Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Đặc điểm truyện của người viết trẻ ở thành phố hồ chí minh 2000 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.95 MB, 196 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM

(CƠ QUAN CHỦ QUẢN)

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(CƠ QUAN THỰC HIỆN)

BÁO CÁO NGHIỆM THU

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỦA NGƯỜI VIẾT TRẺ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2000-2015)
ThS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THUÝ
ThS TRẦN TỊNH VY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 07/ 2016

I


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỦA NGƯỜI VIẾT TRẺ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2000-2015)
ThS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THUÝ
ThS TRẦN TỊNH VY



CƠ QUAN QUẢN LÝ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

(Ký tên/đóng dấu xác nhận)

(Ký tên/đóng dấu xác nhận)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 07/ 2016

II


TÓMTẮT
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỦA NGƯỜI VIẾT TRẺ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2000-2015)
TP. Hồ Chí Minh là thành phố năng động bậc nhất cả nước. Những đổi thay
chóng mặt của cuộc sống đều đậm đặc ở nơi này, và từ đó cũng theo ngịi bút của các
tác giả trẻ đi vào trang sách. Trong lịch sử văn học, TP. Hồ Chí Minh, trước kia là Sài
Gịn, ln giữ vai trị tiên phong trên con đường cách tân và hiện đại hoá. Văn học của
những người viết trẻ ở TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thể loại truyện, có tác động
không nhỏ đến đời sống tinh thần của người thành phố, cũng như đóng góp vào sự phát
triển văn học cả nước.
Cơng trình “Đặc điểm truyện của người viết trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh (20002015)” là cơng trình đầu tiên khảo sát một cách tổng quát bức tranh văn học trẻ ở TP.
Hồ Chí Minh trong vịng 15 năm đầu thế kỷ 21 trên lĩnh vực truyện. Giới hạn thời gian
của đối tượng văn học được nghiên cứu bao trùm cả thời gian đề tài được thực hiện, vì
vậy cơng trình này là một tổng kết có ý nghĩa thời sự về một bộ phận của văn học Việt
Nam đương đại.

Đề tài có 3 mục tiêu: (1) hệ thống hố đóng góp của các tác giả trẻ TP. Hồ Chí
Minh ở lĩnh vực truyện; (2) chỉ ra mối quan hệ tất yếu của vận động đời sống xã hội ở
TP. Hồ Chí Minh đầu thế kỷ 21 đến truyện của người viết trẻ; (3) phân tích một số đặc
điểm về nội dung và nghệ thuật trong truyện của người viết trẻ.
Cơng trình đã khảo sát hàng trăm tác phẩm, trong đó đọc kỹ 74 tác phẩm thuộc
các thể loại tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn của 28 tác giả sinh từ 1975 trở về sau
đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và thực hiện một cuộc điều tra xã hội học ở quy
mô nhỏ trên hơn 300 độc giả trẻ tại TP. Hồ Chí Minh về việc đọc văn học trẻ. Từ cơng
trình này, các thành viên đã công bố được 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí Nghiên
cứu văn học và đọc tại hội thảo “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới: thực
trạng và triển vọng” tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2015.

I


ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF FICTIONS BY YOUNG WRITERS
IN HO CHI MINH CITY (2000-2015)
Ho Chi Minh City is a rapidly developing and most dynamic city in Vietnam.
Things change with a breakneck speed in this city, which are reflected in writings by
young authors living here. Ho Chi Minh City, formerly known as Saigon, is always the
quickest in literary modernization and innovation. Writings, especially fictions, by
young writers in Ho Chi Minh City not only reflect but adequately satisfy the need of
readers on serveral aspects. The young authors here have been making considerable
contribution to the development of national literature.
The research project “Characteristics of fictions by young writers in Ho Chi Minh
City (2000-2015)” is the first to describe, in the largest scale, fictions by young writers
in Ho Chi Minh City during the first 15 years of the 21st century. The research project
has been conducted and completed while its research object is still in existence and has
been changing in a rapid manner, which means that the conclusions drawn out from

this project has the timely value.
The project has three aims: (1) systemize the contribution by young fictionwriters in Ho Chi Minh City from 2000 to 2015; (2) indicate the inevitable relation
between social changes and fictions by those young writers in Ho Chi Minh City; (3)
analyze the characteristics in content and aesthetic perfomance in fictions by young
writers in Ho Chi Minh City.
We have studied hundreds of fictions, among which we have close-read 74
novels, long stories and short stories by 28 authors who were born from 1975 onward
and have currently lived in Ho Chi Minh City. We also conducted a smal social survey
over more than 300 readers from 15 to 24 years old about their perception and response
to those fictions. Conducting this project, we have published two papers on the Literary
Studies journal, one of which was presented in the national scientific conference on
“Vietnamese literary writings during the Innovation period: status and potential” held
in Hanoi in May 2015.

II


MỤC LỤC
TÓMTẮT ................................................................................................................................... I
ABSTRACT .............................................................................................................................. II
MỤC LỤC .............................................................................................................................. III
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ................................................................................... V
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TUỔI TRẺ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HỌC Ở TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẦU THẾ KỶ 21 ...................................................................................................................... 8
1.1. Văn học trong xã hội đô thị và văn học đơ thị ................................................................. 8
1.1.1. TP. Hồ Chí Minh: đơ thị từ quá khứ đến hiện tại ...................................................... 8
1.1.2. TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hố, giải trí ......................................................... 11
1.1.3. Khái niệm văn học đô thị......................................................................................... 14

1.2. Văn học thị trường: một số vấn đề lý luận và thực tiễn ................................................. 19
1.2.1. Khái niệm văn học thị trường ở Việt Nam .............................................................. 19
1.2.2. Mối quan hệ giữa văn học và thị trường và thái độ đối với văn học thị trường ...... 23
1.3. Tuổi trẻ và văn học trẻ ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay..................................................... 27
1.3.1. Khái niệm “tuổi trẻ” ................................................................................................ 27
1.3.2. Văn học và nhà văn trong khơng gian văn hố đại chúng ....................................... 30
1.3.3. Vài nét khái quát văn học trẻ ở TP. Hồ Chí Minh 2000-2015 ................................ 32
CHƯƠNG 2: TRUYỆN CỦA NGƯỜI VIẾT TRẺ Ở TP. HỒ CHÍ MINH (2000-2015):
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG ........................................................................................ 41
2.1. Tuổi trẻ và hành trình khám phá chân trời mới .............................................................. 41
2.1.1. Hành trình khám phá miền đất mới ......................................................................... 41
2.1.2. Khám phá mối quan hệ con người hay bài học làm người ...................................... 44
2.1.3. Khao khát khẳng định cái tôi và ước mơ cống hiến ................................................ 50
2.2. Cuộc sống đơ thị và hành trình khám phá nội tâm ......................................................... 58
2.2.1. Đề tài cuộc sống đô thị và sự thể hiện trong văn học trẻ ......................................... 58
2.2.2 Hành trình khám phá nội tâm ................................................................................... 61
2.3. Tình yêu tuổi trẻ: những mảng màu cảm xúc ................................................................ 75
2.3.1 Tình yêu cuộc sống ................................................................................................... 77
2.3.2 Tình yêu con người ................................................................................................... 81
CHƯƠNG 3: TRUYỆN CỦA NGƯỜI VIẾT TRẺ Ở TP. HỒ CHÍ MINH (2000-2015):
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ SỰ TIẾP NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ .................... 93
3.1. Cấu trúc trần thuật .......................................................................................................... 93
3.1.1. Kết cấu tuyến tính và phi tuyến tính ........................................................................ 93
3.1.2. Người kể chuyện và nhân vật .................................................................................. 98
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu ............................................................................................... 108
3.3. Sự tiếp nhận của độc giả .............................................................................................. 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 118

III



TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 121
PHỤ LỤC CHUYÊN MÔN ..................................................................................................... 1
PHỤ LỤC SẢN PHẨM .......................................................................................................... 33

IV


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH SÁCH BẢNG
SỐ

TÊN BẢNG SỐ LIỆU

TRANG

1.1.

Thứ tự các tác giả trẻ được chọn đọc

114

1.2.

Thứ tự các tác giả trẻ được u thích

114

DANH SÁCH HÌNH

SỐ

TÊN HÌNH ẢNH

TRANG

1.1.

Tháp dân số TP. Hồ Chí Minh theo độ tuổi và giới tính

1.2.

Bạn có biết và đọc văn học trẻ ở TP. Hồ Chí Minh?

113

1.3.

Bạn có biết cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi hai mươi?

113

V

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: Đặc điểm truyện của người viết trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh (20002015)
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Phương Thuý và ThS. Trần Tịnh Vy

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ
Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2015
Kinh phí được duyệt: 80.000.000 đ (tám mươi triệu đồng)
Kinh phí đã cấp: 40.000.000 đ (bốn mươi triệu đồng) theo Thông báo số ..../TBSKHCN
2. Mục tiêu:
a. Mục tiêu tổng qt
-

Hệ thống hố đóng góp của các tác giả trẻ TP. Hồ Chí Minh trên lĩnh vực
truyện: bằng việc điểm qua các tác giả và tác phẩm của họ, cơng trình giới
thiệu hàng loạt các tác giả trẻ đương đại của TP. Hồ Chí Minh và những
sáng tác của họ.

