Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Kiểm tra sau thông quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÙNG CHÍ SƠN

KIỂM TRA SAU THƠNG QUAN ĐIỆN TỬ
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÙNG CHÍ SƠN

KIỂM TRA SAU THƠNG QUAN ĐIỆN TỬ
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
TỈNH LÀO CAI
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN



THÁI NGUYÊN, NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Phùng Chí Sơn

năm 2019


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo
hướng dẫn khoa học, PGS.TS Trần Chí Thiện, giảng viên hướng dẫn và giúp
đỡ để tơi hồn thành bản luận văn này. Trong quá trình học tập và nghiên cứu,
thầy đã tận tình chỉ bảo, định hướng xây dựng và hoàn thiện bài luận văn để tơi
có được kết quả tốt nhất.
Qua đây tơi cũng xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cô giáo Trường

Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, đã truyền đạt
những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thiện đề tài
nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tồn thể công chức hải quan
tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình tham
khảo số liệu và tìm hiểu các thơng tin phục vụ việc nghiên cứu đề tài luận văn.
Hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của tơi sẽ góp phần vào việc nâng cao
hiệu quả trong công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, song do kiến thức cịn hạn hẹp, kinh nghiệm chưa nhiều nên khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong được sự góp ý của q thầy,
cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu .................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5
5. Đóng góp của Luận văn ........................................................................ 6

6. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
KIỂM TRA SAU THƠNG QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN ................................................... 7
1.1. Hàng hóa nhập khẩu thơng quan điện tử............................................ 7
1.1.1. Khái quát về hàng hóa nhập khẩu thông quan điện tử .................... 7
1.1.2. Thông quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu ............................ 9
1.2. Kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan 13
1.2.1. Khái niệm về kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập
khẩu ......................................................................................................... 13
1.2.2. Mục tiêu của kiểm tra sau thông quan điện tử hàng hóa nhập
khẩu ......................................................................................................... 17
1.2.3. Nội dung của kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập
khẩu ......................................................................................................... 19


iv

1.2.4. Hình thức và cơng cụ kiểm tra sau thơng quan đối với hàng hóa nhập
khẩu thơng quan điện tử tại cục hải quan................................................ 20
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng
hố nhập khẩu tại cục hải quan ............................................................... 24
1.3. Kinh nghiệm kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu của
một số cục hải quan và bài học đối với cục hải quan tỉnh Lào Cai ........ 28
1.3.1. Kinh nghiệm kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu
của một số cục hải quan .......................................................................... 28
1.3.2. Bài học đối với cục hải quan tỉnh Lào Cai .................................... 31
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 34
2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .................................................... 34

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 35
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 35
2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ................................................... 36
2.3.3. Phương pháp phân tích thơng tin .................................................. 37
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 39
2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá chung về kiểm tra sau thông quan .............. 40
2.4.2. Các chỉ tiêu về nội dung kiểm tra sau thông quan: ....................... 40
2.4.3. Các chỉ tiêu về bộ máy kiểm tra sau thông quan .......................... 40
2.4.4. Các chỉ tiêu về công cụ kiểm tra sau thông quan:......................... 41
2.4.5. Các chỉ tiêu về quy trình kiểm tra sau thơng quan ........................ 41
Chương 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA SAU THƠNG
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HĨA NHẬP KHẨU THƠNG QUAN ĐIỆN
TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2014 2018 ......................................................................................................... 42
3.1. Khái quát về Cục Hải quan tỉnh Lào Cai ......................................... 42
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Lào
Cai

42

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai ... 45


v

3.1.3. Kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai....................... 54
3.2. Thực trạng hàng hóa nhập khẩu thơng quan điện tử tại Cục Hải quan
tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 -2018.......................................................... 55
3.2.1. Chủng loại hàng hóa nhập khẩu thông quan điện tử ..................... 55
3.2.2. Kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đối với hàng hóa
nhập khẩu thơng quan điện tử ................................................................. 56

