Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI MẮC VIÊM PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU LIÊN QUAN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.1 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ THU THỦY

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ
CON DƯỚI 5 TUỔI MẮC VIÊM PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU
LIÊN QUAN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ THU THỦY

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ
CON DƯỚI 5 TUỔI MẮC VIÊM PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU
LIÊN QUAN TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chuyên ngành: điều dưỡng
Mã số

: 60720501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Hà Nội 2019


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
Cs
DHST
HA
Hb
KAP

Bệnh nhân
Cộng sự
Dấu hiệu sinh tồn
Huyết áp
Hemoglobin
Knowledge, Attitudes, Practices (Kiến thức,

NKHHCT

thái độ, thực hành)
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

NVYT
SDD
VP
WHO


Nhân viên y tế
Suy dinh dưỡng
Viêm phổi
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế
giới)

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………….

1

CHƯƠNG 1

3

TỔNG QUAN………………………………………………………..
1.1. Đại cương về viêm phổi ở trẻ em……………………………...

3

1.1.1. Khái niệm ……………………………………………………..

3


1.1.2. Một số yếu tố dịch tễ…………………………………………..

3

1.1.3. Triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ em…………………………

4

Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi………………………

4

1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng………………………………….

7

1.1.4. Nguyên nhân viêm phổi……………………………………….

8

1.1.5. Phân loại độ nặng viêm phổi…………………………………..

11

1.1.6. Biến chứng của viêm phổi ở trẻ nhỏ………………………….

12

1.1.7. Nhận biết dấu hiệu sớm viêm phổi ở trẻ em…………………..


15

1.1.8. Chăm sóc cho trẻ bị viêm phổi………………………………..

16

1.2.

18

1.1.3.1.

Nhiệm vụ, hoạt động của điều dưỡng cho bà mẹ có trẻ mắc
viêm phổi……………………………………………………...

1.3.

Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của các bà

20

mẹ có con dưới 5 tuổi mắc viêm phổi và một số yếu tố liên
quan……………………………………………………………
1.3.1. Kiến thức và một số yếu tố liên quan…………………………

20

1.3.2. Thái độ và một số yếu tố liên quan……………………………

21


1.3.3. Thực hành và một số yếu tố liên quan………………………...

23

CHƯƠNG 2

25


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………..
2.1.
Đối tượng nghiên cứu………………………………………...

25

2.2.

Phương pháp nghiên cứu……………………………………...

25

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………...

25

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu…………………………………….

25


2.2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập thơng tin………………………..

26

2.2.4. Các thơng số nghiên cứu………………………………………

26

2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu……………………………………...

30

2.3.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục……...

31

2.4.

Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………..

31

CHƯƠNG 3

33

DỰ KIẾN KẾT QUẢ...........................................................................
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………...


33

3.2.

Kiến thức về viêm phổi của đối tượng nghiên cứu……………

36

3.3.

Thái độ về viêm phổi của đối tượng…………………………..

37

3.4.

Thực hành của đối tượng……………………………………...

38

3.5.

Một số yếu tố liên quan đến KAP của đối tượng nghiên cứu....

40

3.5.1. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức…………………………

40


3.5.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành………………………..

43

3.5.3. Một số yếu tố liên quan đến thái độ…………………………...

46

CHƯƠNG 4

49

DỰ KIẾN BÀN LUẬN………………………………………………
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………...

49

4.2.

KAP của bà mẹ có trẻ mắc viêm phổi………………………...

