Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hiện trạng và giải pháp cho vấn đề môi trường làng nghề mộc xã Vân Hà – Đông Anh – Hà Nội.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.58 KB, 50 trang )

Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Phần I: Mở đầu
1. Đặt vấn đề
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản
phẩm được sản xuất trực tiếp tại làng nghề trở thành thương phẩm trao đổi góp
phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động lúc nông nhàn. Theo số liệu
công bố mới đây của đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát môi trường (Bộ công an) ngày
26/08/2009, hiện nay trong cả nước có 2790 làng nghề, các làng nghề phân bố tập
trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là miền Trung
(chiếm khoảng 30%) và miền Nam (chiếm khoảng 10%) (Nguồn: Tổng cục môi
trường tổng hợp, 2008).
Sự phát triển của các làng nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần
đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, góp phần tạo công ăn việc
làm và thu nhập ổn định cho dân cư ở khu vực nông thôn. Cải thiện đời sống gia
đình, tận dụng lao động lúc nông nhàn và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng cuộc sống người dân.
Vân Hà là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội, nổi tiếng với các sản phẩm thủ
công gỗ mỹ nghệ truyền thống như bàn, ghế, sập, tủ, tượng… Các sản phẩm này
được các thương lái mang đi khắp nơi trong và ngoài nước, vì vậy quy mô của làng
nghề là tương đối lớn. Toàn xã có 20 doanh nghiệp, khoảng 500 hộ hoạt động sản
xuất hàng thủ công gỗ mỹ nghệ với quy mô lán xưởng lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế trong những năm gần đây giữ ở mức 10%. Sự phát triển của ngành tiểu thủ công
nghiệp đã có nhiều đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa
phương.
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
1
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, việc phát triển nghề mộc đã và
đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm bụi và
tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến đời sống, mỹ quan cũng như sức khỏe của người dân.
Hoạt động sản xuất hàng thủ công gỗ mỹ nghệ không theo quy mô sản xuất tập


trung mà chủ yếu nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, chính vì thế mức độ đầu tư cho
sản xuất đặc biệt là đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ nhằm giảm thiểu các
tác động tới môi trường là còn rất hạn chế, bởi vậy nên trong quá trình sản xuất có
nhiều công đoạn phát sinh ô nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường
xung quanh. Bên cạnh những áp lực do phát triển làng nghề mộc thì quá trình sản
xuất nông nghiệp, vấn đề thu gom và quản lý rác thải cũng gây ra không ít tác động
đến môi trường trên địa bàn của khu vực.
Đứng trước thực trạng về môi trường như vậy khiến cho các cấp chính quyền,
nhân dân trong xã cảm thấy lo lắng, cần phải có các nghiên cứu, đánh giá cụ thể và
hơn hết cần phải đề ra các giải pháp cụ thể để quản lý các hoạt động sao cho vừa có
thể thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn đảm bảo được chất
lượng môi trường sống và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Chính vì những thực
trạng như vậy nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hiện trạng và giải pháp
cho vấn đề môi trường làng nghề mộc xã Vân Hà – Đông Anh – Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Vân Hà và công
tác quản lý môi trường tại địa phương trong thời gian qua.
- Tham gia hoạt động xã hội xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp... ở địa
phương.
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
2
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao
hiệu quả của quá trình thu gom rác thải tại địa phương và hiệu quả của công tác
quản lý môi trường tại xã Vân Hà.
3. Yêu cầu
- Tìm hiều về tình hình, thực trạng các ngành sản xuất và đời sống nhân dân
xã Vân Hà
- Tìm hiểu về các vấn đề sản xuất làng nghề, các khâu gây ô nhiễm môi trường
và những thách thức đặt ra. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp địa phương cải thiện

