Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Văn học địa phương tỉnh thái nguyên nhìn từ phạm trù cái đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ QUỲNH MAI

VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
NHÌN TỪ PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2022

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ QUỲNH MAI

VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
NHÌN TỪ PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ NGỌC ANH


THÁI NGUYÊN - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài Văn học địa phương tỉnh Thái
Nguyên nhìn từ phạm trù cái Đẹp là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tôi
trong thời gian qua dƣới sự hƣớng dẫn nhiệt tình, khoa học của TS. Trần Thị
Ngọc Anh. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tơi tự tìm hiểu, phân tích
một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa đƣợc công bố
dƣới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng
trung thực trong thơng tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.

Thái Ngun, tháng 5 năm 2022
Tác giả luận văn

Đỗ Quỳnh Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học,
khoa Ngữ văn trƣờng Đại Học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời tri ân tới q thầy giáo, cơ giáo đã tận tình giảng dạy lớp cao
học K27B, chuyên ngành Văn học Việt Nam, trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại
học Thái Nguyên.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo, TS. Trần Thị Ngọc Anh đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt q trình thực hiện luận văn. Cơ đã
dành cho em nhiều thời gian, tâm sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu,

chỉnh sửa cho em những chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của em đƣợc
hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Cơ cũng ln quan tâm, động
viên, nhắc nhở kịp thời để em có thể hồn thành luận văn đúng tiến độ.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những
ngƣời ln ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành
luận văn này.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện
nên luận văn chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận đƣợc nhiều ý
kiến đóng góp của thầy, cơ và các bạn để em có đƣợc cái nhìn sâu sắc hơn về
vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022
Tác giả luận văn

Đỗ Quỳnh Mai

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 8

7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 8
NỘI DUNG ......................................................................................................... 9
Chƣơng 1: PHẠM TRÙ THẨM MĨ CÁI ĐẸP VÀ VĂN HỌC ĐỊA
PHƢƠNG THÁI NGUYÊN .............................................................................. 9
1.1. Khái quát về phạm trù cái Đẹp ..................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về cái Đẹp ................................................................................ 9
1.1.2. Bản chất của cái Đẹp ............................................................................... 13
1.1.3. Các lĩnh vực biểu hiện của cái Đẹp ......................................................... 16
1.2. Văn học địa phƣơng nhìn từ phạm trù cái Đẹp .......................................... 19
1.2.1. Văn hóa các dân tộc Thái Nguyên - môi trƣờng sáng tạo của văn học
địa phƣơng ......................................................................................................... 19
1.2.2. Văn học địa phƣơng - gƣơng mặt ngôn từ tiêu biểu của văn hóa các
dân tộc ở Thái Nguyên ...................................................................................... 23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................... 25
Chƣơng 2: CÁI ĐẸP TRONG VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG THÁI
NGUYÊN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG .................................... 26
iii


2.1. Vẻ đẹp của thiên nhiên Thái Nguyên ......................................................... 26
2.1.1. Thiên nhiên Thái Nguyên - vẻ đẹp hữu tình trong văn học dân gian...... 27
2.1.2. Thiên nhiên Thái Nguyên - vẻ đẹp đa màu sắc trong văn học đƣơng đại ... 33
2.2. Vẻ đẹp của con ngƣời Thái Nguyên ........................................................... 36
2.2.1. Vẻ đẹp của hình thể ................................................................................. 36
2.2.2. Vẻ đẹp văn hóa ứng xử, lối sống ............................................................. 40
2.3. Vẻ đẹp của trầm tích văn hóa, lịch sử ........................................................ 51
2.3.1. Vẻ đẹp của lịch sử ................................................................................... 51
2.3.2. Vẻ đẹp của phong tục tập quán................................................................ 54
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................... 58
Chƣơng 3: CÁI ĐẸP TRONG VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG THÁI

NGUYÊN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ............................. 59
3.1. Giọng điệu .................................................................................................. 59
3.1.1. Giọng điệu tự hào, ngợi ca trong văn học dân gian................................. 60
3.1.2. Sự đa dạng giọng điệu trong văn học đƣơng đại ..................................... 63
3.2. Biểu tƣợng văn hóa ..................................................................................... 68
3.2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên ............................................................................ 69
3.2.2. Biểu tƣợng nhà sàn .................................................................................. 75
3.3. Ngôn ngữ .................................................................................................... 77
3.3.1. Sự giao thoa ngôn ngữ trong văn học dân gian ....................................... 78
3.3.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình trong các tác phẩm đƣơng đại ................... 81
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 86
KẾT LUẬN....................................................................................................... 87
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ........................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cái Đẹp - phạm trù cơ bản và trung tâm của mĩ học. Nhƣ đã biết, thì


Mĩ học là một khoa học hợp thành của khoa học Triết học dựa trên cơ sở của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó nghiên cứu tồn
bộ những quy luật, những hiện tƣợng thẩm mĩ trong các hoạt động đời sống
con ngƣời bao gồm nghệ thuật, khách thể và chủ thể thẩm mĩ. Chƣa đựng bên
trong mĩ học là phạm trù cơ bản và trọng tâm. Bên cạnh đó, hình tƣợng chính là
tiếng nói có vai trị quan trọng, lí tƣởng thẩm mĩ thì là cơ sở để tìm ra phƣơng
hƣớng thẩm mĩ và nghệ thuật là thành tựu to lớn nhất của tồn bộ đời sống

thẩm mĩ. Trong đó, khách thể thẩm mĩ là hệ thống gồm có 5 phạm trù bao quát
tất cả các hiện tƣợng, các quy luật thẩm mĩ tự nhiên, xã hội và nghệ thuật. Nó
chính là phạm trù của cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt. Thế nhƣng,
trong một tiêu chuẩn nhất định nào đó, chúng ta chỉ bàn đến phạm trù cái Đẹp.
Khi ấy, ta đặt ra câu hỏi là: Cái Đẹp là gì? Tại sao cái Đẹp lại đƣợc coi là phạm
trù cơ bản và trung tâm của Mĩ học? Lí giải đƣợc điều này cũng có nghĩa khẳng
định đƣợc vị trí của cái Đẹp trong đời sống thẩm mĩ.



1.2. Đối với đời sống văn học, nhà văn, nhà thơ đóng vai trị là chủ thể
của hoạt động sáng tạo văn chƣơng nghệ thuật, nhờ có nhà văn mới có tác
phẩm và độc giả, khơi tạo đời sống văn học vừa phong phú, vừa đa dạng. Tuy
nhiên, để tác phẩm của mình đến đƣợc trái tim ngƣời đọc, mỗi nghệ sĩ phải nỗ
lực hết mình để sáng tạo và tìm ra con đƣờng nghệ thuật riêng sao cho khơng
trùng lặp với các tác giả khác. Đó cũng là một hành trình kiếm tìm cái Đẹp khơng
ngừng nghỉ và trên hành trình ấy, thử nghiệm thể loại cũng là một hƣớng đi đƣợc
các tác giả dấn thân. Từ đó, việc nghiên cứu cái Đẹp trong các tác phẩm văn học
rất cần đƣợc khảo sát, đối sánh trên bình diện thể loại ta có những nhìn nhận xác
đáng hơn về quá trình lao động nghệ thuật của ngƣời cầm bút.

