Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tieu su nguyen binh khiem pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.1 KB, 9 trang )

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Được biết đến
nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tàitiên
tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng Trung Am
huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong
một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Nguyễn Văn Định sau được nhà Mạc truy tặng chức Thái bảo
Nghiêm Quận công; thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục sau được nhà Mạc truy tặng chức Từ Thục Phu Nhân, bà
là con gái quan Hộ Bộ Thượng thư Nhữ Văn Lân, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số và tướng pháp, nên
Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã tiếp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.
Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh
sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.
Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ông
sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi.
Thời bấy giờ trong nước biến loạn, ông không muốn xuất đầu, lộ diện, đành ở ẩn một nơi. Năm Đại Chính
thứ sáu (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh lúc 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Nhận thấy ông là
người tài đức vẹn toàn Nhà Mạc rất quý mến và đặc cách trọng dụng. Ông làm đến chức Lại Bộ Tả Thị Lang
kiêm Đông các Học sĩ.
Làm quan được bảy năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe. Lại nhân có con
rể của ông là Phạm Giao cậy có thế lực hay làm những điều càn dở, ông sợ liên lụy về sau liền dâng sớ xin
về trí sĩ năm 1542.
Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó
học trò gọi ông là "Tuyết giang Phu tử". Bạn của ông là những tài danh lỗi lạc một thời như Bảng nhãn Bùi
Doãn Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thiến. Học trò
của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ- tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu
Khánh,Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp
Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính
Sau hai năm về trí sĩ, Nhà Mạc lại cho người sang sắc phong Nguyễn Bỉnh Khiêm lên chức Trình Tuyền
Hầu, rồi lại thăng chức Lại Bộ Thượng Thư, tước Trình Quốc Công. Về sau người đời thường gọi là "Trạng
Trình".
Nguyễn Bỉnh Khiêm mất vào ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585) đời vua Mạc Mậu Hợp niên hiệu Duyên


Thanh năm thứ V, hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là Ứng vương Mạc Đôn
Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang
nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đã thay mặt vua
truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc công.
Tuy đương thời được người trọng vọng vì tác phong đạo đức, vì tài ba lỗi lạc nhưng các triều đại phong kiến
lại cho rằng ông đã không theo đúng luân lý của Khổng - Mạnh, đã lỗi đạo vì cúi mình theo thờ nhà Mạc, một
kẻ tiếm nghịch đã chiếm ngôi nhà Lê. Do lời buộc tội này mà sau khi ông mất, không được đem vào thờ ở
Văn Miếu là nơi tế lễ đức Khổng Tử và các môn đệ của Ngài cũng như các bậc danh sĩ đại khoa.
[sửa]Tôn giáo
Nếu Nguyễn Trãi có nhiều lần đọc “Pháp Bảo đàn kinh” (tác giả từng viết “Môn Thiền nhất phái Tào Khê
thủy”, “Vô thụ phi đài ngữ nhược tâm” – “Du Nam Hoa tự”); Nguyễn Du sau này đã viết “Ngã độc Kim Cương
thiên biến kinh” (Tụng đọc “Kinh Kim Cương” hơn nghìn vạn lần) (“Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch
đài”) thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài “Độc Phật kinh hữu cảm”. Ông đã chịu ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều
trong cuộc đời và sáng tác.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho có cái nhìn thời thế rất sâu sắc, độc đáo. Ông học được những kiến thức
Nho học từ Lương Đắc Bằng (thuộc phái Tượng số học của Tống Nho). Học trò suy tôn ông là Tuyết Giang
Phu Tử– một bậc chân nho.
Tuy nhiên ta vẫn gặp thái độ như không mấy lạc quan trong cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết những câu
tương tự Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi: “Nho quan tự tín đa thân ngộ” (Tự biết “cái mũ nhà nho” đã làm cho tấm thân
mắc nhiều lầm lỡ – “Ngụ hứng, 3”, ”Bạch Vân am thi tập”). Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan với nhà Mạc
nhưng ông cũng thấy được sự đổ nát từ bên trong. Ông đã dâng sớ chống tham nhũng. Về trí sĩ ông lấy hiệu
là Bạch Vân cư sĩ như là một tín đồ nhà Phật. (Cha ông là Văn Định cũng đã từng lấy đạo hiệu là Cù Xuyên).
Về quê ông tích cực xây chùa, mở trường học. Thường ngày ông cùng với vài nhà sư, một số bạn bè dạo
chơi các danh thắng trong đó có núi Yên Tử – trung tâm thiền học Việt Nam. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm
chơi chùa Phổ Minh (ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Trần), ông đã sánh Pháp giới của nhà Phật với
quan niệm Trời của Nho gia: “Pháp giới ưng đồng thiên quảng đại” (Pháp giới sánh ngang tầm rộng lớn của
trời) “Du Phổ Minh tự”). Điều này chứng tỏ ông đã nhận thức được tư tưởng “Nhất thế chư pháp vô phi Phật
pháp” ở “Kinh Kim Cang” [7, 56]. Đến tiết Trung nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm hy vọng ở lòng yêu thương
rộng lớn:“Từ bi ta muốn nhờ công sức, Cứu được bao người chịu khổ oan” (“Trung nguyên tiết xá tội” – Đinh
Gia Khánh dịch). Nhà thơ rất cảm hứng khi đọc kinh Phật (“Độc Phật kinh hữu cảm”). Ông tâm đắc triết lý

