Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá sơ bộ về rừng giá trị Bảo tồn cao trong hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 50 trang )

Suite 201 – 1571 Bellevue Ave., West Vancouver, British Columbia, Canada V7V 1A6 • Tel: 1.604.926.3261 • Fax: 1.604.926.5389 • www.hatfieldgroup.com
Đánh giá sơ bộ về rừng giá trị Bảo tồn cao trong hành
lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Báo cáo sô 6
Dự án Hỗ trợ Quan sát Trái đất phục vụ Lập bản đồ Sinh thái truyền
thống và Bảo tồn Đa dạng Sinh học Ở Việt Nam (EO-STEM)
Gói công việc 2
Tháng 8, 2006
Báo cáo đệ trình cho:
Cơ quan Hàng không Canada
Saint Hubert, Québec
Thực hiện bởi:
Hatfield Consultants Ltd.
This document contains information proprietary to the Canadian Space Agency or to a third party to which the Canadian Space
Agency may have legal obligation to protect such information from unauthorized disclosure, use or duplication. Any disclosure, use
or duplication of this document or of any of the information contained herein for other than the specific purpose for which it was
disclosed is expressly prohibited except as the Canadian Space Agency may otherwise agree to in writing.




ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ RỪNG GIÁ TRỊ BẢO TỔN
CAO TRONG HÀNH LANG XANH, TỈNH THỪA
THIÊN-HUẾ, VIỆT NAM


BÁO CÁO SỐ 6

DỰ ÁN QUAN SÁT TRÁI ĐẤT HỖ TRỢ LẬP BẢN ĐỒ SINH THÁI VÀ
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM (EO-STEM)
(HỢP ĐỒNG SỐ. 9F028-4-5007/01)






Thực hiện bởi:
CƠ QUAN VŨ TRỤ CANADA
CHI NHÁNH CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ
6767 ROUTE DE L’AÉROPORT
ST. HUBERT, QUÉBEC
J3Y 8Y9


Thực hiện bởi:
CÔNG TY TƯ VẤN HATFIELD CONSULTANTS LTD.
SUITE 201 – 1571 BELLEVUE AVENUE
WEST VANCOUVER, BC
V7V 1A6



THÁNG 8, 2006
STEM1173.3
Báo cáo số 6 EO-STEM i Hatfield
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
LỜI CẢM ƠN vi
1.0 GIỚI THIỆU 1

1.1 MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ BẢO TỒN 1
1.2 CẤU TRÚC CỦA TÀI LIỆU 2
2.0 BỐI CẢNH 3
2.1 HÀNH LANG XANH 3
2.2 DỰ ÁN HÀNH LANG XANH 4
2.3 DỰ ÁN EO-STEM 4
3.0 ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ BẢO TỒN HÀNH LANG XANH 6
3.1 PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ HÀNH LANG XANH 6
3.2 CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CẤP CẢNH QUAN 7
3.2.1 Hệ thống Thông tin Địa Lý (GIS) 7
3.2.2 Viễn thám 7
3.3 HỆ SỐ MÔ TẢ CẢNH QUAN SINH LÝ 8
3.3.1 Bảo vệ lưu vực đầu nguồn 8
3.3.2 Tính thống nhất của các nguồn tài nguyên mặt nước 8
3.3.3 Tính thống nhất của rừng 9
3.3.4 Giá trị đa dạng sinh học 9
3.4 HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH KHOANH VÙNG 10
3.4.1 Độ cao của rừng 10
3.4.2 Các Khu Bảo tồn 10
3.4.3 Các giá trị sử dụng của cộng đồng 10
3.5 NGUY CƠ 11
3.5.1 Nguy cơ từ các con đường 11
3.5.2 Nguy cơ khác 11
3.6 TỔNG HỢP CÁC HỆ SỐ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN 12
3.6.1 Mô hình Đánh giá Giá trị Bảo tồn 12
3.6.2 Số liệu Có sẵn 12
3.6.3 Xếp hạng các hệ số đối với Hành Lang Xanh 16
4.0 KẾT QUẢ 18
4.1 HỆ SỐ MÔ TẢ CẢNH QUAN SINH LÝ 19
4.2 HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH KHOANH VÙNG 22

4.3 NGUY CƠ 23
4.4 TỔNG HỢP CÁC HỆ SỐ 25
4.5 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ 27
Báo cáo số 6 EO-STEM ii Hatfield
5.0 THẢO LUẬN 30
5.1 DIỄN GIẢI CÁC GIÁ TRỊ BẢO TỒN 30
5.2 HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN TIỀM NĂNG 31
5.3 NHỮNG HẠN CHẾ 32
6.0 CÁC CÔNG VIỆC TRONG TƯƠNG LAI 34
7.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
8.0 KẾT LUẬN 36

Báo cáo số 6 EO-STEM iii Hatfield
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Tỉnh Thừa Thiên - Huế và Dự án Hành Lang 3
Hình 2 Mô hình Đánh giá HCVF Hành Lang Xanh 13
Hình 3 Diện tích Hành Lang Xanh và độ bao phủ của ảnh Vệ tinh SPOT-
5, Dự án EO-STEM. 14

Hình 4 Xếp hạng giá trị bảo tồn đối với a) Độ cao; b) Độ dốc; và c) Khu
bảo tồn đầu nguồn, Tỉnh Thừa thiên - Huế, Việt Nam 19

Hình 5 Xếp hạng giá trị bảo tồn theo tính thống nhất của tài nguyên mặt
nước, Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam 20

Hình 6 Xếp hạng giá trị bảo tồn theo tính thống nhất của rừng, Tỉnh Thừa
Thiên-Huế, Việt Nam. 20

Hình 7 Xếp hạng giá trị bảo tồn theo đa dạng sinh học (theo loại rừng),
Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam 21


Hình 8 Xếp hạng giá trị bảo tồn theo độ cao của Rừng, Tỉnh Thừa
Thiên-Huế, Việt Nam. 22

Hình 9 Xếp hạng giá trị bảo tồn theo Khoảng cách gần khu bảo tồn, Tỉnh
Thừa Thiên-Huế, Việt Nam 22

Hình 10 Nguy cơ tiềm năng đe doạ HCVF từ các con đường, Tỉnh Thừa
Thiên-Huế, Việt Nam. 23

Hình 11 Mật độ dân số, là một nguy cơ tiềm năng đe doạ HCVF, Tỉnh
Thừa Thiên-Huế, Việt Nam 23

Hình 12 Đất không có rừng, là một nguy cơ tiềm năng đe doạ HCVF, Tỉnh
Thừa Thiên-Huế, Việt Nam 24

Hình 13 Tổng giá trị bảo tồn dựa trên tổng số điểm của các hệ số mô tả
cảnh quan sinh lý, Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam 25

Hình 14 Tổng giá trị bảo tồn dựa trên tổng số điểm của các hệ số điều
chỉnh khoanh vùng, Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. 26

Hình 15 Giá trị bảo tồn tổng quát dựa trên tổng số điểm của các hệ số mô
tả cảnh quan và các hệ số điều chỉnh khoanh vùng, Tỉnh Thừa
Thiên-Huế, Việt Nam. 26

Hình 16 Giá trị bảo tồn tổng quát đối với các Đơn vị Quản lý rừng, Tỉnh
Thừa Thiên-Huế, Việt Nam 28

