Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Khảo sát về thơ đinh nhật thận qua thu dạ lữ hoài ngâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.93 MB, 283 trang )

TT TT-TV * ĐHQGHN

895.92212
ĐI-T(NG-C)
2008
V-G2

Tai Lieu Chat Luong


Nguyễn Tài Chat
Nguyễn Tài Cân

KHAO SAT
VÈ THO ĐINH NHẬT THẬN
QUA “THU DẠ LỮ HỎÀI NGÂM”

NHÀ XUẤT BÀN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


LỜI NÓ! ĐÀU
1/ MỘI trong hai đồng tác già cùa cuốn sách này là anh cả của tôi:
Nguvcn Tài Chắt, bác sĩ quân V, hy sinh trong thời kì Kháng chiến
chống Pháp. Xin nói rõ vì sao Anh tơi đã đi đến thơ Đinh Nhật
Thận. Khi nhỏ Anh học giỏi toàn diện, thi đỗ đầu ở cả cuối bậc
Tiểu học, ở cả cuối bậc Trung học phổ thông. Lên bậc Tú tài, Anh
lại được giải thưởng cá về Toán, cả về Sử trong kì thi Concours
généraỉ tuyển lựa học sinh xuất sắc trong loàn bộ khối Liên hiệp
Pháp bao gồm cả nước Pháp, cả các vừng thuộc địa Pháp.
Năm 1939, Anh được học bông đi du học Đại học ờ Pháp. Nhưng
rồi chiến tranh xẩy ra, nước Pháp hại trận. Ở quê lùng lại không


may cả bà nội tôi cả mẹ tôi bát đầu ốm nặng. Anh tôi bèn kiên
quyết từ bỏ suất học bổng đi Pháp và vào học Trường Y Hà Nội để
hy vọng có kiến thức cần thiết cho xã hội mà trước hết là cần thiết
cho việc chữa bệnh của Bà và Mẹ mình. Noi gưumg các lớp đàn
anh bậc thầy như Giáo sư Hoàn ọ, Xuân Hãn, Anh tôi cũng chủ
trương vừa đi sâu vào chun mơn vừa quan lâm rộng đến nền văn
hóa dân lộc. Anh tôi học thêm cả chừ Hán, chữ Nôm. Moi dịp nghỉ
hè Anh tỏi đều về quê đi khắp các vùng lân cận, vừa góp phần
khám bệnh cho dân lcmíỊ, vừa tìm cách sưu tầm sách vở cổ hiện còn
lưu rải rác ở các dòng họ nổi tiếng.
2/ Do có chủ trươmg như vậy, Anh tơi may mắn đã có dịp tiếp xúc
được với dịng họ cụ Nghề Đinh Nhật Thận. Thấy Anh tơi một mặt
lo chăm sóc sức khoẻ cho người nhà, một mặt tỏ thái độ rất kính
cẩn khi bái yết nhà thờ, khi đi thắp hương viếng mộ cụ Nghè, ngoài
3


ra lại cồn hết sức quan tâm tìm hiểu đến cuộc đời và sự nghiệp của
vị danh nhân nổi tiếng tồn vùng này, dịng họ dần dần trở thành
quen thân, và coi Anh tôi như một người bạn của gia đình, có thể
tin cậy được. Cụ tộc trưởng đã mở hịm trao tặng cho Anh tơi một
bản THU DẠ LỮ HOÀI NGÂM và một tập BẠCH MAO AM THI
LOẠI đều ở dạng do con cháu chép tay đế làm gia bào.
Anh tôi mừng và cảm động lắm. Sau khi cân nhắc, Anh tôi ị
chủ trương làm 3 việc:
- Phải viết một bài giới thiệu chung về nhà thơ Đinh Nhật
Thận, uốn nắn lại một vài chi tiết sai lầm đã được lung ra trên mặt
báo (như tên làng, năm sinh, năm mat v.v.) Dài này đã được háo
Thanh Nghị nhận in ở số báo ngày 14 tháng 3 dmrng lịch, năm
1944, từ trang 21 đến trang 23;

- Phải coi tập BẠCH MAO AM THI LOẠI như một tài sản
quốc gia: sau khi thuê chép lại một bản cho gia đình, phai đem bản
gốc hiến tặng lại Thư viện Tỉ ung ương, vì ngay Thư viện Trung
ương cũng chưa có. Tập ấy hiện nay được Thư viện Hán. Nơm bảo
quản, có ghi rõ do Nguyễn Tài Chất tặng và được thống ké vào tập
DI SẢN HÁN NÔM, ở mục 82, với kí hiệu là VHh. 217.
- Cịn bản chép tay THƯ DẠ LỮ HỒI NGÂM thì anh tơi giữ
lại, dùng làm cứ liệu gốc đế đổi chiếu kiếm tra các ban Hán Nôm
đã được in ra, như kiểm tra bản in không rõ nguồn gốc năm 1902,
đời Thành Thái, bản in nói là dựa theo cứ liệu cụ Nguyễn Hùm
Ninh, do Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề công bổ khoảng nơm 194 ì ở
cuốn TRONG 99 CHÓP NỦI;cũng như kiếm tra các bản in Quốc
ngữ in ờ Tri Tân, ở Văn đàn bảo giám v.v.
3/ Dựa vào sự giúp sức của cha tôi, các cậu tôi cũng như sự
giúp sức của một sổ các cụ Cử, cụ Tủ, cụ Đồ am hiéu Hán Nôm

4


đang cịn sống vào thời đó. Anh lơi đã cố gắng vạch ra cho được
nhữny chữ nào đúng, những chừ nào sai và cố gắng cân nhắc cho
được xem thừ những dị ban nào nên ung hộ, những dị ban nào nên
gạt bỏ. Cơng việc có chỗ dề nhưng cũng có những chỗ rất khổ vì ỷ
kiến nhiều khi rất khác nhau giữa các vị cố vẩn. Anh tôi đã tự mình
lập hồ SƯ ghi chép rất cấn thận và nhiều lúc cũng đã giao cho tơi
ghi chép, vì tuy tôi là bậc em nhưng lúc bấy giờ tôi cũng đã có mật
vốn học vấn nhất định vù cũnq đã có bài viết đã được đăng bảo.
Tiếc rằng qua hơn mấv mươi năm chiến tranh tủ sách của chúng
tôi bị thai lục rất nhiều. May rằng về Đinh Nhật Thận một số hồ sơ
chính vẫn cịn và trí nhớ về nhiều chuyên vẫn còn.