49

DỰ KIẾN KẾT LUẬN………………………………………………

49

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN



TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT) mà đặc biệt là viêm phổi là
nhóm bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ < 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh
còn cao và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ.
Theo báo cáo của tổ chức UNICEF và tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có trên
2 triệu trẻ tử vong vì viêm phổi, chiếm 1/5 số ca tử vong ở trẻ < 5 tuổi [15].
Tỷ lệ mắc viêm phổi đặc biệt cao ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam [15],[16],[17]. Theo báo cáo tại bệnh viện Nhi Trung Ương, trong năm
2010 có khoảng 170.000 lượt trẻ đến khám vì nhiễm khuẩn hơ hấp cấp, trong
đó viêm phổi (VP) chiếm 50,59% số trẻ bị NKHHCT phải điều trị nội trú [1].
Hiện nay nhờ có những thành tựu khoa học kỹ thuật và những chương
trình phịng chống NKHHCT ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh
và tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ em trên toàn thế giới cũng như tại Việt
Nam đã giảm. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong cũng như tái nhập viện vẫn còn cao.
Theo một điều tra tại 18 xã vùng đồng bằng sông Hồng của tác giả Hoàng
Hiệp, tử vong do NKHHCT chiếm 38,55% tử vong chung của trẻ em dưới 5
tuổi [18]. Như vậy việc chăm sóc viêm phổi khơng tốt của nhân viên y tế
cũng như gia đình bệnh nhân đặc biệt là các bà mẹ có thể dẫn đến tình trạng
viêm phổi tái nhiễm là tình trạng viêm phổi ít nhất từ 3 lần trong một năm
[18].
Trong viêm phổi, kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ đóng vai
trị quan trọng trong sự giảm mắc bệnh và giảm tử vong của viêm phổi. Do đó
việc xử trí trẻ mắc viêm phổi đạt kết quả khơng chỉ phụ thuộc vào việc chẩn
đốn và xử trí của cán bộ y tế mà cịn phụ thuộc vào KAP về viêm phổi của

bà mẹ có con mắc viêm phổi để có thể vừa phát hiện trẻ bị bệnh sớm, kịp thời
đưa trẻ tới cơ sở y tế, vừa theo dõi chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tốt nhất.


Việc chăm sóc trẻ viêm phổi rất quan trọng, nếu KAP của các bà mẹ
khơng đúng thì dễ dẫn đến hậu quả xấu như bệnh nặng, tử vong. Từ đó việc
đánh giá KAP của bà mẹ có con mắc bệnh viêm phổi cũng như xác định được
một số yếu tố liên quan đến cơng tác chăm sóc của trẻ em viêm phổi giúp hạn
chế tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em cũng như tỷ lệ tái nhiễm.
Cho đến nay, ở Việt Nam các nghiên cứu về KAP của bà mẹ có con mắc
viêm phổi cịn chưa đầy đủ, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến
thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc viêm phổi và một
số yếu tố liên quan tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2019”. Các kết quả
của đề tài sẽ giúp cho việc lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho các
bà mẹ cách chăm sóc trẻ viêm phổi tại cộng đồng cũng như tại bệnh viện. Đề tài
được nghiên cứu với hai mục tiêu sau:
1.

Đánh giá KAP của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc viêm phổi tại khoa
Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2019.

2.

Phân tích một số yêu tố ảnh hưởng đến KAP của bà mẹ có con dưới 5 tuổi
mắc viêm phổi tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai năm 2019.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN


1.1. Đại cương về viêm phổi ở trẻ em
1.1.1. Khái niệm
Viêm phổi là viêm nhu mô phổi, tổn thương lan tỏa các phế quản,
tiểu phế quản, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai
phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dẫn đến suy hô hấp
và tử vong [2].
Viêm phổi bao gồm viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi
thùy, áp xe phổi. Trong đó 80% các trường hợp là viêm phế quản phổi.
Viêm phổi kéo dài là tình trạng tổn thương phổi kéo dài, thời gian viêm
phổi được quy định khác nhau tùy từng nghiên cứu. Theo Flein AM [19] và
Kamburova [20] viêm phổi kéo dài khi các triệu chứng viêm phổi tồn tại kéo
dài trên 2 tuần mặc dù đã điều trị kháng sinh từ 10 ngày trở lên.
1.1.2. Một số yếu tố dịch tễ
Bệnh viêm phổi ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, tại chỗ hoặc toàn
thân. Bệnh cảnh viêm nhiễm phế quản phổi dai dẳng, tái phát nhiều đợt. Do
khó khăn trong việc phát hiện các yếu tố nguy cơ cũng như xác định vi khuẩn
gây bệnh, việc điều trị dứt điểm còn gặp nhiều hạn chế.
Theo tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 15 triệu trẻ em <5 tuổi
tử vong trên tồn thế giới, trong đó tử vong do viêm phổi chiếm 35%.
Ở Việt Nam, viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong
cao. Theo GS Nguyễn Đình Hường (1994) tử vong do viêm phổi là 2,8/1000
trẻ tử vong, chiếm 33% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân ở nước ta [4].
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, các nước phát triển nguyên nhân chủ