Hình 17 Diện tích Thừa Thiên-Huế được xác định là có giá trị bảo tồn

tương đối cao, bất kể phần lớn đất không có rừng. 31

Báo cáo số 6 EO-STEM iv Hatfield
Hình 18 Diện tích Thừa Thiên-Huế được xác định là có tầm quan trọng
tiềm năng từ góc độ hành lang sinh thái 32


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Tổng hợp các số liệu có sẵn và việc sử dụng nó để đánh giá
HCVF Hành Lang Xanh 15

Bảng 2 Xếp hạng hệ số mô tả cảnh quan và hệ số điều chỉnh khoanh
vùng bảo tồn 16

Bảng 3 Giá trị bảo tồn trung bình đối với các xã hình thành nên diện tích
Dự án HLX, Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam 29


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục A1 Số liệu Điều tra đa dạng sinh học
Phụ lục A2 Các giá trị Bảo tồn Trung bình đối với các xã thuộc Tỉnh Thừa Thiên-Huế,
Việt Nam


Báo cáo số 6 EO-STEM v Hatfield
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ TẮT Ý nghĩa
CHDCND Lào
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
CSA

Cơ quan vũ trụ Canada
CTS
Trung trường sơn
DARD
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
EO
Quan sát trái đất
EOADP
Chương trình phát triển ứng dụng Quan sát trái đất
FIPI
Viện Điều tra và Quy Hoạch Rừng
GEF
Quỹ môi trường toàn cầu
GIS
Hệ thống thông tin địa lý
HCVF
Rừng có giá trị bảo tồn cao
HLX
Dự án hành lang xanh
MARD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTFP
Lâm sản ngoài gỗ
SNV
Cơ quan Phát
triển Quốc tế Hà Lan
SPOT
Hệ thống Vệ
tinh quan sát trái đất
TEK

Kiến thức sinh thái truyền thống

Báo cáo số 6 EO-STEM vi Hatfield
LỜI CẢM ƠN
Dự án Hành Lang xanh (HLX): Đạt được những mục tiêu bảo tồn toàn cầu trong một cảnh
quan sản xuất là một sáng kiến 4 năm được bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 với nguồn
ngân sách từ Chương trình hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu -Ngân hàng Thế giới
(GMO A5301). Dự án HLX cũng nhận được ngân sách đồng tài trợ từ Chương trình WWF
Greater Mekong Programme,giữa UBND tỉnh Thừa thiên - Huế và SNV (Cơ quan Phát
triển quốc tế Hà Lan).
Dự án Qua
n sát trái
đất hỗ trợ Lập bản đổ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt
Nam (EO-STEM) được tài trợ bởi Chương trình Ứng dụng Quan sát trái đất (EOADP)
thuộc Cơ quan vũ trụ Canada (CSA).
Dự án HLX và dự án EO-STEM trân trọng cảm ơn các cơ quan tài trợ về những hỗ trợ
của họ tạo cơ hội hoàn tất công trình này.
Nhóm công tác Dự án EO-STEM trân trọng cảm ơn ông Hoàng Ngọc Khanh, Chi cục
trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Th
ừa Thiên-Huế, Tiến sĩ Chris Dickinson và bà Trần Minh
Hiền, WWF về những đóng góp đối với dự án EO-STEM.
Báo cáo số 6 EO-STEM 1 Hatfield
1.0 GIỚI THIỆU
Báo cáo này trình bày các kết quả hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ dự
án Quan sát trái đất hỗ trợ lập bản đồ sinh thái truyền thống và bảo tồn đa dạng
sinh học ở Việt Nam (EO-STEM). Mục tiêu chính của dự án EO-STEM là cung
cấp hỗ trợ kỹ thuật cho chính phủ Việt Nam thông qua dự án Hành lang xanh
(HLX), hiện đang được WWF và FPD triển khai tại tỉnh Thừa Thiên- Huế
(TT-Huế). Mục đích của dự án EO-STEM là kết nối trực tiếp với những mục tiêu
của dự án HLX

, nh
ằm mục đích bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học của các khu
vực Hành Lang Xanh tại tỉnh Thừa Thiên-Huế. Kết quả đầu ra chính và trọng tâm
của dự án là trình diễn những ứng dụng của các dữ liệu quan sát trái đất trong
công tác bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý của WWF, Tỉnh Thừa Thiên-Huế,
và các đối tác khác.
1.1 MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ BẢO TỒN
Hầu hết các nhóm động thực vật của rừng trong khu vực Hành Lang Xanh chưa
được điều tra rộng, và vì vậy kiến thức về đa dạng sinh học chưa được hoàn
thiện. Hơn nữa, thông tin về môi trường sống của rừng cấp cảnh quản hiện hữu
thì lạc hậu và quá thô để có thể lập kế hoạch bảo tồn một cách hiệu quả, và
không được lưu giữ chí
nh xác vì vậy dễ dẫn đế
n độ không chắc chắn và các lỗi
có thể xảy ra.
Mục tiêu của việc đánh giá Rừng Có Giá Trị Bảo Tồn Cao (HCVF) là kết hợp
thông tin mới được cung cấp bởi dự án HLX và Dự án EO-STEM nhằm xác định
những khu vực ưu tiên bảo tồn tiềm năng. Kết quả đầu ra của bản đánh giá sơ
bộ này sẽ là đầu vào cho việc ra quyết định của cấp Tỉnh trong công tác khoanh
vùng bảo tồn.
Các hoạt
động cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu chung là:
 Xác định các hệ số ảnh hưởng đến giá trị bảo tồn cấp cảnh quan;
 Xác định dữ liệu cấp cảnh quan đối với mỗi hệ số;
 Xây dựng một mô hình linh hoạt cho việc đánh giá giá trị bảo tồn bao
gồm các khái niệm xếp hạng đánh giá và lập t
rọng số cho mỗi hệ số đầu
vào;
 Ứng dụng mô hình và lập báo cáo đánh giá giá trị bảo tồn sơ bộ;
 Diễn giải các giá trị bảo tồn cấp cảnh quan, xác định những cơ hội giúp

cho các nhà ra quyết định gây ảnh hưởng (áp lực) đến những từng đầu
vào cá thể nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của quá trình lập kế
hoạch; và
 Đưa ra nh
ận xét phê bình mô hình, nhằm phát hiện những rủi ro (sự
không chắc chắn) và các lĩnh vực có thể cải thiện được trong tương lai.
Báo cáo số 6 EO-STEM 2 Hatfield
1.2 CẤU TRÚC CỦA TÀI LIỆU
Tiếp theo phần giới thiệu và bối cảnh, báo cáo bao gồm năm phần chính:
 Phần 3 giới thiệu phương pháp tiếp cận cấp cảnh quan để phân tích việc
khoanh vùng bảo tồn đã được sử dụng trong dự án này;
 Phần 4 phác thảo các phương pháp thực hiện việc phân tích khoanh
vùng bảo tồn bao gồm việc sử dụng các công cụ Hệ thống Thông tin Địa
lý (GIS) và Quan sát trái đất (EO), và mô tả số liệu và tiêu chí được dùng
trong phân t
ích;
 Phần 5 trình bày kết quả phân tích khoanh vùng bảo tồn và giới thiệu
các dữ liệu trong bối cảnh hỗ trợ mà các nhà ra quyết định có thể sử
dụng khi xây dựng một khu khoanh vùng cuối cùng; quá trình này sẽ
quyết định khu vực nào có Rừng giá trị bảo tồn cao cần được bảo vệ;
 Phần 6 trình bày các kết quả phân tích khoanh vùng bảo tồn và đánh giá
quy trình đặt trọng số cho các tiêu chí cùng với các nhà ra quyết định, để
có thể tính đến những mối quan tâm và các ưu tiên bổ sung khác; và
 Phần 7
trình bày các hoạt động trong tương lai có thể.
Báo cáo được bổ sung bằng một tập hợp các phụ lục được trình bày tại phần
cuối của tài liệu chính.
Báo cáo số 6 EO-STEM 3 Hatfield
2.0 BỐI CẢNH
2.1 HÀNH LANG XANH

