Tải bản đầy đủ (.pdf) (589 trang)

Giáo trình luật hành chính việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.19 MB, 589 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LUẬT
HANH CHINH
VIET NAM

Tai

Tieu

Chat

Tuona


GIAO TRINH

LUAT HANH CHINH

VIET NAM


43-2008/CXB/241-2506/CAND


TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

Gido trinh

LUAT HANH-CHINH VIET NAM


NHA XUAT BAN CONG AN NHAN DAN
HA NOI - 2008


Chu bién: TS. TRAN MINH HUONG

Tap thé tac gia

2c

4

na

wv

+

Ww

No

PHAN CHUNG
TS. TRAN MINH HUGNG
ThS. NGUYEN MANH HUNG
TS. NGUYEN VAN QUANG

Chương Ï, IV. VIH
Chương ]
Chuong III


NGUYÊN PHÚC THÀNH
ThS. NGUYEN THI THUY

Chương VI
Chương VII

IhS. BUI THI DAO

TS. TRAN THI HIEN
ThS. HOANG QUOC HONG

‘ThS. NGUYEN TRỌNG BÌNH|
& Ts. NGUYEN VAN QUANG

10.

ThS. HOANG VAN SAO

Chuong V

Chuong IX
Chuong X

Chương XI
Chuong XH

PHAN RIENG
TS. NGUYEN THANH BINH


Chuong I

TS. TRẤN THỊ HIẾN
ThS. NGUYEN NGOC BICH

Chương IV
Chuong V

TS. NGUYEN VAN QUANG
NGUYEN PHUC THANH

TS. TRAN MINH HUONG

Chuong I]
Chuong III

Chuong VI. VII


LỜI NĨI ĐẦU
"Giáo trình luật hành chính Việt Nam" được biên soạn
trên cơ sở Hiến pháp năm T992 và các văn bản pháp luật hiện
hành quy định về quan lí hành chính nhà nước.
Giáo trình này là tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu và giảng
day mon hoe thuật hành chính tại Trường Đại học Luật Hà Nội
từ HHIỀU nắm nay.
Luật hành chính là ngành luật có hệ thơng quv phạm phức

tạp và thường xuyên được sửa đôi, thay thế, bổ vung để đáp ứng
yêu cầu nhiệm vu quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh

tực khác nhau của đời sơng vã hội. Điểu đó địi hỏi phát khơng
ngừng đc? mới và hồn thiên giáo trình. Trong việc thực hiện
nhiệm v khó khăn này, chúng tơi móng nhận được ý kiến đóng
góp của bạn đọc gan Xa.
Xin trán trong giới théu cùng bạn đọc.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


PHAN CHUNG
CHƯƠNG

]

LUAT HANH CHINH VA QUAN LI NHA NƯỚC
1. LUAT HANH CHINH - MOT NGANH LUAT TRONG

HỆ THỐNG PHAP LUAT VIET NAM

1. Luật hành chính - ngành luật về quản lí hành chính
nhà nước

Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã
hoi phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Cách định nghĩa này phù bợp với quan niệm cho rằng việc
phản biết các ngành luật trước hết cần căn cứ vào những quan
hé xã hội được pháp luật điều chỉnh.
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước khơng thể tách rời
những quan hệ xã hội mà nó hướng tới nhằm ồn định hay thay


đối cho nên đối tượng điều chỉnh của luật hành chính khơng
phải là bản thân quản lí hành chính nhà nước mà là những
quan hệ xã hội hình thành trong quá trình hoạt động quản lí
hành chính nhà nước. Việc phần lớn các quy phạm pháp luật
hành chính liên quan đến các hình thức tổ chức, đến hoại động

quản lí hành chính nhà nước khơng thay đốt một thực tế là
chúng bắt nguồn từ những quan hệ xã hội.

Luật hành chính giữ vai trị quan trọng trong việc hồn


thiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước. Các quy
phạm luật hành chính quy định địa vị pháp lí của các cơ quan
hành chính nhà nước, xác định những nguyên tắc cơ bản của
quản lí hành chính nhà nước và các vấn đề khác có liên quan
tớt quan lí hành chính nhà nước. Thơng qua đó, luật hành
chính bảo đảm việc củng cố, hồn thiện bộ mấy hành chính
nhà nước và khơng ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động
quản lí hành chính nhà nước.
Luật hành chính cũng quy định quyền và nghĩa vụ của các

chủ thể khác của quản lí hành chính nhà nước. những biện
pháp bảo đảm

thực hiện các quyên và nghĩa vụ đó. tạo điều

kiện cho các chủ thể tham gia một cách tích cực vào hoạt động

quản lí hành chính nhà nước.