được điều kiện môi trường.
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
3
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Phần II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung
− Tìm hiểu, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vân Hà
− Tìm hiểu thực trạng sản xuất, hoạt động làng nghề và đời sống của
nhân dân trong xã Vân Hà
− Các vấn đề môi trường của xã, hiện trạng, áp lực của hoạt động sản
xuất đến môi trường.
− Hoạt động giáo dục môi trường và tuyên truyền nhận thực về bảo vệ
môi trường cho người dân
− Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
+ Tài liệu thứ cấp: tài liệu thu thập được từ các phòng ban, internet, văn bản
quy phạm, báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, hiện
trạng môi trường của khu vực và công tác quản lý môi trường xã Vân Hà.
+ Tài liệu sơ cấp: thu thập từ phiếu điều tra nông hộ, phiếu điều tra vệ sinh
viên, phiếu điều tra người dân. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 50 phiếu bao gồm
30 phiếu điều tra nông hộ, 8 phiếu điều tra vệ sinh viên, 12 phiếu điều tra hộ gia
đình không làm nghề. Hình thức điều tra ngẫu nhiên.
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
4
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
2.2.2 Phương pháp khảo sát trực tiếp: xác định khối lượng và thành
phần rác thải sinh hoạt thông qua phương pháp phân tích khối lượng. Chọn ngẫu
nhiên 10 hộ gia đình tại thôn Thiết Úng, sau đó đặt túi nilon, xác định khối lượng
và thành phần rác thải trong 3 ngày liên tiếp

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phần
mềm Microsoft Excel 2003.
2.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm nhằm tổng hợp số liệu, thống nhất và đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quá trình làm việc.
2.2.5 Phương pháp SWOT:
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các vấn đề đến công
tác quản lý môi trường tại xã Vân Hà.
2.2.6 Tiến hành tuyên truyền và giáo dục môi trường
o Đối tượng: học sinh tiểu học
o Thời gian: 45 phút giờ chào cờ thứ 2 ngày 24/10/2011
o Địa điểm: Sân trường tiểu học xã Vân Hà
o Nội dung: diễn kịch, thời trang, giáo dục về vấn đề môi trường và tổ
chức trò chơi
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
5
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Phần III. Kết Quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vân Hà
3.1.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Vân Hà nằm ở phía Đông huyện Đông Anh. Với tổng diện tích tự nhiên là
521,00 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phí Bắc giáp xã Thụy Lâm và Tỉnh Bắc Ninh
- Phía Đông giáp Tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp giáp xã Liên Hà.
- Phía Nam giáp xã Dục Tú.
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết.
Vân Hà có chung chế độ khí hậu thời tiết của Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí

hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô còn mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Mùa hè thường bắt đầu từ thánh 5 kéo dài cho hết tháng 10. Mùa đông từ
tháng 11 cho đến hết tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt được phân hóa theo hai mùa rõ rệt đó là mùa đông và mùa hè.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: 24.72
0
C, trong đó nhiệt độ không khí cao
nhất trong năm là tháng 6 với 34,8
0
C và tháng thấp nhất là tháng 12 với 15,7
0
C.
Lượng mưa trung bình năm 2008 là 140,2 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 7
đến tháng 9 chiếm đa số lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa trung bình cao
nhất là 7, 8 và tháng 9 (> 1000m). Do lượng mưa vào các tháng trên là lớn nên
nhiều diện tích trong đê ở chân ruộng thấp, trũng bị ảnh hưởng nặng. Mùa khô bắt
đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa ít không đáng
kể. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1(1.0mm).
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
6
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Độ ẩm tương đối bình quân 78% , tháng 2, 3, 4 và 8, thường có độ ẩm cao hơn
80%, tháng 12 có độ ẩm trung bình thấp nhất là 31%. Tổng số giờ nắng cả năm là
1794 giờ, trong đó số giờ nắng trung bình ở tháng 12, 1, 2, 3, 4 là thấp nhất. Tháng
có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 (79 giờ). Tháng có số giờ nắng trung
bình cao nhất là tháng 7 (208giờ)
Với đặc điểm khí hậu trên thì Vân Hà thuận lợi cho sản xuất được nhiều loại
cây trồng, vật nuôi khác nhau để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa
đa dạng.
3.1.1.3 Thủy văn