Khu vực hành lang xanh đã được xác định trong các đánh giá bảo tồn có hệ
thống cấp cảnh quan là một trong những ưu tiên bảo tồn của dãy Trung Trường
Sơn (CTS), vì nó hỗ trợ một số khu rừng đất thấp còn lại ở Việt Nam và là nơi cư
ngụ của các loài đặc hữu nguy cấp chẳng hạn Sao (Pseudoryx nghetinhensis)
(Tordoff et al. 2003, IUCN, 2006). Khái niệm Hành Lang Xanh ban đầu kết nối với
một diện tích lớn hơn từ rừng duy
ên hải Tỉnh Th
ừa Thiên-Huế tới Khu bảo tồn
Sinh Học Xe Sap của CHDCND Lào; tuy nhiên, Hành Lang Xanh cuối cùng được
định nghĩa lại chỉ bao gồm 11 xã thuộc Huyện Nam Đông, Hương Thủy và A
Lưới. Hành Lang Xanh bao gồm một diện tích trên 135.000 ha, trải dài từ Công
Viên Quốc Gia Bạch Mã đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Hình 1).
Hình 1 Tỉnh Thừa Thiên - Huế và Dự án Hành Lang.


Báo cáo số 6 EO-STEM 4 Hatfield
2.2 DỰ ÁN HÀNH LANG XANH
Dự án HLX là một sáng kiến 4 năm bắt đầu từ tháng 6/2004 được Chương trình
WWF Greater Mekong Programme và Chi Cục Kiểm Lâm Tỉnh Thừa Thiên-Huế
thực hiện. Dự án nhận được nguồn tài trợ từ Ngân hàng Thế Giới (Quỹ Môi
Trường Toàn Cầu), WWF, UBND Tỉnh TT-Huế và Tổ chức SNV (Cơ quan Phát
triển Quốc tế Hà Lan).
Mục tiêu thứ nhất của dự án HLX là bảo vệ và duy trì những khu rừng giàu đa
dạng sinh học tại cảnh quan rừng thu
ộc HLX, bao gồm 3 huyện thuộc Tỉnh
TT-Huế (Hình 1). HLX hiện đang gặp nguy cơ lớn từ khai thác gỗ trái phép, săn
bắt trộm, và những tác động của việc phát triển không bền vững.
Mục tiêu thứ hai của dự án HLX là thiết lập một mô hình có thể nhân rộng về bảo
tồn và duy trì các giá trị bảo tồn toàn cầu cao của cảnh quan rừng đa chức năng
có tầm quan trọng chiến lược trong bảo tồn đa dạng sinh học

.
HLX xây dựng các
phương pháp nhằm đạt được đa lợi ích từ công tác quản lý rừng cảnh quan sản
xuất, và tiến hành các biện pháp can thiệp trực tiếp bức thiết nhằm chống lại các
nguy cơ đe doạ đa dạng sinh học của HLX. Để đạt được mục tiêu này, HLX sẽ
làm việc với các nhà quản lý rừng, các cộng đồng địa phương và lãnh đạo Tỉnh,
bao gồm cả những nhà lập kế hoạch phát tri
ển ngành.
Dự án HLX sử dụng phương pháp cấp cảnh quan và tập trung vào các khu bảo
tồn, rừng sản xuất và rừng phòng hộ và rừng cộng đồng nhằm đảm bảo rằng các
đặc trưng đa dạng sinh học của chúng được bảo tồn. Phương pháp tiếp cận này
khác với phương pháp tiếp cận kh
u bảo tồn tr
uyền thống về việc bảo tồn đa
dạng sinh học nhằm phân định lại đường ranh giới khu bảo vệ chặt và thiết lập
một vùng xung quanh rừng đã được khoanh nhằm giảm thiểu việc khai thác sử
dụng. Thông qua đánh giá các giá trị đa dạng sinh học cảnh quan một cách có
hệ thống, một kết quả đầu ra then chốt của HLX là một kế hoạch khoanh vùng

bảo tồn và các thoả thuận bảo tồn có sự tham gia của các bên nhằm giảm xung
đột giữa các kế hoạch và chiến lược và sẽ đảm bảo đạt được các mục đích bảo
tồn. Cuối cùng, HLX nhằm mục đích xây dựng một cảnh quan sản xuất trong đó
các cộng đồng địa phương sẽ được hưởng lợi từ công tác cải thiện bảo tồn và
quản lý nguồn tài nguyê
n và không
bị những tác động bất lợi từ những hoạt động
phát triển không thích hợp tại các cấp huyện, tỉnh, và cấp quốc gia.
2.3 DỰ ÁN EO-STEM
Dự án EO-STEM được Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) tài trợ, thông qua Chương
trình Phát triển Ứng dụng Quan Sát trái đất (EOADP). Công ty Hatfield

Consultants Ltd. thực hiện dự án EO-STEM với sự trợ giúp của một số đối tác,
gồm có Strata360 & ÆRDE Environmental Research.
Mục tiêu của dự án EO-STEM là:
1. Cung cấp cho WWF và Chính phủ Việt Nam một khung không gian cho
việc quản lý và lập kế hoạch bảo tồn hiệu quả;
2. Trình diễn các công nghệ Quan sát trái đất (EO) của Canada đã được
kiểm nghiệm nhằm đưa ra các sản phẩm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và
Báo cáo số 6 EO-STEM 5 Hatfield
WWF bảo tồn đa dạng sinh học tại Hành Lang Xanh ở Việt Nam trong
khuôn khổ dự án HLX;
3. Sử dụng các quá trình có sự tham gia để lưu trữ các kiến thức về sinh
thái truyền thống;
4. Xây dựng một khung (không gian) để ứng dụng EO vào hệ thống theo
dõi giám sát và đánh giá (M&E) bảo tồn đa dạng sinh học và rừng hiện
có;
5. Đảm bảo tính bền vững trong dài hạn của dự án thông qua xây dựng
năng lực và đào tạo các công nghệ EO cho các nhân sự làm công t
ác
bảo tồn của Huyện, Tỉnh và Quốc gia; và
6. Xây dựng một mô hình có thể nhân rộng việc ứng dụng EO vào công tác
quản lý bảo tồn và đa dạng sinh học cấp khu vực, thông qua việc trình
diễn có hiệu quả các sản phẩm đa dạng sinh học dựa trên công nghệ EO
và GIS.
Tài liệu này tóm tắt các hoạt động được tiến hành trong gói Công việc số 2 của
EO-STEM: Phát triển và Trình diễn Các Sản phẩm v
à
dịch vụ Quan Sát trái đất
Phục vụ Công tác Lập kế hoạch Bảo tồn Đa dạng Sinh học. Báo cáo này được
thực hiện nhằm hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng công ty Hatfield
Consultants Ltd với Cơ quan Vũ trụ Canada (Hợp đồng số 9F028-4-5007/01).

