Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số những vấn đề pháp lý, thực tiễn và giải pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÁI BÌNH

TẢO HƠN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÁI BÌNH

TẢO HƠN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. LÊ THỊ MẬN

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên Nguyễn Thái Bình – là sinh viên lớp 103-DS44A1, khoa Luật Dân sự,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu với
tên đề tài “Tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số – những vấn đề pháp lý, thực
tiễn và giải pháp giảm thiểu” là kết quả nghiên cứu độc lập của riêng tôi với sự định
hướng và hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn là ThS. Lê Thị Mận – Giảng viên khoa
Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Những kết quả thu được tại


cơng trình nghiên cứu này là do tơi thực hiện và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Những kết quả nghiên cứu và số liệu từ các báo
cáo, cơng trình nghiên cứu của tác giả, cơ quan và tổ chức khác có sử dụng trong
cơng trình nghiên cứu này được tơi trích dẫn rõ ràng và đầy đủ theo đúng quy định
về trích dẫn và chống đạo văn của Khoa Luật Dân sự và Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh.
Nếu phát hiện có gian lận về kết quả nghiên cứu của cơng trình nghiên cứu
này thì tơi sẽ chịu hồn tồn trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp,
Lãnh đạo Khoa Luật Dân sự và Ban giám hiệu Nhà trường./.
Tác giả

Nguyễn Thái Bình


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

BLHS năm 2015

Bộ luật Hình sự năm 1985 sửa đổi, bổ sung năm 1997

BLHS năm 1985

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ, sung năm 2009

BLHS năm 1999


Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

CHND Trung Hoa

Dân tộc thiểu số

DTTS

Luật Hơn nhân và gia đình

Luật HN&GĐ

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung
năm 2022

Luật XLVPHC năm
2012

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính
phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hộ tịch

Nghị định số
123/2015/NĐ-CP

Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 cuả Chính
phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ
tịch trực tuyến


Nghị định số
87/2020/NĐ-CP

Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính
phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định số
112/2020/NĐ-CP

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính
phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hơn nhân và gia đình;

Nghị định số
82/2020/NĐ-CP

thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn
thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình

TTLT số
01/2016/TTLTTANDTCVKSNDTC-BTP

Tịa án nhân dân

TAND

Ủy ban nhân dân


UBND


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 6
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 6
4.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7
4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
5. Cấu trúc đề tài.................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẢO HÔN - QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TẢO HƠN .................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về tảo hơn ................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm và bản chất của tảo hôn ........................................................ 9
1.1.2. Các trường hợp tảo hôn ....................................................................... 13
1.1.3. Hậu quả của tảo hôn ............................................................................ 15
1.2. Pháp luật về tảo hôn tại một quốc gia trong khu vực Châu Á ................ 19
1.3. Lược sử pháp luật Việt Nam về tảo hôn qua các thời kỳ ........................ 26
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 .............................. 26
1.3.2. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 01
tháng 01 năm 2015 ........................................................................................ 27
1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tảo hôn ........................ 31
1.4.1. Độ tuổi tối thiểu cho phép kết hôn ........................................................ 32
1.4.2. Cấm kết hôn khi chưa đạt độ tuổi kết hôn tối thiểu ............................... 33
1.4.3. Cấm chung sống như vợ chồng khi chưa đạt độ tuổi kết hôn tối thiểu .. 36


1.4.4. Hệ quả pháp lý đối với hành vi tảo hôn ................................................ 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 43
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẢO HÔN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU .......................... 44
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại
Việt Nam .......................................................................................................... 44
2.1.1. Sơ lược về cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam hiện nay ............... 44
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số.......... 46
2.2. Thực trạng tảo hôn và xử lý tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại
Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 50
2.2.1. Thực trạng tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số........................... 51
2.2.2. Thực trạng xử lý tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số .................. 56
2.3. Một số bất cập và giải pháp giảm thiểu tảo hôn trong cộng đồng dân tộc
thiểu số ............................................................................................................. 65
2.3.1. Dưới góc độ pháp luật ......................................................................... 65
2.3.2. Dưới góc độ tổ chức thực thi pháp luật ................................................ 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 79
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 82
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 89


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, tại Thủ đô Paris của nước Pháp, bà Elenor
Roosevelt đã đại diện Liên Hiệp Quốc đọc bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền
năm 1948 với 30 điều khoản quy định về các quyền và tự do cơ bản trên cơ sở bình
đẳng và khơng phân biệt đối xử. Trong đó, tại điều thứ 16 đã thể hiện một quyền cơ
bản và thiêng liêng của con người với nội dung: Nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền

kết hơn và xây dựng gia đình mà khơng có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc
tịch hay tơn giáo1. Bên cạnh đó, tại Điều 23 Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị năm 1966 của Liên Hiệp Quốc cũng quy định: Quyền kết hơn và lập gia
đình của nam, nữ trong độ tuổi kết hôn được công nhận2. Trên tinh thần là một thành
viên tích cực của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc3, Việt Nam đã nội luật hóa
các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền về kết hôn vào pháp luật quốc
gia.
Quyền về kết hôn tại Việt Nam hiện nay đã được ghi nhận tại Hiến pháp Việt
Nam năm 2013. Theo đó, tại Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có
quyền kết hôn và hôn nhân được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Nối tiếp tinh thần của Hiến
pháp, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định tại khoản 1 Điều 2 về nguyên
tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hơn nhân
tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc cốt lõi được pháp luật đặt ra nhằm
thực hiện mục tiêu xây dựng nền tảng hôn nhân và gia đình hạnh phúc, bền vững.
Theo nguyên tắc này, hôn nhân được xác lập trên cơ sở nam và nữ tự nguyện quyết
định, khơng có sự ép buộc và cản trở dựa trên cơ sở kết hôn phải tuân thủ theo các
quy định của pháp luật về các điều kiện kết hôn4. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay đã
Nguyên văn: “Men and women of full age, without any limitation due to race, nationality or religion, have
the right to marry and to found a family. They are entitled to equal rights as to marriage, during marriage and
at its dissolution”.
2
Nguyên văn: “The right of men and women of marriageable age to marry and to found a family shall be
recognized”.
3
Đỗ Hồng Thanh (2021), Việt Nam là thành viên tích cực của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc,
truy cập vào 05/5/2023.
4
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb.
Hồng Đức, tr. 47.