3.3. Phân tích thực trạng kiểm tra sau thông quan điện tử hàng hóa nhập
khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai ........................................................ 57
3.3.1. Tình hình thực hiện quy trình kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng
hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai ........................................ 57
3.3.2. Kiểm tra sau thông quan theo lĩnh vực ưu đãi đầu tư tại tại Cục Hải
quan tỉnh Lào Cai .................................................................................... 65
3.3.3. Kiểm tra sau thông quan theo lĩnh vực mã số, thuế suất, tại Cục Hải
quan tỉnh Lào Cai .................................................................................... 66
3.3.4. Kiểm tra sau thông quan theo lĩnh vực trị giá hải quan tại Cục Hải
quan tỉnh Lào Cai .................................................................................... 67
3.3.5. Các hình thức và công cụ kiểm tra sau thông quan điện tử hàng hóa
nhập khẩu được sử dụng tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai ........................ 68
3.4. Đánh giá kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục
Hải quan tỉnh Lào Cai ............................................................................. 78
3.4.1. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau thông quan điện
tử hàng hoá nhập khẩu tại cục hải quan .................................................. 78
3.4.2. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm tra sau thơng quan điện tử
hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai ............................... 82
3.4.3. Điểm mạnh của kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu
tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai ................................................................. 84
3.4.4. Hạn chế của kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu
tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai và nguyên nhân ...................................... 86


vi

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA SAU
THƠNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HĨA NHẬP KHẨU THƠNG QUAN
ĐIỆN TỬ TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025 ..... 90
4.1. Định hướng hoàn thiện kiểm tra sau thông quan ............................. 90

4.1.1. Mục tiêu của kiểm tra sau thơng quan .......................................... 90
4.1.2. Phương hướng hồn thiện kiểm tra sau thơng quan ..................... 91
4.2. Một số giải pháp hồn thiện kiểm tra sau thơng quan ..................... 92
4.2.1. Hồn thiện nội dung kiểm tra sau thơng quan .............................. 92
4.2.2. Hồn thiện bộ máy kiểm tra sau thơng quan................................. 93
4.2.3. Hồn thiện hình thức và cơng cụ kiểm tra sau thơng quan ........... 94
4.2.4. Hồn thiện việc thực hiện quy trình kiểm tra sau thông quan ...... 97
4.2.5. Các giải pháp khác ........................................................................ 99
4.3. Một số kiến nghị............................................................................. 100
4.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương .. 101
4.3.2. Kiến nghị đối với người khai hải quan ....................................... 105
KẾT LUẬN .......................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 109
PHỤ LỤC ............................................................................................. 113


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT

:

Cơng nghệ thơng tin

CPĐT

:


Chính phủ điện tử

GTGT

:

Giá trị gia tăng

HQĐT

:

Hải quan điện tử

KTSTQ

:

Kiểm tra sau thông quan

NK

:

Nhập khẩu

NSNN

:


Ngân sách nhà nước

QLRR

:

Quản lý rủi ro

TCHQ

:

Tổng cục Hải quan

TTHQĐT

:

Thủ tục hải quan điện tử

VPHC

:

Vi phạm hành chính

XK

:


Xuất khẩu

XNK

:

Xuất nhập khẩu


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1:

Kết quả hoạt động KTSTQ của cục hải quan tỉnh Lạng
Sơn .............................................................................. 29

Bảng 1.2:

Kết quả hoạt động KTSTQ của cục hải quan tỉnh Thanh Hoá31

Bảng 2.1:

Ý nghĩa của thang đo Likert .......................................... 36

Bảng 3.1:

Số liệu công chức Chi cục KTSTQ năm 2014-2018 ......... 50

Bảng 3.2:


Xếp loại đánh giá công chức KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh
Lào Cai ........................................................................ 52

Bảng 3.3:

Kết quả khảo sát về công chức hải quan của người khai
hải quan ....................................................................... 53

Bảng 3.4:

Kết quả khảo sát về nguồn nhân lực công chức hải quan .. 53

Bảng 3.5:

Số liệu doanh nghiệp, tờ khai và kim ngạch xuất - nhập khẩu . 54

Bảng 3.6:

Hoạt động thu ngân sách của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai . 55

Bảng 3.7:

Tỷ trọng giá trị các chủng loại hàng hóa NK qua các cửa khẩu
tỉnh Lào Cai ................................................................. 56

Bảng 3.8:

Kết quả hoạt động Cục Hải quan tỉnh Lào Cai năm 20142018 ............................................................................. 56


Bảng 3.9.

