Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Pháp luật hoa kỳ về việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán và kinh nghiệm tham khảo cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.47 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

BÙI SỸ THÁI
MSSV: 1953801011251

PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP
CỦA THẨM PHÁN VÀ KINH NGHIỆM THAM KHẢO CHO
VIỆT NAM

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khoá: 2019-2023

Người hướng dẫn:
Ths. TRƯƠNG THỊ MINH THUỲ

TP.HCM – Năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khố luận tớt nghiệp cử nhân luật với đề tài “Pháp luật Hoa
Kỳ về việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán và kinh nghiệm tham khảo cho
Việt Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Ths. Trương Thị Minh Thuỳ. Khoá luận có sử dụng, trích dẫn ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính
xác. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Khoá luận là hoàn toàn khách quan,
trung thực.
Tác giả
Bùi Sỹ Thái



DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

STT

Viết tắt

1

Tòa án nhân dân

TAND

2

Tịa án nhân dân tới cao

TANDTC

3

Viện kiểm sát nhân dân

VKSND

4

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


VKSNDTC

5

Ủy ban thường vụ Quốc hội

UBTVQH

6

Xã hội Chủ nghĩa

XHCN

7

United States Code (Bộ pháp điển liên bang Hoa Kỳ)

U.S.C.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP
CỦA THẨM PHÁN .................................................................................................. 6
1.1. Khái quát về hệ thống tòa án tại Hoa Kỳ ....................................................7
1.1.1. Hệ thớng tịa án tại Hoa Kỳ ......................................................................7
1.1.1.1. Hệ thống tòa án cấp liên bang tại Hoa Kỳ .......................................7
1.1.1.2. Hệ thống tòa án cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ .......................................9
1.1.2. Mới quan hệ giữa tịa án cấp liên bang và tòa án cấp tiểu bang Hoa Kỳ

..........................................................................................................................10
1.2. Sự độc lập của thẩm phán tòa án cấp liên bang........................................11
1.2.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm ....................................................................12
1.2.2. Về nhiệm kỳ............................................................................................16
1.2.3. Về hoạt động xét xử................................................................................17
1.2.4. Về tiền lương ..........................................................................................20
1.2.5. Về trách nhiệm .......................................................................................21
1.3. Sự độc lập của thẩm phán tòa án cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ ....................25
1.3.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm ....................................................................25
1.3.2. Về nhiệm kỳ............................................................................................29
1.3.3. Về hoạt động xét xử................................................................................30
1.3.4. Về tiền lương ..........................................................................................31
1.3.5. Về trách nhiệm .......................................................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA THẨM
PHÁN TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................................. 36
2.1. Thực trạng pháp luật về việc bảo đảm tính độc lập của thẩm phán tại
Việt Nam ..............................................................................................................36
2.1.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm ....................................................................36
2.1.2. Về nhiệm kỳ............................................................................................42
2.1.3. Về hoạt động xét xử................................................................................44
2.1.4. Về tiền lương ..........................................................................................47
2.1.5. Về trách nhiệm .......................................................................................49
2.2. Một số kiến nghị cho Việt Nam từ pháp luật về việc bảo đảm tính độc
lập của thẩm phán của Hoa Kỳ .........................................................................53
2.2.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm ....................................................................53
2.2.2. Về nhiệm kỳ............................................................................................54


2.2.3. Về hoạt động xét xử................................................................................55

2.2.4. Về tiền lương ..........................................................................................56
2.2.5. Về trách nhiệm .......................................................................................57
2.2.6. Một số kiến nghị khác ............................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 59
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1985 tại Milan, Liên Hợp Quốc đã ban hành một bộ Các nguyên tắc cơ bản
về Sự độc lập của Tòa án, trong đó đề cao vấn đề bảo vệ tính độc lập của hệ thớng
tịa án nói chung và của cá nhân các thẩm phán nói riêng. Cơ quan để theo dõi, báo
cáo và đề xuất kiến nghị tại các nước thành viên cũng đã được Liên Hợp Quốc thành
lập và đi vào hoạt động kể từ năm 1994. Vấn đề bảo đảm tính độc lập của tòa án và
thẩm phán cũng được đông đảo các quốc gia và khu vực quan tâm. Cộng đồng quốc
tế thống nhất một nền tư pháp độc lập là nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh
tế quốc gia và thế giới.1 Xu hướng chung của thế giới là xây dựng và hoàn thiện các
cơ chế bảo đảm sự độc lập cho hệ thớng tịa án và thẩm phán.
Bảo đảm tính độc lập của thẩm phán có tác động tích cực cho hoạt động bảo vệ
nguyên tắc pháp quyền. Như một quy luật tất yếu, ở đâu có pháp luật thì ở đó có một
hệ thống bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm túc. 2 Các cơ quan tư
pháp phải là chủ thể chính nắm giữ quyền lực này. Muốn thực hiện quyền lực xét xử
một cách hiệu quả thì tòa án và các vị thẩm phán phải được bảo đảm tính chất độc
lập. Sự độc lập của các thẩm phán vừa đảm bảo cho tính tối thượng của Hiến pháp và
pháp luật đồng thời đảm sự cân bằng và kiểm soát các quyền lực nhà nước. Vì vậy,
bảo đảm tính độc lập của thẩm phán có tác động rất tích cực tới hoạt động bảo vệ
nguyên tắc pháp quyền - nhu cầu rất cấp thiết cho các quốc gia phát triển một cách
khoa học và bền vững.
Bảo đảm tính độc lập của thẩm phán còn góp phần bảo vệ quyền con người. Tòa

án được coi là “thành trì cuối cùng” trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người,
là nơi người yếu thế, thiệt thòi tin tưởng tìm thấy chân lý và lẽ phải.3 Các thẩm phán
lại chính là những chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động xét xử - hoạt động có thể ảnh
hưởng trực tiếp tới những quyền con người cơ bản của các cá nhân và tổ chức. Cho
nên, việc bảo đảm sự độc lập của thẩm phán là rất cần thiết trong xu thế bảo vệ quyền
con người.
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận thẩm phán “độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật”. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020” xác định lấy tòa án là trung tâm và xét xử là

La Thị Quế (2016), Một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của tòa án trong nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, (28), tr. 111.
2
Nguyễn Đăng Dung (2014), Nguyên tắc độc lập của Tòa án và quy định của Hiến pháp năm 2013, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (20(276)), tr. 3.
3
Nguyễn Xuân Tùng (2015), “Độc lập tư pháp” là điều kiện tiên quyết để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm
vụ “bảo vệ công lý”, />1


2
trọng tâm, đồng thời, yêu cầu “nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt
động tố tụng”. Có thể thấy việc bảo vệ tính độc lập của tòa án và các thẩm phán cũng
đã được Nhà nước ta rất quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế thì các quan điểm chỉ đạo
và các quy định pháp luật chưa được tôn trọng và tuân thủ một cách tuyệt đối. Tính
độc lập của thẩm phán vẫn bị tác động trong nhiều trường hợp đồng thời các quy định
pháp luật vẫn có những hạn chế và bất cập nhất định. Cho nên, yêu cầu đảm bảo tính
độc lập cho đội ngũ thẩm phán là rất cấp thiết.
Tóm lại, việc bảo đảm tính độc lập của các thẩm phán tại Việt Nam mang lại rất
nhiều tác động tích cực và đó cũng là xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, quy định

của pháp luật cũng như việc thực hiện trong thực tế còn có nhiều bất cập đặt ra vấn
đề cấp thiết là phải nghiên cứu thực trạng của Việt Nam đồng thời tham khảo kinh
nghiệm từ quốc tế, từ đó có những giải pháp để khắc phục và hoàn thiện.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Hoa Kỳ về việc đảm bảo tính độc lập
của thẩm phán và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam” với mong muốn nghiên cứu
về kinh nghiệm bảo đảm cho sự độc lập của thẩm phán tại Hoa Kỳ đồng thời đưa ra
những kinh nghiệm tham khảo và kiến nghị cho nhu cầu rất cấp thiết tại Việt Nam về
vấn đề tính độc lập của thẩm phán.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về quy định của pháp luật
trong việc đảm bảo tính độc lập của tư pháp nói chung và sự độc lập của tòa án và
thẩm phán nói riêng.
Về phạm vi khoá luận, luận văn và luận án thì số lượng các công trình nghiên cứu
về đề tài tính độc lập của thẩm phán rất hạn chế. Một trong số đó là luận văn thạc sĩ
“Sự độc lập của thẩm phán – yếu tố bảo đảm liêm chính trong hoạt động tư pháp ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu năm 2015 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội. Luận văn này đã đưa ra những cách hiểu về sự độc lập của thẩm phán và các
yếu tố tác động đến sự độc lập của họ. Tuy nhiên trọng tâm của Luận văn này là bảo
đảm hoạt động một cách liêm chính cho đội ngũ thẩm phán và chỉ xem sự độc lập là
một yếu tố cấu thành nên sự liêm chính cho thẩm phán. Cho nên, tính độc lập của
thẩm phán không được thể hiện một cách tập trung và rõ nét. Tại Hoa Kỳ, vấn đề tính
độc lập của thẩm phán được William Dawes Blake nghiên cứu trong luận án tiến sĩ:
“Judicial Independencee in the American States”. Công trình này đã nghiên cứu rất
tập trung về quy định của pháp luật Hoa Kỳ trong việc bảo đảm tính độc lập của thẩm
phán tòa án các tiểu bang. Vì vậy, đây cũng là một công trình có giá trị tham khảo
cao đối với việc nghiên cứu tính độc lập của đội ngũ thẩm phán tại Hoa Kỳ.


