Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Ngân hàng tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm học phần Sức khỏe môi trường Sức khỏe nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG &
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

BIÊN SOẠN: BỘ MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

ĐÀ NẴNG, 2018
1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG &
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
(DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH Y ĐA KHOA)

ĐÀ NẴNG, 2018
2


PHẦN 1 - SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
BÀI 1 - TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE MƠI TRƯỜNG
1.A. NHĨM CÂU HỎI "NHẬN BIẾT" (17 câu)
Câu 1: Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, Môi trường là:


A. Hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển
của con người và sinh vật.
B. Tập hợp các yếu tố tự nhiên (như vật lý, hóa học, sinh học) và xã hội bao quanh con người có
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người.
C. Tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng
tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người.
D. Vũ trụ bao la, trong đó có hệ Mặt trời và Trái đất, các thành phần của mơi trường sống có ảnh
hưởng trực tiếp tới con người trên Trái đất gồm 4 quyển là sinh quyển, thủy quyển, khí quyển và
thạch quyển.
E. Tổng hợp các điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của các cơ thể
sống.
Câu 2: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1978, Sức khỏe là trạng thái hồn tồn:
A. Khỏe mạnh, khơng ốm đau, bệnh tật, ăn uống luôn thấy ngon miệng của cơ thể.
B. Thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay
tàn phế.
C. Thoải mái cả về thể chất và tâm thần, chứ không phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế.
D. Thoải mái cả về thể chất và xã hội, chứ không phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế.
E. Thoải mái cả về tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế.
Câu 3: Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, Sức khỏe môi trường:
A. Là tạo ra và duy trì một mơi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khỏe cộng đồng.
B. Gồm những khía cạnh về sức khỏe con người (bao gồm chất lượng cuộc sống), được xác định
bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường.
C. Là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành mơi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh
tật của con người.

3


D. Là những dịch vụ nhằm cải thiện các chính sách về sức khỏe môi trường qua các hoạt động
giám sát, kiểm soát.

E. Cung cấp các cơ sở khoa học để mơ tả, giải thích, làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa môi
trường và sức khỏe trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Câu 4: Theo Chiến lược Sức khỏe môi trường Quốc gia của Australia - 1999, Sức khỏe mơi
trường:
A. Là tạo ra và duy trì một mơi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khỏe cộng đồng.
B. Bao gồm các vấn đề về sức khỏe con người (bao gồm chất lượng cuộc sống) do các yếu tố vật
lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường gây nên.
C. Là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành mơi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh
tật của con người.
D. Là những dịch vụ nhằm cải thiện các chính sách về sức khỏe mơi trường qua các hoạt động
giám sát, kiểm soát.
E. Là mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và sức khỏe trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đề
xuất các giải pháp can thiệp làm sạch môi trường, tăng cường và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Câu 5: Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về thể lực và chức năng để đánh giá sức khỏe của
một:
A. Quần thể

B. Quần xã

C. Quốc gia

D. Cộng đồng

E. Cá nhân

Câu 6: Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về "tuổi thọ trung bình", "tỉ lệ tử vong", "tỉ lệ
bệnh tật”, "tỉ lệ chết trẻ em", "thời gian sống bị mất đi do ốm đau bệnh tật",… để đánh giá sức
khỏe của một:
A. Quần thể


B. Quần xã

C. Quốc gia

D. Cộng đồng

E. Cá nhân

Câu 7: "Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Đây là phát
biểu của thuật ngữ nào?
A. Xử lý môi trường

B. Biến đổi môi trường

C. Sự cố mơi trường

D. Suy thối mơi trường

E. Ơ nhiễm môi trường
Câu 8: "Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Xử lý môi trường

B. Biến đổi mơi trường

C. Sự cố mơi trường

D. Suy thối mơi trường


4


E. Ơ nhiễm mơi trường
Câu 9: "Sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ơ
nhiễm, suy thối hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Xử lý môi trường

B. Biến đổi môi trường

C. Sự cố mơi trường

D. Suy thối mơi trường

E. Ơ nhiễm mơi trường
Câu 10: "Các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn
ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Chất thải

B. Chất thải nguy hại

C. Chất gây ô nhiễm

D. Khí thải ơ nhiễm

E. Ơ nhiễm mơi trường
Câu 11: "Một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các
yêu cầu về bảo vệ môi trường”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Kinh tế môi trường


B. Công nghiệp sinh thái

C. Công nghiệp sạch

D. Kinh tế sinh thái

E. Công nghiệp mơi trường
Câu 12: "Q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải

B. Đánh giá tác động mơi trường

C. Kiểm sốt chất thải

D. Kiểm sốt ô nhiễm

E. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Câu 13: "Quá trình phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm”. Đây là phát biểu của
thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải

B. Đánh giá tác động môi trường

C. Kiểm sốt chất thải

D. Kiểm sốt ơ nhiễm

E. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Câu 14: "Giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể

tự phục hồi”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Sức chịu tải của môi trường

B. Giới hạn môi trường

C. Giới hạn sinh thái

D. Sức chịu đựng của môi trường

E. Giới hạn chịu tải của môi trường
Câu 15: "Các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu”. Đây là

5


phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý khí nhà kính

B. Ứng phó với biến đổi khí hậu

C. Thích ứng biến đổi khí hậu

D. Hoạt động bảo vệ mơi trường

E. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Câu 16: "Các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên tồn cầu và biến đổi khí hậu”. Đây là phát
biểu của thuật ngữ nào?
A. Khí nhà kính

B. Khí ơ nhiễm


C. Các khí lạ

D. Khí biến đổi khí hậu

E. Khí nóng lên tồn cầu
Câu 17: Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro
(Brasil) năm 1992 đã xác định "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt
chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt nào sau sau đây?
A. Phát triển y tế - Phát triển giáo dục - Bảo vệ môi trường.
B. Phát triển kinh tế - Phát triển xã hội - Phát triển giáo dục.
C. Phát triển kinh tế - Phát triển giáo dục - Bảo vệ môi trường.
D. Phát triển kinh tế - Phát triển y tế - Bảo vệ môi trường.
E. Phát triển kinh tế - Phát triển xã hội - Bảo vệ môi trường.