Luuật hành chính xác định cơ chế quản lí hành chính trong
mọi lĩnh vực. đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Luật hành chính quy định những hành vị nào là vị phạm

hành chính. biện pháp xử lí, thủ tục xử lí những tổ chức và cá
nhân thực hiện vị phạm hành chính.

Từ những điều đã phân tích trên đây có thể đi đến kết luận:
Luật hành chính là ngành luật về quản lí hành chính nhà nước.
Cũng chính vì vậy, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về quản
lí và quản lí nhà nước.
a. Quan li
Quan lí là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa hoc,
trong đó có cá khoa học tư nhiên và khoa học xã hội. Mỗi
ngành khoa học nghiên cứu về quản lí từ góc độ riêng của
mình và đưa ra định nghĩa riêng về quản lí. Định nghĩa chung,

nhất về quản lí là định nehĩa của điểu khiển học. Theo điều
khiển học thì quản lí là điều khiến, chỉ đạo một hệ thống hay
một

quá

trình.

cân

cứ vào

những


quy

luật.

định

luật

hay


nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy van
động theo ý muốn của người quản lí nhằm đạt được những
mục đích đã định trước.

Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp từ sự
vận động của một cơ thể sống, một vật thể cơ giới. một thiết bị

tự động hóa đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn vị
kinh tế hay cơ quan nhà nước.

Trong chương trình luật hành chính. vấn đề cần nghiên cứu
là quản lí xã hội. quản lí nhà nước.
Cac Mac da coi “quan li la một chức năng đặc biệt nảy
sinh từ bản chất xã hội của q trình lao động”. Nhấn mạnh
nội dung trên, ơng viết: '“Fất cá mọi lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn,
thi it nhiéu cũng đều cần đến một sự chỉ dạo để điều hịa
những


hoạt

chung... Một

động



nhán



thực

người độc tấu vĩ cẩm

hiện

những

tự mình

chức

điều khiến

mình, con mot đàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng

nàng


lấy

x9 (2)

`.

Luận điểm trên của Mác có thể áp dụng với mọi hoat đông
chung của con người trong xã hội.
Ở đâu có sự hiệp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lí,
bởi vì hoạt động chung của nhiều người địi hỏi phải được hên
kết lại dưới nhiêu hình thức. Một trong những hình thức liên
kết quan trọng là (tổ chức. Xét về nội dung, tổ chức tức là phối
hợp. liên kết hoạt động của nhiều người để thực hiện mục tiêu
đã đề ra. là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả cho quản lí.

Khơng có tổ chức thì khơng có quản lí.

Khang định vấn đề này. Lên đã viết: “Muốn quản lí tốt
mà chỉ biết thuyết phục khơng thơi thì chưa đủ, mà cán phải
(1). C. Mac. Tu ban, quyén I, tap 2, Nxb. Su that, H. 1960, tr. 29-30.
(2). C. Mác - Ph. Ảnghen toàn tập, tập 23, tr. 480.


biết tổ chức vé mat thuc tién nita’”

Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con

người, chúng


ta cần có những

phương

tiện buộc con người

phải hành động theo những nguyên tắc nhất định. phải phục

tùng những khuôn mâu, những mệnh lênh nhất định. Cơ sở
của sự phục tùng hoặc là uy tín hoặc là quyền uy. Trone
những hồn cảnh lịch sử nhất định, uy tín đóng vai trị là cơ sở
quan trọne của sự phục

tùng nhưng nhìn chung thì quyền uy

vẫn là cơ sở chủ yếu. Quyền uy là sự áp đặt ý chí của người
này đối với người khác buộc người đó phải phục tùng. Như
vậy, quyền uy lấy phục tùng làm tiền đề.

Quyền uy là phương tiện rất quan trọng để chủ thể quản lí
buộc đối tượng quản lí phải phục tùng, là yếu tố khơng thể

thiếu của quản lí. Khơng có quyền uy thì hoạt động quản lí sẽ
khơng đạt được hiệu quả.