3
Ngoài ra, một số bài tạp chí và bài viết ngắn có thể kể đến như là “Remarks on

Judicial Independence” của cựu thẩm phán Tịa án Tới cao Hoa Kỳ - Ruth Ginsberg,
“Judicial Independence In The United States Federal Courts” của Charles D. Cole.
Các bài viết này và phần lớn các bài viết khác trong cùng lĩnh vực đều trình bày một
cách ngắn gọn về tính độc lập của thẩm phán thông qua các quy định pháp luật, đặc
biệt là thông qua các điều khoản của Hiến pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chủ yếu các bài
viết sẽ tập trung vào đối tượng là các thẩm phán liên bang. Các khía cạnh nghiên cứu
cũng rất hẹp, chỉ giới hạn trong một số quy định về bổ nhiệm, nhiệm kỳ và cơ chế
cách chức của các thẩm phán. Mặc dù vậy thì những bài viết này vẫn có giá trị rất
quan trọng để tham khảo, thông qua đó có thể tiếp nhận cách các học giả pháp lý giải
thích pháp luật của chính quốc gia mình.
Có một số công trình nghiên cứu khác về vấn đề này như: (1) Sách “Tính độc lập
của Tịa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp,
Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam” của tác giả Tô Văn Hoà, xuất bản năm
2007. Đây là một công trình rất đồ sộ, có sự nghiên cứu rất chi tiết về tính độc lập
của tư pháp, tòa án và thẩm phán ở nhiều quốc gia, trong đó bao gồm cả Hoa Kỳ và
Việt Nam. Khoá luận có thể kế thừa và phát triển nhiều vấn đề đã được nghiên cứu ở
sách này về tính độc lập của thẩm phán. Tuy nhiên, sách đã được xuất bản từ năm
2007, trải qua gần hai thập kỷ thì hệ thống pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội cũng
thay đổi rất nhiều vì vậy cần phải có những cái nhìn mới về những vấn đề đã được
nghiên cứu. (2) Sách “Kinh nghiệm các nước trên thế giới về sự độc lập của tòa án,
một số gợi mở cho Việt Nam” của tập thể tác giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam, do tác giả Trương Thị Thu Trang làm chủ biên, xuất bản năm 2022.
Đây là một cơng trình có giá trị tham khảo cao đới với việc nghiên cứu tính độc lập
của thẩm phán. Những nghiên cứu và cơ sở pháp lý trong cuốn sách này đã được cập
nhật sát nhất với các quy định hiện hành. Trong công trình này thì các tác giả cũng
nghiên cứu tính độc lập của thẩm phán trên thế giới, trong đó có cả Hoa Kỳ và Việt
Nam. Tuy nhiên, về việc nghiên cứu các khía cạnh trong sự nghiệp của các thẩm phán
tại Hoa Kỳ thì sách này không đi quá sâu mà chỉ phân tích một số khía cạnh nghề
nghiệp của thẩm phán cấp Liên bang. Như tên gọi của cơng trình thì đới tượng được
nhắm đến chủ yếu là tính độc lập của tòa án. Mặc dù vậy thì cuốn sách này vẫn có

những giá trị tham khảo nhất định khi tác giả thực hiện Khoá luận này.
Như vậy, từ tình hình nghiên cứu trên, có thể thấy đa số các tác giả đều tập trung
nghiên cứu ở góc độ rộng, mang tính khái quát là sự độc lập của ngành tư pháp, của
tòa án nhưng ít có tác giả nghiên cứu một cách chuyên sâu về sự tác động của quy
định pháp luật tới tính độc lập của đội ngũ thẩm phán. Mặt khác, phần lớn các tác giả


4
chỉ tập trung nghiên cứu về hệ thống pháp luật và các thẩm phán của một quốc gia.
Thực trạng cho thấy một số đề tài chỉ nghiên cứu ở mức độ khái quát, một số đề tài
đã được thực hiện từ lâu nên khả năng áp dụng trên thực tế có thể không còn phù hợp.
Cũng có thể khẳng định không có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
sâu sắc và chuyên biệt về vấn đề pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam về bảo đảm tính độc
lập của thẩm phán nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp hiệu quả cho Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật Hoa Kỳ về việc đảm bảo tính độc
lập của thẩm phán và kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”, tác giả hướng tới các
mục đích sau:
Thứ nhất, phân tích và nhìn nhận vai trò của các quy định pháp luật tại Hoa Kỳ
trong việc đảm bảo tính độc lập của đội ngũ thẩm phán.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán
trong pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của
Hoa Kỳ và Việt Nam ảnh hưởng tới việc bảo đảm tính độc lập của đội ngũ thẩm phán.
Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang vừa có hệ thống pháp luật liên bang, vừa có hệ
thống pháp luật riêng của từng tiểu bang. Dó đó các quy định pháp luật về bảo đảm
tính độc lập của thẩm phán sẽ được nghiên cứu đối với cả hai cấp liên bang và tiểu
bang. Việt Nam có nhà nước đơn nhất, chỉ có một hệ thống pháp luật. Do đó các quy
định pháp luật ảnh hưởng tới việc bảo đảm tính độc lập của đội ngũ thẩm phán tại

Việt Nam sẽ được nghiên cứu thông qua hệ thống pháp luật duy nhất của quốc gia.
Tại Hoa Kỳ, việc nghiên cứu tập trung vào những quy định về tính độc lập của thẩm
phán thuộc các tịa án: Tịa án Tới cao, các tòa án cấp phúc thẩm, các tòa án cấp sơ
thẩm. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu tập trung vào những quy định về tính độc lập
của thẩm phán thuộc các tòa án: TANDTC, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, TAND
cấp huyện. Vì vấn đề quy mô do đó thẩm phán của một sớ tịa án mang tính chất đặc
thù như tòa án quân sự sẽ không được nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.
Sự độc lập của thẩm phán sẽ được nghiên cứu thông qua việc phân tích các quy
định pháp luật về các vấn đề: (1) Tuyển chọn và bổ nhiệm; (2) Nhiệm kỳ; (3) Hoạt
động xét xử; (4) Tiền lương; (5) Trách nhiệm. Từ việc so sánh, đánh giá những ưu
điểm cũng như hạn chế của các nhóm quy định này, tác giả sẽ đưa ra những kinh
nghiệm tham khảo và kiến nghị hoàn thiện cho Việt Nam.
Để có thể hiểu rõ hơn về tính độc lập thẩm phán, nơi mà các thẩm phán thực hiện
nhiệm vụ và chức năng của mình – tòa án sẽ được giới thiệu một cách khái quát dưới


5
góc độ về cơ cấu tổ chức hệ thớng tịa án từ đó nghiên cứu tập trung về các quy định
trong việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán theo pháp luật Hoa Kỳ. Vì vấn đề quy
mô do đó đề tài sẽ không mô tả toàn bộ những vấn đề liên quan đến thẩm phán của
cả năm mươi bang tại Hoa Kỳ mà chỉ nghiên cứu những vấn đề mang tính chung nhất
đại diện cho thẩm phán của các bang.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp phân tích: Trong Chương 1, phương pháp này được sử dụng để
phân tích những quy định pháp luật của Hoa Kỳ về việc bảo đảm tính độc lập của các
thẩm phán liên bang và các thẩm phán tiểu bang qua những phương diện như: tuyển
chọn và bổ nhiệm; vấn đề công tác; hoạt động xét xử; tiền lương; trách nhiệm. Trong
Chương 2, phương pháp phân tích được dùng để phân tích những quy định của Việt
Nam áp dụng cho các thẩm phán dưới góc độ: tuyển chọn và bổ nhiệm; vấn đề công
tác; hoạt động xét xử; tiền lương; trách nhiệm. Từ đó chỉ ra những bất cập cịn tờn tại

và kiến nghị hoàn thiện.
- Phương pháp so sánh: Trong Chương 1, phương pháp này được sử dụng để so
sánh các quy định của pháp luật Hoa Kỳ trong việc đảm bảo tính độc lập của thẩm
phán giữa liên bang với tiểu bang. Trong chương 2, phương pháp này được sử dụng
để so sánh, đối chiếu về mức độ bảo đảm tính độc lập cho các thẩm phán tại Việt
Nam với Hoa Kỳ.
- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương
pháp phân tích và so sánh để đưa ra những kết luận cuối cùng mà đề tài muốn hướng
tới.
5. Cơ cấu đề tài
Ngoài Mục lục, Danh mục từ viết tắt, Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Danh mục
tài liệu tham khảo, khoá luận được chia thành hai chương:
Chương 1: Pháp luật Hoa Kỳ về việc đảm bảo tính độc lập của thẩm phán.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về tính độc lập của thẩm phán tại Việt Nam và
kiến nghị hoàn thiện.