-

Căn cứ trên lý luận của những phương pháp nghiên cứu văn học, chỉ ra
được mối quan hệ có tính tất yếu của sự vận động đời sống xã hội cả nước
cũng như TP. Hồ Chí Minh lên truyện của người viết trẻ, cũng như ảnh
hưởng của nó đến độc giả đương đại; phân tích và tìm cách lý giải những
vấn đề như sự mâu thuẫn giữa đánh giá của giới chuyên môn và độc giả
đại chúng (best seller bị giới chuyên môn chê, tác phẩm đạt giải lại ế), vấn
đề tiếp thị văn học…

-

Đánh giá thành tựu của một số tác giả: bằng việc đi vào phân tích từng tác
giả, tác phẩm cụ thể, cơng trình làm rõ những đặc điểm nội dung và nghệ
thuật của các tác phẩm, ghi nhận những sáng tạo, nỗ lực của các tác giả
trong q trình khẳng định cái tơi trên trang viết.
b. Mục tiêu cụ thể


-

Nêu và phân tích được đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức truyện
của người viết trẻ ở TP. Hồ Chí Minh (2000-2015) trong quan hệ với hồn
cảnh văn hóa xã hội cụ thể.

1


3. Nội dung: (đối chiếu với hợp đồng đã ký):
Công việc dự kiến

Cơng việc đã thực hiện

Nội dung 1: Tìm tài liệu
Công việc 1: Mua tài
liệu

Đã mua 59 đầu sách

Công việc 2:
Tìm tàiĐối với những sách đã in nhưng khơng tìm được bản in
liệu trên Internet
(hết hàng), chúng tơi tìm đọc phiên bản ebook của 13 tựa
sách khác.
Nội dung 2: Xử lý tài liệu
Cơng việc 1: Đọc và Đã hồn thành
thống kê tác phẩm của
các tác giả

Công việc 2: Tuyển
chọn và lập danh sách
tác giả, tác phẩm cần
phân tích sâu

Đã hoàn thành. Danh sách 15 tác giả đã nêu trong
thuyết minh đề tài có vài thay đổi nhỏ. Sau khi tìm hiểu
cụ thể tình hình sáng tác, chúng tơi quyết định thay thế
các tác giả Phong Điệp, Lê Thiếu Nhơn và Hà Thanh
Phúc bằng Trần Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Ngọc Thạch
và Phạm Bá Diệp. Như vậy, danh sách 15 tác giả được
tìm hiểu kỹ cụ thể như sau:
1. Dương Thuỵ (1975)
2. Trương Anh Quốc (1976)
3. Vũ Đình Giang (1976)
4. Trần Thị Hồng Hạnh (1978)
5. Dương Bình Nguyên (1979)
6. La Thị Ánh Hường (1981)
7. Thiên Di (1983)
8. Đỗ Thị Thuỳ Linh (1983)
9. Phan Ý Yên (1985)
10. Nguyễn Ngọc Thạch (1987)
11. Nguyễn Thiên Ngân (1988)
12. Gào Vũ Phương Thanh (1988)
13. Hamlet Trương (1988)
14. Yến Linh (1989)
15. Phạm Bá Diệp (1991)
2



Lý do cho sự thay thế nói trên là vì sau khi tìm hiểu kỹ,
chúng tơi nhận thấy Phong Điệp (1976) không thể xếp
vào văn học TP. HCM, Lê Thiếu Nhơn (1978) nổi tiếng
với vai trò nhà thơ hơn là tác giả văn xuôi, và Hà Thanh
Phúc so với những tác giả khác thuộc thế hệ 8X trong
danh sách lại không thật sự gây tiếng vang. Trần Thị
Hồng Hạnh (1978) được đưa vào thay thế cho hai tác
giả bị loại thuộc thế hệ 7X. Cơ có một số tác phẩm đáng
lưu ý ở giai đoạn 2005-2010, với văn phong rất riêng.
Nguyễn Ngọc Thạch (1987) là tác giả trẻ đặc biệt gây
chú ý trong khoảng thời gian gần đây, với 12 đầu sách
xuất bản và tái bản liên tục trong vòng hai năm rưỡi,
đặc biệt thu hút độc giả bởi đề tài đồng tính. Phạm Bá
Diệp (1991) được chọn với tư cách là một đại diện đặc
biệt của nhóm tác giả được biết đến với tư cách người
đạt giải một cuộc thi văn học uy tín. Nói “đặc biệt” là vì
UREM-Người đang mơ của Phạm Bá Diệp có thể được
xem là tiêu biểu cho dịng văn học fantasy nặng tính
giải trí và còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng vẫn được
giới chuyên môn “phê duyệt” bằng một giải thưởng.
Điều này vừa thể hiện khả năng của người trẻ trong việc
tạo ra một tác phẩm văn học giải trí có chất lượng, đồng
thời cho thấy quan điểm đánh giá của giới chuyên môn
cũng đã đến gần hơn với nhu cầu của người đọc đại
chúng chứ khơng chỉ đóng cửa trong thế giới nghệ thuật
hàn lâm. Bên cạnh đó, một số tác giả khác đạt giải
thưởng Văn học tuổi 20 cũng được khảo sát trong đề tài
này dù thành tựu của họ khơng có gì nổi bật ngồi tác
phẩm đạt giải.
Nội dung 3: Viết

chuyên đề

- Đã hoàn thành

4. Sản phẩm của đề tài/dự án: 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành

1) “Một vài đặc điểm truyện của người viết trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh những
năm đầu thế kỷ XXI” trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4/2015, tr.41-50.

3


2) “Văn học thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh” trong hội thảo khoa học quốc
gia “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Thực trạng và triển vọng” tổ
chức ngày 28/5/2015 tại Viện Văn học, Hà Nội (có minh chứng kèm theo), đăng
tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9/2015, tr.17-35.

4


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sáng tác văn học của các tác giả trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được khảo
sát, nghiên cứu, hoặc nhắc đến trong một số công trình sau:
Cơng trình thứ nhất là Văn học thời gian 1975-2005 ở Thành phố Hồ Chí
Minh, của Trần Thanh Giao, NXB. Tổng hợp TP. HCM & NXB. Văn hoá Sài Gòn,
TP. HCM, 2008. Đây là quyển sách nằm trong bộ sách 15 quyển có tiêu đề 100 câu
hỏi đáp về Gia Định – Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ sách này hướng đến
độc giả phổ thông nên cách thể hiện nội dụng khá ngắn gọn, cô đọng và nặng tính
thơng tin hơn là nội dung khoa học. Ba mươi năm văn học của Thành phố Hồ Chí
Minh được trình bày qua 100 câu hỏi đáp. Mỗi câu hỏi chỉ là một thắc mắc nhỏ trong

bức tranh chung hết sức rộng lớn, và câu trả lời cũng hết sức tập trung vào vấn đề.
Khoảng một phần tư số câu hỏi-đáp bàn về các cây bút trẻ trong ba mươi năm ấy, chủ
yếu là liệt kê tên tuổi, tiểu sử của những nhà văn, nhà thơ trẻ đáng chú ý qua các thời
kỳ 1981-1985, 1995-2000, và 2000-2005, đồng thời tóm tắt một số tác phẩm tiêu biểu
của họ. Một số tác giả như Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Nguyễn Ngọc
Thuần, Thu Phương… được dành cho những câu hỏi-đáp riêng. Có cả những câu hỏiđáp đề cập đến vấn đề kinh doanh văn học và việc người trẻ chạy theo cái gọi là “văn
chương thị trường”. Nhìn chung, cơng trình này phần nào cung cấp cái nhìn sơ lược
nhất về văn học TP. Hồ Chí Minh ba mươi năm sau chiến tranh, trong đó văn học trẻ
chỉ là một bộ phận. Tuy phạm vi thời gian của công trình này kéo dài đến tận năm
2005, nhưng những tác giả, tác phẩm được nhắc đến hầu như chỉ thuộc về thế kỷ hai
mươi. Đồng thời do nội dung trình bày rộng hơn, bao quát toàn bộ nền văn học, nên
dung lượng dành cho văn học trẻ ở cơng trình này khơng sâu.
Cơng trình thứ hai là Văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 1975-2000 của Hà
Thanh Vân, NXB. Văn hố-Văn nghệ TP. HCM, 2011. Trong cơng trình này, tác giả
trình bày phần tổng luận dài 25 trang về 25 năm văn học trẻ ở Thành phố Hồ Chí
Minh sau chiến tranh, trong đó nhấn mạnh vào các thế hệ khác nhau của những người
cầm bút trẻ và một số đặc điểm trong sáng tác của họ. Tác giả cơng trình lưu tâm đến
cả ba thể loại trung tâm của văn học là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca, ở tất cả
phương thức xuất bản như sách in, báo in, báo mạng, các diễn đàn văn học và cả các
blog cá nhân… để rút ra những nhận xét khái qt nhất về tình hình văn học trẻ nói
chung và phong cách của tám tác giả tiêu biểu. Những người trẻ cầm bút trong 25
năm này được tác giả chia thành ba thế hệ. Thế hệ thứ nhất là những người sáng tác
ngay từ những năm đầu giải phóng, như Nguyễn Đông Thức, Đỗ Trung Quân,
Nguyễn Nhật Ánh, Thanh Nguyên, Lê Thị Kim, Bùi Chí Vinh, Đồn Vị Thượng…
Thế hệ thứ hai xuất hiện vào những năm đầu thập niên 1990 như Nguyễn Trọng
Nghĩa, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Châu Giang… Khác với thế
hệ đầu thường viết vền hững cái chung và khung cảnh xã hội rộng lớn, thế hệ thứ hai
bắt đầu hướng ngòi bút vào mổ xẻ tâm tư tình cảm của chính bản thân mình. Thế hệ
5