Kết quả thực hiện thu thập xử lý thông tin Cục Hải quan tỉnh
Lào Cai trong giai đoạn 2014-2017 ................................ 59

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát quy trình KTSTQ của người khai hải quan
và công chức hải quan ................................................... 64
Bảng 3.11: Kết quả hoạt động KTSTQ trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư từ
năm 2014-2018 ............................................................. 65
Bảng 3.12: Kết quả hoạt động KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất từ
năm 2014-2018 ............................................................. 66
Bảng 3.13: Kết quả hoạt động KTSTQ trong lĩnh vực trị giá hải quan
năm 2014-2018 ............................................................. 67


ix

Bảng 3.14: Kết quả thu NSNN KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan 20142018 ............................................................................ 70
Bảng 3.15: Kết quả thu NSNN KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan
2014-2018 .................................................................... 70
Bảng 3.16: Kết quả hoạt động KTSTQ theo phương pháp kiểm tra tại
Cục Hải quan tỉnh Lào Cai năm 2014-2018 ..................... 72
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát về hình thức KTSTQ của công chức hải
quan ............................................................................. 72
Bảng 3.18: Kết quả khảo sát mức độ chấp hành luật của người khai
hải quan ....................................................................... 75
Bảng 3.19: Kết quả khảo sát nội dung KTSTQ với người khai hải quan
và công chức HQ .......................................................... 75
Bảng 3.20: Kết quả khảo sát về công cụ KTSTQ của người khai hải quan
và công chức hải quan ................................................... 77

Bảng 3.21: Đánh giá việc thực hiện hoạt động KTSTQ qua các chỉ
tiêu .............................................................................. 83
Bảng 3.22: Đánh giá việc thực hiện KTSTQ người khai hải quan và công
chức hải quan ............................................................... 84
BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:

Quy trình thơng quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu 11

Sơ đồ 1.2:

Phân luồng hàng hóa nhập khẩu thơng quan điện tử ......... 12

Sơ đồ 1.3:

Quy trình kiểm tra sau thơng quan ..................................... 19

Sơ đồ 2.1:

Khung nghiên cứu của đề tài .............................................. 39

Sơ đồ 3.1:

Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh Lào Cai........................ 47

Sơ đồ 3.2:

Cơ cấu tổ chức của Chi cục KTSTQ thuộc Cục Hải quan tỉnh
Lào Cai ............................................................................... 48


Sơ đồ 3.2:

Quy trình chi tiết kiểm tra sau thơng quan ......................... 58


x


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập thành viên thứ 150 của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đó là ngày đánh dấu mốc quan trọng trong
việc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước được thể hiện thông qua các hiệp
định song phương và đa phương về thương mại quốc tế mà Chính phủ Việt
Nam đã kí kết với các nước trên thế giới và tổ chức hải quan thế giới (WCO).
Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, ký kết tham
gia các hiệp định thương mại tự do với các nước, khu vực trên thế giới đã làm
hoạt động thương mại XNK của nước ta gia tăng nhanh chóng. Điều này đặt ra
những yêu cầu cấp thiết cho ngành Hải quan, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho việc thơng quan hàng hóa tại các cảng, cửa khẩu biên giới, nội địa được
nhanh chóng, thuận lợi, nhưng phải kiểm soát tốt hoạt động XNK, ngăn ngừa
việc doanh nghiệp lợi dụng sự thơng thống trong thơng quan để bn lậu, gian
lận thương mại; qua đó tạo mơi trường cơng bằng, cạnh tranh bình đẳng trong
hoạt động XNK.
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2025 hoạt động Kiểm tra sau
thơng quan đạt trình độ chun nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên phương
pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hố trên cơ sở ứng dụng
công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh, kiểm
tra sau thông quan điện tử thay thế dần kiểm tra trong thông quan. Hoạt động

kiểm tra của Hải quan chủ yếu là kiểm tra sau thông quan điện tử; tỷ lệ kiểm tra
thực tế hàng hoá đến 2010 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dưới 5%, tức
là có trên 90% hàng hố xuất nhập khẩu chưa được kiểm tra khi làm thủ tục
thông quan, đến năm 2020 và các năm về sau việc kiểm tra hải quan sẽ căn bản
là kiểm tra sau thông quan điện tử (theo Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày
25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, 2011). Hoạt động kiểm tra sau thơng quan
điện tử được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp để cải thiện môi


