Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ở công ty TNHH MTV xăng dầu An Giang giai đoạn 2013-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.9 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Môi trường được quan niệm bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật. Ngày nay, môi trường sống đã và đang trở thành một trong
những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của
nhân loại. Bởi lẽ, môi trường gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như
với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nhưng nhân loại đang phải đối mặt
với nhiều bằng chứng về thiệt hại do con người gây ra ở nhiều khu vực của trái đất
như ô nhiễm nước, đất, không khí; sự phá hủy và làm cạn kiệt các tài nguyên không
tái tạo được; những xáo trộn lớn không mong muốn đối với cân bằng sinh thái, sinh
quyển, những tai biến của thiên nhiên… gây ra những mất mát, thiệt hại nặng nề về
thể chất, tinh thần và xã hội đối với con người. Con người đang phải trả giá cho những
hành vi “tước đoạt, xâm phạm” tự nhiên một cách bất chấp quy luật của mình. Từ sau
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển họp tại Rio de Janeirio,
Braxin năm 1992, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ
bản của thời đại. “Bảo vệ môi trường” đã trở thành thông điệp khẩn cấp của các dân
tộc trên toàn thế giới và là nhiệm vụ của tất cả mọi quốc gia nói chung, của nước Việt
Nam nói riêng.
Nhận thức rõ xu thế của thời đại, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Việt
Nam đã tích cực tham gia các hội nghị quốc tế và cam kết thực hiện phát triển bền
vững, chung tay cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ môi trường. Đảng ta luôn nhất quán
với mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng một môi trường sống an toàn không chỉ ở
hiện tại mà cho cả các thế hệ tương lai. “Bảo vệ môi trường” đã trở thành một nội
dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành và không chỉ là nhiệm vụ của một tổ chức
hay cá nhân riêng lẻ nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang là một doanh nghiệp nhà nước với
hoạt động chủ yếu là tồn chứa và kinh doanh xăng dầu, thuộc diện ngành nghề kinh
1
doanh có điều kiện do tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tràn dầu, rò rỉ hơi hoặc rơi vãi xăng
dầu, nếu thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, môi trường sống,


gây cháy nổ… nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của con người. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường cùng với việc nghiêm chỉnh chấp hành các
đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; Công ty TNHH
MTV Xăng dầu An Giang luôn xem việc giảm thiểu các tác động đến môi trường
trong hoạt động kinh doanh xăng dầu của đơn vị là “nhiệm vụ hàng đầu không thể
thiếu”, luôn song hành cùng với nhiệm vụ kinh doanh đạt hiệu quả hiệu quả và nâng
cao đời sống của người lao động.
Từ khi thành lập đến nay, với hoạt động kinh doanh tại 02 kho xăng dầu và 36
cửa hàng xăng dầu trực thuộc, Công ty chưa để xảy ra sự cố đáng tiếc nào ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, Công ty luôn xác định hoạt động kinh doanh
xăng dầu luôn là mối nguy cơ cao đối với môi trường, luôn tiềm ẩn các sự cố về môi
trường có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu trong hoạt động kinh doanh có sự lơ là, bất
cẩn … nên Ban lãnh đạo Công ty không ngừng chú trọng, quan tâm tìm các giải pháp
để phòng ngừa, giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường trong hoạt động
kinh ở tất cả các đơn vị trực thuộc.
Phòng Quản lý Kỹ thuật là đơn vị tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty trong
công tác kỹ thuật an toàn nói chung, công tác bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tối
đa các tác động đến môi trường của hoạt động kinh doang xăng dầu của toàn đơn vị
nói riêng. Bản thân tôi là phó trưởng phòng nên đây cũng là nhiệm vụ phải hoàn
thành. Vì vậy, trong khuôn khổ của tiểu luận này tôi muốn đánh giá lại thực trạng
công tác bảo vệ môi trường của Công ty trong thời gian qua, đồng thời đúc kết những
nguyên nhân; từ đó xây dựng những giải pháp giảm thiểu các tác động đến môi
trường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu mang tính tích cực, thiết thực và khả thi
để triển khai thực hiện từ nay đến năm 2015; nhằm góp phần đảm bảo nhiệm vụ bảo
vệ môi trường của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU HIỆN NAY
1.1. Những tác hại đến môi trường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang
bao gồm các quy trình vận hành chủ yếu như sau:
- Vận chuyển tạo nguồn xăng dầu từ các Tổng kho xăng dầu đầu mối về nhập
vào kho bằng các xà lan tự hành và cung ứng xăng dầu cho hệ thống bán lẻ xăng dầu
trên toàn tỉnh bằng ô tô xi-tec hoặc tàu sắt;
- Tại các kho, xăng dầu được nhập kín vào bể chứa qua hệ thống công nghệ;
tồn chứa, bảo quản về chất lượng, số lượng; sau đó xuất kín qua hệ thống công nghệ
xuất thủy hoặc xuất bộ để cung cấp cho các cửa hàng xăng dầu và khách hàng;
- Tại cửa hàng, xăng dầu được nhập kín vào bể chứa qua hệ thống công nghệ và
xuất bán lẻ trực tiếp thông qua các trụ bơm điện tử.
Vì vậy trong mọi hoạt động kinh doanh xăng dầu tại các đơn vị của Công ty
luôn có thể phát sinh các chất thải mang tính nguy hại đối với môi trường như:
- Phát sinh chất thải khí như hơi xăng bị rò rỉ trong quá trình nhập, xuất xăng
dầu; sự hỏng hóc của các hệ thống công nghệ, thiết bị tồn chứa… và bụi, tiếng ồn do
các phương tiện giao thông ra vào;
- Phát sinh nước thải sinh hoạt, nước vệ sinh nền, nước mưa chảy tràn ngang
qua khu vực nhập, xuất hàng; các cụm van nhập, xuất thủy, xuất bộ… có lẫn xăng
dầu gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước và sự sống các loài thủy sinh;
- Phát sinh chất thải rắn như rác thải sinh hoạt, thùng phuy, lon nhớt; giẻ lau,
bao tay dính xăng dầu; bùn thải có dầu của bể gạn dầu, bóng đèn hùynh quang hỏng,
bình accquy hỏng…
- Phát sinh nhớt thải khi thay nhớt cho các máy móc thiết bị;
3
- Các sự cố mang tính chất nguy hiểm cao có thể phát sinh trong hoạt động kinh
doanh xăng dầu là sự cố ngộ độc hơi xăng dầu, cháy nổ, tràn xăng dầu …
Với các quy trình hoạt động nêu trên, việc phát sinh hơi xăng dầu, rơi vãi số
lượng nhỏ xăng dầu tại các vị trí nhập, xuất xăng dầu; tại các cụm van chặn nhập,
xuất thủy, xuất bộ… là điều không thể tránh khỏi. Nguy hiểm nhất là trong quy trình