1B. NHÓM CÂU HỎI "HIỂU" (15 câu)
Câu 1: Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là:
A. Sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của
những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
B. Sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức.
C. Tất cả các hoạt động sống như hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,… đều ở trạng
thái tốt nhất.
D. Sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
E. Sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu
đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Câu 2: Cơ sở của sức khỏe tinh thần là:
A. Sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của
những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
B. Sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức.


6


C. Tất cả các hoạt động sống như hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,… đều ở trạng
thái tốt nhất.
D. Sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
E. Sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu
đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Câu 3: Cơ sở của sức khỏe xã hội là:
A. Sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của
những người khác; là sự hồ nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
B. Sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức.
C. Tất cả các hoạt động sống như hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,… đều ở trạng
thái tốt nhất.
D. Sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
E. Sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu
đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Câu 4: “Phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng
kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Hoạt động bảo vệ môi trường

B. Phát triển không bền vững

C. Phát triển kinh tế

D. Phát triển bền vững

E. Phát triển xã hội
Câu 5: “Hoạt động giữ cho mơi trường trong lành, sạch đẹp; phịng ngừa, hạn chế tác động xấu

đối với môi trường, ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải
thiện mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng
sinh học”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Xử lý môi trường

B. Hoạt động bảo vệ môi trường

C. Đánh giá tác động môi trường

D. Khắc phục sự cố môi trường

E. Bảo vệ đa dạng sinh học
Câu 6: "Việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật
bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững”. Đây là phát
biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải

B. Đánh giá tác động môi trường

7


C. Quan trắc môi trường

D. Hoạt động bảo vệ môi trường

E. Quy hoạch bảo vệ mơi trường
Câu 7: "Q trình theo dõi có hệ thống về thành phần mơi trường, các yếu tố tác động lên môi
trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác

động xấu đối với môi trường”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải

B. Đánh giá tác động môi trường

C. Quan trắc môi trường

D. Hoạt động bảo vệ môi trường

E. Quy hoạch bảo vệ mơi trường
Câu 8: "Việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện
pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải

B. Đánh giá tác động môi trường

C. Quan trắc môi trường

D. Hoạt động bảo vệ môi trường

E. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Câu 9: "Việc bảo đảm khơng có tác động lớn của mơi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và
phát triển kinh tế của quốc gia”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý môi trường

B. Đánh giá tác động môi trường

C. Quan trắc môi trường

D. Hoạt động bảo vệ môi trường


E. An ninh môi trường
Câu 10: "Tất cả các khía cạnh của sức khỏe mơi trường là xác định, giám sát, kiểm soát các yếu
tố ………(1)..….., ………(2)..……, ………(3)..……. và ………(4).......... có ảnh hưởng đến
…………(5)……………". Thứ tự các từ (1), (2), (3), (4) và (5) là:
A. sức khỏe con người - vật lý - hóa học - sinh học - xã hội
B. vật lý - sức khỏe con người - hóa học - sinh học - xã hội
C. vật lý - hóa học - sức khỏe con người - sinh học - xã hội
D. vật lý - hóa học - sinh học - sức khỏe con người - xã hội
E. vật lý - hóa học - sinh học - xã hội - sức khỏe con người
Câu 11: "Thực hành sức khỏe môi trường bao gồm đánh giá, kiểm sốt và phịng ngừa các yếu tố
trong mơi trường ảnh hưởng ………(1)..……. đến ………(2)..……, đồng thời …..…(3)..……. các
yếu tố môi trường ………(4).......... cho sức khỏe". Thứ tự các từ (1), (2), (3) và (4) là:
A. phát huy - có lợi - tiêu cực - sức khỏe con người
B. có lợi - sức khỏe con người - phát huy - tiêu cực
C. tiêu cực - sức khỏe con người - phát huy - có lợi

8


D. tiêu cực - sức khỏe con người - có lợi - phát huy
E. phát huy - sức khỏe con người - tiêu cực - có lợi
Câu 12: Dưới đây là các hoạt động sức khỏe môi trường được thực hiện ở tất cả các cấp,
NGOẠI TRỪ:
A. Quản lý môi trường vật lý như an toàn nước, an toàn thực phẩm, quản lý chất thải rắn, an toàn
và sức khỏe nghề nghiệp,…
B. Quản lý nguy cơ sinh học như kiểm sốt cơn trùng và các động vật có hại, quản lý bệnh truyền
nhiễm qua vật chủ trung gian truyền bệnh,…
C. Quản lý nguy cơ hóa học như xây dựng các tiêu chuẩn an tồn hóa học cho khơng khí, đất,
nước sinh hoạt, nước thải và thực phẩm; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn;…

D. Phát triển và đưa ra các khuyến cáo về sức khỏe mơi trường; có kế hoạch xây dựng luật giáo
dục,…
E. Xây dựng, phát triển các chiến lược và tiêu chuẩn như an toàn dân số; tư vấn cộng đồng, bảo vệ
sức khỏe trong trường hợp khẩn cấp,…
Câu 13: Dưới đây là vấn đề trong nghiên cứu và thực hành về sức khỏe môi trường, NGOẠI
TRỪ:
A. Nghiên cứu các yếu tố môi trường, các tác nhân, các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
B. Nghiên cứu các vấn đề thay đổi của sức khỏe con người dưới tác động của các yếu tố môi
trường.
C. Đề xuất các giải pháp can thiệp vào môi trường và sức khỏe.
D. Nhằm bảo vệ mơi trường sống, giữ gìn nâng cao sức khỏe cộng đồng.
E. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 14: Mỗi người có một sức khỏe khác nhau trước tác động của môi trường là do sự đáp ứng
của cơ thể trước các tác động của môi trường phụ thuộc vào:
A. Tất cả các đặc trưng của cơ thể mang tính chất cá nhân.
B. Tuổi, giới tính, chủng tộc, điều kiện vật chất.
C. Chế độ dinh dưỡng, điều kiện vật chất, yếu tố di truyền, sự rèn luyện.
D. Yếu tố di truyền, sự rèn luyện, tuổi, giới tính, chủng tộc.
E. Sự rèn luyện, chủng tộc, di truyền, chế độ dinh dưỡng.
Câu 15: Khi môi trường thay đổi đột ngột hoặc vượt q giới hạn thích nghi thì:
A. Có thể dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí tiêu diệt một vài giống loài sinh vật.
B. Cơ thể sống sẽ khơng thích ứng, giả thích ứng hoặc rối loạn thích ứng.

