Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
-----  -----

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

PHỊNG NGỪA TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ
TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Giảng viên hướng dẫn: Ths. ĐINH HÀ MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
-----  -----

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

PHỊNG NGỪA TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ
TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Giảng viên hướng dẫn: Ths. ĐINH HÀ MINH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài Phòng ngừa tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là cơng
trình thuộc quyền sở hữu duy nhất của tôi. Những tài liệu tham khảo được sử dụng trong
khóa luận đã được trích dẫn và nêu rõ trong Danh mục tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó,
những kết quả nghiên cứu hồn tồn mang tính chất trung thực, khơng sao chép, đạo
nhái từ bất kỳ cơng trình nào trước đây.
Nếu lời cam đoan trên của tơi khơng chính xác, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm
và chịu mọi hình thức kỷ luật từ khoa và nhà trường.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 06 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bích Phượng


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... 6
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. .................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. .......................................................................... 4
3.1. Mục đích của đề tài. .......................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ của đề tài. .......................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................................... 5

4.2. Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 5
6. Bố cục đề tài............................................................................................................. 7
CHƯƠNG I: DẤU HIỆU PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH TỘI GIAO CẤU HOẶC
THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ
13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI .................................................................................. 8
1.1. Khái quát dấu hiệu pháp lý tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi....................................... 8
1.2. Lý luận về phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. ........................................... 11
1.3. Tình hình tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. .................................................................. 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .......................................................................................... 29
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI GIAO CẤU HOẶC
THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ
13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI ................................................................................ 30
2.1. Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. ....... 30


2.2. Ngun nhân và điều kiện từ tình huống, hồn cảnh khách quan của tội
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi. .................................................................................................... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ........................................................................................ 48
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÒNG
NGỪA TỘI GIAO CẤU HOẶC THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH
DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI .................... 49
3.1. Thực trạng phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. ........................................... 49
3.2. Dự báo tình hình tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục

khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. ................................................... 57
3.3. Giải pháp bảo đảm phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. .............................. 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ....................................................................................... 68
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 71
A. Văn bản quy phạm pháp luật. ............................................................................ 71
B. Tài liệu tham khảo khác. ..................................................................................... 71
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nội dung đầy đủ

STT

Chữ viết tắt

1

Bộ luật hình sự

BLHS

2

Tịa án nhân dân

TAND


3

Thành phố

4

Tố tụng hình sự

5

Tòa án nhân dân tối cao

6

Trung học cơ sở

THCS

7

Trung học phổ thông

THPT

8

Ủy ban nhân dân

UBND


9

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

UNFPA

10

Trang thông tin điện tử

Website

TP
TTHS
TANDTC

Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 Nghị
11

quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều
141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật hình sự
và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18
tuổi.

Nghị quyết
06/2019/NQ-HĐTP


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng tiến lên theo con đường công nghiệp hóa hiện
đại hóa, theo đó các loại tội phạm cũng ngày càng phát triển theo hướng tinh vi và nguy
hiểm hơn, phạm vi hoạt động cũng rộng hơn. Trong những năm gần đây, tình hình tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia
tăng. Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy lùi loại tội phạm này. Việc tích cực đẩy lùi các
Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay là một trong những chính sách
được đặt lên hàng đầu trong việc đẩy lùi tội phạm. Không những ở Việt Nam mà cả trên
toàn thế giới cũng đang cùng chung tay đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ loại tội phạm này với
khẩu hiệu chung “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trong giai đoạn 2021-2022 đã
phát hiện 3.748 vụ, với 4.354 đối tượng, xâm hại 3.907 trẻ em. So với cùng kỳ giai đoạn
2019 - 2020 giảm 220 vụ = 5,5%, 218 trẻ em = 5,3%. Trong đó, hiếp dâm trẻ em: 1.193
vụ/1.260 đối tượng/xâm hại 1.218 em; cưỡng dâm trẻ em: 29 vụ/30 đối tượng/xâm hại
29 em; giao cấu với trẻ em: 1.362 vụ/1.369 đối tượng/xâm hại 1.364 em;…1. Từ những
số liệu này có thể thấy được nạn nhân của các tội xâm hại tình dục trẻ em vẫn có số
lượng vụ án và số nạn nhân ở mức báo động và đặc biệt là tội phạm giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi với 1.362
vụ trong đó có 1.369 đối tượng và đã xâm hại 1.364 nạn nhân. Như vậy, con số này đã
dấng lên một hồi chng báo động trong việc phịng chống loại tội phạm này hiện nay
cũng như trong thời gian tới.
Xâm hại tình dục trẻ em là một nhóm các tội và trong đó có Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Bởi
lứa tuổi từ 13 đến dưới 16 là đối tượng được xem là trẻ em theo Điều 1 Luật trẻ em 2016
và trẻ em là lứa tuổi cần được bảo vệ, tạo điều kiện phát triển tốt nhất. Các hành vi xâm
hại tình dục đến trẻ em nói chung và độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi nói riêng đã gây ra
“Báo Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh”, Trong 2 năm cả nước có hơn 3.900 trẻ em bị xâm hại,
/>truy cập ngày 27/02/2023.
1