Quyền uy - ý chí thống trị của người điều khiển - có thể

đai điện cho lợi ích chung và nhăm phục vu lợi ích chung của
các thành viên trong tổ chức. Ngược lại, nó có thể chỉ đại điện
cho lợi ích của một nhóm người hoặc mội cá nhân.


Trong trường hợp thứ nhất, sự phục từng quyền uy, tức là
sự thống nhất ý chí, được thực hiện chủ yếu thơng qua

phương pháp thuyết phục. bằng kỉ luật tự giác của các đối
tượng bị quản lí.

Trong trường hợp thứ hai, sự thống nhất ý chí và sự phục

tùng được đảm bảo chủ yếu bằng bạo lực, cưỡng chế và theo
Lênin thì “sự điều khiển có thể nang những hình thức độc tài,
nghiêm khác”.

Chủ

thể của quản lí là con người hay tỔ chức của con

người. Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là
những đại diện có quyền uy. có quyền han và trách nhiêm liên
(1). V.I. Lênin tuyển tập, INxb. Tiến bộ, Matxeơva, tr. 473.

10


kết, phối hợp những

hoạt động

riêng lẻ của


từng cá nhân

hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định

trong quản lí.

Khách thể của quản lí là trật tự quản lí. Trât tự này được quy

định bởi nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức,
quy phạm chính trị, quy phạm tơn giáo, quy phạm pháp luật v.v..

Tóm lại:
- Quản lí là sự tác động có mục đích của các chủ thể quan
lí đối với các đối tượng quản lí.
- Quản lí xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó
và lúc đó có hoạt động chung của con người.
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lí là điều khiển, chỉ dao
hoạt động chung của con người. phối hợp các hoạt động riêng
lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất
của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương
hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

- Quản lí được thực hiện băng tổ chức và quyền uy.
Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ.

quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt

động chung. Có quyền uy thì mới bảo đảm sự phục tùng của
cá nhân đối với tố chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng


để chủ thể quản lí điều khiển, chỉ đạo cũng như bát buộc các
đối tượng quản lí thực hiện các u cầu, mệnh lệnh của mình.
b. Quan lí nhà nước
Khi

nhà nước

xuất hiện thì phần lớn (và là phần

quan

trọng) các cơng việc của xã hội do nhà nước quản lí.

Quản lí nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh

vực lập pháp. hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức
năng đốt nội và đối nooại của nhà nước.

Nói cách khác. quản lí nhà nước là sự tác động của các chủ
li


thé mang
đối tượng
ngoại của
làm chức

quyền lực nhà nước. chủ yếu bằng pháp luật, tới các
quản lí nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối
nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan nhà nước đều

năng quan lí nhà nước.

Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lí nhà nước.
Bằng pháp luật, nhà nước có thể trao quyển cho các tổ chức
hoặc các cá nhân để họ thay mat nhà nước tiến hành hoạt động

quản lí nhà nước.

Quản lí nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là quản lí hành
chính nhà nước.
Quản

lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động

của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ
quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp
hành luật, pháp lệnh. nghị quyết của các cơ quan quyên lực
nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp va
thường xuyên công cuộc xây đựng kinh tế, văn hóa - xã hội và

hành chính - chính trị. Nói cách khác, quản lí hành chính nhà
nước là hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước.

Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lí hành
chính nhà nước là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản
pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động
quản lí hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở
pháp luật và để thực hiện pháp luật.
Tính chất điều hành của quản lí hành chính nhà nước thể
hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ

quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ
thể của quản lí hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động
tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lí
thuộc quyền.
Trong q trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước
có quyền nhân đanh nhà nước ban hành ra các văn bản pháp
luật để đặt ra các quy phạm
12

pháp luật hay các mệnh

lệnh cụ


thể bất buộc các đối tượng quản lí có liên quan phải thực hiện.
Như vậy. các chủ thể của quản lí hành chính nhà nước sử

dụng quyền lực nhà nước để tổ chức và điều khiến hoạt động

của các đối tượng quản lí. qua đó thể hiện một cách rõ nét mối

quan hệ “quyền lực - phục tùng” giữa chủ thể quản lí và các
đối tượng quản lí.

Hoạt động điều hành là
chấp hành quyền lực nhà
hành và cùng với hoạt động
nhất của quản lí hành chính

một nội dung cơ bản của hoạt động

nước. nó gắn với hoạt động chấp
chấp hành tạo thành hai mặt thống
nhà nước.