9


C. Cơ thể sống sẽ thay đổi đột ngột để thích nghi theo.
D. Cơ thể sống thích nghi nhanh theo làm cho quần thể sinh vật, quần xã sinh vật và hệ sinh thái
phát triển và tiến hóa nhanh hơn.
E. Sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chọn lọc tự nhiên, đào thải những sinh vật kém thích nghi, giữ lại

những cơ thể tốt.

1C. NHÓM CÂU HỎI "VẬN DỤNG" ( 10 câu)
Câu 1: Trong cuộc sống, để giữ gìn cho cơ thể khỏe mạnh thì con người khơng chỉ chú trọng
đến chế độ dinh dưỡng, chế độ ngủ, nghỉ ngơi, rèn luyện thể chất,… mà phải phải quan tâm
đến việc giữ gìn cho tinh thần vui tươi, lạc quan; đảm bảo các mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Điều
này là vận dụng từ định nghĩa về sức khỏe của:
A. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1978.
B. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014.
C. Bác Hồ năm 1946.
D. Võ Trung Tạng 2004.
E. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005.
Câu 2: Dưới đây là các định hướng cơ bản cho môi trường lành mạnh, NGOẠI TRỪ:
A. Xã hội phải cơng bằng, tiến bộ.
B. Bầu khơng khí trong sạch.
C. Có đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt.
D. Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn.
E. Nơi ở an tồn và thanh bình.
Câu 3: “Cơng chúng có quyền địi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có
hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường ở bất cứ đâu xảy ra, bất kể đã có hoặc chưa có
các điều luật quy định về cách giải quyết các thiệt hại đó”. Đây là ngun tắc phát triển bền
vững gì?
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
B. Nguyên tắc phịng ngừa.
C. Ngun tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 4: “Nguyên tắc này đảm bảo được hai lý do kinh tế (biện pháp của ngun tắc này ln có

10



chi phí thấp hơn biện pháp khắc phục) và lý do xã hội (liên quan đến sức khỏe và sự tồn tại an
toàn của con người)”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
B. Nguyên tắc phòng ngừa.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 5: “Nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng rằng việc thỏa mãn nhu cầu
của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thỏa mãn nhu cầu của
họ”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
B. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 6: “Con người trong cùng một thế hệ có quyền được hưởng một cách bình đẳng trong việc
khai thác các nguồn tài nguyên và bình đẳng trong việc chung hưởng một môi trường trong
sạch”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Ngun tắc người gây ơ nhiễm phải trả tiền, người sử dụng môi trường phải trả tiền.
B. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 7: “Các sinh vật tự nhiên có quyền tồn tại như con người trong khơng gian Trái Đất, cho dù
nó có giá trị trực tiếp như thế nào đối với loài người; sự diệt vong của các loài sinh vật sẽ làm mất
đi nguồn gen quý hiếm mà Trái Đất chỉ có thể tạo ra nó trong hàng triệu năm phát triển”. Đây là
nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người sử dụng môi trường phải trả tiền.

B. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.

11


Câu 8: “Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi các
tổ chức thay mặt họ hoặc gần gũi với họ; các quyết định quan trọng cần ở mức địa phương hơn là
mức quốc gia, mức quốc gia hơn là mức quốc tế”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
B. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 9: Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng trong vài thập kỷ qua, nguyên nhân
chủ yếu là do những vấn đề nào sau đây được cải thiện dần?
A. Dinh dưỡng, khoa học công nghệ, chất lượng sống.
B. Dinh dưỡng, y tế, chất lượng sống.
C. Kinh tế, xã hội, môi trường.
D. Dinh dưỡng, y tế, môi trường sống.
E. Kinh tế, giáo dục, môi trường.
Câu 10: Những nguyên nhân dưới đây dẫn đến tuổi thọ trung bình của nữ giới thường cao hơn
nam giới, NGOẠI TRỪ:
A. Nam giới thường lao động nặng hơn nữ giới.
B. Nam giới thường sử dụng chất kích thích nhiều hơn nữ giới.
C. Những cơng việc trong mơi trường độc hại thường được bố trí lao động nam.
D. Nữ giới thường có giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng ổn định, điều độ hơn nam giới.
E. Nam giới thường bị áp lực kinh tế nhiều hơn nữ giới.


12


Bài 2 - NƯỚC VÀ SỨC KHỎE
2A. NHÓM CÂU HỎI "NHẬN BIẾT" (37 câu)
Câu 1: Dưới đây là các yêu cầu về mặt chất lượng của nước ăn uống, sinh hoạt, NGOẠI TRỪ:
A. Có tính cảm quan tốt, phải trong, khơng màu, khơng mùi, khơng vị.
B. Có thành phần hóa học không độc hại cho cơ thể con người, không chứa các chất độc, chất gây
ung thư, chất phóng xạ,…
C. Không chứa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, các loại ký sinh trùng và các vi sinh vật khác.
D. Có tính cảm quan tốt, có thành phần hóa học khơng độc hại đối với cơ thể, có thể chứa một số
loại vi sinh vật và ký sinh trùng theo quy định.
E. Có các chỉ tiêu về lý học, hóa học và vi sinh vật phải nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho
phép của Bộ Y tế về nước uống và nước sinh hoạt.
Câu 2: Mỗi ngày đêm, lượng nước uống tối thiểu mỗi người cần là:
A. 1 lít