Khi viết về ban THU DẠ LỮ HỒI NGÂM dịng họ cụ Đinh
Nhật Thận đã tặng Anh tỏi, Anh tơi thường gọi nó là “ban chủng
tơi được tặng” bản chủng tơi hiện có hoặc “bản cùa N. Tài Chất
Nay Anh tỏi đã hy sinh, chúng tôi xin giữ lại cách gọi cuối cùng.
4/ Trong cuốn sách này cỏ hai phần chính:
- Phần đầu là phần nghiên cứa, bao gồm 3 chương:
* Chương ỉ: Chút ít tài liệu về tiểu sử tác giả THU DẠ LỪ
HỒI NGẤM: ơng Đinh Nhật Thận (1815 -1866) - do Nguyễn Tài
Chât viêt, đã đăng in ở Tạp chí Thanh Nghị;
* Chương II: Khảo sát về THU DẠ L Ữ HOÀI NGÂM - do
Nguyễn Tài Chất biên soạn, để lại di cảo, Nguyễn Tời Cân biên tập.
* Chương 111: Một vài cứ liệu và suy nghĩ bô sung - do
Nguyễn Tài cẩ n viết thêm.
- Phần thứ hai là phần phụ lục, cung cấp tư liệu:
* Phụ lục 1: Phần Nôm và Hán bàn THU DẠ L Ữ HOÀI
NGAM do N. Văn Đe sao chép í ừ tủ sách của cụ Nguyễn Hàm Ninh
và cơng bổ ở cuốn TRONG 99 CHĨP NÚI;
5


* Phụ lục II: Bán chép tay THƯ DẠ LỮ HỒI NGÂM dịng
họ cụ Đinh Nhật Thận tặng Nguyễn Tài Chất;
* Phụ lục III: Bản THU DẠ LỮ HOÀI NGÂM khắc mộc bản
in năm 1902 đời Thành Thái;
* Phụ lục IV: Bản BẠCH MAO AM THI LOẠI dòng họ cụ
Đinh Nhật Thận tặng Nguyễn Tài Chất và Nguyễn Tài Chất đã tặng
lại Thư viện Quốc gia;
I
* Phụ lục V: Hai trang bút tích của Liệt s ĩ Nguyễn Tài Chất
trong tập hồ sơ về cơng trình nghiên cứu THU DẠ L Ữ HOÀI

NGAM.
* Phụ lục VI: Các bài thơ Hán Việt của cụ Đinh Nhật Thận
trong BẠCH MAO AM THI LOẠI
5/Cuốn sách này hồn chỉnh được là do có sự ủng hộ cùa Viện Hán
Nôm, cho phép in photocopie lại tập BẠCH MAO AM THỈ LOẠI mà
bản sao của gia đình chúng tơi đã bị đê hỏng và sự giúp đỡ chí (ình
của Tiến sĩ Hồng Thị Hồng cẩm trong q trình tổ chức thực hiện
việc in photocopie đó. Cuốn sách này ra đời được lại còn nhờ ở sự
cung cấp tư liệu cùa bạn bè, đồng nghiệp như nhà ngoại giao Đinh
Nho Liêm thuộc dòng họ Đinh Nho ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, các nhà
nghiên cứu: Nguyễn Văn Sâm (Viện Việt học, CA, Mĩ), Phạm Hồnẹ
Quý, Lưu Chí Cường (Đại học dân tộc Quảng Tây Trung Quốc),
Đào Thái Tôn, Nguyễn Hữu Tưcmg (Viện Hán Nôm, Hừ Nội) và
Nguyên Tiến Đồn (Thái Bình) v.v. Cuối cùng cũng là nhở có sự
khuyến khích hết lịng của ngành Hán Nơm Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn và của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội. Chúng tôi xin lay tư cách cá nhãn và xin thay mặt cả tác giả đã
quá cố, tỏ lời chân thành tri ân của chủng tôi.

Nguyễn Tài cẩn

6


PH ẦN T H Ơ NH Ấ T
Chương I.

CHỦT ÍT TÀI LIỆU VÈ TIỀU s ử TÁC GIẢ “THU DẠ LỮ
HOẢI NGÂM” : ÔNG ĐINH NHẬT THẬN (1815-1866)
Nguyễn Tài Chất

Ông Đinh Nhật Thận, tự là Tử ủy, hiệu Bạch Mao Am, sinh
năm Ất Hợi (1815) /1/ tại xã Thanh Liêu /2/, huyện Thanh Chương,
tính Nghệ An, trên bờ sơng Lam. Cụ thân sinh ra ông sinh hạ được
sáu trai. One là thứ hai. Bà thân là người bên Giáo.
Ông thụ giáo với cụ cống Thọ Nhạc (?) ở làng Đồng Loan
(cùng huyện Thanh Chương) và sau với cụ Trực học sĩ Nguyễn
Hữu Tố là một bậc danh sư lúc bấy giờ.
Lúc đi học ông đã nổi tiếng là thông minh. Năm 20 tuổi đậu tú tài.
Khoa sau, ông lại mang lều chiếu đi thi, khoa ấy là khoa Đinh
Dậu (1837). Ở trường Nghệ, chánh chủ khảo là Lâm Day Nghĩa,
tính vốn khắc nghiệt và khơng thích học trị Nghệ. Đáng lẽ mỗi
khoa lấy 22 cử nhân mà năm ấy chỉ đậu có 5 người. Đinh Nhật
Thận cũng chịu phận hỏng thi mà về. Các quyển đệ về kinh đô.
Vua phán “Đất Nghệ xưa nay nhiều nhân tài, sao năm nay đậu ít
quá. Vậy cho phép các tú tài cũng được vào thi hội”.
Khoa hội nhàm vào năm Mậu Tuất (1838), tức là năm Minh
Mạng thứ 19, Đinh Nhật Thận đậu Hội rồi vào thi Đình đậu đầu
trong hàng tiến sĩ và lại là người trẻ tuổi nhất trong bạn đồng
khoa /3/.
7


