Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Chất lượng đào tạo nghề và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 138 trang )

Tên đề tài :

Chấ
ng TP.HCM
đào
SỞ KHOA
HỌC t
CÔlượ
NG NGHỆ

tạo Trung
nghề

c giải
tâm &
tư vấ
n GD-TL-TC
209Cn
Nguyễ
n Đình
pháp nâng cao chất lượ
g đà
o tạChính,
o ở
Quận Phú Nhuận Tp.HCM
các cơ sở dạy nghề trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ nhiệm đề tài : PGS-TS-NGƯT Lý Ngọc Sáng
DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN
STTTÊN ĐỀ


Họ và
tênI(họ

: c vị nếu có)
1
Đào Trọng Hùng -PGS-TS
Viện NCGD
2
Nguyễn Văn Ngai- Cử nhân-PGĐ
Sở GD&ĐT TP. HCM
3 Chấ
Nguyễtn Thà
nhn
Hiệ
– Cửonhâtạ
n o nghề
Sở LĐTB&XH
lượ
g p đà
& cáTP.HCM
c giải
4
Nguyễn Duy Tụng – Cử nhân
Trung tâm tư vấn GD-TL-TC
phá
p

n
g
cao

chấ
t
lượ
ng đào tạo ở
5
Võ Hưng -PGS-TS
Trung tâm tư vấn GD-TL-TC
6 cá
Nguyễ
Trần sở
Nghóa dạ
– TSy
-HTnghề Hiệ
u trưở
trường CNKT
c ncơ
trê
nng địa
bàn
TP.HCM
Thà
nh phố Hồ Chí Minh.
7
Nguyễn Ngọc Tài - ThS
Viện NCGD
8
Lê Thị Thu Hà - ThS
Trung tâm tư vấn GD-TL-TC
9
Nguyễn Thị Hồng - ThS

Trường ĐHSPKT TP.HCM
Chủ nhiệm đề tài :PGS – TS

LÝ NGỌC SÁNG

TP Hồ Chí Minh ngày 25/10/2003


Mục lục
ĐỀ MỤC

TRANG

Phần 1 : Những vấn đề chung

7

Phần 2 : Một số vấn đề về khái niệm chất lượng đào tạo

13

I–

Quan niệm về chất lượng đào tạo nghề

14

II–

Các yếu tố đảm bảo chất lượng


14

III–

Một số nét về công tác GD-ĐT nghề tại TP HCM

15

Phần 3 : Kết quả khảo sát về chất lượng đào tạo nghề tại TP HCM17
A– Trình bày kết quả khảo sát

18

I–

Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên

18

II–

Kết quả khảo sát ý kiến học sinh

23

III–

Kết quả khảo sát ý kiến các trưởng đơn vị đào tạo


26

IV–

Kết quả khảo sát các học sinh, học viên đã ra trường

33

đang làm việc tại các cơ sở sản xuất
V–

Kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất đang sử dụng công nhân38
qua đào tạo

B– Một số nhận định về kết quả khảo sát

42

Phần 4 : Chương trình đào tạo toàn khóa – Hệ đào tạo CNKT

48

A– Phân phối giờ học ngành điện tử

50

B– Phân phối giờ học ngành điện công nghiệp

51


C– Phân phối giờ học ngành điện lạnh

52

D– Phân phối giờ học ngành tiện, phay, bào

53

E– Chương trình đào tạo công nhân sửa chữa ôtô

54

F– Chương trình đào tạo công nhân ngành chế biến thực phẩm

59

Phần 5: Những vấn đề chung

63

A.
B.

64
66

Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp.
Các phương pháp đào tạo nghề.

1



Phần 6: Mô hình đào tạo nghề ở các nước và ở Việt Nam
I. Mô hình đào tạo nghề của Liên Xô cũ.
II. Mô hình đào tạo nghề của Cộng hòa Liên bang Đức.
III. Giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp ở các nước.
IV.Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
V. So sánh về quá trình tổ chức đào tạo.
VI.Vài nét so sánh về các mô hình đào tạo nghề
của Đức, Liên Xô (cũ). Khả năng áp dụng ở Việt Nam.
VII.Cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mô hình đào tạo nghề.

75
76
78
81
84
84
90
92

Phần 7: Công tác dạy nghề ở Việt Nam
I. Thực trạng của công tác dạy nghề ở Việt Nam.
II. Thực trạng công tác dạy nghề ở thành phố Hồ Chí Minh.
98
III.Những mô hình đào tạo nghề ở Việt Nam.
IV.Mô hình đào tạo nghề hiện nay ở Việt Nam.

94
95


Phần 8: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào nghề
1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề của TP.HCM.
2. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.
3. Tăng cường và đổi mới máy móc và trang thiết bị
cho các trường dạy nghề.
4. Cải tiến công tác tuyển sinh, tạo đầu vào thông thoáng
cho các trường dạy nghề.
5. Một số giải pháp khác để nâng cao năng lực
và chất lượng dạy nghề.

116
117
118

101
108

119
120
122

Phần 9: Kết luận và khuyến nghị

124

Tài liệu tham khảo

132


2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT, CÁC ĐỊNH NGHĨA
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
GD – ĐT