6
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ VIỆC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỘC LẬP
CỦA THẨM PHÁN
Hoa Kỳ, tên chính thức là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (tiếng Anh: The United
States of America). Hoa kỳ có hệ thống pháp luật thông luật (Common Law). Hoa Kỳ
cũng được biết đến là một đại diện điển hình cho hình thức chính thể cộng hoà tổng
thống. Nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo mô hình tam quyền phân lập - chính
quyền liên bang được chia ra thành ba cơ quan quyền lực kiềm chế và đối trọng lẫn
nhau là: lập pháp, hành pháp và tư pháp.4 Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế
TANDTC - Ngô Cường cho rằng tại các quốc gia tổ chức nhà nước theo nguyên tắc
tam quyền phân lập thì tính độc lập của Tòa án được xác định rõ ràng.5 Cấu trúc nhà
nước Hoa Kỳ tạo nên một sự độc lập rất lớn cho tịa án tại q́c gia này. Các thẩm
phán vì vậy cũng sở hữu sự độc lập rất đáng ghi nhận. Đây cũng là một lý do để tác

giả lựa chọn pháp luật Hoa Kỳ làm đối tượng nghiên cứu.
Hệ thống pháp luật ở Hoa Kỳ được tạo lập ở một trình độ cao đồng thời được
công khai và có thể tiếp cận rộng rãi. Các nguyên tắc pháp lý cũng như các văn bản
pháp luật quy định về vấn đề bảo đảm tính độc lập của thẩm phán tại Hoa Kỳ cũng
rất đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu về vấn đề này.
Mặt khác, vấn đề bảo vệ tính độc lập của đội ngũ thẩm phán tại Hoa Kỳ đã được
đặt ra từ rất sớm thông qua án lệ Marbury v. Madison6 của Chánh án Tồ án Tới cao
Hoa Kỳ John Marshall vào năm 1803. Trải qua hơn hai thế kỷ, Hoa Kỳ vẫn không
ngừng xây dựng và phát triển các cơ chế để bảo vệ hơn nữa sự độc lập của đội ngũ
các thẩm phán. Các vụ việc thực tế liên quan đến tính độc lập của thẩm phán tại Hoa
Kỳ cũng rất đa dạng và có sự sàng lọc, phát triển nhất định. Đồng thời, thực tiễn tại
Hoa Kỳ cũng thể hiện được sự tương thích cũng như độ chênh pháp luật đối với đời
sống xã hội trong vấn đề bảo đảm tính độc lập của thẩm phán. Do đó việc nghiên cứu
pháp luật Hoa Kỳ chứa đựng nhiều kinh nghiệm thực tiễn có thể tiếp thu.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn hệ thống pháp luật Hoa Kỳ để nghiên cứu
về việc đảm bảo tính độc lập của đội ngũ thẩm phán nhằm phân tích những ưu điểm
cũng như hạn chế và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

Nguyễn Thị Ánh Vân (2010), Bàn về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp
Hoa Kỳ, Tạp chí Luật học, (12/2010), tr. 60.
5
Ngô Cường (2018), Về tính độc lập và quyền miễn trừ của Thẩm phán, (truy cập ngày 05/03/2023).
6
Marbury v. Madison (1803). Xem toàn văn tại: />4


7
1.1. Khái quát về hệ thống tòa án tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ có một hệ thớng tịa án liên bang và một hệ thớng tịa án riêng ở mỗi
bang. Hai nhánh tịa án này cùng tờn tại song song với nhau. Hệ thớng tịa án Hoa Kỳ

cịn được biết đến là hệ thớng tịa án kép.7 Lý do là bởi vì nguồn gốc sự hình thành
của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America) xuất phát từ một liên minh
13 khu vực thuộc địa.8 Lịch sử hình thành này dẫn đến việc Hoa Kỳ ngoài công nhận
quyền lực chung thống nhất của liên bang đồng thời thừa nhận quyền lực riêng cho
từng bang của mình. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thớng tịa án.
TỊA ÁN TỐI CAO
LIÊN BANG

Tịa phúc thẩm
liên bang

Tịa tới cao
của bang

Tịa phúc thẩm
của bang
Tòa sơ thẩm
liên bang

Tòa sơ thẩm
của bang

SƠ ĐỒ KHÁI QT HỆ THỐNG TỊA ÁN HOA KỲ9
1.1.1. Hệ thống tịa án tại Hoa Kỳ
Hệ thớng tịa án liên bang được thiết lập bởi Hiến pháp Hoa Kỳ và Đạo luật
tư pháp liên bang (The Judiciary Act of 1789), còn hệ thớng tịa án bang được thiết
lập bởi Hiến pháp và luật của 50 bang khác nhau.10
1.1.1.1. Hệ thống tòa án cấp liên bang tại Hoa Kỳ
Hệ thớng tịa án liên bang Hoa Kỳ gờm có các tịa án Điều I và các tòa án Điều
III Hiến pháp Hoa Kỳ. Sự khác biệt lớn nhất của các tòa án Điều I và Điều III đến từ

cơ sở thành lập, nguồn gốc quyền lực và phạm vi thẩm quyền của các tòa án này.
Tòa án Điều I là các tòa án được thành lập dựa theo quy định của Điều I Hiến
pháp Hoa Kỳ. Điều I quy định Nghị viện có thẩm quyền: “Thiết lập các tòa án cấp
“The Dual Court System”, (truy
cập ngày 05/3/2023).
8
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf, (truy cập ngày 05/03/2023).
9
Trần Ngọc Hà, Đỗ Thị Mai Hạnh, Nguyễn Thị Hằng, Phan Hoài Nam, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ngô Kim
Hoàng Nguyên (2017), Luật So sánh – Tài liệu hướng dẫn học tập, Nxb. Lao động, TP. HCM, tr. 227.
10
Pamela S. Katz và Lê Nguyễn Gia Thiện (2018), Cấu trúc và chức năng của tòa án Hoa Kỳ, Tạp chí Pháp
luật và phát triển, (1+2/2018);
7


8
dưới của Tịa án tới cao” để thực hiện các nhiệm vụ được Nghị viện trao cho, hướng
tới các mục đích cụ thể.11 Thẩm quyền của tòa án Điều I chỉ giới hạn trong phạm vi
được Nghị viện quy định. Các tòa án này còn được gọi là các tòa án lập pháp.12 Các
tòa án Điều I không có đầy đủ “qùn tư pháp”13 như đới với tịa án Điều III.14
Tòa án Điều III là các tòa án được thành lập dựa theo quy định của Điều III Hiến
pháp Hoa Kỳ: “Quyền lực tư pháp của Hợp chúng quốc sẽ được trao cho Tịa án tới
cao và những tịa án cấp dưới mà Nghị viện có thể thiết lập trong một sớ trường
hợp”.15 Tuy nhiên, chỉ có Tịa án Tới cao là được thành lập trực tiếp dựa trên quy
định của Hiến pháp. Các tòa án còn lại theo Điều III được Nghị viện thành lập bằng
các đạo luật. Những tòa án Điều III được Hiến pháp trực tiếp trao cho quyền lực nên
còn được gọi là các tòa án hiến định. Các tòa án này thực hiện quyền tư pháp của Hoa
Kỳ với tư cách là một “nhánh đồng quyền” của chính phủ.16 Các tòa án Điều III được

phân chia thành Tịa án Tới cao, các tịa án cấp phúc thẩm và các tòa án cấp sơ thẩm.17
Thứ nhất, ở vị trí cao nhất trong hệ thớng tịa án liên bang là Tịa án tới cao
(Supreme Court) - tịa án duy nhất được thành lập trực tiếp theo quy định của Hiến
pháp Hoa Kỳ.18 Đây là tòa án phúc thẩm cao nhất của hệ thớng tịa án liên bang.
Trường hợp phán quyết của một tòa án tiểu bang được kháng cáo lên tịa này thì nó
trở thành tịa án có thẩm quyền phúc thẩm cao nhất trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Thứ hai, tòa án phúc thẩm liên bang hay còn thường được gọi là các tòa án lưu
động (Appeals Courts), được thành lập bởi Đạo luật Tòa án.19 Có tổng sớ mười ba tịa
11

