Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài tiểu luận nhóm 01_NCKT3KC docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.03 KB, 22 trang )

Mục lục:
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM trang 2
2.1.1 Một số khái niệm trang 2
2.1.2. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trang 4
2.1.3. Ý nghĩa của chi phí đối với quản lý trang 5
2.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ trang 5
2.2.1 Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí trang 5
2.2.1.1 chi phí nguyên vật liệu trang 5
2.2.1.2 Chi phí nhân công trang 6
2.2.1.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định trang 6
2.2.1.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài trang 7
2.2.1.5 Chi phí khác bằng tiền trang 7
2.2.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động trang 7
2.2.2.1 Chi phí sản xuất trang 7
2.2.2.2 Chi phí ngoài sản xuất trang 8
2.2.3. Phân loại chi phi theo mối quan hệ giữa chi phi với lợi nhuận xác định
từng kỳ trang 9
2.2.3.1 Chi phí sản phẩm (product costs) trang 9
2.2.3.2 Chi phí thời kỳ (period costs) trang 10
2.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. .trang 11
2.2.4.1 Chi phí trực tiếp trang 11
2.2.4.2 Chi phí gián tiếp trang 11
2.2.5 Phân loại chi phí theo cacha ứng xử của chi phí trang 12
2.2.5.1 Chi phí khả biến (Variable costs) trang 13
a. Khái niệm trang 13
b. Chi phí khả biến thực thụ (biến phí tỷ lệ) và chi phí khả biến cấp
bậc trang 13
c. Phạm vi phù hợp trang 14
2.2.5.2 Chi phí bất biến (Fixed costs) trang 15
a. Khái niệm trang 15
b. Chi phí bất biến và phạm vi phù hợp trang 16


c. Chi phí bất biến bắt buộc (committed fixed costs) trang 17
d. Chi phí bất biến không bắt buộc (discretionary fixed costs) trang 17
2.2.5.3 Chi phí hỗn hợp (Mixed costs) trang 17
Bài tập chương 2 trang 19
1
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Chương 2. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
Như đã trình bày ở chương 1, vai trò của kế toán quản trị ngày càng được
khẳng định và nó được xem như là một trong những công cụ phục vụ hữu hiệu
nhất cho quản lý nội bộ doanh nghiệp. Để thực hiện tốt công việc quản lý, từ
khâu lập kế hoạch bao gồm việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp cũng
như xác định các phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, đến việc kiểm tra,
phân tích và ra các quyết định, các nhà quản trị phải cần đến rất nhiều thông tin.
Tuy nhiên, trong đó, thông tin về tiềm lực và tổ chức nội bộ của doanh nghiệp
do kế toán quản trị cung cấp là bộ phận quan trọng nhất, quyết định chất lượng
của công tác quản lý.
Xét từ phương diện kế toán, thông tin chủ yếu nhất mà kế toán quản trị xử
lý và cung cấp cho các nhà quản trị là thông tin về chi phí. Trong quá trình kinh
doanh của các doanh nghiệp, chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với mọi
hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được. Hơn nữa, trên góc
độ quản lý, chi phí phần lớn phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, chịu sự chi
phối chủ quan của nhà quản trị, do vậy, kiểm soát và quản lý tốt chi phí là mối
quan tâm hàng đầu của họ.
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
2.1.1 Một số khái niệm:

Chi phí là gì?

Chi phí có thể hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dung trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản
chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng
vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng….hoặc không có dạng vật chất như kiến
thức , dịch vụ được phục vụ…
Chi phí có các đặc điểm sau:
- Chi phí là thước đo lường mức tiêu hao của nguồn lực.
- Chi phí được biểu hiện bằng tiền.
- Chi phí có quan hệ đến một mục đích.
2
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01

Nguồn lực sử dụng là gì?
Mục tiêu chính của kế toán là đo lường đầy đủ và chính xác tất cả các
nguồn lực đã sử dụng để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ cung
cấp.
Theo các nhà kinh tế học thì nguồn lực sử dụng trong mọi tổ chức – sản
xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ - nói chung gồm ba loại: đất đai, lao động
và vốn.

Đất đai:
Đất đai là loại nguồn lực đơn giản nhất trong ba loại nguồn lực tổ chức sử
dụng. Nguồn lực đất đai nói chung chỉ gồm diện tích đất trên đó xây dựng nhà
xưởng, văn phòng….của tổ chức.
Chi phí của đất đai thường được tính bằng giá thuê đất. Ví đất đai là loại tài
sản đặc biệt không phỉa tính khấu hao, nên những tổ chức nào sở hữu đất đai sử
dụng thì không tốn khonar chi phí này, dù tổ chức vẫn phải đóng thuế đất và

cũng chịu chi phí cơ hội của miếng đất sử dụng.