2
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia bằng việc chuyển thời
điểm kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng hàng hóa, hiệu suất năng lượng,
an tồn thực phẩm trong giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã
được thơng quan.... Hồn thiện pháp luật về kiểm tra sau thông quan điện tử được
xác định với các nội dung: có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra
sau thông quan điện tử hồn chỉnh với quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa trên
cơ sở ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại kết hợp với các biện pháp chế tài,
xử lý nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu quản lý và yêu cầu cải cách, phát triển, hiện
đại hóa hải quan.
Ngành hải quan đang đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa, thơng quan điện tử
đã trở thành hình thức thơng quan chủ yếu hiện nay và những khác biệt với thông
quan truyền thống đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với nghiệp vụ kiểm tra sau
thông quan. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử
là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan truyền
thống, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thơng quan
hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng
uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này
đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng
góp quan trọng, thúc đẩy nhanh q trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế
thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải

phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới.
Để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn từ nay đến năm 2025,
tận dụng lợi thế phát triển kinh tế cửa khẩu, kiểm tra sau thông quan điện tử là
hướng đi đúng đắn. Việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu đưa ra
các giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra sau thông quan trong giai đoạn hiện nay
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa góp phần thúc đẩy hoạt động kiểm tra sau thơng
quan thực hiện đúng vai trị, nhiệm vụ và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của Cục Hải quan tỉnh Lào Cai. Xuất phát từ những luận điểm trên, kết


3
hợp với những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân là một cán bộ Hải quan,
học viên chọn đề tài “Kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại
Cục Hải quan tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Ở các quốc gia trên thế giới, đã có nhiều tác giả, nhiều tổ chức quốc tế
tiến hành phân tích đánh giá hoạt động KTSTQ thơng qua các bài viết, cơng
trình nghiên cứu, ví dụ như:
- Igarashi K., P.R. China Post - Clearance Audit, Seminar on Risk
Management and Post - Entry Audit Entry Audit, 7-10 June 2005 Shenzhen.
- Tanaka M. (2006), Computer Assisted Audit, Asean PCA Training on
Trainer 20 February 2006.
Các cơng trình này mới chỉ nghiên cứu về hoạt động KTSTQ ở nước
ngoài, hơn nữa, tập trung vào mơ tả các kỹ thuật KTSTQ nói chung, chưa gắn
với điều kiện, đặc điểm của công tác quản lý Hải quan tại một quốc gia, một
địa phương. Ở trong nước, đã có một số cơng trình nghiên cứu về KTSTQ, cụ
thể là:
- Nguyễn Thị Quỳnh Chi (2011), Luận văn thạc sĩ “Hồn thiện hoạt
động kiểm tra sau thơng quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Đại học
ngoại thương.

- Trần Thị Na (2011), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, luận văn thạc
sĩ “Hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thơng quan đối với hàng hóa nhập khẩu do
Hải quan Việt Nam thực hiện”.
- Lương Ngọc Thành, 2014. “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động KTSTQ tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Nguyễn Văn Hòa (2014), "Một số giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra
sau thông quan trong giai đoạn hiện nay", Trường Đại học Kinh tế quốc dân.


4
Đây là những đề tài tham khảo hết sức bổ ích, đặc biệt là về phương diện
cơ sở lý luận. Tác giả đã tiếp thu, kế thừa, vận dụng các lý luận về khái niệm,
nội dung, quy trình, các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm tra sau thơng quan hàng
hóa nhập khẩu vào quá trình nghiên cứu luận văn. Tuy nhiên, chưa có đề tài
nào nghiên cứu về hoạt động kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa NK tại
Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
Những bài viết, cơng trình nghiên cứu nêu trên, ở góc độ này hay góc độ
khác mới chỉ đề cập đến chiến lược phát triển hoặc phân tích chi tiết nghiệp vụ
KTSTQ. Đây là những tài liệu tham khảo hết sức bổ ích, đóng góp về lý luận
chung và các cơ sở khoa học để đề tài này kế thừa và tiếp tục phân tích nhằm
đề xuất các giải pháp hồn thiện mơ hình và các biện pháp nâng cao chất lượng
hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
Ở cả trong nước và trên bình diện quốc tế, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu cụ thể về hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan
tỉnh Lào Cai. Đây là đề tài mang tính độc lập, khơng bị trùng lặp và cần được
tiếp tục nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trong tình hình có sự thay đổi của một loạt các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan như: Thông tư
39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 38/2015/TTBTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan;

kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khảu và quản lý thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Đang rà soát bổ sung, sửa đổi Luật Hải
quan, Luật quản lý thuế… Đây là các văn bản rất quan trọng đối với ngành Hải
quan về mặt thủ tục cũng như về mặt quản lý thuế; nhằm đáp ứng đòi hỏi về
một hệ thống văn bản thể hiện tính tập trung hố cao, khơng dàn trải, giải quyết
sự chồng chéo của một số các văn bản liên quan,… đáp ứng sự tăng trưởng
kinh tế của đất nước và tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật tương xứng với
một Hải quan hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế.


5
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra
sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm tra
sau thông quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng kiểm tra sau thơng quan điện tử
hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
- Phân tích được tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau
thông quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
- Đề xuất ra một số giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra sau thơng quan
điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kiểm tra
sau thông quan điện tử hàng hóa nhập khẩu với những nội dung cơ bản: Nội
dung kiểm tra, bộ máy kiểm tra, hình thức và cơng cụ kiểm tra, quy trình
kiểm tra, các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và hiệu lực kiểm
tra và giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: tại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh
Lào Cai.
+ Thời gian: Công tác kiểm tra sau thông quan điện tử hàng hóa nhập
khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai được nghiên cứu cho giai đoạn 2014 - 2018
phương hướng, giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025.
+ Chủ thể: Công chức Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Lào Cai và các
Doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tĩnh Lào Cai giai
đoạn 2014-2018.


6
5. Đóng góp của Luận văn
- Đóng góp về lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ được một số lý luận cơ
bản bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung, quy trình, các nhân tố ảnh hưởng
đến kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu, từ đó xác định được
tính tất yếu phải tăng cường hoạt động Kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng
hóa nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay.
- Đóng góp về thực tiễn: Xem xét một số kinh nghiệm trong hoạt động
kiểm tra sau thông quan điện tử của hải quan các địa phương có đặc thù tương
đồng với Cục Hải quan tỉnh Lào Cai để làm cơ sở thực tiễn, bài học kinh nghiệm
cho việc hồn thiện cơng tác kiểm tra sau thông quan điện tử tại Cục Hải quan
tỉnh Lào Cai. Đồng thời, phân tích được thực trạng hoạt động kiểm tra sau thơng
quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai từ năm 2014
đến nay; so sánh kết quả đạt được với các yêu cầu đặt ra để đánh giá được các
thành tựu và mặt mạnh; tìm ra những hạn chế, yếu kém. Kết hợp với việc phân
tích, đánh giá các yếu tố bên trong, bên ngồi để tìm ra ngun nhân của những
tồn tại, hạn chế đó.
- Đóng góp về ứng dụng: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động Kiểm tra
sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, luận văn

đề xuất một số giải pháp cơ bản để từng bước hoàn thiện hoạt động Kiểm tra sau
thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, luận
văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và doanh nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm tra sau thơng
quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về kiểm tra sau thông quan điện tử
hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Phân tích thực trạng kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa
nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2018.
Chương 4: Một số giải pháp hồn thiện kiểm tra sau thơng quan điện tử
hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lào Cai đến năm 2025.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN
1.1. Hàng hóa nhập khẩu thơng quan điện tử
1.1.1. Khái qt về hàng hóa nhập khẩu thông quan điện tử
Trước đây, thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn theo phương thức
truyền thống tức là dựa vào các mẫu hồ sơ giấy có sẵn và bán truyền thống tức
là kết hợp cả truyền thống và điện tử. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin và thương mại điện tử, ngành hải quan chủ trương thực
hiện chiến lược hiện đại hố ngành hải quan, một trong những chiến lược đó là
thực hiện thủ tục hải quan bằng phương tiện điện tử. Tất cả các công việc mà
người khải hải quan và công chức hải quan phải trực tiếp gặp nhau để thực hiện
thủ tục theo phương thức thủ công trước đây đều được thay thế bằng việc sử
dụng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.