Báo cáo số 6 EO-STEM 6 Hatfield
3.0 ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ BẢO TỒN HÀNH LANG XANH
Có rất nhiều phương pháp lựa chọn những khu đất cần bảo tồn hoặc có tầm
quan trọng về mặt xã hội. Rừng được xác định là có giá trị bảo tồn cao nơi mà
các giá trị về mặt môi trường hoặc kinh tế xã hội được đánh giá là có tầm quan
trọng. Khái niệm HCVF ở Việt Nam đã được Edward Pollard dự thảo (2004);
Bộ công cụ HCVF đã định nghĩa các giá trị bảo tồn như sau:

Có liên quan đến các chức năng của rừng ở cấp địa phương, khu vực hoặc
toàn cầu. Những chức năng này là rõ ràng, chẳng hạn bảo vệ rừng đầu
nguồn hoặc duy trì nguồn tài nguyên lương thực cho người dân địa phương.
Nhưng những chức năng này cũng bao gồm các yếu tố bên trong chẳng hạn
như có một cộng đồng các loài đặc hữu hiện chưa có giá trị kinh tế rõ
ràng
nhưng rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sống.
Các ý tưởng được bao trùm trong HCVF cung cấp một khung khá đơn giản cho
việc kết hợp các yếu tố môi trường và xã hội vào một giá trị; tuy nhiên, việc triển
khai đánh giá HCVF thì không đơn giản vì hàng loạt các số liệu có liên quan và
đòi hỏi phải có sự kết hợp các yếu tố. Đánh giá sinh học Trung Trường Sơn
(Tordoff et al. 2004), ban đầu xác định Hành Lang Xanh là một ưu tiên bảo tồn,
cũng đưa ra một phương pháp tiếp cận có sự kết hợp các tập hợp số liệu khác
nhau để đánh giá cá
c giá trị bảo tồn; Bản đánh giá Sinh học Trung Trường Sơn
không đưa ra các tham chiếu rõ ràng đối với các khái niệm HCVF.
Phần 3.1 mô tả phương pháp tiếp cận tổng quan được sử dụng để đánh giá các
giá trị bảo tồn đối với Hành Lang Xanh; Phần 3.2 mô tả các công cụ được sử
dụng; và phần 3.3 đến 3.6 mô tả các hệ số đánh giá tầm quan trọng và các
ph
ương pháp một cách chi tiết hơn.
3.1 PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ HÀNH LANG XANH

HLX thực hiện các hoạt động bảo tồn cần phải dựa trên việc phân tích giá trị bảo
tồn có hệ thống. Phương pháp này do nhóm công tác dự án EO-STEM phát triển
để đánh giá các giá trị bảo tồn tại HLX dựa trên thông lệ phân tích đa tiêu chí (hỗ
trợ ra quyết định), thường được tiến hành bằng hệ thống GIS trên máy vi tính.
Phân tích đa tiêu chí cung cấp một cơ chế chính thức cho việc kết hợp và xử lý
“các lớp” thông tin để đưa ra cá
c khuyến ngh
ị giải quyết những câu hỏi phức tạp;
để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo Malczewski (1999).
Một ví dụ về đánh giá đa tiêu chí là Bản Đánh giá Sinh học Trung Trường Sơn
(Tordoff et al. 2003); Báo cáo đánh giá của dự án EO-STEM đối với HLX cũng
tương tự như đối với việc đánh giá sinh học Trung Trường Sơn, nhưng với quy
mô về không gian của đánh giá EO-STEM thì chi tiết hơn và thực hiện các phân
tích b
ổ sung. Đánh giá HLX cũng nỗ lực tuân thủ các khái niệm về HCVF và giải
quyết các giá trị bảo tồn trong khuôn khổ HCVF. Hơn nữa, một nỗ lực được đưa
ra nhằm đảm bảo rằng các bước đánh giá HLX được xác định rất rõ ràng, cho
phép sự tham gia và chỉnh sửa của các bên có liên quan.
Đánh giá HLX được dựa trên 2 nhóm hệ số chính:
1. Hệ số mô tả cảnh quan sinh lý – mô tả các lĩnh vực sinh học và lý tính
của các quy trình cảnh quan có t
ầm quan trọng trong việc bảo tồn tính
thống nhất cảnh quan; và
Báo cáo số 6 EO-STEM 7 Hatfield
2. Hệ số điều chỉnh khoanh vùng – một nhóm các hệ số đại diện đánh giá
các giá trị con người bao gồm tầm quan trọng tương đối giữa các thành
phần của cảnh quan, các giá trị bảo tồn và các ưu tiên quản lý.
Ngoài các hệ số này, các quyết định khoanh vùng bảo tồn cũng dựa trên các hệ
số về những mối đe doạ do con người tác động vào thiên nhiên và đe doạ các
giá trị bảo tồn đã được nhận diện. Những h

ệ số đe doạ này chủ yếu là do gần
với những hoạt động của con người (lấn đất để canh tác nông nghiệp và tác
động của những con đường) cũng được trình bày trong bối cảnh trên.
3.2 CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CẤP CẢNH QUAN
3.2.1 Hệ thống Thông tin Địa Lý (GIS)
Hệ thống GIS có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong quản lý tài nguyên thiên
nhiên, nhưng một trong những thế mạnh chính của GIS là lập mô hình không
gian. Phần mềm GIS hiện đại cho phép người sử dụng mô tả đặc trưng địa hình
sử dụng các mô hình dữ liệu véc tơ và dữ liệu quét. Mô hình dữ liệu véc-tơ cho
phép người sử dụng trình bày các đặc trưng riêng biệt và theo một chủ đề bằng
việc sử dụng các điểm, đường và
hình đa giác. Mô hình
dữ liệu quét sử dụng
các ảnh kẻ ca rô để trình bầy các dữ liệu liên tục và theo chủ đề theo các lớp
hoặc bề mặt của các giá trị số.
Các lớp số liệu quét có thể sử dụng để lập mô hình số, khi các lớp có thể được
xử lý bằng các hàm và toán tử trong máy tính quét hoặc khung đại số lập bản đồ.
Khả năng xử lý mạnh và hiệu quả thực là hữu d
ụng khi phân tích các đặc điểm
cảnh quan. Trong bối cảnh bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học, có thể đặt các
mức xếp hạng giá trị bảo tồn cao, trung bình và thấp đối với từng lớp riêng lẻ, đặt
trọng số cho chúng theo tầm quan trọng, và kết hợp chúng với các lớp được tạo
ra mà có thể sử dụng để hướng dẫn các nh
à ra quyết định trong quá trình
khoanh vùng. Một lợ
i ích nữa của phương pháp này là các trọng số có thể được
điều chỉnh trong quá trình ra quyết định nhằm kiểm nghiệm và trình diễn các kịch
bản khác nhau.
GIS được biết đến như là một công cụ hiệu quả đối với việc lập mô hình không
gian trong đánh giá và khoanh vùng bảo tồn cấp cảnh quan; tuy nhiên, việc kết