2

những thiệt hại vô cùng nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Trẻ em là lứa tuổi đang phát
triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tâm sinh lý, chưa nhận thức rõ hành vi của
mình Điều đáng sợ nhất là việc những đứa trẻ sau khi khơng may rơi vào hồn cảnh đó
lại khơng thể vượt qua được rào cản tâm lý, tạo ra những khó khăn trong việc hòa nhập
với bạn bè cùng trang lứa và với cộng đồng. Có thể nói những ảnh hưởng nguy hại của
tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trước hết tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng,
danh dự, nhân phẩm, sự phát triển bình thường của trẻ về tâm lý, giới tính cũng như
tương lai của các em sau này. Bên cạnh đó, hậu quả mà hành vi này gây ra cho xã hội là
không thể phủ nhận, đó là sự tấn cơng trực diện đến các nền tảng đạo đức xã hội, gây
tâm lý hoang mang, lo sợ trong dư luận xã hội. Để phòng chống tội phạm này, địi hỏi
cần phải có kế hoạch lâu dài, cần thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật cũng như sự
tham gia mạnh mẽ của cộng đồng của tồn dân, tồn xã hội.
Vì những lý do trên mà Tác giả đã chọn đề tài “Phòng ngừa Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” để
nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian vừa qua, vấn đề đấu tranh phòng, chống tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đã được đề
cập đến trong nhiều cơng trình khoa học, các bài viết, tạp chí, bài nghiên cứu như:
Nhóm sách, các giáo trình tham khảo: “Giáo trình tội phạm học Trường Đại học
Luật TP.HCM”, Nxb Hồng Đức; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm
– Quyển 1”, Nxb Hồng Đức;… Trong giáo trình đã đưa ra những khái niệm, đặc trưng,
nền tảng lý luận cơ bản về tội phạm học và các dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trong
đề tài này sẽ tiếp tục vận dụng nghiên cứu những nền tảng lý luận tội phạm học cho một

tội danh cụ thể là Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.


3

Nhóm luận văn, luận án:“Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự
Việt Nam – Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Tuấn Thiện, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015; Luận văn “các
tội phạm xâm hại tình dục trẻ em theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Minh
Hương, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; Luận văn “Phòng
ngừa tội phạm giao cấu với trẻ em trên địa bàn tỉnh Cà Mau” của tác giả Lê Thị Kim
Oanh; Luận văn “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm
xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thị Linh
Sương; Luận văn “Hoạt động phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em của Tòa án nhân dân trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Châu Văn Bình; Luận văn “Phịng ngừa tội phạm
hiếp dân trẻ em do người dân tộc thiểu số thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của tác
giả Quách Hải Chiến;… Ở những luận văn và luận án này, hầu hết các tác giả đã phân
tích chung về các tội xâm hại tình dục, bao gồm nhiều tội như Tội dâm ô; Tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi;… mà chưa đi vào phân tích sâu những đặc trưng của Tội giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
dưới phương diện của Tội phạm học. Ở đề tài này, sẽ tiến hành phân tích sâu hơn về
tình hình tội phạm này, về nguyên nhân điều kiện dẫn đến phạm tội và đặc trưng của tội
phạm này. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa tội
phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi.
Nhóm các bài viết khoa học: “Nhóm Nhân thân người phạm tội giao cấu với trẻ
em”, tạp chí Khoa học quốc tế AGU của Võ Thị Mỹ Tuyên; “Bàn về cách giải quyết các
vụ án xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em” của tác giả Nguyễn Hữu Duy, Tòa án nhân dân
tối cao số 9/2015, trang 27-29; “Cơng tác xã hội nhóm trong phịng ngừa trẻ em có nguy

cơ bị xâm hại tình dục”; Vũ Ngọc Bình “Phịng chống bn bán và mại dâm trẻ em”;
Phạm Hồng Hải “Các quy định của pháp luật về hoạt động phòng, chống tội phạm xâm
hại trẻ em. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”; Báo cáo nghiên cứu “Tổng quan
nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây”,
2013, của Viện Gia đình và Giới;... Những vấn đề đã được thể hiện rõ ràng trong các bài
viết khoa học này điển hình như: Quy định của pháp luật về các tội xâm hại tình dục trẻ
em nói chung, thực trạng phòng chống các tội xâm hại trẻ em cũng như đề xuất một số


4

phương hướng hồn thiện các tội xâm hại tình dục nói chung. Tuy nhiên, ở bài nghiên
cứu này sẽ làm rõ các đặc trưng của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, đề xuất những giải pháp mới nhằm góp
phần đẩy lùi và loại bỏ tội phạm này nói riêng và các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Mục đích của đề tài.
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và phịng ngừa các tội
phạm trên dưới góc độ tội phạm học; Thơng qua việc tìm hiểu về tình hình tội phạm giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi hiện nay để tìm ra nguyên nhân tại sao những năm gần đây số lượng tội phạm trên
lại có sự gia tăng như vậy. Từ đó dự báo và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài.
Để đạt được mục đích trên thì bài nghiên cứu đặt ra những nhiệm vụ sau:
 Phân tích Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