Vân Hà có hệ thống kênh mương có mật độ cao, nhiều hồ. Tuy nhiên do địa
hình lòng chảo nên khi lượng mưa lớn kéo dài sẽ gây ra tình trạng ngập úng cục bộ
làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
3.1.1.4 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã có các nguồn sau:
o Nguồn nước mặt.
o Nguồn nước mưa.
o Nguồn nước ngầm
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu lấy từ sông Ngũ Huyên Khê để phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong xã qua khảo sát đạt chất lượng
tốt, đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
- Nguồn nước mưa: Vào mùa mưa, do lượng mưa lớn gây ra hiện tượng ngập
úng hầu hết các vùng đất trũng, gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, nguồn nước mặt tại các sông, ao hồ lại có ý nghĩa vô cùng to lớn cho
việc điều hòa lượng nước cũng như là nguồn nước dự trữ để phục vụ nông nghiệp
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
7
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
vào mùa khô. Đây là yếu tố giúp xã chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng. Phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hóa.
3.1.1.5 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất xã Vân Hà là 521 ha, đất nông nghiệp 340 ha, đất ao hồ,
sông ngòi 36,5 ha, đất ở 49 ha, còn lại là đất khác. Đất nông nghiệp chiếm diện tích
lớn nhất, trong đó đất lúa nước 314 ha trồng 2 vụ/ năm
Căn cứ vào tính chất nông hóa thổ nhưỡng, đất đai của xã được phân ra
thành 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm phù sa glây (Pg): Có diện tích là 72,804 ha được phân bố tại các thôn
Thiết Bình, Cổ Châu và Văn Điềm.
- Nhóm phù sa úng nước mùa hè: (Pj) Có diện tích là 330,721 ha được phân

bố tại các thôn là Hà Khê, Thiết Úng và một số ít ở Thôn Văn Điềm
- Nhóm đất phù sa không được bồi, trung bình ít chua (Pe): Có diện tích là
117,475 được phân bố tại các thôn Cổ Châu, Thiết Bình và một số đồng ở Thôn Hà
Khê.
Theo kết quả phân tích, đất đai của xã như sau:
- Phần lớn diện tích đất của xã là đất hơi chua.
- Đạm tổng số ở mức nghèo
- Kali tổng số ở mức nghèo
- Thành phần cơ giới biến đổi từ thịt nhẹ, thịt pha sét đến sét.
Nhìn chung, đất đai của xã nghèo chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu đất đai có
chế độ canh tác hợp lý, lựa chọn giống cây trồng phù hợp thì xã có thể phát triển
các loại cây trồng như: ổn định và hình thành vùng Lúa cao sản, vùng chuyên canh
cây cảnh, cây ăn quả và một số nơi thấp trũng thì quy hoạch thả cá hoặc xây dựng
quy mô trang trại.
3.1.1.6 Tài nguyên thực vật
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
8
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Xã Vân Hà có điều kiện khí hậu và địa hình tương đối thích hợp cho sự phát
triển hệ thực vật, trong đó phải kể đến các loại rau màu, cây ăn quả các loại và cây
cảnh. Tuy nhiên, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, đất trồng rau màu đã
giảm đáng kể, toàn xã chủ yếu chỉ trồng lúa với 2 vụ/năm, các loại cây rau màu,
cây ăn quả rất ít và không được quan tâm.
3.1.1.7 Tài nguyên nhân văn.
Vùng đất Vân Hà có nhiều đổi mới trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với
nhiều làng nghề truyền thống được phát huy như nghề trạm khắc gỗ, làm mộc, nghề
đan …, Dân cư sống tập trung thành các làng xóm đông đúc, là nơi hội tụ nhân tài,
nơi sinh ra nhiều tiến sĩ đã được ghi danh trong Quốc Tử Giám đã minh chứng cho
vùng đất hiếu học.
3.1.2 Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung nền kinh tế của xã trong những năm qua đang phát triển theo
chiều hướng thuận lợi và đúng hướng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như:
điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, bưu chính viễn thông…được đầu tư tập trung
theo hướng đồng bộ, kiên cố và hiện đại. Tiềm lực kinh tế của xã được tăng lên
đáng kể và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện và hiệu quả. Thu nhập
người dân tăng lên đáng kể.
3.1.2.2 Cơ cấu kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế, tỷ lệ công nghiệp thương mại và dịch vụ đã có chiều
hướng tăng nhanh. Quá trình thực hiện phấn đấu giá trị sản xuất hàng hóa giảm dần
theo hướng nông lâm nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
9
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Trong sản xuất nông nghiệp đã có bước đột phá trong chăn nuôi, xuất hiện
nhiều mô hình theo hướng trang trại, sản phẩm chăn nuôi mang tính hàng hóa góp
phần nâng cao thu nhập của người dân trong xã.
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất của xã Vân Hà
Chỉ tiêu ĐVT
200
5
200
6
200
7
200
8
200
9
2010

