Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Xác định cấu trúc hoá học và hoạt tính sinh học của hợp chất tinh khiết phân lập từ lá loài aralia armata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM HUỲNH KHÁNH DUY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA HỢP CHẤT TINH KHIẾT PHÂN LẬP
TỪ LÁ LOÀI ARALIA ARMATA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2023
Tác giả

Phạm Huỳnh Khánh Duy


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành bài khố luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ
bảo rất tận tình từ cơ TS. Đỗ Thị Th Vân. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ.


Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Hồng Chương, các chị lớp 18SHH
trong nhóm nghiên cứu và các anh chị cơng tác tại phịng thí nghiệm trường Đại học
Duy Tân đã hỗ trợ kiến thức, cơ sở vật chất và đồng hành cùng em trong suốt quá trình
2 năm làm nghiên cứu này.
Mình cũng xin được cảm ơn những người bạn lớp 19SHH đã hỗ trợ mình trong các
cơng tác chuẩn bị mẫu đầy khó khăn và cũng như các công đoạn khác của quá trình
nghiên cứu.
Bài báo cáo của em mặc dù đã cố gắng chuẩn bị chỉn chu hết mức nhưng vẫn không
thể tránh khỏi những sai sót. Em xin phép được nhận những lời nhận xét, góp ý từ thầy
cơ để có thể hoàn thiện hơn cũng như làm nền tảng cho các nghiên cứu của em sau này.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc
sống cũng như trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÍ HIỆU:
d

: Doublet (NMR)

dd

: Doublet of doublet (NMR)

J(Hz)

: Hằng số tương tác (NMR)

Rf


: Retention factor

m

: Multiplet (NMR)

s

: Singlet (NMR)

t

: Triplet (NMR)

ppm

: Parts per million (mg/kg)

ppb

: Parts per billion (µg/kg)

δ

: Độ chuyển dịch hóa học (NMR)

L

: Chiều cao cột sắc ký


D

: Đường kính cột sắc ký

CÁC DỊNG TẾ BÀO
HepG2

: Human hepatoma (Ung thư gan người)

KB

: Human epidermoid carcinoma (Ung thư biểu mô)