B. 2 lít

C. 3 lít

D. 4 lít

E. 5 lít

Câu 3: Tiêu chuẩn về nước sạch ở nông thôn đối với một người trong một ngày đêm tối thiểu
là:
A. 20 lít


B. 40 lít

C. 60 lít

D. 80 lít

E. 100 lít

Câu 4: Tiêu chuẩn về nước sạch ở thị trấn đối với một người trong một ngày đêm tối thiểu là:
A. 20 lít

B. 40 lít

C. 60 lít

D. 80 lít

E. 100 lít

Câu 5: Tiêu chuẩn về nước sạch ở thành phố và thị xã đối với một người trong một ngày đêm
tối thiểu là:
A. 20 lít

B. 40 lít

C. 60 lít

D. 80 lít

E. 100 lít


Câu 6: Theo QCVN 01:2009/BYT, hàm lượng Sắt tổng số tối đa cho phép trong 1 lít nước ăn
uống là:
A. 0,1mg

B. 0,3mg

C. 0,5mg

D. 0,7mg

E. 0,9mg

Câu 7: Theo QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng Sắt tổng số tối đa cho phép trong 1 lít nước sinh
hoạt là:
A. 0,1mg

B. 0,3mg

C. 0,5mg

D. 0,7mg

E. 0,9mg

Câu 8: Theo QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng Amoni tối đa cho phép
trong 1 lít nước ăn uống và sinh hoạt là:
A. 0,1mg

B. 1mg


C. 3mg

13

D. 0,5mg

E. 5mg


Câu 9: Theo QCVN 01:2009/BYT, hàm lượng Nitrit tối đa cho phép trong 1 lít nước ăn uống
là:
A. 0,1mg

B. 0,3mg

C. 1mg

D. 3mg

E. 1,5mg

Câu 10: Theo QCVN 01:2009/BYT, hàm lượng Nitrat tối đa cho phép trong 1 lít nước ăn uống
là:
A. 30mg

B. 10mg

C. 50mg


D. 60mg

E. 5mg

Câu 11: Theo QCVN 01:2009/BYT, hàm lượng Clorua tối đa cho phép trong 1 lít nước ăn uống
là:
A. 150mg

B. 200mg

C. 250mg

D. 300mg

E. 350mg

Câu 12: Theo QCVN 01:2009/BYT, hàm lượng Clorua tối đa cho phép trong 1 lít nước ăn uống
ở vùng ven biển hải đảo là:
A. 150mg

B. 200mg

C. 250mg

D. 300mg

E. 350mg

Câu 13: Theo QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng Clorua tối đa cho phép trong 1 lít nước sinh
hoạt là:

A. 150mg

B. 200mg

C. 250mg

D. 300mg

E. 350mg

Câu 14: Theo QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng Florua tối đa cho phép
trong 1 lít nước ăn uống và sinh hoạt là:
A. 0,3mg

B. 0,5mg

C. 0,7mg

D. 1,5mg

E. 3mg

Câu 15: Theo QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng Asen tối đa cho phép
trong 1 lít nước ăn uống và sinh hoạt là:
A. 0,01mg

B. 0,03mg

C. 0,05mg


D. 0,3mg

E. 0,5mg

Câu 16: Theo QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng Asen tối đa cho phép trong 1 lít nước sinh hoạt
đối với các hình thức cung cấp nước cá nhân và hộ gia đình là:
A. 0,01mg

B. 0,03mg

C. 0,05mg

D. 0,3mg

E. 0,5mg

Câu 17: Theo QCVN 01:2009/BYT, hàm lượng Chì tối đa cho phép trong 1 lít nước ăn uống là:
A. 0,01mg

B. 0,03mg

C. 0,05mg

D. 0,3mg

E. 0,1mg

Câu 18: Theo QCVN 01:2009/BYT, hàm lượng CaCO3 (độ cứng của nước) tối đa cho phép
trong 1 lít nước ăn uống là:
A. 150mg


B. 200mg

C. 250mg

D. 300mg

E. 350mg

Câu 19: Theo QCVN 02:2009/BYT, hàm lượng CaCO3 (độ cứng của nước) tối đa cho phép
trong 1 lít nước sinh hoạt là:
A. 150mg

B. 200mg

C. 250mg

14

D. 300mg

E. 350mg


Câu 20: Theo QCVN 01:2009/BYT, số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của Coliform tổng số,
E.Coli và Coliform chịu nhiệt trong 100 ml nước ăn uống là:
A. 0 vi khuẩn

B. 20 vi khuẩn


D. 100 vi khuẩn

E. 150 vi khuẩn

C. 50 vi khuẩn

Câu 21: Theo QCVN 02:2009/BYT, số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của Coliform tổng số
trong 100 ml nước sinh hoạt là:
A. 0 vi khuẩn

B. 20 vi khuẩn

D. 100 vi khuẩn

E. 150 vi khuẩn

C. 50 vi khuẩn

Câu 22: Theo QCVN 02:2009/BYT, số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của Coliform tổng số
trong 100 ml nước sinh hoạt đối với các hình thức khai thác nước cá nhân, hộ gia đình là:
A. 0 vi khuẩn

B. 20 vi khuẩn

D. 100 vi khuẩn

E. 150 vi khuẩn

C. 50 vi khuẩn


Câu 23: Theo QCVN 02:2009/BYT, số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của E.Coli và Coliform
chịu nhiệt trong 100 ml nước sinh hoạt là:
A. 0 vi khuẩn

B. 20 vi khuẩn

D. 100 vi khuẩn

E. 150 vi khuẩn

C. 50 vi khuẩn

Câu 24: Theo QCVN 02:2009/BYT, số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của E.Coli và Coliform
chịu nhiệt trong 100 ml nước sinh hoạt đối với các hình thức khai thác nước cá nhân, hộ gia
đình là:
A. 0 vi khuẩn

B. 20 vi khuẩn

D. 100 vi khuẩn

E. 150 vi khuẩn

C. 50 vi khuẩn

Câu 25: Hành tinh của chúng ta diện tích khoảng 510 triệu km2, trong đó biển và đại dương
chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong hành tinh?
A. 70,8%.