. Đậu xong, ơng cịn ở kinh để chào các quan. Có người muốn
thử tài ơng, đố ơng học thuộc một quyển tự điển. Ơng khơng ngần
ngại, đem sách về và đến mai đọc suốt cho họ nghe /4/. Vì những
việc như thế, nên nhiều người biết tài của ông; và nhờ ở tài lỗi lạc
của ông mà ông kết giao với những bậc danh sĩ bấy giờ.
Nước ta về đời Gia Long, Minh Mệnh cuộc bình định vừa
xong, cho nên dân tình cịn mến tiếc nhà Lê. Đến đời Thiệu Trị, Tự I
Đức mới thật là lúc thịnh trị, thái bình: chốn kinh đơ mới là nơi họp

mặt anh tài ba xứ. Trong triều lúc ấy có hai thi phái: một bên là Thi
xã có các ngài Tùng thiện, Tuy lí, các ơng Trương Đăng Quế,
Nguyễn Đăng Giai v.v... là phái được triều đình vì nể. Nhưne chưa
chắc đã được sĩ phu yêu mến phục bằng phái thứ hai của các ông
Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật
Thận. Có lẽ cũng vì thế mà tình thân ái giữa mấy ơng sau này càng
thêm khăng khít cho nên trong mấy lâu họp mặt ở kinh, cùng nhau
ngâm ca xướng hoạ, họ đã sống những ngày vô cùng thoả thích.
Sau này, dầu Đinh Nhật Thận có vì bạn mà bị vạ lây, chắc ông
cũng nhớ thời giao du buổi trước mà khơng hề ốn giận kẻ tri âm
lầm đường.
Cách ít lâu ơng được bổ làm quan. Nhưng tính ơng cương trực,
khơng chịu vịng cương toả. ơng làm tri phủ chưa mấy chốc đã can
nghị phải về. Đen năm 1843, niên hiệu Thiệu Trị tam niên /5/ ông
lại được phục chức. Nhưng khi sắp ra nhậm chức mới, ông cáo
bệnh ở nhà. Từ đó ông nhất định từ giã quan trường, quyết về quê
vui hưởng điền viên lạc thú.
Ông lập một cái ấp gọi là ấp Gia Hội ờ giữa làng Thanh Liêu
và làng Tiên Hội. Ấp Gia Hội, trước mặt có sơng Lam, sau lưng có
dãy núi, phong cảnh cực kì xinh đẹp. Ơng mộ dân lập trại, làm cho
một khoảng đất hoang trở nên một xóm trù mật.
8


Ngày ngày, ơng dạy học trị. rồi xem sách, nhất là sách thuốc.
Và thời bấy giờ ông nổi tiếng là một danh y trong vùng, cứu được
rất nhiều người và chừa được nhiều bệnh rất thần tình. Lúc thanh
nhàn, ơng lại cưỡi ngựa đi chơi. Khi thấy bóng một người tóc bỏ
ngang vai, khăn nhiễu vấn cổ, cưỡi con ngựa bạch, là người trong
vùng biết ngay quan nghè Đinh.

Có khi ông ra Bắc vào nhà quan Án Siêu; hay vào kinh tìm
ơng Ninh đế cùng họ ngâm vịnh. Và thường một mình đi xem
những nơi phong cảnh đẹp. Có lần ôníỉ đi qua đền Càn ở phía bắc
tỉnh Nghệ An là đền thờ một bà hồng hậu và hai cơng chúa đời
nhà Tống bên Tàu, lạc sang nước Nam khi nhà Tống mất nước.
Đền uy vào hàng thiêng nhất ở vùng Nghệ Tĩnh. Ơng liếc thấy câu
đối ngồi cột vơi:
Biện kinh nhất nhật thiên vổ Tống
Càn hái thiên niên Việt hữu thần
nghĩa là: Kinh Biện một ngày trời mất (nhà) Tống
Biển Càn nghìn năm (nước) Việt có thần
Câu đối chọi nhau từng chữ. ai cũng cho hay. Thế mà ông cười,
chê dốt, rồi lại lấy đá đập chữ đi, chê rằng:
“Nhà Tống bắt đầu đóng đơ ở đất Biện, rồi dời sang đất Quảng,
đất Mân, đấtHàng. Khi dời đến đất Hàng mới mấtnước và bà
hoàng hậumới lạc sang nước ta. Vậy vế đầu của đôi câu đôi là sai.
Vả lại “nhất nhật” mà đối với “thiên niên” thì dư và lại non.”
Ơng thay bàng hai câu:
Địa khí bắc nhi nam, Biện Quàng Mân Hàng quốc mạch
Thanh linh kim tự cổ, Cao Tào Hướng Mạnh gia phong

9


Câu này rất rõ nghĩa, Cao Tào Hướng Mạnh là bốn họ hay
phát Hoàng hậu ở bên Tàu.
Tuy đã “ngoài vịng cương toả” mà vẫn khơng được vên thân.
Năm Tự Đức thứ 7 (1854) “giặc” Châu chấu nổi lên ở Bắc Kì.
Người bạn ơng là Cao Bá Qt lại làm quân sư cho “giặc”. Họ Cao
chẳng bao lâu bị bắt. Nhưng triều đình vẫn nghi ngờ người bạn của

kẻ nghịch.
Một hôm, Đinh Nhật Thận bồng bị bắt. Giải xuống tỉnh, họ
mới cho xem chứng cớ ơng làm phản. Thì ra bức thư ông viết cho
một người bạn ở bên kia sông, mời sang đánh tổ tôm và mượn cỗ
bài luôn thể đã bị lính lệ bắt được:
Tứ tướng dĩ cụ
Chi khiếm nhất viên
Tương hách nhị binh
Độ hà kịch chiến /ố/
nghĩa là:
Bổn tướng đã sẵn
Chỉ thiếu một người
Đem quân trăm hai
Sang sơng kịch chiến
Dầu ơng có phân trần, họ cũng cứ giải ơng vào kinh hỏi tội.
Trong khi ơng cịn bị giam cứu, bỗng thấy các quan rước ông
ra, mời ông uống rượu, ơng khơng hiểu vì sao, nhưng vẫn điềm
nhiên cạn cốc. Thì ra vua bắt đình thần vịnh một bức chạm “long
ẩn long ám”. Các quan đệ lên gần 50 câu mà đều bị vua chê cả. Có
10


người nhớ tài mẫn tiệp cua Đinh Nhật Thận hiện bị tù, vội mời ơng
nghĩ giùm. Ơng đọc ngay:
Đại Thuấn thâm sơn nhật
Gia Cát thảo lư thần
ỉ)ệ lên ngự lãm, vua Dực Tôn tỏ ý rất phục tài. Vịnh “Long ấn
long ám” mà nói:
Đức đại Thuấn lúc ở chốn rừng sâu
Ơng Gia Cát buổi náu nơi thảo dã

thì thật đã lột được hết tinh thần.
về sau ông lại chữa lành bà cụ thân sinh một vị đại thần nhờ
ông tinh y học. Vì thế mà chẳng bao lâu ơng được khỏi tù. Nhưng
vẫn còn bị giữ lại ở kinh, chưa cho về ngun qn.
Bài “Thu dạ lừ hồi ngâm” chính làm ra trong lúc ông bị
“giam lỏng” ở kinh đô. Cái buồn của kẻ xa nhà đã khiến ông viết
được nhiều câu tuyệt bút. Trong lúc bị giam lỏng ở Huế, trước cái
vè đẹp nhẹ nhàng của chốn Bình sơn Hương thủy, lịng ơng lai láng
tình cố quận gia hương. Ông mới làm bài Thu dạ lữ hoài để tiêu
sầu giải muộn mà có lẽ cũng cố ý làm động lịng trắc ẩn đấng minh
qn / 7/.
Ơng được tha về q năm nào khơng rõ. Và từ đấy thốt hẳn
được ách cơng danh.
Ơng mất năm Bính Dần (1866), niên hiệu Tự Đức thứ 19, vào
ngày 18 tháng 6 đúng vào giờ Tị /8/, thọ 52 tuổi.
Sau khi ông mất, gia quyến bỏ ấp Gia Hội, xuống ngụ ở làng
Thượng Thọ, xã Trung Lâm, tổng Võ Liệt, huyện Thanh Chương.
Ông sinh hạ được một trai tên là Đinh Nhật Điềm, tục gọi là
Cậu cả Vịnh, tính thảng thích, khơng theo khn sáo, giỏi đàn.
11