Laura K. Donohue, Jeremy McCabe (2022), Federal Courts: Article I, II, III, and IV Adjudication, Catholic
University Law Review, Volume 71, Issue 3, Article 9, pp. 545.
12
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tịa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 229.
13
“Quyền tư pháp” là thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng trong tất cả các vấn đề về luật Hiến pháp, tất cả
các vấn đề về luật liên bang và xét xử các yêu cầu cốt lõi của các vấn đề Habeas Corpus. (Trong hệ thống của
Hoa Kỳ, các tòa án liên bang có thể sử dụng lệnh Habeas Corpus để xác định xem việc giam giữ tù nhân của
một tiểu bang có hợp lệ hay không). Xem thêm: (truy cập
ngày 06/03/2023).
14
Court Role and Structure, (truy cập
ngày 06/03/2023).
Trong vụ việc Ex parte Bakelite Corp. ( 279 U.S. 438(1929)), Tịa án tuyên bớ rằng các tịa án theo Điều I "có
thể được thành lập như các tòa án đặc biệt để xem xét và xác định các vấn đề khác nhau, phát sinh giữa chính
phủ và những người khác, mà bản chất của chúng không yêu cầu phán quyết tư pháp và vẫn có thể bị ảnh
hưởng".
15
Khoản 1 Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ (United States Constitution 1789).

16
Laura K. Donohue, Jeremy McCabe, (2022), Federal Courts: Article I, II, III, and IV Adjudication, Catholic
University Law Review, Volume 71, Issue 3, Article 9, pp. 550.
17
Court Role and Structure, truy cập
ngày 06/03/2023.
18
Khoản 1, Điều III, Hiến pháp Hoa Kỳ.
19
The Judiciary Act of 1891. Xem thêm: />tice.


9
án phúc thẩm liên bang trên tồn q́c gia bao gờm: mười một tịa án được đánh sớ
thứ tự từ một đến mười một20 có thẩm quyền xét xử với các vụ việc đã được giải quyết
bởi tòa án quận liên bang và Tòa án Thuế Liên bang; một tòa án phúc thẩm liên bang
có thẩm quyền xét xử tại Quận Columbia; một tòa án có tên gọi là Tòa án Phúc thẩm
Toàn Liên bang (the U.S. Court of Appeals for the Federal Circuit) có thẩm quyền
phúc thẩm trên toàn liên bang đối với một số vụ việc đã được giải qút bởi Tịa án
Thương mại Q́c tế, một sớ tòa án Điều I như Tòa án Khiếu nại Liên bang.21
Thứ ba, tòa án liên bang cấp sơ thẩm chủ yếu là các tòa án quận (District Courts).
Nghị viện liên bang chia Hoa Kỳ thành chín mươi tư quận tư pháp và thành lập ở mỗi
quận một tòa án quận.22 Những tịa án quận này có thẩm qùn xét xử sơ thẩm đới
với các vụ việc tịa án liên bang có thẩm qùn. Ngồi ra, Tịa án Thương mại Q́c
tế Hoa Kỳ (The U.S. Court of International Trade) cũng là một tòa án cấp sơ thẩm
Điều III. Khác với các tịa án quận, Tịa án Thương mại Q́c tế Hoa Kỳ chỉ có thẩm
quyền riêng biệt trong việc giải quyết các vụ kiện dân sự phát sinh từ hải quan và luật
thương mại q́c tế của Hoa Kỳ.23
Các tịa án Điều I bao gờm: Tịa án Khiếu nại Liên bang, Tòa án Thuế Liên bang,
Tòa án Phúc thẩm Quân sự, Tòa án Phúc thẩm Cựu chiến binh, Tòa án Lãnh thổ Hoa

Kỳ.24 Tòa án Phúc thẩm Cựu chiến binh, Tòa án Phúc thẩm Quân sự được Nghị viện
thành lập để xét xử các vụ việc liên quan tới quân sự - đây là thẩm quyền hẹp và mang
tính chất đặc biệt.25 Các Tòa án Lãnh thổ thì có thẩm quyền tương tự tòa án bang,
hoạt động xét xử của các tòa án này hiếm khi động chạm tới các vấn đề thuộc pháp
luật liên bang.26 Do đó, việc phân tích sẽ chỉ tập trung vào tính độc lập của các thẩm
phán thuộc hai loại tòa án là Tòa án Khiếu nại Liên bang và Tòa án Thuế Liên bang.
1.1.1.2. Hệ thống tòa án cấp tiểu bang tại Hoa Kỳ
Mỗi bang của Hoa Kỳ đều có quyền thành lập hệ thống tòa án riêng để giải quyết
các vấn đề của bang. Vì vậy, trên thực tế Hoa Kỳ có năm mươi hệ thớng tịa án bang
riêng biệt. Tuy nhiên, có thể thấy các hệ thớng tịa án này có điểm tương đồng là đều
tổ chức theo mô hình hai cấp xét xử: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm.
28 U.S.C. § 44.
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tịa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 232.
22
Court Role and Structure, (truy cập
ngày 06/03/2023).
23
United States Court of International Trade, (truy cập ngày 06/03/2023).
24
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tịa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 240.
25
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tịa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 240.
26
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tịa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 240.
20
21



10
Thứ nhất, các tòa phúc thẩm cao nhất cấp bang là tịa án có vị trí cao nhất trong
hệ thớng tòa án tiểu bang và thường có tên gọi là Tịa án Tới cao (Supreme Court). Ở
một sớ bang27 khơng có tịa án phúc thẩm cấp trung gian mà tịa án phúc thẩm cấp
cao nhất cũng là tòa án phúc thẩm duy nhất của bang.
Thứ hai, các tòa án phúc thẩm cấp trung gian là tòa án bên dưới các tịa án phúc
thẩm cao nhất. Ở một sớ bang tịa án phúc thẩm cấp trung gian cũng có thẩm quyền
sơ thẩm với một số vụ việc và xem xét các quyết định của cơ quan hành chính bang.
Thứ ba, ở vị trí thấp nhất trong hệ thớng tịa án bang là tòa án cấp sơ thẩm. Phần
lớn các tòa án cấp sơ thẩm được chia thành tòa án có thẩm quyền hạn chế và tòa án
có thẩm quyền chung. Một số bang khác ví dụ như California, Iowa thì lại không có
sự phân chia này. Ngồi ra, ở một sớ bang còn có tòa án đặc biệt như: tòa án đại diện
(surrogate court) có thẩm quyền giải quyết những vụ việc liên quan tới di chúc và
thừa kế, tòa án khiếu nại (court of claims) giải quyết những khiếu nại do chính quyền
bang gây ra; tòa án gia đình với thẩm quyền giải quyết những vụ phạm tội của vị
thành niên và những vụ việc có liên quan tới luật gia đình.28
Sớ lượng các tịa án của bang rất đa dạng phụ thuộc vào Hiến pháp và các đạo
luật của chính bang đó. Sự quy định đa dạng về số lượng là dựa trên điều kiện kinh
tế, xã hội và nhu cầu giải quyết các vấn đề khác nhau của từng bang.
1.1.2. Mối quan hệ giữa tòa án cấp liên bang và tòa án cấp tiểu bang Hoa Kỳ
Thứ nhất, về mặt tổ chức, hệ thớng tịa án liên bang và hệ thớng tịa án tiểu bang
đều có cấu trúc riêng và trong có đều có các tòa án cấp sơ thẩm và các tòa án cấp
phúc thẩm. Các tòa án liên bang không phải là tòa án cấp trên về mặt thẩm quyền của
các tòa án tiểu bang và ngược lại, nghĩa là các tòa án liên bang không phải là những
tòa phúc thẩm của tòa án tiểu bang.29 Trên thực tế, hầu hết các vụ việc đều bắt đầu và
kết thúc tại hệ thớng tịa án tiểu bang mà không lên tới cấp liên bang.
Thứ hai, cơ sở pháp lý cho việc thành lập của tòa án liên bang và tịa án tiểu bang
là khác nhau. Ngồi Tịa án Tối cao được thành lập trực tiếp từ Điều III Hiến pháp

thì các tịa án liên bang cịn lại được thành lập bởi những đạo luật của Nghị viện. Tòa
án tiểu bang thì lại được thành lập bởi Hiến pháp và đạo luật của Nghị viện tiểu bang.
Thứ ba, mặc dù hệ thớng tịa án liên bang và hệ thớng tịa án tiểu bang cũng có
điểm chung ở một số lĩnh vực thẩm quyền tuy nhiên, về cơ bản thì thẩm quyền của
hai hệ thống là khác nhau. Thẩm qùn của tịa án liên bang bao gờm: (1) các tranh
Các bang: Delaware, Main, Motana, Nevada, New Hampshire, North Dakota, Rhode Island, South Dakota,
Vermont, West Virginia và Wyoming.
28
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 292.
29
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tịa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 225.
27