1


1.3. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc
sinh sống. Thái Nguyên có 46 dân tộc anh em trong đó có 8 dân tộc đơng dân
nhất bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa. Các dân
tộc thiểu số với những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, độc đáo và chứa
đựng tính nhân văn cao cả. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống các
dân tộc ở tỉnh Thái Ngun đã có nhiều mặt tích cực tuy nhiên vẫn còn nhiều

điểm tồn tại dẫn đến những giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số đứng trƣớc
những nguy cơ bị mai một. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đang đƣợc đặt ra và góp phần vào sự phong phú của bản sắc văn hóa
các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học tự thân nó đã là “chuyện cũ”.
Chúng có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Xét trong mối
quan hệ giữa văn học và văn hố, có thể thấy văn học là một bộ phận của văn
hố. Ở nƣớc ta khơng ít cơng trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu bản
sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem bản sắc dân tộc nhƣ là phẩm chất của
văn học, và cũng có khơng ít những cơng trình nghiên cứu văn hoá xem trọng
dẫn liệu văn học nhƣ những dấu hiệu, những tiêu chí góp phần làm sáng tỏ đặc
điểm văn hoá, bản sắc văn hoá của dân tộc.
1.5. Chƣơng trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn (ban hành kèm theo
quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trƣởng
Bộ GD&ĐT) đã xác định môn Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông là môn học
về khoa học xã hội và nhân văn, môn học công cụ và cũng là môn học thuộc
lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ. Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề đổi mới giáo
dục, đặc biệt là đổi mới phƣơng pháp dạy và học luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc
chú trọng. Tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra thông tƣ số
32, kèm theo chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể. Ở đó nhấn mạnh, đổi
mới dạy học theo hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, tạo môi

2


trƣờng học tập và rèn luyện, giúp học sinh phát triển hài hòa về phẩm chất và
tinh thần, biết vận dụng các phƣơng pháp học tập để hoàn thiện tri thức, kĩ năng
nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, có những phẩm chất tốt đẹp
và năng lực cần thiết để xây dựng đất nƣớc trong thời đại tồn cầu hóa và cách

mạng cơng nghiệp mới. Mơn Ngữ Văn trong nhà trƣờng là môn học khoa học
xã hội và nhân văn, góp phần hình thành tƣ duy thẩm mĩ, giáo dục những phẩm
chất tốt đẹp và những năng lực cần thiết cho ngƣời học. Trong phân môn này,
dạy học đọc hiểu ln giữ vai trị quan trọng, phát huy tích cực mục tiêu cần
đạt đƣợc đối với giáo dục. Tiếp đà hiện đại hóa phƣơng pháp dạy học của nhiều
quốc gia có nền giáo dục phát triển, giáo dục Việt Nam cũng tiếp cận các
phƣơng pháp dạy học tích cực và đọc hiểu tác phẩm văn học trở thành công cụ
đắc lực để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Khơng thể quan niệm rằng
chƣơng trình Ngữ văn cấp THCS vẫn sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vị trí,
mục tiêu và quan điểm của công cuộc đổi mới giáo dục đề ra nếu trong tổng thể
không thể tách rời của khuyết đi một nội dung đã đƣợc phân bố suốt cả chƣơng
trình bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9 đó là phần Văn học địa phƣơng. Để thực
hiện đƣợc một cách hiệu quả mục tiêu đó chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá một
cách khách quan, đúng nghĩa những giá trị dân tộc đƣợc đƣa vào giảng dạy ở
trƣờng phổ thông dựa trên những cơ sở của lí thuyết mĩ học mà trung tâm là
các phạm trù thẩm mĩ và cái Đẹp.
Với những lí do nhƣ trên đã thơi thúc tơi lựa chọn “Văn học địa phương
tỉnh Thái Nguyên nhìn từ phạm trù cái Đẹp” làm đề tài cho luận văn cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Theo khảo sát, sau cơng cuộc đổi mới toàn diện của nƣớc nhà năm 1986,
khoảng 20 năm trở lại, Mĩ học trở thành một môn học cơ sở ngành quan trọng,
đƣợc giảng dạy phổ biến ở hầu hết các chƣơng trình đào tạo thuộc các ngành
Khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là khối ngành Sƣ phạm. PGS. TSKH. Đỗ
Văn Khang - nguyên chủ nhiệm bộ môn Mỹ học và Đạo đức học khoa Triết

3


học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - là ngƣời có cơng sáng lập
ra trƣờng phái mĩ học bản thể ở Việt Nam. Ông đã giành rất nhiều tâm huyết để

nghiên cứu sâu về các vấn đề lí thuyết mĩ học trong đó có phạm trù cái đẹp
nhƣ: “Mĩ học Mác- Lênin” [24] (viết chung với giáo sƣ Đỗ Huy, Nxb Đại học
và TCCN, 1984), “Lịch sử mĩ học Nguyên thủy và Cổ đại Hy Lạp” [25] ( Nxb.
Văn Hóa, 1985), “Nghệ thuật học” [26] ( Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001),
“Lịch sử Mĩ học” (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010) [27]. Từ nền tảng lý luận
ban đầu đó, các nhà nghiên cứu đã tích cực biên soạn các giáo trình nhằm cơng
bố sâu rộng và hệ thống các thành tựu mĩ học tới ngƣời học, tiêu biểu cho hoạt
động này phải kể đến giáo trình “Mĩ học đại cương” của tác giả Lê Văn
Dƣơng, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (Nxb. Giáo dục Việt Nam) [3], sách đã tái
bản 6 lần, lần gần nhất là năm 2011. Qua 6 chƣơng, giáo trình đã cung cấp hệ
thống các kiến thức cơ bản nhất về mĩ học từ đối tƣợng, đặc trƣng, vai trò của
mĩ học đến các phƣơng diện của đời sống thẩm mĩ, các quy luật của các loại
hình nghệ thuật cũng nhƣ các vấn đề về giáo dục thẩm mĩ cho con ngƣời...
Nhóm những cơng trình nghiên cứu về văn học địa phƣơng Thái Nguyên
văn hóa dân tộc ở Thái Nguyên là các luận văn thạc sĩ của Lê Thị Kim Hƣng
với đề tài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay”[22]. Với luận văn này,
tác giả đã đƣa ra thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Thái
Nguyên hiện nay và một số khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái
Nguyên hiện nay. Qua đó đƣa ra một số kiến nghị cơ bản và thiết thực nhằm
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Thái Nguyên trong giai đoạn
hiện nay. Luận văn “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc
người Tày ở Thái Nguyên hiện nay” của tiến sĩ Nguyễn Thị Nội [36] đã đánh
giá thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc ngƣời Tày ở
Thái Nguyên: những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu và hạn

