Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh nhồi máu cơ tim potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.08 KB, 3 trang )

Bệnh nhồi máu cơ tim
Trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do bệnh nhồi máu
cơ tim, trong đó 25 % chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh.
Trong vòng năm sau đó chết thêm 5 % – 10 % nữa.

<! [endif] >
1.Dịch tễ:
Hungari là nước được xếp thứ 10 trên thế giới về bệnh nhồi máu
cơ tim. Tuy chỉ có 10 triệu dân mà mỗi năm có 25.000 người.
Hungari bị nhồi máu cơ tim mới (không kể những trường hợp
nhồi máu cơ tim cũ). Cũng ở nước này, tỷ lệ tử vong do các
bệnh tim mạch chiếm 47 % tổng số tử vong chung, trong đó
60 % tử vong do bệnh động mạch vành mà hàng đầu là nhồi
máu cơ tim.
Hai nhóm nghiên cứu Baltimore và Framingham của Mỹ đã mổ
tử thi trên một nghìn trường hợp đột tử, 20 % – 51 % nam giới ở
độ tuổi 35–54 đột tử do nhồi máu cơ tim, 6 % – 10 % phụ nữ ở
độ tuổi này đột tử vì nhồi máu cơ tim[1
 Béo phì,
 Rối loạn lipid máu,
 hút thuốc lá
 Tăng huyết áp,
 Đái tháo đường,
 Gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm trước tuổi 60.
Có vài trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ở người trẻ hoặc
người không hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
2. Những biểu hiện của nhồi máu cơ tim :
Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim
là:
 Đau ngực: với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa
ngực, diễn ra trong khoảng 5–15 phút (khác về thời hạn và


độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá
1 giờ.
 Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh
tay, đặc biệt là tay trái.
 Các triệu chứng phụ như: vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt,
bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.
Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ
ràng như tiêu chảy, đau bụng, hoặc chẳng hề có triệu chứng
(nhồi máu cơ tim thầm lặng – thấy nhiều trong các bệnh nhân
đái tháo đường), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến
chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ …
3. Cấp cứu
Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực cần được điều trị trong
phòng cấp cứu.
 Dưỡng khí oxygen
 Điện tâm đồ
 Aspirin: thuốc này có cộng dụng làm loãng máu và làm
giảm sự tăng trưởng của cục máu đông.
 Glyceryl trinitrate: thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh
nhân – có nhiều tác dụng: làm thư giãn mạch máu (tăng
đường kính mạch máu dễ cho máu đi qua chỗ nghẽn, giảm
lượng máu trở về tim phải (bớt công việc cho tim –
preload), giảm huyết áp (dễ cho tim thất trái bơm máu ra –
afterload)
 Chống đau: morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh
nhân bớt sợ hãi (giảm adrenaline, giảm độ nhịp tim, bớt
công việc cho tim)
 Theo dõi biến chứng: loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.
4. Điều trị :
Làm thông động mạch vành tim

 Thuốc làm tan cục máu đông (thrombolysis)
 Thò ống thông vào động mạch vành tim, làm nông mạch,
phá vỡ cục máu đông và mảng xơ vữa, đồng thời có thể
nhét ống căng mạch (cardiac catherization & angioplasty
+/- stent).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×