: Giáo dục – Đào tạo

CNKT

: Công nhân kỹ thuật

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

ĐH

: Đại học



: Cao đẳng

3


Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và đổi mới. Nhu cầu cần một lực
lượng đông đảo công nhân kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH là điều hết

sức quan tâm của Đảng và Nhà nước. Khi nói đến nguồn nhân lực, chúng ta hiểu
rằng đó là nguồn lao động được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết tham gia
vào lực lượng lao động sản xuất.
Để góp phần thực hiện nghị quyết của Đảng mà mục tiêu Đại hội 8 và 9 đề
ra : " Phát huy nguồn nhân lực của con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
bền vững của công cuộc CNH-HĐH đất nước " (1) và " Giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự
phát triển đất nước ". (1)1
Vì thế, lao động là nguồn lực quan trọng có tính chất quyết định sự phát
triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên thị trường lao động Việt Nam về chất lượng
của nguồn nhân lực còn rất thấp.
Vì vậy, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của nước ta nhằm mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phải gắn bó mật thiết với chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội. Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục quốc
dân thống nhất, nó có vai trò chủ yếu trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nhân
lực ở trình độ công nhân kỹ thuật. Một lực lượng lao động kỹ thuật đông đảo
chiếm 80% tổng số lao động kỹ thuật trong cả nước.
Trong việc đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề.
Nghị quyết của Đảng : " Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền
giáo dục kỹ thuật trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân lành nghề bậc cao "
và phải " Kiện toàn phát triển mạnh và bảo đảm chất lượng các cơ sở đào tạo
nghề ".
Để thực hiện nội dung và các mục tiêu trên, chúng ta cần đánh giá đúng
hiện trạng, tiếp thu rút kinh nghiệm từ thực tế các mô hình dạy nghề trong nước
cũng như mô hình ở các nước, từ đó hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc định hướng
phát triển những mô hình đào tạo nghề ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và
tương lai.
Nói đến chất lượng đào tạo, chúng ta biết rằng :
Chất lượng đào tạo quyết định uy tín của nhà trường, của cơ sở
GD-ĐT đối với xã hội.


ƒ

Chất lượng còn là mục tiêu tồn tại và phát triển của nhà trường trong
một nền kinh tế thị trường.

ƒ

Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc gia trong
phiên họp tháng 12/1999 đã nhấn mạnh : Chiến lược GD-ĐT trong 10 năm tới là
chiến lược nâng cao chất lượng GD-ĐT. Cần xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa yêu
cầu phát triển nhanh qui mô, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng trong điều
kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Chủ trương xây dựng một nền giáo dục
vừa đáp ứng yêu cầu học của mọi người dân vừa có những cơ sở đào tạo chất

ƒ

(1) : Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1996)

4


lượng cao. Kết hợp giữa giáo dục đại trà và giáo dục tinh hoa phải được xem là
một quan điểm chiến lược lâu dài.
Bước sang thế kỷ 21, khi loài người tiến tới xã hội thông tin kinh tế trí
thức thì nền giáo dục của tất cả các nước đang hướng tới những mục đích chung
là :

ƒ




Quần chúng.



Chất lượng cao.



Hiệu quả lớn.

Tính quần chúng : Nền giáo dục dạy nghề phải đảm bảo quyền lợi
học tập cho đông đảo mọi người, tạo ra một số lượng lớn người được đào tạo, phát
huy được năng lực sáng tạo của từng người, từng cộng đồng, từng địa phương
cũng như cả quốc gia.

9

Chất lượng cao : Đó là yêu cầu tất yếu đối với giáo dục nói chung và
đào tạo dạy nghề nói riêng. Chất lượng đào tạo là tiềm năng q nhất, lớn nhất
của mỗi quốc gia. Đó là nhân tố cơ bản đảm bảo cho nền sản xuất công nghiệp
hóa-hiện đại hóa, làm ra sản phẩm có giá trị, chứa đựng hàm lượng cao về trí tuệ.

9

Hiệu quả lớn : Giáo dục dạy nghề cần biết sử dụng và khai thác hợp
lý nhất nguồn nhân lực mà xã hội đầu tư cho mình nhằm đáp ứng các yêu cầu
trước mắt và lâu dài của xã hội. Nhu cầu đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật
lành nghề cho xã hội, nhu cầu học hỏi của nhân dân nói chung, mà tuổi trẻ nói

riêng bao giờ cũng vượt quá nguồn lực mà xã hội có thể đầu tư cho giáo dục. Vì
vậy bất kỳ một quốc gia nào vấn đề hiệu quả của giáo dục dạy nghề luôn đặt ra
một cách gay gắt, đòi hỏi phải có những chủ trương, chính sách, chế độ để cho
việc đầu tư có hiệu quả cao nhaát.

9

5


Phần một :

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

6


I–

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG & NGOÀI NƯỚC :

1/

Tình hình nghiên cứu trong nước :

Để góp phần thực hiện những nghị quyết của Đảng mà mục tiêu Đại hội 8 và 9
đề ra : " Phát huy nguồn nhân lực của con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền
vững của công cuộc CNH-HĐH đất nước ".
Để đảm bảo ổn định nghề nghiệp trong xã hội, tạo ra năng suất lao động cao, chất
lượng sản phẩm tốt, thì nhất thiết phải có giải pháp cụ thể để phát triển giáo dục đào

tạo. Trước tiên phải nói đến đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện nghề. Bất kỳ ở trong mỗi
lónh vực đều cần người lao động có tay nghề ở mọi trình độ trong mọi ngành nghề. Trước
nhu cầu đó, đã làm cho các cấp lãnh đạo quan tâm, vì vậy đã có một số đề tài trong
nước về lónh vực dạy nghề được thực hiện :
9

" Các giải pháp tăng cường công tác đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật
công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2000-2005 ".
Chủ nhiệm đề tài : Th. S. Tạ Văn Doanh.

9

" Tìm hiểu tình hình đội ngũ làm công tác quản lý trường lớp dạy nghề
(dân lập, tư thục), xây dựng chương trình và phương thức đào tạo bồi dưỡng
về quản lý cho đội ngũ này tại TP. Hồ Chí Minh ".
Chủ nhiệm đề tài : Th. S. Tạ Văn Doanh.

9

" Khảo sát thực trạng cán bộ quản lý các trường dạy nghề (công và bán
công), thiết kế chương trình và phương thức bồi dưỡng về quản lý cho đội
ngũ này tại TP. Hồ Chí Minh ".
Chủ nhiệm đề tài : Th. S. Tạ Văn Doanh.

9

" Xây dựng chương trình dạy nghề ở trường phổ thông của TP. Hồ Chí
Minh ".
Chủ nhiệm đề tài : NGƯT. Chu Xuân Thành.


