Tác
giả bài viết đã chỉ ra một số tồn tại trên thị trường chứng khốn Việt Nam có mối
tương quan với yếu tố hành vi, tuy nhiên, những nhận xét chỉ mang tính chủ quan
của tác giả chứ chưa đưa ra các luận cứ thuyết phục.
-

Bài báo “Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư chứng khoán”

của PGS.TS Vương Đức Hồng Qn và Bùi Chiến Cơng đăng trên Tạp chí Tài
chính kỳ 2 tháng 6/2016. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra mức độ tác động

của các thiên lệch hành vi đến nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ tập
trung chủ yếu vào phân tích các thiên lệch trong hành vi của nhà đầu tư như tự tin
thái quá, tâm lý bầy đàn, ác cảm sợ thua lỗ, tâm lý mỏ neo, phản ứng thái quá và
tâm lý bầy đàn. Như vậy nghiên cứu chỉ tập trung vào yếu tố bản thân nhà đầu tư
chứ không đề cập đến các yếu tố ngoài bản thân nhà đầu tư.
-

Bài báo “Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tài chính Việt Nam” của PGS.

TS Nguyễn Trọng Tài đăng trên Tạp chí Ngân hàng ngày 16/12/2016. Trong nghiên
cứu này tác giả đã chỉ ra các đặc điểm tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường tài
chính, đồng thời cũng chỉ ra được ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến thị trường
chứng khoán. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ đi sâu vào yếu tố tâm lý của nhà đầu tư chứ
chưa chỉ ra được tác động của các nhân tố khác đến thị trường chứng khoán như thế
nào.


13
-

Bài báo “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá

nhân trên thị trường chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh” của TS. Phạm Ngọc
Tồn và ThS. Nguyễn Thành Long đăng trên Tạp chí công thương ngày
12/12/2018. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra có 5 nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân, đồng thời cũng đánh giá mức độ tác động
của các nhân tố theo thứ tự từ cao xuống thấp, đây được xem là một sự thành công
so với các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, yếu tố chất lượng báo cáo tài chính và yếu
tố hình ảnh cơng ty thực chất chỉ là một yếu tố liên quan đến bản thân doanh
nghiệp.

Tóm lại, có thể thấy được thực tế các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định của nhà đầu tư ở Việt Nam hiện tại chưa nhiều. Có thể tóm tắt nội dung
của những nghiên cứu trên như sau:
Định hướng đã nghiên cứu:
Nội dung các nghiên cứu tập trung vào 4 hướng:
 Nghiên cứu về các yếu tố tâm lý nhà đầu tư thông qua khảo sát bằng bảng
câu hỏi.
 Nghiên cứu về hiệu ứng tâm lý đám đông.
 Giải thích những bất thường trên thị trường chứng khốn.
 Nghiên cứu về hành vi nhà đầu tư thông qua phân tích và kiểm định kết quả
giao dịch để làm rõ các lệch lạc trong hành vi của nhà đầu tư.
2.3.2 Các hạn chế của những nghiên cứu trước:
 Chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý bầy đàn đến
hành vi của nhà đầu tư chứ chưa đưa ra được mơ hình đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân.
 Chưa kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dẫn đến quyết định đầu tư
cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân cũng như chưa kiểm định sự khác biệt có thể có
giữa các nhà đầu tư khác nhau về lĩnh vực hoạt động, về độ tuổi, về thâm niên đầu
tư, về giới tính, về trình độ học vấn,…


14
2.3.3 Các phương pháp đã được nghiên cứu:
Có hai hướng nghiên cứu đã được áp dụng: thứ nhất là nhận dạng và đo lường
hành vi của nhà đầu tư, thứ hai là nhận dạng hiệu ứng đám đông.
 Để nhận dạng và đo lường hành vi của nhà đầu tư, các nghiên cứu đã sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phương pháp thống kê mô
tả.
 Để nhận dạng hiệu ứng tâm lý đám đông, các nghiên cứu đã kiểm định thơng
qua mơ hình Hwang và Salmon (2004), đồng thời phát triển thêm mơ hình của

