Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Điều trị thoát vị bẹn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.52 KB, 3 trang )

Điều trị thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng trong ổ bụng rời
khỏi vị trí chui qua ống bẹn tụt xuống dưới, thường
hay gặp ở trẻ nam hơn trẻ nữ…

1. Triệu chứng:
- Có thể xuất hiện sớm ngay sau sinh hoặc sau vài
ba tuổi mới xuất hiện.
- Có hiện tượng căng phồng, gây đau, khó chịu,
nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi quai ruột. Hiện
tượng như thế hay gặp nhất là ở các cháu hiếu động
do chạy nhảy nhiều, mạnh hoặc ở trẻ ho sặc sụa,
cười nhiều Nói chung thoát vị bẹn thường gặp một
bên, cũng có trường hợp thoát vị bẹn cùng một lúc
cả hai bên, người ta gọi là thoát vị đôi.
Trong trường hợp thoát vị bẹn (bìu) không tự lên
được (thoát vị bẹn nghẹt) thì hiện tượng các tạng tụt
xuống càng lúc càng rõ: căng phồng, đau, đối với trẻ
sẽ quấy khóc nhiều. Toàn bộ bụng có thể đau quặn
từng cơn, nhìn có thể thấy các quai ruột nổi lên, kèm
theo có thể buồn nôn hoặc nôn, đôi khi thấy bụng
càng lúc càng trướng Nếu thoát vị bẹn nghẹt là
quai ruột thì nguy cơ tắc ruột và hoại tử rất có thể
xảy ra.
2. Phương pháp điều trị:
Điều trị thoát vị bẹn không có cách nào khác là phải
mổ. Thời gian gây mê hay gây tê tủy sống để mổ
cũng chỉ mất chừng 30-35 phút. Các bác sĩ sẽ làm
việc “vá” lỗ hổng ở thành bụng hoặc mổ đặt mảnh
ghép polypropylene theo kỹ thuật Lichteinstein (qua
ngã trước) để từ đó trở đi mô ruột không có cơ may


chui vào nữa. Việc hồi phục sau khi phẫu thuật chỉ
trong vòng 2-3 ngày là xuất viện. Sau đó ba của bạn
có thể đi lại chậm rãi khoảng 2 tuần là mọi chuyện
“êm”. Nếu đặt mảnh ghép polypropylene theo kỹ
thuật Lichteinstein thì cơ không bị kéo căng, sau mổ
sẽ ít đau hơn…
Thoát vị bẹn rất hay gặp ở trẻ nhỏ bởi vậy trong quá
trình chăm sóc trẻ cần chú ý những dấu hiệu trên để
đưa trẻ đi khám kịp thời phòng tình trạng hoại tử
ruột hoặc thoát vị nghẹt

×