nhập, xuất tại các kho và cửa hàng xăng dầu, đôi khi do các thao tác của công nhân
khi bắt ống vào họng nhập, xuất không đúng quy trình, không đảm bảo kín hoặc do
công nhân lơ là, bất cẩn không quan tâm, kiểm soát chặt chẽ sức chứa của bể trong
khi nhập hoặc do sự hư hỏng, rò rỉ của hệ thống bể chứa, hệ thống công nghệ dẫn
xăng dầu hoặc do sự rò rỉ, hư hỏng của các xà lan, ôtô xi-tec khi vận tải xăng dầu…
gây rò rỉ hoặc chảy tràn xăng dầu với số lượng lớn… sẽ gây ngộ độc hơi xăng dầu, dễ
phát tán ra môi trường hoặc phát sinh cháy nổ khi tiếp xúc với nguồn nhiệt.
Rõ ràng, các chất thải trong quá trình hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công
ty nếu thải ra môi trường bên ngoài khi chưa được xử lý sẽ tác động xấu đến môi
trường không khí, nước, đất…và nhất là các sự cố như ngộ độc hơi xăng dầu, tràn
dầu, cháy nổ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng cũng như tài
sản của nhân dân. Vì vậy, chúng ta cần có giải pháp giảm thiểu tối đa các tác động
xấu đến môi trường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Nhận thức được các nguy cơ, Đảng ủy và Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV
Xăng dầu An Giang luôn xem việc hạn chế, giảm thiểu các tác động xấu đến môi
trường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là chính là “Bảo vệ môi trường”, là một
công tác gắn liền với hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban lãnh đạo luôn khẳng
định: Bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ không thể thiếu; cần phải được thực hiện
xuyên suốt, liên tục đối với tất cả các khâu trong toàn bộ hoạt động của Công ty; là
một công tác có tính chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi tất cả các cá nhân tham gia vào
hoạt động kinh doanh phải nắm rõ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường,
nắm rõ các quy trình vận hành các hệ thống công nghệ cụ thể tại từng đơn vị và là
nhiệm vụ của tất cả mọi thành viên trong toàn Công ty.
4
1.2. Những quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh
xăng dầu
Những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu được Nhà nước quan tâm rất nhiều. Ngoài các văn bản pháp luật quy định
chung về bảo vệ môi trường như: Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày
29/11/2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 26/2011/TT-
BTNMT ngày 18/07/2011 hướng dẫn một số điều của Nghị định 29; Thông tư
01/2012/TT-BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định
về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện Đề án bảo vệ môi
trường chi tiết; lập và đăng ký Đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý
chất thải nguy hại Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật riêng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu như :
- Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh
xăng dầu;
- Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11/02/2011 của Chính phủ về an toàn các
công trình dầu khí trên đất liền thay thế các Nghị định số 10/1993/NĐ-CP và số
47/1999/NĐ-CP;
- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, thay thế QĐ 103/2005/TTg;
- Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố các tiêu chuẩn quốc gia có liên quan
đến yêu cầu thiết kế, xây dựng các công trình xăng dầu như :
* TCVN 5684:2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu
mỏ-Yêu cầu chung;
5
* TCVN 5334:2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ-Yêu cầu
an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng;
* TCVN 5307:2009 TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ-
Yêu cầu thiết kế;
* TCVN 4530:2011 Cửa hàng xăng dầu- Yêu cầu thiết kế;
- Ngày 18/06/2013, Bộ Công thương đã ký Thông tư số 11/2013/TT-BCT, ban
hành QCVN 01:2013/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng
xăng dầu.