Tổng giá trị sản xuất các ngành
kinh tế
Tỷ
đồng
34 37,5 41 50 84
114
Ngành tiểu thủ công nghiệp
Tỷ
đồng
24 26,8 27,5 28 59
86
Ngành nông nghiệp
Tỷ
đồng
7,5 7,5 9 16 16
16
Ngành dịch vụ, thương mại
Tỷ
đồng
2,5 3,2 4,5 6 9
12
Cơ cấu kinh tế %
Tiểu thủ công nghiệp % 70 71 68 67 70,2 75,4
Nông nghiệp % 24 20 22,6 23 19 14
Thương mại, dịch vụ % 6 9 9,4 10 10,8 10,6
( Theo số liệu thống kê của UBND xã Vân Hà năm 2010 )
3.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
 Dân số
Năm 2011, dân số của xã Vân Hà là 10.073 người/2508 hộ dân, trong đó có
2473 hộ nông nghiệp, 35 hộ phi nông nghiệp. Mật độ dân số trung bình toàn xã là

1,93 người/1000 m
2
, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,1% năm 2009 lên 2,3% năm
2010.
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
10
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Tính tới 30/9/2011 toàn xã Vân Hà có 10.073 người/2508 hộ. Trong đó:
Bảng 2:Phân bố dân số ở các thôn trong xã Vân Hà
Thôn Cổ Châu Hà Khê Thiết
Bình
Thiết Úng Vân
Điềm
Toàn xã
Số hộ 220 504 587 592 605 2508
Số người 856 2045 2443 2389 2340 10073
 Lao động và việc làm
Năm 2011, toàn xã có 6410 người trong độ tuổi lao động chiếm 63,63% dân
số, trong đó lao động nông nghiệp là 3.483 lao động, và đây chính là thế mạnh để
phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa thực sự cũng như đáp ứng nhu
cầu về lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn. Nhìn chung,
dân số có khẩu là lao đông nông nghiệp chiểm tỷ lệ lớn, tuy nhiên thu nhập của
người dân lại chủ yếu từ tiểu thủ công nghiệp (sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ).
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, đến năm 2010 có 3179 lao động
trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 125 hộ có thu nhập từ lĩnh vực thương
mại dịch vụ và 2.383 hộ có thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp. Thu nhập bình quân
14 triệu đồng/người/năm.
Ngoài nguồn lao động sẵn có tại địa phương, nghề thủ công mỹ nghệ truyền
thống tại đây đã và đang thu hút một lượng lớn lao động tại các vùng lân cận. Theo

số liệu thống kê của trưởng công an xã Vân Hà, toàn xã có khoảng 3500 lao động
tạm trú tại địa phương. Nguồn lao động này đã góp phần đáp ứng được yêu cầu của
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
11
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
làng nghề, nhưng cũng làm tăng thêm áp lực về vấn đề môi trường cũng như an
ninh tại địa phương.
3.1.2.4 Giao thông, thủy lợi
 Giao thông
Dự án xây dựng đường Quốc lộ 3 đang được triển khai xây dựng và một phần
đường có đi qua địa bàn xã. Dự án đường Quốc lộ 3 hoàn thành sẽ tạo điều kiện
cho giao thông đi lại trong địa bàn xã với các địa phương lân cận, thúc đẩy lưu
thông và trao đổi hang hóa.
Đường giao thông nông thôn, nội đồng: Hiện tại mạng lưới giao thông nông
thôn, nội đồng của xã đã được khép kín, hầu hết mặt đường đã được nhựa hóa và bê
tông hóa thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, tuy nhiên trong những năm tới cần
được nâng cấp cải tạo để tránh tình trạng bị xuống câp.
 Thủy lợi
Mạng lưới thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất nông
nghiệp, các tuyến kênh mương hàng năm được tu sửa nạo vét đảm bảo đủ nước
phục vụ nhu cầu tưới tiêu của xã.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư tập trung, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiện lợi cho sinh hoạt. Hệ thống các kênh mương
đã dần được kiên cố hóa và góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế.
3.1.2.5 Thực trạng các cơ sở hạ tầng khác
 Giáo dục và đào tạo:
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
12
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5