 Đưa ra các khái niệm và ý nghĩa phòng ngừa Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
 Làm rõ tình hình tội phạm trên ở nước ta hiện nay về thực trạng; cơ cấu; động
thái và thiệt hại;
 Tìm ra các nguyên nhân của tội phạm trên ở hai khía cạnh khách quan và chủ
quan;
 Dự báo tình hình tội phạm này thời gian tới;


5

 Phân tích thực trạng phịng ngừa tội phạm này hiện nay và đề xuất những giải
pháp nhằm tăng cường việc phịng ngừa và góp phần đẩy lùi tội phạm trên.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu những đối tượng sau:
 Tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
 Tình hình tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hiện nay trên cả nước;
 Nguyên nhân và điều kiện làm xuất hiện tội phạm trên;
 Thực trạng phòng ngừa và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm này;
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Hướng đến nghiên cứu tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên địa bàn cả nước từ năm 2017 đến ba
tháng đầu năm 2023. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
phịng ngừa loại tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên cả nước trong thời gian tới.


5. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích và những nhiệm vụ đã đặt ra cho đề tài, tác giả đã áp dụng
các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp tổng kết lý luận, phương pháp liệt kê và phương pháp phiếu điều
tra.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: là phương pháp được sử dụng chủ yếu và
xuyên suốt trong cơng trình nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên


6

cứu lý luận chung về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc
tế từ đó làm rõ được các khái niệm, đặc trưng của tội phạm này.
Phương pháp thống kê: Dựa trên các số liệu đã thu thập được từ các nguồn khác
nhau, tác giả tiến hành thống kê, so sánh và tổng hợp lại nhằm thể hiện được rõ những
thực trạng, tình hình tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hiện nay trên địa bàn cả nước từ năm 2017 đến năm
2022
Phương pháp tổng kết lý luận: nghiên cứu, học hỏi các quan điểm của những tác
giả khác, đánh giá thực trạng, tổng kết và đưa ra bình luận về những điểm phù hơp hoặc
những giải pháp cần phải hồn thiện về hoạt động phịng ngừa tội phạm giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trên
địa bàn cả nước
Phương pháp liệt kê: Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong phần liên hệ
thực tế từ các Bản án cũng như số bị cáo trong những bản án đó. Việc sử dụng phương
pháp này giúp thể hiện rõ ràng và ngắn gọn được tình hình tội phạm giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hiện nay ở
nước ta.
Phương pháp phiếu điều tra: Là phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu điều

tra, có ghi sẵn nội dung các câu hỏi, người hỏi sẽ phát phiếu và thống nhất cách trả lời
sau khi người được hỏi trả lời xong sẽ thu lại bảng hỏi. Trong đề tài, tác giả áp dụng
phương pháp này nhằm thể hiện tình hình tội phạm ẩn của tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và ý thức pháp
luật của người dân về tội danh này.
Đồng thời, việc nghiên cứu còn dựa vào các văn bản pháp luật của nhà nước và
những giải thích thống nhất mang tính chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực tư
pháp hình sự do Tịa án nhân dân tối cao hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật ban hành có
liên quan đến các tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam.


7

6. Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương I: Dấu hiệu pháp lý và tình hình tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Chương II: Nguyên nhân và điều kiện của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Chương III: Thực trạng và các giải pháp bảo đảm phòng ngừa tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.


8

CHƯƠNG I: DẤU HIỆU PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH TỘI GIAO CẤU HOẶC
THỰC HIỆN HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÁC VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 13
TUỔI ĐẾN DƯỚI 16 TUỔI


1.1. Khái quát dấu hiệu pháp lý tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
1.1.1. Khái niệm.
Khái niệm của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hiện nay còn tồn tại khá nhiều quan điểm, tuy nhiên
về nội dung cốt lõi trong các khái niệm về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi vẫn được thể hiện theo tinh thần
của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Theo giáo trình Luật hình sự phần các tội phạm quyển I đưa ra khái niệm sau về
tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi như sau: “Tội phạm này được hiểu là hành vi của người từ đủ 18 tuổi trở
lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144
BLHS”2. Khái niệm này của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết
06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định
tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án
xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Hướng dẫn rõ về định nghĩa “giao cấu” và “hành
vi quan hệ tình dục khác”. Theo đó, tại Điều 3 của Nghị quyết quy định: giao cấu là hành
vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm
nhập nào. Hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng giới tính hay
khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay,
ngón chân, lưỡi,…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu

(2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm – Quyển 1, Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên),
NXB Hồng Đức, tr.114.
2