11
chấp mà Hoa Kỳ là một bên đương sự; (2) những tranh chấp giữa một hoặc nhiều
bang, giữa một bang và công dân của một bang khác, giữa các công dân ở các bang
khác nhau, giữa các công dân của một bang khiếu nại về đất đai do một bang khác
cấp; (3) các vụ việc liên quan tới các đại sứ, công sứ, và lãnh sự; các vụ việc giữa
một bang hoặc công dân của nó và nước ngoài, công dân hoặc thần dân nước ngoài;
(4) tất cả các vụ việc pháp lý xuất phát từ Hiến pháp liên bang, pháp luật liên bang,
và các điều ước quốc tế mà Hoa Kỳ là thành viên.30 Còn thẩm quyền của tòa án tiểu
bang bị giới hạn trong phạm vi bang của mình.
Mới quan hệ đặc biệt giữa tịa án liên bang và tòa án tiểu bang của Hoa Kỳ dẫn
đến kết quả là thẩm phán thuộc tòa án tiểu bang cũng có sự độc lập tương đối đối với
thẩm phán liên bang. Vì vậy, thẩm phán tòa án liên bang không phải cấp trên của tòa
án tiểu bang. Việc hiểu được cơ cấu tổ chức và mới quan hệ của tịa án cũng góp phần
hỗ trợ để thấy được sự độc lập của thẩm phán tại Hoa Kỳ.
1.2. Sự độc lập của thẩm phán tịa án cấp liên bang

Trong hệ thớng tịa án liên bang, chủ thể chiếm sớ lượng đông đảo và đóng vai
trị quan trọng nhất đới với quá trình hoạt động của tòa án là đội ngũ các thẩm phán.
Giớng như hệ thớng tịa án liên bang, các thẩm phán liên bang cũng được phân chia
thành các thẩm phán Điều III và thẩm phán Điều I. Thẩm phán Điều III và Điều I có
sự khác biệt đáng kể ở nguồn gốc hình thành và phạm vi thẩm quyền.
Thẩm phán Điều III là những thẩm phán có quy trình bổ nhiệm và sự nghiệp được
đảm bảo dựa trên quy định của Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ: “Các thẩm phán của Tịa
án Tới cao và các tịa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình suốt đời, nếu luôn có hành
vi chính đáng. Trong thời gian trên, họ được nhận khoản tiền lương cho công việc
của mình và khoản tiền này sẽ không bị giảm đi trong suốt thời gian đó.” Nguyên tắc
hiến định này có giá trị pháp lý cao nhất và khó có thể bị thay đổi. Ngoài ra, đội ngũ
thẩm phán này cũng chịu sự điều chỉnh của một số đạo luật do Nghị viện ban hành.
Thẩm phán Điều I là thẩm phán hoạt động tại các tòa án liên bang Điều I. Hiến
pháp Hoa Kỳ không quy định cụ thể về những thẩm phán này. Thẩm phán Điều I chủ
yếu bị ảnh hưởng bởi hệ thống quy định đến từ Nghị viện. Các thẩm phán này thường
được bổ nhiệm và xác nhận theo cách tương tự như các thẩm phán Điều III nhưng
không được Hiến pháp bảo vệ về nhiệm kỳ suốt đời hoặc không giảm lương.31 Có thể

Khoản 2, Điều III, Hiến pháp Hoa Kỳ.
Loren
Smith,
A
Note
on
Non-Article
III
Courts,
(truy cập ngày
07/3/2023).
30

31


12
thấy, trong nội bộ đội ngũ thẩm phán liên bang cũng có những sự chênh lệch về mức
độ độc lập nhất định giữa các loại thẩm phán khác nhau.
1.2.1. Về tuyển chọn và bổ nhiệm
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định: với thoả thuận và sự đồng ý của Thượng viện, Tổng
thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang Điều III.32 Về cơ bản thì tất cả
thẩm phán liên bang được bổ nhiệm là thành quả kết hợp của hai chế định dân cử đầy
quyền lực là chế định tổng thống và chế định nghị viện - giữa hành pháp và lập pháp.33
Việc được bổ nhiệm, không phải được bầu, đã giúp các thẩm phán tự do hơn khi
không phải chạy đua tranh cử, kêu gọi tài chính.34
Trên thực tế thì Nghị viện không ban hành bất kỳ đạo luật nào để điều chỉnh cả
về mặt nội dung và hình thức của quy trình bổ nhiệm này. Đồng thời, quy trình lựa
chọn và bổ nhiệm cũng khác nhau giữa các thời tổng thống. 35 Tổng thống có thể có
những cách khác nhau để đi tìm ứng cử viên và dĩ nhiên các tổng thống có khuynh
hướng lựa chọn người có quan điểm triết lý hợp với mình.36 Thượng viện có thẩm
quyền quyết định cuối cùng là có phê chuẩn việc một ứng cử viên có thể trở thành
thẩm phán liên bang hay không và có thể sẵn sàng tranh chấp với Tổng thống ngay
khi có bất đồng ý kiến về sự phù hợp của một ứng cử viên. Quy trình bổ nhiệm có cả
những yếu tố tích cực lẫn những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính độc lập của
thẩm phán liên bang Điều III.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ vận dụng triệt để thuyết tam quyền phân lập trong quy
trình bổ nhiệm, cho phép nhánh hành pháp và lập pháp bổ nhiệm các thẩm phán cũng
đồng thời kiềm chế đối trọng lẫn nhau trong quá trình đó. Điều này hạn chế việc một
trong hai nhánh hành pháp hoặc lập pháp lôi kéo nhánh tư pháp làm sụp đổ mô hình
phân quyền. Quy trình này đã tạo nên độc lập theo chiều ngang cho thẩm phán đối
với những chức danh ở các nhánh quyền lực khác.
Trên thực tiễn cho thấy việc Tổng thống bổ nhiệm không ảnh hưởng tới sự độc

lập của thẩm phán. Thẩm phán liên bang đã không ưu ái với những người đã bổ nhiệm
mình và những vị Tổng thống này cũng không thể làm gì họ. Thẩm phán Oliver
Khoản 2 Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
James
E.
Moliterno
(2006),
The Administrative
Judiciary's
Independence
Myth,
/>(truy cập ngày 08/3/2023).
34
Đinh Thanh Phương (2022) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án Hoa Kỳ - giá trị tham khảo cho
Việt Nam, (truy cập ngày 08/3/2023).
35
Mira Gur-Arie and Russell Wheeler (2002) Judical Independence in the United States: Current Issues and
Revelant Background Information, U.S Agency for International Development, Guidance for Promoting
Judical Independence and Impartiality, Washington, DC, pp. 138.
36
Philippa Strum, Vai trò tư pháp độc lập, (truy cập ngày
07/3/2023).
32
33


13
Wendell Homes đã quay lưng chống lại người đã bổ nhiệm ông là Tổng thống
Theodore Roosevelt và làm hỏng hàng loạt nỗ lực ban hành luật trong chính sách
New Deal của Roosevelt. Nhưng Roosevelt chỉ có thể nói rằng: “Holms đáng lẽ ra