Với nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục hiện nay nên công tác
giáo dục của xã Vân Hà luôn được Đảng và các cấp quan tâm. Hệ thống cơ sở vật
chất, các trang thiết bị trường học được tu sửa, mua sắm ngày càng đầy đủ và hoàn
thiện. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên. Năm 2010 - 2011, toàn
xã có 1 trường Trung học cơ sở với 31 giáo viên và 574 học sinh; 1 trường Tiểu
học có 47 giáo viên và 1040 học sinh; 1 trường mẫu giáo mầm non có 27 giáo viên
và 724 học sinh.
 Y tế:
Xã Vân Hà có 1 trạm y tế đã được xây dựng kiên cố, đội ngũ cán bộ được
tăng cường. Trong những năm qua y tế xã đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân và thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt chất lượng
khá. Toàn xã luôn làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng, uống Vitamin A, cân đo
theo dõi sức khỏe cho trẻ trong độ tuổi đạt 100%....
Văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao: Thực hiện tốt công tác quản lý văn hóa
và dịch vụ văn hóa, tổ chức các ngày lễ, làm công tác thông tin tuyên truyền góp
phần vào thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương. Chỉ đạo tốt xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở, xây dựng gia đinh văn hóa, đơn vị văn hóa. Thực hiện tốt phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa dân cư.
 Chợ:
Xã Vân Hà hiện tại có 5 chợ nhỏ tại 5 thôn và một chợ nằm ở trung tâm xã
với chức năng là đầu mỗi giao lưu hàng hóa của nhân dân trong và ngoài xã.
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của xã:
Vân Hà là xã đồng bằng, cách trung tâm huyện lị và khu vực nội thành không
xa, tiện lợi trong tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật phát triển một
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
13
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
nền kinh tế đa dạng: Nông – ngư – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mại và du
lịch.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội như giao thông, thủy lợi, bưu

chính viễn thông, giáo dục y tế, văn hóa, thể dục thể thao…tuy đã đáp ứng được
nhu cầu của người dân nhưng phải được thường xuyên nâng cấp, cải tạo tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
Lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, gây khó khăn
trở ngại cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới.
Tốc độ gia tăng dân số đã giảm nhưng số hộ tăng thêm hàng năm còn lớn. Do
đó trong những năm tới quỹ đất của xã dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và
xây dựng nhà ở cho nhân dân tăng lên, gây áp lực lớn cho mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội của xã sau này.
Sự tăng dân số gây sức ép đến hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đồng thời trong
những năm tới nhu cầu đời sống của người dân ngày càng tăng cao, nên đòi hỏi
phải bố trí một quỹ đất lớn cho xây dựng các công trình phục vụ văn hóa, thể thao,
vui chơi giải trí.
Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội cần khai thác sử dụng đất khoa học,
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Việc bố
trí sử dụng đất cũng phải đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt
cũng như lâu dài.
3.2 Thực trạng sản xuất và đời sống
3.2.2 Sản xuất nông nghiệp
3.2.2.1 Trồng trọt
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
14
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Về sản xuất nông nghiệp xã đã thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi. Chú trọng khuyến khích các mô hình trang trại, quy hoạch vùng sản xuất
chuyên trồng lúa nước. Bằng hình thức “kích cầu” khuyến khích nhân dân chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giá trị đầu tư.
Theo số liệu thống kê đất đai toàn xã năm 2010 cho thấy năm 2010 xã Vân Hà
có 314 ha (đất chuyên trồng lúa nước) chiếm 60,26% diện tích tự nhiên của xã
(diện tích tự nhiên của xã là 521 ha) . Số nhân khẩu lao động trung bình trong lĩnh

