Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bỏ qua nỗi sợ hãi vì da chàm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.53 KB, 7 trang )

Bỏ qua nỗi sợ hãi vì da chàm
Với những bạn gái bị chàm, một loại bệnh viêm da phổ biến trên thế giới và
chiếm đến 25% các bệnh về da tại Việt Nam, việc dưỡng da và trang điểm
trở thành một vấn đề đau đầu. Hãy lắng nghe những lời khuyên cách làm
đẹp an toàn.


Chàm (eczema) là bệnh rất phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh này lên đến 10% dân số thế giới và có xu hướng
ngày càng tăng. Với những quốc gia ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ này cao hơn so
với các khu vực khác. Mọi dạng chàm đều do viêm da, nhưng không lây
truyền. Khi bị chàm, da mặt bạn trở nên rất nhạy cảm. Nếu không chọn đúng
sản phẩm chăm sóc, bạn sẽ khiến việc làm đẹp bị phản tác dụng.
Biểu hiện

Nhiều mụn nước nhỏ tập trung thành cụm trên nền da đỏ sau đó chúng vỡ ra,
đóng mày rồi tróc vảy và tái phát nhiều lần. Chàm có thể xuất hiện bất cứ
đâu, nhất là ở những vùng khó che giấu như trán, má, cánh mũi, kẽ móng
tay… Đặc biệt, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn ngứa dữ dội. Nếu gãi hay
chà xát phần da này, bạn dễ làm vỡ các mụn nước gây bội nhiễm hoặc nấm
làm vết thương nặng thêm và ngứa… mất kiểm soát.
Chàm có thể được chữa lành và không gây nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng
là căn bệnh cực kỳ khó chịu. Trong giai đoạn bệnh mới phát, bạn sẽ có cảm
giác chẳng khác nào bị hành hạ như ngứa ngáy, da sưng và tấy đỏ, mẫn cảm
với nhiều loại mỹ phẩm thông thường, thậm chí cả với sữa rửa mặt hay
dùng. Muốn điều trị dứt điểm, bạn phải truy ra căn nguyên của nó.
Nguyên nhân
Bệnh chàm có rất nhiều nguyên nhân phức tạp và khó xác định. Nó thường
xảy ra với những người có cơ địa đặc biệt, dễ dị ứng. Nhưng nhìn chung, căn
bệnh này phát sinh do các yếu tố sau:


1- Cơ địa: Do yếu tố di truyền quyết định. Một số bạn đã “bén duyên” với
căn bệnh này ngay từ lúc mới chào đời. Một số khác mắc bệnh khi đã trưởng
thành do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh…
2- Môi trường ngoài: Nguyên nhân khá phổ biến “đưa đường dẫn lối” cho
căn bệnh này “ghé thăm” là do bạn dị ứng với các hoá chất có trong thuốc,
mỹ phẩm, môi trường làm việc hay một số loại thực phẩm như tôm, cua,
nhộng… Thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh như mặc quần áo ẩm ướt,
quá chật, nhất là đồ lót, khiến cho da thường xuyên bị cọ xát cũng làm tăng
nguy cơ gây bệnh.
3- Yếu tố tâm lý: Một số yếu tố như stress, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn
trong gia đình, ức chế tâm lý cũng là những nguyên nhân dẫn dắt cho bệnh
chàm “ghé thăm” bạn.
Điều trị

Để chữa bệnh chàm hiệu quả, bạn cần có sự kiên nhẫn. Khi sử dụng thuốc
bôi có chứa corticoide, bạn cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc
cho kết quả nhanh nhưng nếu bôi liên tục trong 7 ngày, có thể bạn sẽ lệ
thuộc nó suốt đời. Lưu ý, đây là thuốc kê theo đơn, không được dùng tự do,
vì tai biến do corticoide rất nặng và khó phục hồi.
Những loại kem có chiết xuất từ cây cỏ thiên nhiên như cúc la mã, cam thảo,
hoa cây phỉ… có khả năng giảm các triệu chứng do da bị tổn thương, tấy đỏ,
sưng, ngứa. Vì vậy, bạn có thể chọn các loại này dùng trong việc hỗ trợ điều
trị.Bên cạnh đó, nhịp sinh hoạt và làm việc điều độ cũng giúp ích rất nhiều.
Bạn nên giữ sức khoẻ tốt và tinh thần thoải mái để tăng đề kháng cho cơ thể,
giảm nguy cơ bệnh chàm ghé thăm lần nữa.
Chăm sóc da sau điều trị

Lưu ý mỹ phẩm: Mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay dược mỹ phẩm là
ưu tiên số 1, bởi chúng không chứa những thành phần kích ứng da. Nếu thấy
từ “noncomedogenic” in trên nhãn, bạn có thể tin tưởng sản phẩm này không

gây mụn và dị ứng. Một thành phần khác có lợi cho da là axit hyaluronic có
trong một số loại son môi và kem dưỡng da, giúp làm ẩm hiệu quả không
gây tác dụng phụ.
Dưỡng da: Nếu là da dầu, hãy dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Da khô hay da
thường chỉ nên rửa mặt với nước. Làm ẩm da là chìa khoá giúp bạn cải thiện
tình trạng da bị chàm. Hãy dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt và
đừng ngại dùng nhiều lần trong ngày.Nếu bạn kết hợp với kem điều trị
corticoide, hiệu quả điều trị sẽ tăng lên nhiều lần. Tuy nhiên, bạn phải dùng
theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Hạn chế tẩy tế bào chết vì sẽ làm tổn thương
vùng da bị chàm, khiến chúng tróc vảy hoặc tệ hơn sẽ chảy máu, tạo cơ hội
cho vi khuẩn xâm nhập.
Chú ý: Không sử dụng các mỹ phẩm có chứa lanolin, hương liệu, retinol,
axit alpha hydroxy, axit salicylic, propylene glycol, sodium hydroxide,
sodium lauryl sulfate.
Kem dưỡng da của bạn nên có: Ceramide giúp dưỡng ẩm, khôi phục tế bào
tổn thương; petrolatum (Vaseline), loại kem không có chất bảo quản hay
hương liệu; và bơ ca cao chứa các chất chống oxy hoá, làm mới các tế bào,
giúp mảng da viêm mau lành hơn.
Trang điểm

Làm ẩm da trước khi trang điểm: Điều này giúp bạn bảo vệ phần da bị
chàm khỏi tróc vảy. Hãy nhớ rằng da được làm ẩm sẽ có thêm một lớp màng
bảo vệ và giảm kích ứng từ mỹ phẩm trang điểm.
Phấn nền: Được xem là thử thách nhất đối với bạn, bởi lẽ muốn che đi
những mảng đỏ, mọi người thường có xu hướng dùng thật nhiều phấn nền.
Điều này khiến da trở nên dày, mảng da bị viêm trầm trọng hơn. Bạn hãy
dùng kem lót màu xanh, sau đó thoa lên một lớp phần nền mỏng để che
khuyết điểm. Đối với da màu sậm, bạn có thể sử dụng kem lót có màu vàng.
Eye shadow: Người mắc bệnh chàm thường có vùng da quanh mắt bị khô,
nên việc bôi bóng mắt rất khó khăn. Hãy sử dụng những sản phẩm màu mắt

nước để vừa làm ẩm da vừa dễ tẩy trang. Đừng dùng những màu kim tuyến
hay có ánh ngọc trai nếu mắt bạn đang bị viêm. Khi trang điểm bóng mắt,
bạn nên tránh kéo căng da.

×