Ngoài ra, để hướng dẫn các công ty thành viên thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã ban hành Quy
chế Quản lý Môi trường kèm theo Quyết định số 371/XD-QĐ-HĐQT ngày
20/09/2007 và nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật của Nhà nước về môi
trường, căn cứ Quy chế Quản lý Môi trường của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam;
Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang thông qua hệ thống tài liệu ISO 9001-2008
đã ban hành các quy định về bảo vệ môi trường như :
- Quy định bảo vệ môi trường đối với kho xăng dầu QĐ/6.4/QLKT/01;
- Quy định bảo vệ môi trường đối với cửa hàng xăng dầu QĐ/6.4/QLKT/02;
- Quy định kiểm tra, chấm điểm công tác an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo
vệ môi trường tại kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu QĐ/6.4/QLKT/03;
- Quy định phương án ứng cứu sự cố tràn dầu của hai kho xăng dầu
(QĐ/6.3/QLKT/01 và QĐ/6.3/QLKT/02);
- Quy định phương án phòng cháy chữa cháy tại kho và các cửa hàng xăng dầu
(QĐ/6.3/QLKT/03);
Nhằm đảm bảo các quy trình hoạt động khi vận hành không để xảy ra các sự cố
gây ô nhiễm môi trường, Công ty còn ban hành nhiều thủ tục, quy định các thao tác
trong các quy trình nhập, xuất xăng dầu; hướng dẫn kiểm tra, bảo dưỡng, sử dụng và
vận hành máy móc thiết bị các tại các đơn vị…
6
Chương 2
NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH
XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY TNHH MTV XĂNG DẦU AN GIANG
HIỆN NAY
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty TNHH
MTV Xăng dầu An Giang
2.1.1. Giới thiệu Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang
Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Tiền thân là Công ty Xăng dầu mỡ, được thành

lập năm 1975 trực thuộc Ty Thương nghiệp tỉnh Long Châu Hà; tháng 05/1976 sát
nhập với Ty Vật tư An Giang thành Công ty Vật tư tổng hợp An Giang tực thuộc
Tổng cục Vật tư Miền Nam, đền 01/01/1977 trực thuộc Bộ Vật tư. Thực hiện Nghị
định số 388/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Công ty được thành lập lại theo Quyết
định 331/QĐ-UB ngày 03/06/1994 của UBND tỉnh An Giang. Tháng 10/1995, Công
ty được chuyển giao từ UBND tỉnh An Giang về trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu
Việt Nam với tên gọi là Công ty Xăng dầu An Giang. Tháng 07/2010, Công ty được
chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam)
với tên gọi là Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang.
2.1.2. Quy mô hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty TNHH MTV
Xăng dầu An Giang
Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang là một đơn vị đầu mối cung cấp
xăng dầu với sản lượng hàng năm lên đến 100.000 m
3
xăng dầu các loại, nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của người dân, thúc đẩy phát triển kinh
tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Hoạt động kinh doanh của Công ty là quá trình vận
chuyển tạo nguồn, tồn chứa, xuất bán thông qua hệ thống phân phối gồm 36 cửa hàng
xăng dầu, một tổng đại lý (gồm 09 đại lý trực thuộc) và 70 đại lý xăng dầu có mặt ở
7
hầu hết các huyện, thị, thành phố đã nâng tổng số cửa hàng bán lẻ trực tiếp thuộc hệ
thống Petrolimex là 115 cửa hàng, cơ bản giúp Công ty chiếm lĩnh 27% thị phần tiêu
thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang.
Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty
TNHH MTV Xăng dầu An Giang bao gồm :
- Trụ sở văn phòng Công ty tọa lạc tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
bao gồm Ban Giám đốc và 04 phòng nghiệp vụ là Phòng Tổ chức Hành chính, Tài
chính Kế toán, Quản lý Kỹ thuật và Kinh doanh (kiêm phụ trách Đội vận tải);
- Hệ thống kho tồn chứa xăng dầu gồm 02 kho với tổng sức chứa là 3.000 m

3
,
tọa lạc trên tổng diện tích khoảng 12.700 m
2
, nằm trên bờ sông Hậu thuộc địa phận
thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú. Các kho xăng dầu được trang bị cơ sở hạ
tầng kỹ thuật khá hiện đại gồm 30 bể chứa (100m
3
), trong đó có 07 bể ngầm chứa
xăng và 23 bể nổi chứa dầu các loại; cầu tàu nhập-xuất thủy; hệ thống công nghệ
nhập-xuất xăng dầu kín, được làm bằng thép và các máy móc thiết bị chuyên dụng;
- Các phương tiện vận tải xăng dầu gồm 02 xà lan tự hành tải trọng 770 m
3