Tổ chức hải quan thế giới khơng có khái niệm về thủ tục HQĐT, khái
niệm “thủ tục HQĐT” chỉ được sử dụng ở văn bản hướng dẫn của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Tài chính và gần đây mới được chính thức đưa vào văn bản cấp
Nghị định, cụ thể là tại Điều 3 Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy
định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục HQĐT đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại: “Thủ tục HQĐT là thủ tục hải quan trong đó
việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác
theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực
hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan”.
Theo kinh nghiệm thực tế của Hải quan một số nước tiên tiến cho thấy
nếu chỉ kiểm tra, kiểm sốt tại cửa khẩu thì khơng những khơng thể phát hiện
và ngăn chặn được các trường hợp cố ý gian lận mà còn gây ách tắc cho hoạt


8
động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trước tình hình thực tế như vậy, đòi hỏi ngành
Hải quan phải tăng cường quản lý một cách có hiệu quả cơng tác của mình bằng
cách áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kéo dài thời hiệu kiểm tra, mở rộng phạm
vi và đối tượng kiểm tra, kiểm sốt hàng hóa xuất nhập khẩu. KTSTQ đã thực
sự trở thành một công cụ quản lý hiện đại và đã thỏa mãn yêu cầu của thực tế
nêu trên. Thực ra KTSTQ là việc kiểm tra tính xác thực các thông tin do chủ
hàng đã khai báo với cơ quan Hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ
thương mại, sổ sách kế toán, hồ sơ chứng từ ngân hàng… có liên quan đến hàng
hóa xuất nhập khẩu.
Khó khăn và thách thức đối với nhiệm vụ chống gian lận thương mại của
ngành Hải quan là thiếu thơng tin về hàng hóa, trị giá tính thuế và một điều
khơng thể phủ nhận là trình độ nghiệp vụ của nhân viên Hải quan tại các cửa
khẩu còn nhiều hạn chế trong khi các chủng loại mặt hàng thì lại đa dạng. Trong
một khoảng thời gian rất khiêm tốn thì nhân viên Hải quan khơng thể thực hiện
kiểm tra tồn bộ hàng hóa mà chỉ có thể kiểm tra theo xác suất không quá 10%

lô hàng và các chứng từ do chủ hàng xuất trình thì đó mới chỉ là kiểm tra phần
cơ bản của bề mặt thông tin và số liệu trên chứng từ. Phần còn lại là những
chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ ngân hàng khác … thì do chủ hàng nắm
giữ, trong đó có những chứng từ chỉ phát sinh sau khi hàng hóa đã được thơng
quan.
Để thực hiện việc kiểm tra theo mơ hình KTSTQ, cơng chức hải quan
phải nắm được các thông lệ thương mại quốc tế, vận dụng các kiến thức chuyên
ngành như: thương mại quốc tế, nghiệp vụ ngoại thương, ngân hàng, kế toán,
ngoại ngữ và các nghiệp vụ về hải quan… trên cơ sở tư duy kiểm toán để phát
hiện những gian lận hoặc sai sót. Xuất phát từ yêu cầu nghiệp vụ này mà Tổ
chức Hải quan thế giới (WCO,1999) và Hải quan các nước gọi nghiệp vụ này
là “Kiểm tốn sau thơng quan” hoặc “Kiểm tốn hải quan”, Việt Nam gọi là
“Kiểm tra sau thông quan”.