sắc không: “Xuân hoa phong nguyệt không mà sắc” (“Tân quán ngụ hứng, 12”). Đây là tư tưởng “Sắc tức thị
không, không tức thị sắc” nổi bật của “Kinh Bát nhã” Tư tưởng Thiền có lẽ đã gây chấn động trong nhận thức
của tác giả: “Vị Phật na tri vô hữu tướng, Đáo thiền phương ngộ bổn lai ky (cơ)” (Chưa Phật nào hay vô hữu
tướng, Đạt thiền mới biết bổn lai cơ – “Tân quán ngụ hứng, 18”). Tư tưởng này được tìm thấy ở “Kinh Kim
Cang”. Khi Phật nói với Tu – bồ - đề: “Phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu các ông thấy các pháp
(tướng) đều hư vọng, không thật (phi tướng) tức là thấy được Như Lai (thật tướng các pháp)” [7, 41]. Tư
tưởng này cũng được tiếp nối ở “Pháp Bảo Đàn kinh”. Tác giả nói “Bổn lai cơ” trong trường hợp này không
ngoài mệnh đề “Bổn lai vô nhất vật” (“Pháp Bảo Đàn kinh”). Khái niệm “cơ” ở cuối câu có thể có nguồn gốc
xuất pháp từ Tượng Số học – vốn là sở trường của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chính tư tưởng Thiền và kinh Phật
đã làm phong phú và nâng cao bản lĩnh Nho học cùng bản sắc trí tuệ trong thơ và đời Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tác phẩm văn chương
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm
hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công
Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn
lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tậpBạch Vân Gia Huấn mang
nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích
để răn dạy đời.
Về thi văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm nhiều nhứt là thể thơ Đường luật và kế đó là thể cổ phong, một thể thơ
có trước thơ Đường luật.
Thể Đường luật, thất ngôn bát cú:
Bài: CẢM HỨNG
Thái hòa vũ trụ bất Ngu, Chu,
Hỗ chiếc giao tranh tiến lưỡng thù,
Xuyên quyết sơn hà tùy xứ hữu,
Uyên ngư tùng tước vị thùy khu,
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã,
Bài: THẾ GIAN BIẾN CẢI
Thế gian biến cải vũng nên đồi,
Mặn nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi.
Còn bạc còn tiền, còn đệ tử,

Hết cơm hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Hậu hoạn ưng phòng nhập phất khu,
Thế sự đáo đầu lưu thuyết trước,
Túy ngâm trạch bạn nhậm nhàn du.
Dịch nôm:
Non sông nào phải buổi bình thời,
Thù đánh nhau chi khéo nực cười.
Cá vực, chim rừng ai khiến đuổi?
Núi xương, sông huyết thấm đầy vơi.
Ngựa phi chắc có hồi quay cổ,
Thú dữ nên phòng lúc cắn người.
Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa,
Bên đầm say hát nhỡn nhơ chơi.
(Bản dịch của Phan Kế Bính)
Bài: THÚ THÔN Ở
Một mai, một cuốc, một cần câu.
Thơ thẩn mặc ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Bài: MÙA THU ĐI CHƠI THUYỀN
Nước xuôi, nước ngược, sóng dâng triều,
Thuyền khách chơi thu, nọ phải dìu.
Chèo vượt bóng trăng nhân lúc hứng,
Buồm giong ngọn gió mặc cơn siêu.

