Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Trẻ bị ẩn tinh hoàn nên được mổ sớm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.54 KB, 2 trang )

Trẻ bị ẩn tinh hoàn nên được
mổ sớm
Ẩn tinh hoàn là bệnh thường gặp ở các bé trai. Tinh
hoàn không nằm trong bìu mà ở ổ bụng, ống bẹn ,
có thể bị một hoặc cả hai bên. Nguyên do là trong
những tháng đầu của thời kỳ bào thai, hai tinh hoàn
nằm phía sau ổ bụng. Khi bào thai phát triển dần lên,
tinh hoàn di chuyển dần qua ống bẹn và xuống bìu.
Tuy nhiên, vì một lý do trục trặc nào đó tinh hoàn có
thể nằm lại trên đường đi mà không xuống bìu.

Bác sĩ cũng cho biết bệnh này không quá nguy
hiểm, điều quan trọng là phải phát hiện sớm và mổ
kịp thời tránh những biến chứng như con chị Ninh.
Lúc này có cắt bỏ khối u cũng không có tác dụng.
Ngoài ra, ẩn tinh hoàn có thể có các biến chứng khác
như teo nhỏ hoặc xoắn tinh hoàn.
Đây là bệnh dễ phát hiện, vì chỉ cần sờ bìu của trẻ
là có thể biết. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ dù biết bệnh
của con phải mổ nhưng cũng không đưa đến viện
sớm. Lý do là vì sợ trẻ còn nhỏ, động dao kéo vào
thì không tốt nên cố đợi con lớn mới đến viện.
Nhiều bậc cha mẹ có suy nghĩ chờ cho con lớn hơn
nữa, đủ sức khỏe mới đi mổ, điều này hoàn toàn sai.
Thậm chí có người còn hy vọng tinh hoàn có thể tự
xuống bìu mà không cần mổ", bác sĩ nói.
Ở những trẻ có tinh hoàn ẩn, trước 1 tuổi, tinh hoàn
có thể tự di chuyển dần xuống bìu. Nhưng sau 1
tuổi, khả năng này là rất thấp. Vì thế các bác sĩ
thường khuyên cha mẹ đưa trẻ đi mổ lúc 15-18
tháng tuổi.


Cha mẹ khi tắm cho con nên để ý xem trẻ có đủ hai
bên tinh hoàn và có nằm trong bìu cả không. Nếu
không thấy thì nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa
nhi để khám

×