vực nông nghiệp là 3.483 lao động trong tổng số 6410 lao động toàn xã.
Trong giai đoạn 2005 – 2009, diện tích giữa các loại đất của xã có biến động
lớn, đặc biệt đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp giảm 9,65 ha là do chuyển
sang mục đích phi nông nghiệp, trong đó chuyển sang:
+ Đất ở nông thôn 1,05 ha
+ Đất có mục đích công cộng 0,12 ha;
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 8,48 ha.
Nguyên nhân chủ yếu theo xu hướng trên là do áp lực từ tình hình phát triển
kinh tế xã hội của xã hội. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, các loại đất
chuyên dụng và đất ở đều có xu hướng tăng. Việc tăng giảm diện tích đất nông
nghiệp trong những năm qua phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
xã và của huyện.
* Về cơ cấu kinh tế: Tính đến năm 2010, nông nghiệp chiếm 20% cơ cấu kinh
tế toàn xã. Trong đó trồng trọt chiếm 16%, chăn nuôi 3%, dịch vụ lâm nghiệp là
1% và tính giá trị thu nhập/ha canh tác thì đạt 72 triệu đồng/ ha. Đây là con số
không lớn nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào GDP của xã.
* Thực trạng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua:
Nhìn chung, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua chưa diễn ra
mạnh mẽ, xã chưa có quy hoạch nông nghiệp cụ thể, diện tích chuyển đổi còn
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
15
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
manh mún chưa tập chung, cây lúa vẫn là cây chính của xã. Ở xã chủ yếu canh tác
2 vụ lúa, nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức nên năng suất còn thấp, nhiều
sâu, bệnh, vụ đông diện tích không đáng kể là trồng rau các loại, ngô, lạc và khoai
tây còn lại chủ yếu là đất bị bỏ hoang. Nông nghiệp chủ yếu dựa vào phân bón hóa
học, không hoặc rất ít bổ sung thêm phân hữu cơ nên chất lượng đất ngày càng
kém, làm năng suất lúa giảm.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
STT Loại cây

trồng
Năm 2007 Năm 2008
Diện tích
(ha)
Năng
xuất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
xuất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
1 Lúa cả năm 599.00 43.10 2580.00 572.0
0
47.20 2702.00
2 Rau các lại 5.00 150.00 75.00 3.00 164.70 49.00
3 Khoai tây 3.00 97.00 29.00 1.00 97.00 9.70
4 Lạc 0.00 0.00 0.00 3.00 8.30 2.00
(Nguồn: Số liệu thống kê của xã Vân Hà năm 2009)
* Mức độ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp
Theo kết quả điều tra nông hộ cho thấy, hầu hết những hộ gia đình tại đây đều
sử dụng phân bón hóa học, rất ít hộ dùng phân chuồng, phân xanh cũng như các
loại phân hữu cơ khác. Tổng hợp phiếu điều tra thu được, chỉ có 2/17 hộ có trồng

lúa sử dụng phân gà, phân chuồng để bón cho lúa, còn lại 15 hộ chỉ dùng các loại
phân hóa học với lượng bón trung bình được thống kê trong bảng sau:
Bảng 4: Thực trạng đầu tư sản xuất nông nghiệp tại xã Vân Hà
Loại cây Giống Phân bón (kg/sào) Thuốc BVTV
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
16
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
(kg/sào) (gói/sào/năm)NPK Đạm Lân Kali
Lúa 1,2 10 - 12 3 10 4 - 5 20 - 30
Khoai tây 10 - 12 10 20 8 25 - 30
Lạc 1.5 - 2 8 - 10 2.5 15 -
20
10 15 - 18
3.2.2.2 Chăn nuôi:
Theo điều tra toàn xã chỉ có 5 hộ làm trang trại theo mô hình VAC đó có 4
trang trại ở thôn Vân Điềm và 1 trang trại ở thôn Thiết Úng, còn lại các hộ gia đình
làm nông nghiệp thì việc chăn nuôi diễn ra nhỏ lẻ, lượng rác thải phát sinh trong
chăn nuôi là không đánh kể.
Bảng 5: Chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn xã Vân Hà
Loại vật nuôi Đơn vị tính Số lượng Trọng lượng
(kg)
Sản lượng
(Kg)
Trâu con 12 800 9600
Bò con 18 460 8280
Lợn con 70 70 4900
Gia cầm con 1200 2 2400
* Thủy lợi: Mạng lưới thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu sản
xuất nông nghiệp, các tuyến kênh mương hàng năm được tu sửa nạo vét đảm bảo
đủ nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu của xã.