04 ô tô xi-tec dung tích 37 m
3
, đủ năng lực vận chuyển xăng dầu từ kho đầu mối trực
thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, Tổng kho xăng dầu
Miền Tây) về kho xăng dầu nội bộ và vận chuyển cung cấp xăng dầu cho 36 cửa hàng
xăng dầu và các đại lý;
- Hệ thống phân phối bán lẻ gồm 34 cửa hàng xăng dầu có tổng sức chứa là
1.700 m
3
, nằm trên các trục lộ giao thông chính của 10 thành phố, huyện, thị xã (ngoại
trừ huyện Tân Châu) của tỉnh An Giang, rất thuận tiện cho việc cung cấp lẻ xăng dầu
cho người tiêu dùng. Bên cạnhh đó, Công ty còn đặt 02 xà lan bán xăng dầu với tổng
sức chứa là 140 m
3
nằm trên sông Hậu thuộc địa bàn huyện An Phú, nhằm cung cấp
xăng dầu cho các phương tiện vận tải thủy. Hầu hết các cửa hàng xăng dầu trực thuộc

Công ty đều được trang bị các bể chứa cùng hệ thống công nghệ nhập-xuất chôn
ngầm, bằng thép. Tại các cửa hàng, xăng dầu được xuất bán thông qua các cột bơm
xăng dầu đảm bảo kín, an toàn, đảm bảo số lượng.
8
2.2. Kết quả thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường
trong kinh doanh xăng dầu ở Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang thời gian
qua
2.2.1.Kết quả đạt được:
a) Về việc thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường:
- Các kho xăng dầu cũng như các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty đều
được thiết kế và thi công đúng theo các Tiêu chuẩn Việt Nam, các quy định Nhà nước
về xây dựng công trình xăng dầu; đảm bảo đúng với các quy định của Nhà nước về về
vị trí, khoảng cách, kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường; được
các cơ quan chức năng nghiệm thu hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng. Nhìn
chung, các công trình đều khang trang, sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan;
- Các công trình xăng dầu đều được cấp cấp phép xây dựng; quyết định phê
duyệt hoặc giấy xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ
môi trường; giấy chứng nhận thẩm định phòng cháy chữa cháy; giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra, Công ty đã lập phương án ứng cứu sự cố
tràn dầu cụ thể cho từng đơn vị và phiếu cảnh báo an toàn hóa chất đối với các mặt
hàng xăng dầu;
- Hầu hết các công nhân trực tiếp tại đơn vị đều tham gia lớp tập huấn về kỹ
thuật xăng dầu, về an toàn phòng cháy chữa cháy;
- Công ty cũng thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và xây dựng phương
án chữa cháy tại chỗ và thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật an toàn,
phòng cháy cho công nhân;
b) Về đầu tư cơ sở vật chất để bảo vệ môi trường:
- Nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, các công trình xăng dầu đều được xây
dựng hàng rào tường gạch chống cháy xung quanh; được lắp đặt hệ thống bể chứa, hệ
thống công nghệ bằng thép, đảm bảo kín cùng với hệ thống thoát hơi (van thở) cho bể

chứa và hệ thống thu hồi hơi xăng dầu khi nhập hàng theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
9
- Đối với việc thu gom và xử lý nước thải, các công trình xăng dầu đều được
xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt và các khu vực nhập,
xuất xăng dầu, các cụm van nhập, xuất… đều được láng nền xi-măng, tạo độ dốc để
thu gom nước vệ sinh nền, nước mưa chảy tràn có lẫn xăng dầu vào hệ thống cống
dẫn về bể gạn dầu 03 ngăn. Tại bể gạn dầu, váng dầu nổi trên mặt nước sẽ bị giữ lại,
chỉ có nước thoát ra môi trường bên ngoài. Các chất thải từ quá trình xử lý dầu sau khi
thu gom từ bể gạn sẽ được lưu giữ và xử lý theo quy định;
Nước thải
nhiễm dầu
`
Sơ đồ bể gạn dầu
- Đối với các kho xăng dầu, các cụm van nhập, xuất xăng dầu trên cầu tàu đều
trang bị các khay bằng thép để hứng xăng dầu bị rò rỉ (nếu có); các khu vực bể chứa
đều được xây dựng đê bao, đảm bảo không để xăng dầu tràn ra bên ngoài khi xảy ra
sự cố; hệ thống van chặn, máy bơm xăng dầu được sử dụng đều là các thiết bị chuyên
ngành xăng dầu, không gây rò rỉ khi vận hành;
- Các công trình xăng dầu đều được lắp đặt cột thu lôi và hệ thống điện, cầu dao
đảm bảo an toàn; được trang bị đầy đủ các bình chữa cháy với chủng loại và số lượng
đúng theo quy định của cơ quan phòng cháy chữa cháy; phuy chứa cát, xẻng, chăn
(bao bố) tẩm nước để chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Tại các vị trí nhập, xuất xăng
dầu, khu vực bán hàng đều được đặt các biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm sử
dụng điện thoại di động; niêm yết bảng nội quy phòng cháy và tiêu lệnh chữa cháy
theo quy định của cơ quan phòng cháy chữa cháy;
- Các phương tiện vận tải xăng dầu luôn tuân thủ đúng quy định của Nhà nước
về đăng kiểm lưu hành, được định kỳ kiểm tra lên đà (đối với xà lan) để duy tu, bảo
dưỡng, sửa chữa những hỏng hóc nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển;
10
Nước thoát ra