9


môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi
sau đây: Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi,…), dụng cụ tình dục
xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác. Từ ngày Nghị quyết
06/2019/NQ-HĐTP ra đời đã giúp được cho việc xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ
em trở nên dễ dàng hơn cho các cơ quan chức năng. Điển hình như Bản án số
01/2021/HS-ST ngày 05/01/2021 của Tòa án nhân dân huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng
Nam: Bị cáo Hồ Văn Truy (tên gọi khác: Đơn) sinh ngày 15/09/1999 cư trú tại thôn 02,
xã Trà G, huyện B, tỉnh Q đã bị TAND huyện Bắc Trà tỉnh Quảng Nam tuyên 12 tháng
tù về Tội thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi vì đã có hành vi “quan hệ tình dục khác” cụ thể là khi muốn thể hiện tình cảm của
mình dành cho bị hại Phạm Thị Bích Kh, bị cáo đã rủ bị hại vào buồng ngủ sau đó đã
hơn và bóp vú của bị hại. Sau đó, được sự đồng ý của bị hại, bị cáo dùng tay vuốt ve từ
vùng ngực đến âm hộ của bị hại rồi dùng ngón tay đút vào âm hộ bị hại. Lúc này, bị cáo
là người đã trưởng thành tuy nhiên bị hại chỉ mới 13 tuổi 11 tháng 07 ngày. Bằng các
quy định tại Bộ luật hình sự và Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP đã giúp những người
thực thi pháp luật xét xử đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau:
Thứ nhất, về khách thể của tội phạm:
 Tội phạm này xâm hại đến quyền phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý
của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
 Đối tượng tác động của tội phạm là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và khơng
phân biệt giới tính, nạn nhân có thể là nam hoặc nữ.
Thứ hai, về mặt chủ thể: Chủ thể của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có
năng lực trách nhiệm hình sự mà khơng phân biệt giới tính, khơng phân biệt là cơng dân
Việt Nam, người nước ngồi hay người khơng quốc tịch.



10

Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là tội phạm có cấu thành
tội phạm hình thức tức hậu quả không là yếu tố định tội đối với tội danh này. Hành vi
khách quan này thể hiện ở hai dạng:
 Giao cấu trái phép
 Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
Các đặc trưng của tội phạm này đó là có sự thuận tình giữa nạn nhân và bị cáo.
Trong trường hợp khơng có sự thuận tình từ nạn nhân sẽ tùy trường hợp mà có thể cấu
thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hoặc tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên,
yếu tố độ tuổi của nạn nhân cũng rất quan trọng bởi lẽ nếu nạn nhân không phải là người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ cấu thành tội khác. Ví dụ như trong trường hợp nạn
nhân chỉ mới 12 tuổi 9 tháng 3 ngày thì dù nạn nhân có thuận tình hay khơng thuận tình
thì vẫn sẽ bị truy cứu ở Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142
BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Hoặc trong trường hợp người phạm tội chỉ thực hiện
hành vi như hành vi kích dục đối với trẻ em (sờ, bóp, hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm
về tình dục cọ sát vào cơ thể hoặc bộ phận sinh dục của trẻ em); buộc trẻ em sờ, bóp, cọ
xát… vào những bộ phận kích thích tình dục hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội
hoặc của người khác mà khơng nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện các hành vi quan
hệ tình dục khác sẽ cấu thành tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Cuối cùng, về mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi
cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả xâm hại tình
dục của trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng vì để thỏa mãn nhu cầu tình dục
của mình nên mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Từ những phân tích của các yếu tố cấu thành trên có thể hiểu được rằng tội giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi là tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, trong đó người thực hiện hành vi phạm

tội xâm phạm đến sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi.


11

1.2. Lý luận về phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
1.2.1. Khái niệm phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Hiện nay, có khá nhiều khái niệm phịng ngừa tội phạm được đưa ra và chưa có
một khái niệm chính thức về phịng ngừa tội phạm.
Theo tác giả Nguyễn Chí Dũng: “Phịng ngừa tội phạm là sử dụng các phương
pháp, chiến thuật, biện pháp, phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các
lực lượng nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh,
phát triển”3
Theo tác giả Lê Thế Tiệm: “Phịng ngừa tội phạm tức là khơng để cho tội phạm
xảy ra và gây nên những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, không để cho các thành viên
của xã hội phải gánh chịu các hình phạt khắc nghiệt của pháp luật. Và nếu tội phạm có
xảy ra thì phải kịp thời phát hiện, xử lý để đảm bảo cho tội phạm khơng thể tránh khỏi
hình phạt, giáo dục và cải tạo người phạm tội trở thành cơng dân có ích cho xã hội...” 4
Theo giáo trình Tội phạm học trường Đại học Luật TP.HCM đưa ra khái niệm
sau: “Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và
tính nhà nước nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, hạn chế và
loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.”5
Từ những quan điểm về khái niệm phòng ngừa tội phạm trên thấy được rằng các
tác giả đã đưa ra các khái niệm dựa trên bản chất của hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Việc xác định khái niệm chung về phòng ngừa tội phạm sẽ là cơ sở quan trọng để xác
định được khái niệm của phòng ngừa tội phạm cụ thể.