1


2

xảy ra khơng ít các vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn, xuất phát từ các hủ tục lạc
hậu và tình trạng mang thai sớm. Bất chấp mọi nỗ lực của các cơ quan Nhà nước
trong việc hạn chế, đẩy lùi, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hơn nhân và gia
đình, vấn nạn tảo hơn trong cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) hiện vẫn còn tồn tại.
Bên cạnh việc xâm phạm đến giá trị của pháp luật về hơn nhân và gia đình, tảo hơn
cịn gây ra những hệ lụy nguy hại đến chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội5.
Trong đó, đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những hậu quả do tảo hơn
gây ra chính là trẻ em gái. Nhận thấy, pháp luật về tảo hôn hiện nay mặc dù cũng đã
có những quy định về cấm và xử lý tảo hôn bằng các chế tài về dân sự, hành chính và
hình sự, tuy nhiên pháp luật vẫn chưa phát huy được hiệu quả trong việc phịng ngừa,
xử lý tảo hơn và cơng tác thực thi pháp luật về phịng ngừa, xử lý tảo hơn đã khơng
được thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó, nhận thấy hoạt động nghiên cứu pháp luật
về tảo hôn tại Việt Nam hiện nay vẫn cịn thiếu vắng những cơng trình nghiên cứu về
vấn đề tảo hơn một cách tồn diện hoặc đưa ra được những giải pháp, đề xuất có giá
trị để góp phần xây dựng hồn thiện hơn pháp luật về tảo hôn tại Việt Nam hiện nay.
Từ các vấn đề trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tảo hôn trong cộng
đồng dân tộc thiểu số - những vấn đề pháp lý, thực tiễn và giải pháp giảm thiểu” để
nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật chuyên ngành Luật Dân sự,
với mong muốn áp dụng các kiến thức và khả năng nghiên cứu của bản thân để làm
rõ các nội dung về pháp luật và thực trạng liên quan đến tảo hôn trong cộng đồng
DTTS. Thơng qua đó, có thể đưa ra những giải pháp pháp lý và thực thi phù hợp
nhằm hạn chế tình trạng tảo hơn trong cộng đồng DTTS tại Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Tảo hơn trong cộng đồng DTTS là một vấn đề nhận được sự nhiều sự quan
tâm và nghiên cứu. Ở phạm vi trong nước, đã có một số cơng trình nghiên cứu đáng

chú ý về tảo hơn như sau:
Nhóm các cơng trình luận văn, luận án
- Trần Đức Mạnh (2019), Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết
hôn và giải pháp hạn chế nạn tảo hôn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Luận văn
Ngọc Lan (2022), Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước,
truy cập vào 07/5/2022.
5


3

Thạc sĩ Luật Dân sự và Luật Tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội. Cơng
trình này đã thực hiện nghiên cứu trên cơ sở quy định của pháp luật hơn nhân và gia
đình về điều kiện tuổi kết hôn. Thông qua đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về
điều kiện tuổi kết hôn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, tác giả đã chỉ ra tình trạng
tảo hơn tại nơi đây. Tại cơng trình này, tác giả đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật
về điều kiện tuổi kết hơn cịn có nhiều bất cập, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất
nâng cao hiệu quả thực thi.
- Cà Bình Minh (2018), Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ Luật Dân sự và Luật
Tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội. Cơng trình này thực hiện nghiên cứu
vấn đề về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong nội
dung cơng trình, tác giả phân tích rõ quy định của pháp luật hiện hành về cấm tảo
hôn. Bên cạnh đó, thơng qua đánh giá thực trạng tảo hơn và hôn nhân cận huyết thống
tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tác giả đã đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp
luật và những giải pháp có giá trị trong cơng tác thực thi pháp luật về hạn chế tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Nguyễn Thanh Vân Hằng (2015), Vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào
dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật Dân sự và Luật
Tố tụng dân sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu này

thực hiện nghiên cứu tổng quát về điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2014. Thơng qua những nghiên cứu thực tiễn về tình hình hơn nhân
của đồng bào DTTS ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những vi phạm
chủ yếu về điều kiện kết hơn, trong đó có tảo hơn. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra một
số kiến nghị về mặt pháp luật và các chính sách thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu,
hạn chế những vi phạm về điều kiện kết hôn của đồng bào DTTS ở khu vực Tây Bắc
Việt Nam.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu khoa học
- Lê Thái Minh (chủ nhiệm đề tài) (2022), Tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên ở Việt Nam – Thực trạng và giải
pháp hạn chế, Đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, Trường Đại học
Luật Hà Nội. Tại cơng trình nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu được thực hiện dựa
trên hai vấn đề về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các vùng đồng bào DTTS


4

ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Nội dung trọng tâm của cơng trình được
khai thác ở góc độ pháp luật quy định về cấm tảo hơn, vi phạm về độ tuổi kết hôn tối
thiểu và cấm kết hôn cận huyết thống. Từ thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống tại hai địa bàn cụ thể, tác giả chỉ ra những bất cập tồn tại làm cơ sở đánh giá
tính hiệu quả của pháp luật, từ đó đưa ra những đề xuất hồn thiện pháp luật và giải
pháp khắc phục các bất cập trong thực thi pháp luật.
- Nguyễn Thị Thu Hà (chủ nhiệm đề tài) (2021), Tảo hôn và kết hôn cận huyết
thống tại Đắk Lắk – Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, Đề tài Nghiên cứu khoa
học sinh viên cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tại cơng trình này, các vấn
đề pháp luật về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống được tác giả khai thác nghiên cứu
dựa trên góc độ pháp luật đã có quy định cấm thực hiện các hành vi trên. Bên cạnh
đó, nghiên cứu này đã chỉ ra những nguyên nhân cụ thể gây ảnh hưởng đến tình hình
tảo hơn và kết hơn cận huyết thống. Thơng qua thực trạng tại Đắk Lắk, cơng trình

trên đã đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của pháp luật và q trình thực thi
pháp luật. Từ đó khuyến nghị những giải pháp có giá trị trong việc hạn chế tảo hơn
và hơn nhân cận huyết thống.
Nhóm các bài nghiên cứu tạp chí
- Nguyễn Văn Mạnh (2017), Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở các dân
tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Số 02 (136).
Cơng trình này tập trung nghiên cứu về tình hình tảo hơn ở các cộng đồng DTTS tại
tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
trên địa bàn này. Thơng qua phân tích các quy định của pháp luật vè cấm tảo hôn và
độ tuổi kết hôn tối thiểu tại Việt Nam, tác giả đã phân tích tình hình kết hơn dưới tuổi
kết hơn tại tỉnh Thừa Thiên Huế và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hơn
chưa được giải quyết triệt để. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật về tảo hôn.
- Nguyễn Thị Vân Anh (2017), Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lâm
Đồng, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 01/2017. Nội dung nghiên cứu này được
thực hiện với hai vấn đề gồm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đối với tảo hôn,
thông qua phân tích các quy định của pháp luật vè cấm tảo hôn và độ tuổi kết hôn tối
thiểu hiện nay tác giả đã đánh giá về thực trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hơn, từ đó đưa ra những kiến nghị