Phơ phơ đầu bạc ông câu cá,
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.
Bài: CÓ PHÚC CÓ PHẬN
Trời sinh, trời ắt đã dành phần,
Tu hãy cho hiền, dạ có nhân.
Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ,
Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần.
Bạo hung chỉn đã gươm mài đá,
Phúc đức rành hay có đượm xuân.
Chớ có hại nhân mà ích kỷ,
Giấu người, khôn giấu được thần linh.
Bài: MẶC CHÊ KHEN
Thị phi chẳng quản, mặc chê khen,
Ngu dại chan chan, tính đã quen.
Cảnh cũ điền viên, tìm chốn cũ,
Khách nhàn sơn dã dưỡng thân nhàn.
Nhà thông đường trúc, lòng hằng mến,
Cửa mận tường đào, bước ngại chen.
Thế sự tuần hoàn hay đắp đổi,
Từng xem thua được một hai phen.
Bài: VÔ SỰ LÀ HƠN
Hễ kẻ tiêu ngươi, kẻ phải lo,
Chẳng bằng vô sự ngáy o o.
Tay kia khéo nắm, còn hơn mỡ,
Miệng nọ hay cười, có lúc ho.
Có thuở được thời mèo đuổi chuột,
Đến khi thất thế, kiến tha bò.
Được thua sau mới ăn năn lại,
Leo lẽo dòng xanh con mắt mèo.

Le vịt cùng ta như có ý,
Đến đâu thời cũng thấy đi theo.
Bài: KHUYÊN NHỦ NGƯỜI ĐỜI
Chớ chê người ngắn, cậy ta dài,
Hơn kém dù ai, cũng mặc ai.
Vị nọ có bùi, không có ngọt,
Thức kia chầy thắm lại chầy phai.
Đã hay phân định đành yên phận,
Dẫu có tài hay chớ cậy tài.
Quân tử ngẫm xem nơi xuất xứ,
Ắt là khôn hết cả hoài hai.
Bài: DỸ HÒA VI QUÝ
Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu,
Làm chi cho có sự đôi co,
Đây cậy đây khôn, đây chẳng nhịn,
Đấy rằng đấy phải, đấy không thua.
Duật nọ hãy còn đua với bạng,
Lươn kia hầu dễ kém chi cò.
Cữ rằng: "Nhân dĩ hòa vi quý"
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.
Bài: CHỚ CẬY RẰNG HƠN
Làm người hay một, họa hay hai,
Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài.
Trực tiết cho bền bằng sắt đá,
Đi đường ngẫm hết chốn chông gai.
Ở thế khá yêu là của khá,
Đôi co ai dễ kém gì ai.
Vô sự chẳng hơn có sự ru!
Thể cổ phong:
Bài: ĐIỀN VIÊN THÚ

Trải nguy nan, đã mấy phen,
Thân nhàn, phúc lại được về nhàn.
Niềm xưa trung ái thề chẳng phụ,
Cảnh cũ điền viên thú đã quen.
Ba quyển đồ thư thư nặng túi,
Một thuyền phong nguyệt chở đầy then.
Trời cũng biết nơi lành dữ,
Họa phúc chẳng dùng cái tóc chen.
Bài: NHÀN HỨNG
Được thua đã thấy ít nhiều phen,
Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.
Am Bạch Vân rồi nhàn hứng,
Dặm hồng trần vắng ngại chen.
Ngày chầy họp mặt, hoa là khách,
Đêm vắng nghe lòng, nguyệt ánh đèn.
Chớ chớ thờ ơ nhìn mới biết,
Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.
Bài: THÚ THANH NHÀN
Giàu mặc phận, khó đâu bì,
Đọ thanh nhàn khá nhất thì.
Vếu váo câu thơ cũ rích,
Khề khà chén rượu hăng xì.
Trăng thanh gió mát là tương thức,
Nước biếc non xanh ấy cố tri.
Miệng đời tựa mật mùi càng ngọt,
Đạo thánh bằng tơ mối hãy dài.
Bài: TU THÂN
Gần son thì đỏ, mực thì đen,
Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn.
Ăn uống miễn theo nơi phép tắc,