Một số vấn đề về tội phạm và cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay, Nguyễn Chí Dũng,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4
Tội phạm ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả và tập thể tác giả,
NXB Cơng an Nhân dân.
5
Giáo trình tội phạm học Trường Đại học Luật TP.HCM, Võ Thị Kim Oanh, Lê Nguyên Thanh, NXB Hồng
Đức, trang 276.
3


12

Từ các khái niệm chung được đưa ra về hoạt động phịng ngừa tội phạm nói
chung, tác giả có thể rút ra được khái niệm về phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi như sau: “Phòng
ngừa tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính
nhà nước nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, hạn chế và
loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội”.
1.2.2. Ý nghĩa của phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Đối với ý nghĩa phòng ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được thể hiện ở ba phương diện: kinh tế,
nhân đạo và quản lý.
Ở khía cạnh kinh tế, tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là tội phạm được đánh giá nghiêm trọng
vì để lại những thiệt hại khơng ít về vật chất và cả tinh thần đối với nạn nhân, gia đình
nạn nhân và xã hội. Những thiệt hại mà tội phạm này gây ra ảnh hưởng khơng ít đến nền

kinh tế nước nhà vì Nhà nước ln có những kế hoạch phịng ngừa tội phạm như các
chính sách hỗ trợ người dân, các gói an sinh xã hội,… Điển hình như theo thống kê được
trong năm 2022, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu cho
Chính phủ, Quốc hội Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với số tiền 291.000 tỷ
đồng6 trong đó, bao gồm các chính sách hỗ trợ người dân có việc làm sau đại dịch. Ngoài
ra khi các tội phạm này đã phát sinh trên thực tế, lại đòi hỏi sự tham gia của nhà nước
trong việc khắc phục hậu quả do tội phạm này gây ra. Thêm vào đó là sự giảm sút trong
ngân sách nhà nước khi chi vào hoạt động xét xử, cải tạo, áp dụng chế tài với người
phạm tội. Không chỉ đối với kinh tế nước nhà mà cịn ảnh hưởng đến gia đình nạn nhân,
nạn nhân như: Trong trường hợp nạn nhân mang thai, chi phí để sinh sản và ni dạy

Nguyễn Văn Cương, “Chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong đại dịch Covid-19”,
truy cập ngày
22/05/2023.
6


13

một đứa trẻ đến 18 tuổi là gần 1 tỷ Việt Nam đồng7. Ngoài ra, khi người phạm tội chịu
trách nhiệm hình sự cũng làm xã hội bị thiệt hại một phần vật chất mà đáng lẽ sẽ được
tạo ra khi người đó tham gia lao động xã hội. Như vậy, ý nghĩa của việc phòng ngừa tội
phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi ở khía cạnh kinh tế cũng đã được thể hiện rõ ràng.
Ở khía cạnh nhân đạo, từ xa xưa chúng ta đã khơng ít lần nghe nói về những hình
phạt áp dụng với người xâm hại tình dục nói chung và tội phạm giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói chung là vơ
cùng “ghê sợ” như trong Bộ luật Hồng Đức quy định tại Điều 402 “Kẻ nào hiếp dâm
thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường.
Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương.

Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết.”8
Nhìn vào quá trình hình thành pháp luật hình sự Việt Nam từ những năm đầu đến nay đã
có nhiều thay đổi và điều khơng thể khơng nhắc đến chính là yếu tố khoan hồng trong
pháp luật hình sự nước ta. Chính sách này có tác dụng khuyến khích các chủ thể là những
những người bị kết án phạt tù đang chấp hành án phạt tù tích cực học tập, lao động, chấp
hành tốt các quy định, nội quy cơ sở giam giữ để có thể sớm trở về đồn tụ với gia đình
và cộng đồng cũng như có cơ hội làm lại cuộc đời. Khi thực hiện tốt hoạt động phòng
ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi, số vụ án về tội danh này sẽ giảm xuống đồng nghĩa với số nạn nhân
cũng giảm dần, những đứa trẻ sẽ không phải chịu những tổn thương về thể chất và cả
tinh thần được trình bày rõ tại mục 1.3.4, xã hội không phải mang những gánh nặng do
tội phạm này gây ra như tâm lý lo sợ, những “người mẹ trẻ con”, hay những đứa trẻ có
sức khỏe và điều kiện sống hạn chế,… Thêm vào đó, bắt nguồn từ việc tình dục là một
phần của tình yêu, tội phạm này trong nhiều trường hợp như một kiểu tình dục khơng
đúng thời điểm vì xuất phát từ tình yêu thiếu trách nhiệm. Ngăn ngừa tội này ở góc độ
nhân đạo cũng là một cách giữ gìn và giáo dục về tình u trong sáng và có trách nhiệm.