phải là một sự lựa chọn lý tưởng trong hội đồng xét xử. Nhưng thực tế thì hoá ra ông
lại là một nỗi thất vọng cay đắng”.37 Tổng thống Nixon và Cliton cũng gặp tình huống
tương tự khi các thẩm phán mà họ bổ nhiệm đồng loạt bỏ phiếu chống lại họ trong
các vụ việc U.S. v. Nixon (1974) và Cliton v. Jones (1997), dù thất vọng nhưng rồi
họ cũng không thể đảo ngược những quyết định bổ nhiệm của mình.
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng việc bổ nhiệm bởi Tổng thống và Thượng
viện có nguy cơ làm mất đi tính độc lập của thẩm phán khi hai chế định trên bị ảnh
hưởng bởi yếu tố đảng phái chính trị. Khi cả Tổng thống và đa số ghế trong Thượng
viện đều cùng trong một đảng tham gia vào việc bổ nhiệm một thẩm phán liên bang
thì việc thẩm phán đó không độc lập là điều rất có thể xảy ra. Ứng cử viên cho vị trí
thẩm phán có thể lệ thuộc vào những người tạo ra cơ hội bổ nhiệm cho mình. Đã
lường trước được nguy cơ này, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng có những biện pháp
như trao cho thẩm phán liên bang nhiệm kỳ trọn đời hoặc cơ chế luận tội sẽ được
phân tích ở phần sau. Ngoài ra cịn rất nhiều ́u tố khác bảo đảm cho tính độc lập
của thẩm phán như áp lực dư luận, tư tưởng cá nhân của người thẩm phán đó.
Trong trường hợp Tổng thống và đa số ghế trong Thượng viện có đảng chính trị
khác nhau thì mục tiêu của các nhà lập pháp được thực hiện một cách thuận lợi. Quy
trình tuyển chọn thẩm phán sẽ rất khắt khe khi người đề cử và người phê chuẩn có sự
đối trọng với nhau. Tổng thống và Nghị viện sẽ không để cho ứng cử viên có quan
hệ lợi ích với bên còn lại được bổ nhiệm một cách thuận lợi. Bởi vì khi một thẩm
phán - đại diện cho nhánh tư pháp có sự “ưu ái” với một trong hai nhánh hành pháp
hoặc lập pháp thì nhánh qùn lực cịn lại sẽ có nguy cơ bị suy yếu. Vì vậy ở trường
hợp này, thẩm phán trung lập, thiên hướng chính trị ôn hòa sẽ được ưu tiên. 38
Các thẩm phán Điều I cũng có chung một phương thức bổ nhiệm như là với các
thẩm phán Điều III. Tổng thống sẽ đưa ra đề cử và sau khi có được ý kiến và chấp
thuận của Thượng viện thì Tổng thống sẽ chính thức bổ nhiệm chức danh thẩm phán
đối với ứng cử viên đó. Theo quy định thì Tổng thống có quyền bổ nhiệm bất kỳ ai
làm thẩm phán Tòa án Khiếu nại liên bang.39 Ứng cử viên của Tòa án Thuế liên bang

Mira Gur-Arie, Russell Wheeler (2002), Judical Independence in the United States: Current Issues and

Revelant Background Information, In U.S Agency for International Development, Guidance for Promoting
Judical Independence and Impartiality, Washington, DC, pp. 140.
38
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Chương trình Thông tin Quốc tế,
:8080/dspace/bitstream/TVDHKT/529/1/LTH0061.pdf, (truy cập ngày 07/03/2023).
39
26 U.S.C. §7443(b).
37


14
phải có những năng lực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ xét xử các vấn đề về
thuế.40
Quy trình bổ nhiệm thẩm phán dưới sự tham gia của Tổng thống và Thượng viện
còn tạo nên tính độc lập theo chiều dọc cho thẩm phán liên bang Hoa Kỳ. Nếu như
tại các quốc gia khác, người đứng đầu ngành tư pháp sau khi được bổ nhiệm sẽ đảm
nhận vai trò bổ nhiệm các thẩm phán cấp dưới thì tại Hoa Kỳ mọi thẩm phán của các
tòa án liên bang đều được Tổng thống đề cử và Thượng viện phê chuẩn. Hoa Kỳ thực
hiện tổ chức, quản lý theo phương thức: người bổ nhiệm thì không quản lý và ngược
lại người quản lý thì không bổ nhiệm.41 Trên thực tế có thể thấy Chánh án Tịa án Tới
cao Hoa Kỳ không có quyền bổ nhiệm, không có quyền đào tạo cán bộ, không có
thẩm quyền xác định cấp bậc của thẩm phán và cũng không phải là thủ trưởng của
bất kỳ ai. Không có một trật tự cao thấp nào được tạo ra giữa các thẩm phán mà các
thẩm phán chỉ liên hệ với nhau bởi trật tự phân cấp xét xử. Cho nên, vị thế chính trị
của tất cả các thẩm phán liên bang là ngang bằng với nhau tạo nên tính độc lập với
những thẩm phán của cấp tòa án khác.
Một yếu tố khác cũng tác động đến tính độc lập của thẩm phán liên bang đó là
con đường thăng tiến. Đới với những thẩm phán của Tịa án Tới cao, chức vụ của họ
đã là chức vụ tư pháp cao nhất trong hệ thớng tịa án ở Hoa Kỳ, vì vậy mức độ ảnh
hưởng bởi cơ hội đề bạt đối với họ là rất thấp.42 Do đó, họ cũng có một mức độ độc

lập cá nhân cao nhất. Đối với các thẩm phán liên bang còn lại, vị trí hiện tại có thể
không phải là vị trí cuối cùng mà họ hướng tới. Có học giả đã cho rằng những người
được đề cử tiềm năng có thể thay đổi hành vi của họ để làm hài lịng Tổng thớng hoặc
các cố vấn của ông phục vụ cho mục đích được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn. 43 Vì vậy,
con đường thăng tiến có khả năng ảnh hưởng và làm suy giảm mức độ độc lập của
các thẩm phán.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có các phương thức để chọn ra chánh án - người quản lý
về mặt hành chính của các tòa án.44 Người được bổ nhiệm làm chánh án trong các tòa
án liên bang Điều III tại Hoa Kỳ (ngoại trừ Tịa án Tới cao liên bang Hoa Kỳ) thường
là thẩm phán hoạt động thường xuyên, có thâm niên dài nhất và phải đáp ứng các

28 U.S.C. §171.
Trương Thị Thu Trang (chủ biên) (2022), Kinh nghiệm các nước trên thế giới về sự độc lập của tòa án, một
số gợi mở cho Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 122.
42
Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Tòa án, nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh Lý luận, Thực tiễn ở
Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam, Nxb. Lao Động, Hà Nội, tr. 289.
43
John A. Ferejohn And Larry D. Kramer, Independent judges, dependent judiciary: Institutionalizing judicial
restraint,
(truy cập ngày 09/3/2023).
44
Cornell Law School, (truy cập ngày 07/03/2023).
40
41


15
điều kiện: (1) từ 64 tuổi trở xuống; (2) đã làm thẩm phán từ một năm trở lên; và (3)
trước đây chưa từng là chánh án.45 Thẩm phán không phải trải qua quy trình đề cử

hoặc bổ nhiệm để giữ chức vụ chánh án mà chỉ dựa trên các điều kiện về thời hạn
công tác để đảm nhận chức vụ.46 Đây là những thông tin khách quan và mang bản
chất thống kê số liệu. Do đó, không có chủ thể nào có thẩm quyền bổ nhiệm các chánh
án này đảm bảo cơ hội bình đẳng và tránh sự chia rẽ của một quy trình bầu cử.47 Nhìn
chung, hoạt động lựa chọn chánh án không thể bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng
do đó không có nhiều tác động đến tính độc lập của các thẩm phán. Mặt khác, các
chánh án ở tòa án liên bang cũng chỉ được trao cho việc quản lý những vấn đề hành
chính của tòa án ngoài ra không có bất kỳ sự ảnh hưởng nào đới với các thẩm phán
trong cùng tịa án. Vì vậy, phương thức lựa chọn chánh án các tòa án liên bang Điều
III (trừ Chánh án Tịa án Tới cao) thường không ảnh hưởng tới mức độ độc lập của
các thẩm phán. Tòa án liên bang Điều I có phương thức lựa chọn chánh án khác với
các tòa án Điều III. Chánh án Tòa án Khiếu nại liên bang Hoa Kỳ sẽ được Tổng thớng
tồn qùn chỉ định hoặc thay đổi.48 Nếu Chánh án Tòa án Khiếu nại liên bang không
hành động dựa trên những chỉ thị và quan điểm của Tổng thống thì hoàn toàn có thể
bị thay đổi do đó tác động của Tổng thống đến tính độc lập của Chánh án này là rất
lớn. Chánh án của Tòa án Thuế liên bang được các thành viên của tòa án bầu hai năm
một lần.49 Phương thức này có thể tạo cơ hội cho thẩm phán trong tòa án và các ứng
cử viên chánh án có những thoả thuận riêng gây ảnh hưởng đến tính độc lập trong
quá trình hoạt động của các thẩm phán.
Tóm lại, vấn đề tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán liên bang có những điều kiện
thuận lợi cũng như hạn chế đối với tính độc lập của thẩm phán. Có nhiều chủ thể có
thể tác động vào quá trình tuyển chọn và bổ nhiệm, làm sai lệch đi mục đích ban đầu
là bảo vệ tối đa tính độc lập cho thẩm phán. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy thông qua
cơ chế bổ nhiệm của thẩm phán liên bang Hoa Kỳ thì mức độ độc lập của các thẩm
phán vẫn được bảo vệ rất vững chắc. Bởi vì không chỉ có cơ chế bổ nhiệm được đặt
ra với mục đích bảo vệ tính độc lập cho thẩm phán mà còn nhiều quy định khác cũng

45

28 U.S.C. § 45; 28 U.S.C. § 136; 28 U.S.C. § 258.

United States Court, FAQs: Federal Judges, (truy cập ngày 07/03/2023).
46
United States Court, FAQs: Federal Judges, (truy cập ngày 07/03/2023).
47
Judicial Conference of the United States (1995), Long Range Plan for the Federal Courts,
pp. 82, (truy cập ngày
07/03/2023).
48
28 U.S.C. § 171.
49
28 U.S.C. § 7444 (b).