5

phù hợp như tuyên truyền, vận động và chăm lo đời sống kinh tế, y tế và giáo dục
cho cộng đồng DTTS tại Lâm Đồng.
- Nguyễn Đình Tồn (2016), Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tảo hôn trên
địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 09/2016. Cơng
trình này nghiên cứu thực trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Thơng qua thực trạng đã được phân tích, tác giả đánh giá hiệu quả của công tác thực
thi pháp luật về phịng chống tảo hơn trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhiều

bất cập trong công tác thực thi pháp luật về tảo hôn như sự yếu kém về giáo dục, y
tế. Bên cạnh đó chỉ ra công tác vận động tuyên truyền chưa đạt được hiệu quả, từ đó
đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơng tác phịng chống tảo hơn
trong cộng đồng DTTS trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Trong phạm vi nước ngồi, vấn đề tảo hơn thường được các tác giả nghiên cứu
dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của trẻ em gái, trong đó có một số cơng trình nghiên
cứu nổi bật như sau:
- Ashley D. Jordana (2016), Situational Analysis on Child, Early and Forced
Marriage in Vietnam, Laos, Myanmar and Cambodia, truy cập tại:
/>sMyanmarandCambodia-FINAL.docx-2.pdf6. Cơng trình này là một nghiên cứu phân
tích về tình hình kết hôn trẻ em tại Việt Nam, Lào, Myanma và Campuchia, kết quả
của cơng trình này cho thấy các quốc gia tại khu vực Đơng Nam Á có tỷ lệ tảo hơn
cao do tình trạng mang thai sớm ở trẻ em gái. Thông qua thực trạng kết hôn và mang
thai ở tuổi vị thành niên, tác giả đã đưa ra những gợi mở về các chính sách và biện
pháp giảm thiểu tình trạng này tại các quốc gia Đơng Nam Á.
- Mikayas Abera, Ansha Nega, Yifokire Tefera và Abebaw Addis Gelagay
(2020), Early marriage and women’s empowerment: the case of child-brides in
Amhara National Regional State, Ethiopia, Cơng trình này nghiên cứu về vấn đề tảo hơn và tình trạng kết hơn sớm ở
6

Ashley D. Jordana (2016), Situational Analysis on Child, Early and Forced Marriage in Vietnam, Laos,
Myanmar
and
Cambodia,
/>-FINAL.docx-2.pdf, truy cập vào 08/5/2023.
7
Mikayas Abera, Ansha Nega, Yifokire Tefera và Abebaw Addis Gelagay (2020), Early marriage and
women’s empowerment: the case of child-brides in Amhara National Regional State, Ethiopia,
truy cập vào 08/5/2023.



6

phụ nữ tại Ethiopia, các vấn đề lý luận về tảo hơn đã được phân tích ngắn gọn, tập
trung vào thực trạng tảo hôn thông qua các phương pháp nghiên cứu và chỉ ra những
hậu quả tiêu cực xảy ra tới phụ nữ khi trở thành nạn nhân của tảo hôn như các ảnh
hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, khả năng tiếp cận giáo dục,... Các chính sách pháp
luật và hiệu quả của các chính sách này tại Ethiopia cũng được tác giả khai thác
nghiên cứu và phân tích, từ đó đưa ra những gợi mở về những biện pháp trong việc
hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới và ngăn ngừa tảo hôn đối với trẻ em nữ tại
Ethiopia.
Đánh giá một cách tổng quan, nhận thấy vẫn còn thiếu vắng các cơng trình
nghiên cứu mới được thực hiện một cách độc lập, chuyên sâu và toàn diện về tảo hôn
trong cộng đồng DTTS tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, nội dung nghiên cứu tại
các cơng trình được đề cập ở trên vẫn chưa có sự tồn diện về tồn bộ nội dung pháp
luật liên quan đến phịng ngừa và xử lý tảo hôn. Đa phần các nghiên cứu chỉ tập trung
vào hai vấn đề chính gồm: i) Phân tích quy định của pháp luật về tuổi kết hôn và xử
lý vi phạm liên quan đến tảo hôn; ii) Thực trạng tảo hôn tại các vùng DTTS thông
qua các số liệu, báo cáo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được xây dựng hướng đến các mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Làm rõ những vấn đề chung về tảo hôn, bao gồm khái niệm về tảo hôn, bản
chất tảo hôn, hậu quả của tảo hôn và các trường hợp tảo hôn;
- Đánh giá một cách khách quan và toàn diện các vấn đề về nội dung quy định
của pháp luật, hiệu quả công tác thực thi và các bất cập còn tồn tại;
- Nghiên cứu pháp luật và hoạt động xử lý tảo hôn của một số quốc gia, từ đó
so sánh, đánh giá với pháp luật Việt Nam và rút ra một số kinh nghiệm phù hợp để
khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam;
- Làm rõ thực trạng tảo hôn và xử lý tảo hôn trong cộng đồng DTTS hiện nay,
có cơ sở đánh giá hiệu quả của pháp luật và công tác thi hành pháp luật về xử lý tảo

hơn. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật hạn
chế và giảm thiểu tảo hôn trong cộng đồng DTTS tại Việt Nam.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu


7

4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung pháp luật Việt Nam và một số quốc gia
trên thế giới về cấm tảo hôn, tuổi kết hôn tối thiểu và các chế tài xử lý đối với các
hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn. Bên cạnh đó, thực trạng tảo hơn được nghiên cứu
tại đề tài này được giới hạn trong cộng đồng DTTS tại Việt Nam và khơng có yếu tố
nước ngồi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với quan điểm, chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cấm tảo hôn nhằm bảo vệ chế độ hôn
nhân và gia đình.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả đã lựa chọn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp phân tích – đánh giá, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp phân tích – đánh giá được tác giả sử dụng để phân tích những
vấn đề mang tính lý luận, quan điểm pháp lý về tảo hôn và thực tiễn về việc thực hiện
xử lý tảo hôn trong cộng đồng DTTS, từ đó đưa ra những đánh giá về vấn đề dưới
góc nhìn khoa học.
- Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để tổng hợp các vấn đề pháp lý
sau khi đã nghiên cứu, phân tích trong đề tài và được thể hiện thông qua các nội dung
như Tiểu kết Chương 1, Tiểu kết Chương 2 và Kết luận chung của đề tài.
- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để nghiên cứu, nhận xét những
điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định về tảo hôn giữa pháp luật Việt Nam

với một số quốc gia và giữa pháp luật Việt Nam trong các giai đoạn. Từ đó rút ra
những quan điểm kiến nghị phù hợp nhằm tiếp thu các giá trị tiến bộ trong pháp luật
về tảo hôn của các quốc gia và kế thừa kinh nghiệm xây dựng pháp luật của Việt Nam
trong các giai đoạn trước.
- Phương pháp chứng minh được tác giả sử dụng nhằm củng cố các quan điểm
nghiên cứu của mình thơng qua việc trích dẫn các số liệu báo cáo, qua các vụ việc
thực tế, qua phương pháp phỏng vấn sâu,... từ đó làm cơ sở để đánh giá các vấn đề có
trong nội dung nghiên cứu, đưa ra những biện pháp hồn thiện mang tính chặt chẽ và