thứ ba xuất hiện ngay sau đó, và có đặc điểm là được phát hiện từ những cuộc vận
động sáng tác văn học như Ly Hồng Ly, Trần Đình Thọ, Nguyễn Hữu Hồng Minh,
Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Danh Lam, Trần Nhã Thuỵ, Phan Hồn Nhiên, Dương
Thuỵ… Phần lớn (9/10) dung lượng cơng trình được dành để tuyển chọn tác phẩm
của tám tác giả trẻ cả trên lĩnh vực thơ và văn xuôi là Lê Thị Kim, Lý Lan, Ngô Thị
Kim Cúc, Nguyễn Đông Thức, Nguyễn Thị Châu Giang, Phạm Thị Ngọc Liên, Phan
Thị Vàng Anh, và Thanh Nguyên. Trong số đó, có sáu tác giả sinh vào thập niên
1950 (gọi là thế hệ 5X), một tác giả thuộc thế hệ 6X (Phan Thị Vàng Anh, 1968) và
một tác giả thuộc thế hệ 7X (Phạm Thị Ngọc Liên, 1975). So với cơng trình của Trần
Thanh Giao, cơng trình này được trình bày có hệ thống hơn và sâu hơn. Tuy nhiên,
do tập trung vào việc tuyển chọn và giới thiệu tác giả, tác phẩm nên phần tổng luận
của cơng trình này chỉ mới dừng lại ở những nhận định khái quát, chứ không đi sâu
khai thác nội dung và nghệ thuật. Mỗi tác giả được dành khoảng 5-7 trang đánh giá
sự nghiệp và phân tích phong cách trước khi vào phần tuyển văn bản, nhưng tổng hợp
lại 8 tác giả cũng không phải là một dung lượng lớn so với độ dày cả quyển sách, và
so với hai mươi lăm năm văn học.
Cơng trình thứ ba là Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi – tác giả,
tác phẩm, khoá luận tốt nghiệp ngành văn học của Huỳnh Thị Tuyết Sương, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. HCM, 2006. Cơng trình này nghiên cứu
một phạm vi hẹp hơn của văn học trẻ thành phố, đó là một cuộc vận động sáng tác
văn học dành cho những cây bút trẻ do Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối
hợp với báo tuổi trẻ tổ chức. Cơng trình khảo sát các tác giả và tác phẩm đạt giải qua
ba lần tổ chức vào các năm 1995, 2000, và 2005, và tìm hiểu sâu các chủ đề chính đề
cập đến trong các tác phẩm đó như vấn đề lập nghiệp của giới trẻ, đề cao mối quan hệ
tình cảm giữa người với người, và viết dưới mái trường. Tuy nhiên, chỉ có một trong
bốn tác giả được giới thiệu trong khoá luận này sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, đó
là nhà văn trẻ Trần Thị Hồng Hạnh.
Cơng trình thứ tư là Tuổi trẻ và cuộc sống đơ thị dưới cái nhìn của các nhà
văn trẻ đương đại, khoá luận tốt nghiệp ngành văn học của Trần Tịnh Vy, Trường

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, TP. HCM. Cơng trình này đi sâu vào một đề
tài cụ thể của văn học trẻ, đó là cuộc sống đô thị. Tác giả khai thác những chủ đề cụ
thể trong đề tài cuộc sống đô thị như hành trình của những người trẻ, hồi bão cuộc
sống của những người trẻ dấn thân và hiện thực bất an của những người không biết
cách nhập cuộc. Các thức thể hiện đề tài đời sống đô thị như việc xử lý chất liệu hiện
thực hay ngôn ngữ tác phẩm cũng được tác giả lưu tâm phân tích.
Tuy vấn đề nghiên cứu đã được đào sâu hơn so với hai cơng trình của Phạm
Thanh Giao và Hà Thanh Vân nhưng hai khoá luận tốt nghiệp này chỉ cho thấy được
một lát cắt rất mỏng trong văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng giữa thập
niên 1990 đến giữa thập niên 2000. Những nhà văn và tác phẩm được khảo sát trong
6


hai khoá luận đều thuộc thế hệ thứ ba theo cách phân nhóm của Hà Thanh Vân, tức là
những tác giả được phát hiện từ những cuộc thi, cuộc vận động sáng tác văn học.
Bên cạnh bốn cơng trình trên, văn học trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cịn được
nhắc đến rải rác trong một số bài báo và tham luận hội thảo. Từ năm 2003, cứ bốn
năm một lần, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh lại mở hội thảo về văn học trẻ
nhằm tạo cơ hội gặp gỡ cho những nhà văn trẻ của thành phố. Những bài báo và tham
luận này chủ yếu bày tỏ quan điểm của các tác giả về tình hình văn học trẻ ở thành
phố nói chung, những khó khăn, trắc trở của người cầm bút và ước vọng của họ. Tuy
nhiên, những ý kiến tham luận này cũng không hẳn đại diện cho tất cả những người
viết trẻ, vì khơng phải tác giả trẻ nào cũng là hội viên Hội nhà văn. Trong bài phát
biểu tại lễ trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20, nhà văn Nguyễn Quang
Sáng đã hồ hởi nhận xét về các tác giả trẻ đạt giải: “Chính các tác giả đã nói về mình
và bạn bè cùng một thế hệ, một thế hệ đứng trước sự đổi thay của một đất nước qua
hai cuộc chiến tranh. Một thế hệ bước vào đời với bao ngỡ ngàng, vừa tin yêu cuộc
sống, vừa muốn hiến dâng nhưng không khỏi băn khoăn lo lắng, và cũng đúng là cái
tuổi hai mươi, rất dễ vấp ngã, nhưng mỗi lần vấp ngã là mỗi lần trưởng thành, vừa
xuýt xoa đau vừa nhìn về phía trước.” Nhà văn Lê Văn Thảo cũng chia sẻ những

nhận định tích cực về tác phẩm của các tác giả trẻ: “[C]ác nhà văn trẻ bước vào đời
văn thường thể hiện ngay chính bản thân mình, hoặc chung quanh mình, những thầy
cơ, bạn bè, ông già bà lão trên chuyến xe về quê, những con người hoàn cảnh gần gũi,
rất chân thực và cũng nhiều tâm trạng suy tư.”
Nhìn chung, những cơng trình, bài viết có đề cập hoặc nghiên cứu sâu văn học
trẻ Thành phố Hồ Chí Minh sau chiến tranh, dù khái quát hay đi sâu vào một vấn đề,
đều có những điểm chung sau:
 Do các cơng trình được thực hiện từ khoảng giữa thập niên 2000 nên
những tác giả, tác phẩm được khảo sát chủ yếu từ năm 2005 trở về trước.
Gần mười năm nữa đã trôi qua, đủ để tạo thêm một thế hệ những người
cầm bút đầu tiên của thế kỷ XXI với những chủ đề nội dung, đặc trưng
phong cách và phương thức phổ biến tác phẩm rất khác biệt.
Mặc dù khẳng định là khảo sát luôn cả mảng văn học trẻ phổ biến trên mạng Internet
(báo mạng, website, blog cá nhân…) nhưng các cơng trình này hầu như chỉ nhắc đến
những tác giả và tác phẩm được giới chun mơn đánh giá tích cực về giá trị văn học.
Nhiều nhà văn trong số đó là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và Hội nhà văn TP.
HCM. Bộ phận văn học thị trường chiếm một lượng độc giả đáng kể, phản ánh một xu
thế sáng tác và thưởng thức văn học mới của những người trẻ hiện nay hầu như không
được nhắc đến.

7


CHƯƠNG 1: TUỔI TRẺ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HỌC Ở TP. HỒ CHÍ
MINH ĐẦU THẾ KỶ 21
Trong chương này, chúng tôi bàn đến ba yếu tố tác động đến sáng tác văn học
của người viết trẻ ở TP. Hồ Chí Minh đầu thế kỷ 21, đó là xã hội đơ thị, nền kinh tế
thị trường và đặc điểm tuổi trẻ của chính họ. Các vấn đề này được trình bày thông
qua quan sát thực tiễn, kết hợp với một số lý luận của các học giả trong các lĩnh vực
có liên quan.

