Pháp luật Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô
nhiễm dầu và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam
Đinh Thị Vân Anh
Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 60
Người hướng dẫn : TS.GVC. Nguyễn Lan Nguyên
Năm bảo vệ: 2013
96 tr .
Abstract. Tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định
của pháp luật 3 nước: Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với ô nhiễm dầu. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và đề xuất giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô
nhiễm dầu
Keywords.Luật môi trường; Ô nhiễm dầu; Bồi thường thiệt hại
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển - Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam: Từ năm 1989 đến nay, vùng biển nước ta có khoảng 100
vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm
tấn dầu [17, tr.23].
Các vụ tràn dầu xảy ra trong thời gian qua đều gây thiệt hại đến môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp và lâu dài đến hoạt động và đời sống của xã hội. Thiệt
hại do ô nhiễm dầu trước mắt và lâu dài cũng như các thiệt hại mà những người có liên
quan trực tiếp phải gánh chịu như hàng hải, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp,
ngư nghiệp, du lịch,… là rất lớn, nhưng việc bồi thường thực tế mà những người bị thiệt
hại nhận được thì lại không đáng kể, không đủ trang trải thiệt hại, khắc phục sự cố và làm
sạch môi trường. Có thể thấy vụ tàu chở dầu Neptune Aries (Singapore) đâm vào cầu tàu
cảng Cái Tiên trên sông Sài Gòn làm tràn 1.584 tấn dầu DO và hơn 150 tấn xăng dầu các
loại từ các đường ống dẫn dầu của cầu cảng. Thiệt hại ước tính 28 triệu USD, nhưng chủ
tàu chỉ chấp nhận bồi thường thiệt hại một (01) triệu USD vận dụng theo quy định của Bộ
luật Hàng hải Việt Nam năm 1990. Sau đó, do mối quan hệ giữa hai nước và qua thương
lượng, chủ tàu mới chấp nhận bồi thường 4,2 triệu USD [17, tr.48]. Số tiền bồi thường quả
là ít ỏi và chênh lệch quá lớn so với thực tế thiệt hại. Nhưng điều đáng lưu ý là các nhà
môi trường Việt Nam (đại diện Sở Khoa học Môi trường tp. Hồ Chí Minh và Cục Môi
trường) đã không biết rằng quy định về giới hạn trách nhiệm dân sự chủ tàu của Bộ luật
Hàng hải Việt Nam chỉ áp dụng đối với tàu Việt Nam nên đã để chủ tàu nước ngoài vận
dụng Luật Hàng hải Việt Nam theo hướng có lợi cho họ.
Qua ví dụ này cho thấy các quy định pháp luật của nước ta về ô nhiễm dầu nói
chung và bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu nói riêng chưa đủ đáp ứng yêu cầu
mà thực tiễn đặt ra. Một nhu cầu cấp bách và thiết yếu đặt ra hiện nay là phải nhanh
chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về ô nhiễm dầu đặc biệt là các quy
định về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật
ba quốc gia Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối
với ô nhiễm dầu. Qua đó tim ra những bài học kinh nghiệm và nêu lên những đề xuất
nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với ô nhiễm dầu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc phân tích các quy định của
một số công ước quốc tế quan trọng (CLC 1992, FUND 1992 …) và các quy định của
pháp luật ba quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với ô nhiễm dầu từ đó cho thấy sự cần thiết của việc Việt Nam gia nhập các
công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu và xây dựng
một đạo luật chuyên biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu.
4. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu dưới dạng tạp chí, chuyên đề, đề tài, luận văn
thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu. Tuy
nhiên các tác giả chỉ mới đề cập đến hệ thống pháp luật quốc tế nói chung về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu. Luận văn đi vào nghiên cứu pháp luật
của ba quốc gia điển hình là Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc. Vì vậy có thể nói đây là
một cách tiếp cận khá mới mẻ, tài liệu tham khảo còn khá ít nên tác giả cũng gặp nhiều
khó khăn trong quá trình sưu tầm tài liệu và viết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống
kê, so sánh, tổng hợp và phân tích.