B. 24,2%.


C. 75,8%.

D. 29,2%.

E. 75%.

Câu 26: Trong 2,5% lượng nước ngọt thì lượng nước bị đóng băng chiếm tỉ lệ:
A. 70%.

B. 30%.

C. 0,3%.

D. 29,7%.

E. 97,5%.

Câu 27: Nguồn nước mà con người có thể sử dụng và khai thác dễ dàng, thuận lợi để phục vụ
cho mọi hoạt động hàng ngày nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ô nhiễm nhiều
nơi là:
A. Nước sông, suối, hồ.

B. Nước biển và đại dương.

C. Nước mưa.

D. Nước ngầm.

E. Nước đầm.


15


Câu 28: Nguồn nước có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ
dàng để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mình là:
A. Nước biển và đại dương.

B. Nước sông, suối, hồ, ao.

C. Nước mưa.

D. Nước ngầm.

E. Nước đầm.
Câu 29: Nguồn nước có trữ lượng khá lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này
gặp khó khăn vì chất lượng nước thay đổi theo độ sâu là:
A. Nước ngầm.

B. Nước sông, suối, hồ, ao.

D. Nước biển và đại dương.

E. Nước đầm.

C. Nước mưa.

Câu 30: Nguồn nước sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ khơng khí ơ nhiễm, cách thu hứng, chứa
đựng của con người có thể khơng đảm bảo vệ sinh là:
A. Nước mưa.


B. Nước sông, suối, hồ, ao.

C. Nước biển và đại dương.

D. Nước ngầm.

E. Nước đầm.

Câu 31: Nguồn nước biển và đại dương có đặc điểm:
A. Có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng.
B. Có thể sử dụng và khai thác dễ dàng nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ơ nhiễm
nhiều nơi.
C. Có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này gặp khó khăn.
D. Sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ khơng khí ơ nhiễm, cách thu hứng, chứa đựng của con người
không đảm bảo vệ sinh.
E. Dễ khai thác sử dụng nhưng chất lượng không ổn định.
Câu 32: Nguồn nước sơng, ao, hồ, suối có đặc điểm:
A. Có thể sử dụng và khai thác dễ dàng nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ơ nhiễm
nhiều nơi.
B. Có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng.
C. Có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này gặp khó khăn.
D. Sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ khơng khí ơ nhiễm, cách thu hứng, chứa đựng của con người
không đảm bảo vệ sinh.
E. Dễ khai thác sử dụng nhưng chất lượng không ổn định.
Câu 33: Nguồn nước ngầm có đặc điểm:
A. Có trữ lượng khá lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này gặp khó khăn.
B. Có thể sử dụng và khai thác dễ dàng nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ô nhiễm

16



nhiều nơi.
C. Có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng.
D. Sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ khơng khí ơ nhiễm, cách thu hứng, chứa đựng của con người
không đảm bảo vệ sinh.
E. Dễ khai thác sử dụng nhưng chất lượng khơng ổn định.
Câu 34: Nguồn nước mưa có đặc điểm:
A. Sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ khơng khí ơ nhiễm, cách thu hứng, chứa đựng của con người
có thể khơng đảm bảo vệ sinh.
B. Có thể sử dụng và khai thác dễ dàng nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ơ nhiễm
nhiều nơi.
C. Có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này gặp khó khăn.
D. Có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng.
E. Dễ khai thác sử dụng nhưng chất lượng không ổn định.
Câu 35: Hiện nay, tỉ lệ người dân Việt Nam chưa tiếp cận với nước sạch để sinh hoạt là:
A. 10%

B. 15%

C. 20%

D. 25%

E. 30%

Câu 36: Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Mơi trường, trung bình mỗi năm Việt
Nam có số người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém là khoảng bao nhiêu người?
A. 5000


B. 6000

C. 9.000

D. 7000

E. 8000

Câu 37: Một trong những nguyên nhân gây bệnh về răng ở người là do nguồn nước uống thiếu
hoặc thừa:
A. Kẽm

B. Flour

C. Calci

D. Nitrat

E. Chì

2B. NHĨM CÂU HỎI "HIỂU" (30 câu)
Câu 1: Khi trong nước có chứa vi khuẩn yếm khí Clostridium Perfringens, có nghĩa là nguồn
nước đó:
A. Đã bị nhiễm phân từ lâu ngày

B. Mới bị nhiễm phân

C. Đang có mặt các loại vi khuẩn gây bệnh

D. Khơng bị nhiễm phân người


E. Có thể uống được sau khi lọc
Câu 2: Khi trong nước có chứa vi khuẩn Escherichia Coli, có nghĩa là nguồn nước đó:
A. Mới bị nhiễm phân người

B. Đã bị nhiễm phân người từ lâu ngày

C. Đang có mặt các loại vi khuẩn gây bệnh

D. Có thể uống sau khi đun sôi

E. Không bị nhiễm phân người

17


Câu 3: Hình thức cung cấp nước phổ biến ở các vùng nông thôn, miền núi Việt Nam, đặc biệt
là ở những vùng khơng có hoặc thiếu nước ngầm, nước ngầm có nhiều sắt, chất lượng kém,
nước lợ, vùng ven biển, hải đảo,… là:
A. Giếng cạnh chân đồi chân núi

B. Bể chứa lấy nước về từ khe núi

C. Dùng máng lần

D. Giếng đào ven suối

E. Cơng trình thu nước mưa
Câu 4: “Thường dùng để lấy nước ngầm nơng có chất lượng tốt, chiều sâu của giếng từ phụ
thuộc vào độ sâu của tầng chứa nước”. Đây là cơng trình thu nước ngầm nào?