Con người:
Lao động được chia thành lao động trực tiếp và lao động phục vụ. Lao
động trực tiếp gồm những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
hoặc thực hiện dịch vụ. Lao động phục vụ gồm những lao động thực hiện các
công việc khác, và được chia thành lao động phục vụ trực tiếp và lao động phục
vụ gián tiếp.
Lao động phục vụ trực tiếp gồm những lao động làm việc ở các bộ phận
trực tiếp sản xuất, thí dụ quản đốc phân xưởng, công nhân bảo trì ở phân
xưởng… lao động phục vụ gián tiếp cũng chia làm hai nhóm: nhóm gián tiếp
hành chính sự vụ gồm những lao động làm việc ở các bộ phận quản lý chung
như phòng máy tính, phòng cung ứng, phòng kế toán v.v…
Chi phí của lao động thường được tính theo tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động. Tiền
lương , tiền công có thể tính theo thời gian, thí dụ kương tháng, lương tuần,
hoặc theo đơn vị hoạt động, như lương sản phẩm, lương chuyến công tác…

Vốn.
Vốn chia thành 2 loại: vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. Vốn dài hạn phản ánh
nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản dài hạn hoặc cơ sở hạ tầng của tổ chức,
như máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, văn phòng làm việc … vốn ngắn hạn
phản ánh nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản văn phòng phẩm, nhiên liệu…
3
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Chi phí của tài sản ngắn hạn sử dụng thường được tính theo đơn giá nhân
với mức sử dụng hay theo giá mua vào của tài sản đó. Chi phí của tài sản dài

hạn sử dụng thường được tính theo giá trị hao mòn của tài sản đó trong kỳ sử
dụng.

Chi phí sản xuất là gì ?
Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa mà DN phải chi ra cho SX trong một thời kỳ.
Cần phân biệt giữa CPSX và chi tiêu của DN. CPSX là những khoản chi
phí có liên quan trực tiếp đến sản xuất ra sản phẩm trong một kỳ. Trong khi
không phải tất cả các khoản chi tiêu đều phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm
trong kỳ đó. Các khoản chi tiêu trong kỳ vào việc mua sắm tài sản cố định hoặc
mua sắm vật tư dự trữ trong kho cho nhiều kỳ sản xuất không đồng nghĩa với
CPSX trong kỳ đó.

Giá sản phẩm là gì ?
Giá thành sản phẩm là toàn bộ CPSX chi ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm
hoặc thực hiện công việc hay dịch vụ.
2.1.2. Mối liên hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Cả CPSX và giá thành sản phẩm đều là các hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa.Tuy nhiên, nói đến CPSX là nói đến toàn bộ các chi phí về lao
động sống và lao động vật hóa mà DN chi ra trong một thời kỳ. ngược lại nói
đến giá thành sản phẩm người ta chỉ quan tâm đến các chi phí đã chi ra có lien
quan đến việc sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, hoặc thực hiện
một công việc dịch vụ mà không quan tâm đến chi phí đó chi ra vào kỳ nào.
Công thức tính tổng giá thành sản phẩm :
Tổng
giá thành
sản phẩm
=
CPSX
kỳ trước

chuyển sang
+
CPSX
chi ra trong
kỳ
-
CPSX
chuyển sang
kỳ sau
-
Các khoản
làm giảm giá
thành
Mối liên hệ giữa CPSX và tổng giá thành được thể hiện bằng sơ đồ sau :
4
CPSX dở dang
đầu kỳ
Giá thành CP sản
xuất trong kỳ
CPSX chi ra
trong kỳ
CPSX dở dang
cuối kỳ
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Tóm lại, giứa CPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tuy nhiên giữa chúng có những điểm giống và khác nhau cơ bản sau:
CHI PHÍ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH SXSP

Cùng nội dung kinh tế : Hao phí của nguồn lực
Liên quan đến thời kỳ sản xuất Liên quan đến khối lượng thành phẩm
Riêng biệt của từng kỳ sản xuất Có thể là chi phí sản xuất của nhiều kỳ
Liên quan đến thành phẩm, sản phẩm
dở dang
Liên quan đến thành phâm
2.1.3. Ý nghĩa của chi phí đối với quản lý :
Chi phí là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những quan tâm hàng đầu
của nhà quản lý, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít sẽ chịu ảnh hưởng trực
tiếp của những chi phí đã chi ra.
2.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ :
Có nhiều cách phân loại chi phí phát sinh trong 1 DN, với mỗi các phân
loại sẻ mang lại 1 công dụng khác nhau trong việc cung cấp tông tin cho người
quản lý. Sau đây là 1 số các phân loại chi phí cơ bản.
2.2.1 Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí :
2.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu :
Là toàn bộ giá trị nguyên liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Bao gồm:
a. Chi phí nguyên vật liệu chính : nguyên vật liệu chính là thành phần chủ
yếu cấu thành thực thể sản phẩm, chi phí nguyên liệu chính chiếm 1 tỷ lệ
trọng yếu trong giá thành sản phẩm. Thí dụ : nguyên liệu vải đối với sản
phẩm may mặc,…
b. Chi phí nguyên vật liệu phụ : Nguyên vật liệu phụ là những nguyên liệu
dùng dùng để kết hợp với vật liệu chính làm tăng chất lượng, đệ bền, tính
thẩm mĩ của sản phẩm và kinh doanh sản phẩm. Thí dụ : Nguyên liệu phụ
là nút, chỉ,…trong sản xuất may mặc.
c. Chi phí nguyên liệu : Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ có vai trò quan
trọng trong quá trình cung cấp năng lượng phục vụ cho sản xuất kinh
doanh.