Váng dầu
Váng dầu
- Công ty cũng trang bị giấy thấm dầu chuyên dụng để thực hiện thu hồi xăng
dầu nhiễm trong nước thải (nếu có) và sản phẩm vi sinh Enretech-1 để xử lý bùn căng
nhiễm dầu khi súc rửa bể, vệ sinh công nghiệp bể gạn dầu.
c) Về công tác kiểm tra, giám sát:
- Thực hiệc các quy định về bảo vệ môi trường đã ban hành do Công ty ban
hành, các đơn vị thường xuyên tự kiểm tra sự rò rỉ của các bể chứa, hệ thống công
nghệ, các van chặn, trụ bơm… để sửa chữa kịp thời, nhanh chóng khi phát hiện hư
hỏng. Thủ trưởng các đơn vị thường xuyên nhắc nhở công nhân thận trọng, thao tác
đúng quy trình trong lúc nhập, xuất nhiên liệu và tăng cường vệ sinh xăng dầu rơi vãi;
- Định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần đối với các cửa hàng và 06 tháng đối với kho
xăng dầu, Công ty có chế độ kiểm tra toàn diện về công tác kỹ thuật an toàn nói
chung, công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy nói riêng. Các nội dung và
kết quả kiểm tra đều được ghi nhận trong “Phiếu kiểm tra công tác bảo đảm an toàn
môi trường” theo mẫu đúng quy định và được lập thành Báo cáo kết quả kiểm tra gửi
Ban lãnh đạo Công ty để có chỉ đạo sau kiểm tra, đảm bảo công tác an toàn, môi
trường … luôn được thực hiện đúng quy định;
- Hàng năm, Công ty phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tỉnh An Giang để
đo môi trường lao động tại các kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu, phối hợp Trung
tâm Quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để xét nghiệm các mẫu nước thải
tại 02 kho xăng dầu và các cửa hàng xăng dầu trên sông (xà lan bán xăng dầu) nhằm
kiểm tra sự phù hợp của các chỉ tiêu về chất thải so với báo cáo đánh giá tác động môi
trường hoạc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt để có biện pháp khắc
phục kịp thời khi phát hiện có chỉ tiêu chưa đạt;
d) Về công tác xử lý ô nhiễm môi trường, khắc phục hậu quả:
Đến nay, Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang không để xảy ra bất cứ sự
cố nào gây ô nhiễm môi trường nên không phải xử lý ô nhiễm môi trường, không phải
khắc phục hậu quả.
11

2.2.2. Nguyên nhân kết quả đạt được:
- Công ty đạt được những kết quả nêu trên là do đường lối, chủ trương đúng
đắn của Đảng và hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, của các bộ ngành có liên
quan đã ban hành những quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường nói chung,
bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu nói riêng;
- Công ty luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy
đảng và các cơ quan có chức năng tại địa phương cũng như của Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam. Đây là thuận lợi cơ bản nhất để Công ty thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
trường;
- Tập thể Ban lãnh đạo Công ty luôn ý thức được tầm quan trọng, cũng như
trách nhiệm của mình về công tác kỹ thuật an toàn, về bảo vệ môi trường và xem đây
là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nên luôn có sự quan tâm và dành nhiều kinh phí để đầu
tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, bảo trì trang thiết bị;
- Tổ chức các đoàn thể đã phối hợp, kết hợp tốt với chính quyền trong việc
tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty về thực hiện phong
trào xanh-sạch-đẹp, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy
nổ. Từ đó, ý thức của người lao động về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của
bản thân về công tác an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh
được nâng lên rõ rệt.
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
a) Những tồn tại, hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các quy định của
Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, Công ty còn một số tồn tại, hạn chế như:
- Các cán bộ quản lý về công tác môi trường, nhân viên trực tiếp kinh doanh
của Công ty vẫn chưa có giấy chứng nhận về đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường
theo quy định tại Khoản 3 - Điều 15 của Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
- Lượng nước thải nhiễm dầu thực tế tại các cửa hàng xăng dầu khá ít và các
báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
12
của các cửa hàng xăng được đơn vị tư vấn có chức năng xác lập từ năm 1998 đến năm

