Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.78 KB, 3 trang )
Dị tật bẩm sinh ở mắt
Có rất nhiều nguyên nhân gây các di tật bẩm sinh ở mắt
như yếu tố di truyền, bất thường trong quá trình phát
triển bào thai, môi trường. Tuy nhiên nhiều trường hợp
chỉ được khám và điều trị khi trẻ đã lớn do vậy kết quả
điều trị không đạt được theo ý muốn. Hơn nữa trong
một số trường hợp các bác sỹ nhãn khoa và nhi khoa chỉ
có thể tư vấn về giải phẫu thẩm mỹ, hướng nghiệp, di
truyền… Các dị tật bẩm sinh-di truyền của mắt thường
không chỉ xuất hiện riêng lẻ mà còn có thể xuất hiện
cùng nhau và phối hợp với các hội chứng bất thường
với các bộ phận khác của cơ thể.
Các dị tật bẩm sinh về nhãn cầu có thể gặp là tật không có
nhãn cầu, tật nhãn cầu nhỏ … Các dị tật này có thể phát
hiện trên siêu âm ở tuần thứ 16- tuần thứ 22 của thai kỳ.
Các dị tật bẩm sinh ở mi mắt thường do bất thường xảy ra
trong giai đoạn phôi thai hình thành mi mắt. Dị tật mi hay
gặp là khuyết mi, sụp mi, hẹp khe mi, bẹt mi, quặm mi.
Các dị tật này có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật tạo
hình mi mắt.
Các dị tật của đường dẫn nước mắt như không có điểm lệ,
dò lệ đạo, lạc chỗ điểm lệ.
Những dị tật bẩm sinh hay gặp nhất là dị tật tại nhãn cầu
bao gồm là đục giác mạc, đục thể thuỷ tinh, glocom và
những bất thường của dịch kính. Biểu hiện chính của
những dị tật này là ánh đồng tử trắng, nhìn kém, sợ ánh
sáng, lác hay rung giật nhãn cầu. Việc điều trị các bệnh lý
này phụ thuộc vào mức độ bệnh, nhiều tổn thương phối
hợp hay không, trẻ được phát hiện và điều trị sớm hay