1.1. Văn học trong xã hội đô thị và văn học đơ thị
1.1.1. TP. Hồ Chí Minh: đơ thị từ quá khứ đến hiện tại
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai đô thị lớn nhất Việt Nam, nhưng nếu phải đặt
hai thành phố này lên bàn cân so sánh thì TP. Hồ Chí Minh mang những đặc tính đơ
thị điển hình hơn.
Tính đơ thị của TP. Hồ Chí Minh trước tiên thể hiện ở lịch sử hình thành. Đô thị
được định nghĩa dựa trên nhiều căn cứ, trong đó căn cứ quan trọng là cơ cấu kinh tế.
Một nơi được gọi là đô thị phải dựa trên kinh tế công nghiệp và thương nghiệp. Hà
Nội trưởng thành từ một kinh đô phong kiến, lúc kinh tế của cả đất nước chỉ là nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Khi thương nghiệp phát triển vào thời hậu kỳ trung
đại, mặc dù kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán của quốc gia Đại Việt, “Thứ
nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”, nhưng văn hố nơng nghiệp đã bắt rễ vào vùng đất
này. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tính chất nơng thơn trong đời sống đơ thị Thăng
Long – Đông Đô – Hà Nội [126, 11-13]. Trong khi đó, ngày từ buổi sơ khai, phủ Gia
Định đã là một vùng đất của thương mại. Đến tận đầu thế kỷ 17, đây vẫn là một vùng
thưa vắng dân cư bị tranh chấp giữa Chân Lạp và Chiêm Thành. Năm 1623, nhà
Nguyễn cho lập đồn thu thuế tại khu vực này, cũng là nơi nghỉ ngơi của thương nhân
người Việt đi Cao Miên và Xiêm La. Sau những biến động chính trị của hai nước
Chân Lạp và Chiêm Thành, năm 1698, chúa Nguyễn chính thức xác lập chủ quyền
của người Việt ở vùng đất này bằng việc cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam thành lập
phủ Gia Định.
Bên cạnh căn cứ kinh tế, đô thị được định nghĩa trong quan hệ đối lập với
nông thôn dựa trên mức độ ổn định. Theo John Palen [105, 14], trong tư duy nhị
phân, nơng thơn nằm ở cực ổn định, có sự cố kết cộng đồng chặt chẽ dựa trên quan hệ
huyết thống, chứa đựng những yếu tố thuần nhất trong phân công lao động và các
chuẩn mực giá trị; đô thị nằm ở cực linh hoạt, thiếu tính liên kết giữa các cá nhân, ít
thuần nhất và ln chứa đựng khả năng sản sinh các giá trị mới. Nông thôn tượng
trưng cho quá khứ và đô thị tượng trưng cho tương lai. Miền Nam nói chung và Gia
Định-Sài Gịn nói riêng là vùng đất mới, là nơi tập trung sinh sống của thương nhân
và lưu dân, là những người vì lý do chính trị, sinh nhai hoặc những nguyên nhân

riêng tư khác, đã phải rời bỏ quê hương tìm cuộc sống khác. Sự tăng dân số cơ học và
đa dạng dân tộc ngay từ buổi đầu đã tạo nên đặc trưng đô thị cho vùng đất này. Mặc
dù lưu dân luôn cố gắng giữ gìn bản sắc của dân tộc mình, nhưng việc sống chung
với những người khác cội rễ văn hoá đã khiến họ cởi mở và dễ chấp nhận sự khác
8


biệt hơn so với người dân ở kinh đô truyền thống. Như vậy, ngay từ gốc tích, Hà Nội
mang nhiều trầm tích văn hố nơng nghiệp hơn TP. Hồ Chí Minh.
Khi bàn về lịch sử mơ hình đơ thị ở châu Á, John Palen [105, 353-354] phân
loại ra đô thị bản xứ và đô thị thuộc địa. Nếu đô thị ở phương Tây hình thành từ sự
phát triển của nền sản xuất tư bản thì đơ thị bản xứ phương Đơng là những trung tâm
hành chính, chính trị, văn hố do chính quyền phong kiến thiết lập. Các đơ thị bản xứ
này có vai trị biểu trưng cho quyền lực, luật pháp và sức mạnh của nhà nước. Chức
năng hành chính của đơ thị bản xứ quan trọng hơn chức năng kinh tế. Khi thực dân
phương Tây đặt chân đến châu Á với mục đích phát triển thị trường thì công nghiệp
và thương nghiệp là ưu tiên hàng đầu của họ trong việc xây dựng đơ thị. Xét từ khía
cạnh này thì Hà Nội và Sài Gịn lần lượt là hai đại diện tiêu biểu của hai loại đơ thị
nói trên ở Việt Nam. Mặc dù ban đầu Gia Định là đơ thị kiểu cũ do chính quyền nhà
Nguyễn thành lập để tạo dựng một trung tâm hành chính ở phương Nam, nhưng
khoảng thời gian Gia Định nằm dưới quyền quản lý của nhà Nguyễn chỉ kéo dài 1,5
thế kỷ, không dài so với lịch sử của Thăng Long-Hà Nội. Từ giữa thế kỷ 19, Sài Gòn
trở thành thuộc địa của Pháp và được xây dựng theo mơ hình đơ thị thuộc địa tiêu
biểu, trở thành một trung tâm giao thương quan trọng ở khu vực Viễn Đơng. Nhà
máy, xí nghiệp mở ra, nơng dân bị bần cùng hố và bị đẩy vào các cơng xưởng ở Sài
Gịn, hình thành nên giai cấp công nhân. Lúc này, các đặc trưng đơ thị của Sài Gịn
ngày càng nổi lên rõ nét, chẳng hạn như mâu thuẫn giai cấp giữa tư bản và công
nhân, mâu thuẫn giàu nghèo, vấn đề bần cùng hoá trong xã hội, vấn đề tội phạm… Sự
cố kết cộng đồng theo quan hệ huyết thống không tồn tại ở nơi này, trong khi vẫn tồn
tại ở Hà Nội, là nơi có nhiều dịng họ q tộc của kinh đơ Thăng Long xưa.

Từ lúc ra đời, Gia Định-Sài Gịn-TP. Hồ Chí Minh đã có hơn ba thế kỷ phát
triển đô thị gần như liên tục. Hà Nội không những đơ thị hố muộn hơn Sài Gịn, mà
q trình đơ thị hố của Hà Nội cịn bị đứt qng. Sau 1945, Sài Gòn vẫn tiếp tục
phát triển theo quy luật của kinh tế tư bản vào thời Pháp tái chiếm và thời Việt Nam
Cộng hồ, trong khi Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung phát triển mơ hình kinh
tế bao cấp. Những đặc điểm đô thị tư bản ở Hà Nội đã hình thành vào nửa đầu thế kỷ
20 đến lúc này không bị tô đậm thêm nữa, mà ngược lại bị kiềm hãm, thậm chí xố sổ
trong không gian tập thể của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, Sài Gịn trở
thành một đơ thị lớn ở khu vực Viễn Đông, kinh tế hàng hố phát triển mạnh, những
đặc tính và vấn đề của đơ thị đều có ở Sài Gịn. Nhìn lại lịch sử, Sài Gịn-TP. Hồ Chí
Minh chỉ có khoảng hơn mười năm bị đứt qng q trình phát triển đơ thị, tính từ sự
kiện Thống nhất 1975 đến Đổi mới 1986. Khoảng thời gian này không dài, không chỉ
xét trên quy mơ lịch sử mà cịn ở cả giới hạn một đời người. Mười năm khơng đủ để
làm thay đổi hồn tồn nếp nghĩ, qn tính tư duy và bản sắc văn hoá của một người,
huống chi là cả một vùng đất. Vì vậy, có thể nói TP. Hồ Chí Minh là đơ thị điển hình
của Việt Nam xét về mặt lịch sử và văn hố. Và cái gốc đơ thị này vẫn còn tác động
đến tư duy, cách nghĩ của những người sống ở TP. Hồ Chí Minh hơm nay, trong đó có
những người viết văn trẻ.

9


Kể từ khi hai miền đất nước đi chung một con đường, sự khác biệt xét trên quy
mô và cơ cấu kinh tế, dân số, trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, mức độ hội nhập
quốc tế, các vấn đề xã hội… giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khơng cịn rõ rệt như
trước nữa. Trong bối cảnh thế kỷ 21, cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều là những đô
thị lớn của Việt Nam, nhưng TP. Hồ Chí Minh có mơi trường thuận lợi hơn để phát
triển các hoạt động giải trí, xuất bản, trong đó có hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm văn học.
TP. HCM là một đô thị đông dân, trong đó số người trẻ tuổi chiểm tỉ lệ lớn, tạo

nên một nguồn lực vô cùng mạnh mẽ cho văn học trẻ ở cả khía cạnh sáng tác và
thưởng thức. Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở [75] lần gần đây nhất vào
năm 2009 cho thấy TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về tổng dân số, mật độ dân số
và tốc độ tăng dân số. Đến năm 2013, thành phố đã có gần tám triệu người. Nhìn vào
tháp dân số TP. Hồ Chí Minh, nếu như các nhà xã hội học phấn khởi vì thành phố
đang ở trong thời kỳ “dân số vàng” với lượng người trong tuổi lao động chiếm tỉ lệ áp
đảo, thì những người làm văn học và quan tâm đến văn học trẻ cũng không kém phần
lạc quan. Số người trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng dân
số thành phố. Đây là độc giả chính của văn học trẻ. Họ nhiệt thành, sơi nổi, thậm chí
bốc đồng, sẵn sàng chi tiền mua những sản phẩm mà họ thích, và hiện nay họ đang
rất đơng. Khơng những đơng, họ cịn có trình độ học vấn tăng đáng kể so với nhiều
năm trước. TP. Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu cả nước với thu nhập bình quân đầu
người, cụ thể số liệu năm 2013 là 4.500 USD. Mức sống và điều kiện sống được nâng
cao tạo điều kiện cho người dân đầu tư nhiều vào hoạt động văn hố giải trí, trong đó
có văn học. Tất cả những yếu tố này tạo nên một thị trường cực kỳ sôi động cho hoạt
động sản xuất văn hố nói chung và sản xuất tác phẩm văn học trẻ nói riêng.