9

" Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển khai công
tác tư vấn nghề cho học sinh phổ thông (cấp II-III) ở TP. Hồ Chí Minh ".
Chủ nhiệm đề tài : Th. S. Nguyễn Toàn.

9

" Đề xuất giải pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy
nghề TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2005 ".
Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Duy Tụng.

2/

Tình hình nghiên cứu ngoài nước :

Ở các nước Mỹ, Đức, Nhật, Singapore, Indonesia, Thailan, Philippine việc học
nghề đã được quan tâm rất nhiều. Đã có những chương trình dạy nghề linh hoạt, để học
sinh có thể làm được nhiều nghề tùy từng thời điểm và bản thân sẽ được trang bị khả
năng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Việc soạn chương trình dạy nghề của từng trường phụ thuộc vào nhu cầu tuyển
dụng của các nhà máy và tùy thuộc vào tình hình nhu cầu cụ thể của từng tiểu bang mà

7


trường đang đóng. Do đó tính chất của việc dạy nghề và chất lượng hiệu quả của nó mỗi
nơi mỗi khác như :

Thụy Só : Cốt lõi của giáo dục kỹ thuật và dạy nghề là học nghề tập sự

hoặc kèm cặp còn gọi là " tập sự tại xí nghiệp " hay " tập sự hành nghề " gồm 3 môi
trường tham gia (hệ thống tam giác) : Trường - Công ty - Trường - Công ty.

Cộng hòa Liên bang Đức : Đặc trưng hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
của Đức là thực hiện hệ thống kép (Dual System) trong đào tạo nghề. Liên hệ giữa đào
tạo tại trường lớp (In Stitutional Training) với đào tạo tại xí nghiệp (On Job Training).

Philippine : Đào tạo nghề Philippine thiết lập các mối liên hệ có hiệu lực
giữa các cơ sở đào tạo. GDKT & NN với các khu công nghiệp, kinh doanh và các dịch
vụ khác.

Singapore : Học sinh sau khi kết thúc bậc trung học, nếu có nhu cầu có thể
học nghề theo hệ thống đào tạo nghề ở Singapore. Viện đào tạo kỹ thuật nghề
Singapore quản lý điều hành thống nhất gọi tắt ITE (Institute of Technical Education).
Malaysia : Hội đồng đào tạo nghề quốc gia (NVTC) được thành lập 1989 để phát triển
hợp tác các chương trình đào tạo kỹ thuật và nghề. Bộ giáo dục đã thiết kế hệ thống
giáo dục nghề, trong đó xác định 2 hướng đào tạo rõ nét. Sau 1 năm học các môn chung,
học sinh được lựa chọn học tiếp theo hướng " nghề nghiệp " hoặc " kỹ năng ".
II–

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :


Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, con người là nhân tố quan trọng, nó
vừa là động lực thúc đẩy quá trình phát triển đất nước vừa là mục tiêu của sự nghiệp
cách mạng. Để thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH, ngoài việc xác định mục tiêu
của CNH-HĐH ; Chúng ta xác định rõ sự nghiệp phát triển đất nước được thực hiện bằng
những nguồn lực nào ? Thấy rõ nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất cho sự thành
công của CNH-HĐH.


Sự phát triển nền kinh tế của nước ta hiện đang đòi hỏi một nguồn nhân lực
có chất lượng cao, một đội ngũ kỹ thuật viên có kiến thức kỹ năng và đạo đức tác
phong phù hợp với những yêu cầu rất cao của nền công nghiệp sản xuất hiện đại.

Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu : " Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH ", đã khẳng định là cần phải : " Đào tạo lớp người
có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực,
nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ, xây dựng đội
ngũ công nhân lành nghề " và " Trong những năm trước mắt giải quyết dứt điểm
những vấn đề bức xúc, sửa đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân
lực của sự nghiệp CNH-HĐH ".


Trong phạm vi nhận thức của mình, nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài :
" Chất lượng đào tạo nghề và các giải pháp nâng cao chất lượng đào
tạo ở các cơ sở dạy nghề trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ".

8



Vấn đề chất lượng đào tạo nghề ở đây được đặt ra trong cơ cấu hệ thống tổ
chức hiện nay của nước ta (Việc đào tạo nghề do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội
lãnh đạo).
III–

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI :


Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề và

trường nghề. Những kinh nghiệm đào tạo trong nước và kinh nghiệm một số mô hình
đào tạo nghề tại một số nước tiên tiến trên thế giới và khu vực để có thể áp dụng việc
đào tạo công nhân kỹ thuật nghề tại TP. Hồ Chí Minh.

Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công
nhân kỹ thuật nghề ở các trường CNKT và trường THCN có dạy nghề tại TP. Hồ Chí
Minh.


Đề xuất xây dựng một mô hình liên kết giữa đào tạo và cơ sở sản xuất.

IV–

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Để giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp cận và
sử dụng một số phương pháp :
Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Sưu tầm, phân tích và tổng hợp các nội
dung có liên quan đến đề tài : Trong sách báo ; trong giáo trình ; tạp chí ; trong các công
trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước ; những đề tài, những báo cáo khoa học
có liên quan ...
1/

Phương pháp quan sát : Thông qua các buổi dự giờ giảng dạy để quan sát
giáo viên và học sinh ; tìm hiểu phương pháp giảng dạy của thầy ; biểu hiện mức độ
hứng thú ; tính tập trung ; tính tích cực hoạt động của học trò.
2/

Phương pháp trao đổi phỏng vấn : Tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi với cán bộ
quản lý, với thầy cô giáo, học sinh về các vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả

dạy và học.
3/

Phương pháp khảo sát : Bằng phiếu câu hỏi, xây dựng bộ câu hỏi nhằm
mục đích thăm dò ý kiến các đối tượng : Thầy giáo và học sinh về thực trạng giảng dạy,
học tập và kỹ năng nghề nghiệp của học sinh tốt nghiệp. Từ kết quả có được qua khảo
sát thực tiễn để đề xuất giải pháp tăng cường rèn luyện kỹ năng tay nghề cho học sinh.
4/

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động : Dựa vào số liệu thống kê
về kết quả học tập ; kết quả tốt nghiệp của học sinh để đánh giá khách quan thực trạng
đào tạo, năng lực, trình độ rèn luyện kỹ năng tay nghề học sinh của nhà trường.
5/

Phương pháp thử nghiệm : Tiến hành một đợt thử nghiệm về cải tiến
phương pháp giảng dạy theo phương thức giảng dạy tích cực và tích cực hóa người học.
6/

Phương pháp thống kê xử lý số liệu : Dùng thống kê toán học để xử lý số
liệu kết quả thu được từ các phương pháp trên.
7/

V–

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :


Nghiên cứu lý luận về chất lượng, về qui mô đào tạo công nhân kỹ thuật
nghề hiện tại và trong những năm sắp tới đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH ở TP. Hồ Chí
Minh.