9
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội cùng với việc nước
ta trở thành thành viên của nhiều tổ chức thương mại đã làm gia tăng nhanh
chóng hoạt động thương mại XNK; điều này đã đặt ra cho ngành hải quan
yêu cầu cấp thiết là phải tạo điều kiện thơng thống về thủ tục khải báo hải
quan, đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động XNK, đảm bảo nguồn thu cho
NSNN.
Theo Công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục
hải quan, hiện nay có các loại hàng hóa thơng quan điện tử là:
- Hàng hóa XNK theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Hàng hóa XNK để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân là
người nước ngồi;
- Hàng hóa XNK theo loại hình nhập ngun liệu để sản xuất hàng
xuất khẩu;
- Hàng hóa XNK của doanh nghiệp khu chế xuất;

- Hàng hóa XNK để thực hiện dự án đầu tư;
- Hàng hóa XNK tại chỗ;
- Hàng hóa XNK của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong
lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan;
- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
- Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;
- Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
- Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.
1.1.2. Thơng quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu
TTHQĐT là thủ tục hải quan, mà trong đó việc kê khai, tiếp nhận, xử lý
các thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp
luật giữa các bên có liên quan thực hiện thơng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan.


10
Hiện nay các nước trên thế giới thường không đề cập đến khái niệm TT
HQĐT mà đề cập đến khái niệm Hệ thống thơng quan tự động hóa hải quan
(Customs Automation System). Đây là hệ thống gồm nhiều chương trình ứng
dụng CNTT để xử lý các nghiệp vụ hải quan và các chương trình hỗ trợ cho
cơng tác nghiệp vụ hải quan như chương trình ứng dụng để quản lý hàng hóa
đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan,… Thơng quan điện tử đối với hàng
hóa XNK được hiểu là hình thức khai hải quan bằng phần mềm, được cài đặt
trên máy tính, sau đó truyền dữ liệu trên tờ khai hải quan qua mạng internet
tới cơ quan hải quan để tiến hành thủ tục thơng quan hàng hóa (Nguyễn Thị
Huyền và cộng sự, 2013).
Thuật ngữ thông quan điện tử được sử dụng để phân biệt với hình thức
khai báo hải quan bằng giấy như trước. Khi đó, những người khai hải quan
phải điền tay vào mẫu tờ khai in sẵn, rồi đem bộ tờ khai cùng chứng từ liên

quan (bao gồm có tờ khai trị giá, hóa đơn thương mại, danh mục đóng gói
hàng hóa, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng thương mại, vận đơn và
các giấy tờ liên quan khác) lên cơ quan hải quan để tiến hành làm thủ tục
thơng quan.
Với thực tế tình hình XNK như hiện nay, lợi ích của thơng quan điện tử
mang lại được đánh giá rất cao. Đối với doanh nghiệp:
- Thông quan điện tử làm tốc độ thông quan hàng hóa nhanh hơn, đặc
biệt là các khâu truyền số liệu, tiếp nhận, và phân luồng tờ khai. Từ khi thực
hiện thông quan điện tử, các công việc này hoàn toàn tự động. Tờ khai gửi lên
cơ quan hải quan và được phân luồng chỉ sau một vài phút.
- Thông quan điện tử mang đến sự tiện lợi hơn, việc khai báo hải quan
có thể thực hiện tại bất kỳ lúc nào, bất cứ đâu.
- Thông quan điện tử giảm đi lại tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cơ quan
hải quan, tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí di chuyển.
Đối với cơ quan hải quan, thơng quan điện tử làm giảm bớt áp lực ngành.


11
Tuy nhiên, HQĐT cũng có một số bất lợi:
- Về phía Nhà nước: Vì nhiều doanh nghiệp lợi dụng hải quan điện tử để̉̉̉
trốn thuế́ ́́, doanh nghiệp lợi dụng TTHQĐT để khai sai mã số dẫn đến thiếu số
thuế phải nộp diễn ra khá phổ biến.
- Về phía doanh nghiệp: Nếu khai sai, khó phát hiện cho đến phút cuối.
Trước đây, khi thực hiện tờ khai giấy, và khai từ xa, công chức hải quan trực
tiếp tiếp nhận tờ khai và phân luồng. Nếu phát hiện thấy những lỗi nhỏ, có thể
sửa chữa ngay, thì họ linh động hỗ trợ bằng cách phản hồi luôn để doanh nghiệp
điều chỉnh. Nay hệ thống phân luồng tự động, người khai chỉ phát hiện ra lỗi
đó khi đem bộ chứng từ xuống hải quan. Và đơi khi điều đó là q muộn, nếu
hàng xuất tàu, hoặc khai thuê hải quan phải chờ giấy tờ ký từ chủ hàng gửi từ
xa tới.