“Chi phí ni con tại Việt Nam cần bao nhiêu tiền?”, truy cập ngày 22/05/2023.
8
“Pháp luật Xâm hại tình dục trẻ em - luật xưa và nay”, truy cập ngày 22/05/2023.
7


14

Ở khía cạnh quản lý, trong q trình nghiên cứu về tội danh này đã có khơng ít
vụ án diễn ra với nguyên nhân là thiếu ý thức pháp luật. Từ đó, nhìn nhận lại q trình
quản lý tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc thực hiện và triển khai các biện
pháp phòng ngừa loại tội phạm này là vô cùng cần thiết. Thông qua các biện pháp phòng

ngừa tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi, Nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý trật tự xã hội như việc có
thể nắm được số người phạm tội đối với tội danh trên là bao nhiêu theo từng giai đoạn,
tỉ lệ hiểu biết pháp luật và giới tính của người dân và thái độ của người dân với hành vi
phạm tội (bàng quang hay sẵn sàng tố giác). Từ đó, từ hướng điều chỉnh kế hoạch phòng
ngừa cho phù hợp với tình hình thực tiễn và phát huy được hiểu quả tốt nhất. Nâng cao
ý thức pháp luật của người dân thơng qua các biện pháp phịng ngừa, tránh trường hợp
phạm tội do thiếu sự hiểu biết về pháp luật.

1.3. Tình hình tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
1.3.1. Thực trạng tình hình tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Thực trạng tình hình tội phạm là thơng số phản ánh tổng số tội phạm, tổng số
người phạm tội trong 01 không gian, thời gian xác định. Thực trạng tội phạm luôn có 2
bộ phận là số người phạm tội, số tội phạm đã xảy ra trên thực tế và đã bị phát hiện và xử
lý hay còn gọi là tội phạm rõ. Bộ phận còn lại là tội phạm ẩn tức là số người phạm tội,
số tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng chưa bị phát hiện và xử lý. Việc xác định được
thực trạng của tình phạm dựa trên tội phạm rõ và tội phạm ẩn là vô cùng cần thiết trong
q trình phịng chống tội phạm hiện nay.
Tội phạm rõ
Tội phạm rõ là tội phạm đã diễn ra trên thực tế và đã bị cơ quan chức năng phát
hiện, xử lý. Tội phạm rõ bao gồm các tội phạm được phát hiện từ giai đoạn cơ quan chức
năng có quyết định khởi tố đến khi các tội phạm đã bị TAND tuyên án. Như vậy, tội giao


15

cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi được xem là tội phạm rõ khi chủ thể của tội này thực hiện một trong các hành vi

phạm tội trên thực tế, bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý theo quy định của pháp
luật TTHS Việt Nam. Việc thống kê số tội phạm rõ này sẽ thuộc về của cơ quan chức
năng và cụ thể: Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân 2014 thì thẩm quyền này thuộc về Viện kiểm sát nhân dân. Việc thống kê tội
phạm của Viện kiểm sát nhân dân đã đóng góp một phần đáng kể trong cuộc đấu tranh
phịng ngừa vi phạm, tội phạm của ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng và của các cơ
quan tư pháp trên cả nước nói chung.
Theo số liệu thống kê được từ Cổng thơng tin điện tử Tịa án nhân dân tối cao từ
năm 2017 đến 3 tháng đầu năm 2023 trên cả nước, số lượng và một số đặc trưng tội
phạm của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi như trong Bảng 1.1 Phụ lục đề tài.
Dựa trên những số liệu thu thập được, thấy được rằng tội phạm giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ngày càng
tăng trong những năm gần đây. Tổng số vụ án diễn ra trên cả nước từ 01/01/2017 đến
nay là 460 vụ án với 466 bị cáo đã bị xét xử. Chiếm 2.5% số vụ án xâm hại trẻ em nói
chung và tỉ lệ 460/2.453.709 tức gần 2% tổng số vụ án chung của cả nước. Hầu hết người
phạm tội trong các vụ án này đều là nam giới. Theo các số liệu được thống kê về trình
độ văn hóa của những người phạm tội thì phần lớn đều rơi vào bậc trung học cơ sở với
264 bị cáo. Trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở thì lúc này cũng chỉ mới nhận thức
được phần ít các quy định của pháp luật cũng như ở bậc trung học cơ sở này về mặt kiến
thức vẫn chưa hồn thiện, chưa trao dồi đủ để có thể áp dụng cho đời sống sau này. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân gây xảy ra các vụ án liên quan đến tội phạm này
trên cả nước.Tuy nhiên, số bị cáo có trình độ học vấn THPT và tiểu học cũng chiếm
khơng số lượng khơng ít như ở bậc trung học phổ thơng có đến 115 bị cáo. Các bị cáo
có tiền án tiền sự tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm này thì không đáng
kể nhưng ta không thể nào bác bỏ đi được sự ảnh hưởng của yếu tố này trong công tác
phịng ngừa tội phạm. Trong nhóm đối tượng bị cáo có tiền án tiền sự chia ra làm 2 loại
là đang có tiền án tiền sự, chưa được xóa án tích và nhóm các đối tượng đã thực hiện