Cậu cả Vịnh sinh hạ được hai trai: Đinh Nhật Tình, mất sớm
và Đinh Nhật Tính tức là Đồ Tính - ơng Đồ Tính hiện na) gần 70
tuổi, sinh hạ được hai trai: người lớn làm ruộng, còn người nhỏ cịn
học chữ Hán.
Cảnh nhà ơng Đồ Tính hiện thời thanh bạch lắm: một cái nhà
tranh nhỏ bé vào hạng nghèo nhất trong vùng, chia làm hai gian:
một gian làm nhà ở, một gian để thờ Cụ Nghè Đinh Nhật Thận. <
Bàn thờ là một cái án đã mục, một cái màn đã rách. Đe ahac lại

thời xưa, chỉ còn một cái biển đề “ân tứ vinh qui”.
Hiện nay mộ ông Đinh Nhật Thận ở Rú cối thuộc xã Đức
Nhuận. Nhà thờ ông ở làng Thượng Thọ xã Trung Lâm và lền thờ
ông ở ấp Gia Hội xã Thanh Liêu, cũng đều thuộc huyện Thanh
Chương, trên hữu ngạn sông Lam.
***
Trong các bậc tài hoa đất Lam giang, ông Đinh Nhật 'hận có
lẽ là lỗi lạc hơn cả.
Ơng là tiêu biểu cho cái tính thảng thích, phóng túig của
người Nghệ Tĩnh, những người vẫn được tiếng là trọng kioa mà
khinh hoạn.
1/ Đây là căn cứ vào bài vị thờ ông. Trong quyển “Quốc triều khìa bàng
lục” của Cao Xn Dục chép ơng sinh năm Giáp Tuất (1814). Trong
quyển “Trong 99 chóp n ú r (Tân Việt xuất bản) chép ông sinh rùm Giáp
Tuất có lẽ cũng là căn cứ vào quyển “Quốc triều khoa bảng lục” Tường
nên theo bài vị mới đúng.
2/ Thanh Liêu chứ không phải Thanh Liêm như trong quyển “T'ong 99
chóp núĩ’ đã chép.
3/ Khoa Mậu Tuất, cộng chính phó bảng cả thảy đậu được 20 ngươi:
12


Hồng giáp: 1. Nguyễn Cửu Trường (Thanh Hố) 32 tuổi
2. Phạm Văn Nghị (Nam Định)............................................31 —
Tiến sĩ 1. Đinh Nhật Thận (Nghệ An) ......................................... 24 —
2. Pliạm Chân (Quảng Bình) ............................................... 35 —
3. Nguyễn Văn Tùng (Hà Nội) .............................................21 4. Lê Duy Trung (Hà N ội)................................................... 44 —
5. Trần Tiễn Thành (Thừa Thiên) sau này làm Phụ Chánh.... 26 —
6. Hồng Trọng Trì (Thừa Thiên).........................................29 —
7. Lê Thiện Trị (Quảng Nam) ..............................................43 8. Dỗn Kh (Nam Định) .................................................. 26 -Phó bảng 1. Nguyễn Tường Vĩnh (Quảng Nam)........................... 40 —

2. Nguyễn Kim Vực (Quảnií Bình) ......................................34 -3. Dương Cơng Bình (Hà Nội)............................................. 25 4'. Nguyễn Hữu Độ (Thanh Hóa) sau này cũng làm
Thượng thư ứiều Đồng khánh.........................................26 —
5. Lê Thúc Đôn (Bình Định)................................................ 35 6. Diệp Xuân Huyên (Hà Nội).............................................. 31 7. Nguyễn Văn Hạo (Quảng Nam)........................................32 —
8. Phan Quang Nhiệu (Hà Tĩnh)........................................... 37 9. Nguyễn Văn Siêu (Hà Nội) hiệu là Phương Đỉnh............. 43 —
10. Nguyễn Xuân Bang (Quảng Trị).....................................27 —
4/ Chuyện này chép trong “Quốc triều khoa bảng lục” của Cao xn Dục.
5/ Ồng Đồ Tính nói ngài được phục chức đúng năm Thiệu Trị tam niên,
khơng biết có đúng khơng.
6/ ‘Trong 99 chóp núi” ơng Đẩu tiếp chép hơi khác:
- Tứ tướng dĩ cụ
- Chi khiếm nhất viên
- Tương nhứt bách nhị ihập tinh binh
- Độ hà ỉai chiến
13


7/ Ai muốn rõ “Thu dạ lữ hoài ngâm”, xin xem sách “Trong 99 chóp núi”
của Đẩu tiếp Nguyễn Văn Đe, trong có:
- bản Hán văn
- bản dịch cổ
- bản dịch của Đẩu tiếp
Cách đây mấy năm, ông Bùi Vân Lăng ở Qui Nhon đã dịch ra chữ rây.
8/ Căn cứ vào bài vị của ơng.
Trong quyển “Trong 99 chóp núi’ chép ơng sống ngồi bát tuần là sai.
(Đã in trong Thanh Nghị, số 14 tháng 3 năm 1944, trang 21—23)
Chú thích bổ sung của Nguyễn Tài cẩn:
1/ về dịng họ Đinh của cụ Đinh Nhật Thận, gần đây có người đang
đem liên hệ với họ Đinh Nho ờ Hương Sơn (của các cụ Iiliư Đinh
Nho Công (1637-1695), Đinh Nho Hoàn (1671-1716) Dinh Nho
Điển (1848 -?)) và với họ Đinh Văn ở Nghi Lộc (của các cụ như