Tới lui cho biết lẽ kinh quyền.
Chẳng nên mặc thế, người lành dữ,
Giáo giơ thấy ai thói đảo điên.
Ở thế, có khôn thò có khó,
Chữ rằng: vô sự tiểu thần tiên.
Bài: THÓI ĐỜI
Vụng khéo nào ai chẳng có nghề,
Khó khăn phải lụy đến thê nhi,
Được thời, thân thích chen chân đến,
Thất thế hương lân ngảnh mặt đi.
Thớt có hôi tanh, ruồi muỗi đến,
Sanh không mật mỡ, kiến bò chi.
Đời nay những trọng người nhiều của,
Bằng đến tay không mấy kẻ vì.
Bài: CỦA NẶNG HƠN NGƯỜI
Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười,
Có của thì hơn hết mọi lời.
Trước đến tay không, nào thiết hỏi,
Sau về gánh nặng lại vui cười.
Anh anh, chú chú, mừng hơn hớn,
Rượu rượu, chè chè, thế tả tơi.
Người, của, lấy cân ta thử nhắc,
Bài: THÚ DƯỠNG THÂN
Mới phú quý bởi thời vận,
Tu luyện lâu bền thú dưỡng thân.
Hứng ý miệng ngâm câu quốc ngữ,
Giải phiền tay chuốc chén quỳnh xuân.
Đường hoa chào khách mặt nhìn mặt,
Ngõ hạnh đưa người chân ngại chân.
Dầu có ai than thì sẽ nhủ:

"Thái bình thiên tử, thái bình dân."
Bài: THÚ NHÀN
Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua,
Một năm xuân tới một phen già.
Ái ưu vằng vặc trăng in nước,
Danh lợi dửng dưng gió thổi qua.
Án sách hãy còn án sách cũ,
Nước non bạn với nước non nhà.
Bài: THÚ TIÊU DAO
Xóm tự nhiên, lều một căn,
Quét không thảy thảy bụi hồng trần.
Nhìn hàng cam quất, con đòi cũ,
Mấy đứa ngư tiều, bố bạn thân.
Thấy nguyệt tròn thì kể tháng,
Nhìn hoa nở mới hay xuân.
Mới hay rằng của nặng hơn người.
[sửa]Tiên tri
Khi theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, ông được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh từ đó ông tinh
thông về lý học, tướng số Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vuaMạc Hiến
Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông
có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa. Sau đó được
thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình quốc công.
Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người Trung Hoa khen
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân
gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên
tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".
Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Khi Nguyễn
Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông khuyên nên xin về phía nam với câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại
dung thân" (có tài liệu viết là "khả dĩ dung thân") nghĩa là "Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài".
Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá. Lúc nhà Mạc sắp

mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao
Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.
Đối với Lê - Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng
còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh:
"Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Trịnh Kiểm nghe theo, sai
người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông. Họ
Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho
mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: "Lê tồn Trịnh
tại".
Tiên tri về nhà Tây Sơn dấy nghiệp:
Hai câu:
"Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẩn tinh"
Nghĩa là:
Mặt trời xuất hiện ở phương Đông
Sao sa ở phương Tây"
Theo bát quái, có tám cung là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Chấn thuộc về phương Đông.
Theo Kinh Dịch cung Chấn thuộc về người trên. Ý muốn nói người anh cả của họ Nguyễn Tây Sơn là
Nguyễn Nhạc sẽ dấy nghiệp. Sao sa ở phương Tây: ý nói nhà Tây Sơn xuất hiện.
Hai câu:
"Hà thời biện lại vi vương
Thử thời Bắc tận, Nam trường xuất bôn"
Nghĩa là:
Làm thế nào thời ấy tên Biện Lại làm vua.
Lúc ấy Bắc cũng hết, Nam cũng chạy.
Hai câu trên đây ám chỉ Nguyễn Nhạc tên Biện Lại ở huyện Vân Đồn (Bình Định) khởi nghĩa dấy binh tự
xưng là Tây Sơn Vương. Nhà Tây Sơn nổi lên diệt Chúa Trịnh ở phương Bắc, đuổi Chúa Nguyễn ở phương
Nam lập nên đế nghiệp.
Sáu câu:
"Bao giờ trúc mọc qua sông,

Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây,
Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay không còn,
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi."
Câu đầu ứng nghiệm việc Tôn Sỹ Nghị đem quân Thanh sang cướp nước ta. Khi đến thành Thăng Long, Sỹ
Nghị cho quân sĩ bắc một chiếc cầu nổi bằng tre ngang sông Hồng.
Câu 2, sau khi dẹp được giặc Thanh một cách oai hùng ở trận Đống Đa, Nguyễn Huệ xưng là Quang Trung
Hoàng Đế.
Câu 3, sau hai năm lên ngôi vua, Hoàng Đế Quang Trung mất. Đoài cung ở câu này có nghĩa là phương
Tây. Theo Kinh Dịch cung Đoài là phận dưới, ý nói người em của nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ mất.
Câu 4, sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Nhạc vì tức vua Cảnh Thịnh tức Nguyễn Quang Toản (con
của Quang Trung) chiếm thành Quy Nhơn và tịch biên tài sản nên thổ huyết mà chết.("Chấn cung" ở câu 4
ám chỉ Nguyễn Nhạc. Theo Kinh Dịch cung Chấn là người trên, người anh của nhà Tây Sơn.)
Câu 5, ám chỉ tên của vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh (con của Quang Trung). Theo phép chiết tự, chữ
"Quang" của vua Quang Trung có chữ "tiểu" ở trên. Chữ "Cảnh" của vua Cảnh Thịnh lại có chữ "tiểu" ở phía
dưới. Cho nên mới gọi là "đầu cha lộn xuống chân con".
Câu 6, ám chỉ nhà Tây Sơn chỉ làm vua được 14 năm là dứt.
Tiên tri về việc phong hầu cho dân làng Vĩnh Lại:
Hai câu:
"Bao giờ ngựa đá qua sông
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng"
Nguyên làng Vĩnh Lại là quê nhà của Trạng Trình. Dân chúng ở Vĩnh Lại thấy thiên hạ đồn đãi ông là người
tiên tri biết trước được mọi việc sẽ xảy ra, liền yêu cầu ông đoán cho biết tương lai của dân chúng ở Vĩnh
Lại. Trạng Trình chỉ nói xa, nói gần mà không chịu nói rõ, viện cớ là "Thiên cơ bất khả lậu". Nhiều người
không hài lòng cho rằng ông có thâm ý. Thấy vậy, ông liền cho người đắp một con ngựa đá đặt ở bên bờ
sông làng Vĩnh Lại. Lâu ngày đất cát bồi thành, giống như con ngựa đá qua sông thật. Lại cho khắc vào
mình ngựa đá hai câu sấm trên. Dân chúng ở làng Vĩnh Lại đọc được hai câu sấm truyền và thấy ngựa đá
sang sông Vĩnh Lại rất vui mừng cho rằng hồng phúc đã đến cho dân làng, ngày ngày mong đợi sự ứng
nghiệm.