2009 còn đơn giản, nhiều thiếu sót và không hoặc lập chưa đầy đủ chương trình giám
sát định kỳ đối với môi trường không khí, nước thải nên công tác quan trắc môi
trường tại các cửa hàng chưa được thực hiện đầy đủ;
- Tại các đơn vị, các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình kinh doanh
xăng dầu chưa được nhận dạng đầy đủ nên chưa được phân loại, chưa bố trí nơi lưu
trữ rõ ràng; thậm chí còn được đem bán phế liệu như thùng phuy chứa dầu nhờn, lon
dầu nhờn thải, nhớt thải Công ty chưa thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại và chưa có kế hoạch xử lý chất thải nguy hại phát sinh;
- Công ty tự lập phương án ứng phó sự cố tràn dầu cho các đơn vị nên nội dung
chưa đảm bảo đúng theo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu mới được ban
hành kèm theo Quyết định 02/2013/QĐ-TTg;
- Công ty chưa có hình thức khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân điển hình tốt
về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nên chưa tạo được phong trào thiết thực, sôi
nổi về bảo vệ môi trường.
b) Nguyên nhân:
- Các cán bộ phụ trách về môi trường làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không
có nghiệp vụ chuyên môn về môi trường trong khi các văn bản pháp luật của Nhà
nước, của các bộ ngành có liên quan về môi trường thường xuyên được bổ sung, sửa
đổi… nên việc tiếp cận với các quy định mới còn chậm, chưa kịp thời và đầy đủ;
- Các cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh tại các đơn vị chưa được
tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về môi trường nên chưa có sự nhận định chính xác
về các chất thải nguy hại, chưa quan tâm nhiều đối với các hành vi bảo vệ môi trường
tại đơn vị;
- Công tác kiểm tra tuy thực hiện thường xuyên, có biên bản cụ thể nhưng Công
ty chưa có những biện pháp chế tài, xử lý nghiêm túc những đơn vị, cá nhân vi phạm
thường xuyên các quy định về bảo vệ môi trường nên hiệu quả công tác thanh, kiểm
tra chưa cao;
13
- Công ty chưa có phương tiện, thiết bị ứng cứu sự cố tràn dầu lớn trên sông
như phao quây dầu, canô kéo phao do giá trị đầu tư lớn, Công ty lại gặp khó khăn về

vốn đầu tư, ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh có hiệu quả của đơn vị;
- Trên địa bàn tỉnh An Giang, các cơ quan có chức năng vẫn chưa triển khai tổ
chức việc đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho các đơn vị và chưa có tổ chức
hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân về xử lý chất thải nguy hại (theo quy định tại
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quản lý chất thải nguy hại) để Công ty có thể phối hợp khi cần thiết.
14
Chương 3
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐÔNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU Ở CÔNG TY TNHH MTV XĂNG
DẦU AN GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015
3.1. Mục tiêu đến năm 2015
3.1.1. Mục tiêu chung
- Không ngừng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong kinh doanh
xăng dầu trong toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
tối đa những nguy cơ, tác động xấu gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động kinh
doanh xăng dầu;
- Xây dựng Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang trở thành một doanh
nghiệp Nhà nước thân thiện với môi trường để cùng với Đảng, Nhà nước và toàn dân
hoàn thành thắng lợi mục tiêu “Phát triển bền vững”.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ về bảo vệ môi trường đối với cán bộ chuyên
trách công tác môi trường và các nhân viên, công nhân trực tiếp;
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản, các quy định của Công ty về bảo vệ môi
trường cho phù hợp với các văn bản quy phạm được điều chỉnh, bổ sung của Nhà
nước, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị;
- Đầu tư hiệu quả các công trình, cơ sở vật chất phục vụ việc bảo vệ môi
trường; tăng cường công tác bảo trì, duy tu sửa chữa các trang thiết bị … đảm bảo
luôn chế độ hoạt động, vận hành tốt, an toàn;
- Tất cả các kho xăng dầu, cửa hàng xăng dầu đều đạt chuấn “xanh-sạch-đẹp”,

đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy.
15
3.2. Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong hoạt động kinh
doanh xăng dầu ở Công ty TNHH MTV xăng dầu An Giang từ nay đến năm
2015:
3.2.1. Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục về nhận thức và trách nhiệm
bảo vệ môi trường
Giải pháp quan trọng nhất để giảm thiểu các tác động đến môi trường trong
kinh doanh xăng dầu của Công ty chính là xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong
từng người cán bộ, công nhân viên toàn Công ty. Một khi tất cả mọi người đều nhận
thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó sẽ
có hành động, thái độ đúng đắn với môi trường tự nhiên.
Vì vậy, Đảng ủy và Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang
luôn quán triệt sâu rộng các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về mục tiêu phát triển bền vững, về công tác bảo vệ môi trường trong
toàn Công ty; tổ chức học tập các Nghị quyết của các tổ chức đảng cấp trên để mọi
cán bộ công nhân viên luôn thông suốt và không ngừng nêu cao ý thức trách nhiệm cá
nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung, nhiệm vụ bảo vệ môi
trường nói riêng.
Bên cạnh đó, các đoàn thể Công ty phối hợp cùng chính quyền, hàng năm tổ
chức các phong trào vận động quần chúng tham gia thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
trường bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với phương châm: “An toàn
để sản xuất, sản xuất phải an toàn”.
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ và các quy định về công tác bảo
vệ môi trường
- Các bộ phận nghiệp vụ thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành
các nội quy, quy định về bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tuân thủ đúng theo các văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành và đồng thời phải đảm bảo phù hợp với điều kiện
hoạt động cụ thể của từng đơn vị;
16