16

hành vi phạm tội nhưng đã được xóa án tích. Trong bảng thống kê trên, tác giả chỉ ghi
nhận nhóm đối tượng thứ nhất tức nhóm đối tượng bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội
và chưa được xóa án tích. Việc một người đã thực hiện hành vi phạm tội một lần thì sẽ
rất dễ sinh ra hành vi phạm tội một lần nữa. Đơn cử như số bị cáo có tiền án tiền sự thực
hiện hành vi phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là 48/466 bị cáo. Con số này tuy khơng đáng kể nhưng
cũng nói lên được vai trị của yếu tố “tiền án tiền sự” trong công tác phịng chống tội
phạm. Tuy nhiên, ngồi các đặc điểm đã được đề cập trên đây thì việc người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế còn chịu sự tác động từ nhiều yếu tố khác như
môi trường sống,…
Tội phạm ẩn
Tội phạm, tình hình hình tội phạm nói chung là hành vi, hiện tượng xã hội mang
tính khách quan và con người có thể nhận thức đầy đủ, tuy nhiên vì nhiều lý do khác
nhau mà có một bộ phận tội phạm xảy ra trên thực tế, đã gây nguy hiểm cho xã hội nhưng
chưa bị phát hiện và tồn tại trong thống kê tội phạm, đó là tội phạm ẩn.9 Tội phạm ẩn
chia ra làm nhiều loại bao gồm: Tội phạm ẩn tự nhiên; Tội phạm ẩn nhân tạo; Tội phạm
ẩn thống kê. Đối với tội phạm ẩn của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng được chia ra thành 3 loại trên và
từng loại tội phạm ẩn thì sẽ xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau như sau:
 Tội phạm ẩn tự nhiên: Đối với loại này thì nguyên nhân hầu hết xuất phát từ
việc cơ quan chức năng khơng có thơng tin gì về tội phạm. Việc cơ quan
chức năng khơng có thơng tin gì về tội phạm của tội giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lại
bắt nguồn từ những lý do như việc nạn nhân cố tình che dấu hành vi phạm
tội của người phạm tội bởi vì tâm lý sợ những người xung quanh, bạn bè biết
và bàn tán về mình, sở dĩ có tâm lý sợ sệt như vậy vì một phần lỗi của tội
phạm này cũng xuất phát từ đặc trưng cơ bản cấu thành nên tội phạm này là
sự thuận tình của nạn nhân khi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình

Giáo trình tội phạm học Trường Đại học Luật TP.HCM, Võ Thị Kim Oanh, Lê Nguyên Thanh, Nxb Hồng
Đức, trang 137.
9


17

dục khác với người phạm tội và đây cũng chính là nguyên nhân cốt lõi và
chiếm đa số trong việc che dấu hành vi phạm tội xuất phát từ phía nạn nhân,
đôi khi là sợ bị trả thù,…Do người phạm tội cố tình che giấu hành vi phạm
tội. Tâm lý người phạm tội sẽ khơng muốn hành vi của mình bị phát giác
nên sẽ cố gắng che dấu bởi một khi hành vi của họ bị phát hiện thì sẽ phải
chịu hình phạt từ pháp luật cũng như sợ xã hội lên án; Hoặc cũng có thể xuất
phát từ nguyên nhân do trình độ chun mơn của cơ quan chức năng chưa
cao, chưa thực sự chủ động trong việc phát hiện hành vi phạm tội;…
 Tội phạm ẩn nhân tạo: Là hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế, đã bị cơ
quan chức năng phát hiện nhưng chưa bị xử lý, có sự che đậy từ con người.
Đối với tội phạm ẩn nhân tạo của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi xuất phát từ việc
cơ quan chức năng cố tình che giấu và không xử lý hành vi phạm tội do một
số lý do nào đó.
 Tội phạm ẩn thống kê: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có tội phạm ẩn thống kê nghĩa
là hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế, đã bị phát hiện và xử lý nhưng lại
không được đưa vào thống kê tội phạm. Điều này xuất phát từ các nguyên
nhân như cơ quan chức năng có sự sơ sót khi tổng hợp các số liệu khi đưa
vào thống kê.
Độ ẩn của tội phạm là mức độ tồn tại trong trạng thái ẩn, khả năng bộc lộ ra bên
ngoài của từng tội phạm cụ thể10. Độ ẩn của tội phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được thể hiện qua việc

vụ án đó có được phát hiện hoặc xử lý hay chưa thông qua việc nạn nhân người nhà nạn
nhân đi tố giác tội phạm hoặc cơ quan chức năng phát hiện hành vi phạm tội và xử lý
hoặc người phạm tội chủ động đi tự thú. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng và các tội xâm hại tình
dục nói chung đều thuộc nhóm tội phạm có độ ẩn mức độ cao và thường sẽ rơi vào mức
Giáo trình tội phạm học Trường Đại học Luật TP.HCM, Võ Thị Kim Oanh, Lê Nguyên Thanh, NXB Hồng
Đức, trang 141.
10