16
được đặt ra với mục đích tương tự. Các nhóm quy định khác sẽ tiếp tục được phân
tích và làm rõ ở các phần sau.
1.2.2. Về nhiệm kỳ
Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ tối đa sự độc lập của thẩm phán liên bang
bằng chế độ nhiệm kỳ trọn đời. Không có một công chức nhà nước nào khác có được
chế độ đặc biệt này. Nhiệm kỳ trọn đời được ghi nhận: “Các thẩm phán, cả Tịa án
Tới cao và cấp dưới, sẽ giữ chức vụ của mình khi có hành vi tốt”. 50 Có nghĩa là đối
với bất kỳ thẩm phán nào không phạm tội (hoặc làm điều gì đó tồi tệ tương tự) đều
có “nhiệm kỳ suốt đời” và sẽ tại vị cho đến khi người đó qua đời hoặc tự nguyện từ
chức51 miễn là họ còn có “hành vi tốt”. Một trong những người đề xướng Hội nghị
Lập hiến – Alexander Hamilton từng nói: “Tính lâu dài của nhiệm kỳ tư pháp sẽ mang
lại cho cơ quan tư pháp sự vững chắc và độc lập”.52 “Cha đẻ Hiến pháp Hoa Kỳ” James Madison viết: “vì họ có nhiệm kỳ lâu dài, nên những người được chọn vào
nhánh tư pháp sẽ nhanh chóng mất hết mọi sự ràng buộc vào những cơ quan, hay cá
nhân bầu chọn họ.”53 Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều và những đề xuất bác bỏ
nhiệm kỳ trọn đời tuy nhiên vì tác dụng thực tế của nó trong việc tạo ra sự độc lập
cho các thẩm phán liên bang cho nên quy định nhiệm kỳ trọn đời vẫn tồn tại qua hàng

trăm năm và trở thành đặc trưng cơ bản khi nhắc đến thẩm phán liên bang Hoa Kỳ.
Trái ngược với các thẩm phán Điều III, các thẩm phán Điều I không có nhiệm kỳ
trọn đời. Tất cả họ được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ kéo dài mười lăm năm và khả
năng tái bổ nhiệm luôn được để ngỏ.54 Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tính độc lập
của thẩm phán. Ở Hoa Kỳ, nhiệm kỳ của Tổng thống kéo dài không quá bốn năm 55
và theo Tu chính án XXII thì mỗi người chỉ được làm Tổng thống tối đa là hai nhiệm
kỳ.56 Nhiệm kỳ của thẩm phán Điều I dài hơn nhiều so với nhiệm kỳ của Tổng thống
tuy nhiên thẩm phán không thể hoàn toàn độc lập nhờ nhiệm kỳ bởi vì khả năng được
tái bổ nhiệm không có sự chắc chắn. Quãng thời gian này không thể bảo vệ thẩm
phán trước sự ảnh hưởng của vị Tổng thống có quyền quyết định việc tái bổ nhiệm

Khoản 1 Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ 1789.
Richard W. Garnett, David A. Strauss, Common Interpretation, (truy cập ngày 08/3/2023).
52
Alexander Hamilton, The Federalist No. 78, (truy cập
ngày 08/3/2023).
53
James Madison, The Federalist No. 51, (truy cập ngày
08/3/2023).
54
26 U.S.C. §7443(e) và 28 U.S.C. §172.
55
Khoản 1 Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
56
University
of
Minnesota,
All Amendments
to
the

United
States
Constitution,
(truy cập ngày 09/3/2023).
50
51


17
họ. Và các vụ việc thẩm phán Điều I phải thụ lý giải quyết là các vụ kiện nhà nước
cho nên áp lực từ khối hành pháp lên họ là rất lớn.
Trường hợp đặc biệt hơn cả là đối với các thẩm phán thuộc Tòa án Thuế Liên
bang đều được bổ nhiệm và cách chức một cách tuỳ ý bởi chánh án của tòa án này.57
Thẩm quyền trao cho họ cũng có thể bị chánh án rút lại bất cứ lúc nào. 58 Điều này
dẫn đến nguy cơ các thẩm phán của tòa án này mất đi tính độc lập, luôn phải tuân
theo sự chỉ đạo từ chánh án của mình.
Tóm lại, nhiệm kỳ của thẩm phán tác động rất lớn tới tính độc lập của các thẩm
phán. Sự khác biệt giữa nhiệm kỳ của thẩm phán Điều III và thẩm phán Điều I cũng
minh chứng cho một nhận định rằng nhiệm kỳ càng dài sẽ đem lại cho các thẩm phán
vị thế càng độc lập. Có thể thấy, nhiệm kỳ suốt đời đảm bảo vững chắc sự độc lập
của nhánh quyền lực tư pháp so với hai nhánh quyền lực cịn lại là hành pháp và lập
pháp, đờng thời củng cớ tính chất phân qùn rạch rịi của cấu trúc quyền lực nhà
nước.
1.2.3. Về hoạt động xét xử
Thứ nhất, quyền lực rất lớn của nhánh quyền lực tư pháp nói chung và các thẩm
phán liên bang nói riêng là chức năng bảo hiến hay còn gọi là giám sát tư pháp. Bảo
hiến không được quy định cụ thể trong Hiến pháp59 mà chỉ được thừa nhận rộng rãi
trong giới thẩm phán Hoa Kỳ sau vụ kiện Marbury v. Madison.60 Vụ kiện này đã tạo
ra tiền lệ cho Tòa án Tối cao liên bang có quyền xem xét lại và tuyên bố đạo luật nào
đó do Nghị viện ban hành là vi hiến và làm vô hiệu hóa đạo luật đó. 61 Và sau này,

chức năng bảo hiến được mở rộng hơn, được hiểu là việc xác định tính hợp hiến trong
các hoạt động của cơ quan lập pháp và hành pháp. 62 Hoa Kỳ cũng lựa chọn mô hình
bảo hiến phi tập trung, thẩm quyền này được trao cho tất cả các tòa án, từ tòa án của
các tiểu bang, tòa án của liên bang cho đến Tòa án Tối cao.63
Điều kiện để thực hiện quyền bảo hiến của các thẩm phán tại Hoa Kỳ là chỉ được
xem xét tính vi hiến khi một đạo luật đã có hiệu lực trên thực tế (các đạo luật khi đang
là dự luật sẽ bị loại trừ), việc xem xét đó phải gắn liền với một vụ kiện cụ thể (bên có

26 U.S.C. §7443A.
Rule 182, Rules of Practice and Procedure of the U.S. Tax Court.
59
Nguyễn Văn Cương (2016), Vài nét về giải thích hiến pháp ở Hoa Kỳ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (17
(321)), tr. 60.
60
Marbury v. Madison (1803). Xem toàn văn tại: />61
Melvin I. Urofsky, Marbury v. Madison, (truy cập
ngày 09/03/2023).
62
RK Sapru (2004), Public Policy Formulation, Imlementation and Evaluation, Sterling Publishers Private, tr.
127.
63
Lê Thị Thu Thảo (2018), Kiểm soát của tòa án đối với quyền hành pháp, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 46.
57
58


18
lợi ích trực tiếp bị xâm phạm phải yêu cầu xem xét tính hợp hiến). Phán quyết cuối
cùng cũng chỉ được áp dụng cho vụ việc cụ thể đã yêu cầu xem xét tính hợp hiến, trừ

