Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm thế nào để phát hiện ung thư tinh hoàn ? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.36 KB, 4 trang )

Làm thế nào để phát hiện ung thư tinh
hoàn ?
Ung thư tinh hoàn là bệnh phổ biến ở những người đàn ông ở độ
tuổi từ 20 đến 34 và được xem là một trong những loại bệnh ung
thư có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện sớm


1. Làm thế nào để phát hiện ung thư tinh hoàn ?
- Để có thể phát hiện ung thư tinh hoàn, cách tốt nhất là biết tự
phát hiện. Tinh hoàn bình thường của người trưởng thành chỉ to
bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn. Sau khi
tắm nước nóng, sờ nắn nhẹ nhàng tinh hoàn nếu thấy đau, có u
nhỏ hay không nhẵn thì nên đi khám để được thầy thuốc xác
định.
- Ung thư tinh hoàn phát triển từ những tế bào của tinh hoàn, là
bệnh lý của nam giới trẻ, ở độ tuổi từ 15-30. Những điều kiện
thuận lợi để ung thư tinh hoàn phát triển là:
 Gia đình có tiền sử ung thư
 Tinh hoàn không xuống bìu trong tuổi thiếu niên
 Tinh hoàn đã bị chấn thương
 Viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì
 Người mẹ đã được điều trị bằng hormon trước khi sinh.
- Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu
gì đặc biệt, chỉ thấy tinh hoàn to và rắn khi sờ nắn bằng mấy đầu
ngón tay, cũng có thể không đau hoặc hơi đau. Đôi khi có thêm
cảm giác nằng nặng ở bìu, gai sốt và hơi đau ở vú.
2. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
- Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư tinh hoàn đều được
phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu các bác sĩ
chuyên khoa yêu cầu bạn tiến hành kiểm tra tinh hoàn thì những
test sau có thể xác định chính xác tình trang hiện tại của bạn:


 Siêu âm tinh hoàn.
 Chụp cắt lớp (chụp CT).
 Kiểm tra các chất chỉ thị ung thư thông qua xét nghiệm
máu.
- Nếu các kiểm tra trên cho thấy tinh hoàn có khối u thì bước
tiếp theo mà các bác sĩ sẽ làm là tiến hành sinh thiết tinh hoàn.
Thông qua việc quan sát các mẫu mô lấy từ tinh hoàn, các bác sĩ
sẽ xác định được khối u trong cơ thể bạn là lành tính hay ác tính
và đề ra biện pháp chữa trị thích hợp. Đối với những bệnh nhân
đã xác định là bị ung thư tinh hoàn thì cần phải được phẫu thuật
ngay vì việc sinh thiết sẽ khiến cho các tế bào ung thư di căn rất
nhanh.
3. Điều trị ung thư tinh hoàn
Quá trình điểu trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng
bệnh nhân, nhưng những phương pháp chính dùng để điều trị
ung thư tinh hoàn gồm có:
 Cắt bỏ toàn bộ phần bị ung thư.
 Tiến hành hóa trị để tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư còn
xót lại.
 Xạ trị nhằm làm giảm kích thước ung thư trước khi giải
phẫu hay tiêu diệt những tế bào ung thư xót lại sau cuộc
giải phẫu.
Các nhà khoa học cho rằng ung thư tinh hoàn là một loại ung
thư có thể chữa trị được cho dù được phát hiện sớm hay muộn;
và đối với hầu hết các trường hợp phải phẫu thuật thì việc cắt bỏ
‘tinh hoàn’ hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng làm
chồng, vì vậy các quý ông không cần lo lắng về vấn đề này.

Sau khi cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư, một số người đã chọn giải
pháp cấy tinh hoàn giả vào trong bìu để bộ phận sinh dục ngoài

trông được tự nhiên.

Không giống như các loại ung thư khác, các tế bào ung thư tinh
hoàn phát triển chậm và phản ứng theo hướng tốt khi được hóa
trị và xạ trị. Tuy nhiên các phương pháp này có thể gây ra tác
dụng phụ và những tác dụng phụ này sẽ kéo dài trong suốt quá
trình điều trị.
4. Phòng bệnh
- Để phòng là cần tập thói quen tự kiểm tra tinh hoàn ít nhất
mỗi tháng 1 lần, nếu thấy có cục cứng dù có vẻ nhỏ cũng cần
được thầy thuốc chuyên khoa về các vấn đề tiết niệu và sinh dục
khám. Mào tinh sưng ít thường không nguy hiểm nhưng có cục
cứng ở tinh hoàn thì không bao giờ vô hại và hầu hết những
trường hợp sưng đều cần được làm sinh thiết (lấy một ít mô tinh
hoàn để xét nghiệm xem có bị ung thư không).

×