Về sau, khi vua Lê Chiêu Thống lánh nạn Tây Sơn, trốn qua làng Vĩnh Lại, dân chúng đều một lòng ủng hộ
vua chống lại Tây Sơn. Vua Lê sẵn ấn tín đem theo bên mình liền phong tước hầu cho người cầm đầu nhóm
dân làng. Tin ấy truyền ra, dân chúng tranh nhau xin nhà vua phong tước hầu cho mình. Sợ dân chúng sinh
lòng phản trắc có hại cho mình, nhà vua liền phong tước hầu cho tất cả dân làng. Vua Lê Chiêu Thống trú
ngụ tại làng Vĩnh Lại một thời gian, nhận thấy không thể nhờ dân làng mà khôi phục nghiệp cả được, liền
trốn sang Tàu với các thuộc hạ để cầu viện binh với nhà Thanh. Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm nghe tin
vua Lê trốn tại Vĩnh Lại đem quân đến bắt, nhưng chậm mất. Biết được dân làng Vĩnh Lại chống Tây Sơn
nên được phong tước hầu, liền hạ lệnh cho binh sĩ giết hại dân làng rất nhiều. Dân làng Vĩnh Lại vì khát vọng
công danh nên chịu thiệt mạng oan uổng.
Tiên tri về tương lai nhà Nguyễn:
Hai câu: "Phụ nguyên chính thống hẳn hoi.
Tin dê lại mắc phải mồi đàn dê"
Ý nói nhà Nguyễn mới là dòng dõi chính thống của nhà vua. Vua Gia Long nhờ sự trợ giúp của người Pháp
để diệt nhà Tây Sơn thống nhất đất nước. Nhưng rồi nhà Nguyễn cũng mất chủ quyền về tay người Pháp.
Chữ "dê" nghĩa Hán là "dương" ám chỉ người Tây phương.
Bốn câu:
"Để loài bạch quỹ Nam xâm
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần"
Hai câu đầu ám chỉ việc thôn tính của người Pháp ở Việt Nam làm cho dân chúng muôn phần khốn khổ, gây
bao cảnh chia lìa.
Hai câu kế, vì chống lại sự xâm lăng của Pháp, ba vị vua của nhà Nguyễn từ trước đến sau là: Hàm Nghi (bị
đày sang Algieria), Thành Thái và Duy Tân (bị đày sang đảo Reunion) chỉ còn một mình Khải Định ở lại làm
vua kế nghiệp nhà Nguyễn ứng nghiệm vào câu: "Gia đình một ở ba đi dần dần".
Tiên tri những cuộc khởi nghĩa kháng Pháp:
Hai câu:
"Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Sau ngày giặc Pháp thôn tính nước ta, các phong trào Cần Vương trong nước, các Đảng Văn Thân nổi lên

khắp nơi.
Bốn câu:
"Tan tác KIẾN kiều AN đất nước,
Xác xơ CỔ thụ sạch AM mây.
LÂM giang nổi sóng mù THAO cát,
HƯNG địa tràn dâng HÓA nước đầy."
Ứng nghiệm vào cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng kháng Pháp tại KIẾN AN, CỔ AM, LÂM
THAO và HƯNG HÓA.
Tiên tri Toàn quyền Đông Dương Pasquier tử nạn máy bay:
Hai câu:
"Giữa năm hai bảy mười ba
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây"
"Tám gà" nghĩa Hán văn là "bát kê". Đúng vào năm âm lịch nhuần hai tháng Bảy mười ba tháng. Ngày 15
tháng 1 năm 1934 nhằm ngày mồng một Tháng Chạp năm Quý Dậu, một năm nhuận, Toàn quyền Đông
Dương Pasquier (Bát kê) mãn nhiệm vụ trở về Pháp. Dọc đường, máy bay bị ngộ nạn Pasquier bị chết cháy
giữa không trung. Đúng vào câu: "Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây"
Nhận xét
Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương
lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở".
La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục
tự (Qua thăm đền cũ Trình tuyền) đã xem Trình tuyền là người có tài "Huyền cơ tham tạo hóa" (nắm được
huyền vi xen vào công việc của tạo hóa).
Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng
Như núi Thái sơn, sao Bắc Đẩu
Nghìn năm sau như vẫn một ngày.
Giai thoại
Tương truyền thuở nhỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên là Văn Đạt. Mẹ ông là Nhữ thị vốn tinh thông
tướng số và có ước vọng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá trình dạy
dỗ, bà đã truyền cho ông mơ ước ấy rồi.
Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát:

"Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".
Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay:
"Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".
Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm
vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).
Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát
"Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".
Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên
sửa lại:
"Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".
Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ
được ở cạnh bố.
Tương truyền sau đó bà lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng
Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau chính Khắc Khoan trở thành học trò của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bà Nhữ Thị vẫn không thoả chí vì họ Phùng không có chí làm vua.
Mãi sau này bà Nhữ tình cờ gặp một trang nam nhi làng chài đang kéo lưới
mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua, còn tuổi mình đã cao.
Người đó chính là Mạc Đăng Dung, vị vua khai triều của nhà Mạc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×