Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Hệ thống an sinh xã hội ở thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 209 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO NGHIỆM THU

Tên đề tài:
HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(THÔNG QUA VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ)

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
NGUYỄN THÁI ĐẶNG HỒNG ÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 8/2017


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO NGHIỆM THU
Tên đề tài:
HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(THÔNG QUA VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ)

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

(Kí tên/đóng dấu xác nhận)



(Ký tên)

NGUYỄN THÁI ĐẶNG HỒNG ÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 8/2017


Thơng Tin Nhóm Nghiên Cứu
Chủ nhiệm và tổng hợp báo cáo: CN. Nguyễn Thái Đặng Hồng Ân
Thành viên tham gia:
1. CN. Nguyễn Thái Đặng Hồng Ân
2. TS. Trần Văn Thận
3. TS. Nguyễn Thị Hoài Hương
4. ThS.Triệu Thành Sơn
5. ThS. Đặng Minh Sự
6. ThS. Lượng Thị Tới
7. ThS. Nguyễn Thị Lê Uyên
8. ThS. Mai Thị Quế
9. Bác sĩ Đỗ Thu Hà
10. Bác sĩ Tiên Kiến Lượng
11. CN. Trần Nhật Quang
12. CN. Lê Thị Dung
13. CN. Võ Thị Ngọc Dung
14. CN. Nguyễn Thị Hà
15. CN. Nguyễn Thị Hương
16. CN. Nguyễn Hải Loan
17. CN. Hồ Thị Luấn
18. CN. Phan Nguyễn Trung Minh

19. CN. Trần Văn Phúc
20. CN. Trần Văn Phương
21. CN. Nguyễn Thị Thanh Tâm
22. CN. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân
Cộng tác viên: Các cán bộ địa phương tại 09 quận/huyện khảo sát, hỗ trợ cơng tác
giới thiệu và dẫn đường cho nhóm khảo sát.
Điều phối viên: CN. Nguyễn Hải Loan
Điều tra viên: Nguyễn Thái Đặng Hồng Ân, Lê Thị Dung, Hồ Thị Luấn, Phan
Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Thị Hoài Hương, Nguyễn Thị Lê Uyên, Nguyễn Tôn
Thị Tường Vân.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
1. TÍNH CẤP THIẾT ........................................................................................ 2
2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ ................................. 4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 5
5. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU KHẢO SÁT .......................................................... 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 17
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................ 17
1.2. CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU CHÍNH ........................................... 33
1.3. CÁCH TIẾP CẬN, LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG VÀ MƠ HÌNH PHÂN
TÍCH................................................................................................................ 34
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG VÀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH................................................................................................ 39
1.4.1. Vai trị chính của trụ cột Bảo hiểm y tế trong hệ thống An sinh xã hội ở
TPHCM. .......................................................................................................... 40
1.4.2. Mối quan hệ giữa Bảo hiểm y tế đối với tăng trưởng kinh tế và đảm bảo

chất lượng cuộc sống....................................................................................... 50
1.5. KINH NGHIỆM TÀI CHÍNH Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ Ở MỘT SỐ
QUỐC GIA ..................................................................................................... 52
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI BẢO HIỂM Y TẾ................. 63
2.1. LUẬT VÀ VĂN BẢN DƯỚI LUẬT ...................................................... 63
2.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 63
2.1.2. Điểm hạn chế trong thời gian đầu triển khai chính sách....................... 66
2.1.3. Một số điểm cải tiến trong các văn bản hướng dẫn tham gia BHYT ... 70
2.2. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THIẾT CHẾ QUẢN LÝ .......................... 73
2.2.1. Vai trò của Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thành phố ................................ 73
2.2.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng về chính sách bảo hiểm y
tế ...................................................................................................................... 78
2.3. NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI .......................... 80