hợp các dữ liệu khác nhau đòi hỏi phải có sự quan tâm và lập kế ho
ạch cẩn
thận.
3.2.2 Viễn thám
Viễn thám cung cấp một viễn cảnh độc đáo của bề mặt trái đất. Viễn thám có thể
cung cấp ảnh diện rộng, bất kể ranh giới hành chính. Các máy viễn thám vệ tinh
quang học hiện đại chụp ảnh định dạng số và chia thành nhiều phần trong dải
điện từ (các lớp năng lượng phản chiếu khác nhau) tạo thành ảnh với nhiều
thông tin hơn mắt người thường có thể thấy.
N
hững thông tin này có thể được
phân tích và xử lý để tạo lập bản đồ mặt đất, và nếu kết hợp với kiểm tra thực
địa, những thông tin này có thể rất chính xác và tiết kiệm chi phí hơn khi so với
các cuộc điều tra thực địa quy mô lớn trên cùng một diện tích.
Báo cáo số 6 EO-STEM 8 Hatfield
Viễn thám đã được sử dụng trong dự án EO-STEM để phân loại rừng trong
Hành Lang Xanh; Việc phân loại rừng, sẽ được trình bày trong các phần tiếp
theo, sẽ có giá trị là một đầu vào cho việc đánh giá giá trị bảo tồn.
3.3 HỆ SỐ MÔ TẢ CẢNH QUAN SINH LÝ
Đối với đánh giá Hành Lang Xanh, nhóm công tác Hatfield đã định nghĩa một tập
hợp các hệ số mô tả cảnh quan sinh lý, nhằm mục đích phân định các mặt của
giá trị bảo tồn cảnh quan. Có 4 hệ số mô tả cảnh quan sinh lý sau đây, sẽ được
thảo luận chi tiết hơn:
 Bảo vệ lưu vực đầu nguồn;
 Tính thống nhất nguồn tài nguyên mặt nước;
 Tính thống nhất của rừng; và
 Giá trị đa dạng sinh học.
3.3.1 Bảo vệ lưu vực đầu nguồn
Rừng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái trên phương diện điều hoà khí hậu và
thuỷ văn; cụ thể là rừng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đất. Thảm

thực vật có thể làm giảm xói mòn trực tiếp do mưa, và sự kết hợp giữa rễ cây và
các thành phần khác của thực vật có thể bảo vệ đất, góp phần ngăn chặn lở đất.
Chức năng bảo vệ lưu vực đầu nguồn của rừng có th
ể xem xét ở 2 mức độ: mức
độ địa phương nơi mà độ che phủ rừng có thể ngăn chặn lở đất và xói mòn đất
canh tác và đất thổ cư; và ở mức độ lớn hơn nơi mà xói mòn và phù sa của hệ
thống sông ngòi có thể gây ảnh hưởng đến nông nghiệp, ngư nghiệp và hệ sinh
thái vùng duyên hải và hệ sinh thái biển.
Giá trị của rừng đối với việc duy trì
tính thống nh
ất của lưu vực đầu nguồn còn
phụ thuộc vào các đặc điểm lý tính cụ thể của cảnh quan. Dữ liệu không gian đòi
hỏi đánh giá tính thống nhất của lưu vực đầu nguồn bao gồm:
 Độ cao – đất ở độ cao hơn có thể dễ bị xói mòn hơn;
 Độ dốc – đất ở độ dốc hơn thường dễ bị xói mòn và lở hơn;
 Loại đất – có những loại đất nhất định dễ b
ị xói mòn hơn; và
 Lượng mưa – lượng mưa cao hoặc chu kỳ mưa nhiều hơn có thể làm
tăng rủi ro xói mòn và lở đất.
3.3.2 Tính thống nhất của các nguồn tài nguyên mặt nước
Những khu rừng tự nhiên lân cận sông có thể được xem là có giá trị đa dạng
sinh học lớn hơn những khu rừng ở xa sông. Những khu rừng có thể bảo vệ
nguồn cung nước cho địa phương và cải thiện đa dạng sinh học của hệ sinh thái
sông ngòi, vì vậy những khu ven sông có giá trị bảo tồn đáng kể.
Báo cáo số 6 EO-STEM 9 Hatfield
Để xác định rừng có giá trị cấp cảnh quan trong việc đảm bảo tính thống nhất
của nguồn tài nguyên mặt nước, các số liệu không gian đòi hỏi phải bao gồm các
sông ngòi và rừng tự nhiên, vì vậy, việc phân tích không gian nhằm xác định vị trí
gần của rừng với sông ngòi là một yếu tố cơ bản để đánh giá các giá trị bảo tồn.
3.3.3 Tính thống nhất của rừng

Việc mất rừng tại Đông Nam Á hiện đang là một vấn đề quan trọng trong công
tác bảo tồn, và những khu rừng cấp cảnh quan lớn ngày càng trở nên hiếm hơn.
Pollard (2004) đã xác định giá trị của "những khu rừng lớn" có thể chứa đựng
những tập hợp sống của tất cả (hoặc phần lớn) các loài. Giá trị bảo tồn thì quan
tâm đến các khu rừng lớn nhiều hơn là quan
tâm đế
n các loài; giá trị bảo tồn
nhằm xác định rừng hiện đang ở trạng thái tự nhiên, có nghĩa là, rừng chưa bị
tác động của con người chẳng hạn làm đồn điền, khai thác gỗ công nghiệp, lấn
đất làm ruộng và xây dựng đường xá. Những khu rừng lớn hơn, trên phương
diện quy mô, về bản chất có tầm quan trọng hơn trong công tác bảo tồn; tuy
nhiên, bản đánh giá này phụ thuộc n
hiều vào số liệu về rừng đã có sẵn.

sở của những hệ số mô tả được sử dụng trong đánh giá Hành Lang Xanh là
bất kỳ diện tích rừng nào có thể hình thành một phần quan trọng trong cảnh
quan rừng lớn hơn, và cung cấp sự kết nối quan trọng giữa các khu rừng tự
nhiên, bất kỳ diện tích rừng địa phương nào, là một phần của cảnh quan rừng
lớ
n hơn cũng có thể có giá trị bảo tồn lớn hơn.
Dữ liệu không gian đòi hỏi mô tả tính thống nhất của rừng cấp cảnh quan bao
gồm thông tin về độ che phủ rừng tự nhiên và diện tích không có rừng đại diện
cho 'ma trận cảnh quan'. Phân tích không gian đóng vai trò thiết yếu trong việc
quyết định bối cảnh của từng vị trí có rừng và mức độ tạo thành một phần của
diện tích rừng lớn hơn (chẳng hạn, mức độ kết nối của rừng địa phương với
cảnh quan xung quanh nó).
3.3.4 Giá trị đa dạng sinh học
Rừng có chứa đựng nhiều giá trị đa dạng sinh học cấp toàn cầu, khu vực hoặc
quốc gia được xem là một ưu tiên bảo tồn cao. Trọng tâm được đặt vào giá trị đa
dạng sinh học có ý nghĩa cấp toàn cầu trên phương diện quý hiếm và nguy cấp,

như đã được định nghĩa trong hầu hết các Sách đỏ của IUCN mới đây về các
loài quý hiếm và nguy cấp.
Giá trị đa dạng sinh học được xá
c định thông qua những thông tin trực tiếp (ví
dụ, thông qua thông tin phân phối không gian về đa dạng sinh học từ những
cuộc điều tra đa dạng sinh học), nơi mà thông tin về vị trí của mỗi quan sát tích
cực từng loài cá thể được ghi chép lại. Một phương pháp thay thế gián tiếp để
đánh giá giá trị đa dạng sinh học cảnh quan là thông qua đánh giá môi trường
sống của rừng, ví dụ lập bản đồ sử dụng ảnh viễn thám.
Dữ liệu không gian được dùng để đánh giá các giá trị đa dạng sinh học
là các s