9


Khảo sát thực trạng chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật nghề, cụ thể là khảo sát
chương trình nội dung đào tạo (chủ yếu là phần thực hành nghề), giảng dạy của thầy
(năng lực, trình độ, chuyên môn mà nhất là năng lực sư phạm - phương pháp giảng
dạy) và năng lực tổ chức hoạt động nghề nghiệp, khảo sát về cơ sở vật chất (trang thiết
bị, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, phương tiện dạy học). Chất lượng bao gồm nhiều
yếu tố, nhưng điều quan trọng là hiệu quả của chất lượng phải trên cơ sở sử dụng các cơ
sở sản xuất (đó là các doanh nghiệp, các công ty, xí nghiệp).

Kết quả học tập của học sinh còn có công tác tổ chức quản lý của các cơ
sở dạy nghề và trường nghề.

Qua khảo sát, đánh giá chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề
tại các cơ sở và trường nghề TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích, so sánh và tiếp thu
kinh nghiệm chất lượng dạy nghề ở các nước tiên tiến.

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo công nhân kỹ
thuật lành nghề ở các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật và các trường THCN có dạy
nghề tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết luận và kiến nghị các điều kiện, các giải pháp và phương thức giảng
dạy về cơ sở vật chất và kể cả phần tổ chức quản lý.
VI–

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :

Đề tài giới hạn nghiên cứu chất lượng đào tạo đối tượng là công nhân kỹ thuật
lành nghề và tập trung vào 3 yếu tố : Người thầy, cơ sở vật chất và chương trình đào

tạo.

Yếu tố người thầy : Phải tính đến năng lực về chuyên môn kỹ thuật, năng
lực sư phạm và năng lực tổ chức hoạt động nghề nghiệp.

Yếu tố cơ sở vật chất bao gồm : Xưởng thực tập, phòng thí nghiệm, phòng
chuyên dùng, về kỹ thuật dạy bằng truyền thống, nghe nhìn, sử dụng đa phương tiện
(máy tính, phần mềm, video ...).

Yếu tố chương trình đào tạo : Chương trình nội dung, tỷ lệ giờ lý thuyết
và thực hành ở một số môn học đặc trưng (Đó là ngành điện tử, ngành điện tử công
nghiệp, ngành điện lạnh, ngành cơ khí chế tạo (tiện phay), ngành sửa chữa ôtô, ngành
kỹ thuật nữ công (nấu ăn)).
Ngoài 3 yếu tố trên - vấn đề tổ chức quản lý hoạt động ở một cơ sở đào tạo nghề,
trường nghề có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo. Nối
tiếp đề tài loại hình nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở khía cạnh nầy khác đã thực
hiện - gần nhất là từ năm 1993-1997. Vì vậy đề tài nầy chúng tôi xin đề nghị giới hạn
thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 1998 đến năm 2003.
VII– THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :

Thời gian thực hiện đề tài 18 tháng.
Bắt đầu : Từ tháng 12 năm 2002.
Kết thúc : Tháng 6 năm 2004.

10


VIII– SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI :
1/


Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm nội dung :

ƒ
Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề ở TP.
Hồ Chí Minh.
ƒ
Nêu rõ điều kiện và những giải pháp nâng cao hiệu quả góp phần đảm bảo
chất lượng đào tạo nghề ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật và trường THCN có
dạy nghề (kể cả trường Trung ương đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh).
Kỷ yếu hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo công nhân kỹ
thuật lành nghề tại TP. Hồ Chí Minh (tập hợp được qua các tham luận ở hội thảo để lập
kỷ yếu, chọn lọc những ý tưởng mới).
2/

Băng hình về qui trình đào tạo được lựa chọn ở một số cơ sở dạy nghề hiện
đại, chất lượng cao.
3/

11


Phần hai :

MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ KHÁI NIỆM
CHẤT LƯNG ĐÀO TAÏO

12



I–

QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯNG ĐÀO TẠO NGHỀ :

1/

Một vấn đề đặt ra đối với các nhà trường từ ĐH-CĐ-THCN & dạy nghề là :

Cơ sở đào tạo cần đào tạo ra những người mà xã hội sẽ cần đến và chờ đón với
những yêu cầu gì ? Chất lượng đào tạo ra sao ? Thực tế có nhiều cách trả lời :

Nhiều trường ĐH và nhiều công ty quốc gia đa ngành và các Viện nghiên
cứu giáo dục ở Châu Âu họ đều nhấn mạnh chất lượng đào tạo ở 3 khía cạnh : có sáng
kiến, có tính sáng tạo và có tính linh hoạt.

Một nhà giáo dục Hoa Kỳ đưa ra mô hình mới với khái niệm chất lượng
dưới đây về giáo dục cho sinh viên theo học tại các trường ĐH :
+

Làm cho học tập dựa trên nghiên cứu trở thành chuẩn mực.

+

Tuyển sinh dựa trên điều tra nhu cầu.

+

Xóa bỏ những cản trở đối với giáo dục liên ngành.

+


Sử dụng công nghệ thông tin một cách sáng tạo.

+

Nuôi dưỡng ý thức cộng đồng.