d. Chi phí phụ tùng thay thế: Phụ tùng thay thế là những bộ phân chi tiết
dùng thay thế máy móc thiết bị khi thực hiện việc sửa chữa.
5
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
e. Các chi phí vật liệu khác.
Tổng chi phí nguyên vật liệu được xác định bao gồm: Trị giá vật liệu mua
+ các khoản thuế( không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ) + chi phí
vận chuyển, mua hàng – các khoản giảm giá mà doanh nghiệp được hưởng
khi mua vật liệu.
Chi phí nguyên liệu trực tiếp được hoạch toán trực tiếp vào các đối tượng
chịu phí. Để quản lý và kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần
có những giải pháp :
Về lượng nguyên liệu :
- Cần kiểm soát chất lượng nguyên liệu.
- Nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản cuất hạn chế nguyên liệu bị
hỏng.
- Liểm soát chặt chẽ khâu bảo quản nguyên liệu
- Xây dựng định mức dự trữ nguyên liệu hợp lý.
Về giá nguyên liệu :
- Tổ chức tốt khâu thu mua, tránh chi phí trung gian…
2.2.1.2 Chi phí nhân công:
Là tiền lương chính; tiền lương phụ, các khoản trích theo lương như bảo
hiểm xã hội bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp ; cá khoản
phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ. Chi phí nhân công trực tiếp
được hạch toán trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
2.2.1.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định kết chuyển vào chi phí sản

xuất kinh doanh trong kỳ. Tùy thuộc đặc điểm và loại hình kinh doanh của
doanh nghiệp, có thể chọn lựa 1 trong các phương pháp khấu hao sau đây :
- Khấu hao theo đường thẳng.
- Khấu hao theo số dư giảm dần.
- Khấu hao theo sản lượng.
Phân tích chi phí khấu hao làm cơ sở cho những hoạch định về tái đầu tư
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
6
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
2.2.1.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Là các khoản chi phí cho các dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như chi phí điện, nước, điện thoại,
thuê mặt bằng,…
2.2.1.5 Chi phí khác bằng tiền:
Là các khoản chi phí sản cuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong
các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền chư chi phí tiếp khách, hội nghị,…
Tác dụng của phương pháp phân loại này là:
- Xác định tỷ trọng của từng khoản mục phí trong tổng chi phí phát sinh.
- Cho thấy vị trí chức năng của từng khoản mục phí trong quá trình hoạt động
sản xuất.
- Làm căn cứ để lập các dự toán sản xuất, lập các báo cáo theo các mặt hoạt
động, theo từng phạm vi trách nhiệm.
- Cung cấp thông tin làm cơ sở trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện
khoán chi phí.
2.2.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động :
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo công dụng của
chúng, hay nói một cách khác, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau

trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại
lớn: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
2.2.2.1 Chi phí sản xuất :
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm
bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị.
Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất mà cấu tạo thành thực thể
của sản phẩm. Hay nói một cách khác chi phí nguyên vật liệu là giá trị các loại
nguyên vật liệu tạo thành thực thể của sản phẩm, chi phí này có thể tính trực
tiếp cho từng loại sản phẩm. Thí dụ: Chi phí thép để làm khung xe ôtô tại Công
ty Toyota Việt Nam, chi phí bột mì để chế biến mì ăn liền tại Công ty VIFON.
7
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01

Chi phí nhân công trực tiếp:
Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính
vào chi phí. Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất
hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất thì không bao gồm trong khoản
mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục chi phí sản xuất
chung.

Chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân
xưởng để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí
này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất,
tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi
phí khấu hao , sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ
mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng, v.v
Ngoài ra, trong kế toán quản trị còn dùng các thuật ngữ khác: chi phí ban
đầu (prime cost) để chỉ sự kết hợp của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và
chi phí nhân công trực tiếp; chi phí chuyển đổi (conversion cost) để chỉ sự kết
hợp của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
2.2.2.2 Chi phí ngoài sản xuất :
Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan
đến qúa trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn
doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.


Chi phí bán hàng:
Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu
tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ
thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận
chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị
quảng cáo, .v.v

Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công
tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn
doanh nghiệp. Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền
lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu
hao tài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v