liệu điều tra đa dạng sinh học (với số liệu vị trí của từng quan sát), hoặc các bản
đồ môi trường sống của rừng phân biệt các loại rừng tự nhiên "giàu đa dạng sinh
học".
Báo cáo số 6 EO-STEM 10 Hatfield
3.4 HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH KHOANH VÙNG
Ba hệ số điều chỉnh khoanh vùng có giá trị bảo tồn được xây dựng bởi nhóm
công tác Hatfield trong đánh giá HLX bao gồm:
 Độ cao của rừng;
 Các khu bảo tồn; và
 Giá trị sử dụng của cộng đồng.
Thêm vào đó, các số liệu liên quan đến các nguy cơ cũng được xây dựng, bao
gồm những nguy cơ quan trọng do những con đường dẫn đến những khu vực
đó.
3.4.1 Độ cao của rừng
Bản đánh giá sinh học Trung Trường Sơn (Tordoff et al. 2003) đã xác định các
môi trường sống của rừng đất thấp (dưới 300 mét) được coi là một ưu tiên bảo
tồn, dựa trên đánh giá rằng những khu rừng quý hiếm (trên phương diện độ cao)
có giá trị cao hơn. Đối với bản đánh giá HLX, một phương pháp tương tự đã

được xác định nhằm bổ sung giá trị bảo tồn đối với các khu rừng đất thấp thông
qua hàng loạt độ cao kh
ác nhau.
Để xác
định các giá trị bảo tồn đối với rừng đất thấp, những số liệu cần có là
diện tích rừng tự nhiên và độ cao.
3.4.2 Các Khu Bảo tồn
Việc quan tâm đến công tác quản lý bảo tồn thực tế có thể làm tăng giá trị của
rừng nếu khu rừng đó nằm gần những khu bảo tồn hiện có; Điều này có thể có
liên quan đến chi phí thực thi công tác bảo vệ và lợi ích của vùng đệm. Kết quả
là, rừng sẽ có giá trị gia tăng do nằm gần những khu bảo tồn hiện có.
Số liệu không gian cần có để tạo ra hệ số điều chỉnh này là đường ranh giới của
các khu b
ảo tồn hiện hữu. Thêm vào đó, cần phải phân tích không gian để xác
định khoảng cách đến các khu bảo tồn.
3.4.3 Các giá trị sử dụng của cộng đồng
Theo Khung HCVF, các khu rừng có tầm quan trọng trong việc đáp ứng những
nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương được đánh giá là có giá trị bảo tồn
cao hơn; những khu rừng này bảo vệ sự sống còn cơ bản và an ninh cho các
cộng đồng địa phương. Những nhu cầu này có thể liên quan đến việc khai thác
rừng lấy lương thực, nhiên liệu và thuốc thang một cách bền vững.
Đối với việc đánh giá HLX
,
một loạt các số liệu thống kê địa phương có thể hữu
ích trong việc xác định hệ số điều chỉnh khoanh vùng này, ví dụ thu nhập và tỷ lệ
thu nhập từ rừng của mỗi hộ gia đình, tuy nhiên, khó có thể thu thập được những
số liệu thống kê này. Thêm vào đó, ở HLX có nhiều xã chiếm diện tích tương đối
lớn, trong đó có thể có những khác biệt đáng kể trong giá trị rừng cộng đồng.
Báo cáo số 6 EO-STEM 11 Hatfield
Nếu không có sẵn số liệu từ địa phương hoặc số liệu không phù hợp, thì nên sử

dụng phương pháp thu thập những số liệu cần có bằng cách tiến hành đánh giá
lập bản đồ có sự tham gia của cộng đồng địa phương nhằm thu thập 'kiến thức
truyền thống' có liên quan đến lịch sử định cư, việc sử dụng đất của cộng đồng,
và việc sử dụng đa dạng sinh học của cộng đồng; đánh giá lập bản đồ như vậy
có thể cho p
hép xác định nh
ững khu rừng có tầm quan trọng trong việc đáp ứng
nhu cầu của cộng đồng địa phương.
3.5 NGUY CƠ
Các hệ số còn lại trong bản đánh giá HLX là nguy cơ đe doạ các giá trị bảo tồn.
Các nguy cơ được coi là những vấn đề quan trọng trong quá trình lập kế hoạch
khoanh vùng bảo tồn, nhưng không phải là hệ số mô tả giá trị bảo tồn thực sự.
Đối với HLX, Hệ số nguy cơ được chọn được liệt kê dưới đây, tuy nhiên không
được kết hợp vào việc đánh giá giá trị bảo tồn HLX
; những hệ số này có thể
được sử dụng trong quá trình ra quyết định nhằm hỗ trợ lập các trọng số cho các
giá trị.
3.5.1 Nguy cơ từ các con đường
Khoảng cách của các con đường gần với rừng có giá trị bảo tồn cao là một vấn
đề quan trọng đối với các nhà ra quyết định; dựa vào các đánh giá của họ,
khoảng cách gần đường có thể làm tăng hoặc giảm ưu tiên bảo tồn trong quá
trình khoanh vùng. Nguy cơ từ việc cải thiện khả năng tiếp cận đến những khu
rừng do có các con đường đã làm tăng chi phí giám sát và dẫn đến một quyết
định phải tập trung bảo vệ những khu
vực khác. Giải pháp thay th
ế là, ưu tiên
bảo tồn có thể là việc chủ động tích cực giảm tác động của những con đường,
cần tính đến những khu vực riêng biệt đã được tự bảo vệ bởi sự khó tiếp cận
những khu vực đó.
Số liệu không gian được sử dụng để mô tả hệ số điều chỉnh này là:

 Các con
đường hiện có – với sự khác biệt từ loại hình đường xá (ví
dụ, đường được lát hoặc không lát); và
 Các con đường theo quy hoạch.
3.5.2 Nguy cơ khác
Các nhà ra quyết định có thể xem xét một loạt các nguy cơ khác; dựa vào số liệu
có sẵn, các nguy cơ khác có thể bao gồm:
 Xây dựng thuỷ điện;
 Các hoạt động khai thác gỗ và khai thác mỏ;
 Cường độ săn bắt;
 Khai hoang lấy đất canh tác nông nghiệp; và
 Mật độ dân cư.
Báo cáo số 6 EO-STEM 12 Hatfield
3.6 TỔNG HỢP CÁC HỆ SỐ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN
Phần này trình bày một mô hình phân tích được xây dựng riêng cho việc đánh
giá các giá trị bảo tồn của HLX, trong đó kết hợp các số liệu có sẵn đối với các
hệ số trên nhằm cung cấp một giá trị bảo tồn tổng quát. Phần này cũng trình bày
cách xếp hạng mỗi hệ số và cơ hội lập thứ tự ưu tiên đối với các hệ số này
thông qua các trọng số. Cuối cùng, phần này c
òn cung cấp các chi ti
ết kĩ thuật
đối với các phương pháp được sử dụng để lập các hệ số đầu vào trong mô hình.
3.6.1 Mô hình Đánh giá Giá trị Bảo tồn
Hình 2 cho thấy sơ đồ tổng hợp các hệ số mô tả cảnh quan sinh lý và hệ số điều
chỉnh khoanh vùng được sử dụng trong đánh giá giá trị bảo tồn HLX. Giá trị bảo
tồn tổng quát của mỗi vị trí ở HLX là tổng số các điểm được cho đối với mỗi hệ
số. Hệ số được xếp hạng Cao, Trung Bình và Thấp trên phương diện giá trị bảo
tồn, sẽ cho tương ứng số điểm là 3,