8

phù hợp.
- Phương pháp phỏng vấn sâu có giá trị thực tiễn cao, được tác giả sử dụng
nhằm thu thập các thông tin để làm rõ nội dung nghiên cứu về nhận thức pháp luật,
thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật, thực trạng tảo hôn trong cộng đồng DTTS
hiện nay. Tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ Tịa án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
và cơng chức tư pháp hộ tịch tại địa phương có cộng đồng DTTS để thu thập quan
điểm cá nhân và tình hình thực tiễn để tăng thêm tính thuyết phục và làm cơ sở đánh
giá, nhận xét về các nội dung liên quan.
5. Cấu trúc đề tài
Nhằm mục tiêu nghiên cứu tồn diện cả góc độ pháp lý và thực tiễn về tảo hôn
trong cộng đồng DTTS tại Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu được tác giả phát
triển với kết cấu gồm hai Chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về tảo hôn – quy định của pháp luật việt nam
hiện hành về tảo hôn. Nội dung nghiên cứu tại Chương này sẽ được tác giả luận giải
thông qua bốn mục: i) Những vấn đề chung về tảo hôn, bao gồm các nội dung nghiên
cứu về khái niệm và bản chất của tảo hôn, các trường hợp tảo hôn và hậu quả của tảo
hôn; ii) Pháp luật một số quốc gia về tảo hôn; iii) Lược sử pháp luật Việt Nam về tảo
hôn; iv) Nội dung pháp luật Việt Nam hiện nay về tảo hôn. Việc làm rõ các nội dung

nghiên cứu trên tại Chương 1 sẽ tạo cơ sở lý luận và pháp lý cho việc giải quyết các
nội dung tại Chương 2.
Chương 2. Thực trạng tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam
và giải pháp giảm thiểu. Tại Chương này, nội dung nghiên cứu sẽ được làm rõ dựa
trên cơ sở nội dung lý luận và pháp lý đã được phân tích tại Chương 1, thơng qua cơ
sở đánh giá thực trạng tảo hôn và nhận diện một số bất cập, từ đó đưa ra một số đề
xuất hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi trong công tác giảm thiểu,
hạn chế tảo hôn trong cộng đồng DTTS tại Việt Nam hiện nay. Nội dung nghiên cứu
tại Chương này sẽ được tác giả triển khai thông qua ba nội dung, bao gồm: i) Các yếu
tố ảnh hưởng tảo hôn trong cộng đồng DTTS; ii) Thực trạng tảo hôn và xử lý tảo hôn
trong cộng đồng DTTS hiện nay; iii) Một số bất cập và giải pháp giảm thiểu tảo hôn
trong cộng đồng DTTS.


9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẢO HÔN - QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TẢO HƠN
1.1. Những vấn đề chung về tảo hơn
1.1.1. Khái niệm và bản chất của tảo hôn
Theo cách hiểu thông thường, tảo hôn là sự liên kết giữa một người nam và
một người nữ, hiện nay thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng
ngày và trong khoa học pháp lý khi nói về một hành vi vi phạm pháp luật về hơn
nhân. Trong tiếng anh hiện có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng để nói về hành vi tảo
hơn, ví dụ như Early Marriage8, Child Marriage9 hoặc Premature Marriage10. Trong
số đó, Early Marriage và Child Marriage là hai thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất,
đặc biệt là trong các Nghị quyết và Báo cáo của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên hai thuật
ngữ này lại có sự khác nhau đôi nét trong một số trường hợp được sử dụng. Theo giải
thích của Liên Hiệp Quốc về Child Marriage: “Tảo hơn là một sự liên kết chính thức
hoặc khơng chính thức giữa một đứa trẻ dưới 18 tuổi với một người lớn hoặc với một

đứa trẻ dưới 18 tuổi khác”11, cịn theo giải thích của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp
Quốc về Early Marriage: “Kết hơn sớm có thể được xác định là những cuộc hôn nhân
mà cả hai vợ chồng đều từ 18 tuổi trở lên, nhưng họ vẫn chưa sẵn sàng cho việc kết
hơn vì một số lý do như mức độ phát triển về thể chất, tình cảm, tình dục và sự phát
triển tâm lý xã hội hoặc họ chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết cho
cuộc sống hôn nhân và gia đình”12. Mặc dù vậy, quan điểm nghiên cứu của Ashley
D. Jordana vẫn chỉ ra rằng Early Marriage là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả
một sự liên kết về hôn nhân hợp pháp hoặc theo phong tục liên quan đến một người
dưới 18 tuổi13.
Dưới góc độ khoa học ngơn ngữ tại Việt Nam, Từ điển giải thích thuật ngữ
luật học cũng đã đưa ra giải thích về thuật ngữ tảo hôn như sau: “Tảo hôn là kết hôn

Mikayas Abera, Ansha Nega, Yifokire Tefera và Abebaw Addis Gelagay (2020), tlđd (7), truy cập vào
08/5/2023.
9
United Nations International Children's Emergency Fund (Unicef) (2023), Child Marriage,
truy cập vào 08/5/2023.
10
Lê Thái Minh (chủ nhiệm đề tài) (2022), Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các tỉnh miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hạn chế, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường
Đại học Luật Hà Nội, tr. 14.
11
Ashley D. Jordana (2016), tlđd (6), truy cập vào 08/5/2023.
12
Ashley D. Jordana (2016), tlđd (6), truy cập vào 08/5/2023.
13
Ashley D. Jordana (2016), tlđd (6), truy cập vào 08/5/2023.
8



