Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Lịch sử Penjing trung Quốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.84 KB, 8 trang )

Lịch sử Penjing trung Quốc

Dưới đây là bài viết nói về lich sử của Penjing trung Quốc được coi là bắt
nguồn của nghệ thuật Bonsai - Nhật Bản. Qua bài viết này của một tác giả
nước ngoài, chúng ta sẽ thấy được bề dày lịch sử, tính triết lý uyên thâm của
nghệ thuật Penjing và Bonsai, sự khác nhau và những đặc điểm giống nhau
giữa chúng.

1. Penjing là gì?
Penjing là nghệ thuật sáng tạo cảnh vật thu nhỏ trong bồn chứa của Trung
Quốc. Từ Penjing gồm hai ký tự: "pen" nghĩa là "chậu" hay "vật chứa", và
"jing" nghĩa là "cảnh quan".
Một nghệ nhân có thể sử dụng nguyên liệu là cây và đá tự nhiên để miêu tả
sinh động cảnh núi non thôn dã với suối chảy róc rách hoặc cảnh non nước
với những đảo rừng rậm nhiệt đới. Chúng ta có thể thiết kế một cảnh vật đơn
giản hơn nhiều mà riêng cây thôi cũng đã thể hiện được toàn bộ chủ đề của
tác phẩm.
Penjing và BONSAI là hai kiểu nghệ thuật có liên quan chặt chẽ với nhau.
Penjing cổ xưa hơn, được coi là bắt nguồn của BONSAI.
Có một sự khác biệt lớn trong phạm vi nghệ thuật: "BONSAI" là một "cây
trong chậu" và bởi vậy BONSAI được định nghĩa hẹp hơn Penjing – “cảnh
vật trong chậu chứa ". Rất nhiều cảnh đẹp, tinh tế được làm ra bởi các nghệ
nhân Trung Quốc rõ ràng không tuân theo những quy tắc của nghệ thuật
BONSAI.
Penjing có thể được tìm thấy nhiều biến thể, người Trung quốc công nhận 3
trường phái đặc trưng:
- Cây -Penjing ( Shumu Penjing)
- Cảnh -Penjing ( Shanshui Penjing)
- Nước và Đất - Penjing ( Shuihan Penjing)

2. Lịch sử hình thành


Penjing là một loại hình nghệ thuật có lịch sử trên một ngàn năm.
Theo những ghi chép lịch sử sớm nhất, một tác phẩm gồm cây và đá được
bài trí trong một bồn chứa được bài trí nghệ thuật có niên đại từ triều đại
Tang (618-907).
Tới triều đại Song (960-1279), người Trung Quốc đã trải nghiệm môn nghệ
thuật này ở một cấp độ nghệ thuật cao hơn. Nghệ nhân Penjing lấy cảm
hứng không chỉ từ thiên nhiên mà là từ thơ ca miêu tả thiên nhiên và tranh
phong cảnh sơn thủy. Tranh phong cảnh sơn thủy đạt tới đỉnh cao trong triều
đại Song (960-1279), Penjing, cũng vậy cũng đang trên đà phát triển nghệ
thuật mạnh mẽ.
Trong những năm đầu của vương triều Qing (1644-1911), môn nghệ thuật
này đã trở nên phổ biến, những tài liệu hướng dẫn đầu tiên đã xuất hiện.
Ngày càng được nhiều người biết đến, Penjing mang tính thương mại, dân
gian, địa lý và phát triển ngày càng tinh tế hơn trở thành một trường phái
nghệ thuật.
Thêm vào đó, Penjing được tinh lọc về mặt thẩm mỹ, người ta có thể tìm
thấy những cây được tạo dáng bởi đại diện của các trường phái mang tính
khu vực nơi những thân cây được uốn để biểu đạt hình tượng những con
rồng hoặc những tán che, miêu tả những lớp mây, hay những cây được tạo
hình giống với những nét đặc điểm ngẫu nhiên nào đó.
Các biến thể của Penjing là bất tận. Tuy nhiên, chúng ta không quan tâm
nhiều đến điều đó. Bất cứ kiểu nghệ thuật nào đều có thể không được chấp
nhận và dần rơi vào quên lãng. Chúng ta sẽ tập trung vào cách mà môn nghệ
thuật này được thực hiện ở cấp độ cao nhất.
Trong truyền thống Trung Hoa, Penjing là nghệ thuật của giới học giả cũng
như thơ, nghệ thuật viết chữ đẹp, hội họa và nghệ thuật sân vườn.
Trong những năm sau này của triều Qing (1644-1911), thế kỷ 19, ách ngoại
xâm đã dẫn tới thời kì suy tàn của Penjing, chiều hướng này ngày càng trầm
trọng trong suốt những năm chiếm đóng và độ hộ nước ngoài, chiến tranh,
nội chiến, cách mạng mà Trung Quốc đã trải qua trong suốt thế kỉ 20.