khi áp dụng Nguyên tắc Stare Decisis.64
Theo hệ thống liên bang, quyền giám sát tư pháp cũng được phân chia thành các
cấp khác nhau. 65 Thứ nhất, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp Q́c gia: là thẩm qùn
của tất cả các tịa án có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện
dựa theo Hiến pháp liên bang của Hoa Kỳ. Thứ hai, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp
liên bang: là thẩm quyền và trách nhiệm của tất cả các tòa án xem xét tính hợp hiến
của các Hiến pháp và các đạo luật của tiểu bang dựa trên cơ sở của Hiến pháp liên
bang của Hoa Kỳ. Thứ ba, thẩm quyền giám sát tư pháp cấp tiểu bang: là thẩm quyền
của tất cả các tòa án xem xét tính hợp hiến của các đạo luật của tiểu bang dựa trên
các Hiến pháp tiểu bang.
Một thẩm phán liên bang thể tự quyết định tính đúng sai trong mọi vụ việc mà
không cần phụ thuộc vào ý chí của cơ quan lập pháp hoặc hành pháp miễn là họ dựa
trên những quy định của Hiến pháp. Nghị viện cũng không thể thay đổi các phán
quyết mà thẩm phán đã đưa ra, cách duy nhất là phải thông qua việc sửa đổi hiến
pháp vô cùng khó khăn. Chức năng bảo hiến đã đưa đến cho các thẩm phán công cụ
hữu hiệu để bảo vệ cho tính độc lập của mình. Tuy nhiên, quyền lực này chỉ phát sinh
trong một số trường hợp cụ thể như đã đề cập ở trên về điều kiện bảo hiến cho nên
không phải lúc nào thẩm phán cũng có thể thực hiện được quyền này trên thực tế.
Chức năng giải thích Hiến pháp được phái sinh từ chức năng bảo vệ Hiến pháp.
Bất kỳ thẩm phán nào cũng có thể phán quyết về tính hợp hiến của văn bản luật, tuy
nhiên, thẩm quyền này chủ ́u do các thẩm phán của Tịa án Tới cao thực hiện vì
quyết định của họ là quyết định cuối cùng và có giá trị bắt buộc đối với các thẩm
phán khác trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Các thẩm phán sẽ giải thích Hiến pháp để đưa
ra cách hiểu chính xác nhất. Các chủ thể khác như Nghị viện và Chính phủ sẽ dựa
vào đó để áp dụng trong suốt quá trình hoạt động. Không chỉ bảo đảm việc thực hiện
đúng đắn các quy định của Hiến pháp trong các đạo luật và hành vi của chủ thể khác
thông qua chức năng bảo hiến, các thẩm phán còn nắm giữ quyền lực giải thích Hiến
pháp cho nên sự linh hoạt và độc lập của các thẩm phán trong hoạt động xét xử được
mở rộng một cách tối đa.


Thẩm phán tòa án cấp dưới phải tuân thủ tiền lệ của thẩm phán thuộc tòa án cấp trên, mọi thẩm phán tòa án
cấp dưới phải tuân thủ tiền lệ xét xử của thẩm phán tịa án tới cao. Xem thêm:
/>65
Đặng Minh Tuấn (2001), Mơ hình giám sát chính quyền bằng tư pháp ở Mỹ, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Viện Nhà nước và Pháp luật, (1/2001), tr. 64.
64


19
Thứ hai, các thẩm phán cũng có được sự độc lập nhất định trong vấn đề áp dụng,
giải thích pháp luật. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ phân chia thành hệ thống pháp luật
liên bang và hệ thống pháp luật tiểu bang. Trong mỗi hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ
thì các nhánh quyền lực đều tham gia vào quá trình làm luật. Hệ thống pháp luật liên
bang và tiểu bang đều bắt nguồn từ đạo luật tối cao nhất là Hiến pháp. Tiếp theo là
các đạo luật, quy tắc do Nghị viện ban hành hoặc một số vấn đề Nghị viện giao cho
Chính phủ quy định. Cuối cùng là thông luật do các thẩm phán tạo ra trong quá trình
xét xử của mình. Việc áp dụng và giải thích Hiến pháp đã được giải quyết ở phần
trên. Đối với các văn bản pháp luật của Nghị viện và Chính phủ, các thẩm phán cũng
sở hữu sự độc lập rất lớn trong quá trình áp dụng. Mục đích của Nghị viện khi ban
hành luật thành văn là hạn chế sự ảnh hưởng và quyền lực quá lớn của các thẩm phán.
Tuy nhiên, các thẩm phán thông qua việc giải thích pháp luật đã giành lại được sự
độc lập cho mình. Các thẩm phán của hệ thống thông luật thông thường không quan
tâm ý định của một nhà lập pháp khi ban hành một đạo luật như thế nào mà chỉ xét
xử dựa trên việc thẩm phán đó hiểu văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành
quy định theo cách nào. Điều này dẫn đến việc thẩm phán áp dụng pháp luật trên thực
tế có thể khác biệt so với cách giải thích của Nghị viện. Cuối cùng, đối với hệ thống
án lệ do các thẩm phán tạo ra thì nguyên tắc của thông luật cũng không thể hạn chế
được sự tự do trong hoạt động xét xử của họ.66 Đặc trưng tiêu biểu nhất của hệ thống
thông luật là Nguyên tắc Stare Decisis (tiền lệ phải được tuân thủ). Tuy nhiên tại Hoa
Kỳ, các thẩm phán của tòa án cấp dưới không nhất thiết phải tuân thủ tiền lệ của thẩm

phán của tòa án cấp trên và một tòa án cũng không bị ràng buộc bởi các án lệ của
chính mình. Điểm khác biệt này của án lệ tại Hoa Kỳ xuất phát từ lập luận: “kết quả
xét xử của một vụ việc có thể dựa trên chính sách chung nhiều hơn là dựa vào án lệ”
và “triết lý của tòa án thay đổi tuỳ theo quan điểm cá nhân của người thẩm phán về
vấn đề đang giải quyết ở thời điểm giải quyết vụ việc”.67 Có thể thấy sự linh hoạt khi
áp dụng án lệ đã góp phần củng cố tính độc lập của các thẩm phán đới với những
thẩm phán khác ở cấp tịa cao hơn hoặc ngay cả đối với tiền lệ của chính mình.
Thứ ba, Nghị viện đã quy định cụ thể về các trường hợp một thẩm phán không
đủ tư cách xét xử trong một vụ việc.68 Nhìn chung những trường hợp đó thường xoay
quanh các vấn đề: có nghi ngờ hợp lý về tính công bằng của thẩm phán; người có
quan hệ thân thích với thẩm phán là đương sự trong vụ án; thẩm phán đã từng đại

Trong 28 U.S.C. §2072, Nghị viện cho phép Quy tắc của Tịa án tới cao ban hành có thể thay thế luật liên
bang.
67
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật So sánh, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 298.
68
28 U.S.C. § 455.
66


20
diện cho đương sự hoặc tham gia các vụ án của đương sự; thẩm phán có lợi ích tài
chính liên quan đến vụ án. Việc quy định về các trường hợp phải thay đổi thẩm phán
đã tạo nên cơ chế để đảm bảo một cách tốt nhất sự độc lập của các thẩm phán trong
quá trình xét xử.
Tóm tại, Hiến pháp, pháp luật và văn hoá pháp lý tại Hoa Kỳ đã tạo ra điều kiện
rất tự do để thẩm phán có thể độc lập đưa ra phán quyết của mình. Vị thế xét xử độc
lập của các thẩm phán vì vậy cũng đem lại vai trị đới trọng và kiềm chế các nhánh
quyền lực còn lại.

1.2.4. Về tiền lương
Hiến pháp quy định các thẩm phán liên bang Điều III “sẽ nhận được một khoản
thù lao cho công việc của họ, điều này sẽ không được giảm bớt trong thời gian họ
tiếp tục tại vị”.69 Hamilton từng viết: “đối với con người, quyền lực đối với sự tồn tại
của họ sẽ dẫn tới quyền khống chế ý chí của họ”.70 Hamilton cho rằng nếu kiểm soát
được tiền lương của thẩm phán thì sẽ khống chế được ý chí của các thẩm phán bởi vì
tiền lương là điều kiện thiết yếu để các vị thẩm phán duy trì đời sống cá nhân.
Mục đích của quy định này là để những thành viên của mỗi nhánh chính quyền
càng ít phụ thuộc vào những thành viên của các nhánh quyền lực khác càng tốt, như
các khoản lương bổng được cấp cho họ không thể để nhánh quyền lực khác quyết
định.71 Điều đó ngăn cản việc họ dùng lợi thế của mình tác động tới các thẩm phán.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên tắc không giảm lương không khiến thẩm phán
liên bang hoàn toàn độc lập với sự can thiệp từ bên ngoài. Nghị viện có toàn quyền
quyết định đối với vấn đề lương của cả khối nhà nước. Hiến pháp quy định lương của
thẩm phán không được giảm trong suốt nhiệm kỳ của họ tuy nhiên không có nghĩa là
Nghị viện phải tăng lương cho họ, thậm chí khi lạm phát tăng thì Nghị viện cũng
không có nghĩa vụ bù đắp phần chênh lệch.
Dù có mục đích để nâng cao tính độc lập của thẩm phán nhưng quy định tiền
lương không bị giảm đi trong suốt nhiệm kỳ vẫn để lại cho Nghị viện cơ hội để “khống
chế” các thẩm phán liên bang. Như đã đề cập ở trên, thẩm phán cũng có những nhu
cầu cá nhân vì vậy họ khó có thể chối từ được những đề nghị về tiền lương đến từ
phía Nghị viện đổi lấy việc phải thực hiện một mục tiêu chính trị nào đó. Mặc dù có
nguy cơ làm mất đi tính độc lập của thẩm phán nhưng do đặc điểm Nghị viện bao

Khoản 1 Điều III Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789.
Alexander Hamilton, The Federalist No. 78, (truy cập
ngày 11/3/2023).
71
James Madison, The Federalist No. 51, (truy cập ngày
11/3/2023).

69
70


×