yếu do virus, các nước chậm phát triển chủ yếu do vi trùng. Bên cạnh đó VP
tái nhiễm cũng là một vấn đề nhức nhối tại các nước cũng như tại Việt Nam.
Ở Việt Nam chưa có một thống kê chính xác về tỷ lệ bệnh viêm phổi trẻ
em. Tuy nhiên, theo báo cáo tình hình bệnh hơ hấp 5 năm (1985 - 1990), tại
Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em, tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ngày càng cao.

Hơn nữa số trẻ bị tử vong ở nhóm bệnh này cũng khá cao. Trẻ VP lần đầu có
tỷ lệ tử vong là 3,4%, trong khi tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh viêm phổi tái
nhiễm cao hơn rõ rệt, khoảng 9,2% [1].
Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ giữa trẻ trai và trẻ gái. Bệnh xảy ra chủ
yếu ở trẻ < 5 tuổi, nhiều nhất là < 3 tuổi (chiếm 80%), trong đó trẻ < 12 tháng
tuổi chiếm 65% [31]. Các đợt viêm nhiễm tái phát thường vào mùa đông
xuân (tháng 11 đến tháng 1) [22].
Trong nghiên cứu của Đào Minh Tuấn bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ 12
tháng đến 5 tuổi (chiếm 53,2 % tổng số bệnh nhân), tỷ lệ nam: nữ là 1,35:1,
thời gian vào viện rải rác tương đối đều trong năm [3].
Số lần mắc bệnh của trẻ em/năm ở thành thị nhiều hơn nông thôn. Bệnh
tăng cao vào mùa đông xuân, nhất là vào mùa lạnh. Lây trực tiếp từ người
bệnh sang người lành qua các giọt nước bọt, hắt hơi [5].
1.1.3. Triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ em
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi
Biểu hiện lâm sàng thay đổi theo tuổi, độ nặng của bệnh và tác nhân gây
bệnh.
a. Triệu chứng cơ năng:
- Ho: Là một triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý NKHHCT. Tuy
nhiên ho không đặc hiệu cho một bệnh nhiễm trùng hô hấp riêng biệt nào.
Đặc điểm là ho thường dai dẳng, dùng thuốc giảm ho ít hiệu quả [24], [25].


- Sốt: Là phản ứng thường gặp của cơ thể trước nhiễm khuẩn. Có thể sốt
từ nhẹ đến rất cao. Sốt có thể liên tục hay dao động. Nhiều trường hợp trẻ sốt
cao, rét run trong bệnh cảnh nhiễm trùng nặng [26].
- Khò khè, cò cử: Khi viêm nhiễm, sự tăng tiết đờm rãi kết hợp sự co thắt
làm hẹp lịng đường thở, cản trở thơng khí, gây ra tiếng khò khè cò cử. Triệu
chứng này rất hay gặp ở trẻ nhỏ khi VP [27], [28].
- Khạc đờm: Các trẻ lớn có khả năng ho, khạc đờm. Tính chất của đờm