8
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Tác dụng của phương pháp phân loại theo chức năng hoạt động là:
- Xác định trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các bộ phận.
- Xác định mức biến động chi phí ở từng bộ phận để tìm ra nguyên nhân và có
những giải pháp khắc phục.
- Cung cấp thông tin cho việc lập dự toán chi phí theo từng bộ phận chức
năng.
- Làm cơ sở để xác định giá thành sản phẩm.
2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định
từng kỳ.
Khi xem xét cách tính toán và kết chuyển các loại chi phí để xác định lợi
tức trong từng kỳ hạch toán, chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp
sản xuất được chia làm hai loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
2.2.3.1 Chi phí sản phẩm (product costs):
Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản
xuất sản phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình
thành qua giai đoạn sản xuất (được gọi là giá thành sản xuất hay giá thành công
xưởng). Thuộc chi phí sản phẩm gồm các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Xét theo
mối quan hệ với việc xác định lợi tức trong từng kỳ hạch toán, chi phí sản phẩm
chỉ được tính toán, kết chuyển để xác định lợi tức trong kỳ hạch toán tương ứng
với khối lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trong kỳ đó. Chi phí của khối lượng
sản phẩm tồn kho chưa được tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu giữ như là giá trị
tồn kho và sẽ được kết chuyển để xác định lợi tức ở các kỳ sau khi mà chúng
được tiêu thụ. Vì lí do này, chi phí sản phẩm còn được gọi là chi phí có thể tồn
kho (inventorial costs).

9
Tổng chi phí
Sơ đồ : Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí
ban đầu
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí sản xuất
Chi phí sản
xuất chung
Chi phí
hàng hóa
Chi phí NC
trực tiếp
Chi phí
NVL trực
tiếp
Chi phí
chuyển đổi
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Chi phí sản phẩm
Chi phí SXKD dở dang
Chi phí NVL trực 'ếp Chi phí nhân công trực 'ếp Chi phí sản xuất chung
Thành phẩm
Doanh thu

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí thời kì
LN thuần kdoanh
2.2.3.2 Chi phí thời kỳ (period costs):
Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các khoản mục
chi phí thuộc chi phí sản phẩm. Đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp. Các chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ hạch toán nào được xem là có tác
dụng phục vụ cho quá trình kinh doanh của kỳ đó, do vậy chúng được tính toán
kết chuyển hết để xác định lợi tức ngay trong kỳ hạch toán mà chúng phát sinh.
Chi phí thời kỳ còn được gọi là chi phí không tồn kho (non-inventorial costs).
Sơ đồ : Các chi phí xét theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận
xác định trong từng kỳ
Tác dụng của cách phân loại này:
- Xác định chi phí phát sinh trong từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp.
- Làm cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý của các bộ phận.
- Làm cơ sở để phân tích sự biến động chi phí qua các kỳ kinh doanh.
10
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
2.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí.
2.2.4.1 Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp của những khoản chi phí có thể tính thẳng và tính toàn bộ
cho đối tượng đó. Chi phí trực tiếp gắn liền với đối tượng tập hợp chi phí, phát
sinh, tồn tại, phát triển và mất đi của đối tượng tập hợp chi phí.
2.2.4.2 Chi phí gián tiếp:

Chi phí gián tiếp của 1 đối tượng tập hợp chi phí là những khoản chi phí
không thể tính thẳng toàn bộ cho đối tượng đó mà phải phân bổ. Chi phí gián
tiếp là những khoản chi phí gắn liền với các hoạt động phục vụ, hỗ trợ sự phát
sinh, tồn tại và phát triển của nhiều đối tượng tập hợp chi phí do đó không thể
tính toán toàn bộ cho bất kỳ đối tượng tâp hợp chi phí cá biệt nào.
Khái niệm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp chỉ có tính tương đối vì
chúng thay đổi tùy theo đối tượng tập hợp chi phí. Thí dụ: tiền lương của quản
đốc phân xưởng là chi phí gián tiếp khi đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm,
nhưng là chi phí, trực tiếp khi đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng đó; chi
phí phát sinh ở văn phòng công ty la chi phí gián tiếp khi đối tượng tập hợp chi
phí là công ty.

Sơ đồ: Minh họa mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp với
đối tượng tập hợp chi phí.
Trên quan điểm của nhà quản trị thì chi phí trực tiếp thường mang tính có
thể loại trừ được vì nó gắn liền với 1 đối tượng cụ thể; còn chi phí gián tiếp thì
không thể loại trừ được vì chúng không gắn kiền với 1 đối tượng cá biệt nào.
Chi phí gián tiếp phát sinh để phục vụ ít nhất từ 2 đối tượng trở lên, cho nên
chúng vẫn tồn tại dù có q hay 1 vài đối tượng mà chúng phục vụ ngừng hoạt
động. Thí dụ, một doanh nghiệp có bốn phân xưởng sản xuất, nếu 1 phân xưởng
ngừng hoạt động thì cũng không làm giảm các khoản chi phí gián tiếp như
11
Tính thẳng
và tính toàn bộ
Chi phí
trực tiếp
Đối
tượng
tập
hợp