Đinh Văn Chất (1847-1843), Đinh Văn Chấp (1893-?)). cần phải
nghiên cứu tiếp.
2/ Theo nhà nghiên cứu Đinh Xuân Vịnh ờ Hương Sơn (có bài đăng
ở Nhân dân số 19/2/1995 và được giải thường của Hội Văn nghệ
dân gian) thì cụ Đinh Nhật Thận là chắt nội của Hầu đốc Lĩnh Đinh
Nho Côn, và là con thứ 6 của cụ Đinh Nho Công đậu tiến sĩ năm
1670. Chúng tôi nghĩ cần nghiên cứu tiếp vì cha con sao lại cách
nhau đến khoảng 2 thế ki: cụ Đinh Nho Công sinh năm 1637, mất
năm 1695 (thế kỉ XVII) cịn cụ Đinh Nhật Thận thì sinh năm 1815,
mất năm 1866 (thế kỉ XIX)!
3/ Bài “May chưa bỏ hiền tài” của Trần Xuân in trong Tuần báo
Người Hà Nội số thứ bảy 10/6/1995 cũng nói về cụ Đinh Nhật
Thận. Nhưng vì tác giả chỉ dựa vào Đẩu tiếp Nguyễn Văn Đề, nên
nêu năm sinh, năm mất không đúng với bài vị ở nhà thờ và nêu tên
làng không đúng với thực tế địa phương.
14

I


Chương II.

KHẢO SÁT VÈ THU DẠ LỬ HOÀI NGÂM
- Nguyễn Tài Chất -

M ĐĨI CHIÉU BA BẢN THU DẠ
« LữHỒI NGÂM BẰNG HÁN VĂN
1/ Chúng tơi hiện có 3 bản THU DẠ LỮ HOÀI NGÂM, bàng Hán
văn:
-Bản Trường Thịnh Đường tàng bản khác in mộc bản mùa

đông năm Nhâm Dần đời Thành Thái, tức năm 1902. Chúng tôi gợi
tắt là bản 1902;
- Bàn Nguyễn Văn Đề công bố ở cuốn TRONG 99 CHÓP NÚI,
được Hà Xuân Tế đề tựa ngày 4 tháng 7 năm 1941, tại Huế. Chúng
tôi gọi tát đấy là bản Nguyễn Văn Đe;
- Và bản chép tay chúng tơi được người cháu đích tơn nhà thơ
Đinh Nhật Thận trao tặng, từ nay chúng tôi là chủ sở hữu, là người
chịu trách nhiệm bảo quán: chúng tôi xin gọi là bản của N. Tài Chất.
Bản Nguyễn Văn Đề chép lại theo một bản tìm thấy trong tủ
sách của cụ Nguyễn Hàm Ninh là một người bạn chí thân cùa nhà
thơ Đinh Nhật Thận. Bản Nguyễn Tài Chất, theo cụ trường tộc cho
biết, là một trong các bản chép cổ dòng họ Đinh Nhật Thận giữ làm
gia bảo. Vậy hai bản này rất có khả năng gần nhất với nguyên tác.
Bản 1902 không rõ nguồn gốc nhưng đã được đem ra khắc
mộc bản để phổ biến, vậy chủng ta cũng phải coi đây là một tư liệu
cần đem ra để đối chiếu thêm.
15


2/ Nhìn chung, về mặt chữ nghĩa, văn bản nào cũng cịn những sai
sót, hoặc nhiều hoặc ít nên cần phải cân nhắc:
- Trong bản N. Văn Đề chữ viết có khi mâu thuẫn với cách đọc:
* Nếu đọc theo Quốc ngữ là TIÊU ĐIỀU thì lại khắc VẠN
ĐIỀU (như ở câu 59); nếu đọc là THÙY thì lại in THÍNH (như ở
câu 83); nếu đọc là TRÚ thì lại khắc TẠI (như ở câu 104), nếu đọc
là TRI thì lại khắc NHƯ(như ở câu 105) nếu đọc là HÀI NHI thì lại
khắc TƠN NHI (như ở câu 119), nếu đọc là HỨNG thì lại khắc chữ
ẨM (như ở câu 136) v.v.
* Cách đọc có những chỗ khơng nhất trí với các từ điển Hán
Việt, ví dụ so với Đào Duy Anh: thì PHỊ PHỊ đọc là PHẤT PHẤT

(ở câu 47), DIỆT đọc DUYỆT (ở câu 63), NGỘ MỊ đọc MỤ MỊ (ờ
câu 65);
* Lại cũng có những chữ Hán viết khơng bình thường, khác
với các tự điển, như chữ DI ở câu 9, chừ TẢNG ở câu 47 hoặc chữ
XIÊM ở câu 91 chẳng hạn.
- Trong bản N. Tài Chất do con cháu sao lại nên cũng nhiều
chỗ cần phải cân nhắc:
* Vì là bản chép tay nên có chỗ nhớ nhầm theo bên Nôm, đổi J
Sơ LIÊM thành RÈM THƯA như ở câu 2; có chỗ viết sót sau phải
móc thêm vào như chữ THIÊU ở câu 7; có những chỗ chép sai sau
phải chữa lại như chữ HOAN ở câu 4, chữ PHI ở câu 16; có chỗ lại
nhớ nhầm theo đoạn sau nên LƯỠNG TAM THANH chép thành
LƯỠNG TAM CHI, như ở câu 2 2 . . . .
* Đặc biệt là có những chữ viết theo lối giản hố nên chúng tơi
khơng dám chắc khi nhận diện như chữ thứ 5 trong câu 33, hoặc
chữ thứ 5 trong câu 42. ..


- Bản 1902 lại mắc nhiều lỗi hơn nữa:
* Vì là bản khắc mộc bản, nên nhiều chữ có dạng khơng chuẩn,
có thể đọc nhầm thành chừ khác, như ĐỐI khắc thành chữ LƯU
viết tắt (ớ câu 11), PHIẾN khắc thành chữ T ự (ở câu 50); có những
kí hiệu bất thành tự, khơng rõ là chữ gì như chữ cuối câu 16, chữ
thứ 4 câu 33, chữ đầu tiên câu 34 v.v.
* Lại có hiện tượng đảo sai vị trí làm mất vần (ví dụ GIANG
BIÊN khắc thành BIÊN GIANG ở cầu 14), hiện tượng chen thêm
chữ thưa vô ích (vi dirchen 2 chữ VI THU ở câu 140, biến câu bát
thành câu 10 chữ!).
* Đó là chưa nói đến nhũng đoạn đọc theo mặt chữ thì hồn
tồn trở thành vô nghĩa, so sánh: - câu ở N. Văn Đề: CƠ CHẨM LÍ