4



chế, một số vấn đề đặt ra. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm
thực hiện tốt hơn quá trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc
ngƣời Tày ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Với mục đích bảo tồn và phát huy các
giá trị bản sắc trong văn hóa truyền thống của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa,
Trần Duy Tiến đã chọn vấn đề “Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên”[51] làm luận văn thạc sỹ. Bài luận tập trung phần lớn vào việc


mô tả lại đời sống xã hội về vật chất cũng nhƣ tinh thần của dân tộc Tày, sống
ở huyện Định Hóa, lấy đó làm cơ sở giúp các nhà quản lý hoạch định những
biện pháp chính sách để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của ngƣời Tày ở
huyện Định Hóa nói riêng và của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Thái Nguyên nói
chung. Luận văn “Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên” của Trần


Thị Thanh Tân [50] nhằm giới thiệu giữ gìn bảo tồn và phát huy văn học dân
tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên góp phần khẳng định nét đẹp truyền thống vốn có
của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng.
Luận văn “Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ Thái
Nguyên” của Hồ Thị Mai Hƣơng [23] đã khảo sát lại một cách tƣơng đối đầy


đủ, hệ thống chuỗi truyền thuyết về Lƣu Nhân Chú cũng đã và đang đƣợc lƣu
truyền trong nhân dân vùng Đại Từ - Thái Nguyên.
Nghiên cứu về văn học hiện đại văn học Thái Nguyên có các cơng trình
nghiên cứu nhƣ luận văn “Hình tượng nghệ thuật trong thơ nữ Thái Nguyên”
của Trịnh Văn Quỳnh [49], luận văn đã lí giải, cắt nghĩa những nét đặc trƣng
mang tính bản sắc riêng của ba nhà thơ thuộc ba thế hệ khác nhau. Luận văn
“Thế giới nghệ thuật trong thơ trẻ Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Tuyến [55]
đã tìm hiểu khái quát và chỉ ra những đặc điểm nổi bật về thế giới nghệ thuật

của các cây bút trẻ Thái Nguyên. Đồng thời chỉ ra những đóng góp của các cây
bút trẻ Thái Ngun trong q trình nỗ lực cách tân, sáng tạo trong thơ ca tỉnh
Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI và những đóng góp của họ cho thơ trẻ hiện nay.
Về văn xi có cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Giang với đề tài “

5


Truyện ngắn Thái Nguyên đầu thế kỉ XXI” [5] đã đánh giá một cách toàn diện
và sâu sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Thái Nguyên đầu
thế kỉ XXI (2000 - 2015). Bƣớc đầu nhận định, đánh giá những thành tựu và
hạn chế của văn xi Thái Ngun nói chung, truyện ngắn Thái Ngun nói
riêng trong nền văn xi khu vực miền núi phía Bắc và văn xi Việt Nam
đƣơng đại.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khai
thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa của dân tộc ở Thái Nguyên,
khai thác trên phƣơng diện phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc.
Do đó, từ chƣa có cơng trình nghiên cứu, hội thảo khoa học nào bàn về văn học
địa phƣơng Thái Nguyên nhìn từ phạm trù cái Đẹp. Đây là mảnh đất hồn tồn
trống để luận văn khai thác. Vì vậy, luận văn khơng trùng lặp với các đề tài,
cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu văn học địa phƣơng nhìn từ phạm trù cái Đẹp. Trên
cơ sở lý luận đó, luận văn khẳng định giá trị và ý nghĩa của các tác phẩm văn học
địa phƣơng Thái Nguyên đối với sự phát triển của đời sống thẩm mĩ hiện nay và
sau này. Đồng thời có cái nhìn mới mẻ, tồn diện, đúng đắn nhất về các tác phẩm
văn học địa phƣơng Thái Nguyên nhằm ứng dụng lí thuyết vào dạy - học, tiếp cận
các tác phẩm trong chƣơng trình giáo dục Ngữ văn phổ thơng hiện hành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu văn học địa phƣơng nhìn từ phạm trù thẩm mĩ nhằm những
nhiệm vụ sau đây:
Một là, hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết về mĩ học đại cƣơng và phạm
trù cái Đẹp trong nghiên cứu văn học nghệ thuật.
Hai là, vận dụng những cơ sở lý thuyết vào thực tiễn khảo sát các tác
phẩm cụ thể để tìm hiểu, khái quát và mô tả đƣợc các đặc điểm, biểu hiện của
phạm trù cái Đẹp trong các tác phẩm văn học địa phƣơng tỉnh Thái Nguyên

6


Ba là, khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái Đẹp đối với đời sống con
ngƣời, văn chƣơng nghệ thuật và văn học địa phƣơng Thái Nguyên là một kênh
giáo dục về cái Đẹp cho học sinh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu văn học địa phƣơng tỉnh
Thái Nguyên nhìn từ phạm trù cái Đẹp.
Phạm vi nghiên cứu: Do kho tàng văn học địa phƣơng Thái Nguyên
phong phú và rộng lớn nên chúng tôi chỉ tập trung khai thác phạm trù thẩm mĩ
cái Đẹp của văn học địa phƣơng Thái Nguyên dân gian và hiện đại. Luận văn đi
sâu nghiên cứu trong các cuốn sách, tập thơ sau:
- “Văn học địa phương” (2018- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên).
- “Văn học địa phương miền núi phía Bắc” của Nguyễn Đức Hạnh
(2015, Nxb Đại học Thái Nguyên).
- Các tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang: “Tể tướng Lưu Nhân Chú”
(2016- Nxb Đại học Thái Nguyên); “Thái Nguyên 1917” (2017- Nxb Đại học
Thái Nguyên).
- Các tập thơ của Võ Sa Hà: “Sóng nhạc hồn tơi” (1998 - Nxb Văn học,
Hà Nội); “Ngựa Đá” (2001- Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội); “Cánh Chim Về
Núi” (2004- Nxb Hội nhà văn, Hà Nội); “Lửa Trắng” (2009 - Nxb Lao động,

Hà Nội).
- Các tác phẩm của Vi Hồng: “Núi cỏ yêu thương” (1984 - Nxb Thanh
niên, Hà Nội); “Lòng dạ đàn bà” (1992-Nxb Thanh niên, Hà Nội); “Tháng
năm biết nói” (1993- Nxb Hội Văn học nghệ thuật Bắc Thái)
- Các tác phẩm của Ma Trƣờng Nguyên: “Rễ người dài” (1996- Nxb
Văn hóa dân tộc); “Tình xứ mây” (1993- Hội Văn nghệ Bắc Thái); “Trăng
yêu” (1993- Hội Văn nghệ Bắc Thái); “Mũi tên ám khói” (1991- Nxb Văn hóa
dân tộc Hà Nội)
- Các tác phẩm của Nguyễn Thúy Quỳnh: “Giá mà em từ chối” (2002Nxb Văn hóa dân tộc); “Mưa mùa đơng” (2004 - Nxb Hội nhà văn).

