Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân cắt túi mật docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.53 KB, 3 trang )

Dinh dưỡng cho bệnh nhân
cắt túi mật
Sau khi cắt túi mật khả năng tiêu hóa và hấp thu một số
chất dinh dưỡng của bạn sẽ kém đi. Vậy bạn nên và
không nên ăn những loại thực phẩm nào?


Trong cơ thể, gan sản xuất mật và chuyển xuống ống mật
và dự trữ ở túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển
dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn.
Chức năng quan trọng nhất của mật là giúp cho quá trình
tiêu hóa và hấp thu chất béo cũng như các vitamin tan
trong chất béo như vitamin A, D, K, E và carotene.
Túi mật thường bị cắt bỏ khi bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn
tính, có sỏi quá to gây đau hoặc tắc đường mật. Khi túi
mật bị cắt bỏ, lượng mật bài xuất vào đường tiêu hóa
trong mỗi bữa ăn bị giảm sút, do dịch mật sẽ được đổ trực
tiếp từ gan xuống tá tràng, do đó làm giảm khả năng tiêu
hóa chất béo. Vì vậy, ăn nhiều chất béo trong cùng một
lúc sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Dinh dưỡng
Người bị cắt túi mật nên ăn nhiều bữa hơn,chia làm nhiều
bữa nhỏ, thức ăn mềm, dễ tiêu, không nên nhịn bữa sáng,
giảm lượng chất béo trong mỗi bữa ăn.
Gảm mỡ: Hạn chế các loại chất béo khó tiêu hóa như mỡ
lợn, trâu, bò, lòng đỏ trứng…và các thực phẩm chứa
nhiều Cholesterol như phủ tạng động vật. Thay thế bằng
dầu thực vật, dầu lạc, dầu mè…
Tăng đạm: Để tăng bảo vệ tế bào gan đã bị tổn thương,
chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
Giàu đường bột: Thức ăn này đễ tiêu lại không ảnh hưởng


đến mật. Như khoai lang, khoai tây, các loại bánh kẹo ít
trứng bơ…
Giàu vitamin nhóm C và nhóm B (tăng chuyển hóa chất
mỡ và đường bột). Nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa
quả tươi nhằm cung cấp vitamin, bổ sung chất xơ giúp
tiêu hóa tốt chống táo bón.
Không nên dùng các chất kích thích như: Rượu bia, thuốc
lá, trà, cà phê, cacao, chocolate…
Thực phẩm nên dùng: Các loại thịt nạc như thịt thăn lợn,
thịt bò, cá quả, cá chép… Các loại đậu đỗ như đậu tương,
đậu xanh, đậu đen… Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật
như nghệ, lá chanh
Người cắt bỏ túi mật không có nghĩa là sẽ không bị sỏi
đường mật hoặc viêm nhiễm đường mật. Để dự phòng
viêm nhiễm hoặc sỏi tái phát, cần thực hiện ăn chín, uống
sôi, uống thuốc tẩy giun 6 tháng một lần (để dự phòng
loại sỏi do giun).

×