Hình 1: Tháp dân số TP. Hồ Chí Minh theo độ tuổi và giới tính
Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009

10


1.1.2. TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hố, giải trí
Với số dân đơng đảo chủ yếu là dân số trẻ, kinh tế phát triển ổn định, đa tộc
người và đa văn hố, TP. Hồ Chí Minh dễ dàng trở thành trung tâm văn hố, giải trí
của cả nước. Nhờ tính chất đa dạng, cởi mở có từ xa xưa của vùng đất Gia Định-Sài
Gịn, TP. Hồ Chí Minh đến nay vẫn là nơi nhiều người chọn làm nơi sinh sống, học
tập và phát triển sự nghiệp. Thành phố hiện nay hội tụ đầy đủ 54 tộc người trên đất
nước Việt Nam cùng rất đơng người nước ngồi, có 13 tơn giáo khác nhau, và trung

bình mỗi ngày đón hơn một triệu khách vãng lai (số liệu năm 2005). Những đặc điểm
này tác động không nhỏ đến tâm lý người trẻ, bồi đắp thêm ở họ sự cởi mở, năng
động vốn có. Thành phố hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22
rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt động của ngành giải trí ở TP Hồ Chí Minh nhộn
nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm
khoảng 60-70% doanh thu chiếu phim của cả nước. Lĩnh vực ca nhạc cũng quy tụ rất
nhiều nghệ sĩ từ các vùng miền khác, trong đó có rất nhiều người đến từ Hà Nội.
Nhiều nghệ sĩ đã xem việc “Nam tiến” như một lựa chọn hàng đầu để phát triển sự
nghiệp nhờ vào thị trường sôi động nơi đây. Thị trường văn hố giải trí rộn ràng này
có tác động không nhỏ đến văn học, đặc biệt là văn học của những người trẻ. Một
mặt, sự đa dạng các loại hình văn hố giải trí phân tán sự tập trung của thị trường, lôi
kéo người đọc ra khỏi trang sách và hút họ vào màn hình tivi, màn hình máy tính, vào
nhà hát, rạp chiếu phim… Xét trên khía cạnh này, lượng người đọc văn học giảm đi
đáng kể. Mặt khác, sự tồn tại song hành và ảnh hưởng qua lại giữa các loại hình nghệ
thuật, giải trí và phương tiện thể hiện của chúng đã khiến văn học phát triển theo
nhiều hình thức khác nhau, lơi kéo người thưởng thức từ những lĩnh vực khác đến với
văn chương và mở rộng biên độ khái niệm của chính nó, khiến văn học khơng cịn là
văn học thuần t (pure literature). Nhìn từ góc độ này thì lượng người đọc văn học
lại được nhân lên.
Là một bộ phận của hoạt động văn hoá, lĩnh vực sách và xuất bản ở TP. Hồ
Chí Minh cũng phát triển hết sức sơi nổi. TP. Hồ Chí Minh hiện nay có 21 chi nhánh
nhà xuất bản trung ương; 4 nhà xuất bản của thành phố là nhà xuất bản Văn hoá-Văn
nghệ TP. Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Trẻ,
và nhà xuất bản Phương Đông; 4 nhà xuất bản trực thuộc các đại học trên địa bàn
thành phố là nhà xuất bản Đại học Quốc gia, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, nhà xuất
bản Đại học Kinh tế, và nhà xuất bản Đại học Công nghiệp. Theo số liệu trên website
cũ của TP. Hồ Chí Minh [128], từ năm 1995 đến 2009, số đầu sách của ba nhà xuất
bản thành phố chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản trên cả Việt Nam. Ước tính khoảng
60% đến 70% số lượng sách của cả nước được phát hành tại TP. Hồ Chí Minh.
Giống như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng có các đường sách, nơi tập trung

hàng loạt các cửa hàng sách cũ như đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận), đường
Trần Nhân Tôn (Quận 5)… tuy nhiên theo thời gian những nhà sách cũ cũng thưa
vắng dần vì nguồn sách cũ khan hiếm và thị hiếu đọc cũng thay đổi. Chính quyền
thành phố đã cho khởi cơng xây dựng đường sách Nguyễn Văn Bình ở bên cạnh nhà
thờ Đức Bà để giữ cho thành phố một không sách công cộng thường trực và mang
11


tính mở như ngày xưa. Từ năm 2012, thành phố mở lễ hội đường sách định kỳ vào
dịp Tết Nguyên đán trên cụm đường Mạc Thị Bưởi–Nguyễn Huệ–Ngô Đức Kế. Bên
cạnh đường hoa truyền thống, đường sách góp vào khơng khí lễ hội của thành phố
này một chút trầm lắng của chữ nghĩa. Tất nhiên, không thể ảo tưởng là đường sách
mùa lễ hội có thể khiến người ta lập tức đi đọc sách, nhưng ít nhất nó cũng gợi lên
một chút cảm xúc của họ đối với sách vở và con chữ trong một khơng gian sống đầy
máy móc hiện đại và mn hình vạn trạng loại hình giải trí khác nhau.
Loại hình kinh doanh cà phê sách cũng rất phát triển ở TP. Hồ Chí Minh, nơi
khách được đọc sách trong những loại không gian được trau chuốt theo nhiều phong
cách khác nhau và thưởng thức những thức uống u thích. Nhà đầu tư của loại hình
cà phê sách này có thể là đơn vị kinh doanh cà phê như Trung Nguyên, cũng có thể là
đơn vị xuất bản sách như Phương Nam, Nhã Nam… Những tiệm cà phê sách cũng là
địa điểm tổ chức những chương trình thảo luận, diễn thuyết về sách hoặc giới thiệu
tác giả, tác phẩm mới, như tiệm Cà phê thứ bảy của Trung Nguyên, tiệm sách của
Phương Nam ở cao ốc Vincom, Nhã Nam thư quán của Nhã Nam… Nhiều ông bà
chủ kinh doanh cà phê nhỏ lẻ cũng rất chuộng loại hình cà phê sách này. Chỉ cần lên
Google gõ từ khố “café sách” và chọn địa điểm TP. Hồ Chí Minh là sẽ có hàng trăm
kết quả trong nháy mắt.
Khơng thể không kể đến loại sự kiện định kỳ được mong đợi của những con
“mọt sách” thành phố: hội sách. Trong những năm gần đây, xét về mặt số lượng thì
hội sách ở TP. Hồ Chí Minh khơng bằng Hà Nội. Ở Hà Nội có ít nhất 3 hội sách định
kỳ thuộc loại quy mô. Lâu đời nhất là hội sách Quốc tế có từ năm 2005 do Cục Xuất

bản tổ chức cách niên. Thật ra ban đầu nó chỉ là triển lãm sách, còn hoạt động bán
sách chỉ là phụ. Đến lần tổ chức thứ 4 vào năm 2012 và lần thứ 5 vào năm 2015 thì
nó mới thực sự trở thành hội sách đúng nghĩa, tức là bán sách và tổ chức các chương
trình giao lưu, toạ đàm liên quan đến sách. Hội sách thứ hai là Hội sách Việt Nam, tổ
chức vào tháng 4 hàng năm, bắt đầu từ năm 2011. Ban đầu nó là ngày hội Sách và
Văn hoá đọc do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị khác tổ
chức để hưởng ứng ngày Sách và Bản quyền Thế giới 23/4. Đến năm 2014, chính phủ
ký quyết định chọn ngày 21/4 làm ngày sách Việt Nam, vì vậy ngày hội Sách và Văn
hoá đọc được đổi tên thành Hội sách Việt Nam, đến nay đã tổ chức được hai lần vào
năm 2014 và 2015. Có tuổi đời ít nhất nhưng lại được người dân Hà Nội dành nhiều
lời khen là Hội sách Hà Nội do Sở Thông tin và Truyền thơng Hà Nội tổ chức ở
Hồng thành Thăng Long (nên cịn có tên là Hội sách Hồng thành Thăng Long) vào
khoảng cuối tháng 9 hằng năm, và đã tổ chức được 2 lần vào năm 2014 và 2015.
Ngoài 3 hội sách do chính quyền tổ chức, Hà Nội cịn có hội sách do các nhà xuất
bản tổ chức rất được mọi người hưởng ứng và mong đợi. Hội sách Mùa Thu do ba
nhà xuất bản Phụ nữ, Kim Đồng, và Trẻ tổ chức thường niên tại Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam từ năm 2012 đến nay đã trở thành sự kiện quen thuộc của nhiều người. Thừa
thắng xông lên, năm 2015, liên minh các nhà xuất bản này bắt đầu tổ chức thêm Hội
sách Mùa Xuân vào cuối tháng 3. Alpha Books có Đại hội sách cũ tổ chức thành công