7


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu văn học địa phƣơng Thái Nguyên nhìn từ cái Đẹp luận
văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại: Thống kê, phân loại các tác phẩm có
trong chƣơng trình văn học địa phƣơng Thái Ngun đƣợc giảng dạy trong bậc
Trung học cơ sở, tần suất các phƣơng diện biểu hiện của cái Đẹp trong các tác
phẩm đó. Sau đó đối chiếu với kho tàng văn học Thái Nguyên để phân loại tác
phẩm vào những thể loại cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích
tổng hợp.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Nghiên cứu, phân tích các tƣ liệu,
giáo trình nghiên cứu, các bài viết,... có liên quan đến phạm vi luận văn. Từ đó,
rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận, lịch sử nghiên cứu về vấn đề
một cách toàn diện và đầy đủ.
- Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh: Sƣu tầm đối chiếu các chi tiết trong
các sáng tác, so sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt của cái Đẹp trong những
tác phẩm văn học địa phƣơng của các tác giả.
6. Đóng góp của đề tài

Đề tài góp phần khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái Đẹp trong các sáng tác
văn học địa phƣơng tỉnh Thái Nguyên cùng với đó góp thêm vào kho tài liệu tham
khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình học tập văn học địa phƣơng.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển
khai trong ba chƣơng:
Chƣơng 1: Phạm trù thẩm mĩ cái Đẹp và văn học địa phƣơng Thái Nguyên
Chƣơng 2: Cái Đẹp trong văn học địa phƣơng Thái Nguyên nhìn từ
phƣơng diện nội dung
Chƣơng 3: Cái Đẹp trong văn học địa phƣơng Thái Nguyên nhìn từ
phƣơng diện nghệ thuật.

8


NỘI DUNG
Chƣơng 1
PHẠM TRÙ THẨM MĨ CÁI ĐẸP VÀ VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG
THÁI NGUYÊN
1.1. Khái quát về phạm trù cái Đẹp
1.1.1. Khái niệm về cái Đẹp
Cái Đẹp đƣợc hiểu là một phạm trù thẩm mĩ. Nó sẽ biểu thị một đối
tƣợng thẩm mĩ cụ thể. Cách tiếp cận đối với mĩ học bắt đầu với một lớp các đối
tƣợng thẩm mĩ và sau đó cố gắng thể hiện tầm quan trọng của lớp đó đối với
những ngƣời phản ứng một cách có chọn lọc với nó.
Để biểu thị đối tƣợng thẩm mĩ, ngƣời ta có thể dùng nhiều phạm trù khác
nhau nhƣ cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài, cái hùng…
Tất cả đều là những phạm trù cơ bản của thẩm mĩ. Ta không thể liệt kê đƣợc




hết những phạm trù thẩm mĩ không cơ bản khác nhau, chúng đa dạng và phong
phú nhƣ chính bản thân đời sống thẩm mĩ. Ví dụ nhƣ: nét duyên, nét xinh. Nét
Đẹp ở đây không bao hàm cả nét dun và nét dun cũng khơng hồn toàn là
nét đẹp. Đối tƣợng mà thẩm mĩ nhắm đến còn là một mảnh đất bao la, xa thẳm
trƣớc những phát hiện mĩ học của ngƣời nghiên cứu. Từ đó, sau mỗi lần ta thao
túng đƣợc một phạm trù lại là một dịp giúp ta tiến gần hơn tới cái đích tƣởng
chừng nhƣ vơ hạn định của tri thức thẩm mĩ.



Nhìn chung: Phạm trù thẩm mĩ là khái niệm thể hiện nhận thức khái quát
của con ngƣời, về những hiện tƣợng thẩm mĩ trong tự nhiên, và trong xã hội, ở
con ngƣời và trong nghệ thuật. Phạm trù rộng nhất là phạm trù cái thẩm mĩ
đƣợc xác định trong sự tồn tại cụ thể của các phạm trù hẹp hơn nhƣ : cái đẹp,
cái bi, cái hài, cái cao cả, …
Có nhiều quan điểm khác nhau về cái Đẹp. Mỗi quan điểm nói về cái
Đẹp theo một cách nhìn nhận khác nhau, trong đó có ba quan điểm chính sau:

9


Quan điểm cổ điển: Quan niệm cổ điển định nghĩa cái Đẹp theo mối
quan hệ giữa tổng thể vật thể đẹp và các bộ phận của nó: các bộ phận phải đứng
đúng tỉ lệ với nhau và do đó tạo nên một tổng thể hài hịa hợp nhất. Ví dụ: Vào
thời Phục hƣng Ý, vẻ đẹp của cơ thể con ngƣời phụ thuộc vào tỉ lệ phù hợp của
các bộ phận khác nhau của cơ thể và vào sự đối xứng tổng thể. Hạn chế của
quan niệm này là khó có thể đƣa ra một mơ tả tổng qt và chi tiết về ý nghĩa
của “sự hài hòa giữa các bộ phận”. Điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng việc
xác định cái Đẹp thơng qua sự hài hịa chỉ dẫn đến việc đánh đổi một thuật ngữ

không rõ ràng cho một thuật ngữ khác. Một số nỗ lực đã đƣợc thực hiện để làm
tan biến mối nghi ngờ này bằng cách tìm kiếm các quy luật làm đẹp, nhƣ tỉ lệ
vàng. Theo đó, Alexander Baumgarten đã xem các quy luật của cái Đẹp tƣơng
đồng với các quy luật tự nhiên và tin rằng chúng có thể đƣợc khám phá thông
qua nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã thất bại và cho
đến nay vẫn chƣa có định luật hay nguyên tắc cốt lõi nào để xác định và định
mức về cái Đẹp.
Quan điểm Hedonism: Một yếu tố rất phổ biến trong nhiều quan niệm về
cái đẹp là yếu tố xét đến mối quan hệ của nó với niềm vui. Chủ nghĩa
Hedonism hay quan điểm Hedonism đề cập đến mối quan hệ này và khiến mối
quan hệ này trở thành một phần của định nghĩa về cái Đẹp bằng cách cho rằng
có một mối liên hệ cần thiết giữa niềm vui và vẻ đẹp, ví dụ: rằng đối với một
đối tƣợng đẹp là đối với nó để gây ra khoái cảm hoặc rằng trải nghiệm về vẻ
đẹp luôn đi kèm với niềm vui. Một vấn đề khác mà các lý thuyết theo chủ nghĩa
Hedonism phải đối mặt là Hedonism lấy niềm vui từ nhiều thứ không đẹp. Một
cách để giải quyết vấn đề này là liên kết cái đẹp với một loại khoái cảm đặc
biệt: thú vui thẩm mĩ hoặc không quan tâm. Một niềm vui sẽ khơng đƣợc quan
tâm nếu nó thờ ơ với sự tồn tại của vật thể đẹp đẽ hoặc nếu nó khơng nảy sinh
do một ham muốn từ trƣớc thơng qua lí luận phƣơng tiện.
10