dãi có thể thay đổi theo mức độ viêm nhiễm cũng như loại vi sinh vật gây
bệnh trực tiếp. Đánh giá tính chất, số lượng, màu sắc, độ quánh dính, mùi của
đờm dãi gợi ý cho chẩn đoán nguyên nhân [28].
- Đau ngực: Triệu chứng này thường được mô tả ở các trẻ lớn. Cần phân
biệt đau ngực do thương tổn hệ thống hô hấp hay đau cơ thành ngực, hậu quả
của các cơn ho kéo dài, liên tục [26], [27].
- Thở rít: Xuất hiện ở thì hít vào với âm sắc cao. Thở rít là hậu quả của
viêm nhiễm, phù nề khu vực thanh khí quản, gây cản trở thơng khí. Mặc dù
triệu chứng này khơng gặp thường xun, nhưng thở rít là dấu hiệu lâm sàng
quan trọng cần nhận biết và theo dõi.
- Các triệu chứng rối loạn của các cơ quan khác như thần kinh (kích thích,
li bì hay co giật), tiêu hóa (ỉa lỏng, nơn, bú kém), tim mạch (mạch nhanh)
biểu hiện phụ thuộc từng bệnh cảnh cụ thể [27], [29].
b. Triệu chứng thực thể:
- Khó thở: Khó thở có vai trị đặc biệt quan trọng trong điều trị và tiên
lượng bệnh. Tình trạng khó thở thể hiện bằng rối loạn nhịp thở. Xu hướng
lúc đầu là tăng tần số, sau có thể chậm, khơng đều rồi ngừng thở. Có thể
thở kiểu Cheynes – Stock hay Kussmaul. Khi khó thở, trẻ co kéo các cơ hơ
hấp, thể hiện bằng dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Trẻ vật vã, kích thích khi
suy thở nặng [30].


 Rối loạn nhịp thở: ở trẻ em, nhịp thở là thơng số thay đổi sớm nhất khi
có tổn thương hệ thống hô hấp. Đánh giá tần số thở dựa vào lứa tuổi. Tùy
từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, nhịp thở có thể nhanh, chậm hay khơng đều.
Khi có cơn ngừng thở là biểu hiện của suy hô hấp nặng [24], [26], [29]. Hay
gặp trên lâm sàng là triệu chứng thở nhanh. Nhịp thở bình thường của trẻ thay
đổi theo lứa tuổi, trẻ càng nhỏ nhịp thở càng nhanh. Thở nhanh ở trẻ được xác
định khi:
 Trẻ < 2 tháng thở ≥ 60 lần/phút

 Trẻ 2 – 12 tháng thở ≥ 50 lần/phút
 Trẻ 1 – 5 tuổi thở ≥ 40 lần/phút
 Rút lõm lồng ngực là hiện tượng phần dưới của lồng ngực bị lõm vào khi
trẻ hít vào. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khi bị tổn thương đường
hô hấp, trẻ phải thở gắng sức, các cơ hơ hấp phải tăng hoạt động co bóp làm
lồng ngực bị lõm vào, khi xuất hiện triệu chứng này thì phải nhận định là trẻ
bị viêm phổi nặng và phải đưa đi cấp cứu ở viện ngay.
- Tiếng ran ở phổi: Là triệu chứng quan trọng để chẩn đốn VP. Tình
trạng viêm tiết dịch ở trong lịng phế nang tạo ra ran ẩm nhỏ hay to hạt. Khi
có tình trạng co thắt hay bít tắc đường thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Các
ran phát hiện được khi nghe phổi có giá trị lớn trong chẩn đốn và tiên lượng
bệnh [24], [31], [6].
- Tình trạng thơng khí phổi: Có thể giảm hay tăng. Thường thơng khí tăng
ở giai đoạn đầu, thể hiện sự bù trừ, chống đỡ tình trạng suy thở. Sau đó trẻ
hay có hiện tượng giảm thơng khí do tắc nghẽn đường thở [28].


Hình ảnh theo dõi dấu hiệu/triệu chứng của trẻ viêm phổi

1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
X-quang phổi:
- Hình ảnh tổn thương là các nốt, đám hay bóng mờ tập trung hay lan toả.