12


vào năm 2013 và 2014, đến năm 2015 Alpha Books “Nam tiến”, đem Đại hội sách cũ
vào TP. Hồ Chí Minh và được cơng chúng nồng nhiệt đón nhận.
TP. Hồ Chí Minh khơng có số lượng hội sách nhiều như Hà Nội nhưng lại có
lịch sử hoạt động lâu đời hơn và quy mô lớn hơn. Hội sách TP. Hồ Chí Minh do
Fahasa tổ chức đã trải qua 15 năm với 8 lần tổ chức, vẫn giữ vị trí hàng đầu cả nước
về mặt quy mô và trở thành một sự kiện văn hoá được mong đợi ở thành phố. Lần tổ
chức thứ 8 vào năm 2014 kéo dài 7 ngày có sự tham gia của 160 đơn vị với 525 gian

hàng, hơn 200.000 tựa sách, hơn 20 triệu bản sách, cùng 56 chương trình giao lưu,
giới thiệu tác giả, tác phẩm, toạ đàm văn học [101]. Trong khi đó, Hội sách Hà Nội
2015 chỉ có 45 đơn vị tham gia với 10 nghìn đầu sách; Hội sách Quốc tế 2015 có gần
100 đơn vị tham gia, 200 gian hàng và chỉ kéo dài 2 ngày. Tổng doanh thu của 3 hội
sách lớn nhất ở Hà Nội năm 2015 là Hội sách Việt Nam (12 tỉ), Hội sách Hà Nội (6
tỉ), Hội sách Quốc tế (15 tỉ) vẫn chưa bằng doanh thu của riêng Hội sách TP. Hồ Chí
Minh năm 2014 là 36 tỉ. Hội sách lần 9 tổ chức vào tháng 3/2016 vừa rồi đạt doanh
thu 50 tỉ. Con số này cho thấy sức tiêu thụ sách (và sản phẩm liên quan đến sách) rất
đáng nể của cư dân thành phố phương Nam này.
Ngoài hội sách tầm cỡ này, TP. Hồ Chí Minh cịn có hội sách giảm giá thường
niên của một số nhà xuất bản như Fahasa, Phương Nam tổ chức vào cuối tháng 12
hàng năm để xả hàng, hội sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam được tổ chức vào
tháng 4 hằng năm ở đường Nguyễn Văn Bình. Nếu như các hội sách lớn ở Hà Nội
phần lớn do chính quyền tổ chức với mục đích kỷ niệm thì các hội sách ở TP. Hồ Chí
Minh đa phần do các đơn vị phát hành sách làm nhà tổ chức chính, với mục đích ban
đầu và chủ yếu là kích cầu thị trường, sau mới là mục đích rộng lớn hơn: xây dựng
một nền văn hoá đọc trong thời đại mới. Ngoài ra, báo cáo tiêu thụ sách ở các hội
sách của hai thành phố cịn có những khác biệt khá thú vị. Tổng thuật Hội sách Hà
Nội 2014, tờ Thể thao Văn hố đã trích dẫn nhận định của một nhân viên cơng ty
sách: “Có sự khác nhau giữa Hội sách TP. HCM và Hà Nội. Ở TP. HCM, tính thị
trường và giải trí rất rõ, trong khi độc giả Hà Nội vẫn rất quan tâm đến các đầu sách
tri thức, giáo dục” [96]. Các báo cáo tổng kết của hội sách cho thấy rõ điều này. Bán
chạy nhất trong Hội sách TP. Hồ Chí Minh 2014 lần lượt là Buồn làm sao buông của
Anh Khang, Hoả ngục của Dan Brown, Chúc một ngày tốt lành của Nguyễn Nhật
Ánh, Người yêu cũ có người yêu mới của Iris Cao. Bán chạy nhất trong Hội sách Hà
Nội 2014 là Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ 20 của Lê Thành Khôi,
Đừng bao giờ đi ăn một mình của Keith Ferrazzi và Tahl Raz, và Di chúc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Sách của người trẻ tiếp tục lọt top 10 đầu sách bán chạy trong hội
sách TP. Hồ Chí Minh lần 9 năm 2016, với Thương mấy cũng là người dưng của Anh
Khang (thứ 2), 12 cách yêu của Hamlet Trương (thứ 7). Xu hướng tiêu thụ sách này ở

hai thành phố cho thấy văn học của những người trẻ có đất sống màu mỡ hơn ở TP.
Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh cịn là nơi bùng phát và hoạt động rất mạnh của loại hình kinh
doanh sách trực tuyến. Loại hình kinh doanh này hướng vào người tiêu dùng trẻ tuổi,
vì vậy qua sự lớn mạnh của những nhà sách online có thể thấy được sức tiêu thụ sách
13


và thị hiếu đọc của những người trẻ. Hai trang web bán sách nổi tiếng nhất Việt Nam
hiện nay là Tiki và Vinabook đều đặt trụ sở ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, q trình
phát triển của Tiki giống hệt với website Amazon danh tiếng của Mỹ, tức là từ bán
sách mở rộng sang bán nhiều loại mặt hàng khác qua mạng. Trong danh sách 5 đơn vị
(trên tổng số 160 đơn vị) có doanh thu cao nhất hội sách TP. Hồ Chí Minh lần thứ 8
đều có Tiki (4 tỉ) và Vinabook (1,8 tỉ), cho thấy sự lớn mạnh của loại hình kinh doanh
sách qua mạng. Trang web Tiki cịn có giải thưởng Tiki Book Awards để độc giả bình
chọn tác giả, tác phẩm và nhà phát hành sách mà mình u thích. Người thắng giải
tác giả được u thích nhất trong cuộc bình chọn trên Tiki năm 2014 là hai nhà văn
trẻ Gào và Anh Khang, năm 2015 là Gào và Nguyễn Ngọc Thạch. Năm 2015, Tiki
còn tổ chức cuộc thi tìm kiếm nhà văn trẻ Tiki Young Author với giải thưởng lên đến
100 triệu, nhiều hơn cả giải thưởng Văn học tuổi hai mươi. Cuộc thi này thu hút trên
2200 bài dự thi (nguồn: website tiki). Người thắng giải mùa đầu tiên là một chàng trai
24 tuổi làm kế tốn kiêm bốc vác Nguyễn Bình Ngun. Khi đã bàn đến kinh doanh
trực tuyến thì vấn đề địa giới hành chính chẳng cịn mấy ý nghĩa nữa, vì các đơn vị
này đều giao hàng tồn quốc, bán sách của nhà văn trên toàn quốc và thu hút sự quan
tâm của độc giả-khách hàng toàn quốc. Tuy nhiên, việc loại hình kinh doanh sách này
phát triển mạnh ở TP. Hồ Chí Minh thay vì Hà Nội cũng đáng để suy ngẫm nguyên
nhân. Khi chọn mua hàng trực tuyến, người mua ưu tiên chọn các cửa hàng trực
tuyến ở gần địa phương của mình, vì như vậy thời gian giao hàng ngắn hơn và chi phí
giao hàng cũng rẻ hơn. Ở Hà Nội cũng có trang web bán sách, nhưng không nổi tiếng
bằng hai trang Tiki và Vinabook. Phải chăng người Hà Nội khơng chuộng mua hàng

trực tuyến nói chung và mua sách trực tuyến nói riêng như người trong Nam, khiến
các cửa hàng sách trực tuyến ở phía Bắc khơng phát triển bằng phía Nam?
Tóm lại, ở một đơ thị điển hình như TP. Hồ Chí Minh, với sự phát triển kinh tế
dẫn đầu cả nước, da dạng về dân tộc, văn hố và có tính dung hợp cao, các hoạt động
văn hố-giải trí đều có điều kiện phát triển hết sức phong phú. Cũng như người lao
động thuộc các lĩnh vực khác, văn nghệ sĩ đã luôn xem TP. Hồ Chí Minh là nơi đất
lành chim đậu. Nam tiến gần như là lựa chọn của hầu hết những nghệ sĩ muốn đến
gần hơn với số đông công chúng. Mức tiêu thụ các sản phẩm giải trí của người dân
TP. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước. Trong ấn tượng của nhiều người, muốn chuẩn
mực và hàn lâm thì ra Bắc, nhưng nếu muốn thử thách mình với cái mới thì vào Nam.
Đây là một mơi trường rất thuận lợi để văn học trẻ phát triển, vì người trẻ yêu cái mới
và chuộng thử thách. Thành công rực rỡ về mặt doanh thu của các tác giả trẻ ở hội
sách TP. Hồ Chí Minh lần 8 và lần 9 cũng như việc họ làm mưa làm gió trên các
trang web bán sách đã cho thấy điều đó.
1.1.3. Khái niệm văn học đô thị
Cụm từ “văn học đô thị” được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu văn học,
nhưng khơng phải lúc nào nó cũng chỉ cùng một đối tượng. Theo khảo sát của chúng
tơi, ít nhất khái niệm này đã được sử dụng để chỉ bốn đối tượng khác nhau: (1) văn
chương thị dân thời hậu kỳ trung đại ở Đông Á; (2) văn học viết về đời sống trong xã
hội thành thị phương Đông thời hiện đại; (3) văn học viết về và viết bởi tầng lớp thấp,
14