Quan điểm khác: Nhiều quan niệm khác về cái đẹp đã đƣợc nghiên cứu
và đề xuất trong nghiên cứu về cái Đẹp. Điển hình nhƣ: G. E. Moore giải thích
vẻ đẹp xét về giá trị nội tại là "giá trị mà sự chiêm ngƣỡng trầm trồ tự nó là
tốt". Định nghĩa này kết nối vẻ đẹp với trải nghiệm trong khi quản lí để tránh
một số vấn đề thƣờng liên quan đến các vị trí chủ nghĩa chủ quan vì nó cho
phép mọi thứ có thể đẹp ngay cả khi chúng chƣa bao giờ trải qua. Một lí thuyết
chủ quan khác về cái Đẹp đến từ George Santayana, ngƣời gợi ý rằng chúng ta
nên phóng chiếu niềm vui vào những thứ mà chúng ta gọi là "đẹp". Vì vậy,

trong một quá trình giống nhƣ một sai lầm trong phạm trù, chúng ta coi niềm
vui chủ quan của mình nhƣ một thuộc tính khách quan của cái Đẹp. Chỉ có các
nhu cầu về cái đẹp, tình cảm về cái đẹp - thị hiếu về cái đẹp - lí tƣởng thẩm mĩ
về cái đẹp là đối tƣợng của mĩ học, còn các nhu cầu khác trong hoạt động xã
hội của con ngƣời là đối tƣợng nghiên cứu của các khoa học khác. Khách thể
thẩm mĩ với tính cách là đối tƣợng thẩm mĩ.
Thuật ngữ cái Đẹp đƣợc xác định là một phạm trù cơ bản, trung tâm của
Mĩ học. Để đƣa ra một định nghĩa chính xác và đầy đủ về cái Đẹp không phải
là một điều đơn giản. Lịch sử Mĩ học cho tới nay đã trải qua nhiều thời kì lịch
sử khác nhau cùng với quá trình lịch sử phát triển của nhân loại. Ở mỗi giai
đoạn, thời kì lịch sử các nhà Mĩ học đều đi tìm câu trả lời cho cái Đẹp là gì?
Ngay từ thế kỉ IVV (BCE) Aritxtốt đã nhấn mạnh “Cái Đẹp nằm trùng kích
thước trong trật tự, bởi vậy khơng có vật nào q nhỏ cũng như quá lớn có thể
coi là cái đẹp”. Trong khi đó nhà lí luận Mĩ học ngƣời Đức thế kỉ XVIIIHenden lại đƣa ra định nghĩa “cốt lõi của toàn bộ cái đẹp là chân lý, bất cứ cái
đẹp nào cũng dẫn tới chân lí và điều thiện”. Đến lƣợt C.Mác dựa trên cơ sở
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đƣa ra định nghĩa
về cái Đẹp “Súc vật chỉ nhào lặn vật chất theo thước đo và nhu cầu giống lồi
nó, cịn con người thì có thể áp dụng thước đo thích dụng cho mọi đối tượng,
do đó con người nhào lặn vật chất theo quy luật cái đẹp”. Nhƣ vậy theo quan

11


điểm của Mác nói trên thì cái Đẹp đƣợc gắn với bản chất sáng tạo của con
ngƣời với quá trình hoàn thiện, hoàn mĩ của con ngƣời, gần với sự tự sản sinh
ra chính con ngƣời.
Về cơ bản, có thể hiểu: Cái Đẹp là là một phạm trù mĩ học trung tâm, cơ
bản dùng để khái quát những giá trị xã hội tích cực của những sự vật, hiện
tƣợng trong hiện thực (tự nhiên và xã hội) có hình thức cụ thể cảm tính, đƣợc
con ngƣời xã hội cảm thụ bằng giác quan, đánh giá tƣ tƣởng tình cảm qua sự

biểu hiện niềm vui sƣớng, thú vị. Cái Đẹp, cùng với nghệ thuật và hƣơng vị, là
chủ đề chính của mĩ học, một trong những nhánh chính của triết học. Cái Đẹp
thƣờng đƣợc phân loại là một thuộc tính thẩm mĩ bên cạnh các đặc tính khác,
nhƣ duyên dáng, sang trọng hoặc siêu phàm. Là một giá trị thẩm mĩ tích cực,
cái Đẹp đối lập với cái xấu là đối trọng tiêu cực của nó. Cái Đẹp thƣờng đƣợc
coi là một trong ba khái niệm cơ bản của sự hiểu biết của con ngƣời bên cạnh
chân và thiện. Trong cuốn Mĩ học đại cƣơng của TS Đỗ Văn Khang tác giả dó
đƣa ra một định nghĩa về cái Đẹp nhƣ sau: “Cái Đẹp là phạm trù cơ bản và
trung tâm của Mĩ học dùng để chỉ thực tại thẩm mĩ khách quan. Thực tại này
chỉ chúng ta biết được nhờ hệ thống cảm nhận phổ biến có tính xã hội sâu sắc.
Dưới ánh sáng của lí tưởng thẩm mĩ chân chính, hệ thống cảm nhận thẩm mĩ
phản ánh lại thực tại cái Đẹp. Đặc trưng ngôn ngữ của sự phản ánh đó là nghệ
thuật. Cái Đẹp bắt nguồn từ cái chân thật, và cái tốt, nó tỏa chiếu bằng những
xung đột thẩm mĩ có sức hút, giúp cho con người định hướng đời sống theo luật
hoàn thiện, hoàn mĩ. Tác động của cái Đẹp là một tác động có tính thanh cao,
hài hòa biện chứng ở tự thân bên trong tâm hồn con người, bên trong xã hội
loài người” [26; tr.52]
Cái Đẹp hiện diện ở mọi nơi trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nó đƣợc



thể hiện qua hàng ngàn sự vật, hiện tƣợng, với những hình dáng, phẩm chất
kích thƣớc và màu sắc không giống nhau. Bắt đầu từ những cái đẹp của thế giới