TAM CANH NGỘ MỊ
- câu ở bản 1902: CƠ CHẨM LÍ ĐÁN LẠI KHƠNG MÀ
3/ Qua tình hình trên đây, rõ ràng khơng thể tin cậy 100% vào bất
kì một bản chép, bản khắc in nào hiện có. Khúc ngâm của tác giả
nổi tiếng, ai cũng muốn sao chép đế có một bản. Các nhà bn sách
cũng gắng tìm một hai bản chép để khắc in kiếm lời. Nhưng các thế
hệ sao chép xưa kia thường đều dễ mắc phài những sai lầm như sau:
người kém trình độ thì thường khơng thật am hiểu nội dung tác
phẩm, nhiều khi đọc không thông cả các trường hợp viết chữ thào
nên dỗ phạm lỗi chữ TÁC chép thành chữ TỘ, chữ NGƯ chép
thành chừ LO; nhiều người tương đối có trình độ hơn nhưng lại vì
nơn nóng, cấu thả nên dễ sơ suất tạo ra những sai lầm không đáng
có. Tất nhiên cũng có những người giỏi mê say tác phẩm nên mượn
của bạn bè về chép lại để thưởng thức. Nhưng các vị này lại thường
có cái nhược điểm rất phổ biến trong xã hội Việt Nam trước đây là
1 ĐẠI HỌC QUÒC GIA HẢ NỘI
I TRƯNG TÂM trlÕNG ÍÌN THƯ VIỆN

IV - G2-

.

7

35806

17


khơng bao giờ có tinh thần tơn trọng ngun tác: hễ thấy chơ ngờ

sai là đính ngoa, thấy chỗ khơng ưng ý là chữa lại để nhuận sắc.
Vậy rõ ràng sau đây chúng ta còn phải cân nhắc rất nhiều trước mỗi
đoạn, mỗi câu cũng như mỗi chữ.
Nhưng để tiện cho công việc, trước mắt chúng ta hẵng tạm gác
những khó khăn như trên vừa nói và hãy bắt đầu công việc so sánh
các bản. Trong tổng số 980 chữ của bài thơ (140 câu X 7 chữ) 1
chúng ta hiện thấy có khoảng 85 chỗ dùng những dị bản khác nhau.
Có vị trí ba bản dùng 3 dị bản khác nhau hoàn toàn như 2 chữ cuối
ờ câu 70, N. Văn Đe cho là HOA LÂU, bản N. Tài Chất cho là
ĐĂNG LÂU, bản 1902 lại cho là ĐÀO LÂU. Nhưng thơng thường
thì trong 3 bản chỉ có 2 chữ khác nhau mà thơi, vì có 2 bản cùng đi
theo một đường như nhau, riêng bản thứ 3 đi theo một hướng khác.
So sánh:
+ ỜN. Văn Đề:
câu 18: CÔ CHÂU, câu 23: NHI KIM, câu 35: TÂY HIÊN
+ ở bản 1902: KHINH CHÂU, :

NHƯ KIM, :

+ ờ N. Tài Chất: KHINH CHÂU, : NHI KJM, :

TÂY HIÊN
THƯ HIÊN

Do lẽ đó, nếu chúng ta cứ so sánh cặp đơi tímg hai bàn một,
xét xem chúng có sự giống khác nhau như thế nào giữa các dị bản.
thì chúng tá có thể đi đến được hai bảng tổng họp như sau:
* Ba bản có mức độ khác nhau như thế nào:
Giữa N. Tài Chất và N. Văn Đề khác 59 chữ
Giữa N. Văn Đề và 1902 khác 61 chữ

Giữa 1902 và N. Tài Chất khác 50 chữ.

18


* Lia bản có mức độ gần nhau như thế nào:
Giữa N. Tài Chất và N. Văn Đê giống 26 chữ
Giữa N. Văn Đề và 1902 giống 24 chữ
Giữa 1902 và N. Tài Chất giống 35 chữ.
Nghiên cứu các chỗ giống hay khác nhau đó, chúng ta thấy rõ
ràng rằng:
* Bản 1902, vì in sau 2 bản gốc của hai gia đình cụ Đinh Nhật
Thận và cụ Nguyễn Hàm Ninh khoảng 40 năm, nên khi thì nó
giống bản N. Tài Chất, khi thì nó giống bản N. Văn Đề. Nó theo
bản N. Tài Chất có phần hơi nhiều hơn. Cách lựa chọn của nó cũng
khơng được tinh tế lắm, vì có khi dị bản hay thì nó bỏ mà lại đi
chọn dị bản dở hoặc sai của 2 bản trước nó. Trong 1/3 trường hợp,
nó cũng dứng tách riêng một đằng, vì có dị bản riêng hay vì khắc in
khơng chuẩn.
* Nếu căn cứ những dị bản chỉ độc hữu ở riêng từng bản thì lại
phải nói rằng:
Bàn 1902 có nhiều câu, nhiều chữ rất lạ, khó hiểu được, nhiều
khi phải lạm gác bỏ (gần 10 chỗ);
Trong lúc đó, bản N. Tài Chất lại có phần phù hợp hơn với
cách hiểu chung và có khi lại cịn góp thêm những cách nhận thức
tương dối độc đáo, ngay so với cả bản N. Văn Đề.
- Ví dụ 1: Xin so sánh HỒI TƯ ĐẠI ĐỎ ở N. T. Chất với HÀ
THÌ ĐẠI ĐỖ ở 1902 và N. V. Đề: Rõ ràng HỒI TƯ ĐẠI ĐỒ ăn
khớp với 4 chữ NHỚ ÔNG ĐẠI ĐỎ ở bên Nơm hơn (câu 17).
- Ví dụ 2: Cũng vậy, ở câu 82, bản dịch Nơm

Đối phịng kh, MN trở gót giày
chứng tỏ rằng người dịch đã theo 4 chữ “tái DỤC ngơn hồn” của
bản N. T. Chất chứ khơng theo 4 chữ “tái PHỤC ngơn hồn” của
1902 vàN. V.Đề.
19


- Ví dụ 3: Xin so sánh LỮ THỨ ờ N. T. Chất với LỮ TỨ ở 2
bản N. V. Đề và 1902 trong câu 20:
Linh nhân lữ ........... chuyến thâm hươnẹ tình
(= Xui người ĐẮT KHÁCH ngẩn ngơ TÌNH LÀNG)
Nếu để LỮ TỨ thì chữ TỨ hơi trùng với chữ TÌNH ở cuối câu;
dùng LỮ THỨ thì tránh được điều đó, mà lại cịn phụ hợp với nội
dung câu dịch hơn.
- Ví dụ 4: Ở 2 câu 35, 36
An năng mộ mộ.....................hiên
Phong dao đình trúc, nguyệt huyền ốc lương
chỉ bản N. Tài Chất dùng THƯ HIÊN, trong lúc hai bản kia đều
dùng TÂY HIÊN. Rõ ràng chỉ ở trong THƯ HIÊN thì chuyện thấy
được “trăng treo trên rường nhà” mới có giá trị. Vả lại ở bàn Nơm
cũng dịch:
Cỏ đêm ngồi nhẫn THƯ TRAI
Gió lay bên trúc, nguyệt cài trên lưưng
- Ví dụ 5: Ở câu 121 ta có
Khả tri giả NGÔ HUYNH chi tử (ở bản N. Tài Chất) và có:
Khả tri giả KÌ HUYNH chi từ (ở bản 1902)
Khả ái giả KÌ HUYNH chi tử (ở bản N. Văn Đề)
Bản N. Tài Chất không dùng chữ KỲ mơ hồ mà dùng chữ
NGÔ(=ta). Thật là ăn khớp với chữ NGƠ trong câu 123 sau đó:
NGƠ huynh diệc viết hạnh tai