10

khi chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định”14 và tại Từ điển tiếng Việt cũng giải thích:
“Tảo hơn là lấy vợ, lấy chồng khi còn chưa đến tuổi thành niên, chưa đến tuổi được
pháp luật cho phép kết hôn”15. Bên cạnh đó, theo một cách hiểu phổ biến được sử
dụng trong khoa học pháp lý, tảo hôn là việc nam, nữ lấy nhau khi chưa đến tuổi kết
hôn. Cụ thể, Luật Hơn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014 đã quy định tảo
hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo
quy định của luật này16. Đây là một định nghĩa cụ thể và có giá trị tham khảo cao khi
nghiên cứu về tảo hôn tại Việt Nam, bởi lẽ khái niệm này được quy định tại một đạo
luật chuyên ngành đang có hiệu lực pháp lý về hơn nhân và gia đình tại Việt Nam
hiện nay.
Tương đồng với cách giải thích của Liên Hiệp Quốc về tảo hôn, khái niệm về
tảo hôn tại Luật HN&GĐ năm 2014 của Việt Nam cũng được xây dựng tương đối cụ
thể khi thể hiện rằng hành vi lấy vợ, lấy chồng giữa nam và nữ được xem là tảo hôn
khi thuộc một trong các trường hợp sau:
i) Cả nam và nữ đều chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
ii) Nam đủ tuổi kết hôn mà nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp
luật.
iii) Nữ đủ tuổi kết hôn mà nam chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp
luật.
Như vậy, thông qua nội dung nghiên cứu và phân tích như trên, khái niệm tảo
hôn được tác giả rút ra như sau: Tảo hôn là việc nam, nữ thực hiện hành vi lấy vợ, lấy
chồng tại thời điểm một trong hai bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn tối thiểu
theo quy định của pháp luật.
Về bản chất của tảo hôn
Tảo hôn là một hiện tượng xã hội được biểu hiện dưới dạng là một hành vi vi
phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Để có thể nghiên cứu một cách tồn diện về
một hiện tượng thì cần phải làm rõ được bản chất của hiện tượng đó, bởi lẽ bản chất
và hiện tượng là cặp phạm trù quan trọng trong phép biện chứng duy vật của chủ

nghĩa Marx – Lênin, là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến dùng để chỉ định mối quan hệ biện chứng. Bản chất là phạm trù chỉ những thứ
cơ bản, những mối liên hệ bên trong của sự vật, còn hiện tượng là phạm trù miêu tả
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb. Công an nhân dân, tr. 161.
Thành Yến (2021), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb. Dân trí, tr. 521.
16
Xem khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014.
14
15


11

những biểu hiện bên ngoài của bản chất. Căn cứ vào nội dung khái niệm về tảo hôn
và một số tài liệu nghiên cứu khác, nhận thấy hiện tượng tảo hơn có bản chất gắn liền
với một số vấn đề cụ thể, việc nghiên cứu bản chất của hiện tượng tảo hơn có đóng
góp quan trọng trong việc nghiên cứu và xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng
tảo hơn trên thực tế, từ đó có phương án khắc phục và ngăn chặn phù hợp.
Kết hôn là một quyền tự do của con người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận
trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị năm 1966, tuy nhiên quyền kết hôn luôn được quy định gắn liền
với yêu cầu về độ tuổi kết hôn tối thiểu, tại Điều 23 Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị năm 1966 đã nêu rõ về quyền kết hôn và lập gia đình của nam, nữ
trong độ tuổi kết hơn được công nhận. Tại Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014 đã đặt
ra quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu là từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 18
tuổi trở lên đối với nữ17 và hồn tồn khơng cho phép việc nam, nữ xác lập quan hệ
vợ chồng dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa đến tuổi kết hơn. Bên cạnh đó pháp luật
cịn đặt ra quy định trực tiếp về việc cấm tảo hôn18 và căn cứ xác định hành vi tảo hôn
được dựa trên điều kiện về độ tuổi kết hôn tối thiểu19. Nếu quan hệ giữa các bên được
xác lập thông qua hành vi đăng ký kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong hoàn

cảnh một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn sẽ được xem là tảo hôn, là trái
pháp luật. Như vậy, tảo hôn mang bản chất là một hành vi vi phạm pháp luật về độ
tuổi kết hơn.
Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và đàn ông được hưởng những điều kiện
như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng
những thành quả phát triển của xã hội nói chung20. Tình trạng bất bình đẳng giới và
phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái hiện vẫn là một vấn đề nghiêm trọng
trên tồn cầu, có mối liên hệ rất mật thiết và đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến
tảo hôn21. Tại một kết quả nghiên cứu đã cho thấy tình trạng bất bình đẳng giới có
Xem điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.
Xem điểm b khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014.
19
Xem khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014.
20
Trường Đại học thủ đô Hà Nội, Bình đẳng giới là gì và tại sao chúng ta cần bình đẳng giới,
truy cập vào
11/5/2023.
21
Cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (2020), Bình đẳng giới: Yếu tố tạo ra sự thay đổi cho xã hội ở mọi
thế
hệ,
truy cập
vào 11/5/2023.
17
18


12

những tác động tiêu cực tới kết quả giáo dục, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc

sức khỏe tình dục và sinh sản, quyền ra quyết định và quyền kiểm sốt của trẻ em gái,
từ đó dẫn đến gia tăng tỷ lệ kết hôn ở trẻ em22. Tại Việt Nam hiện đang có gần 6,7
triệu người phụ nữ và trẻ em gái DTTS đang là nhóm đối tượng yếu thế, luôn phải
đối mặt với sự phân biệt đối xử, phải chịu sự bất bình đẳng kép cả về dân tộc và về
giới tính23. Tư tưởng trọng nam, kinh nữ vẫn còn tồn tại khiến trẻ em gái bị hạn chế
các cơ hội về học tập và phát triển bản thân. Trong quan hệ gia đình, nam giới vẫn
đóng vai trò chủ đạo trong khi phụ nữ và trẻ em gái có rất ít cơ hội tự quyết định các
vấn đề có ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân, thậm chí bất bình đẳng giới cịn biểu
hiện ở một số cộng đồng DTTS theo chế độ mẫu hệ khi quan niệm người phụ nữ phải
có nghĩa vụ, trách nhiệm lập gia đình và sinh con24. Do đó, tình trạng bất bình đẳng
giới và phân biệt đối xử với trẻ em gái trong giáo dục và trong quan niệm, tư tưởng
đã khiến trẻ em gái phải kết hôn sớm để hồn thành nghĩa vụ và thiên chức của mình,
chính những điều này đã thể hiện rõ bản chất bất bình đẳng giới của tảo hơn.
Tảo hơn là hành vi kết hôn sớm ở trẻ em25, đối với những quốc gia quy định
tuổi kết hôn tối thiểu bằng hoặc cao hơn tuổi thành niên như Việt Nam thì tảo hơn có
nguy cơ xâm phạm đến các quyền của trẻ em. Trẻ em là một chủ thể đặc biệt được
pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ưu tiên bảo vệ, tại Việt Nam trẻ em được quy
định là người dưới 16 tuổi26, thấp hơn 02 tuổi so với quy định tại Công ước của Liên
Hiệp Quốc về quyền trẻ em27, do đó khơng phải trong mọi trường hợp tảo hôn đều
gây nguy hại đến quyền trẻ em. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được
sống và lớn lên một cách lành mạnh và an tồn, do đó việc kết hơn sớm đối với trẻ
em dưới 16 tuổi được thừa nhận đã gây ra sự cản trở hay thậm chí tước đoạt các quyền
cơ bản của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái về các quyền được học tập, quyền được vui

22

UNFPA & UNICEF Việt Nam (2015), Hiểu rõ thực trạng kết hôn trẻ em tại Việt Nam,
/>20tr%E1%BA%A1ng%20k%E1%BA%BFt%20h%C3%B4n%20tr%E1%BA%BB%20em.pdf, truy cập vào
11/5/2023.
23

Báo điện tử Nhân Dân (2017), Bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số: Vẫn còn khoảng cách,
truy
cập vào 11/5/2023.
24
Báo điện tử Nhân Dân (2017), tlđd (23), truy cập vào 11/5/2023.
25
Mikayas Abera, Ansha Nega, Yifokire Tefera và Abebaw Addis Gelagay (2020), tlđd (7), truy cập vào
11/5/2023.
26
Xem Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016.
27
Điều 1 Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định: “Trong phạm vi Cơng ước này,
trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó
quy định tuổi thành niên sớm hơn”.