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NMR

: Nuclear magnetic resonance

1

H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance

13

C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

IC50

: Half maximal inhibitory concentration


DMSO

: Dimethyl sunfoxide

DEPT

: Distortionless enhancement by polarisation transfer

HMBC

: Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HSQC

: Heteronuclear Single Quantum Corelation

HMQC

: Heteronuclear Multiple Quantum Coherence

EI-MS

: Electron Impact Ionization Mass Spectroscopy

ESI-MS : Electron Spray Ionization Mass Spectroscopy
TMS

: Tetrametylsilan


MTT

: 3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyltetrazolium bromide


SRB

: Sulforhodamine B

UV

: Ultraviolet

TCA

: Trichloroacetic acid

CH2Cl2

: Dichloromethane

EtOAc

: Ethyl acetat

MeOH

: Methanol

CHCl3


: Chloroform

TLC

: Thin Layer Chromatography

CC

: Column Chromatography

HEPES

: 4-(2-hydroxyethyl)-1-piperazineethanesulfonic acid

DMEM

: Dulbecco's Modified Eagle Medium

WHO

: World Health Organization

IARC

: International Agency for Research on Cancer


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu


Tên bảng

Trang

bảng
1.1

Phân loại khoa học lồi Aralia armata

5

1.2

Các nhóm thế tương ứng vưới các hợp chất từ 1 – 15 của Mei

9

Hu
3.1

Số liệu phổ NMR của hợp chất 2AAL và calendasaponin C

30

3.2

Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất 2AAL

37



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
1.1

Hợp chất stipuleanoside

7

1.2

Các hợp chất phân lập được của tác giả Nguyễn Thị Ngân

7

1.3

Cấu trúc hoá học của Aramatosides A và B

8

1.4


Cấu trúc hoá học của Aramatosides C và D

8

1.5

Bộ khung cấu trúc hoá học của các hợp chất từ 1 – 15 của

9

Mei Hu
1.6

Các hợp chất 16 và 17 của nhóm tác giả Mei Hu

10

1.7

Các hợp chất phân lập được của nhóm tác giả Hui Miao

10

2.1

Mẫu lá loài Aralia Armata

17

2.2


Sự biến đổi của hợp chất MTT thành formazan

24

2.3

Sơ đồ tạo các cao chiết từ lá Aralia armata

26

2.4

Sơ đồ phân lập hợp chất từ phân đoạn nước của lá Aralia

27

armata
3.1

Cấu trúc hóa học của hợp chất 2AAL

31

3.2

Các tương tác HMBC chính của hợp chất 2AAL

32


3.3

Phổ HR-ESI-MS của hợp chất 2AAL

32

3.4

Phổ 1H-NMR của hợp chất 2AAL

33

3.5

Phổ 13C-NMR của hợp chất 2AAL

34

3.6

Phổ DEPT của hợp chất 2AAL

35

3.7

Phổ HSQC của hợp chất 2AAL

36


3.8

Phổ HMBC của hợp chất 2AAL

36


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................... 2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 3
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................................................... 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ LOÀI ARALIA ARMATA ......................................................................................... 4
1.1.1. Họ Araliaceae và chi Aralia ......................................................................................................... 4
1.1.2. Tên gọi và phân loại ..................................................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm sinh thái ........................................................................................................................ 5
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HỐ HỌC CỦA LỒI ARALIA ARMATA.......... 6
1.2.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................................................................. 6
1.2.2. Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................................................... 8
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI
ARALIA VÀ CỦA LOÀI ARALIA ARMATA ........................................................................................ 11
1.3.1. Hoạt tính sinh học của một số lồi thuộc chi Aralia ................................................................... 11
1.3.2. Hoạt tính sinh học của loài Aralia armata .................................................................................. 13
1.3.3. Tác dụng trong Y học cổ truyền và dân gian của loài Aralia armata ......................................... 15
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ................... 17

2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ .................................................................................. 17
2.1.1. Nguyên liệu................................................................................................................................. 17
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị ...................................................................................................... 17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 18
2.2.1. Thu nhận và xử lý mẫu thực nghiệm .......................................................................................... 18
2.2.1. Phương pháp chiết mẫu, phân lập và tinh chế hợp chất hóa học ................................................ 20
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của hợp chất ................................................................ 22
2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư ............................................................ 24
2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..................................................................................................... 25
2.3.1. Phương pháp thu nhận và xử lý mẫu thực nghiệm ..................................................................... 25
2.3.2. Phân lập hợp chất hóa học từ lá loài Aralia armata ................................................................... 25
2.3.3. Thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư ......................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................. 29
3.1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ DỮ KIỆN PHỔ CỦA HỢP CHẤT HÓA HỌC ĐÃ PHÂN LẬP (HỢP
CHẤT 2AAL) ........................................................................................................................................... 29
3.2. XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP ....................................... 29
3.3. KẾT QUẢ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ IN VITRO CỦA HỢP CHẤT HÓA HỌC
.................................................................................................................................................................. 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 39


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay thế giới ngày càng phát triển, khoa học công nghệ cũng ngày càng tiên tiến,
kéo theo đó bệnh tật cũng ngày càng nhiều và trở nên nguy hiểm. Do vậy, con người
cũng chú trọng đến sức khỏe của mình hơn. Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu ung
thư quốc tế (IARC) vào năm 2018, Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mắc mới

(chiếm 0,17% dân số), số ca tử vong ước tính là khoảng 115.000 người (chiếm 0,12%
dân số) và dự kiến con số này sẽ vượt 200.000 người vào năm 2020. Để ngăn ngừa được
căn bệnh hiểm nghèo này các nhà khoa học khơng ngừng nghiên cứu, tìm ra các loại
thuốc cũng như phương pháp điều trị. Hiện nay, ngoài việc nghiên cứu bằng cách tổng
hợp để tạo ra thuốc thì chúng ta cịn có thể ứng dụng các thiết bị hiện đại để chiết tách,
phân lập các hợp chất có hoạt tính từ thực vật để làm thuốc chữa bệnh.
Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu ái với một hệ sinh
thái thực vật đa dạng và phong phú. Khơng chỉ có vai trị là lá phổi xanh điều hồ khí
hậu, hệ thực vật cịn là một nguồn tài nguyên to lớn đặc biệt là trong lĩnh vực dược liệu.
Aralia armata (hay đơn châu chấu) là một loại thực vật đã được sử dụng từ rất lâu đời
bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc. Nghiên cứu sơ bộ trước đó do tác giả Phạm Kim Mãn
và cộng sự thực hiện cho biết cây có tác dụng chống viêm, kháng sinh mạnh [2]. Trong
dân gian, loài Aralia armata được biết đến là thành phần của các bài thuốc trị viêm gan,
viêm khớp, đau bụng, sốt rét, rắn cắn,… [1].
Lồi Aralia Armata có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Do đó, đã có nhiều
nghiên cứu trước đây thực hiện về loài cây này nhưng đa phần tập trung ở rễ và có rất ít
nghiên cứu về lá mặc dù thực tế cho thấy rằng lá của cây vẫn được sử dụng nhiều trong
các bài thuốc dân gian. Do đó, việc nghiên cứu về thành phần hố học và hoạt tính sinh
học của lá lồi Aralia armata có ý nghĩa khoa học thực tiễn để đóng góp vào hệ thống

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 1


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
tư liệu về loại thực vật này. Vì vậy, tơi chọn đề tài “Xác định cấu trúc hố học và hoạt
tính sinh học của hợp chất tinh khiết phân lập từ lá loài Aralia armata”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Phân lập hợp chất hoá học từ phân đoạn dịch chiết nước của lá loài Aralia armata.

- Xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất hoá học phân lập được.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Lá loài Aralia armata thu hái tại Hoà Vang, Đà Nẵng.
- Cao chiết từ lá lồi Aralia armata trên với dung mơi nước.
- Hợp chất phân lập từ dịch chiết nghiên cứu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
❖ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên.
- Tham khảo các bài luận, bài báo, cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên
thế giới và trong nước về loài cây này.
- Nghiên cứu tài liệu về công dụng thực tiễn của các bộ phận loài Aralia armata.
❖ Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Các phương pháp thu nhận và xử lý mẫu thực nghiệm.
- Các phương pháp chiết tách, phân lập các hợp chất hữu cơ.
- Các phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột.
- Các phương pháp nghiên cứu cấu tạo hợp chất hóa học: kết hợp các phương pháp đo
phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR, phổ hồng ngoại IR, phổ UV và các
phương pháp khác.
- Phương pháp xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư.
SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 2


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Những kết quả thu được trong đề tài nghiên cứu này là một nguồn tư liệu giá trị cung
cấp thơng tin về thành phần hố học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của lá lồi
Aralia armata, qua đó làm tiền đề cho các nghiên cứ phát triển thêm những ứng dụng
của loài thực vật này trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc chữa bệnh ung thư.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 42 trang, 4 bảng, 19 hình ảnh, 30 tài liệu tham khảo bao gồm:
Phần mở đầu (3 trang);
Chương 1 – Tổng quan (14 trang);
Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (12 trang);
Chương 3 – Kết quả và thảo luận (9 trang);
Kết luận và kiến nghị (1 trang);
Tài liệu tham khảo (3 trang).

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 3


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ LOÀI ARALIA ARMATA
1.1.1. Họ Araliaceae và chi Aralia
Họ Araliaceae là một họ thực vật có hoa. Thường là cây thân gỗ, đôi khi là cây bụi
hoặc bụi nhỏ. Thân cành thường có gai ít ra ở gốc, vỏ và lá thường có mùi thơm. Đặc
trưng bởi có lá kèm và khi lá rụng để lại vết sẹo rõ trên cành bởi có rãnh tiết trong các
cơ quan dinh dưỡng. Trên thế giới, họ nhân sâm có hơn 70 chi và 900 loài, phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, họ Araliaceae có trên 20 chi. Căn
cứ vào đặc điểm cơ quan dinh dưỡng và sinh sản, người ta đã tách ra các chi quan trọng,
ví dụ như: Hedera, Tetranpax, Aralia,… [30]
Chi Aralia (chi Cuồng thuộc họ Araliaceae) chứa hơn 70 loài, có nguồn gốc từ châu
Á và châu Mỹ. Ở Việt Nam, có 8 loại Aralia được tìm thấy là: A. armata, A. chinensis,
A. cordata, A. dasyphylla, A. decaisneana, A. planchoniana, A. thomsonii, và A.
vietnamensis. [1]

Đặc điểm thực vật của chi Aralia: Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có gai hoặc khơng có gai,
thân rễ. Lá lớn, kép lơng chim 1-3 lần, có 3-20 lá chét, có đường răng cưa nhỏ, khía tai
bèo, hoặc uốn lượn, cuống lá có bẹ. Hoa lưỡng tính cùng gốc hay khác gốc, hợp thành
cụm hoa hình chùy, tán hoặc ngù, thường mọc ở đầu cành hoặc nách. Cuống nhỏ, có
khớp nối bên dưới bầu nhụy. Hoa mẫu 5, đài 5 răng cưa, cánh hoa xếp lợp, nhị hoa 5.
Bầu nhụy có 5 hoặc 6 lá nỗn, rời hoặc dính liền tại gốc. Quả mọng, thường có hình cầu,
đơi khi 3-5 góc. Hạt hẹp theo bề ngang, nội nhũ đồng nhất. [7]
1.1.2. Tên gọi và phân loại
1.1.2.1. Tên gọi
- Tên thường gọi: Đơn châu chấu.
- Tên gọi khác: Cây cuồng, rau gai, đinh lăng gai, cầm ràng, độc lực, …
- Tên khoa học: Aralia armata (Wall.) Seem.