nghèo khổ, vô gia cư trong xã hội tư bản Âu-Mỹ; và (4) văn học ở Sài Gòn giai đoạn
1954-1975.
Ở nghĩa thứ nhất, “văn học đô thị” được các nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ một
bộ phận văn học đối lập với văn học cung đình trong thời hậu kỳ trung đại ở khu vực
Đông Á. Suốt thời trung đại, tư tưởng thống trị là Nho giáo, mặc dù cũng có những giai
đoạn cởi mở cho tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo cùng tồn tại. Nhà cầm quyền của các
quốc gia khu vực này sử dụng Nho giáo như một công cụ bồi đắp tư tưởng và củng cố

quyền lực, sản sinh ra một nền văn học giàu tính đạo đức, tư tưởng, và lý tưởng. Nền
văn học này được xem là văn học cung đình, vì nó gắn liền với vua chúa, quan lại và
các trí thức phong kiến, cổ vũ và thể hiện lý tưởng của họ. Khi thương nghiệp phát
triển ở các đô thị phong kiến, quyền lực được san sẻ bớt từ cung đình ra chợ búa, từ
quan lại sang nhà buôn. Những người này lại không quan tâm đến lý tưởng đạo đức
của các nhà nho, mà tìm đến văn học với mục đích giải trí. Dịng văn học mới này
được gọi bằng nhiều cái tên như “văn học bình dân”, “văn học đại chúng”, “văn học
thông tục”, hay “văn chương phù thế”… Nó hướng đến những cảm xúc riêng tư, những
nhu cầu trần thế, và khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân trong một xã hội coi trọng tập
thể. Nó sản sinh ra những thể loại mới và làm đảo lộn vị trí của các thể loại trên thang
đo giá trị. Nó sinh ra tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết uyên ương hồ điệp ở Trung
Quốc, tiểu thuyết vật ngữ, tiểu thuyết tiêu khiển ở Nhật Bản, thơ thời điệu và ca truyện
ở Hàn Quốc, hát nói ở Việt Nam… Đơ thị giải phóng cho văn học khỏi cái rọ đạo đức,
tơ đậm đặc tính giải trí của văn học, cũng là một trong những đặc tính chung của nghệ
thuật mn đời.
Ở nghĩa thứ hai, “văn học đô thị” được sử dụng trong nghĩa đối lập với “văn học
nông thôn” ở phương Đông thời hiện đại. Cặp đôi khái niệm này khơng chỉ căn cứ trên
khía cạnh của nội dung tác phẩm, liên quan đến đề tài, chủ đề, nhân vật… mà còn
mang ý nghĩa xã hội và thi pháp. Ở Trung Quốc và Đài Loan có “văn học hương thổ”
(xiangtu wenxue 鄉土文學) phát triển từ thập niên 1920 với các đại diện như Lỗ Tấn,
Thẩm Tùng Văn, Triệu Thụ Lý, Phùng Ký Tài, Trương Thừa Chí, Mạc Ngơn, Giả Bình
Ao, Hồng Thạch Huynh, Qch Thu Sinh… Trung Quốc cịn gọi dịng văn học này là
“văn học tầm căn” vì ý nghĩa xã hội của nó, một mặt viết về nơng thơn với những bức
bách, nặng nề của nó như lực cản của sự tiến bộ, một mặt lại xem nó như cội nguồn
của văn hoá, của ước mơ và hy vọng, thậm chí của sự cứu rỗi. Văn học hương thổ Đài
Loan vừa đối lập đời sống nông thôn với đô thị trong bối cảnh thuộc địa, giương cao
ngọn cờ chống thực dân Nhật, nhưng đồng thời cũng tìm cách xây dựng một bản sắc
Đài Loan trong sự đối lập với Trung Hoa đại lục. Nhật Bản và Triều Tiên có dịng “văn
học nơng dân” (nōmin bungaku ở Nhật Bản và nongmin munhak ở Triều Tiên) xem
nông thôn là nguồn cội để quay về, là nơi con người tìm lối thoát cho cuộc đời bế tắc

của họ. Việt Nam tuy khơng định danh một cách chính thức bộ phận văn học viết về
nông thôn, nhưng nông thôn luôn là đối tượng phản ánh quen thuộc của người cầm bút
với nhiều tên tuổi như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân, Hồ Biểu Chánh, Lê Lựu,
Dương Hướng, Nguyễn Ngọc Tư… Nông thôn trong văn học hiện đại Việt Nam cũng
mang màu sắc tương tự như trong văn học hương thổ của các quốc gia Đông Á khác,

15


một phần cũng bởi cả các nước này đều trải qua những giai đoạn lịch sử và hình thái xã
hội giống nhau.
Nông thôn không đơn giản chỉ là một đề tài, mà nó là quan niệm về đời sống.
Nơng thơn đại diện cho cội rễ (văn học tầm căn) và đích đến của sự phát triển. Quan
niệm này của người Đông Á bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống và tư
tưởng Lão Trang gần gũi với thiên nhiên và thuận theo tự nhiên. Do đó, đơ thị vừa
được xem là đại diện cho tiến bộ và phát triển, vừa bị xem như sự thoái hoá, sa đoạ của
lồi người, và văn học đơ thị khi đặt trong mối quan hệ đối lập với văn học nông thôn,
vẫn bị xem là một sự xuống cấp của truyền thống.
Văn học đô thị và văn học nông thôn không chỉ đối lập nhau trên nền tảng kinh
tế, chính trị, xã hội mà còn đối lập trong tư duy sáng tạo. Nếu văn học nông thôn sử
dụng phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực, dùng nhãn quan hiện thực để phản
ánh và tái hiện đời sống, thì văn học đơ thị có khuynh hướng tư duy của chủ nghĩa hiện
đại và hậu hiện đại. Chủ nghĩa hiện đại ra đời vào thời kỳ bùng nổ một xã hội tiêu thụ,
với những kỹ thuật mới, những phương tiện di chuyển và truyền thơng tân tiến, góp
phần chuyển biến xã hội theo hướng chuyên biệt hoá, vật chất hoá, khoa học hoá và cá
nhân hoá. Chủ nghĩa hậu hiện đại phá vỡ hết tất cả những quan niệm về trật tự, chân lý
và tri thức khách quan, vì vậy nó xố nhoà ranh giới gữa nghệ thuật và đời sống thường
ngày, giải cấu trúc, giải trung tâm và từ chối vai trị chủ thể của con người. Do đó, văn
học nơng thôn thể hiện rõ ràng lập trường quan điểm của nhà văn, có thể là quan điểm
dân chủ, dân tộc, hoặc giai cấp. Văn học nơng thơn ln có một đối tượng để tấn cơng:

sự trì trệ bảo thủ của nơng thơn hoặc sự lạnh lùng vơ tình của tiến trình đơ thị hố, sự
lỗi thời của chế độ cũ hoặc sự xâm lược của thực dân. Văn học đô thị khơng chống lại
nơng thơn, nó bao gồm hết tất cả những sáng tạo dành cho mọi lớp người trong đô thị.
Ở nghĩa thứ ba, khái niệm “văn học đô thị” (urban literature) ở các nền văn học
Âu-Mỹ hiện nay được đồng nhất với khái niệm văn học đường phố (street literature).
Nó cịn có các tên gọi khác là văn học sinh tồn (survivalist literature), hay văn học giải
mộng tưởng (dystopian literature). Qua những tên gọi này có thể thấy được phần nào
nội dung của dòng văn học này: phản ánh đời sống tối tăm, đau khổ, nặng nề của nhóm
người bị xem là “cấp thấp” trong xã hội đơ thị phương Tây. Họ phải tìm đủ mọi cách
để sinh tồn trước những nghèo đói, bạo lực, lừa đảo, cạm bẫy, khinh miệt và cũng là
nơi khiến họ tan vỡ ảo tưởng về một thế giới giàu có, phồn hoa.
Theo nghĩa hẹp, văn học đường phố ra đời vào thập niên 1970, viết về cộng đồng
người Mỹ gốc Phi trong một vùng khơng gian đầy ma t, tình dục, bạo lực với giọng
văn hết sức thơng tục. Lời nói của nhân vật thường lệch chuẩn ngữ pháp và đầy tiếng
lóng. Những từ ngữ tục tĩu không hề bị né tránh hay viết tắt. Nhân vật chính thường là
những thanh niên tuổi từ 16 đến 24 vật lộn với cuộc sống để sinh tồn trong hố thẳm của
nghèo đói, phân biệt chủng tộc, tội phạm… trong bối cảnh đô thị và văn hố hip-hop,
găng-xtơ. Có những nhân vật các cơ gái trẻ thất bại trong tình yêu để rồi tuột dốc trong
tình dục, bạo lực, tội ác, phá thai và thậm chí phạm pháp. Kể từ khi ra đời, văn học
đường phố đã được phổ biến với tốc độ chóng mặt. Dòng văn học này mang đến một

16


góc nhìn khác về xã hội phương Tây thời hiện đại so với các dòng văn học chủ lưu.
Ban đầu, văn học đường phố bị các nhà xuất bản xem là văn hố phẩm đồi truỵ và
khơng được đón nhận với tư cách là các tác phẩm văn học. Các nhà xuất bản cũng dè
dặt với nó, thế nên các nhà văn thường phải tự xuất bản tác phẩm của mình và mang
rao bán trực tiếp ở các nhà sách. Hiện nay, sự phát triển của mạng Internet cũng tiếp
sức cho sự phổ biến của dòng văn học này.