2 và 1; vị trí cũng có điểm số là 0 đối với một

hệ số cụ thể.
Tầm quan trọng tương đối của mỗi hệ số trong bản đánh giá cũng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình ra quyết định; vì vậy, mô hình đánh giá được thiết kế
nhằm cho phép lập trọng số đối với từng hệ số hay đặt trọng số cho mỗi l
ớp hệ
số (Hệ số mô tả cảnh quan sinh lý và Hệ số điều chỉnh khoanh vùng). Đường kẻ
đỏ chỉ ra các cơ hội đối với các bên tham gia có thể áp dụng các trọng số cho
các phần khác nhau của mô hình, vì vậy làm tăng tầm quan trọng hoặc tính thích
hợp của hệ số đó - các trọng số không được áp dụng trong phân tích hiện hữu
này.
Các hệ số mô
tả cảnh
quan sinh lý (X) và các hệ số điều chỉnh khoanh vùng (Y)
là trọng tâm (phần lõi) của mô hình, mà chính nó là sự kết hợp của bộ các hệ số.
Số liệu đa dạng sinh học được thu thập trong dự án HLX được sử dụng để cung
cấp bối cảnh bổ sung và có tầm quan trọng trong quá trình ra quyết định. Một số
hệ số khác phụ thuộc vào việc bị che dấu, loại bỏ những khu vực nhất định (ví
dụ, cho giá tr
ị 0) dựa vào một ngưỡng. Ví dụ, đối với hệ số độ cao của rừng, tất
cả những khu rừng có độ cao trên một ngưỡng nhất định sẽ bị che dấu /loại khỏi
phân tích này.
Những khu vực có nguy cơ bị đe doạ là những khu vực có rủi ro bị tác động tiêu
cực lớn nhất. Nơi các số liệu về mối nguy cấp được trình bày như là bản đồ,
chúng có thể được sử dụng để cu
ng cấp nh
ững viễn cảnh bổ sung vào giá trị
bảo tồn cùng với sự tham vấn của các bên tham gia.
3.6.2 Số liệu Có sẵn
Trong đánh giá HLX, có một số hạn chế về số liệu có sẵn để sử dụng trong mô
hình; Bảng 1 trình bày các số liệu có sẵn. Ngoại trừ các ảnh vệ tinh và các sản

phẩm phái sinh, thì nguồn số liệu, tuổi và độ chính xác của số liệu của tập hợp
số liệu của tỉnh là chưa được biết đến; Sự không chắc chắn này cần phải được
tính đến khi diễn giải kết quả đầu ra của mô
hình. Tỷ lệ xích của bản đồ nguyên
gốc của phần lớn số liệu là không rõ, vì vậy tỷ lệ xích của mô hình độ cao (20 m)
được sử dụng như là 'tỷ lệ xích cơ bản' cho mục đích thống nhất sử dụng phân
tích GIS theo số liệu quét.
Báo cáo số 6 EO-STEM 13 Hatfield
Hình 2 Mô hình Đánh giá HCVF Hành Lang Xanh.

NOTE: Xếp hạng từng hệ số theo điểm Cao, Trung bình, và Thấp và đặt trọng số cho từng hệ số trong khi kết hợp chúng có thể được
thay đổi; việc xếp hạng và lập trọng số cuối cùng có thể được thực hiện với sự tham vấn của các bên tham gia.

Ngoài ra, độ bao phủ địa hình của các lớp số liệu chưa hoàn thiện đối với toàn
tỉnh. Độ bao phủ của số liệu vệ tinh SPOT-5 có được từ dự án EO-STEM bao
gồm HLX và phần lớn Tỉnh, nhưng một số diện tích không được đưa vào bản đồ
rừng. 3 diện tích bị loại bỏ khỏi báo cáo phân tích là: một phần diện tích nhỏ phía
viễn đông của tỉnh đến đông bắc của thành phố Đà Nẵng; một phần diện tích nhỏ
phía viễn tây của tỉnh dọc theo ran
h giới với tỉnh Quảng Trị; và một phần lớn hơn
diện tích đất thấp tới phía bắc và tây của thành phố Huế, mà phần lớn là không
có rừng. Những diện tích này được minh hoạ tại Hình 3.
Bảng 1 liệt kê các số liệu có sẵn được dùng trong đánh giá các giá trị bảo tồn,
bao gồm ch
i tiết về bên cung cấp số liệu, tỷ lệ xích bản đồ trong quá trình lập, và
mô tả tóm tắt về lớp số liệu.
Báo cáo số 6 EO-STEM 14 Hatfield
Hình 3 Diện tích Hành Lang Xanh và độ bao phủ của ảnh Vệ tinh SPOT-5, Dự
án EO-STEM.



Báo cáo số 6 EO-STEM 15 Hatfield
Bảng 1 Tổng hợp các số liệu có sẵn và việc sử dụng nó để đánh giá HCVF
Hành Lang Xanh.
Lớp số liệu
Bên cung
cấp
Tỷ lệ xích Mô tả / Đánh giá
Độ che phủ
rừng
EO-STEM 1:50,000 Phân loại việc sử dụgn rừng tự nhiên, rừng trồng và đất
không có rừng sử dụng ảnh vệ tinh SPOT-5 2004 và 2005.
• Đánh giá chính xác
Tham khảo tài liệu kỹ thuật EO-STEM để biết thêm chi tiết
(Hatfield 2006)
Sử dụng đất Tỉnh 1:50,000 Rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng.
• Tuổi của tập hợp số liệu không rõ (tập hợp số liệu được
Tỉnh đánh giá lại vào cuổi tháng 6/2006)
Thuỷ văn Tỉnh 1:50,000 Sông, suối, hồ
• Nguồn gốc ban đầu và tuổi của tập hợp số liệu không rõ
• Sông ngòi không hình thành một mạng lưới kết nối - số
liệu sông và suối được sáp nhập để hoàn thiện mạng lưới
thuỷ lợi
Đường xá Tỉnh 1:50,000 Chỉ có các con đường hiện có
• Nguồn gốc ban đầu và tuổi của tập hợp số liệu không rõ
• Việc phân loại đường xá không rõ
Kinh tế-xã hội EO-STEM 1:50,000 Số liệu thống kê kinh tế xã hội tại cấp tỉnh được Sở Tài
Nguyên Môi trường cung cấp:
• Số làng xã
• Tổng số hộ