4/ Như vậy có lẽ nên dựa vào hai bản N. Văn Đề và N. Tài Chất để
tái lập lại nguyên lời thơ Đinh Nhật Thận: đó là một hướng đi rất

20

'


có căn cứ. Dưới đây chúng lơi sẽ xin xuất phát từ bản N. Tài Chất
coi đó là chỗ dựa chính, vì đó là một ban gia đình nhà thơ trao tặng,
lại chưa được in thành sách, cần công bố để giới nghiên cứu có
them cứ liệu mới. Chúng tơi xuất phát từ bản N. Tài Chất nhưng
luôn luôn đối chiếu vơi hai bản kia đế độc giả thấy được những chỗ
dị đồng. Hơn nữa những chồ bản N. Tài Chất sai hoặc có điểm
đáng ngờ thì dứt khốt chúng tơi phải đề nghị đính ngoa, nhuận sắc.
Vì Thu dạ ỉữ hoài ngâm là một tác phẩm làm theo thể Song
thất lục bát, nên Nauyễn Văn Dề đã đem chia tổng số 140 câu
thành 33 đoạn gồm 4 cầu một và 2 đoạn gồm 8 câu. Để tiện lợi,
chúng tôi sẽ xin chia thành 35 đoạn, dưới mỗi đoạn sẽ có dịch
nghĩa và chú thích.
ĐOẠN 1: 1. THU DẠ TĨNH. THIÊN QUANG ẤN ƯỚC.
2. CÁCH S ơ LIÊM ĐẠM CHƯỚC KIM LÔI,
3. THIÊN THỜI. NHÂN s ự TƯƠNG THÔI
4. PHÙ SINH NHƯỢC MỘNG KỈ HỒI VI HOAN?
Chú thích: Chỗ in nghiêng đậm là chỗ có đính ngoa, nhuận sắc.
Dịch nghĩa: l=Đêm thu lặng lẽ, ánh sáng ngoài trời thấp
thoảng, phảng phất như có như khơng. 2=Cách rèm thưa, đạm bạc
rót rượu vào chén (vàng) -3=Thiên thời và việc người thôi thúc
nhau -4- Đời người ngán ngủi như giấc mộng, được mấy hồi mà
bày trò vui chơi?

So sánh: * Bản N. Tài Chất hoàn toàn giống bàn N. Văn Đề.
tuy chữ HOAN lúc đầu chép nhầm thành THU, sau phải chữa lại
bên cạnh, và tuy hai' chữ s ơ LIÊM đảo nhầm thành LIÊM s ơ
(chắc do bị ảnh hưởng cách đọc quen thuộc bên bản Nôm rồi đọc
thành CÁCH RÈM THƯA ĐẠM CHƯỚC KIM LÔI)
21


* Bản 1902 khác 2 chỗ: đổi CÁCH s ơ LIÊM thành CAO s ơ
LIÊM; và thay chừ ĐẠM (trong ĐẠM BẠC) thành chữ ĐÀM
(trong ĐÀM LUẬN). Chắc là do chép nhầm, vì trong bản Nơm,
bản 1902 vẫn dịch thành CÁCH RÈM THƯA, và vì hai chữ ĐÀM,
ĐẠM tự dạng có nét gần gũi nhau, nhất là khi viết chữ thảo bộ
NGÔN rất giống 3 chấm THỦY.
ĐOẠN 2: 5. NHÂN ĐỐI CẢNH, HOA GIAN NGUYỆT CHIẾU
6. CÀNH LIÊU NHÂN, THỰ DIẾU PHONG XUY
7. GIÁ BAN LIỆU THIỂU NHÂN TRI,
8. NHÀN LAI PHONG NGUYỆT DỮTHUỲ VỊ THU?
Dịch nghĩa: 5= Người nhìn cảnh: giữa đám hoa trăng đang rọi
-6= Cảnh trêu người: trên ngọn cây bỗng nổi con gió thổi 7=Quang cảnh này liệu chừng cũng ít kẻ biết - 8=Nhàn nhã gió
trăng, mình sẽ cùng ai thưởng thu đây?
So sánh: *Bản N. Tài Chất giống bản N. Văn ĐỀ, tuy lúc đầu
chép sót chữ THIỀU, sau phải móc thêm vào.
* Bản 1902 chép sai chữ ĐỐI, đổi HOA GIAN thành HOA
TIỀN và thay DIÊU (=ngọn cây) bàng TIÉU (=cười) nên đối không
chỉnh giữa câu 5, câu 6.
ĐOẠN 3: 9. THI TỨ TUYỆT DI DU NHÃ ÁI,
10. TỬU TAM BÔI TIÊU SÁI LI HOÀI.
11. ĐẢNG TIÊN ĐỘC ĐỐI THƯ TRAI,
12. THƯƠNG TÂM KHÁCH ĐỊA HỮU HOÀI CỒ NHÂN

Dịch nghĩa: 9=Thơ ngâm 4 câu, vui thú thanh nhã - 10=Rượu
mượn 3 chén, khuây sầu li biệt -1 l=Trước ngọn đèn, một mình đối
diện với thư trai-12=Đau lòng đất khách, chạnh nhớ người đòi xưa
22