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 4


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
1.1.2.2. Phân loại khoa học
Bảng 1.1. Phân loại khoa học loài Aralia armata [7]
Giới

Plantae (Thực vật)

Ngành

Magnoliophyta (Thực vật có hoa)

Lớp


Magnoliopsida (Hai lá mầm)

Bộ

Apiales (Hoa tán)

Họ

Araliaceae (Cuồng)

Chi

Aralia

Loài

Aralia armata

1.1.3. Đặc điểm sinh thái
1.1.3.1. Nguồn gốc và phân bố
Lồi Aralia armata có nguồn gốc từ vùng Himalaya, lan tràn sang Ấn độ, Myanmar,
Lào Việt Nam, … Ở Việt Nam, lồi phân bố rộng rãi từ vùng núi có độ cao khoảng
1500m đến trung du và đồng bằng. [3] Cây mọc hoang khắp nơi từ Bắc vào Nam, tập
trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Hà Tây, Hồ Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Tun Quang, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá. [4]
1.1.3.2. Điều kiện sống
Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng nhất là ở thời kỳ cây con, thường mọc ở
ven rừng ẩm, rừng thứ sinh, trên nương rẫy đã bỏ hoang lẫn với những loại cây bụi khác.
Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè thu. Sau khi quả chín, có hiện tượng rụng lá vào

mùa đơng. Lồi Aralia armata có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt phát. [3]
1.1.3.3. Đặc điểm hình thái
Cây nhỏ hoặc cây bụi, cao 1 – 2 m, thân cành cứng, phần cành toả rộng, phủ đầy gai
cong. Lá to mọc so le, kép 2 – 3 lần lơng chim; lá chét hình trái xoan hay hình trứng,

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 5


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có gai nhỏ trên các gân; cuống lá có bẹ
to, nhiều gai nhọn sắc; lá kèm nhỏ.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chuỳ dạng tán, phân nhánh nhiều, phủ đầy
gai; hoa nhỏ màu vàng nhạt hoặc lục vàng; đài có 5 răng hình tam giác; tràng 5 cánh
hẹp; bầu hình trứng, 5 ơ.
Quả hạch, hình trịn, khi chín màu đen, dài 3 – 4 mm.
Mùa hoa quả: tháng 7 – 9. [3]
1.1.3.4. Tổng qt về thành phần hố học
Lá lồi Aralia armata chứa nước 84,5%, protid 3,1%, glucid 8,3%, xơ 2,5 %, tro 1,5
%, caroten 1,65 %, vitamin C 12%. [3]
Rễ chứa nhiều saponin triterpene. Một số saponin triterpenes đã phân lập được bao
gồm: calenduloside E và methyl ester của nó, narcissiflorine, momordin Ia, calenduloside G, stipuleanoside R1, chikusetsusaponin Iva và methyl ester của nó,… [8]
Rễ cây cịn chứa 0,06% tinh dầu, thành phần chủ yếu là camphol. [3]
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA LOÀI
ARALIA ARMATA
1.2.1. Nghiên cứu trong nước
Năm 1996, trong một công bố trên Tạp chí Dược liệu, tác giả Phạm Kim Mãn và cộng
sự đã công bố nghiên cứu sơ bộ về thành phần hố học trong dịch chiết lồi Aralia
armata có chứa các saponin triterpene. [2]

Năm 2015, Phan Văn Kiệm cùng một số cộng sự của mình đã nghiên cứu chiết tách
và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết lá lồi Aralia armata có chứa các hợp
chất saponin khung oleanane bao gồm: narcissiflorin, stipuleanosid R1 và stipuleanoside
R2. Trong đó, hợp chất stipuleanoside R2 (Hình 1.1) được phân lập lần đầu tiên từ loài
Aralia armata. [5]

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 6


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân

Hình 1.1: Hợp chất stipuleanoside R2
Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Ngân đã phân lập ra được các hợp chất: ꞵ-sitosterol-3O-ꞵ-D-glucopyranoside (1), oleanolic acid (2) và liriodendrin (3) (Hình 1.2) từ thân, lá
lồi Aralia Armata. [6]

Hình 1.2: Các hợp chất phân lập được của tác giả Nguyễn Thị Ngân
Năm 2020, nhóm tác giả Giang Thị Kim Liên, Đỗ Thị Thuý Vân, Nguyễn Thị Hồng
Chương của Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu và tìm ra được hai hợp chất mới là
SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 7