Những hình ảnh thâm nhiễm, khí phế thũng, xẹp phổi cũng hay gặp. Đặc biệt
X-quang có thể chẩn đốn được nguyên nhân của bệnh như dị vật đường thở
bỏ quên có cản quang (tuy hiếm gặp) [32].
- Các phương pháp chụp cắt lớp (Tomographie) hoặc chụp cắt lớp điện
toán, chụp phế quản có cản quang, chụp hệ thống mạch máu phổi
(Angiographic) v.v... có giá trị chẩn đốn ngun nhân và mức độ tổn thương

[7].
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến VP
1.1.4.1. Nguyên nhân trực tiếp:
- Virus: Đây là nguyên nhân ưu thế gây VP ở trẻ em. Lây truyền có thể do
tiếp xúc trực tiếp hoặc qua các giọt chất tiết lớn hoặc các hạt khí dung. Virus
chiếm 80-85% nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em Mỹ, chủ yếu là virus
đường hô hấp: các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus
cúm, á cúm, Adenovirus. Giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát
triển mạnh [7], [39], [34].
- Vi khuẩn: có nhiều loại và tùy vào lứa tuổi khác nhau dễ bị nhiễm các loại
vi khuẩn khác nhau, các loại vi khuẩn hay gặp như Phế cầu, Liên cầu nhóm B,
tụ cầu…[7]
- Ký sinh trùng, nấm: thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa miệng có
thể gây viêm phế quản phổi [40].
- Không do vi sinh: hít, sặc thức ăn dịch vị dị vật dầu hơi hay các quá trình
quá mẫn dị ứng do thuốc, chất phóng xạ…cũng có thể gây ra viêm phổi cho
trẻ [7]
1.1.4.2. Yếu tố thuận lợi [7], [33], [34]:


- Hồn cảnh kinh tế – xã hội khơng thuận lợi về các mặt như tiện nghi, nguồn
nước, nhà vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu…
- Mơi trường sống đơng đúc, kém vệ sinh, ơ nhiễm khơng khí trong nhà.
- Trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuốc lá.
- Khơng biết cách chăm sóc, ni dưỡng trẻ: không bú mẹ, suy dinh dưỡng,
thiếu vitamin A, thiếu kẽm ..., khơng được tiêm phịng đầy đủ và đúng lịch.
- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp khi sinh, dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp, suy
giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải …
- Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
1.1.4.3. Một số yếu tố nguy cơ [7], [8]

Suy dinh dưỡng
SDD do thiếu calo – protein là tình trạng bệnh lý khi chế độ ăn nghèo
protein và năng lượng. Giữa nhiễm trùng và SDD có một vòng bệnh lý luẩn
quẩn, nhiễm khuẩn tiên phát (khi trẻ bị bệnh sởi, tiêu chảy kéo dài...) là
nguyên nhân dẫn đến SDD, ngược lại SDD thường tạo điều kiện cho nhiễm
khuẩn phát triển.
Tình trạng SDD với VP có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Khi là
nguyên nhân lúc lại là hậu quả. Có nhiều nghiên cứu khẳng định suy dinh
dưỡng là yếu tố nguy cơ cao của nhiễm trùng hơ hấp cấp tính. Các yếu tố dinh
dưỡng, cả về năng lượng lẫn các yếu tố vi chất, đều ảnh hưởng lớn đến tình
trạng nhiễm khuẩn hơ hấp. Đặc biệt với VP, SDD là một yếu tố nguy cơ cao,
đòi hỏi phải lưu ý trong q trình chẩn đốn và điều trị.
Trong nghiên cứu của Đào Minh Tuấn (2002), suy dinh dưỡng chiếm tỷ
lệ cao (32,9%) và là bệnh lý có liên quan mật thiết với VP ở trẻ em, và giữa
chúng có mối quan hệ 2 chiều [3].