Chang, Cheng và Khorana (2000), mơ hình Christie, Chang và Huang (1995).
2.4 Các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu
của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.4.1 Yếu tố nội tại của công ty niêm yết
Yếu tố nội tại được hiểu là yếu tố liên quan đến bản thân doanh nghiệp, là các
nguồn lực bên trong tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Grant RM
(1991) các nguồn lực này có thể được chia thành nguồn lực hữu hình và nguồn lực
vơ hình. Nguồn lực hữu hình bao gồm những tài sản hữu hình của doanh nghiệp
như: quy mơ, vị trí địa lý, thiết bị sản xuất hiện đại… Nguồn lực vơ hình bao gồm
những tài sản vơ hình như: thương hiệu, cơng nghệ hiện đại, bằng sáng chế, trình độ
nguồn nhân lực… Các nguồn lực của doanh nghiệp chính là một lợi thế cạnh tranh
để doanh nghiệp có thể đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn. Kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố then chốt thu hút sự quan
tâm của nhà đầu tư. Mặt khác, Nguyễn Đức Hiển (2012) cũng liệt kê một số các
nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư như: cổ tức, các tỷ số
tài chính, thương hiệu,…
Thơng tin từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp phải được cung cấp đến nhà
đầu tư, một trong những báo cáo cung cấp đầy đủ về tình hình của doanh nghiệp
chính là các báo cáo tài chính của cơng ty niêm yết. Đây là một trong những yếu tố
quan trọng không thể thiếu đối với các nhà đầu tư mỗi khi ra quyết định đầu tư vào
một công ty nào đó. Nagy và Obenberger (1994) đã chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp
cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời thì nhà đầu tư cá nhân sẽ càng có


15
nhiều niềm tin hơn vào doanh nghiệp, khi đó xu hướng đầu tư vào cổ phiếu của
công ty sẽ càng cao. Ngồi ra, đối với các thơng tin khác như: kết quả kinh doanh
thuận lợi, thị trường được mở rộng, sự cải thiện của các tỷ số tài chính cũng là một
thông tin thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Do đó, giả thuyết thứ nhất có thể
được đề nghị như sau:

H1: Yếu tố nội tại của doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực có quan hệ
thuận chiều với việc ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân.
2.4.2 Thông tin từ nền kinh tế
Fama (1970) với “lý thuyết thị trường hiệu quả” cho rằng thị trường là hiệu quả
nên các chính sách vĩ mơ và tình hình kinh tế quốc gia khơng làm thay đổi bản chất
của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng các
yếu tố vĩ mơ có tác động đến biến động của chỉ số giá chứng khoán (Narayan và
Narayan, 2010; Mukhejee và Naka, 1995), từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Việc thay đổi các yếu tố trong nền kinh tế vĩ
mô, bao gồm ln cả các chính sách kinh tế hầu như đều có tác động đến thị trường
và tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán giống như một
“phong vũ biểu” phản chiếu những vấn đề cơ bản của nền kinh tế vĩ mơ vì đây
chính là nơi đón nhận và phản ánh nhanh nhất, trực tiếp nhất với tất cả các thông tin
của nền kinh tế. Nguyễn Văn Mỹ (2007) đã chỉ ra rằng có 3 nhân tố tác động đến
giá chứng khoán, một trong các nhân tố đó chính là nhân tố ngoại sinh (lãi suất, lạm
phát…), Nguyễn Đức Hiển (2012) cũng chỉ ra rằng có 4 nhóm nhân tố với hàng
loạt các yếu tố thuộc về nền kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu
tư như: tình hình ổn định chính trị, tình hình đầu tư trên thị trường vàng, các chính
sách kinh tế của doanh nghiệp….
Chính vì vậy, nếu như nền kinh tế vĩ mô phát ra một tín hiệu tích cực như tăng
trưởng kinh tế, lạm phát giảm, đầu tư nước ngồi gia tăng, tình hình giá cả thị
trường ổn định… sẽ kích thích các nhà đầu tư. Ngược lại, khi nền kinh tế phát ra tín
hiệu xấu như: bất ổn chính trị, lạm phát, chi phí đầu vào tăng… sẽ làm cho tâm lý
nhà đầu tư bất ổn dẫn đến họ có thể quyết định bán ra cổ phiếu. Chính vì vậy, giả
thuyết thứ hai được đưa ra như sau:


×