Tại hội thảo do Unesco tổ chức tại Bangkok đã đưa ra 3 kỹ năng có ảnh
hưởng toàn cầu đối với mỗi học sinh tốt nghiệp, đó là : kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng
máy tính và sự hiểu biết quốc tế.

Ở Trung Quốc, áp lực mà học sinh, sinh viên, thầy giáo và cha mẹ học sinh
đang phải chịu đựng từ những cuộc tranh cải trong thi cử. Chính phủ Trung Quốc đã chủ
trương mở cuộc tranh luận trong toàn quốc về giáo dục và kêu gọi giáo dục hướng tập
trung vào chất lượng. Cũng có nhiều cách trả lời khác nhau :
+ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, sao cho thực thể đó có
khả năng thỏa mãn những nhu cầu mà mục tiêu đã đặt ra.
+ Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu người sử dụng.
+

Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất.

Như vậy có thể thống nhất " Chất lượng đào tạo là mức độ đạt được mục tiêu
đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo ".
2/

Chất lượng đào tạo được thể hiện qua năng lực của người được đào tạo :


Năng lực đó bao gồm các yếu tố sau :


Khối lượng và trình độ kiến thức được đào tạo.



Kỹ năng thực hành được đào tạo.



Trình độ nhận thức và tư duy được đào tạo.



Phẩm chất, nhân văn được đào tạo.

II–

CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHẤT LƯNG :

Các công trình nghiên cứu về giáo dục đã cho thấy hiệu quả phát triển của dạy
học phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

13


1/

Tổ chức & quản lý đào tạo :



Mục tiêu đào tạo : mục tiêu đó phù hợp với năng lực của cơ sở đào tạo, với
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Chương trình nội dung đào tạo đảm bảo mục tiêu đề ra vừa có tính cơ bản,
hiện đại, Việt Nam.
tạo.



Phương thức đào tạo được lựa chọn sao cho đảm bảo hiệu quả công tác đào

2/

Công tác giảng dạy của người thầy :


Công tác giảng dạy của người thầy là nói đến vấn đề phương pháp giảng
dạy có tính cấp thiết trước tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi
phải hiện đại hóa chương trình, nội dung.

Trong bất kỳ quá trình hoạt động nào của giáo dục cũng đều có 3 yếu tố cơ
bản : chủ thể, nội dung chương trình và đối tượng. Trong lónh vực giảng dạy và học tập,
người thầy (đó là phương pháp giảng dạy), nội dung bài giảng và sinh viên (đối tượng).
Trong mối quan hệ giữa phương pháp và nội dung thì nội dung dạy học quyết định
phương pháp giảng dạy vì ứng với mỗi loại nội dung phải có một phương pháp giảng dạy
thích hợp.

Hiện nay hoạt động học tập của người học là tiếp cận kiến thức. Nguyên

nhân chủ yếu tạo nên thói quen đó là việc thiết kế bài giảng và biên soạn giáo trình bất
kỳ ở cấp học nào, nói chung phải quan tâm theo hướng nâng cao tính tự học, tự nghiên
cứu của người học. Với lẽ đó mà phương pháp giảng dạy của người thầy phải đổi mới,
chủ yếu hướng dẫn người học, làm cho họ hình thành thói quen tự học, nâng cao năng
lực tư duy độc lập và sáng tạo với tinh thần " Học là trung tâm của giáo dục hiện đại ".
3/

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo :


Đó là phương tiện thực hành trong phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thiết
bị nghe nhìn trong giảng dạy và học tập.


Đó là thư viện tạo điều kiện cho học sinh tra cứu, tham khảo ...

4/

Xây dựng một đội ngũ giáo viên có chất lượng :

Người thầy đóng vai trò quan trọng nhất là trong công nghệ dạy học hiện đại.
Trong khi đó, tình trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề của chúng ta hiện nay còn thấp so
với yêu cầu đổi mới : kiến thức lạc hậu, số lớn giáo viên từ khi ra trường đến nay hàng
chục năm không được bồi dưỡng, hầu hết giáo viên dạy nghề không tốt nghiệp trường
Sư Phạm Kỹ Thuật và cũng chỉ mới ½ được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về dạy học, còn
về công nghệ dạy học hiện đại có sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học thì hầu như
chưa được sử dụng. Đó là những vấn đề cần đầu tư nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển
và nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong lâu dài.
III–


MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TÁC GD-ĐT NGHỀ TẠI TP HỒ CHÍ MINH :

Ngành dạy nghề nói chung đang đứng trước một thách thức to lớn là nhu cầu học
nghề ngày càng tăng của nhân dân và khả năng đào tạo nghề để đảm bảo về chất lượng
và số lượng. Đặc biệt cơ chế thị trường đã tác động hết sức mạnh mẽ và sâu sắc đến
14


toàn bộ mọi mặt công tác dạy nghề từ khâu kế hoạch tuyển sinh, đào tạo đến phân phối
sử dụng mà trước hết là mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo.
1/

Mục tiêu đào tạo nghề :

Mục tiêu đào tạo nghề hiện nay thực sự chưa bám sát với nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội, dẫn đến nội dung đào tạo còn lạc hậu so với tiến bộ kỹ thuật, mặt khác còn
rườm rà, nặng về lý thuyết chưa đáp ứng cho nhu cầu người học, đặc biệt là các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh một lực lượng đang chiếm tỷ lệ lớn trong nền sản xuất ở
nước ta. Vì vậy, việc tiếp tục cải tiến mục tiêu, nội dung đào tạo theo hướng tinh giản
hiện đại hóa tăng tỷ lệ thực hành, nhất là phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học và có điều kiện sàng lọc nhằm đào tạo
một đội ngũ công nhân có trình độ cao.
2/

Quy hoạch mạng lưới trường, trung tâm, đầu tư có trọng điểm :

Tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay có rất nhiều trường và trung tâm dạy nghề, nhưng
đại bộ phận cơ sở vật chất còn nghèo nàn, ngành nghề bố trí chưa hợp lý, địa điểm đặt
trường còn thiếu tập trung, xa khu công nghiệp ... Bởi vậy việc tiến hành quy hoạch
mạng lưới, xây dựng các trường trọng điểm để tập trung đầu tư xây dựng một số trường

chuẩn có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên để đào tạo với chất
lượng cao đội ngũ công nhân lành nghề cho các ngành mũi nhọn, các ngành phổ biến có
tác động lớn đến nền kinh tế quốc dân nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng trong thời
gian tới là rất cần thiết.
3/

Vấn đề dạy nghề trong nhà trường phổ thông :

Sự liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp đã trở thành một
xu hướng tất yếu của thời đại trong chiến lược con người. Đào tạo thế hệ trẻ trở thành
những người lao động có văn hóa, có tri thức kỹ thuật, có kỹ năng lao động nghề nghiệp,
mặt hoạt động chủ yếu của cuộc sống. Tuy nhiên vấn đề chưa được nghiên cứu và đánh
giá một cách đúng mức. Sự liên thông nầy được hình thành trên những cơ sở khoa học và
thực tiễn sau đây :

Kiến thức văn hóa phổ thông là cơ sở quan trọng không thể thiếu được để
hoàn thiện nhân cách của mỗi con người cũng như làm tiền đề để tiếp thu các kiến thức
kỹ thuật và hình thành kỹ năng lao động nghề nghiệp.

Mặc khác trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều kiến thức kỹ thuật và kỹ
năng nghề nghiệp đã trở thành những kiến thức và kỹ năng phổ thông, những yếu tố
không thể thiếu trong nhân cách của một con người sống trong một xã hội văn minh.

Đầu ra của mọi loại hình giáo dục và đào tạo đều phải là những người lao
động có văn hóa, có kỹ thuật. Bởi vậy, ngoài những kiến thức và văn hóa phổ thông,
học sinh phải được trang bị những kiến thức kỹ thuật, những kỹ năng về cuộc sống,
những kỹ năng lao động nghề nghiệp để vào đời khi không có điều kiện học lên. Tuy
nhiên đây là vấn đề khó, phải có nội dung thích hợp và phải có sự cộng tác đồng bộ và
sự đầu tư thích đáng thì mới thực hiện có hiệu quả.


15


Phần ba :

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
VỀ CHẤT LƯNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI TP HỒ CHÍ MINH

16


A–

TRÌNH BÀY KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Trong đợt khảo sát tại các cơ sở có dạy nghề trên điạ bàn TP Hồ Chí Minh từ
tháng 4/2003 đến tháng 7/2003, chúng tôi đã chọn 15 trường dạy nghề điển hình để
khảo sát như sau :
1–

Trường Công Nhân Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh.

2–

Trường Công Nhân Kỹ Thuật Củ Chi.

3–

Trung Tâm Kỹ Thuật Việt Đức ( Đại học SPKT-TP HCM ).


4–

Trung Tâm Kỹ Thuật Việt Hàn ( Đại học SPKT-TP HCM).

5–

Trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Xây Dựng.

6–

Hệ Trung học Chuyên Nghiệp - Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên.

7–

Trường Trung học Kỹ Thuật Lý Tự Trọng.

8–

Trường Trung học Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Nguyễn Hữu Cảnh.

9–

Trường Trung học Công Nghiệp Thành Phố.

10–

Trường Trung học Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Phú Lâm.

11–


Trường Công nhân Kỹ Thuật Nhân Đạo.

12–

Trường Kỹ Thuật Cao Thắng.

13–

Hệ Trung học Trường Cao Đẳng Công Nghiệp IV.

14–

Hệ Trung học Trường Đại học Dân Lập Kỹ Thuật Công Nghệ.

15–

Trường Kỹ Thuật Công Nghệ Hùng Vương.

Tại mỗi trường chúng tôi đã sử dụng 5 bộ phiếu khảo sát ( M01, M02, M03, M04
và M05 ) với các đối tượng là cán bộ quản lí các đơn vị đào tạo công nhân, giáo viên
đang giảng dạy và học sinh, tổng số phiếu khảo sát là :
15 phiếu trưởng các đơn vị đào tạo công nhân.
150 phiếu giáo viên đang giảng dạy.
1500 phiếu học sinh.
Bên cạnh đó chúng tôi đã khảo sát tại 37 doanh nghiệp, công ty TNHH, xí nghiệp
tại TP Hồ Chí Minh đang sử dụng các công nhân đã qua các trường lớp đào tạo và khảo
sát đối tượng là học viên học nghề đã ra trường đang làm việc tại các công ty, xí nghiệp
trên với tổng số phiếu là :



37 phiếu lãnh đạo các đơn vị sản xuất.



120 phiếu học sinh đã ra trường đang làm việc tại các cơ sở sản xuất.

Sau đây chúng tôi xin trình bày các kết quả khảo sát mà các thành viên trong đề
tài đã thực hiện như sau :
I–

KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN :

Khảo sát ý kiến của giáo viên, chúng tôi đã thực hiện theo mẫu M01 và có các
kết quả như sau :
Câu 1 : Theo thầy (cô), mục tiêu đào tạo cuả ngành, nghề (% ý kiến)

17




Hợp lý : 84,7%.



Ít hợp lý :18%.

Nội dung chương trình và bài tập thực hành chuuên môn



Hợp lý : 65,3%.



Ít hợp lý : 31,5%.



Không hợp lý : 0,8%.

Tỉ lệ số tiết lý thuyết và thực hành chuyên môn


Hợp lý : 53,2%.



Ít hợp lý : 41,1%.



Không hợp lý : 1,6%.

Phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành hiện nay


Hợp lý : 43,5%.




Ít hợp lý : 47,6%.



Không hợp lý : 4%.