Việc chuyển đổi khai hải quan bằng hình thức điện tử mang lại nhiều
lợi ích, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức với các nhà quản lý. Chính vì
thế, cơng tác kiểm tra sau thơng quan đối với hàng hóa thơng quan, nhất là
thơng quan điện tử đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt hàng hóa
nhập khẩu.
Quy trình thơng quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu
Quy trình thơng quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu gồm bốn bước,
được khái quát bằng sơ đồ 1.1.

Khai thông tin NK

Đăng ký tờ
khai NK

Kiểm tra điều
kiện đăng ký
tờ khai

Phân luồng,
kiểm tra,
thơng quan

Sơ đồ 1.1: Quy trình thơng quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu
Nguồn: Tổng cục Hải quan,2015
Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu: Người khai hải quan khai các thông
tin nhập khẩu trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ
tiêu trên màn hình, người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống


12

sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương
ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước,
tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính tốn
các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan
tại màn hình đăng ký tờ khai.
Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu: Khi nhận được màn hình đăng ký
tờ khai do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã
khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính tốn. Nếu khẳng định
các thơng tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai: Trước khi cho phép đăng
ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra danh sách doanh nghiệp không đủ điều
kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp
tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách
nêu trên thì khơng được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người
khai hải quan biết.
Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng
ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ. Đối với từng
luồng, quy trình tiếp theo được xử lý như sơ đồ 1.2.
Hàng hóa NK
được phân
luồng xanh

Kiểm tra
thanh tốn
thuế

Thơng quan

Hàng hóa NK
được phân

luồng vàng

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra
thanh tốn
thuế

Thơng quan

Hàng hóa NK
được phân
luồng đỏ

Kiểm tra hồ
sơ, kiểm tra
thực tế hàng
hóa

Kiểm tra
thanh tốn
thuế

Thơng quan

Sơ đồ 1.2: Phân luồng hàng hóa nhập khẩu thơng quan điện tử
Nguồn: Bộ Tài chính,2015


13

Hồ sơ hải quan trong thông quan điện tử:
Hồ sơ HQĐT bao gồm:
- Tờ khai HQĐT;
- Các chứng từ khác thuộc hồ sơ HQĐT mà người khai hải quan phải
nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. Những chứng từ này có thể ở dạng
chứng từ giấy, chứng từ điện tử, chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy sang
dạng điện tử hoặc ngược lại. Chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan ở dạng điện
tử hoặc chuyển đổi có giá trị để làm TTHQĐT như chính chứng từ đó ở dạng
giấy trừ khi pháp luật có quy định khác.
1.2. Kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan
1.2.1. Khái niệm về kiểm tra sau thơng quan điện tử hàng hóa nhập khẩu
1.2.1.1. Khái niệm về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hố nhập khẩu
Nghiệp vụ KTSTQ được hình thành và hồn thiện cùng với việc hình
thành và hồn thiện khoa học về QLRR trong hoạt động của các cơ quan hải
quan trên thế giới.
Hiện nay, có nhiều khái niệm về kiểm tra sau thông quan:
Theo tổ chức hải quan thế giới (WCO,1999), "KTSTQ là quy trình cơng
tác cho phép viên chức hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động khai
hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi chép về kế toán và thương
mại liên quan đến hoạt động bn bán, trao đổi hàng hố và tất cả các sốliệu,
thông tin, bằng chứng khác cho cơ quan hải quan mà hiện tại đang được các
đối tượng kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp hay gián tiếp tham
gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ".
Theo Tổ chức Hải quan ASEAN (2012), “KTSTQ cịn có thể được coi là
một biện pháp kiểm sốt hải quan có hệ thống mà cơ quan hải quan thấy thoả
đáng về độ chính xác và trung thực của việc khai báo hải quan thông qua việc
kiểm tra sổ sách, hồ sơ có liên quan, hệ thống kinh doanh và dữ liệu thương
mại của các cá nhân/các công ty tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào thương
mại quốc tế”.



×