Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp cho trẻ sứt môi, hở hàm ếch pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.54 KB, 4 trang )

Giải pháp cho trẻ sứt môi, hở
hàm ếch
Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết bẩm sinh mà
các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp
trong suốt quá trình phát triển của thai nhi.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em châu Á, châu mỹ Latin.
Một điều may mắn là bệnh sứt môi và hở hàm ếch có thể
chữa được. Hầu hết trẻ sinh ra mắc bệnh có thể được phẫu
thuật để kiến tạo lại môi trong vòng 12 đến 18 tháng đầu
sau khi sinh để sửa chữa khiếm khuyết này và cải thiện
đáng kể hình thể cho khuôn mặt.
Bệnh sứt môi và hở hàm ếch
Sứt môi và hở hàm ếch xảy ra khi các mô của môi
và/hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển cùng với
sự phát triển của thai kỳ. Trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch
thường không có đủ mô ở miệng, và mô này không kết
hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng.
Sứt môi là dị hình bẩm sinh có một khe nứt ở một bên hay
cả hai bên đường giữa môi trên. Điều này xảy ra khi 3
khối mô bào thai tạo thành môi trên không liền lạc được
với nhau và thường kết hợp với khe vòm miệng.
Hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi.
Một số trẻ mắc bệnh này hở cả bộ phận trước và bộ phận
phía sau của vòm miệng, trong khi các trẻ khác chỉ bị hở
một phần.
Thường có 3 dạng khác nhau của sứt môi và hở hàm
ếch:
- Sứt môi mà không bị hở hàm ếch
- Hở hàm ếch mà không sứt môi
- Sứt môi và hở hàm ếch.
Hiện tượng hở này có thể xảy ra ở một bên của miệng (hở


một bên) hoặc cả hai bên miệng.
Số trẻ trai bị sứt môi nhiều hơn số trẻ gái, trong khi có
nhiều trẻ gái bị hở hàm ếch hơn so với trẻ trai. Do đây là
căn bệnh gây ra các dấu hiệu đặc biệt có thể nhìn thấy
được nên nó rất dễ chẩn đoán. Căn bệnh này có thể được
phát hiện bằng siêu âm trước khi sinh. Nếu hở môi hay
hàm ếch không được phát hiện trước khi trẻ được sinh ra
thì nó cũng được nhận dạng ngay sau khi sinh.
Điều gì gây ra bệnh sứt môi và hở hàm ếch?
Các bác sĩ không biết nguyên nhân chính xác khiến cho
trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch, tuy nhiên họ tin nó
có thể là sự kết hợp của yếu tố gen (di truyền) và môi
trường (như sử dụng một loại thuốc nào đó, bệnh tật, phụ
nữ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai ). Nguy cơ
trẻ mắc bệnh này càng cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh
chị em ruột mắc bệnh hở môi hay tiền sử gia đình có
người mắc bệnh này.
Các bệnh liên quan đến sứt môi và hở hàm ếch
Trẻ mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch thường dễ mắc các
bệnh khác như cảm, điếc và khiếm khuyết khả năng nói.
Các bệnh về răng như thiếu, thừa, dị hình hay răng mọc
lộn xộn cũng thường xảy ra trẻ khi sinh ra mắc bệnh hở
hàm ếch. Nhiều trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch đặc biệt dễ
bị nhiễm trùng tai.
Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cũng gặp nhiều khó khăn
khi ăn uống, bú mớm. Các bình sữa với núm vú đặc biệt
có thể giúp trẻ bú dễ hơn. Trong một số trường hợp, trẻ
mắc bệnh sứt môi hay hở hàm ếch có thể phải cần đến
vòm miệng giả để giúp trẻ có thể ăn uống.
Điều trị sứt môi và hở hàm ếch

Hiện nay y học tiên tiến có thể điều trị hiệu quả bệnh sứt
môi và hở hàm ếch. Phẫu thuật tạo hình có thể tái tạo lại
môi và hàm ếch bị hở.
Trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch cần được xem xét bởi
nhiều chuyên gia khác nhau cùng làm việc chung để điều
trị bệnh. Việc điều trị thường bắt đầu ở vài tháng đầu sau
khi trẻ được sinh ra, tùy thuộc vào sức khỏe của trẻ và độ
hở của môi hay vòm miệng.
Những người trong nhóm điều trị bệnh cho trẻ thường
gồm có nhà di truyền học, bác sĩ phẫu thuật tạo hình, bác
sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, bác sĩ phẫu thuật miệng, bác
sĩ chỉnh răng, nha sĩ, nhà trị liệu khả năng nói, nhà thính
học, các chuyên gia tâm lý và chuyên gia xã hội học.
Nhóm các chuyên gia này sẽ đánh giá quá trình phát triển
bình thường của trẻ, kiểm tra khả năng nghe, nói, dinh
dưỡng, răng và trạng thái cảm xúc của trẻ. Sau đó họ sẽ
chia sẻ thông tin mà họ biết với bố mẹ trẻ. Ngoài ra, để
điều trị cho trẻ, các chuyên gia cũng sẽ làm việc với trẻ về
bất kỳ các khó khăn nào trong ăn uống, nói năng, các vấn
đề xã hội Họ sẽ tư vấn giúp cho bố mẹ trẻ trong suốt
giai đoạn phát triển và điều trị bệnh của trẻ

×