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
Aramatosides A và B (Hình 1.3). cũng như 7 hợp chất saponin triterpene khung oleanane
từ rễ của lồi Aralia armata. [9] Nhóm tác giả cũng đã nghiên cứu phát triển và phân
lập tiếp được một số hợp chất mới bao gồm Aramatosides C và D (Hình 1.4) [12],
Araliaarmoside. [13]


Hình 1.3. Cấu trúc hố học của Aramatosides A và B

Hình 1.4. Cấu trúc hố học của Aramatosides C và D
1.2.2. Nghiên cứu trên thế giới
Năm 1995, tác giả Mei Hu và cộng sự đã công bố nghiên cứu phân lập được 17 loại
saponin khung oleanane trong đó có 11 saponin đã biết và 6 hợp chất mới (Hình 1.5,

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 8


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
Bảng 1.2, Hình 1.6). Cấu trúc của chúng được làm sáng tỏ bằng bằng chứng hóa học và
quang phổ. Ngoại trừ oleanolic acid 28-O-β-D-glucopyranoside. Tất cả các saponin đều
có gốc glucuronopyranosyl ở vị trí C-3 của aglycones và các chất thay thế đường khác
liên kết với glucuronic acid ở vị trí C-3 và C-4 hoặc ở C-4 [8].

Hình 1.5. Bộ khung cấu trúc hố học của các hợp chất từ 1 – 15 của Mei Hu
Bảng 1.2. Các nhóm thế tương ứng với các hợp chất từ 1 – 15 của Mei Hu
R1

R2

R3

R4

R1


R2

R3

R4

1

H

H

H

H

9

Gal

H

Bu

H

2

H


H

Me

H

10

Glc

Araf

H

H

3

H

H

Bu

H

11

H


H

H

Glc

4

H

Araf

H

H

12

H

H

Me

Glc

5

H


Araf

Me

H

13

H

H

Bu

Glc

6

Arap

H

H

H

14

H


Araf

Me

Glc

7

Gal

H

H

H

15

Gal

H

Me

Glc

8

Gal


H

Me

H

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 9


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân

Hình 1.6. Các hợp chất 16 và 17 của nhóm tác giả Mei Hu
Năm 2016, nhóm tác giả gồm Hui Miao và các cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất
triterpene mới là 3β-hydroxyoleana-11,13(18)-diene-28,30-dioic acid (1) and 3oxooleana-11,13(18)-diene-28,30-dioic acid (2) và 3β-O-(6′-O-methyl-β-D-glucuronopyranosyl)oleana-11,13(18)-dien-28-oic acid (3) cùng với 6 hợp chất đã biết khác từ rễ
của lồi Aralia armata (Hình 1.7). [10]

Hình 1.7. Các hợp chất phân lập được của nhóm tác giả Hui Miao

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 10


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
Cho đến nay, Cho đến nay những nghiên cứu hoá học về chi Aralia cho biết đã phân
lập được 128 hợp chất chủ yếu là các saponin triterpene khung oleanane, ngồi ra cịn
một số hợp chất khác như flavonoid, diterpenoid và triterpenoid.... Cịn lồi Aralia

armata cho đến nay đã có khoảng 65 hợp chất phân lập được chủ yếu là các triterpene
khung oleanane. [11]
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
LOÀI THUỘC CHI ARALIA VÀ CỦA LOÀI ARALIA ARMATA
1.3.1. Hoạt tính sinh học của một số lồi thuộc chi Aralia
Các loài thực vật thuộc chi Aralia đều chứa một lượng lớn các hợp chất thể hiện hoạt
tính sinh học cao chẳng hạn như saponin, flavonoid,… Các hợp chất này có nhiều ý
nghĩa trong các hoạt động chống oxi hoá, chống viêm,…
Từ dịch chiết rễ của loài Aralia taibaiensis, tác giả Linlin Bi và cộng sự đã phân lập
được 5 hợp chất saponin triterpene thể hiện khả năng chống oxi hoá vừa phải, có thể
được ứng dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường. [14] Hoạt tính chống oxi hố
của các lồi Aralia cịn được chứng minh qua nghiên cứu của nhóm tác giả Yong Pil
Hwang, cho thấy dịch chiết thân của lồi Aralia continentalis có hoạt tính kháng độc
trên chuột đã bị tiêm CCl4. [19]
Từ dịch chiết thân loài Aralia cordata, nhóm tác giả người Hàn Quốc đã phân lập được
4 hợp chất diterpene acid và thực hiện các nghiên cứu về hoạt tính chống hen suyễn của
chúng. Kết quả cho thấy khi sử dụng các diterpene acid trên, đặc biệt là 7-oxosandaracopimaric acid với liều lượng 25 ~ 100 mg/kg có hiệu quả trong việc điều trị hen
suyễn, mặc dù tác dụng vẫn yếu hơn so với các loại thuốc trên thị trường như crrơmlyn
sodium, salbutamol,… [15] Ngồi ra, hợp chất Continentalic acid được phân lập từ rễ
của lồi này cho thấy hoạt tính kháng khuẩn, chống lại các chủng Enterococcus là các
chủng có khả năng kháng kháng sinh mạnh. [22]
Một nghiên cứu công bố năm 2011 đã khảo sát hoạt tính chống viêm của kaurenoic
acid phân lập từ loài Aralia continentalis. Kết quả cho thấy kaurenoic acid với liều lượng
nghiên cứu có thể giảm sưng chân lên đến 34,4% sau 5 giờ sử dụng, cho thấy hoạt tính
ức chế viêm cấp tính. [16] Ngồi ra, nghiên cứu của Riwon Hong và cộng sự cho thấy
SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 11



GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
liều 200 mg/kg dịch chiết ethanol của lồi Aralia continentalis thể hiện hoạt tính chống
viêm tương đương với liều 10 mg/kg prednisolone khi dùng cho chuột. [18]
Năm 2012, từ lá Aralia elata, các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được 4 hợp
chất mới và 2 hợp chất đã biết. Các thành phần này được tiến hành thử tác dụng ức chế
sự tăng trưởng của tế bào ung thư HL60, A549 và DU145. Kết quả cho thấy một hợp
chất mới



3-O-β-D-glucopyranosyl

(1→3)-β-D-glucopyranosyl (1→3)-β-D-

glucopyranosyl oleanolic acid thể hiện hoạt tính chống lại tế bào ung thư HL60 và A549
với giá trị IC50 6,99 mM và 7,93 mM tương ứng. [23] Các nghiên cứu sau đó của một
nhóm tác giả khác năm 2015 đã chứng mình được các hoạt chất này tương đối an toàn
để sử dụng với kết quả thu được là dịch chiết ethanol từ lá lồi Aralia elata khơng gây
tác dụng phụ độc hại nào khi sử dụng liều 540 mg/kg lên loài chuột [20] và liều 100
mg/kg lên lồi chó Beagle. [21]
Các tác dụng khi điều trị bằng đường uống với Aralox chứa dịch chiết của Aralia
mandshurica và Engelhardtia chrysolepis (Juglandaceae) trên một số thơng số của q
trình trao đổi chất béo đã được nghiên cứu ở phụ nữ bị béo phì, bị tiểu đường với chế
độ ăn kiêng ít calo, đã được cơng bố năm 2005. Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát giả
dược bao gồm 32 tình nguyện viên cho thấy rằng, điều trị Aralox làm giảm đáng kể tổng
trọng lượng cơ thể và lượng chất béo, làm giảm hàm lượng perilipin trong các tế bào
mỡ, hàm lượng triglycerid trong huyết tương, kích thích hoạt động của lipase nhạy cảm
với hormon. [27]
Một polysaccharid tan trong nước (AEP-W1) đã được các nhà khoa học Trung Quốc
phân lập từ vỏ rễ của Aralia elata. Cấu trúc của nó đã được xác định là một

arabinogalactan, bao gồm arabinose, galactose và glucose với tỷ lệ mol là 6,3: 3,5: 0,2.
AEP-W1 được tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ tim mạch in vitro.
Kết quả cho thấy AEP-W1 thể hiện hoạt tính quét gốc tự do superoxid và gốc hydroxyl
khá mạnh. Tiền xử lý với 50-400 g/ml AEP-W1 24 giờ trước khi tiếp xúc H2O2 làm giảm
đáng kể những tế bào H9c2 bị chết. AEP-W1 còn thể hiện khá rõ khả năng ức chế hiện
tượng apoptosis cơ tim, rối loạn chức năng của ty lạp thể, kết quả được công bố năm
2013. [28]

