Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Làm chú bộ đội pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.54 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN ÂM NHẠC


Dạy hát: Làm chú bộ đội.
Nghe hát: Xe chỉ luồn kim.
Vận động theo nhạc: Hát kết hợp với dậm chân.
Trò chơi âm nhạc: Thỏ nghe hát nhày vào chuồng.
TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát là "Làm chú bộ đội", hát đúng cao độ, trường độ.
- Trẻ nhớ và hát nhẩm theo cô bài được nghe "Xe chỉ luồn kim" của dân ca quan họ
Bắc Ninh.
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, dậm chân, đánh tay mạnh.
- Phát triển thính giác, chú ý ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ không đùa nghịch trong giờ học, phải luôn yêu quí, kính trọng chú bộ
đội vì các chú là những người luôn canh giữ bảo vệ đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, ghế.
III. Tiến trình:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định giới thiệu:
- Các con hãy chú ý xem những động tác
này nói về ai nha: ca sĩ, bà già, cô giáo, chú
bộ đội.
- Thế các con có biết gì về chú bộ đội?
- Các con thích làm chú bộ đội không? vì
sao các con thích?
- Cô cũng có một bài hát nói về một bạn
cũng thích làm chú bộ đội lắm đó là bài hát
"Làm chú bộ đội" các con lắng nghe nha.
- Trẻ cùng chơi.


- Chú bộ đội đi hành quân 1,2, có nón ngôi
sao, có súng
- Dạ thích, vì chú bộ đội rất dũng cảm.
2. Dạy hát:
- Lần 1: Cô hát diễn cảm + đàn.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Lần 2: Cô hát diễn cảm + cử chỉ điệu
- Dạ, bài "Làm chú bộ đội".
- Nói về em bé thích làm chú bộ đội.
- Trẻ hát theo yêu cầu của cô cả bài (cả lớp,
bộ + đàn.
- Lần 3: Cô dạy trẻ hát.
=> Cô chú ý sửa sai cao độ, trường độ
cho trẻ.
- GD: Các con ơi muốn làm chú bộ đội
điều trước tiên là các con phải luôn yêu quí
kính trọng chú như là gặp thì phải biết chào,
hát cho chú nghe để các chú luôn vui và
hoàn thành công tác là canh giữ, bảo vệ đất
nước.
tổ, nhóm, cá nhân).
3. Vận động theo nhạc:
- Để làm giống chú bộ đội các con chú ý
xem cô làm nha.
- Lần 1: Cô làm các động tác + hát +
đàn.
• ĐT1: "Em thích làm chú bộ đội"
hai tay vung tự nhiên, chân dậm đều theo
nhịp bài hát.

• ĐT2: "Bước 1,2 1,2 " dặm chân
đều, hai tay giả làm động tác vác súng trên
vai.
- Lần 2: Trẻ vận động theo yêu cầu của
cô (từng động tác, cả bài) + hát. Sau khi
thành thạo thì kết hợp với đàn.
- Trẻ chú ý nhìn xem cô thực hiện.
- Trẻ vận động theo yêu cầu của cô (cả lớp,
tổ, nhóm, cá nhân).
4. Nghe hát:
- Thế ai còn nhớ có bài hát nào nói về
kim chỉ không ha?
- Ồ đúng rồi, đó là bài "Xe chỉ luồn kim"
của dân ca quan họ Bắc Ninh. Các con có
thích nghe cô hát không?
- Lần 1: Cô hát + cử chỉ điệu bộ + đàn.
- Bài hát nói về điều gì?
- Bài hát nói về tình cảm của Bà dành
cho Ông, của bố dành cho mẹ, của vợ dành
cho chồng bằng cách thêu áo, vá áo cho
nhau.
- Lần 2: Cô hát diễn cảm + cử chỉ điệu
bộ + đàn.
- Thưa cô "Xe chỉ luồn kim".
- Trẻ hát nhẩm theo cô.
- Xe chỉ luồn kim.

5. TCVĐ: Nghe nốt 'đô' thỏ vào lồng
- Cô nói cách chơi, luật chơi: Lần này
chúng ta không nhảy vào lồng nữa mà khi

nghe đến nốt đô thỏ phải ngồi nhanh vào
ghế. Mỗi ghế chỉ ngồi được một người.
Không chen nhau khi chơi.
- Chú ý: Số ghế luôn ít hơn số trẻ.
- Trẻ chơi 4-5 lần.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần, cô nhận xét sau
mỗi lần chơi
6. Kết thúc:
Nhận xét và tuyên dương.

TIẾT 2
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ và trả lời đúng tên bài hát đã hát "Làm chú bộ đội" và bài đã nghe "Xe chỉ
luồn kim".
- Trẻ vận động chính xác và nhịp nhàng theo nhạc, mạnh dạn lên biểu diễn.
- Phát triển thính giác, sự chú ý ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ phải trả lời nguyên câu, không nói leo theo cô, phải biết giơ tay khi
muốn nói.
- Giáo dục trẻ muốn trở thành chú bộ đội thì phải cố gắng luôn mạnh dạn, tự tin ở mình
khi chơi cũng như khi học.
II. Chuẩn bị:
- Đàn máy.
III. Tiến trình:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định giới thiệu:
- Cho trẻ chơi trò chơi "Bốn mùa".
- Cùng chơi với cô.

2. Dạy hát + vận động theo nhạc:

- Cô đàn giai điệu bài hát "Làm chú bộ
đội" cho trẻ đoán tên bài hát là gì?
- Bạn nào nhớ lên hát cho cả lớp nghe
nào?
- Lần 1: Một trẻ hát.
- Bài hát nói về điều gì?
- Lần 2: Cô cho cả lớp hát + đàn (2-3-1).
- Bài hát này khi hát còn kết hợp những
động tác. Bạn nào còn nhớ lên hát và múa lại
xem nào?
- Lần 3: Một trẻ múa + hát cả bài + đàn.
- Lần 4: Biểu diễn.
=> Cô chú ý sửa sai cá nhân trẻ về cao
độ, trường độ.
=> Giáo dục: Các con thấy không muốn
- "Làm chú bộ đội".
- Bài hát nói về một bạn thích làm chú bộ
đội.
- Lần 1: Song ca My - My.
- Lần 2: Tứ ca siêu quậy.
- Lần 3: Tốp ca yêu tinh nhền nhện.
- Lần 4: Đơn ca.
- Lần 5: Tốp ca lá 6.
trở thành chú bộ đội thì phải cố gắng luôn
mạnh dạn tự tin ở mình khi chơi cũng như
khi học.
3. Nghe hát:
- Cô đàn cho trẻ đoán nghe giai điệu đó
của bài hát nào?
- Lần 1: Cô hát diễn cảm + cử chỉ điệu

bộ + đàn.
- Hỏi trẻ về nội dung bài hát.
- Lần 2: Cô hát diễn cảm + đàn + múa
minh họa.
- Bài "Nghe chỉ luồn kim"
- Trẻ chú ý lắng nghe.
4. Trò chơi âm nhạc:
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần và sửa sai.
- Trẻ hứng thú khi chơi.
5. Kết thúc:
Nhận xét, tuyên dương.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×