tự nhiên do tạo hoá sinh ra nhƣ cây, cỏ, hoa lá, núi, rừng… cho đến những Đô

12



thị, những nơng thơn, những thơn xóm, căn hộ… Tất cả đều do bàn tay con


ngƣời tạo ra và ngay chính bản thân con ngƣời với những hành động, cử chỉ,
ánh mắt và lời nói đều ẩn chứa những nhân tố của phạm trù của cái Đẹp. Đặc
biệt là trong nghệ thuật, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy vô số cái Đẹp trong
những bức ảnh, tranh vẽ, những tác phẩm điêu khắc hay trong một bộ phim ,
một cuốn sách. Cái Đẹp gần gũi và gắn bó mật thiết với mỗi con ngƣời trong
cuộc sống hàng ngày. Mặc dù vậy, cái Đẹp là phạm trù phức tạp, chẳng thế mà
từ xƣa tới nay con ngƣời ta luôn gặp phải những khó khăn trong q trình tìm
ra một chân lí mang tính khái quát, phổ biến về cái đẹp. Rất khó để nhận diện
đƣợc bản chất mang tính bao quát ấy và trở ngại hơn nữa là cái đẹp khơng hồn
tồn mang tính khách quan. Khi đánh giá về cái đẹp, có một phần rất quan
trọng nếu khơng muốn nói là quyết định, ở phía chủ quan. Mà nói đến chủ quan
là nói đến những tiêu chuẩn đánh giá rất khác biệt nhau do những thƣớc đo
thực tiễn xã hội và cá nhân khơng giống nhau. Đó chính là điều lí giải vì sao
con ngƣời dù đã tốn hàng nghìn năm để tìm kiếm một khái niệm phổ biến về
cái Đẹp mà vẫn chƣa thể thỏa mãn đƣợc bằng một định nghĩa rõ ràng nào đó.



Có thể nói rằng, Cái Đẹp và nghệ thuật luôn song hành với nhau trong


suốt trƣờng kỳ lịch sử tập trung nghiên cứu. Đó là những cơ sở cho các quan
niệm mỹ học là khoa học về Cái đẹp (Baumgarten) và mỹ học là triết học về


nghệ thuật (Hegel).
1.1.2. Bản chất của cái Đẹp

Trải qua hàng ngàn năm với các trƣờng phái Mĩ học khác nhau, dƣới ánh
sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mĩ học
Mác-Lênin khẳng định rằng: “Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện
chứng giữa 02 nhân tố khách quan và chủ quan. Cái Đẹp gắn liền với ý thức
chủ quan, với sự đánh giá của con người, nhưng đó khơng phải là những ý
niệm được mang từ bên ngoài vào sự vật mà nó phải xuất phát từ cơ sở khách
quan, từ chính những phẩm chất thẩm mỹ tồn tại bên trong bản thân sự vật.”

13


Cơ sở của những quan niệm ấy khởi nguồn ngay từ chính cái đẹp khách quan,



tức là từ những thuộc tính của sự vật có khả năng gợi lên ở con ngƣời một thái
độ thẩm mĩ tích cực. Nó là màu sắc, kích thƣớc, âm thanh, , đƣờng nét và nhịp
điệu... chúng kết hợp lại theo một trật tự và tỉ lệ hài hoà đến mức toàn vẹn và
cân đối. Hài hoà là sự kết hợp thống nhất giữa yếu tố theo những tỉ lệ nhất định
hết sức uyển chuyển giữa các bộ phận, các mảng khối… Sự toàn vẹn biểu hiện


sự cân đối, tỉ lệ hoà hợp cả cái bên ngoài và yếu tố bên trong giữa chất và
lƣợng giữa hình thức và nội dung. Cấu trúc hài hồ, toàn vẹn và cân đối là


những phẩm chất quan trọng tạo nên cái đẹp . Hume quả quyết rằng : “Cái Đẹp


không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong

tâm linh người quan sát nó”. Cịn Kant thì nói một cách hình tƣợng rằng: “Cái
Đẹp khơng ở trên đơi má hồng của cô thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si
tình”. Cùng với ý tƣởng đó, Lalo viết: “Thiên nhiên chỉ đẹp trong trường hợp
sự thụ cảm thẩm mĩ cung cấp cái dẹp cho nó..., theo quan điểm mĩ học, thiên
nhiên chỉ đẹp do những gì mà nghệ thuật của chúng ta đã gửi gắm vào nó”
[27]. Thế nhƣng, bản chất của cái Đẹp lại không chỉ gắn với phẩm chất khách


quan của sự vật; hài hoà, cân đối, mực thƣớc, mà còn ẩn chứa bên trong là cả
quan niệm chủ quan của con ngƣời. Một cái Đẹp là có tính khách quan, hàm
chứa yếu tố hài hồ - toàn vẹn. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cái gì quy định và


thừa nhận tính hài hồ - tồn vẹn đối với các sự vật và hiện tƣợng của con
ngƣời. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp, Tsernushevski cho rằng:
“Cái đẹp của hiện thực khách quan là cái đẹp hoàn bị”, rằng “sự vật trong
hiện thực hiện ra trước mắt chúng ta dúng như nó tồn tại trong hiện thực, và nó
vẫn giữ y ngun tồn bộ khía cạnh vật chất của nó” [27]. Từ đó, ông đưa ra
một định nghĩa thật chí lí rằng: “Cái đẹp là cuộc sống”, “Một thực thể đẹp là
thực thể trong đó ta nhìn thấy cuộc sống dúng như quan niệm của chúng ta;
một đối tượng đẹp là một đối tượng trong đó cuộc sống được thể hiện hay là nó
nhắc ta nghĩ tới cuộc sống…”[27]. Vì đâu con ngƣời ta lại cho rằng nhƣ vậy là


hài hoà, toàn vẹn. Việc giải quyết vấn đề này đi kèm với quá trình hình thành
14


nên ý thức thẩm mĩ, chuẩn mực đánh giá cái đẹp. Việc đánh giá cái đẹp trong
quan hệ khách thể, chủ thể trƣớc tiên là một sự đánh giá phức tạp, nó đạt tới cái

chung thơng qua cái riêng. Cái Đẹp đƣợc đánh giá mang tính chủ thể và bộc lộ
qua cá nhân. Rộng hơn cái đẹp đƣợc bộc lộ qua nhóm ngƣời. Theo nguyên tắc
này, quan niệm về cái Đẹp đƣợc quy định bởi tính dân tộc. Mỗi dân tộc có lãnh
thổ riêng, ngơn ngữ, phong tục tập qn, lối sống riêng… Những sự vật, hiện