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 12


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
Dịch chiết nước từ thân rễ Aralia nudicaulis ở New Brunswick, Canada thể hiện hoạt
tính chống vi trùng lao, chống lại vi khuẩn Bacillus CalmetteGuérin và Mycobacterium
tuberculosis H37Ra và Mycobacterium avium. Nghiên cứu được các nhà khoa học
Canada thực hiện và công bố năm 2012. [29]
1.3.2. Hoạt tính sinh học của lồi Aralia armata
Dịch chiết loài Aralia armata đã được nghiên cứu tương đối nhiều, cho thấy các tác
dụng chống viêm, ức chế miễn dịch hoặc kích thích miễn dịch tuỳ điều kiện hoặc tác
dụng nội tiết kiểu oestrogen trên động vật thí nghiệm. Ngồi ra, nó cũng thể hiện khả
năng kháng khuẩn đối với các phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu. Các saponin
triterpene và genin acid oleanoic có trong dịch chiết rễ là thành phần có hoạt tính chống
viêm cấp, viêm mạn. [3]
Vỏ rễ Aralia armata đã được nghiên cứu ứng dụng điều trị 50 bệnh nhân viêm màng
bồ đào kết hợp với nhỏ atropin để chống dính. Kết quả cho thấy có hiệu quả đối với các
thể viêm mống mắt thể mi cấp, viêm màng bồ đào toàn bộ mà không gây các tác dụng
phụ. [3]
Hợp chất Chikusetsusaponin IVa là một hợp chất đã được tìm thấy ở Aralia armata và

một số thực vật thuộc chi Aralia khác. Khảo sát của Jia Cui và cộng sự về hoạt tính kích
hoạt giải phóng isulin ở chuột cho thấy việc sử dụng hợp chất này trong điều kiện in
vitro và in vivo đều làm tăng hàm lượng isulin và giảm lượng glucose trong máu, từ đó
đề xuất một phương pháp tiềm năng để điều trị bệnh đái tháo đường. [17]
Năm 2016, Miao H, Sun Y, Yuan Y và một số cộng sự đã nghiên cứu và công bố kết
quả đánh giá hoạt động diệt cỏ của các hợp chất có trong thân lồi Aralia armata có
axit 3β-hydroxyoleana-11,13 (18) -diene-28,30-dioic (1) và 3-oxooleana-11,13 (18) diene-28,30-dioic axit (2), 3β-O- (6′-O-methyl-β-d-glucuronopyranosyl) oleana-11,13
(18) -dien-28-oic acid (3) đối với Bidens pilosa L., một loài cỏ dại xâm lấn ở P. R. Trung
Quốc. Hợp chất 3 thể hiện các hoạt động diệt cỏ đáng kể trên B. pilosa hơn so với
Lacmethalin đối chứng tích cực. Việc sử dụng chúng có thể làm hóa chất diệt cỏ hoặc
hợp chất mơ hình đáng được chú ý hơn. Ảnh hưởng của các hợp chất 1 - 3 đối với sự

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 13


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
tăng sinh của dòng tế bào Spodoptera litura ni cấy tế bào Sl-1 và hình thái của nó
cũng được đánh giá. Kết quả chỉ ra rằng các hợp chất 1 - 3 ảnh hưởng đến sự tăng sinh
tế bào Sl-1. Hợp chất 3 cho thấy các hoạt động ức chế tăng sinh rõ ràng hơn trên tế bào
Sl-1 so với rotenone đối chứng tích cực. Về tác động lên hình thái, hợp chất 2 đã thay
đổi đáng kể tế bào Sl-1, dẫn đến hiện tượng bong tróc tế bào và hình thành khơng bào.
Triterpenoids được coi là quan trọng về mặt y học và nông nghiệp, và độc tính tế bào
của ba hợp chất mới 1 - 3 đáng được nghiên cứu thêm. [10]
Năm 2021, Xiangpei Zhao, Jinchang Huang và một số cộng sự đã nghiên cứu và công
bố cơ chế của Aralia armata trong việc cải thiện tăng sản nội tạng sau chấn thương mạch
máu ở chuột. Những con chuột bị tổn thương động mạch đùi được chia ngẫu nhiên thành
ba nhóm: nhóm mơ hình, nhóm liều thấp Aralia armata (40 mg/kg) và nhóm liều cao
Aralia armata (80 mg/kg). Nhóm hoạt động giả được sử dụng như một nhóm kiểm sốt.

Nhóm nghiên cứu đã nhuộm màu được sử dụng để quan sát những thay đổi trong động
mạch đùi. Hóa mơ miễn dịch đã được áp dụng để phát hiện các protein α-SMA, PCNA,
GSK-3β và β-catenin trong mô động mạch đùi. Xét nghiệm CCK-8 và xét nghiệm chữa
lành vết thương được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của Aralia armata đối với sự tăng
sinh và di chuyển của các tế bào cơ trơn mạch máu được nuôi cấy trong ống nghiệm.
Các xét nghiệm phản ứng chuỗi Western và Polymerase đã được sử dụng để đánh giá cơ
chế phân tử. AA làm giảm hẹp các mạch máu và biểu hiện protein của α-SMA, PCNA,
GSK-3β và-catenin so với nhóm mơ hình. Ngồi ra, Aralia armata (0-15 g/mL) đã ức
chế hiệu quả sự tăng sinh và di chuyển của của các tế bào cơ trơn mạch máu. Hơn nữa,
kết quả của các xét nghiệm phản ứng chuỗi Western và Polymerase cho thấy AA có thể
ức chế sự kích hoạt β-catenin gây ra bởi 15% FBS và làm giảm đáng kể mức độ biểu
hiện của WNT3α, DVL-1, GSK-3β, β-catenin và cyclin D1 trong thượng nguồn và xi
dịng của con đường. Aralia armata có thể ức chế một cách hiệu quả sự tăng sinh và di
chuyển của Neointima sau chấn thương mạch máu ở chuột bằng cách điều chỉnh con
đường truyền tín hiệu Wnt/β-catenin. [24]