• Dân số
• % nghèo đói
• Lâm sản ngoài gỗ (NTFP) tiềm năng (cao, TB, thấp)
• Sử dụng/phụ thuộc vào rừng (cao, TB, thấp)
Độ cao EO-STEM 1:50,000 Mô hình Độ cao Số hoá (DEM) được Tỉnh lập số liệu đường
mức số hoá. Cần phải xử lý và điều chỉnh.
• Nguồn ban đầu và tuổi của tập hợp số liệu chưa rõ
• Vấn đề chât lượng liên quan đến các đường mức không
kết nối
Độ dốc EO-STEM 1:50,000 được tính toán bằng DEM
Độ dốc bằng độ tại mỗi ô định vị
Lượng mưa Tỉnh Không áp
dụng
Số liệu bảng về lượng mưa trung bình hàng tháng của ba
trạm thuỷ văn Tỉnh.
• Không có toạ độ đối với các vị trí của trạm.
Số liệu về đa
dạng sinh học
HLX Không áp
dụng
Vị trí các khu vực trong các bản điều tra đa dạng sinh học và
danh sách các loài: chim, thực vật và cây, linh trưởng, lưỡng
cư và bướm.
• Không có toạ độ vị trí từng quan sát riêng biệt
• Thiếu số liệu về sự hiện diện và thiếu vắng
Đơn vị rừng Tỉnh 1:50,00 Các đơn vị quản lý rừng
• Tuổi của tập hợp số liệu chưa rõ
Báo cáo số 6 EO-STEM 16 Hatfield
3.6.3 Xếp hạng các hệ số đối với Hành Lang Xanh
Từng hệ số đầu vào riêng lẻ được xếp hạng dựa trên các đánh giá của chuyên

gia; có tham khảo thêm tài liệu Tordoff et al. (2003) đối với độ cao của rừng. Việc
xếp hạng đối với mỗi hệ số mô tả cảnh quan và hệ số điều chỉnh khoanh vùng
được nêu trong Bảng 2; mỗi hệ số đầu vào được xếp hạng Cao, Trung bình
hoặc Thấp về mặt giá trị bảo tồn.
Bảng 2
Xếp hạng hệ s
ố mô tả cảnh quan và hệ số điều chỉnh khoanh vùng bảo
tồn.
Xếp hạng
Giá trị Đơn vị Ghi chú
Cao
(3)
TB
(2)
Thấp
(1)
Không
(0)
Hệ số mô tả cảnh quan
Độ cao mét (trên mực
nước biển)
493-
1,780
170-493 18-170 0-18
Độ dốc độ 25-88 14-25 2-14 0-2
Tính thống nhất lưu vực đầu
nguồn (Xếp hạng độ cao + độ
dốc)
5-6 3-4 0-2 0
Tính thống nhất các nguồn tài

nguyên nước mặt
(gần song ngòi)
mét Che dấu rừng tự
nhiên
0-500 500-
1,500
1,500-
3,000
>3,000
Tính thống nhất của rừng
% có r
ừng

Đa dạng sinh học
(độ che phủ của rừng)
không áp
dụng
Giàu Trung
bình
Nghèo Khác
Hệ số điều chỉnh khoanh vùng
Độ cao của rừng mét (trên mực
nước biển)
Che dấu rừng tự
nhiên
<300 300-700 700-
1,200
>1,200
Khu bảo tồn mét 0-1000 1,000-
2,500

2,500-
5,000
>5,000
Các đường chính 0-500 500-
1500
1,500-
3,000
>3,000 Đường xá (khoảng cách từ) mét
Các đường phụ - - 0-500 -
Các nguy cơ khác mét Che dấu khu vực
không có rừng

0-500 500-
1,500
1,500-
3,000
>3,000

Tất cả các hệ số đầu vào được giả định có tầm quan trọng như nhau trong báo
cáo đánh giá này và vì vậy các hệ số đều không có trọng số.
Nhằm xếp hạng từng hệ số cụ thể, cần có phân tích GIS như được mô tả dưới
đây:
Bảo vệ lưu vực đầu nguồn:
Tính thống nhất của lưu vực đầu nguồn là tổng số của xếp hạng độ cao và độ
dốc. Mặc dù vậy, nó
được tính theo hệ thống phân loại rừng đầu nguồn chính
thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định thông số này, số liệu về đất và
giá trị lượng mưa không được tính trong thông số này. Số liệu về đất hiện không
có sẵn trong lĩnh vực nghiên cứu này và các giá trị về lượng mưa đối với ba trạm
Báo cáo số 6 EO-STEM 17 Hatfield

khí tượng của Tỉnh TT-Huế được xếp hạng 'cao' theo phương pháp phân loại
rừng đầu nguồn của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Đỗ Xuân Lân, FIPI, Thông tin cá
nhân); Vì vậy, điểm về lượng mưa là không đổi trong toàn bộ nghiên cứu này.
Tính thống nhất của các nguồn tài nguyên mặt nước:
Hệ số này có được từ phân tích GIS về khoảng cách gần sông suối, sau đó
được xếp hạng (xem các giá trị tại Bảng 2). Giá trị này chỉ được áp dụng đối với
rừng tự nhiên, vì vậy mức độ
rừng tự nhiên như được xác định trong Phân Loại
Rừng của EO-STEM (Hatfield 2006) được sử dụng làm mặt nạ che, hoặc loại bỏ,
tất cả các diện tích không phải rừng tự nhiên.
Tính thống nhất của rừng:
Giá trị thống nhất được tạo lập bằng cách tính tỷ lệ rừng tự nhiên và đất không
có rừng trong một 'diện tích cảnh quan địa phương', nh
ằm mục đích xác định
mức độ mà dựa vào đó một diện tích rừng tự nhiên tạo thành một phần của rừng
cấp cảnh quan lớn hơn. Sử dụng phân tích GIS để tính được tỷ lệ bao phủ của
rừng tự nhiên trong bán kính 250m của mỗi ô quét.
Đa dạng sinh học:
Việc phân loại rừng của EO-STEM (Hatfield 2006) được thực hiện lại bằng cách
sử dụng GI
S
để lấy loại rừng làm biến đại diện cho đa dạng sinh học. Theo
phương pháp phân loại rừng điển hình của MARD (Đỗ Xuân Lân, FIPI, thông tin
cá nhân), rừng tự nhiên giàu, trung bình và nghèo được quy cho các giá trị xếp
hạng bảo tồn cao, trung bình và thấp tương ứng; các loại rừng khác được xếp
hạng giá trị đa dạng sinh học 0.
Độ cao của rừng:
Việc phân loại rừng của EO-STEM (Hatfield 2006) được sử dụng để che dấu tất
cả các
khu

vực không phải là rừng tự nhiên. Vì hệ số này cho giá trị cao hơn đối
với rừng đất thấp, nên GIS được sử dụng để xếp hạng rừng tự nhiên với giá trị
cao hơn đối với rừng đất thấp dựa trên số liệu về độ cao (Bảng 2).
Khu bảo tồn:
Khoảng cách gần với ranh giới các khu bảo tồn hiện có
được xác định sử dụng
phân tích GIS; kế quả được xếp hạng cao, trung bình và thấp theo các ngưỡng
được nêu tại Bảng 2.
Nguy cơ:
Khoảng cách gần các con đường được tính bằng cách sử dụng kỹ thuật phần
mềm GIS, có tính đến các tác động khác nhau của đường chính và đường
phụ/đường mòn nhỏ hơn. Hai loại đường được xếp hạng sử dụng các tiêu chí
khác nhau (Bảng 2).
Các bản đồ về ngu
y cơ
bổ sung trong bối cảnh cũng được lập, bao gồm mật độ
dân số cấp xã dựa trên số liệu thống kê do WWF cung cấp, và đất không có
rừng theo Phân loại rừng của EO-STEM (Hatfield 2006), mà nó cũng có thể
được dùng làm chỉ số đo lường áp lực của sự phát triển.

×