18

độ 3, 4 bởi các tội phạm xâm hại tình dục nói chung và tội giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng đều có độ ẩn
cao bởi hành vi xâm hại tình dục trẻ em chưa được gia đình và cộng đồng chủ động phát
hiện sớm và báo với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, thường chỉ phát hiện khi nạn
nhân mang thai; Có trường hợp đã phát hiện mà khơng đi tố giác vì người phạm tội là
người thân trong gia đình. Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã
hội “Thống kê trong 4 năm, từ năm 2015-2018 từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111
cũng cho thấy, đa phần trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân quen; trong đó tỷ lệ
bị xâm hại bởi người thân trong gia đình (bố đẻ, bố dượng, anh, em họ…) là 21,3%; bởi
thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%; bởi người quen, hàng xóm là 59,9%; bởi người
lạ là 12,6%.”11 Để làm rõ tình hình tội phạm ẩn của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tác giả đã làm một khảo
sát nhỏ về thực trạng quan hệ tình dục trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hiện nay của
77 người ngẫu nhiên và đạt được kết quả khảo sát tại mục 3 Phụ lục đề tài.
Qua các phân tích trên, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến tháng
03 năm 2023 có lỷ lệ tội phạm rõ ngày càng lớn. Điều này thể hiện được phần nào nổ
lực của cơ quan chức năng trong cơng tác phịng người loại tội phạm này. Trong khi đó,

tội phạm ẩn của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc mức độ ẩn cao xuất phát từ: đặc tính của hành vi phạm
tội và hậu quả hành vi phạm tội có mức lộ liễu thấp. Thêm vào đó, tính tích cực của nạn
nhân và gia đình nạn nhân khơng cao nên hành vi phạm tội rất dễ bị che giấu.
1.3.2. Cơ cấu tình hình tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Cơ cấu của tình hình tội phạm là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa các
tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể tình hình tội phạm. Cơ cấu của tình hình tội

Trần Xuân Thiên An, “Những khó khăn của cơ quan tiến hành tố tụng thường gặp trong quá trình giải quyết
các vụ án xâm hại tình dục trẻ em”, truy cập ngày 10/03/2023.
11


19

phạm được biểu thị bằng chỉ số tương đối, tức là chỉ số phản ánh mối tương quan giữa
các loại tội phạm, các tội phạm cụ thể trong tổng thể tình hình tội phạm.12
Cơ cấu theo địa bàn thực hiện hành vi phạm tội
Theo các số liệu thống kê được từ Cổng thơng tin điện tử TANDTC, có 266
quận/huyện chiếm 46,4% tổng số quận/huyện trên cả nước có tội phạm giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi xảy ra
trên thực tế từ năm 2017 đến nay. Các địa bàn xảy ra hành vi phạm tội phân bổ từ Bắc
vào Nam. Số lượng vụ án xảy ra ở các quận huyện thuộc các tỉnh phía Bắc và Nam khơng
có sự chênh lệch nhiều. Ở miền Bắc với 113 quận/huyện thuộc tỉnh/thành phố phía Bắc
có xảy ra hành vi phạm tội này. Ở miền Nam thì con số này cũng không chênh lệch đáng
kể với 109 quận/huyện thuộc tỉnh/thành phố có phát sinh hành vi phạm tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tuy
nhiên, ở các tỉnh miền Trung thì số quận/huyện thuộc tỉnh/thành phố có hành vi phạm
tội này xảy ra chỉ 44 quận/huyện. Những con số này cũng phần nào nói lên được sự thành

cơng trong việc phịng chống loại tội phạm này ở một số địa bàn trên cả nước.
Cơ cấu theo hình thức phạm tội: (đơn lẻ-đồng phạm)
Về hình thức phạm tội sẽ chia ra làm 2 loại là phạm tội đơn lẻ và phạm tội có
đồng phạm. Theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: “Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Nhìn vào
biểu đồ về cơ cấu theo hình thức phạm tội của tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ta dễ dàng thấy được tỉ lệ phạm
tội theo hình thức đơn lẻ chiếm đa số. Tỉ lệ phạm tội theo hình thức đồng phạm chỉ chiếm
gần 2% số vụ án xảy ra trong thời gian thống kê số liệu. Điều này cũng có thể xuất phát
từ nguyên nhân đặc trưng cấu thành nên tội phạm này là có sự thuận tình từ phía nạn
nhân nên đa phần trong các vụ án xảy ra trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay đều xuất
phát từ việc 2 bên trong vụ án có phát sinh mối quan hệ nam nữ, từ đó xảy ra hành vi
phạm tội.

Giáo trình tội phạm học Trường Đại học Luật TP.HCM, Võ Thị Kim Oanh, Lê Nguyên Thanh, NXBXB Hồng
Đức, trang 146.
12


×