tƣợng, lí tƣởng, hành vi, nếp sống, nếp nghĩ… đƣợc xem là đẹp phụ thuộc rất
lớn vào bản sắc riêng đó. Ngồi tính dân tộc, tính giai cấp, cái đẹp cịn mang
tính nhân loại. Thể hiện những quy chuẩn chung cho mọi nhóm ngƣời, mọi dân
tộc, mọi giai cấp. Cái Đẹp mang tính nhân loại còn đƣợc thể hiện khi chủ thể
tiếp xúc với khách thể đã vƣợt qua mọi đặc tính riêng, có tính bộ phận để cùng
quy tụ và vƣơn tới những chuẩn mực chung có tính chung của tồn thể con
ngƣời. Tính thời đại của cái đẹp liên quan đến tính vĩnh hằng quy chuẩn đẹp,
chúng nằm trong mối liên hệ biện chứng. Dù là thời đại nào cũng có những quy
chuẩn cái đẹp riêng. Song cái quy chuẩn có tính thời đại đó lại cần những yếu
tố của cái chung mà mọi thời đại đều có thể chấp nhận. Bielinski đã từng thừa
nhận : “Mãnh lực của nghệ thuật là như vậy: một khn mặt tự nó khơng có gì
đặc biệt cả, qua nghệ thuật đã có một ý nghĩa chung, tất cả mọi người đều thấy
hay, và con người mà sinh thời không được ai chú ý, nhờ họa sĩ với ngịi bút
của mình đã mang lại cho người đó một cuộc đời mới, khiến bây giờ bao nhiêu
con mắt ngắm nhìn” [27]. Nhà văn Nga Pautovski cũng từng ví cơng việc sáng


tạo ra cái đẹp của ngƣời nghệ sĩ nhƣ cơng việc của ngƣời thợ kim hồn cử từng
ngày từng ngày gom nhặt những bụi vàng để đúc nên bơng hồng vàng. Trƣớc
hết chính là cái yếu tố hài hoà - toàn vẹn của cái đẹp khách quan quy định. Sau
đó đƣợc quy định bởi các tiêu chuẩn lí tƣởng mà lồi ngƣời chân chính muốn
vƣơn tới - cái tiêu chuẩn mang tính nhân văn cao cả - sự tiến bộ, sự hồn thiện,
hồn mĩ. Đây chính là ngun nhân lí giải vì sao có những cái đẹp chỉ trong
chốc lát hôm nay đẹp, nhƣng ngày mai rất có thể bị coi là xấu của một kiểu tóc,

một mốt quần áo, mốt nhà cửa. Tuy nhiên bên cạnh đó là những tác phẩm kinh


15


điển, trác tuyệt nhƣ truyện Kiều của Nguyễn Du, những vở kịch nổi tiếng của
Sechxpia (Ơtenlơ, Macbét…), những tác phẩm văn học của Victohuygo, những


kiệt tác của Moza Bettoven thì sẽ tồn tại mãi mãi trƣờng cửu với thời gian. Nhƣ
vậy, cơ sở để đánh giá một sự vật, hiện tƣợng là đẹp căn cứ theo hai hệ tiêu chí:
- Chân - Thiện - Mĩ: Trong đó: Chân - Sự đúng đắn, tính chân thực của cuộc
sống. Thiện - Tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp. Mĩ - Sự hoàn thiện, hồn mĩ. Và


tính nhân dân - dân tộc - tính nhân loại. Trong đó: Tính nhân dân: cái đẹp phải
phục vụ đại đa số nhân dân lao động nhƣ Chèo - Miền Bắc; Tuồng - miền
Trung; Cải lƣơng - Miền Nam; nhạc thính phịng, giao hƣởng - Đơ thị, thành
phố lớn. Tính dân tộc: Cái Đẹp mang đậm bản sắc dân tộc - đa nhân loại có thể


phân biệt anh là ai, thuộc dân tộc nào. Cái Đẹp mang đậm chân dung diện mạo
dân tộc, bản sắc dân tộc Việt Nam là tuồng, chèo, ca trù. Tính nhân loại: Cái


Đẹp của từng dân tộc cộng lại - cái đẹp của nhân loại.
Nhƣ vậy: Một sự vật, hiện tƣợng chƣa thể gọi là đẹp khi nó mới chỉ đáp



ứng một mặt nào đó hoặc chỉ là tính đúng đắn, chân thực của cuộc sống hay
mới chỉ đáp ứng mặt tốt đẹp của các yêu cầu nhân sinh nhƣ những hành vi đạo
đức… mà là một sự đánh giá thẩm định tổng hợp có ý nghĩa tồn vẹn: chân ”

thiện - mĩ.
1.1.3. Các lĩnh vực biểu hiện của cái Đẹp
1.1.3.1. Cái Đẹp trong tự nhiên
Vẻ đẹp đời sống mn hình vạn trạng. Đó là cái Đẹp trong thiên nhiên,
trong xã hội và bản thân chủ nhân của thiên nhiên, xã hội - con ngƣời. Thiên


nhiên là nơi khởi nguyên của cái Đẹp. Vẻ đẹp thiên nhiên là thƣớc đo đầu tiên
của vẻ đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật. Bản thân mối quan hệ mật thiết
giữa thiên nhiên và nghệ thuật đã khẳng định vai trò của cái đẹp trong tự nhiên.



Từ bao đời nay, thiên nhiên là một trong những đối tƣợng thể hiện hấp dẫn nhất
của nghệ thuật.
Nói tới cái Đẹp trong tự nhiên là nói tới những cái đẹp do tạo hố sinh ra.
Đó là những cái đẹp thuộc về thế giới vô sinh nhƣ sông, núi, biển… Nó cũng



16


bao gồm cả những cái đẹp của thế giới hữu sinh: cỏ cây, hoa lá, chim mng…
Trong đó, cái Đẹp tự nhiên của hình thể con ngƣời là một ân huệ mà tạo hoá đã
ban tặng cho con ngƣời. Đặc trƣng thẩm mĩ của cái Đẹp trong lĩnh vực này

đƣợc biểu hiện qua những thuộc tính vật chất của sự vật, hiện tƣợng nhƣ hình
dáng, màu sắc, đƣờng nét, âm thanh… đƣợc cấu tạo một cách cân đối, hài hoà
với một mức độ và tỉ lệ hợp lí, có khả năng tác động trực tiếp đến giác quan của
con ngƣời và gây nên những cảm xúc thẩm mĩ. Cái Đẹp trong tự nhiên rời rạc,
lẻ tẻ. Nhƣng nhờ có thế giới tự nhiên mà con ngƣời mới hình thành cảm xúc và
ý niệm về cái đẹp. Đây chính là nguồn cảm xúc bất tận là đề tài muôn thở cho


các nghệ sĩ sáng tạo nên các tác phẩm thi ca, nhạc, hoạ.
1.1.3.2. Cái Đẹp trong xã hội
Cái Đẹp trong xã hội vơ cùng phong phú, đó là cái đẹp trong đời sống
hàng ngày, trong lao động và trong đấu tranh. Khơng nên xem thƣờng cái Đẹp


bình dị hàng ngày của cuộc sống đời thƣờng. Một hành vi, một lối cƣ xử, một
nếp sống, một thói quen… trong gia đình và nơi cộng cộng đều cần đƣợc đánh
giá theo tiêu chuẩn của cái Đẹp.