6. Những điểm mới của Luận văn
Đây là công trình khoa học nghiên cứu tương đối đầy đủ và hệ thống các quy
định của pháp luật ba quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc và pháp luật Việt Nam về
vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu. Về mặt lý luận và thực
tiễn, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ, toàn diện về hệ
thống pháp luật của ba quốc gia điển hình Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu với mục đích đưa ra những bài học
kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Do vậy với kết quả đạt được, luận văn sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về
mặt lý luận và thực tiễn của pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu, góp
phần hoàn thiện những nội dung cơ bản nhất của pháp luật Việt Nam về vấn đề này
trước thực trạng ô nhiễm dầu ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm
trọng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Nội dung chính của các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu
Chương 2: Pháp luật Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu
Chương 3: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Công nghiệp nặng (1990), Quyết định số 333/QĐ/CNN-KHKT ngày
05/09/1990 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu
khí biển, Hà Nội;
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), Thông tư số 2262/TT-MTg ngày
29-12-1995 của hướng dẫn chính thức về khắc phục sự cố tràn dầu, Hà Nội;
3. Chính phủ (1977), Tuyên bố của Chính phú nước CHXHCN Việt Nam ngày
12/05/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Việt Nam, Hà Nội;
4. Chính phủ (1980), Nghị định 30/CP/1980-ĐBT ngày 29/01/1980 về Quy chế cho tàu
thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam, Hà Nội;
5. Chính phủ (2004), Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/05/2004 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội;
6. Chính phủ (2004), Nghị định số 137/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội;
7. Chính phủ (2005), Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 về việc ban
hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu, Hà Nội;
8. Chính phủ (2009), Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội;
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2012 quy định về
xác định thiệt hại đối với môi trường, Hà Nội;
10. Chính phủ (2011), Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, Hà Nội;
11. Nguyễn Bá Diến (2008), “Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô
nhiễm dầu ở các vùng biển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24, tr.
224 – 238;
12. Nguyễn Bá Diến (2011), “Tổng quan pháp luật quốc tế về phòng chống và bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật
học 27, tr. 30 – 42;
13. Nguyễn Bá Diến (2011), “Pháp luật một số quốc gia về phòng, chống và bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 200,
Văn phòng Quốc hội (15), tr. 52 – 61;
14. Mai Hải Đăng (2011), “Một số quy định của pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm dầu từ tàu”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 28, trang 56 –
62;
15. Mai Hải Đăng (2013), Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về chống ô nhiễm
dầu trên biển từ tàu, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học quốc gia
Hà Nội;
16. Nguyễn Song Hà (2011), Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển
theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại
học quốc gia Hà Nội;
17. Trần Thị Phương Mai (2012), Pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về
bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải: Thực trạng và giải pháp hoàn
thiện,Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội;
18. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội;
19. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội;
20. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội;
21. Quốc hội (2005), Bộ luật hàng hải, Hà Nội;
22. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội;
23. Lưu Ngọc Tố Tâm (2012), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong
hoạt động hàng hải ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội;
24. Nguyễn Thị Thu Thủy, “Vấn đề phòng ngừa, khắc phục, xử lý các hiện tượng ô
nhiễm biển do dầu trong lý luận, thực tiễn pháp lý quốc tế và các quốc gia, Bài
viết chuyên đề về ô nhiễm dầu”, Trung tâm luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa
Luật - Đại học quốc gia Hà Nội;
Tiếng Anh
25. Canada (2001), Marine Liability Act;
26. IMO (2001), International Convention on Civil Liability for Bunker Oil Pollution
Damage;
27. IMO (1969), International Convention on Civil Liability for Oil Pollution
Damage (CLC);
28. IMO (1992), International Convention on Civil Liability for Oil Pollution
Damage (CLC);
29. IMO (1996), International Convention on Liability and Compensation for
Damage in Connection with the Carriage of Hazardous and Noxious Substances
by Sea (HNS);
30. IMO (1971), International Convention on the Establishment of an International Fund
for Compensation for Oil Pollution Damage (FUND);
31. PRC (1983), Marine Environment Protection Law;
32. PRC (1993), Maritime Code;
33. USA (1990), Oil Pollution Act (OPA).
Trang web:
34.