13

chơi, giải trí, quyền được chăm sóc sức khỏe,...28.
Ngồi ra, sự xuất hiện và tồn tại của tảo hôn cũng có liên quan đến các tập tục
và tập quán văn hóa về hơn nhân, nhất là trong các cộng đồng DTTS. Đối với quan
niệm của đồng bào DTTS, việc kết hôn chủ yếu được thực hiện theo phong tục, tập
quán của mỗi dân tộc và việc lấy vợ, lấy chồng chỉ cần sự đồng ý của những người
đứng đầu như già làng hoặc của cha mẹ hai bên nam, nữ29. Tại một số cộng đồng
DTTS theo chế độ mẫu hệ, sau khi kết hơn thì người nam sẽ ở tại nhà người nữ nên
các gia đình thường tác động đến trẻ em gái về việc lấy chồng sớm để có thêm nhân
lực phục vụ lao động sản xuất của gia đình30. Những tập tục và tập qn văn hóa này
đã có những tác động đến hành vi kết hơn, chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật
định, có thể làm trầm trọng thêm vấn nạn tảo hôn trong các động đồng DTTS.
Tập tục và tập qn văn hóa về hơn nhân là những thói quen thuộc về đời sống

của con người trong một cộng đồng xã hội, các thói quen này hình thành từ lâu đời
và được cơng nhận như một nếp sống và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do
đó việc xóa bỏ các hủ tục liên quan đến tảo hôn trong cộng đồng DTTS là một việc
không dễ dàng.
1.1.2. Các trường hợp tảo hôn
Tại khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã giải thích tảo hôn là việc lấy
vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Tuy nhiên Luật HN&GĐ năm 2014 lại khơng
có bất cứ định nghĩa cụ thể nào đối với hành vi lấy vợ, lấy chồng.
Tại khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra giải thích kết hơn là
việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 đã đặt ra
hai yêu cầu đối với việc xác lập quan hệ vợ chồng là phải đáp ứng đủ hai nhóm u
cầu về điều kiện kết hơn31 và đăng ký kết hơn32. Căn cứ vào hai nhóm u cầu này,
có thể đặt ra giả thuyết về một số trường hợp khi nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng
UNFPA & UNICEF Việt Nam (2015), tlđd (22), truy cập vào 11/5/2023.
Trần Đức Mạnh (2019), Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn và giải pháp hạn chế nạn
tảo hôn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Luận văn Thạc sĩ Luật Dân sự và Luật Tố tụng Dân sự, Trường Đại
học Luật Hà Nội, tr. 21.
30
Lê Thái Minh (chủ nhiệm đề tài) (2022), tlđd (10), tr. 42.
31
Xem khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.
32
Xem Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014.
28
29


14


theo quy định như sau:
i) Nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng đáp ứng điều kiện kết hôn và có đăng ký
kết hơn.
ii) Nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng khơng đáp ứng điều kiện kết hơn nhưng
có đăng ký kết hôn.
iii) Nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng đáp ứng điều kiện kết hôn nhưng không
đăng ký kết hôn.
iv) Nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng không đáp ứng điều kiện kết hôn và
không đăng ký kết hôn.
Từ nội dung nghiên cứu về bản chất của tảo hơn có thể thấy tảo hơn là hành vi
vi phạm pháp luật và được xác định dựa trên căn cứ vi phạm quy định về độ tuổi kết
hôn tối thiểu. Do đó, nếu trong trường hợp nam, nữ xác lập quan hệ “vợ chồng” vi
phạm quy định về độ tuổi kết hơn tối thiểu thì mới được xem là tảo hơn. Như vậy đã
có thể xác định được hai trường hợp tảo hôn trong các giả thuyết được đặt ra gồm: i)
Xác lập quan hệ “vợ chồng” có đăng ký kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa
đến tuổi kết hôn; ii) Xác lập quan hệ “vợ chồng” nhưng không đăng ký kết hôn do
một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn.
Trường hợp xác lập quan hệ “vợ chồng” có đăng ký kết hôn khi một bên hoặc
cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn xảy ra khi nam, nữ mặc dù không đáp ứng điều kiện
về độ tuổi kết hơn nhưng vì một số lý do lại thực hiện thành công thủ tục đăng ký kết
hôn. Trường hợp tảo hôn này được xác định là nam, nữ kết hôn khi một bên hoặc cả
hai bên chưa đến tuổi kết hôn. Đối với trường hợp xác lập quan hệ “vợ chồng” nhưng
không đăng ký kết hôn do một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn, trường hợp
này đã được Luật HN&GĐ năm 2014 quy định với thuật ngữ “chung sống như vợ
chồng” tại khoản 7 Điều 3 như sau: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ
chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”. Tảo hôn trong trường hợp này được
xác định khi nam, nữ chung sống như vợ chồng nhưng có một bên hoặc cả hai bên
chưa đến tuổi kết hôn.
Mặt khác, nhằm bổ sung cơ sở cho lập luận về hai trường hợp tảo hôn đã được

xác định, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo nội dung tại một số cơng trình
nghiên cứu khác về tảo hơn và nhận thấy đã có quan điểm cho rằng có hai trường hợp
tảo hơn bao gồm kết hôn trước tuổi luật định và chung sống như vợ chồng trước tuổi