Còi xương
Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hay rối loạn
chuyển hóa vitamin D.
Dấu hiệu để chẩn đốn cịi xương thường dựa vào các triệu chứng lâm
sàng: Rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi trộm, trẻ kích thích, khó ngủ, hay
giật mình, hói gáy...), biến dạng xương (xương sọ, xương lồng ngực hay các
xương dài, xương cột sống, xương chậu), co giật, v.v... kết hợp với xét nghiệm
về canxi, phospho, phosphataza kiềm trong máu, Xquang tuổi xương v.v…
Bệnh lý còi xương với VP cũng có mối liên quan khá chặt chẽ. Theo
Chesney (1996) [41], còi xương ở trẻ em còn gặp với tỷ lệ khá cao. Hơn
nữa cịi xương có thể là một yếu tố nguy cơ trong tình trạng tái nhiễm VP.
Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn [3] cho thấy bệnh còi xương gặp ở
14.9% các trẻ bị VP, còi xương vừa là hậu quả của bệnh đồng thời cịi xương

sẽ góp phần làm thơng khí ở phổi giảm.
Bệnh thiếu máu
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi được xác
định khi lượng hemoglobin dưới 110 g/l.
Biểu hiện thiếu máu kèm theo trong VP trẻ em, được coi như một yếu tố
nguy cơ. Thiếu máu thường là hậu quả của tình trạng thiếu dinh dưỡng kết
hợp sự ức chế tạo máu do nhiễm trùng. Theo kết quả nghiên cứu của Đào
Minh Tuấn tỷ lệ thiếu máu ở nhóm VP chiếm 22,3% trong khi tỷ lệ thiếu máu
ở nhóm VP cấp chỉ là 4.8%, qua phân tích đơn biến, thiếu máu thực sự là một
yếu tố liên quan đến VP tái nhiễm [3].
Cơ địa dị ứng, hen phế quản
Nghiên cứu của Eigen H và cs (1982) [42] về viêm phổi tái nhiễm và
viêm phổi kéo dài đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò tăng mẫn cảm đường thở
(bronchial hyperreactivity). Trong 81 bệnh nhân, có 20 bệnh nhân tìm được


nguyên nhân tiềm ẩn. Trong 61 bệnh nhân còn lại, 49% bệnh nhân có tiền sử
dị ứng hoặc gia đình có người bị hen, 31% có tiền sử khị khè và 18% khò khè
kéo dài ở lần bị đầu tiên. Trong 12 bệnh nhân làm được xét nghiệm đo chức
năng thơng khí phổi, 3 bệnh nhân có rối loạn thơng khí tắc nghẽn có hồi phục,
đáp ứng với thuốc giãn phế quản, trong 9 bệnh nhân có chức năng thơng khí
phổi bình thường thì có 8 bệnh nhân có đáp ứng với methacholine với FEV1
tăng 20%.
Theo Enarson (1999) [43], cơ địa dị ứng và tăng mẫn cảm đường thở là
yếu tố nguy cơ cao nhất đối với hen phế quản nhưng cũng có vai trị quan
trọng trong nhiễm trùng hơ hấp tái phát.
Trong nghiên cứu của Đào Minh Tuấn, 15,9% trẻ VP có biểu hiện của cơ
địa dị ứng và tăng mẫn cảm đường thở [3].
1.1.5. Phân loại độ nặng viêm phổi [8]:


Dấu hiệu hoặc triệu

Phân độ

Điều trị

Viêm phổi nặng

- Nhập viện

chứng
Ho hoặc khó thở với:
- Độ bão hịa oxy < 90%

- Thở oxy nếu SpO2 <

hoặc tím trung ương

90%

- Suy hơ hấp nặng (ví

- Kiểm sốt đường thở

dụ: thở rên, thở rút lõm

thích hợp.

lồng ngực rất nặng)
- Những dấu hiệu của

viêm phổi với một dấu
hiệu nguy hiểm toàn

- Kháng sinh phù hợp
- Điều trị sốt cao nếu có


thân (khơng thể bú hoặc
uống, li bì hoặc khó
đánh thức, co giật)
- Thở nhanh ≥ 50

Viêm phổi

nhịp/phút ở trẻ 2 -11

- Chăm sóc tại nhà
- Kháng sinh thích hợp

tháng tuổi - ≥ 40
nhịp/phút ở trẻ 1 – 5

- Dặn bà mẹ dấu hiệu

tuổi

khám lại ngay nếu trẻ có
các dấu hiệu của viêm

- Rút lõm lồng ngực


phổi nặng
- Tái khám sau 3 ngày

- Không dấu hiệu của

Không viêm phổi: ho

viêm phổi hoặc viêm

hoặc cảm lạnh

phổi nặng

- Chăm sóc tại nhà
- Giảm đau họng và
giảm ho bằng các thuốc
an toàn
- Dặn mẹ khi nào tái
khám ngay
- Khám lại sau 5 ngày
nếu bệnh không cải
thiện
- Nếu ho trên 14 ngày
hướng đến ho mạn tính