Những bộ sưu tập cổ đã bị thất lạc, những nghệ nhân đã phải đấu tranh để
tồn tại và để vượt qua bằng chính kiến thức và hiểu biết sâu sắc của họ. Chỉ
trong thời gian 20 năm sau đó, điều kiện ở Trung Quốc mới cho phép bắt
đầu thời kì phục hưng của môn nghệ thuật cổ xưa này. Ngày nay, số lượng
những người đam mê và sưu tầm ngày càng tăng nhanh, họ khám phá bản
ngã của mình trong nghệ thuật Penjing.
Có giả định rằng, nghệ thuật sáng tạo cây thu nhỏ đã du nhập vào nước Nhật
khoảng thế kỉ thứ 13. Thời gian chính xác thì không được biết đến. Trong
thế kỉ thứ 6 và thứ 7, Nhật Bản đã gửi phái viên ( công sứ) đến Trung Quốc
để nghiên cứu về nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, văn chương cũng như hệ
thống pháp luật của Trung Quốc. Nhập khẩu văn hóa và nghệ thuật Trung
Quốc đã xảy ra trong suốt thời đại Nam Song ( 1127-1279). Chan, một hình
thức của đạo Phật với giáo huấn có nguồn gốc Ấn Độ kết hợp với Đạo Lão,
một đạo gốc Trung Quốc, đã du nhập tới Nhật Bản trong thời gian này dưới
tên “Zen”.Sự chuyển giao văn hóa lớn bắt đầu vào những năm 1200, những
nghệ sĩ Nhật Bản tiếp tục tìm kiếm sự định hướng, triết lý, tự do “mượn” ý
tưởng, chủ đề (cảm hứng), cũng như kiến thức về kỹ thuật và nghệ thuật làm
vườn ở Trung Quốc.

3.Thẩm mỹ
Mục đích của các nghệ nhân Penjing không
chỉ tái hiện lại cảnh thiên nhiên trong một bồn chứa mà còn nắm bắt được
cái tinh túy và cái hồn của nó.
Giống như một bức tranh phong cảnh sơn thủy Trung Quốc, Penjing nghiên
cứu trong sự tương phản. Trên góc độ triết học, sự biểu hiện của các mặt đối
lập là bằng chứng của khả năng khái niệm hóa vũ trụ ( vạn vật) như đang
được chi phối bởi 2 cực của nguồn năng lượng vũ trụ là nguồn năng lượng
lạnh (âm) và nguồn năng lượng nóng (dương).
Trên phương diện nghệ thuật, sự tương phản tạo nên sự nhịp nhàng ( hài
hòa) và trạng thái căng đột ngột, cái mà sau đó được giải quyết trong sự cân

bằng động, một trạng thái thăng bằng hài hòa tinh tế.
Đạt tới sự hài hòa trong cấu trúc tổng thể là quan trọng, đặc biệt trong một
tác phẩm được cấu tạo bởi đa dạng các thành phần như “nước - đất Penjing”
nơi các yếu tố như cây, đá, rêu, thảm cỏ và nước, tất cả đều cần thiết phải hài
hòa với các yếu tố khác và góp phần vào việc thiết kế một kiểu dáng đầy ý
nghĩa.
Thêm vào đó, quyết định việc bài trí trên một container và xác định nơi đặt
tác phẩm, các nghệ nhân sẽ quan tâm đến chủng loại cây, số lượng cây được
dùng, kích thước của chúng, xu hướng thân và mật độ tán.
Chúng ta sẽ chọn đá theo kích thước, màu sắc, hình dáng, chi tiết bề mặt của
nó và phải phù hợp với cây. Cuối cùng mọi yếu tố trong thiết kế đều cần
phải liên quan tới tất cả các yếu tố khác để toàn bộ cảnh hiện ra như một
tổng thể đồng nhất, một tác phẩm hoàn thiện
Các nghệ nhân Penjing không đi tìm kiếm để sáng tạo nên sự hoàn thiện.
Thực tế là cây được uốn trong những kiểu phong cách cao nơi mà mọi góc
uốn và việc bố trí cành rễ được tính toán một cách tỉ mỉ bằng một công thức
cứng nhắc không thích hợp với khiếu thẩm mĩ của họ. Một tác phẩm Penjing
nôi tiếng không chỉ có đẹp mà phải trông hoàn toàn tự nhiên. Nó được nhìn
như là bản thân Tự nhiên đã tự sáng tạo ra nó - giống như một phần kì diệu
của Tự nhiên.