Hoạt động quản lí hành chính nhà nước được đặt dưới sự
giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước nhưng vẫn mang
tính chủ động, sáng tạo. Tính chủ động, sáng tạo của hoạt động
quản lí hành chính nhà nước thể hiện rõ nét trong q trình
các chủ thể của quản lí hành chính nhà nước đề ra chủ trương,
biện pháp quản lí thích hợp đối với các đối tượng khác nhau,
tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành
nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu. xem xét tình hình cụ thể.
Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản
lí hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động này phản
ánh chức năng cơ bản của các cơ quan hành chính nhà nước.
Mặt khác, khơng nên tuyệt đối hóa sự phân loại các hình thức
hoạt động của các cơ quan nhà nước và không nên cho rằng

mơi loại cơ quan nhà nước chỉ có thể thực hiện một loại hành

vi nhất định, tương ứng với hình thức hoạt động và chức năng
cơ bản của nó. Trên thực tế mỗi loại cơ quan nhà nước, ngoài
việc thực hiện những hành vị phản ánh thực chất của chức

nang cơ bản của mình, cịn có thể thực hiện một số hành vi
thuộc linh vực hoạt động cơ bản của co quan khac. Vi du: Cac

cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan kiểm sát, xét xử thực
hiện những hành vi quản lí hành chính nhất định còn cơ quan


13


hành chính nhà nước cũng thực hiện một số hành vi mang tính
chất tài phán v.v..

Chủ thể của quản lí nhà nước là các tổ chức hay cá nhân

mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối

tượng quản lí. Chủ thể quản lí nhà nước bao gồm: Nhà nước,
cơ quan nhà nước. tô chức và cá nhân được
quyền thực hiện hoạt động quản lí nhà nước.

nhà nước

trao

Khách thể của quản lí nhà nước là trật tự quản lí nhà nước.

Trật tự quản lí nhà nước do pháp luật quy định.

Chủ thể của quản lí hành chính nhà nước là các cơ quan
nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), các

cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được

nhà nước trao quyền quan lí hành chính trong một số trường
hợp cụ thể.


Những chủ thể kể trên khi tham gia vào các quan hệ quản
lí hành chính có quyền sử dụng quyền lực nhà nước để chỉ đạo
các đối tượng quản lí thuộc quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ
quản lí đồng thời bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước.

Khách thể của quản lí hành chính nhà nước là trật tự quản

lí hành chính tức là trật tự quản lí trong lĩnh vực chấp hành điều hành. Trật tự quản lí hành chính do các quy phạm pháp
luật hành chính quy định.
2. Đối tượng điều chính của luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm
quan hệ xã hột xác định, có đặc tính cơ bản giống nhau và do
những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh. Đối tượng

điều chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt ngành luật này
với ngành luật khác.

Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã
hội hình thành trong lĩnh vực quản

l4

lí hành

chính nhà nước.


Những


quan hệ này có thể gọi là những quan hệ chấp hành -

điều hành hoặc những quan hệ quản lí hành chính nhà nước.
Nội dung của những quan hệ này thể hiện:

- Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy. cải tiến chế độ
làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan
nhà nước:

- Hoạt động quản lí kinh tế, vần hóa - xã hội, quốc phịng,
an ninh chính trị và trật tự xã hội trên cả nước, ở từng địa
phương hay từng ngành;

- Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của
nhan dan;

- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp
luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân.
- Xử lí các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản
lí hành chính.

Các quan hệ xã hội thuộc phạm vị điều chỉnh của luật hành
chính được chia thành 3 nhóm sau:

a. Các quan hệ quản lí phát sinh mong q trình các cơ
quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành điểu hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản
của luật hành chính. Thơng qua việc thiết lập những quan hệ
loại này các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng


cơ bản của mnình. Những quan hệ loại này rất phong phú, chủ
yếu là những quan hệ:
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan
hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc (như giữa
Chính phủ với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) hoặc với
cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tính (như
giữa Bộ giáo dục và đào tạo với Sở giáo dục và đào tạo thành
phố Hồ Chí Minh);


- Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung

với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chun mơn

cùng cấp (như giữa Chính phủ với Bộ cơng an) hoặc với cơ
quan chun mơn trực thuộc nó (như giữa Ủy ban nhân dân
tính Thanh Hóa với Sở tư pháp tính Thanh Hóa):