15

luật định33. Như vậy, tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật về độ tuổi kết hôn và
được xác định gồm hai trường hợp như sau:
i) Kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đạt độ tuổi tối thiểu kết hôn;
ii) Chung sống như vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đạt độ tuổi tối
thiểu kết hôn.
1.1.3. Hậu quả của tảo hôn
Tảo hôn tại Việt Nam chủ yếu xảy ra trong các cộng đồng DTTS hoặc ở các
địa phương vùng sâu, vùng xa ít người sinh sống, điều này đã làm trầm trọng hơn
những hậu quả do tảo hơn mang lại. Dưới góc độ pháp luật, tảo hôn được quy định là
một hành vi bị cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình trước những hậu quả
do nó mang lại34. Đã có rất nhiều nghiên cứu được cơng bố cho thấy tảo hôn là một
hành vi nguy hại, gây ra những hậu quả và những ảnh hưởng nặng nề đến bản thân
và gia đình của người lấy vợ, lấy chồng khi chưa đến tuổi kết hôn35. Trước đây, Luật
HN&GĐ năm 1986 đã nhấn mạnh rằng: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt
thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”, do đó những hậu quả do tảo hôn
gây ra không chỉ dừng lại trong phạm vi một gia đình mà nó cịn có những tác động
lâu dài và lan rộng trong phạm vi xã hội, tạo nên một hiệu ứng khủng hoảng dây
chuyền đến mọi mặt của đời sống, gây cản trở đến sự phát triển chung của toàn xã
hội.
Bản thân người tảo hơn khi chưa đủ tuổi và gia đình của họ là những đối tượng
đầu tiên phải gánh chịu các hậu quả do tảo hôn gây ra, các hậu quả này có thể để lại
những tác động lâu dài đối với cuộc sống của con người, nhất là các vấn đề về sức
khỏe, giáo dục và đặc biệt có thể gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bền vững

của gia đình. Hiện nay pháp luật Việt Nam đã đặt ra những chế tài để xử lý các hành
vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn, hành vi vi phạm về tảo hơn có thể bị xử lý bởi chế tài
dân sự, hành chính36 hoặc hình sự37. Với chế tài về dân sự, tảo hôn dẫn đến hậu quả

Trần Đức Mạnh (2019), tlđd (29), tr. 10.
Xem điểm b khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014.
35
Phương Nam – Trần Quỳnh (2021), Tình trạng tảo hơn ở vùng dân tộc thiểu số - Thực trạng đáng lo ngại,
truy cập vào 10/5/2023.
36
Xem Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.
37
Xem Điều 183 BLHS năm 2015.
33
34


16

bất lợi về mặt nhân thân và tài sản của hai bên nam, nữ theo phán quyết của Tịa án
vì quan hệ vợ chồng giữa họ không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ38, điều này
dẫn đến quyền lợi của họ sẽ không được đảm bảo như quyền lợi của vợ, chồng hợp
pháp được pháp luật và Nhà nước công nhận.
Độ tuổi kết hôn được đặt ra khi căn cứ vào chỉ số phát triển tâm sinh lý của
con người39 nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân về sức khỏe, sinh
sản và tinh thần trước khi bước vào một quan hệ hôn nhân, do đó tảo hơn có thể sẽ
gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em gái. Tỷ lệ tử vong
của người mẹ và trẻ sơ sinh liên quan đến tảo hôn được đánh giá ln ở mức cao với
các biến chứng trong q trình mang thai và khi sinh con40. Bên cạnh đó, chất lượng
dân số bị suy giảm nghiêm trọng khi trẻ em được sinh ra bởi nam, nữ chưa được hoàn

thiện về thể chất và khả năng sinh sản, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường
của thai nhi và trẻ sơ sinh. Trẻ em được sinh ra bởi người mẹ chưa thành niên trong
cộng đồng DTTS thường có sức khỏe rất yếu và hay mắc các bệnh về nhiễm sắc thể,
hội chứng Down, dị tật, còi cọc và chậm phát triển. Gây ra những ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng đời sống của người con ở thời điểm hiện tại và trong tương lai41.
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu tại Việt Nam với các mục tiêu về
phát triển tồn diện con người, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế42. Tuổi kết hôn
hiện nay được pháp luật quy định thấp nhất là 18 tuổi đối với nữ, là độ tuổi tối thiểu
để hồn thành chương trình giáo dục phổ thông hệ 12 năm tại Việt Nam và đây cũng
là xu thế trong giáo dục tại một số quốc gia khác trên thế giới43. Việc hồn thành
chương trình giáo dục phổ thơng cịn tạo ra cho mỗi cá nhân những cơ hội phát triển
mới trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. Tuy nhiên, tảo hôn đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển giáo dục tại Việt Nam khi đã tước đi cơ hội

Tảo hơn sẽ bị Tịa án tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả
hai bên chưa đến tuổi kết hôn hoặc không công nhận quan hệ vợ chồng với trường hợp chung sống như vợ
chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hơn.
39
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2022), tlđd (4), tr. 157.
40
Báo điện tử Chính phủ (2016), Cảnh báo 2 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái,
truy
cập vào 10/5/2023.
41
Phương Nam – Trần Quỳnh (2021), tlđd (35), truy cập vào 10/5/2023.
42
Xem Điều 2 và khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục năm 2019.
43
Nguyễn Tiến Dũng (2013), Vì sao giáo dục phổ thơng cần 12 năm?, truy cập vào 10/5/2023.

38


17

được học tập và tiếp cận với môi trường giáo dục của người chưa thành niên. Dẫn
đến suy giảm nghiêm trọng về trình độ dân trí và dẫn đến hệ hụy lâu dài về chất lượng
đời sống của bản thân và gia đình của người tảo hơn. Theo thống kê của Phòng Giáo
dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn - tỉnh Nghệ An, từ đầu năm học 2022 - 2023 đến nay
đã có 154 học sinh của các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện này nghỉ học,
trong số đó có đến 57 em học sinh nghỉ học để lấy vợ, lấy chồng44.
Về những ảnh hưởng lâu dài, trình độ dân trí thấp và sức khỏe kém là những
nguyên nhân dẫn đến khó khăn về việc làm trong cộng đồng DTTS do không đáp ứng
được yêu cầu về năng lực trình độ và sức khỏe. Khi khơng có công việc ổn định để
tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình sẽ khiến đời sống gia đình đối mặt với
những vấn đề về kinh tế, thậm chí xuất hiện những bất đồng gây ảnh hưởng đến sự
bền vững của gia đình. Mỗi cá nhân và mỗi gia đình là những thành tố đóng vai trị
quyết định đến sự phát triển chung của tồn xã hội, hơn nhân tốt sẽ xây dựng nên một
gia đình tốt, từ đó tạo điều kiện cho xã hội phát huy được nội lực để phát triển bền
vững về mọi mặt. Tuy nhiên, khi con người và các giá trị của gia đình bị hủy hoại và
ăn mịn bởi các hệ lụy tảo hơn, thì tất yếu xã hội sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và
bị suy thối. Có thể thấy rằng, những hậu quả mà tảo hôn gây ra đối với bản thân và
gia đình của người tảo hơn đều có mối liên hệ mật thiết với một số khó khăn trong
tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việt Nam hiện nay đã khống chế thành công tốc độ gia tăng nhanh về dân số45,
tuy nhiên tảo hôn là nguyên nhân khiến cho dân số tăng nhanh về số lượng. Theo
đánh giá, Việt Nam hiện đang có số dân đứng thứ 15 trên 187 quốc gia và là một
trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới với tỷ lệ 310 người/km2,
theo dự đốn thì dân số Việt Nam có thể sẽ chạm ngưỡng 120 triệu dân với tỷ lệ 380
người/km2 vào năm 205046. Với những hậu quả về sức khỏe và giáo dục của tảo hôn

nên dân số tăng nhanh do tảo hôn cũng không mang lại lợi ích về việc bổ sung nguồn
nhân lực lao động cho đất nước, mà cịn làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nguồn
Báo điện tử Tiền Phong (2023), Nghệ An: Loạt học sinh nghỉ học để lấy chồng, lấy vợ,
truy cập vào
10/5/2023.
45
Báo Công an nhân dân điện tử (2019), Việt Nam khống chế tốc độ gia tăng dân số quá nhanh,
truy cập vào
10/5/2023.
46
Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) (2020), Liệu Việt Nam có cần tăng thêm dân số?,
truy cập vào 10/5/2023.
44