Cái Đẹp trong xã hội cũng đƣợc thể hiện qua văn hố ứng xử - Chính là


lối sống, lối suy nghĩ, lối hoạt động. Đây là triết lí sống của con ngƣời với tự
nhiên và xã hội trong một phạm vi nhỏ gia đình (vi mơ) tới phạm vi lớn - xã
hội, cơ quan, đồn thể (vĩ mơ). Văn hoá ứng xử trong cuộc sống. Bản chất là


chữ tâm và chữ nhẫn.
Con ngƣời càng đƣợc tự do thì lao động càng không là việc làm khổ sai,

nặng nhọc. Họ tích cực tự giác cải tạo thiên nhiên vì mục đích của chính con
ngƣời. Vẻ đẹp trong lao động tạo ra những sản phẩm tinh thần cũng nhƣ vật


chất khi ấy càng có điều kiện lung linh chói sáng. Đấy là lí do giải thích vì sao
mĩ học hiện đại lại tập trung nghiên cứu mặt thẩm mĩ trong lao động nhiều đến
nhƣ vậy. Tuy nhiên, muốn vƣơn tới tự do, con ngƣời khơng chỉ cần đƣợc giải
thốt ra khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên. Nhiều thế lực và mối ràng buộc xã hội


17


khác nhau luôn đe dọa con ngƣời, khiến con ngƣời phải đứng lên giành và giữ
cuộc sống và khát vọng tự do của mình.
Vẻ đẹp nảy sinh trong quá trình và thành quả đấu tranh xã hội chân chính
xƣa nay đƣợc mĩ học đặc biệt đề cao. Vẻ đẹp không thể đứng ngoài cuộc xung
đột giữa chân và ngụy, thiện và ác, chính và tà. Đó cũng là sự khác biệt chủ yếu
giữa cái đẹp trong xã hội và cái đẹp trong thiên nhiên. Nói khác đi, nếu cái Đẹp
là một phạm trù giá trị, thì giá thị thẩm mĩ trong đời sống của con ngƣời bao
giờ cũng gắn chặt với giá trị chính trị, giá trị nhận thức và giá trị đạo đức. Cái
Đẹp không bao giờ tách ra khỏi cái tiến bộ, cái chân và cái thiện là vì thế!
Vẻ đẹp có ở khn mặt, vóc dáng, hình hài nơi con ngƣời. Câu “Cái nết
đánh chết cái đẹp” chỉ đúng khi có sự đắn đo, cân nhắc giữa “sắc” với “tài” và
“đức”. Nhìn chung, khơng một ai có trí tuệ lành mạnh tích cực lại xem nhẹ vẻ


đẹp của thân xác con ngƣời. Những trí tuệ lành mạnh tích cực đồng thời đề
cao vẻ đẹp của phẩm chất bên trong con ngƣời. Trong trƣờng hợp này, đi cùng
với cái đẹp là cái dun. Vẻ đẹp bề ngồi có thể phơi phai theo năm tháng,



riêng cái dun thì ít bị biến đổi hơn nhiều.
1.1.3.3. Cái Đẹp trong nghệ thuật
Cái Đẹp trong nghệ thuật chứa đựng những nét chủ yếu và đặc sắc của
cái đẹp khách quan ngoài cuộc sống, bao qt đƣợc tính thời gian, tính khơng
gian… cái Đẹp trong nghệ thuật cũng là cái gắn liền với mọi chiều sâu thẩm mĩ
chƣa đƣợc ý thức rõ ràng; vốn mang tính khát vọng căng thẳng đƣợc yêu cầu
giải đáp.
Cái Đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp tồn tại trong các tác phẩm nghệ thuật
của 7 loại hình do ngƣời nghệ sĩ sáng tạo ra. Nét đặc trƣng của cái đẹp trong
nghệ thuật là tính điển hình. Nhờ tính điển hình mà cái đẹp trong nghệ thuật có


thể sống mãi cùng thời gian, có khả năng đem lại niềm vui, sự thích thú cho
mn ngƣời. Trong khi cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội không chỉ


là cái Đẹp nhất thời, sẽ thay đổi và tàn phai theo năm tháng.

18


Một đặc điểm khác làm cho cái Đẹp trong nghệ thuật không đồng nhất
với cái Đẹp trong tự nhiên và cũng khác cái Đẹp trong sản phẩm do con ngƣời


làm ra - đó là tính biểu cảm của cái Đẹp trong nghệ thuật. Nhờ tính biểu cảm,
chỉ một đơi câu, ta có thể cảm nhận hàng loạt những bức tranh, những giá trị
đằng sau những câu văn, câu thơ đó. Nói cách khác, nghệ sĩ đã thổi hồn mình

vào đối tƣợng, làm cho cái đẹp khi đƣợc mô tả, tái hiện thì cũng gắn liền với nó


là một thái độ, một cảm xúc tình cảm của ngƣời nghệ sĩ.
Với tƣ cách là thành quả sáng tạo có định hƣớng của ngƣời nghệ sĩ bao
giờ cái Đẹp nghệ thuật cũng là tín hiệu thẩm mĩ đặc biệt. Ở đó đƣợc tập trung


cao độ đời sống tinh thần của lồi ngƣời, nó đƣợc sử dụng và phản chiếu bởi
muôn vàn màu sắc cuộc sống. Nó mang ƣớc mơ, lí tƣởng, ý chí lồi ngƣời tiến
bộ. Cho nên nó có sức mạnh to lớn, trong nhận thức cải tạo thế giới, vƣơn tới


sự hồn thiện thế giới vơ cùng sinh động đó của con ngƣời.
Nhƣ vậy, tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội và con ngƣời đƣợc tập
trung trong nghệ thuật - nơi hội tụ của cái đẹp. Đã đành ở đâu và trong bất cứ
lãnh vực nào, con ngƣời cũng mong muốn “sáng tạo theo quy luật của cái
đẹp”. Song chỉ trong nghệ thuật, con ngƣời mới có dịp tiếp xúc với cái đẹp rõ


rệt và thƣờng xuyên hơn cả. Vì đây là một lĩnh vực sản sinh ra cái đẹp một cách
có ý thức nhất, chuyên biệt nhất. Cái Đẹp trong tác phẩm nghệ thuật mang vẻ
hoàn thiện, đẹp cả về nội dung lẫn hình thức.



1.2. Văn học địa phƣơng nhìn từ phạm trù cái Đẹp
1.2.1. Văn hóa các dân tộc Thái Nguyên - môi trường sáng tạo của văn học
địa phương
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam bao

gồm tất cả bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nƣớc Việt Nam. Tính


thống nhất ấy khơng chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể đóng góp
vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện khơng đánh
mất bản sắc văn hóa tộc ngƣời. Nền văn hóa này đã chịu đựng đƣợc sự thử

19


×