A. Giếng khoan

B. Giếng khơi

D. Giếng đào ven suối

E. Giếng đào nơng

C. Giếng hào lọc

Câu 5: “Thích hợp cho vùng ven biển và hải đảo, do gần biển nên nước ngầm và sơng ngịi dễ
bị nhiễm mặn, chua, phèn. Do vậy, để tận dụng nước mưa thấm qua cát hoặc đất pha cát tập
trung thành một lớp nước nổi trên nước mặn, người ta thường dùng loại giếng này”. Đây là
loại giếng nào?
A. Giếng khoan

B. Giếng khơi

D. Giếng đào ven suối

E. Giếng đào nông

C. Giếng hào lọc

Câu 6: “Ở những vùng có cấu tạo địa chất khơng có mạch nước ngầm người ta phải lấy nước
bề mặt từ nước ao, đầm, hồ,… cho ngấm vào một giếng giả qua một hệ thống hào lọc chứa cát,
sỏi sạch,...”. Đây là cơng trình thu nước ngầm nào?
A. Giếng khoan

B. Giếng khơi


D. Giếng đào ven suối

E. Giếng đào nông

C. Giếng hào lọc

Câu 7: “Những vùng núi, ven núi, bán sơn địa,… có những điểm nước ngầm chảy thành dịng
ra bên ngồi. Chất lượng các nguồn nước này thường rất tốt, lưu lượng ổn định, còn được gọi
là giếng tiên”. Đây là cơng trình thu nước ngầm nào?
A. Giếng mạch lộ

B. Giếng khơi

D. Giếng đào ven suối

E. Giếng đào nông

C. Giếng hào lọc

Câu 8: “Loại giếng thường có độ sâu 15 - 30 m, đôi khi sâu tới vài trăm mét, dùng máy bơm
tay để lấy nước; nước từ giếng này thường có độ sắt cao hơn quy định nên khi xây giếng
thường phải đồng thời xây bể lọc sắt”. Đây là cơng trình thu nước ngầm nào?
A. Giếng khơi

B. Giếng khoan

D. Giếng đào ven suối

E. Giếng đào nông


C. Giếng hào lọc

Câu 9: Bộ phận giếng khoan của nhà máy nước lấy nước ngầm sâu thường có độ sâu:

18


A. 60 - 80m

B. 40 - 60m

D. 80 - 100m

E. 10 - 20

C. 20 - 40m

Câu 10: Ở vùng ven biển và hải đảo, người ta thường đào giếng với độ sâu không quá:
A. 15m

B. 7m

D. 10m

E. 1m

C. 3m

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về ơ nhiễm mơi trường nước?

A. Ơ nhiễm mơi trường nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban
đầu khi chưa bị ơ nhiễm, đó là sự biến đổi về lý tính, hóa tính và vi sinh vật làm cho nước trở thành
độc hại.
B. Theo nguồn gốc phát sinh, ô nhiễm nước được chia thành nhóm có nguồn gốc tự nhiên và
nhóm có nguồn gốc nhân tạo.
C. Theo tác nhân gây ô nhiễm, ô nhiễm nước được chia thành 4 nhóm, tác nhân vật lý, tác nhân
hóa học, tác nhân sinh học, ơ nhiễm phóng xạ.
D. Trong thực tế không thể tách rời các loại ô nhiễm nước riêng biệt, bởi vì trong một nguồn ô
nhiễm có thể có nhiều tác nhân gây ô nhiễm và ngược lại.
E. Nguồn nhân tạo có thể do mưa, tuyết, nước băng tan, gió bão, lũ lụt, cháy rừng, núi lửa,… hoặc
do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật,…
Câu 12: Yếu tố nào dưới đây KHÔNG PHẢI là tác nhân gây ô nhiễm nước?
A. Các chất hữu cơ khơng phân hủy

B. Các yếu tố hóa học

C. Các yếu tố sinh học

D. Các yếu tố vật lý

E. Các yếu tố phóng xạ
Câu 13: Trong các nguồn gây ơ nhiễm nước nhân tạo, nguồn nào thường gây ô nhiễm môi
trường nước nghiêm trọng nhất?
A. Giao thông đường thủy

B. Nông nghiệp và chăn nuôi

C. Sinh hoạt và khu đô thị

D. Ơ nhiễm đất, ơ nhiễm khơng khí


E. Cơng nghiệp
Câu 14: Yếu tố dưới đây KHƠNG trực tiếp gây ơ nhiễm môi trường nước là:
A. Các chất thải bỏ trong sinh hoạt.
B. Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp.
C. Các chất thải từ các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám chứa nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh.
D. Các chất khí được thải ra từ khu cơng nghiệp và hoạt động giao thông.
E. Các chất thải trong nông nghiệp và chăn nuôi.

19


Câu 15: Hiện nay, trên thế giới tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng nhất là ở:
A. Châu Á và châu Phi

B. Châu Á và châu Úc

C. Châu Phi và châu Úc

D. Châu Phi và châu Mỹ

E. Châu Á và châu Âu
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây SAI?
A. Bệnh thương hàn, tả, viêm gan A dễ lây lan thành dịch khi nước ăn uống bị nhiễm bẩn vi sinh
vật.
B. Bệnh sán máng và bệnh giun Guinea xuất hiện do việc ăn uống những con ốc bị nhiễm sinh vật
gây bệnh.
C. Các bệnh ngoài da, mắt hột, viêm màng kết và lỵ trực khuẩn do Shigella là do thiếu nước trong
tắm giặt, tạo điều kiện cho ký sinh trùng, virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển.
D. Các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, giun chỉ,… là các bệnh có liên quan đến nước vì nước

đóng vai trị là nơi đẻ trứng của các loài muỗi truyền bệnh.
E. Bệnh tím tái xuất hiện chủ yếu ở trẻ em là do các em có thể uống nguồn nước bị thừa nitrat.
Câu 17: Bệnh tím tái ở trẻ em có thể là do nguồn nước uống bị:
A. Thiếu hoặc thừa Flo

B. Thừa Asen

D. Thừa Chì

E. Thừa Đồng

C. Thừa Nitrat

Câu 18: Nếu con người uống nước bị nhiễm các chất độc hóa học (như As, Pb, Cu,…) thì có
nguy cơ bị:
A. Bệnh tím tái

B. Bệnh ung thư, nhiễm độc

C. Tật người lùn

D. Bệnh về tim mạch

E. Bệnh về răng
Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ngoài da ở con người là do:
A. Thiếu nước trong tắm, giặt hoặc nguồn nước tắm, giặt bị nhiễm bẩn.
B. Tiếp xúc với không khí bị ơ nhiễm.
C. Ơ nhiễm mơi trường biển.
D. Ơ nhiễm mơi trường đất.
E. Kí sinh trùng gây ra.