- Phối hợp với các đơn vị có chức năng lập Đề án bảo vệ môi trường tại hai kho
xăng dầu đảm bảo nội dung hoàn chỉnh, đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư
01/2012/TT-BTNMT và phù hợp với điều kiện hoạt động của từng kho; lập kế hoạch
sự cố tràn dầu cho các công trình xăng dầu, các xà lan tự hành và được sự phê duyệt
của các cơ quan có thẩm quyền;
- Lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại phát sinh trong toàn
Công ty với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và liên hệ, phối hợp với đơn
vị có chức năng về xử lý chất thải nguy hại để thu gom và xử lý nguồn chất thải nguy
hại, chất thải nhiễm dầu của Công ty.
3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán
bộ làm công tác môi trường và công nhân trực tiếp
Đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật an toàn môi trường là tập hợp những cán
bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường ở các đơn vị trực thuộc Công ty. Do đó chất lượng đội ngũ cán bộ làm công
tác kỹ thuật an toàn môi trường quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường trong toàn Công ty. Để nâng cao chất lượng đội ngũ này, cần thực
hiện các công việc sau:
- Bổ nhiệm cán bộ có nghiệp vụ về môi trường chuyên trách công tác bảo vệ
môi trường toàn Công ty; kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật an toàn môi
trường một cách tinh gọn; xây dựng lề lối, phong cách làm việc khoa học, quy hoạch;
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về công tác bảo vệ môi trường;
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vai trò của cán bộ làm công tác kỹ thuật
an toàn môi trường; khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ được tham gia nâng cao
trình độ chuyên môn, học tập, bồi dưỡng về trình độ chính trị để nâng dần chất lượng
của công việc;
- Liên hệ với Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại - Bộ Công thương tổ chức các
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu cho toàn
thể các cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp trong Công ty;
17
- Ban lãnh đạo Công ty tổ chức đánh giá chất lượng công việc của cán bộ một

cách thường xuyên, liên tục nhằm động viên khen thưởng kịp thời các cán bộ làm tốt,
phê bình cán bộ làm chưa tốt, tạo môi trường phấn đấu thực hiện tốt công việc.
3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh và đảm bảo công
tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị
Hàng năm, Công ty dự trù đầy đủ kinh phí để phục vụ cho các hoạt động bảo vệ
môi trường. Bên cạnh công tác đầu tư xây dựng mới, luôn quan tâm đến công tác duy
tu, sửa chữa, cải tạo hệ thống nước thải phù hợp với điều kiện thực tế; duy tu, sửa
chữa, cải tạo các phương tiện vận tải, bồn bể, hệ thống công nghệ … khi có hỏng hóc,
nhằm bảo đảm an toàn khi vận hành và không gây ra các tác động xấu đến môi
trường;
Công ty cần chú trọng việc đầu tư những thiết bị xử lý chất thải trong quá trình
hoạt động ở các kho xăng dầu. Phấn đấu đến năm 2015, các kho xăng dầu trực thuộc
Công ty đều được trang bị hệ thống xử lý nước thải chuyên dùng trong ngành xăng
dầu, bảo đảm nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn. Đồng thời định hướng tự động
hóa, hiện đại hóa hệ thống công nghệ từ khâu tiếp nhận đến khâu cung ứng xăng dầu
cũng là một giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Công ty lập kế hoạch xây dựng kho chứa chất thải nguy hại tại hai
kho xăng dầu và trang cấp đầy đủ các thùng chuyên dụng chứa các chất thải nguy hại
theo từng chủng loại tại tất cả các đơn vị.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi
trường tại các đơn vị
Biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố làm ô nhiễm môi
trường là việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về bảo vệ môi trường ở các đơn
vị. Việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện đúng quy định, đầy đủ nội dung. Cán
bộ kiểm tra phải có kiến thức về môi trường để có thể nhận thấy được những nguy cơ
tiềm ẩn có thể gây ô nhiễm môi trường và đưa ra các kiến nghị phù hợp để khắc phục.
18
Thường xuyên rà soát các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật, quy trình vận hành hệ
thống công nghệ, máy móc thiết bị và các quy định về bảo vệ môi trường… nhằm bổ
sung, hoàn thiện kịp thời những thiếu sót và đảm bảo luôn phù hợp với điều kiện thực