2.3.1. Nguồn nhân lực chung ........................................................................... 80
2.3.2. Vai trò đại lý thu và cán bộ - nhân viên thu BHYT .............................. 83
2.4. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH – QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ ......................... 93
2.4.1. Tài chính BHYT Việt Nam ................................................................... 93
2.4.2. Tài chính BHYT Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 95
2.5. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH ............................... 100
2.5.1. Nguồn nhân lực y tế: ........................................................................... 100
2.5.2. Hoạt động khám chữa bệnh................................................................. 102
2.6. VAI TRỊ CỦA TRUYỀN THƠNG ...................................................... 105
2.6.1. Hoạt động tuyên truyền BHYT của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ....... 105
2.6.2. Hoạt động tuyên truyền BHYT của Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh .............................................................................................................. 106
2.6.3. Hoạt động thông tin về bảo hiểm y tế trên báo chí ............................. 107
CHƯƠNG 3. MỨC ĐỘ HƯỞNG THỤ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ
CỦA NGƯỜI DÂN TPHCM ..................................................................... 113

3.1. VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ............................................................. 113
3.2. THỰC TRẠNG THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ CỦA
NGƯỜI DÂN QUA KHẢO SÁT ................................................................. 117
3.2.1. Nhận thức, thái độ của người dân khảo sát về bảo hiểm y tế ............. 117
3.2.2. Hành vi và khả năng hưởng thụ chính sách Bảo hiểm y tế của người dân
....................................................................................................................... 136
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ............................................. 155
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 155
4.2. GIẢI PHÁP ............................................................................................ 162
4.3. BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO ..................................................................... 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 173
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

CSYT

Cơ sở y tế

DVKT

Dịch vụ kỹ thuật

HSSV

Học sinh, sinh viên

KCB

Khám, chữa bệnh

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

NLĐ

Người lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước



DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Tỉ lệ dân cư của các quận, huyện theo ba khu vực của Thành phố ..... 6
Bảng 2: Thời gian sinh sống, phân theo 3 khu vực đô thị .............................. 10
Bảng 3: Độ tuổi của người khảo sát, phân theo giới tính ............................... 11
Bảng 4: Trình độ học vấn, phân theo nhóm tuổi............................................. 11
Bảng 5:Tình trạng hơn nhân, theo giới tính. ................................................... 12
Bảng 6: Tình trạng nghề nghiệp ...................................................................... 12
Bảng 7: Quy mơ số nhân khẩu trong một hộ gia đình, phân theo 03 khu vực 13
Bảng 8: Tình trạng bệnh trong 02 năm gần đây, theo nhóm tuổi ................... 14
Bảng 9: Tình trạng bệnh trong 02 năm gần đây, theo 03 vùng đô thị ............ 14
Bảng 10: Số người và cơ cấu đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (2016) ........ 75
Bảng 11: Nhân sự cơ quan BHXH TP.HCM từ năm 2011-2015 ................... 81
Bảng 12: Có hiểu biết thơng tin về nhóm đối tượng BHYT, ........................ 117
Bảng 13: Mức độ hiểu biết của người dân về nội dung Luật BHYT............ 119
Bảng 14: Mức độ ủng hộ BHYT theo nhóm tuổi ......................................... 121
Bảng 15: Lý do không ủng hộ mua BHYT cả hộ gia đình ........................... 121
Bảng 16: Mức độ ủng hộ về việc tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải
mua BHYT .................................................................................................... 122
Bảng 17: Quan điểm của người dân về các vấn đề Luật BHYT và dư luận XH
....................................................................................................................... 125
Bảng 18: Cơ cấu chi bình quân đầu người hàng tháng (%) .......................... 127
Bảng 19: Mức độ đồng tình đối với các đề xuất giải pháp ........................... 128
Bảng 20: Việc biết đến bảo hiểm y tế, theo nhóm nghề ............................... 130
Bảng 21 : Việc biết đến bảo hiểm y tế, theo nhóm tuổi................................ 131
Bảng 22: Kênh thơng tin biết bảo hiểm y tế của người dân khảo sát ........... 132
Bảng 23: Đánh giá việc tuyên truyền, phổ biến thông tin BHYT hiện nay .. 133
Bảng 24: Mức độ biết quy trình, thủ tục hành chính đi mua/làm thẻ BHYT tại
các cơ quan quản lý nhà nước ....................................................................... 134