Hệ thống thủy lợi được đầu tư tập trung, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiện lợi cho sinh hoạt. Hệ thống các kênh mương
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
17
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
đã dần được kiên cố hóa và góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế.
3.2.3 Sản xuất đồ gỗ
Xã Vân Hà - Đông Anh – Hà Nội, là khu vực làng nghề đã có từ lâu và mới
phát triển mạnh trong những năm gần đây. Dân Vân Hà nổi tiếng khéo tay, có con
mắt nghệ thuật cao. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống là sự kết hợp khéo léo
giữa chất liệu tự nhiên là gỗ với bàn tay khối óc của người thợ. Mỗi sản phẩm làm
ra đều đánh dấu sự phân công lao động hợp lí, kết hợp với đồ họa, kiến trúc tỉ mỉ
của con người.
Hoạt động sản xuất gỗ tại địa phương
Toàn xã có 5 thôn thì cả 5 thôn đều tham gia sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, trong đó
thôn Thiết Úng đã công nhận làng nghề (26/2/2010, thôn Thiết Úng, đã tổ chức lễ
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
18
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
đón nhận và rước Bằng công nhận Làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ truyền thống
Hà Nội). Trong đó có sự phân chia loại sản phẩm theo từng thôn.
Ở Thiết Bình chủ yếu là buôn bán và chế biến gỗ phục vụ nhu cầu sản xuất
trong toàn xã (ước tính tiêu thụ khoảng 2000m
3
/năm), theo nguồn số liệu thống kê
của xã thì có khoảng 60-70 hộ kinh doanh gỗ, có 15 máy xẻ CD trên tổng số 20
máy, ngoài ra còn sản xuất mặt hàng như tủ, bàn, ghế...
Thôn Hà Khê và Cổ Châu chuyên sản xuất đồ gia dụng phục vụ đời sống như
giường, tủ, bàn, ghế...

Thôn Thiết Úng (làng Ống) và thôn Vân Điềm (làng Đóm) vẫn giữ được nghề
cổ truyền của cha ông là chạm khắc mỹ nghệ và tạc tượng, đặc biệt ở thôn Vân
Điềm chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ trác có giá trị cao và là sản phẩm xuất
khẩu với thị trừơng là Trung Quốc.
Trong những năm gần đây thì nghề thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển
mạnh mẽ với, cơ cấu kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% và
giá trị sản xuất như bảng sau;
Bảng6: Giá trị sản xuất của các ngành trong xã Vân Hà
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng giá trị sản xuất các ngành
kinh tế
Tỷ đ 34 37,5 41 50 84
Ngành tiểu thủ công nghiệp Tỷ đ 24 26,8 27,5 28 59
Ngành nông nghiệp Tỷ đ 7,5 7,5 9 16 16
Ngành dịch vụ, thương mại Tỷ đ 2,5 3,2 4,5 6 9
(nguồn tài liệu thống kê của UBND xã Vân Hà)
Thông qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng TTCN có vai trò đặc biệt quan
trọng trong vấn đề phát triển kinh tế của xã. Tổng giá trị sản xuất của ngành TTCN
so với các ngành nghề khác là rất cao.
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
19
Báo cáo thực tập giáo trình _ Nhóm 5
Tương ứng với nguồn lao động rất lớn, người lao động lành nghề, mỗi gia đình
trung bình có 2 - 4 lao động chính. Tuy vậy nhu cầu thuê lao động cũng rất lớn, số
lao động làm thuê ở Vân Hà chiếm khoảng 1/3 số dân trong xã. Ước tính có
khoảng 3500 người (số liệu thống kê của xã năm 2010).
Quy mô sản xuất: toàn xã có 20 doanh nghiệp còn lại theo quy mô hộ gia đình.
Theo điều tra phỏng vấn cán bộ xã cho ta tỉ lệ hộ dân tham gia sản xuất nghề:
Bảng 7: số hộ tham gia sản xuất nghề TTCN năm 2010
Thôn

Cổ
Châu

Khê
Thiết
Bình
Thiết
Úng
Vân
Điềm
Toàn

Số hộ làm
nghề
198 504 499 474 484
2159
Tổng số hộ 220 504 587 592 605 2508
% số hộ 90 100 85 80 80 86
(Dựa theo thống kê 30/9/2010)
Về thị trường tiêu thụ: Có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn mạnh ở
Trung Quốc và một số nước Châu Á.
- Vốn: Có vốn đầu tư cho sản xuất lớn, trong đó tính cả vốn sẵn có của hộ gia
đình và vốn cho vay của ngân hàng.
- Đầu vào : Xã Vân Hà sản xuất chủ yếu các loại gỗ tốt như: gỗ trắc, gỗ
hương, gỗ gụ.
- Sản phẩm: Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng tốt như đồ nội thất,
giường ,tủ, bàn ghế, ,tượng phật…
GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điếm
20

×