tế của từng đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện nội quy,
quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành trang thiết bị công nghệ và quy định về an toàn
tại các công trình xăng dầu.
Thực hiện nghiêm chế độ quan trắc môi trường định kỳ tại các đơn vị đúng theo
quy định hiện hành.
Biểu dương khen thưởng những tập thể và cá nhân tích cực thực hiện tốt phong
trào xanh-sạch-đẹp, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy
nổ; đồng thời nghiêm khắc phê phán hoặc xử lý kỷ luật những tập thể, cá nhân chưa
tích cực thực hiện, vi phạm các quy định của Nhà nước, của ngành, đơn vị và để xảy
ra sự cố ô nhiễm môi trường, cháy nổ do chủ quan gây ra (nếu có).
3.2.6. Thường xuyên phối hợp với các ngành có chức năng trong công tác
bảo vệ môi trường.
Tiếp tục duy trì việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác quan
trắc về môi trường, bảo đảm các chỉ tiêu được đề ra trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;
Khi được các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tại đơn vị về công tác bảo vệ
môi trường, Công ty phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đoàn kiểm tra có thể tiếp cận
tốt với quy trình hoạt động của Công ty nhằm có thể chỉ ra những thiếu xót, hạn chế
trong công tác bảo vệ môi trường của đơn vị và đưa ra những kiến nghị giúp Công ty
khắc phục những thiếu xót, hạn chế, bảo đảm an toàn môi trường trong suốt quá trình
hoạt động của mình.
19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Môi trường tự nhiên là điều kiện sống vô cùng cần thiết và không thể thay thế
đối với con người. Môi trường là ngôi nhà chung mà tất cả mọi người, không phân
biệt màu da, sang hèn, giàu nghèo đều có lợi ích của mỗi cá nhân trong đó. Do vậy,
tôn trọng tự nhiên, bảo vệ môi trường phải là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người,
mọi tổ chức, mọi cộng đồng và của toàn thế giới. Phát triển xã hội một cách bền vững
và hài hoà trên cơ sở đồng tiến hoá giữa con người và tự nhiên là cái đích mà thế giới
đương đại đang hướng đến.

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong việc tăng cường và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
cũng như hành động về việc tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường
trong toàn Đảng và toàn xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ môi trường một cách hài
hòa với phát triển nhanh nền kinh tế, giải quyết vấn đề xã hội đặt ra trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội
thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI với 15 Chương và 136
Điều đã quy định đầy đủ về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường với hy vọng rằng
bộ luật này giúp nước ta từng bước hoàn thiện về mặt pháp lý trong lĩnh vực hợp tác
với toàn thể cộng đồng bảo vệ môi trường vì hành tinh xanh, sạch của nhân loại.
Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang với hoạt động kinh doanh xăng dầu
là một ngành kinh doanh có điều kiện, chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp
luật có liên quan, trong đó có các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Những quy định pháp luật mang tính bắt buộc nhưng việc thực hiện đã mang lại thuận
lợi lớn, do các quy định đó đã hướng dẫn một cách đầy đủ, chi tiết các nội dung công
việc cần làm, giúp cho Công ty luôn thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong
hoạt động kinh doanh của mình. Đảng ủy, Ban Giám đốc công ty luôn khẳng định tầm
quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, xem đây là công tác trọng tâm không thể
tách rời trong sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo Công ty thường xuyên tổ chức quán
triệt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để triển khai thực hiện trong toàn
20
công ty nên đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao là an toàn để sản
xuất, sản xuất phải an toàn.
Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, trong từng giai đoạn,
Công ty phải luôn tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm thực hiện một cách có hiệu
quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhìn lại các kết quả đạt được và tự nhận ra các hạn
chế trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua, là cách tốt nhất để Công ty
xác định các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ
môi trường trong thời gian tới.
Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường của

Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang, chúng ta hoàn toàn tin tưởng
vào việc Công ty sẽ tiếp tục phát triển, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng
xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường ở địa phương là tất yếu. Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững
của Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang nói riêng và của xã hội nói chung.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty cũng gặp phải những khó khăn
khách quan trong công tác bảo vệ môi trường, nên cần đề xuất các kiến nghị như sau:
Một là, Nhà nước cần sớm quy định các đơn vị, tổ chức có chức năng thực hiện
nhiệm vụ xử lý chất thải nguy hại nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng yêu
cầu của pháp luật về kinh doanh xăng dầu;
Hai là, tại địa phương cần thành lập một tổ chức ứng cứu sự cố tràn dầu do
Tỉnh quản lý để hỗ trợ, giúp đỡ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong
trường hợp xảy ra tai nạn, gây tràn dầu nhằm giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm môi
trường gây ra.
Tóm lại, để có một tương lai an toàn, con người cần chung sống hài hoà với tự
nhiên, hay nói cách khác, đồng tiến hoá giữa con người và tự nhiên là một trong
những nền tảng cơ bản của phát triển bền vững./.
21

×