1.1.6. Biến chứng của viêm phổi ở trẻ nhỏ
 Gây viêm màng não
Viêm phổi ở trẻ nhỏ tác động nguy hiểm nhất đó chính là nguy cơ viêm màng

não. Nó tác động tới hệ thần kinh của trẻ và có thể làm ảnh hưởng tới tính
mạng của bé.
Nguyên nhân gây nên biến chứng này đó chính là do khi bị viêm phổi, hệ hô
hấp của bé không được ổn định, đồng thời hệ miễn dịch trong cơ thể lúc này
cũng đang bị suy yếu. Khiến các vi khuẩn có hại bên ngồi mơi trường dễ
dàng tấn cơng tới trẻ và tác động đến khu vực não bộ, sau đó hình thành loại
virus viêm màng não, làm tổn thương não bộ. Nếu khơng được điều trị sẽ dẫn
tới việc hình thành nên các biến chứng nguy hiểm.
Tình trạng này khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ tử vong, hay những tác
động nặng nề đến hệ thần kinh của trẻ như tổn thương não, rối loạn hệ thần
kinh, mù, điếc, hoặc suy giảm chức năng vận động.
 Nhiễm trùng máu
Viêm phổi đối với trẻ nhỏ cịn có nguy cơ gây nhiễm trùng máu nếu như
những loại virus nguy hiểm nhân cơ hội hệ miễn dịch suy yếu của bé, xâm
nhập vào hệ tuần hoàn, đồng thời gây biến chứng nhiễm trùng.
Nhiễm trùng máu là một trong biến chứng đáng lo ngại nhất, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Nó có thể dẫn tới tử vong trong thời gian
ngắn.


 Tràn mủ màng phổi
Viêm phổi ở trẻ nhỏ tác động và làm suy yếu tới những chức năng của phổi,
hình thành các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là nó khiến tình trạng tăng cao
bạch cầu trong máu, đồng thời hạn chế khả năng thích ứng thuốc, điều trị và
kháng lại mạnh mẽ.
Thơng thường bệnh nhân sẽ có những biểu hiện bên ngồi như ho nhiều,
thường xun và có các biểu hiện khó thở, mệt mỏi, sốt cao, suy hơ hấp, thậm
chí dẫn đến hơn mê sâu.
 Tràn dịch màng tim, trụy tim
Ngoài ra bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ cịn có thể khiến các bé phải đối mặt với

nguy cơ tác động đến chức năng hoạt động của tim, ví dụ như tràn dịch màng
tim, trụy tim, nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân xảy ra thường là do sốc thuốc,
dị ứng kháng thuốc hay tác động trực tiếp tới hệ tuần hồn.
 Cịi xương, kém phát triển
Khi trẻ nhỏ bị viêm phổi thường khiến trẻ mệt mỏi nhiều dẫn tới sức khỏe
yếu. Bé sẽ thường biếng ăn, ăn không ngon, lâu dần khiến trẻ bị suy dinh
dưỡng cũng như cịi xương. Do đó, sức khỏe của trẻ ngày càng đi xuống bởi
khơng cịn năng lượng gia tăng sức đề kháng cũng như hỗ trợ hệ miễn dịch.
Việc trẻ bị thiếu dinh dưỡng lâu ngày cũng dẫn tới những biến chứng nguy
hiểm hơn như viêm màng não, viêm xương chũm, áp xe não...
 Gây phù phổi cấp
Việc biến chứng của viêm phổi cịn có nguy cơ xuất hiện những tình trạng
phù phổi cấp. Xảy ra do vi khuẩn tác động dẫn tới tổn thương sâu đến toàn bộ



×