- Giữa

cơ quan

hành

chính

nhà nước

có thẩm


quyển

chun mơn ở trung ương với cơ quan hành chính nhà nước có

thấm quyền chung ở cấp tỉnh nhằm thực hiện chức năng theo
pháp luật (như giữa Bộ tài nguyên và môi trường với Ủy ban
nhân dân tinh Binh Duong):

- Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền

chun mơn ở trung ương, cơ quan này có một số quyền hạn
đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lí chức năng nhất định

song giữa các cơ quan đó khơng có sự lệ thuộc về mặt tổ chức.
Trong các quan hệ loại này, chủ thể quản lí là các cơ quan
chun mơn có chức nãng tổng hợp, phụ trách một lĩnh vực

chun mơn như cơ quan tài chính, lao động - thương bình và

xã hội v.v.. Các cơ quan này có quyền hạn nhất định đối với

các cơ quan chuyên môn khác trong các lĩnh vực chuyên môn
mà họ phụ trách (như giữa Bộ tài chính với Bộ giáo dục và đào
tạo trong việc quản lí ngân sách nhà nước);
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương voi cac
đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó (như giữa
Ủy ban nhân dân quận Đống Đa với Trường đại học ngoại thương).
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn VỊ cơ sở
trực thuộc (như giữa Bộ tư pháp với Trường Đại học Luật Hà Nội):


- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh
tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức

kinh tế này được đặt dưới sự quản lí thường Xuyên của các cơ

quan hành chính nhà nước có thẩm quyển (như giữa ủy ban

nhân đân huyện với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ
16


công nghiệp trên địa bàn huyện):

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội
(như giữa Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên cua Mat tran);

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với cơng dân, người

nước ngồi, người khơng quốc tịch (như giữa cơ quan có thấm
quyền giải quyết khiếu nại với người khiếu nại).

b. Các quan hệ quản lí hình thành trong q trình các cơ
quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ

của cơ quan nhằm ổn dịnh về tổ chức để hồn thành chức
năng, nhiệm vụ của mình

Mỗi loại cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để

hồn thành chức năng cơ bản của mình các cơ quan nhà nước
phải tiến hành những hoạt động quản lí hành chính nhất định.
Những người lãnh đạo và một bộ phận công chức của
cấc cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền tiến

hành hoạt động tổ chức trong giới han cơ quan. Hoạt động
này còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt
động hướng ra bên ngồi. Để cơ quan nhà nước có thể hồn

thành chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lí nội

bộ cần được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như
kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận

của cơ quan, công việc văn phòng. đảm bảo những điều kiện
vật chất cần thiết v.v..

Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan nhà nước thực hiện tốt
chức năng cơ bản của mình. Tuy nhiên. cần lưu ý nếu cơng tác

tổ chức nội bộ vượt quá giới hạn bình thường, nếu bộ máy nhà
nước dành quá nhiều thời gian và sức lực cho cơng tác tổ chức

nội bộ, nếu có q nhiều cơ quan trung gian thì hiệu quả của
17



quản lí sẽ giảm sút.
©. Các quan hệ quản lí hình thành rong quá trình các cá
nhân và tổ chức được Nhà nước tao quyển thực hiện hoại
đóng quan lí hành chính nhà nước rong một số Irường hợp cụ

thể do pháp luật quy định

»

Trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước, trong nhiều
trường hợp. pháp luật có thể trao quyền thực hiện hoạt động
chấp hành - điều hành cho các cơ quan nhà nước khác (không
phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoặc cá
nhân. Hoạt đóng trao quyền được tiến hành trên cơ sở những lí

do khác nhau: chính trị. tổ chức. đảm bảo hiệu qua v.v.. Vi
vậy, hoạt động quản lí hành chính nhà nước khơng chỉ do các
cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.
Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân
được trao quyền có tất cả nì›7ng hậu quả pháp lí như hoạt
động của cơ quan hành chính rhà nước nhưng chỉ trong khi

thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành cu thé được pháp

luật quy định. Hoạt động này cần được phân biệt rõ với hoạt
động cơ bản của cơ quan nhà nước được trao quyền (chính cái
đó quy định tính chất của cơ quan và của các mối quan hệ).
Xem xét vấn đề từ hướng khác cho thấy cơ quan hành chính
nhà nước khơng chỉ thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành

mà còn được uỷ quyền lập pháp và tiến hành hoạt động tài phán
trong những trường hợp nhất định.
Như vậy. căn cứ vào đối tượng điều chỉnh là các quan hệ

xã hội đã dé cập trên đây. có thể định nghĩa luật hành chính
như sau:

Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp

luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều

chính những quan hệ xã hội phát sinh trong q trình boại
động quản lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà
18


nước. các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan
nhà nước xây dựng và ổn định chế độ cơng tác nội bộ của
mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan

nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quản
lí hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.