Bảng 25: Biết về quy trình, thủ tục đi mua thẻ BHYT, theo nghề nghiệp ... 134


Bảng 26: Số người có thẻ BHYT và loại thẻ ................................................ 136
Bảng 27: Tình trạng thẻ bảo hiểm y tế, theo nhóm tuổi ............................... 138
Bảng 28: Có thẻ bảo hiểm y tế, phân theo Trình độ học vấn- chun mơn . 139
Bảng 29: Có thẻ bảo hiểm y tế, phân theo tình trạng hoạt động................... 140
Bảng 30: Có thẻ BHYT, phân theo khu vực lao động, đối với người đang đi
làm ................................................................................................................. 140
Bảng 31: Có thẻ bảo hiểm y tế, phân theo thu nhập của nhóm đi làm ......... 142
Bảng 32: Có thẻ bảo hiểm y tế, phân theo tình trạng sức khỏe .................... 142
Bảng 33: Tình hình có thẻ theo nghề nghiệp và khu vực làm việc............... 144
Bảng 34: Mức độ hài lịng của 570 người có đi khám chữa bệnh ................ 147
Bảng 35: Mức độ hài lòng của 406 người dân KCB bằng BHYT ................ 150
Bảng 36: Mức độ hài của 74 người không dùng thẻ khi đi khám chữa bệnh153


Hộp 1: Ý kiến người dân về tầm quan trọng của BHYT ................................ 44
Hộp 2: Dư luận facebook về vai trò BHYT đối với cuộc sống ...................... 45
Hộp 3: Điều chỉnh thời gian đăng kí BHYT tại đại lý thu .............................. 71
Hộp 4: Nội dung cụ thể hóa các hướng dẫn người dân tham gia BHYT........ 72
Hộp 5: Về vấn đề hộ khẩu ............................................................................... 86
Hộp 6: Về cách linh động giải quyết vướng mắc hộ khẩu.............................. 87
Hộp 7: So sánh nội dung điều chỉnh về thời gian thu BHYT tại đại lý cơ sở 87
Hộp 8: Khó khăn thời gian thu-nộp BHYT .................................................... 88
Hộp 9: Các trường hợp khó khăn do hộ khẩu ................................................. 89
Hộp 10: Ý kiến người dân về khám chữa bệnh BHYT................................... 89
Hộp 11: Nỗ lực tuyên truyền của cán bộ đại lý thu ........................................ 90
Hộp 12: Cách giải quyết của đại lý thu bệnh viện trước quy định ................. 91
Hộp 13: Quy định sử dụng quỹ BHYT ........................................................... 95

Hộp 14: Nội dung giao lưu trực tuyến đề ..................................................... 110
Hộp 15: Nội dung giao lưu trực tuyến .......................................................... 111
Hộp 16: Ý kiến của đại lý thu BHYT ........................................................... 123
Hộp 17: Kết quả phỏng vấn người dân về giải pháp .................................... 129
Hộp 18:Tổng hợp từ phỏng vấn sâu người dân ............................................ 145
Hộp 19: Ý kiến của người dân về thời gian chờ đợi khám chữa bệnh ......... 148
Hộp 20: Ý kiến người dân về chất lượng thuốc ............................................ 149
Hộp 21: Tóm tắt ý kiến phỏng vấn sâu của người dân ................................. 152
Biểu đồ 1: Phân bố mẫu khảo sát của đề tài.................................................... 10
Biểu đồ 2: Lý do mua bảo hiểm y tế của người dân ..................................... 137
Biểu đồ 3: Trường hợp không mua BHYT, theo độ tuổi .............................. 143
Biểu đồ 4: Lý do không mua bảo hiểm y tế của người dân .......................... 144