Ý kiến khác về nội dung đang thực hiện ở trường


Chú trọng 1 số môn có tính thực tiễn cao. 31,8%



Hỗ trợ học viên tiếp xúc công nghiệp hiện đại. 4,5%



Hệ CNKT lý thuyết còn quá ít. 4,5%



Đầu tư trang thiết bị dạy học thực hành. 13,6%



Kế hoạch khi tham quan phải viết thu hoạch. 9,1%




Ứng dụng Tin học vào giảng dạy các môn kỹ thuật. 4,5%



Bớt thời gian các môn cơ sở. 9,1%



Đào tạo theo Module. 4,5%



Cập nhật chương trình giảng dạy hàng năm. 34,6%

Câu 2 : Theo thầy (cô) các môn học sau đây : thừa, đủ hay thiếu (% ý kiến)
Môn kỹ thuật cơ sở


Thừa : 12,1%.



Đủ : 72,6%.



Thiếu : 5,6%.

Môn kỹ thuật chuyên ngành



Thừa : 0,8%.



Đủ : 76,6%.



Thiếu : 13,7%.

Thực tập tại xưởng trường


Thừa : 1,6%.



Đủ : 61,3%.

18




Thiếu : 29,8%.

Thực tập tại xí nghiệp



Thừa : 3,2%.



Đủ : 40,3%.



Thiếu : 48,4%.

Triển lãm, tham quan


Thừa : 0,8%.



Đủ : 23,4%.



Thiếu : 66,4%.

Câu 3 : Theo thầy (cô), dạy theo lối truyền thống


Ưu tiên 1 : 24,2%.

Dạy theo Module



Ưu tiên 1 : 34,7%.

Dạy theo các phiếu giảng dạy


Ưu tiên 2 : 12,1%.

Dạy theo năng lực


Ưu tiên 1 : 12,1%.

Dạy nghề sử dụng máy chiếu đa phương tiện


Ưu tiên 1 : 15%.

Câu 4 : Theo thầy (cô), sách và tài liệu tham khảo ở thư viện trường (% ý kiến)


Cần bổ sung : 31,5%.

Xưởng thực hành (phòng ốc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện)


Tạm được : 37,1%.

Vật tư phục vụ thực tập tại trường



Cần bổ sung : 31,5%.

Máy móc, thiết bị phù hợp với nội dung chương trình


Tạm được : 48,4%.

Chỗ làm việc của giáo viên


Tạm được : 44,4%.

Câu 5 : Các phương pháp giảng dạy mà khi giảng dạy các thầy (cô) đang áp dụng
Phương pháp thuyết trình


Thường sử dụng : 63,7%.

Phương pháp trực quan


Thường sử dụng : 78,2%.

Phương pháp vấn đáp


Thường sử dụng : 78,2%.

19



Phương pháp nêu vấn đề


Thường sử dụng : 65,3%.

Phương pháp tổ chức thảo luận trước lớp


Ít sử dụng : 52,4%.

Phương pháp thực hành cá nhân


Thường sử dụng : 62,1 %.

Phương pháp thực hành theo nhóm


Thường sử dụng : 25,8%.

Phương pháp tham quan, xem triễn lãm


Ít sử dụng : 47,6%.

Câu 6 : Khi dạy thực hành, thầy (cô) sử dụng các phương pháp sau :
Sử dụng phương pháp bảng phấn



Thường xuyên : 79,5%.

Sử dụng phương pháp tranh vẽ sơ đồ, biểu đồ


Thường xuyên : 54,8%.

Sử dụng phương pháp mô hình mẫu vật


Thường xuyên : 55,6%.

Sử dụng phương pháp vật thật


Thường xuyên : 62,9%.

Sử dụng phương pháp máy chiếu qua đầu


Đôi khi : 55,6%.

Sử dụng máy vi tính


Đôi khi : 38,7%.

Sử dụng phương pháp ti-vi, video



Chưa bao giờ : 52,4%.

Câu 7 : Khảo sát ý kiến của các giáo viên nhận định về :
Năng lực giao tiếp của người liên hệ thực tập


Có (tốt) : 46%.

Người hướng dẫn có kế hoạch công việc cho học sinh thực tập


Có (tốt) : 41,1%.

Xí nghiệp có trách nhiệm và hướng dẫn báo cáo kết quả tình hình học tập của HS


Chưa đầy đủ : 40,3%.

Thời gian học tập của học sinh tại xí nghiệp


Có (tốt) : 44,4%.

20


Câu 8 : Theo nguyện vọng của thầy (cô), những nội dung kiến thức và kỹ năng
nào cần đề xuất để được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho
bản thân



Kỹ thuật chuyên môn : 80,7%.



Sư phạm : 35,1%.



Nghiệp vụ quản lý : 28,9%.



Kỹ năng vận dụng công nghệ mới, tiên tiến : 21,9%.



Ngoại ngữ : 3,5%.



Bồi dưỡng sâu về chuyên ngành giảng dạy : 14%.



Định kỳ tham gia các chuyên đề : 0,9%.




Được cập nhật thông tin mới nhất : 10,5%.



Phương tiện kỹ thuật tiên tiến : 2,6%.



Bồi dưỡng sau Đại học (thời gian và kinh phí) : 1,8%.



Tham quan nhà máy, XN có công nghệ tiên tiến : 2,6%.

Câu 9 : Xin cho ý kiến đề xuất về hình thức tổ chức bồi dưỡng


Tập trung (trên 6 tháng) : 10,7%.



Ngắn hạn (3-6 tháng) : 26,8%.



Theo từng chuyên đề : 75%.



Bồi dưỡng từ xa : 6,3%.




Tự học : 18,8%.



Tham quan kiến tập : 40,2%.



Trao đổi với các trường cùng ngành nghề : 1,8%.



Bồi dưỡng tại nơi sản xuất : 2,7%.

Câu 10 : Xin vui lòng cho biết theo ý kiến riêng của thầy (cô) về tiêu chuẩn chế
độ, chính sách của giáo viên nên điều chỉnh hay thêm bớt những vấn đề
nào ?


Thay đổi cách quản lý (quản lý giáo viên) : 91%.



Tăng thu nhập : 66,7%.




Tạo điều kiện nâng trình độ chuyên môn : 27,3%.