Luật hành chính điều chính tồn bộ những quan hé quan
lí hành

chính

nhà


nước

được

thực

hiện bởi nhà

nước

hoặc

nhân danh nhà nước và đối tượng điều chỉnh cơ bản của Luật
hành chính là những quan hệ quản lí hình thành trong quá
trình hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan hành
chính nhà nước.

Từ định nghĩa về luật hành chính có thể rút ra kết luận

răng hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện
thơng qua các quan hệ xã hội được các quy phạm của luật
hành chính điều chỉnh.
Có tiêu chuẩn khách quan nào để xác định những quan hệ

xã hội này hay những

quan hệ xã hội khác cần được

điều


chỉnh bằng chính luật hành chính hay bằng những quy định
của các ngành luật khác hay khơng? Sự cần thiết điều chính

bởi luật hành chính xuất hiện khi nhà nước mong muốn bằng

những phương tiện của luật hành chính tác động đến sự hình
thành các quan hệ xã hội thông qua việc quy định sự can thiệp
của các cơ quan hành chính nhà nước vào các quan hệ xã hội
đó hoặc ít nhất là cho phép cơ quan hành chính nhà nước can
thiệp vào các quan hệ xã hội đó.
Trên thực tế chúng ta thấy có những trường hợp có những
mặt nhất định của các quan hệ xã hội trước hết được điều

chỉnh bằng quy phạm pháp luật hành chính. cịn sau đó được
quy phạm của ngành luật
chỉnh pháp lí hành chính
vực chưa bị sự điều chính
dụ về điều chỉnh việc cải

khác điều chỉnh. Có nghĩa là sự điều
trước hết tác động đến nhừng lĩnh
pháp lí đụng chạm đến. Có thể lấy ví
tạo các thành phần kinh tế phi xã hội
19


chủ nghĩa trước đây cũng như quy định chế độ quản lí nền

kinh tế thị trường hiện nay.


Trên thực tế cũng tồn tại những quan hệ xã hội đòi hỏi sự

phối hợp điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hành chính và
quy phạm của ngành luật khác. Điển hình là các quan hệ pháp
luật tài chính. đất đai, lao động. Việc điều chỉnh nội dung

những quan hệ loại này thuộc về luật tài chính. luật đất đai. luật
lao động còn việc điều chỉnh thủ tục thuộc về luật hành chính.
Nhiều

điều khoản của luật hiến pháp là nguồn

của luật

hành chính, được phát triển trong luật hành chính. có được khả

năng điều chỉnh trực tiếp là nhờ luật hành chính. Những điều
khoản đó vừa thuộc luật hiến pháp, vừa thuộc luật hành chính
(ví dụ: Những quy định của hiến pháp về quyền và nghĩa vụ
của cơng dân).
Chỉ có thể nói đến điều chỉnh pháp lí hành chính khi trong
quan hệ quản lí một bên có quyền (thường thì quyền đồng thời

là nghĩa vụ) với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng chấp

hành - điều hành của Nhà nước. Nếu cơ quan hành chính nhà

nước hoạt động khơng phải trong lĩnh vực thẩm quyền của
mình, khơng sử dụng quyền lực nhà nước nghĩa là trong quan


hệ bình đẳng với chủ thể khác (hợp đồng mua bán) thì hoạt
động đó được thực hiện khơng phải trên cơ sở điều chỉnh pháp
lí hành chính.

3. Phương pháp điều chính của luật bành chính

Đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt

các ngành luật. Nhưng cũng có những trường hợp cùng với đối
tượng điều chỉnh còn phải sử dụng phương pháp điều chính thì

mới có thể phân biệt rõ ràng.

Phương pháp điều chính là cách thức mà nhà nước áp dụng

trong việc điều c tỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan
hệ xã hội.

20



×