chi
phí
Chi phí
gián tiếp
Phân bổ
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
lương bộ phận văn phòng, khấu hao nhà xưởng…nhưng các khoản chi phí trực
tiếp của riêng phân xưởng thì không còn nữa.
2.2.5 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
Cách “ứng xử” của chi phí (cost behavior) là thuật ngữ để biểu thị sự thay
đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được. Các chỉ tiêu thể
hiện mức độ hoạt động cũng rất đa dạng. Trong doanh nghiệp sản xuất ta
thường gặp các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động như: khối lượng công việc
đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động,v.v Khi
xem xét cách ứng xử của chi phí, cũng cần phân biệt rõ phạm vi hoạt động
(operating range) của doanh nghiệp với mức độ hoạt động (operating levels) mà
doanh nghiệp đạt được trong từng kỳ. Phạm vi hoạt động chỉ rõ các năng lực
hoạt động tối đa như công suất máy móc thiết bị, số giờ công lao động của công
nhân, mà doanh nghiệp có thể khai thác, còn mức độ hoạt động chỉ các mức
hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ trong giới hạn của
phạm vi hoạt động đó.
Khi nói đến cách ứng xử của chi phí, chúng ta thường hình dung đến một
sự thay đổi tỉ lệ giữa chi phí với các mức độ hoạt động đạt được: mức độ hoạt
động càng cao thì lượng chi phí phát sinh càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, loại
chi phí có cách ứng xử như vậy chỉ là một bộ phận trong tổng số chi phí của
doanh nghiệp. Một số loại chi phí có tính chất cố định, không phụ thuộc theo
mức độ hoạt động đạt được trong kỳ, và ngoài ra, cũng có một số các chi khác

mà cách ứng xử của chúng là sự kết hợp của cả hai loại chi phí kể trên.
Chính vì vậy, xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh nghiệp được chia
thành 3 loại:
- Chi phí khả biến(biến phí)
- Chi phí bất biến (định phí)
- Chi phí hỗn hợp.
12
Định phí
bắt buộc
Định phí
tùy ý
Biến phí
bậc thang
Biến phí
tỉ lệ
Định phí
Biến phí
Tổng chi phí
Chi phí hỗn hợp
Sơ đồ: Minh họa cách phân loại chi phí theo
ứng xử
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
2.2.5.1 Chi phí khả biến (Variable costs):
a. Khái niệm:
Chi phí khả biến (biến phí) là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi tỉ
lệ với các mức độ hoạt động. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt
động xảy ra. Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với sự

tăng (hoặc giảm) của mức độ hoạt động, nhưng chi phí khả biến tính theo đơn vị
của mức độ hoạt động thì không thay đổi.
Nếu ta gọi:
a: Giá trị chi phí khả biến tính theo 1 đơn vị mức độ hoạt động.
x: Biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được.
Ta có tổng giá trị chi phí khả biến (y) sẽ là một hàm số có dạng: y = ax
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của chi phí khả biến theo mức độ hoạt động
như sau:
y
(Biến phí)
Y= ax
0 x (Mức độ hoạt động)

Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật
liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thể hiện rõ nhất đặc trưng của chi
phí khả biến. Ngoài ra, chi phí khả biến còn bao gồm các chi phí khác thuộc
khoản mục chi phí sản xuất chung (ví dụ, các chi phí vật liệu phụ, chi phí động
lực, chi phí lao động gián tiếp trong chi phí sản xuất chung có thể là chi phí khả
biến) hoặc thuộc khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
(như chi phí vật liệu, phí hoa hồng, phí vân chuyển, ). Chi phí khả biến còn
được gọi là chi phí biến đổi hoặc biến phí.
b. Chi phí khả biến thực thụ (biến phí tỷ lệ) và chi phí khả biến cấp bậc:
13
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Trong thực tế, không phải tất cả các chi phí khả biến đều có cách ứng xử
giống nhau theo mức độ hoạt động. Xét theo cách thức ứng xử khác nhau đó,

chi phí khả biến còn được chia thành hai loại: chi phí khả biến thực thụ (true
variable costs) và chi phí khả biến cấp bậc (step-variable costs).
- Chi phí khả biến thực thụ ( biến phí tỷ lệ) là các chi phí khả biến có sự biến
đổi một cách tỉ lệ với mức độ hoạt động. Đa số các chi phí khả biến thường
thuộc loại này, và cách ứng xử cũng như đồ thị biểu diễn của chúng giống
như nội dung đã trình bày ở trên.
- Chi phí khả biến cấp bậc là các chi phí khả biến không có sự biến đổi liên
tục theo sự thay đổi liên tục của mức độ hoạt động. Các chi phí này chỉ biến
đổi khi các hoạt động đã có sự biến đổi đạt đến một mức độ cụ thê nào đó.
Ta lấy chi phí tiền lương của bộ phận công nhân phụ (phục vụ hoạt động của
công nhân chính) ở các phân xưởng sản xuất để minh hoạ cho loại chi phí
biến đổi cấp bậc này. Các công nhân phụ thường thực hiện các công việc
như đưa vật liệu từ kho đến nơi sản xuất hoặc đưa thành phẩm từ nơi sản
xuất đi nhập kho, và được biên chế theo một tỉ lệ nhất định với số lượng
công nhân chính mà họ phục vụ. Khi khối lượng sản phẩm của các công
nhân chính mà họ phục vụ gia tăng, cường độ lao động của họ cũng tăng
theo nhưng mức lương mà họ được hưởng không thể tính gia tăng một cách
liên tục theo cường độ lao động gia tăng của họ. Tiền lương của họ chỉ tăng
lên ở một mức mới khi cường độ lao động của họ đạt đến một mức nhất định
nào đó, và tương tự, sẽ giữ nguyên cho đến khi cường độ lao động của họ gia
tăng đạt đến một mức mới.
Đồ thị biểu diễn sự biến đổi chi phí khả biến cấp bậc có dạng như sau:
y
(Chi phí khả biến cấp bậc)

x (Mức độ hoạt động)

Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc.
c. Phạm vi phù hợp.
14

GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Với các chi phí thuộc dạng này, để thuận tiện cho việc tính toán, lập kế
hoạch và kiểm soát chi phí, người ta thường xác định các “phạm vi phù hợp”
(relevant range) để có thể nhận dạng cách biến đổi của chúng theo dạng tuyến
tính. Phạm vi phù hợp được hiểu là một khoảng giới hạn của các hoạt động mà
trong khoảng đó, mối quan hệ giữa chi phí biến đổi với mức độ hoạt động có thể
qui về dạng tuyến tính. Khi phạm vi phù hợp được xác định càng nhỏ thì đường
biểu diễn chi phí khả biến càng tiến dần về dạng đường thẳng , và do vậy mức
độ tuyến tính càng cao.
y
(Chi phí khả biến)
Phạm vi
hoạt động
x(Mức độ hoạt động)
Đồ thị phạm vi phù hợp.
2.2.5.2 Chi phí bất biến (Fixed costs):
a. Khái niệm:
Chi phí bất biến (định phí) là những chi phí, xét về lý thuyết, không có sự
thay đổi theo các mức độ hoạt động đạt được. Vì tổng số chi phí bất biến là
không thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính theo
đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
Nếu ta gọi b là tổng số chi phí bất biến , thì đường biểu diền chi phí bất
biến là một đường thẳng có dạng y = b (hằng số).
y
(Chi phí bất biến)
y = b


x (Mức độ hoạt động)
Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến
15
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các loại chi phí bất biến thường gặp là
chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, chi phí quảng
cáo, v.v Chi phí bất biến còn được gọi là chi phí cố định hay định phí.
Có thể đưa ra nhận xét rằng loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí bất
biến ở các doanh nghiệp sản xuất là các chi phí liên quan đến cơ sở vật chất tạo
ra năng lực hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Do đó, với xu hướng tăng
cường hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp như hiện nay
thì tỉ trọng chi phí bất biến ngày càng tăng cao trong tổng số chi phí của doanh
nghiệp. Sự hiểu biết thấu đáo về quan hệ tỉ trọng chi phí khả biến và chi phí bất
biến (được hiểu là kết cấu chi phí của doanh nghiệp) là có ý nghĩa rất lớn trong
việc đề ra các chính sách quản trị của doanh nghiệp.
b. Chi phí bất biến và phạm vi phù hợp:
Qua nghiên cứu bản chất của chi phí bất biến, đặc biệt là chi phí bất biến
không bắt buộc, chúng ta nhận thấy có thể có sự khác nhau về mặt lượng của
các chi phí bất biến phát sinh hàng năm. Sự phát sinh của các chi phí bất biến
phụ thuộc vào phạm vi hoạt động tối đa của các loại hoạt động mà chi phí bất
biến gắn kèm theo. Chẳng hạn, với chi phí quảng cáo, một dạng của chi phí bất
biến không bắt buộc, sự phát sinh của chúng phụ thuộc vào kế hoạch tăng doanh
số hàng năm của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, chi phí khấu hao, một dạng
của chi phí bất biến bắt buộc, cũng không thể giữ nguyên nếu doanh nghiệp có
kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất nhằm mở rộng năng lực sản xuất trong các
kỳ tương lai.
Vì lý do như trên, phạm vi phù hợp cũng được áp dụng khi xem xét sự

thay đổi của các chi phí bất biến phục vụ việc tính toán trong kiểm tra và phân
tích chi phí. Ở đây, phạm vi phù hợp là một phạm vi hoạt động cụ thể mà theo
đó, các chi phí bất biến đạt trạng thái cố định. Có thể minh hoạ phạm vi thích
hợp của chi phí bất biến qua đồ thị sau:

y
(Chi phí bất biến)
Phạm vi thích hợp
B’
B

x (Mức độ hoạt động)
16
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Đồ thị: Phạm vi thích hợp của chi phí bất biến
17
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Xét ở khía cạnh quản lý chi phí, chi phí bất biến được chia thành 2 loại: chi
phí bất biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc.
c. Chi phí bất biến bắt buộc (committed fixed costs):
Chi phí bất biến bắt buộc là các chi phí phát sinh nhằm tạo ra các năng lực
hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất là chi phí khấu hao TSCĐ
hay tiền lương nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng. Bởi vì là tiền đề
tạo ra năng lực hoạt động cơ bản nên các chi phí bất biến bắt buộc gắn liền với