18

nhân lực lao động có chất lượng cao về trình độ và sức khỏe. Theo kết quả Điều tra
về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS vào năm 201847 cho thấy chỉ có 1,1%
người DTTS tảo hơn có trình độ chun mơn kỹ thuật, trong khi tỷ lệ này ở những
người không tảo hôn cao gấp gần 18 lần (18,8%); 31/53 DTTS có tình trạng 100% số
người tảo hơn khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật48. Do đó tảo hơn đã tạo ra một
rào cản rất lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, đi ngược
với mục tiêu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã được Đảng đặt ra về việc
nâng cao chất lượng dân số gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Những hậu quả do tảo hôn đã gây ra những áp lực nặng nề đối với Nhà nước
trong việc đảm bảo các vấn đề về an sinh – xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục
và giảm thiểu đói nghèo,... Theo cách tiếp cận đa chiều, tảo hôn là một tập quán lạc
hậu và lạc hậu luôn là “bạn đồng hành” của nghèo đói49, sự đói nghèo do tảo hơn đã
mang lại sự tác động khơng nhỏ đến các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh

tế. Bên cạnh đó, các chính sách về chăm sóc y tế cũng phải gánh chịu những tác động
tương tự khi số lượng người thiếu hụt về thể chất và trí tuệ do hậu quả của tảo hôn
ngày càng tăng cao50. Tỷ lệ tử vong cao của người mẹ và trẻ sơ sinh trong quá trình
mang thai và sinh con do các biến chứng thai sản51 cũng gây ra áp lực nặng nề đến
việc đảm bảo và nâng cao cơng tác chăm sóc sức khỏe đối với người mẹ và trẻ em
liên quan đến tảo hôn. Những điều này đã trở thành rào cản làm chậm quá trình phát
triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Qua đó có thể thấy, tảo hơn dẫn đến những hậu quả bất lợi đối với mỗi cá nhân,
gia đình và tồn xã hội. Nếu tảo hơn không được quan tâm và xử lý kịp thời sẽ dẫn
đến những hậu quả khó lường, gây ra những tác động tiêu cực và lâu dài đến tình hình
chính trị và xã hội của đất nước. Do đó cần phải nhận thức rõ được tầm quan trọng
của cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý tảo hôn. Đồng thời đặt ra yêu cầu trong
việc cần phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trong

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã
hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019, Nxb. Thống kê, tr. 62.
48
Thể hiện tại biểu đồ “Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có trình độ chun mơn kỹ thuật theo tình trạng tảo hơn
và giới tính năm 2018” tại Phụ lục số 04 đề tài này.
49
Phương Nam – Trần Quỳnh (2021), tlđd (35), truy cập vào 11/5/2023.
50
Báo Thái Nguyên (2023), Tảo hơn và những câu chuyện buồn, Kỳ 2: Cịn đó những nỗi đau,
truy cập vào 11/5/2023,
51
Báo điện tử Chính phủ (2016), tlđd (40), truy cập vào 11/5/2023.
47


19


công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật về phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý
tảo hơn dựa trên hoạt động nghiên cứu và phân tích cụ thể tình hình thực tiễn của xã
hội.
1.2. Pháp luật về tảo hôn tại một quốc gia trong khu vực Châu Á
Tảo hôn xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích chính đáng của phụ
nữ và trẻ em, đồng thời tảo hơn cịn có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của
một quốc gia. Do đó vấn đề này đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng
quốc tế thông qua việc đặt ra các mục tiêu và chính sách trong việc ngăn chặn, giảm
thiểu vấn nạn tảo hôn. Hiện nay, trong pháp luật quốc tế đã có nhiều Cơng ước chứa
đựng các quy định góp phần vào đảm bảo ngăn chặn và hạn chế tảo hôn. Tại Công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, quyền kết hơn đã được quy
định như một quyền về dân sự chính đáng của con người khi đã đến tuổi kết hôn hợp
pháp52. Pháp luật quốc tế không đặt ra quy định về tuổi kết hôn tối thiểu và trao quyền
này cho cơ quan lập pháp của mỗi quốc gia căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và
tình hình phát triển con người để đặt ra một độ tuổi kết hôn phù hợp. Theo quan điểm
của UNICEF, tảo hôn là một hình thức bạo lực đối với trẻ em53 nên hành vi kết hôn
liên quan đến trẻ em là không phù hợp và cần phải ngăn chặn. Trẻ em theo pháp luật
quốc tế là những người dưới 18 tuổi trừ trường hợp ngoại lệ các quốc gia quy định
tuổi thành niên thấp hơn, như vậy trẻ em có thể là người dưới 18 tuổi hoặc dưới một
độ tuổi thấp hơn 18.
Tảo hơn là một vấn đề tồn cầu, tuy nhiên tảo hôn hiện nay được đánh giá
đang tồn tại phổ biến ở khu vực Châu Á vì nơi đây có các điều kiện đặc biệt cho sự
xuất hiện và tồn tại của tảo hôn như các cấu trúc đặc trưng về xã hội và văn hóa54.
Dựa trên cơ sở sự gần gũi về vị trí địa lý, đặc biệt là sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn
nhau về văn hóa, phong tục giữa các quốc gia trong cùng khu vực, việc nghiên cứu
pháp luật về tảo hôn của một số quốc gia trong khu vực Châu Á sẽ mang lại một số
ưu điểm và thuận lợi trong việc so sánh pháp luật về tảo hơn với Việt Nam. Từ đó có
thể rút ra được những bài học kinh nghiệm có giá trị để vận dụng vào cơng tác xây
dựng và hồn thiện pháp luật Việt Nam về tảo hôn. Qua nghiên cứu nhận thấy các

quốc gia có những xu hướng khác nhau trong việc xây dựng pháp luật về phòng ngừa
Xem Điều 23 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
United Nations International Children's Emergency Fund (Unicef) (2023), tlđd (9), truy cập vào 08/5/2023.
54
United Nations International Children's Emergency Fund (Unicef) (2023), tlđd (9), truy cập vào 12/5/2023.
52
53


×