4. Nền tảng tinh thần.
BONSAI và Penjing có thể được quan sát trong sự suy tưởng. Bản thân việc
sáng tạo ra Bonsai hay Penjing mang tính trầm tư, một bài tập mang tính tư
duy - một dạng thực hành của Thiền . Những cây nhỏ và phong cảnh thu nhỏ
được xem là ca ngợi Tự nhiên và năng lượng chữa lành sẽ được mở rộng bởi
môi trường tự nhiên nguyên sơ. Sáng tạo và chăm sóc Bonsai và Penjing sẽ
khiến bạn gần gũi với thiên nhiên hơn, cho phép bạn cảm nghiệm nó theo
nhiều cách trực tiếp và riêng biệt.
Để hiểu sâu sắc về Bonsai và penjing, việc thực hành sáng tạo cây và phong

cảnh thu nhỏ cần được cảm nhận dưới góc độ của hai trường phái triết học
lớn Trung Quốc, Đạo Lão và Thiền- Phật giáo. Đạo Lão đã dùng những ảnh
hưởng sâu sắc đến nghệ thuật Viến Đông trên 2000 năm. Đó là cách tư duy
và sống mà có thể đạt được sự tự do về thể xác và tâm hồn. Mục đích của
Đạo Lão quay trở lại nêu rõ nguồn gốc đích thực bằng việc vứt bỏ những
công thức tư duy và thái độ mang tính quy ước cứng nhắc. Nó cho thấy rằng
bằng việc học theo ngoại cảnh và đưa ý nghĩ của chúng ta tới chức năng
mang tính tự nhiên, năng lượng sáng tạo to lớn có thể được khơi mở.
Việc tác động vào nhịp điệu của Tự nhiên và am hiểu về sự bị tác động qua
lại của mọi thứ xung quanh chúng ta là thành phần chủ yếu của giáo huấn
Đạo Lão.
Phật giáo Thiền tiến triển như một nhánh mới của Đạo phật mang những đặc
điểm Trung Hoa độc đáo. Sau khi những Nhà tu Ấn Độ đã truyền bá giáo
huấn của Đức Phật vào Trung Quốc khoảng 2000 năm trước đây, kinh kệ đã
được biên dịch bởi những nhà hành nghề truyền giáo Đạo lão ở Trung Quốc.
Điều này đã dẫn đến một kiểu bị đồng hóa cao của Phật giáo cái mà vẫn giữ
được rất nhiều yếu tố chủ yếu của Đạo Lão. Ngồi thiền theo phong cách
Trung Hoa (“zou chan” theo tiếng TQ và “za zen” theo tiếng Nhật) không
nhằm mục đích tìm kiếm để mang tư tưởng đặt dưới sự kiểm soát cứng nhắc
như ở Phật giáo Ấn độ truyền thống, nhưng thay vào đó là để giải phóng,
khuyến khích luồng tư tưởng không bị trở ngại, tốt đẹp thực sự và tự nhiên.
Chan , đã phổ biến ở các nước phương Tây với tên tiếng Nhật là Zen, dạy
rằng tư tưởng giác ngộ có thể tìm thấy sự sáng tỏ ở mọi nơi, tại mọi thời
điểm, dưới hình thức “sự lĩnh hội đột xuất”.
Và vì vậy, một nghệ nhân Bonsai hay Penjing, làm việc với các nguyên liệu
tự nhiên và sự tập trung mọi thời điểm, có thể đến với sự hiểu biết bất ngờ,
nguồn cảm hứng và hướng giải quyết. Đây là quá trình sáng tạo. Nó thường
tìm đến các nghệ nhân một cách lặng lẽ được tạo nên bởi sự suy ngẫm một
cách tích cực. Xắp xếp cây và bài trí đá, anh ta đột nhiên khám phá ra một
vài thứ mới, không dự định trước - một tác phẩm được thổi hồn một cách tự

nhiên, hài hòa, cân đối, đưa đến một cái đẹp tuyệt vời, biểu hiện vũ trụ và
chân lý vĩnh cửu bằng phương pháp dường như ít tốn công hơn.

Tác giả của bài viết này là Bà Karin Albert, một chuyên gia về nghệ thuật
penjing, người đã học tập và nghiên cứu môn nghệ thuật cổ này trong suốt
05 năm ở Trung Quốc những năm 1980. Bà cũng là người nước ngoài đầu
tiên được mời vào Hiệp hội Penjing Thượng hải và đã được giới thiệu tới rất
nhiều các nghệ nhân có tên tuổi tại thời điểm Penjing chưa phổ biến ở hầu
hết các nước Phương Tây. Bà còn là nhà đầu tư nước ngoài và là nhà đồng
sáng lập nên công ty Sino-American -là một trong những nhà xuất khẩu
hàng đầu về penjing
Nguồn ( Resourse)

×