các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, chúng biểu hiện tính chất cố định khá
vững chắc và ít chịu sự tác động của các quyết định trong quản lý ngắn hạn. Có
thể đưa ra nhận xét rằng, mọi cố gắng trong việc cắt giảm các chi phí bất biến
bắt buộc đến không là không thể được, cho dù là chỉ trong một thời gian ngắn
khi các quá trình sản xuất bị gián đoạn. Điểm mấu chốt trong việc quản lý loại
chi phí này là tập trung vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố vật chất
và nhân lực cơ bản của doanh nghiệp.
d. Chi phí bất biến không bắt buộc (discretionary fixed costs):
Khác với các chi phí bất biến bắt buộc, các chi phí bất biến không bắt buộc
thường được kiểm soát theo các kế hoạch ngắn hạn và chúng phụ thuộc nhiều
vào chính sách quản lý hàng năm của các nhà quản trị. Do vậy, loại chi phí này
còn được gọi là chi phí bất biến tuỳ ý hay chi phí bất biến quản trị. Thuộc loại
chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí đào tạo
nhân viên, v.v
Với bản chất ngắn hạn và phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người quản lý,
các chi phí bất biến không bắt buộc là đối tượng được xem xét đầu tiên trong
các chương trình tiết kiệm hoặc cắt giảm chi phí hàng năm của doanh nghiệp.
Có thể nói, tính hợp lý về sự phát sinh của các chi phí bất biến không bắt buộc,
cả về chủng loại và giá trị, được xem xét theo từng kỳ là biểu hiện rõ nhất chất
lượng các quyết định của nhà quản trị trong quản lý chi phí. Các quyết định nay
luôn bị ràng buộc bởi sự hạn chế về qui mô vốn cũng như bởi các mục tiêu tiết
kiệm chi phí không ngừng của doanh nghiệp. Rất dễ dẫn đến các quyết đinh sai
lầm nếu người quản lý không hiểu thấu đáo đặc thù kinh doanh của doanh
nghiệp, cũng như tình huống cụ thể cho việc ra quyết định ở từng thời kỳ hoạt
động.
2.2.5.3 Chi phí hỗn hợp (Mixed costs):
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố
chi phí khả biến và chi phí bất biến. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi
phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến và khi mức độ hoạt động tăng
lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến. Hiểu theo

một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thường là bộ phận chi phí
cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần khả biến là bộ
18
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
phận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm. Trong các doanh
nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trong các loại chi
phí, chẳng hạn như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị,
Nếu ta gọi:
a: là tỉ lệ biến đổi theo các mức độ hoạt động của bộ phận chi phí biến đổi
trong chi phí hỗn hợp.
b: bộ phận chi phí bất biến trong chi phí hỗn hợp.
thì phương trình biểu diễn sự biến thiên của chi phí hỗn hợp là một
phương trình bậc nhất có dạng: y = ax + b
Có thể minh hoạ sự biến đổi của chi phí hỗn hợp trên đồ thị như sau:
y
(Chi phí)
y = ax + b
x (Mức độ hoạt động)
Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp
Nhằm phục vụ việc lập kế hoạch, phân tích và quản lý chi phí, cần phải
phân tích các chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và yếu tố bất biến. Việc
phân tích này được thực hiện bằng một trong ba phương pháp: phương pháp cực
đại, cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình phương bé
nhất.
Việc phân loại chi phí thành CPKB, CPBB và CPHH tuỳ thuộc vào quan
điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể. KTTC
không phân chia chi phí theo tiêu thức này nhưng nó lại rất cần thiết cho KTQT,

giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi nhuận để có quyết
định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản
phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc nhận đơn đặt hàng mới với giá thấp
hơn giá đang bán
The end
19
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
Bài Tập chương 2:
- Bài 1: Hãy phân loại các khoản chi phí dưới đây theo chức năng: sản xuất, tiêu
thụ và quản lý.
a. Chi phí nhân công trực tiếp
b. Chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm
c. Chi phí khấu hao máy móc sản xuất
d. Chi phí thuê máy móc sản xuất
e. Chi phí quảng cáo
f. Chi phí nguyên liệu trực tiếp
g. Hoa hồng bán hàng
h. Chi phí xăng dầu chạy xe bán hàng
i. Lương nhân viên kế toán.
- Bài 2: Hãy phân loại các khoản chi phí dưới đây theo mối quan hệ trực tiếp
hay gián tiếp với sản phẩm
a. Lương công nhân sản xuất
b. Lương nhân viên kế toán trên văn phòng Công ty
c. Chi phí bảo trì máy móc sản xuất
d. Chi phí khấu hao nhà xưởng
e. Chi phí bảo hiểm máy móc thiết bị sản xuất
f. Chi phí điện chạy máy sản xuất