Theo nghĩa rộng, văn học đơ thị có thể bắt đầu từ sớm hơn và không chỉ giới hạn
trong cộng đồng Mỹ gốc Phi. Vanessa Irvin Morris trong quyển The Readers’ Advisory
Guide to Street Literature (2011) cho rằng những tác phẩm như Maggie: a Girl of the
Street (1893) của Stephen Crane, Oliver Twist (1838) của Charles Dicken hay The
Sport of the Gods (1902) của Paul Laurence Dunbar đều là văn học đô thị. Hiểu theo
nghĩa này, văn học đô thị hay văn học đường phố không nhất thiết phải gắn liền với
văn hoá hip-hop và xã hội phương Tây nửa sau thế kỷ 20, mà là dòng văn học hướng
tới tầng lớp bần cùng của xã hội thành thị nói chung, với những trải nghiệm đời sống
gắn với đường phố và sự lang thang bất định.
Có thể thấy, khái niệm “văn học đô thị” ở phương Đông và phương Tây trong
thời hiện đại không trùng nhau. “Văn học đô thị” ở phương Đông phản ánh đời sống
của mọi tầng lớp trong xã hội đơ thị, đặc biệt là tầng lớp trí thức, nhưng “văn học đô
thị” ở phương Tây chỉ phản ánh đời sống của tầng lớp thấp kém trong xã hội đó.
Ở Việt Nam, những bài thơ được gọi là “thơ vỉa hè” phần nào mang màu sắc của
loại văn học đô thị theo quan niệm phương Tây. Tác phẩm của những nhà thơ như Lý
Đợi, Bùi Chát, Nguyễn Đình Chính… không hẳn chỉ hướng tới tầng lớp bần cùng của
xã hội thành thị hay xoáy vào ranh giới giai cấp, địa vị, nhưng cũng mang những đặc
trưng đáng kể của dịng văn học này, trong đó đặc biệt là tính phi chính thống của ngơn
ngữ thơ ca. Tiếng lóng, tiếng chửi thề, những ngôn từ tục tĩu là nguyên nhân khiến
những bài thơ này bị gọi là “thơ rác”. Bên cạnh đó, việc đi ngược lại những chuẩn mực
thơng thường về mặt tư tưởng của xã hội đã khiến các tác phẩm này bị gạt ra vùng
ngoại biên của văn học, với tên gọi “thơ vỉa hè”. Chính những điểm này là minh chứng
rất rõ cho việc thơ vỉa hè tơ đậm những ranh giới trong lịng xã hội thành thị, bất chấp
thành phần xuất thân hay địa vị xã hội của tác giả.
Ở nghĩa thứ tư, cụm từ “văn học đô thị” cũng đã từng tồn tại ở Việt Nam với tư
cách định danh cho một bộ phận văn học trong một thời kỳ nhất định. Khi nói về “văn
học đơ thị” nhà lý luận phê bình Bùi Việt Thắng đã viết: “Văn học đô thị là từ chỉ văn
học ở lãnh thổ miền Nam dưới quyền kiểm soát của chính phủ Sài Gịn tồn tại trong
các đơ thị, chúng ta gọi là văn học đô thị của miền Nam trước đây” [85]. Tại sao lại có
một sự khu biệt đặc thù như vậy? Tại sao chỉ dùng cụm từ “văn học đơ thị” để gọi dịng

văn học nằm dưới quyền kiểm sốt của chính phủ Sài Gịn ở các đô thị miền Nam giai
đoạn 1955-1975? Tại sao cũng vùng đất đó, nhưng văn học giai đoạn liền trước, tức là
giai đoạn 1945-1954, thì khơng được gọi là “văn học đơ thị”? Có thể lý giải điều này từ
sự phát triển rực rỡ của đô thị miền Nam, cụ thể là Sài Gòn, trong giai đoạn này đã tạo
nên một sắc màu tương phản với những vùng nông thôn rộng lớn xung quanh vốn rất

17


nghèo khổ và thiếu thốn trong chiến tranh. Đồng thời, nó cũng tương phản với các đơ
thị miền Bắc cùng thời, do điều kiện chiến tranh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội đã bị xố nhồ ranh giới với nông thôn. Cả miền Bắc đâu đâu cũng một khơng khí,
một sắc màu, một hình ảnh. Văn học cũng thế. Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội
chủ nghĩa phổ biến cho tồn miền nên khơng tạo được đặc trưng riêng cho vùng đất
mang danh đô thị. Ngược lại, Sài Gòn lúc này được xem là hòn ngọc Viễn Đơng bởi sự
giàu có, xa hoa bậc nhất vùng Đơng Á, một nơi có đầy đủ tiện nghi như một thành phố
phương Tây, được các quan khâm sứ nước ngoài yêu thích, được các thuỷ thủ thế giới
nhắc đến một cách đầy hứng thú. Đi kèm với nó là vũ trường, cờ bạc, ma tuý, thất
nghiệp, và những con người đói rách tận cùng. Về mặt văn học, các tư tưởng, lý thuyết,
phương pháp sáng tác từ phương Tây, mà cụ thể là Âu Mỹ du nhập vào Sài Gòn khá
nhiều. Giới trí thức Sài Gịn cập nhật gần như cùng lúc tất cả những sự kiện, trào lưu,
trường phái văn học cùng thời ở Mỹ và Tây Âu, khiến cho họ có nhiều con đường để
lựa chọn. Những điều trên cho thấy văn học Sài Gịn 1955-1975 có đầy đủ hình ảnh
của một đơ thị đậm nét, dù chỉ là đô thị thuộc địa, chứ không phải là đô thị công nghiệp
như ở các nước phương Tây. Nhà nghiên cứu Trần Hoài Anh đã dẫn lại lời của giáo sư
Nguyễn Văn Trung về không gian văn học đặc thù ở vùng đô thị miền Nam, tạo nên
một sự khu biệt rõ nét với các vùng không gian xung quanh: “sinh hoạt ở các đơ thị…
nhìn vào thành phần độc giả sẽ thấy rõ sinh hoạt văn nghệ chưa phải là một địi hỏi xã
hội có tính phổ biến. Quần chúng đơng đảo ở nơng thơn khơng biết tới nó.” [74; 19].
Tuy nhiên, một đại diện khác của giới nghiên cứu văn học miền Nam lại có cảm

giác khái niệm “văn học đô thị” sử dụng trong trường hợp này có ít nhiều thiên kiến
chính trị:
Khi đề cập đến văn chương miền Nam, đặc biệt trong thời chiến, giới nhận định,
biên khảo trong nước, đều chụp cho một cái “mác” rất kêu: văn chương đô thị, văn
học đô thị, văn chương thành thị… Làm như cái nôi văn học miền Nam xuất phát
từ Saigon. Làm như văn chương miền Nam là thứ văn chương đơ thị hóa, là thứ
văn chương hiện sinh, đồi trụy… Nhãn hiệu “văn học đô thị miền Nam” khơng
phải có sau 1975. Nó xuất hiện truớc 1975, đồng nghĩa với “văn học nô dịch”,
“văn học đồi trụy”, “văn học hiện sinh”, “văn học thực dân kiểu mới” “nọc độc
văn hóa”. (Trần Hồi Thư) [125].

Như vậy, cách định danh này dành cho văn học ở đô thành Sài Gịn dưới thời Việt
Nam cộng hồ đã ít nhiều mang những ý nghĩa khác nhau. Có người xem đây là một
khái niệm thuần tuý chỉ không gian văn học, nhưng có người lại cảm thấy nó ít nhiều
chứa đựng sự phân biệt chính trị với nghĩa tiêu cực thơng qua việc quan sát cách người
khác sử dụng nó.
Bốn trường hợp nói trên của “văn học đơ thị” tuy khác nhau nhưng đều mang một
số điểm tương đồng. Thứ nhất, văn học đô thị bị chi phối bởi quy luật cung cầu của thị
trường. Văn học cung đình khơng phục vụ mua bán. Văn học hiện thực xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc Việt Nam 1955-1975 sáng tác dưới định hướng chính trị phục vụ
cơng cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn học nông
thôn ở một số nơi bên cạnh sự chi phối của quy luật cung cầu còn mang nội dung đấu
18


×