Câu 20: Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, con người có thể có nguy cơ mắc một số bệnh
hoặc triệu chứng như:
A. Ung thư phổi, ung thư da, bệnh khí phế thủng, viêm mũi.
B. Viêm phế quản mạn tính, hen suyễn.

20


C. Tả, lỵ, thương hàn, viêm gan, bại liệt, giun sán, bệnh ngoài da và niêm mạc.
D. Dị ứng trên da, ung thư da, nám da, đục thuỷ tinh thể, thậm chí tử vong.
E. Kích thích, ho, đâu đầu, buồn nơn, chóng mặt.
Câu 21: Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm các vi sinh vật để ăn uống thì có thể mắc các bệnh:
A. Viêm não Nhật Bản B, giun chỉ, sốt rét, sốt xuất huyết.
B. Sán máng, giun Giunea.
C. Mắt hột, đau mắt đỏ, lở loét ngoài da.
D. Tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, giun sán, bại liệt.
E. Tím tái, ung thư gan, thận, bàng quang.
Câu 22: Khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh vật thì có thể mắc các bệnh:
A. Sán máng và giun Guinea.

B. Mắt hột, viêm màng kết và lỵ trực khuẩn.

C. Thương hàn, tả, ỉa chảy, viêm gan A.

D. Sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ.

E. Tím tái và nhiễm độc.
Câu 23: Thiếu nước trong tắm giặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ký sinh trùng, virus, vi
khuẩn và nấm mốc phát triển, chúng là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở người như:
A. Mắt hột, viêm màng kết, các bệnh ngoài da.

B. Sán máng và giun Guinea.

C. Thương hàn, tả, ỉa chảy, viêm gan A.

D. Sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ.

E. Tím tái và nhiễm độc.

Câu 24: Nguyên nhân gây ra các bệnh đường ruột ở người (như thương hàn, tả, ỉa chảy, viêm
gan A,...) có thể là do:
A. Ăn uống nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật.
B. Tiếp xúc với nước bị nhiễm các sinh vật gây bệnh.
C. Thiếu nước trong tắm giặt.
D. Thừa các vi yếu tố trong nước.
E. Thiếu các vi yếu tố trong nước.
Câu 25: Nguyên nhân gây ra bệnh sán máng và giun Guinea ở người có thể là do:
A. Tiếp xúc với nước bị nhiễm các sinh vật.

B. Ăn uống nước bị nhiễm vi sinh vật.

C. Thiếu nước trong tắm giặt.

D. Thừa các vi yếu tố trong nước.

E. Thiếu các vi yếu tố trong nước.
Câu 26: “Ung thư da, phổi, bàng quang, gan, thận,…; có thể làm thay đổi sắc tố da, làm tăng
chai cứng da; ngồi ra cịn có thể ảnh hưởng đến tim mạch, bệnh tiểu đường, sinh sản,…” có
thể là hậu quả của việc phơi nhiễm với chất nào qua nước uống?

21



A. Chì

B. Flour

C. Đồng

D. Nitrat

E. Asen

Câu 27: “Có thể phá hủy nghiêm trọng đến não, thận, hệ thống thần kinh và tế bào hồng cầu;
kìm hãm sự phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ” có thể là hậu quả của việc phơi nhiễm với chất
nào qua nước uống?
A. Chì

B. Flour

C. Đồng

D. Nitrat

E. Asen

Câu 28: “Có triệu chứng đau ở ruột/dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày” có thể là hậu
quả của việc phơi nhiễm với chất nào qua nước uống?
A. Chì

B. Flour


C. Đồng

D. Nitrat

E. Asen

Câu 29: Giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nước ăn uống, sinh hoạt ở nhà máy nước là:
A. Lọc nước

B. Làm mất mùi vị

C. Tiệt khuẩn nước

D. Làm giảm độ cứng của nước

E. Khử chất sắt trong nước
Câu 30: Việc bắt buộc làm sạch nước thải trước khi tháo ra sông, hồ tùy thuộc vào các vấn đề
dưới đây, NGOẠI TRỪ:
A. Nguồn kinh phí đầu tư để mua máy móc thiết bị sản xuất.
B. Mức độ nhiễm bẩn của nước thải.
C. Mục đích của việc sử dụng nguồn nước.
D. Khả năng tự làm sạch của dịng sơng.
E. Lượng nước thải được thải ra sơng hồ.

2C. NHĨM CÂU HỎI "VẬN DỤNG" (14 câu)
Câu 1: Một cơng trình thu nước mưa có chất lượng tốt thường phải đạt các tiêu chuẩn sau đây,
NGOẠI TRỪ:
A. Gồm mái hứng, máng hứng và bể chứa nước mưa.
B. Bể chứa có thể xây ngầm, nổi, hoặc nửa nổi, nửa chìm; vật liệu xây bể có thể là gạch, bê tơng

hoặc đá.
C. Khi bể có dung tích lớn thì nên xây một ngăn để tiện cho việc sử dụng và thau rửa.
D. Thường xuyên quét sạch rác, bụi có trên mái hứng và máng thu nước.
E. Bể chứa nước phải có nắp đậy kín, có vòi để dễ lấy nước, định kỳ làm vệ sinh và nên nuôi cá
vàng để diệt bọ gậy.
Câu 2: Bộ phận khác biệt giữa nhà máy nước khai thác nước ngầm sâu so với nhà máy nước
khai thác nước bề mặt và nhà máy nước ở vùng cao là:

22


A. Có đường dẫn dung dịch Clo để tiệt trùng.
B. Có hệ thống bể lắng, lọc.
C. Có bể chứa nước sạch.
D. Có giếng khoan và hệ thống giàn mưa để khử sắt.
E. Có hệ thống đường ống dẫn nước.
Câu 3: Vấn đề cung cấp nước nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG ở Việt Nam hiện nay?
A. Khan hiếm nguồn nước đang trong tình trạng báo động.
B. Thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
C. Tình trạng hạn hán và nhiễm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cuộc sống của người dân.
D. Tình trạng khơ hạn, thiếu nước tại các tỉnh Nam Trung Bộ đang hết sức khắc nghiệt.
E. Khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, nguồn nước bị ô nhiễm asen chiếm
khoảng 11% dân số đang sử dụng nguồn nước nhiễm chất này.
Câu 4: Trong quá trình xử lý nước ăn uống, sinh hoạt, con người đã làm giảm nồng các muối
calci và magie trong nước với mục đích:
A. Lọc nước

B. Làm mất mùi vị


D. Làm giảm độ cứng

E. Khử sắt

C. Tiệt khuẩn nước

Câu 5: Cho nước chảy qua lớp than hoạt tính được xếp xen kẽ giữa các lớp cuội, cát nhằm mục
đích chủ yếu là khử:
A. Sắt có trong nước

B. Mùi khó chịu của nước

C. Vi khuẩn có trong nước

D. Độ cứng của nước

E. Các chất cặn có trong nước
Câu 6: Xây dựng các bể lọc 2, 3 ngăn có chứa các lớp cát, cuội, sỏi; cho nước vào bể lọc, sau khi
chảy qua hệ thống lọc, nước trong sẽ chảy sang bể chứa; làm thoáng nước bằng cách khuấy
nhiều lần. Đây là các bước để khử:
A. Sắt có trong nước

B. Mùi khó chịu của nước

C. Vi khuẩn có trong nước

D. Độ cứng

E. Độ đục của nước
Câu 7: Trong các phương pháp tiệt khuẩn nước bằng hóa chất như Clo, Cạc, Ozơn hoặc sử

dụng một số hợp chất của clo như nước Javel, Chloramin B và Chloramin T, Clorua vơi, viên
Pantocid thì phương pháp thơng dụng nhất, đơn giản, ít tốn kém và có kết quả chắc chắn là
tiệt khuẩn bằng:

23


A. Clo

B. Nước Javel

C. Ozôn

D. Bạc

E. Viên Pantocid

Câu 8: Đun sôi, sử dụng tia tử ngoại hoặc sử dụng Ozôn, Clo, một số hợp chất của Clo như
nước Javen, Chloramin B, Clorua vôi,… để xử lý nguồn nước. Đây là các biện pháp làm sạch
nguồn nước:
A. Bị nhiễm vi sinh vật

B. Có nhiều sắt

C. Có mùi khó chịu

D. Có độ đục trung bình

E. Có độ cứng cao
Câu 9: Con người đã sử dụng một số động vật hai mảnh vỏ (vẹm xanh, hàu, nghêu,…) để lọc

các chất bẩn ở các ao hồ nuôi tôm, cá. Phương pháp này được gọi là làm sạch:
A. Sinh học

B. Vật lý

D. Sinh học và cơ học

E. Sinh học và vật lý

C. Hóa học

Câu 10: Nhóm sinh vật làm nhiệm vụ lọc nước - chúng có thể hấp thu các kim loại nặng (As,
Pb, Hg,…) và các chất độc có trong nước - được con người biết đến nhiều hiện nay là:
A. Cây rau ngổ và các động vật hai mảnh vỏ.
B. Các động vật hai mảnh vỏ

C. Các lồi nghêu, sị

D. Cây rau ngổ

E. Các loài hàu, vẹm xanh

Câu 11: Bản thân mỗi sinh viên chúng ta có thể làm được gì để góp phần phòng ngừa các bệnh
lây lan qua nguồn nước sinh hoạt không sạch?
A. Xử lý tốt nước sinh hoạt trước khi sử dụng.
B. Thực hiện ăn chín uống sơi; khơng tiếp xúc với nước bị nhiễm bẩn; loại bỏ côn trùng truyền
bệnh.
C. Quan tâm việc giám sát chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh.
D. Quản lý, giám sát, thanh tra việc thu gom và xử lý chất thải một cách hữu hiệu.
E. Thu gom, xử lý phân người và động vật hợp vệ sinh.

Câu 12: Dưới đây là các biện pháp tiết kiệm nước, NGOẠI TRỪ:
A. Tái sử dụng nước đã sử dụng càng nhiều càng tốt.
B. Khi rửa mặt, đánh răng hay rửa chén,… nên vặn vòi nước tối đa.
C. Khơng để vịi nước chảy trong khi khơng cần thiết.
D. Tối ưu hóa các kênh rạch thu hứng nước mưa, cải thiện hệ thống thủy lợi.
E. Không để vòi nước bị rò rỉ.
Câu 13: Dưới đây là các biện pháp phịng bệnh do ơ nhiễm nguồn nước, NGOẠI TRỪ:
A. Thực hiện ăn chín uống sơi.

24


B. Không tiếp xúc với nước bị nhiễm bẩn; loại bỏ côn trùng truyền bệnh.
C. Quan tâm việc giám sát chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh.
D. Tối ưu hóa các kênh rạch thu hứng nước mưa, cải thiện hệ thống thủy lợi.
E. Thu gom, xử lý phân người và động vật hợp vệ sinh.
Câu 14: Dưới đây là các biện pháp dự phòng bệnh tật do khan hiếm nguồn nước, NGOẠI
TRỪ:
A. Thực hiện ăn chín uống sơi.
B. Ln có ý thức tiết kiệm nước.
C. Xây dựng bể chứa nước mưa, hồ chứa nước để lưu trữ nước qua mùa khơ.
D. Khơng để vịi nước chảy trong khi khơng cần thiết.
E. Tái sử dụng nước đã sử dụng càng nhiều càng tốt.

25


×