g. Lương kỹ sư thiết kế sản phẩm
h. Chi phí nguyên liệu trực tiếp
i. Lương quản lý các cấp.
- Bài 3: Hãy sắp xếp các loại chi phí dưới đây theo loại chi phí sản phẩm và chi
phí thời kỳ trong một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
+ Khấu hao xe hơi của bộ phận bán hàng.
+ Tiền thuê trang thiết bị sử dụng trong phân xưởng.
+ Dầu nhờn để bảo trì máy móc thiết bị.
+ Tiền lương để trả cho nhân viên kho thành phẩm.
+ Lương giám sát phân xưởng.
+ Nguyên liệu dùng để đóng gói thành phẩm gởi bằng đường thuỷ (Đối
với các sản phẩm thường không phải đóng gói).
+ Chi phí quảng cáo.
+ Chi phí bảo hiểm cho công nhân trong phân xưởng.
+ Khấu hao nhà xưởng.
+ Khấu hao xe hơi của Hội đồng Quản trị và Ban Giám Đốc.
+ Tiền lương của nhân viên tiếp thị.
+ Tiền thuê phòng để tổ chức hội nghị hàng năm.
- Bài 4: Công ty sao Vàng chuyên sản xuất tủ sách bằng gỗ rất được thị trường
ưu chuộng, do đo có rất nhiều đơn đặt hàng. Tuy nhiên, công suất sản xuất tối
20
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
đa của Công ty chỉ có 4.000 tủ/năm. Số liệu chi phí hàng năm hiện nay ở mức
công suất này như sau: (Đvt: 1.000đ)
Chỉ tiêu Giá trị
1. Chi phí nguyên liệu trực tiếp 400.000
2. Lương nhân viên văn phòng Công ty 110.000

3. Lương nhân viên phân xưởng sản xuất 70.000
4. Hoa hồng bán hàng 60.000
5. Khấu hao TSCĐ phân xưởng 105.000
6. Khấu hao TSCĐ văn phòng 22.000
7. Chi phí vật liệu sản xuất 20.000
8. Chi phí nhân công trực tiếp 120.000
9. Chi phí quảng cáo 100.000
10. Chi phí bằng tiền khác thuộc phân xưởng 6.000
11. Chi phí văn phòng phẩm 8000
12. Chi phí dụng cụ sản xuất 34.000
13. Chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản xuất 45.000
Yêu cầu:
a) Phân loại các khoản chi phí theo mẫu sau:
Khoản
mục chi
phí
Theo ứng xử của chi phí Chi phí
quản lý và
bán hàng
Chi phí sản xuất
Biến phí Định phí Trực tiếp Gián tiếp










b) Tổng cộng các cột và xác định chi phí tính cho một tủ sách.
c) Giả sử do tình hình thị trường biến động nên Công ty dự kiến chỉ có thể
sản xuất và tiêu thụ 2.000 hoặc 3.000 tủ mỗi năm. Hãy tính chi phí tính cho mỗi
tủ sách ở các mức tiêu thụ dự kiến này.
- Bài 5: Tĩnh là 1 công nhân làm công cụ cho 1 nhà máy sản xuất thiết bị công
nghiệp. Anh chế tạo công cụ đặc biệt để dùng cho nhiều loại máy móc thiết bị
khác nhau trong các cơ sở sản xuất. Lương hàng năm của Tĩnh là 35 triệu đồng.
Tâm cũng làm việc cho nhà máy này, cô là đại diện bán hàng độc lập cho nhà
máy ở 1 chi nhánh. Tâm hưởng lương từ nhà máy là 25 triệu đồng 1 năm, đồng
thời hưởng 5% hoa hồng trên doanh thu của hàng bán được.
Yếu cầu:
21
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01
a. Lương của Tĩnh là chi phí sản xuất hay chi phí ngoài sản xuất? Nếu là chi
phí sản xuất thì có thể xếp loại là chi phí nhân công trực tiếp được không?
Giải thích.
b. Lương của Tâm là chi phí sản xuất hay chi phí ngoài sản xuất? Hoa hồng
mà Tâm dược hưởng là chi phí sản xuất hay chi phí ngoài sản xuất? Giải
thích.
- Bài 6: Xác định chi phí trực tiếp và gián tiếp .
Khách sạn Hoàng đế là khách sạn 4 sao đặt tại khu kinh doanh của thành phố
Seatle.
Yêu cầu:
Cho mỗi khoản chi phí phát sinh tại khách sạn Hoàng đế, chỉ ra khoản chi phí
đó là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp bằng cách đánh dấu X vào cột thích
hợp.
Chi phí Đối tượng chi phí Chi phí

trực tiếp
Chi phí
gián tiếp
Vd: Dịch vụ phòng - phục
vụ đồ uống
Một khách hàng lưu trú
tại khách sạn
X
1. Lương của người điều
hành
Nhà hàng của khách sạn
2. Lương của người điều
hành
Một khách hàng đến ăn
tại nhà hàng
3. Dịch vụ dọn phòng Một khách hàng lưu trú
tại khách sạn
4. Hoa tại sảnh tiếp tân Một khách hàng lưu trú
tại khách sạn
5. Lương của người gác
cửa
Một khách hàng lưu trú
tại khách sạn
6. Dịch vụ dọn phòng bộ phận dọn dẹp
7. Bảo hiểm hoả hoạn
cho toà nhà khách sạn
Phòng tập thể thao trong
khách sạn
8. Khăn bông sử dụng
trong phòng tập của

khách sạn
Phòng tập thể thao trong
khách sạn
p/c: Nguồn tham khảo.
- www.google.com.vn
- www.TaiLieu.vn
- Sách giáo khoa: “KẾ TOÁN QUẢN TRỊ”….
22
GVHD: Phạm Thị Kim
Ngân
“ Kế Toán Quản Trị”
Nhóm 01

×