So sánh: * Ba bản chỉ khác nhau một chữ: CỒ NHÂN hay CỐ
NHẢN? bản N. Văn Đề ủng hộ cho ý CÔ NHÂN; bản 1902 và bản
N. Tài Chất lại ủng hộ cho ý CỐ NHÂN. Thiết nghĩ đây là một vấn
đề té nhị về sau còn cần phải tiếp tục cân nhắc, nhưng trước măt
chúng tôi theo N. Văn Đe.
* Cũng cần nói thêm: bản N. Văn Đề khắc DI như chừ TRỊ,
bản 1902 lại khắc ĐÓI thành LƯU.
ĐOẠN 4: 13. HƯƠNG THUỲ NGOẠI, HỐT VẢN NGƯ VẬN
14. TÙNG HÀ LAI TRẠO TẤN GIANG BIÊN?
15. BỒI HÔI NGUYỆT DẠ SƯƠNG THIÊN,
16. HÀN SƠN ÁM NHẬN KHÁCH THUYỀN, CÁNH PHI!
Dịch nghĩa: 13= Ngồi sơng Hương bỗng nghe giọng hị
phưịrng chài - 14=Từ đâu mà chèo sát bờ sông như thế?-lỹ= Bồi
hồi đêm nguyệt trời sương - 16-Nhận chừng là thuyền khách Hàn
Sơn, hóa ra khơng phải!
So sánh: *Bản 1902 đảo nhầm GIANG BIÊN thành BIÊN
GIANG làm mất vần. Chữ CÁNH cũng khắc nhầm thành chữ
NHƯ. Cịn chữ PHI thì khắc khơng chuẩn, trơng khơng biết là chữ
gì? Hay nhầm thành chữ PHI là “bay”?
* Bản N. Tài Chất lúc đầu cũng chép PHI (= bay) nhưng sau
chữa lại ngay, thành PHI (=chẳng phải).
ĐOẠN 5: 17. KHÚC GIANG THỦY HỔI TƯ ĐẠI ĐỎ:
18. NHẮT CÔ CHÂU HỆ CỐ VIÊN TÂM.
19. THỜI LƯU BÁT THỦ THI NGÂM,

20. LINH NHÂN LỮ THỨ CHUYẾN THÂM HƯƠNG TÌNH.
Dịch nghĩa: 17= Sơng Khúc Giang hồi tưởng lại nhà thơ Đỗ
Phủ -18-Một con thuyền lẻ loi buộc chặt tấm lịng đối với ngơi
23


vườn cũ -19=Hồi ấy ông lưu lại 8 bài thơ ngâm nga- 20=Khièn ai
đi tha phương cũng thêm nặng tình quê quán.
So sánh: * Hai bản N. Tài Chất và 1902 đều bỏ mất lối nói CƠ
CHÂU của Đỗ Phú, và đều đổi thành KHINH CHÂU. Có lẽ lấy lại
chữ CƠ như ờ N. Văn Đe thì hơn.
* Ở chỗ có 2 chữ HÀ THÌ của bản 1902 và bản N. Văn Đề,
bản N. Tài Chất lại dùng 2 chữ HỒI TƯ: có lẽ rõ nội dung hom, và
ăn khớp với NHỚ ƠNG ĐẠI ĐỎ bên Nơm hơn.
* Bản N. Tài Chất cũng không dùng LỮ TỨ mà dùng LỮ
THỨ: phải chăng trong nguyên tác vốn viết vậy?
ĐOẠN 6: 21. TÍCH NGẢ VÃNG THANH THANH LIỄU NHÚ',
22. LƯỠNG TAM THANH sơ NGỮ HOÀNG OANH.
23. NHI KIM CÚC DĨ HÀM ANH,
24. LIÊU ÂM ĐÌNH NGOẠI HÀN MINH THU THIỀN.
Dịch nghĩa: 21= Xưa ta đi còn xanh xanh tơ liễu - 22=Hai ba
tiếng vừa thỏ thẻ giọng hót hồng oanh - 23=Mà nay hoa cúc đã
ngậm vàng - 24=Trong bóng liễu ngồi sân đã vang lên lạnh lẽo
tiếng kêu của ve mùa thu.
So sánh: * Bản N. Văn Đề, bản N. Tài Chất đều nhấttrí dùng
NHI KIM, riêng bản 1902 đổi NHI thành NHƯ.
* Hai chữ HÀM ANH bản 1902 khắc cũngkhông chuẩn.
Nhưng bàn 1902 vẫn giữ LƯU THIÊN như ở N. Văn Đề, trong khi
ở bản N. Tài Chất ta lại thấy THU THIỀN. Nhấn mạnh cái ý là
“đang mùa thu”có lẽ đủng: vì ngay 2 chữ HÀM ANH cùa câu trên,

3 bản dịch Nôm đều chuyển thành CHỒI THU hoặc HOA THÂU,
NGẬM THÂU (THÂU=thu).
24

(


* Bản N. Tài Chất cũnu phạm một lỗi rất nặng: LƯỜNG TAM
THANH mà chép thành LƯỜNG TAM CHI, vì nhớ nhầm đến 4
câu ờ đoạn sau.
ĐOẠN 7: 25. TÍCH NGÃ VẢNG PHIÊN PHiÊN ĐÀO KIÊM,
26. LƯỜNG TAM CHI sơ CHIÊM ĐÔNG PHONG.
27. NHi KIM LAN DĨ T\IÀNH TÙNG,
28. ĐÀO YÊU VIÊN NGOẠI LẠC TÒNG THU SƯƠNG.
Dịch nghĩa: 25=Xưa ta đi thì cịn lắc lư má các quả đào
-26=Hai ba cành vừa mới chớm điểm gió đơng -27=Mà nay hoa lan
đã thành chùm, giàn ra thành nhiều nhánh -28=Còn đào non ngồi
vườn thì đã rụng theo sương giá mùa thu.
So sánh: * Bản 1902 khắc nhiều chữ không thật chuẩn
(PHIÊN, KIM, LAN, TỪNG). Lại đổi NHI thành NHƯ, theo kiểu
như ở câu 23. Nhưng vẫn dùng HÀN SƯƠNG như ở bản N. Văn
Đồ, trong lúc bản N. Tài Chất lại dàng THU SƯƠNG như đã từng
dùng THU THIỀN ở câu 24. THU SƯƠNG đúng, vì câu dịch Nơm
cũng nhấn mạnh chữ THU:
Đào kia nghĩ cũng võ vàng vì THU
* Bản N. Tài Chất lại còn 2 chi tiết đáng lưu ý:
+ khơng dùng TÍCH NGẴ KHỨ như ở N. Văn Đề mà lặp lại
cả 3 chữ TÍCH NGÃ VÃNG như ở đoạn trên; có lẽ nhà thơ vốn lặp
lại như vậy; + và thay HIÊN bàng VIÊN: phải chăng nói chuyện
“đào rụng” thì cho rụng ở “ngồi vườn” hợp lí hơn?

ĐOẠN 8: 29. HỔ VI HỔ THÊ LƯƠNG KHÁCH XÁ?
30. NHẬT u u DU KỈ CÁ QUÁN ĐÒNG!
31. AN NĂNG DẠ DẠ TÂY PHỊNG?
32. BA TIÊU KHẨP LỘ, CƠN TRỪNG MINH THU.
25


×