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 14


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
1.3.3. Tác dụng trong Y học cổ truyền và dân gian của loài Aralia armata
Trong dân gian, rễ của Aralia armata được dùng sắc uống và ngậm để chữa ho, viêm
họng, viêm amidan. Ngoài ra, cịn chữa thấp khớp, rắn cắn, bí đái, sưng vú, phù thũng,
sốt rét cơn, bạch hầu. [3]
Đồng bào vùng núi thường lấy lá non, chồi non về luộc hay xào ăn như các loại rau
khác. Lá non dùng làm rau ăn, dùng đắp mụn nhọn. Nhựa của nõn non dùng chấm làm
tan chắp lẹo ở mắt. Quả sấy khô, tán bột thổi vào mũi chống ngạt mũi.
Trong Y học cổ truyền, loài Aralia armata là một vị thuốc phổ biến, thường dùng 10

– 30g rễ khô sắc nước uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Một số
đơn thuốc sử dụng Aralia armata [3]:
+ Viêm khớp: Rễ Aralia armata 10-30g sắc uống, thường phối hợp với xà cừ và mặt
quỷ. 2. Bạch hầu: Dùng 8-12g rễ cây sắc nước uống.
+ Rắn cắn: Vỏ rễ giã lấy nước uống, bã đắp.
+ Chữa sưng vú, áp xe vú: lấy 20-30g vỏ rễ Aralia armata, để tươi, rửa sạch, giã nhỏ
với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và
băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trơm (hay cây sảng), lá mua non, lá bồ công anh, lá
kim ngân với liều lượng bằng nhau dùng trong 3-4 ngày.
+ Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ Aralia armata khô 8- 12g, vỏ cây
khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
+ Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non Aralia armata rửa sạch 10-20g
giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương. Ngồi ra, vỏ rễ Aralia armata 12g
phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khơ, sắc uống
chữa hen, với rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 15


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ các nguồn tài liệu tổng hợp được, tôi nhận thấy:
- Ở nước ta, Aralia armata là một loài cây vừa cho giá trị về dinh dưỡng vừa cho giá
trị về dược học.
- Loài Aralia armata là phân bố rộng rãi trên thế giới, đặc biệt dễ trồng ở khu vực
nhiệt đới. Như vậy, việc định hướng phát triển thành vùng dược liệu trồng lồi Aralia
armata khá thuận lợi.
- Những cơng trình nghiên cứu về thành phần hóa học, hoạt tính dược lý của loài Aralia

armata đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào thân, rễ, vỏ rễ, các cơng trình nghiên cứu về lá lồi Aralia armata hầu như là
rất ít.

SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

Trang 16


GVHD: TS. Đỗ Thị Thúy Vân

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ THỰC NGHIỆM
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu lá loài Aralia armata được thu hái tại Hoà Vang - Đà Nẵng vào tháng 10
năm 2020. Mẫu lá Aralia Armata sau khi thu hái được loại bỏ phần hư hỏng, rửa sạch,
thái nhỏ, phơi trong bóng râm rồi sấy khơ ở 50-60oC. Sau đó, mẫu được xay thành bột,
chia thành nhiều phần, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng cho nhiều nội dung thực
nghiệm.

Hình 2.1. Mẫu lá lồi Aralia Armata
2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị
Dung môi sử dụng để chiết mẫu, chạy cột và triển khai sắc ký lớp mỏng trong nghiên
cứu bao gồm dichloromethane, ethyl acetate, acetone, methanol, nước cất loại tinh khiết
đã được cất lại qua cột Vigereux trước khi dùng để loại bỏ tạp chất và các hóa chất cần
thiết khác.
Dụng cụ: cốc thủy tinh, bình tam giác, ống nghiệm, các loại pipet, bình định mức, giấy
lọc, cột sắc ký,...


SVTH: Phạm Huỳnh Khánh Duy - Lớp 19SHH

``

Trang 17


×