Cung cấp đủ vật tư, phương tiện giảng dạy : 9,1%.



Thường xuyên trao đổi phẩm chất chính trị : 3%.



Chế độ cho giáo viên dạy nghề ngắn hạn : 12,1%.



Giáo viên thực hành phải có chứng nhận tay nghề chính quy : 3%.



Điều chỉnh chế độ lương hè : 3%.



Được phép nghỉ khi không có giờ dạy : 3%.

Câu 11 : Xin thầy (cô) vui lòng cho biết đang dạy môn


Điện tử : 20,2%.


21




Điện CN và dân dụng : 19,4%.



Cơ khí : 18,5%.

Sửa chữa ôtô : 0,8%.


May và thiết kế thời trang : 3,2%.



Công nghệ thông tin : 17,7%.



Ngoại ngữ : 2,4%.



Khác : 14,5%.

Xin thầy cô cho biết thâm niên giảng dạy của mình



Dưới 3 năm : 23,4%.



3-5 năm : 23,4%.



6-10 năm : 13,7%.



11-20 năm : 11,3%.



Trên 20 năm : 14,5%.

Trình độ nghề nghiệp của thầy cô


Thạc sỹ : 7,3%.



Kỹ sư : 58,1%.




Cử nhân : 10,5%.



Giáo viên dạy nghề : 8,9%.



Công nhân lành nghề : 4,8%.

Thầy (cô) tốt nghiệp trường


ĐH Sư phạm Kỹ thuật : 37,1%.



CĐ Sư phạm Kỹ thuật : 0,8%.



Các trường ĐH khác : 39,5%.



ĐH Sư phạm : 1,6%.




Trường TH chuyên nghiệp : 0,8%.



Trung Tâm dạy nghề : 3,9%.

Trình độ ngoại ngữ của thầy (cô)


Anh văn A : 6,5%.



Anh văn B : 19,4%.



Anh văn C : 0,8%.



Pháp văn A : 0,8%.



Pháp văn C : 0,8%.

Thầy (cô) đã tốt nghiệp hoặc tham dự các lớp bồi dưỡng về sư phạm



Nghiệp vụ sư phạm bậc 1 : 36,1%.



Nghiệp vụ sư phạm bậc 2 : 50%.



Kỹ năng dạy thực hành ISI : 5,6%.

22


II–



Kỹ năng dạy thực hành ISII : 2,8%.



Các nghiệp vụ sư phạm (Module ...) : 31,9%.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA HỌC SINH :

Chúng tôi đã khảo sát ý kiến học viên của 15 đơn vị đào tạo CNKT theo mẫu
khảo sát M03 với các kết quả như sau :
Nghề của các học viên được khảo sát gồm có :



Điện tử : 25,6%.



Điện công nghiệp và dân dụng : 24,6%.



Cơ khí : 11,3%.



Sửa chữa ôtô : 1,7%.



May, thiết kế thời trang : 7,9%.



Công nghệ thông tin : 17,8%.



Nghành nghề khác : 11%.

Bậc thợ sẽ tốt nghiệp


2/7 : 8,7%.




3/7 : 67%.



4/7 : 9%.



Trung cấp : 7,2%.



Kỹ thuật viên : 7,8%.

Thời gian đào tạo


24 tháng : 88,3%.



30 tháng : 3,4%.



36 tháng : 8,3%.


Nơi đào tạo


Trung Tâm dạy nghề trong trường Đại học : 7,4%.



Trường Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ có đào tạo CNKT : 32,6%.



Trường Chuyên nghiệp Kỹ thuật có đào tạo CNKT : 33,2%.



Trường CĐ-ĐH có đào tạo CNKT : 26,8%.

Câu 1 : Theo Anh (chị), thời gian bản thân đã đào tạo thì :


Trung bình : 69,8% (ý kiến).

Số lượng các môn học


Vừa đủ : 67%.

Số giờ học lý thuyết



Vừa : 55,1%.

Số giờ học thực hành


Đủ : 42,6%.

Nội dung các môn học lý thuyết và thực hành có mối liên hệ
23




Tương đối chặt chẽ : 47,9%.

Có được xem là nặng lý thuyết, nhẹ thực hành


Không : 50,7%.

Việc rèn luyện tác phong công nghiệp


Tốt : 62,5%.

Việc rèn luyện ý thức, tổ chức kỷ luật


Tốt : 66,1%.


Việc rèn luyện an toàn, vệ sinh công nghiệp


Tốt : 64,6%.

Câu 2 : Mức độ tiếp thu bài giảng các môn lý thuyết


Trung bình : 63,9%.

Mức độ tiếp thu bài giảng các môn thực hành


Trung bình : 62,8%.

Phương pháp giảng dạy phát huy được tính độc lập, tự tin


Tốt : 44,4%.

Phương pháp giảng dạy kích thích tính năng động, sáng tạo


Trung bình : 50,3%.

Phương pháp giảng dạy tạo mối quang hệ giữa thầy và trò


Tốt : 65,1%.


Câu 3 : Các phương tiện, các dụng cụ trực quan đối với các môn lý thuyết


Tương đối : 56,3%.

Các phương tiện, các dụng cụ trực quan đối với các môn thực hành


Tương đối : 49,2%.

Câu 4 : Quá trình thực tập tại xưởng trường anh (chị) có phương tiện học nghề


Đủ : 51,1%.

Quá trình thực tập tại xưởng trường anh (chị) có vật tư thực tập


Đủ : 54,4%.

Quá trình thực tập tại xưởng trường anh (chị) có thời gian sử dụng phương tiện
thực tập


Vừa : 59%.

Quá trình thực tập tại xưởng trường anh (chị) có tổ chức nơi thực tập


Tốt : 67,6%.


Quá trình thực tập tại xưởng trường anh (chị) luôn cập nhật các máy móc hiện đại


Không : 50,9%.

Câu 5 : Để nâng cao chất lượng tay nghề cho người học, theo anh (chị) các cơ sở
đào tạo nên tập trung giải quyết những vấn đề nào sau ñaây ?

24


×