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

TĨM TẮT
Chính sách BHYT là trụ cột “xương sống” của hệ thống an sinh xã hội, được
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luôn luôn đề cao trong hệ thống chính
sách an sinh xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh đang cho thấy nỗ lực và quyết tâm cao
độ của cả hệ thống chính trị đối với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, thơng qua hệ
thống chính sách và sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố, của Cơ quan Bảo
hiểm Xã hội Thành phố và các bộ phận liên quan. Nhưng trong thực tế, q trình
thực thi chính sách BHYT vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến chất
lượng khám chữa bệnh, nhận thức người dân, cũng như tác động đến mục tiêu bao
phủ của toàn hệ thống BHYT tồn dân. Từ tình hình đó, nhóm nghiên cứu thực hiện
đề tài “Hệ thống an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải
pháp (Thơng qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)”. Đề tài tiến hành điều tra bằng
phiếu hỏi định lượng đối với 1000 hộ gia đình, trên địa bàn 9 quận, huyện của thành
phố. Cùng với đó là q trình phỏng vấn sâu các chuyên gia, đại lý thu bảo hiểm để

thu thập những thông tin trực tiếp từ cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu chính của đề tài rút ra được các nội dung cơ bản như sau:
- Tình hình thực thi BHYT ở TPHCM hiện nay ngày càng hoàn thiện, liên
tục điều chỉnh những bất cập, rào cản, đi vào thực tế cuộc sống người dân. Tuy
nhiên, các trường hợp cá biệt, vướng vào rào cản hộ khẩu còn tồn tại và đòi hỏi sự
vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, khơng riêng gì cơ quan BHXH.
- Mặc dù xu hướng ủng hộ BHYT toàn dân chiếm đa số, nhưng nhận thức và
thái độ đồng thuận về chính sách BHYT của người dân cịn chưa đồng đều. Cơng
tác tun truyền hiện nay ở một số đại lý thu đang diễn ra theo diện rộng, chưa
“chạm” đến các thông tin tầng sâu hơn (khâu khám chữa bệnh). Từ đó, hoạt động
truyền thơng chuyển đổi nhận thức đối với nhóm chưa tham gia BHYT cần cải tiến,
chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Ngồi ra, chính một số người dân chưa chú trọng
và không chủ động trong tiếp cận cập nhật thông tin về Luật BHYT sửa đổi, dẫn
đến hiện tượng là không biết-không quan tâm đối với một số quyền lợi cơ bản: tiểu
thương, lao động tự do, thất nghiệp và nội trợ.
- Tình hình quá tải của các bệnh viện thành phố diễn ra từ nhiều năm qua và
có xu hướng tăng dần mỗi năm, làm giảm chất lượng KCB, tạo nên định kiến của
khơng ít người dân về chính sách BHYT. Đây cũng là một trong những rào cản cho
lộ trình BHYT tồn dân.
Tóm lại, để hệ thống chính sách BHYT thành cơng, địi hỏi thái độ tích cực
giữa các bên (BHXH, Y tế, Người dân) và tính chủ động trong hành động phối hợp,
nhằm góp phần hồn thiện hệ thống BHYT tiến bộ, công bằng.

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

1


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Về mặt đường lối chính sách, Chính phủ Việt Nam đánh giá an sinh xã hội là
chiến lược mang tầm quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như
ổn định xã hội. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 đã đặt ra yêu cầu:
n

ả đượ đ n n
m
n
n ế
ự ện đ n ộ
ển n ế

n độ
ển
ả năn n u n lự
n
n
1
; coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của
Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; xây dựng hệ thống an sinh
xã hội đa dạng, tồn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa
các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ. Nghị quyết cũng đã đề ra các
nhiệm vụ trên 04 trụ cột chính của ASXH, đó là:
- Chính sách liên quan đến tạo việc làm, thúc đẩy gia tăng thu nhập và giảm
nghèo.
- Chính sách liên quan đến mở rộng độ bao phủ của hệ thống BHXH
- Chính sách liên quan đến trợ giúp xã hội
- Chính sách bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản

Trong các trụ cột của hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam hiện nay, Bảo
hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính
chia sẻ cộng đồng sâu sắc, vừa là mục tiêu vừa là nhu cầu tất yếu của một xã hội
phát triển, do đó Bảo hiểm y tế tồn dân là mục đích mà nhiều quốc gia hướng tới.
Bảo hiểm y tế được chính thức ban hành và thực hiện từ năm 1992 (Dũng, 2009).
Qua khoảng thời gian dài thực hiện, chính sách và pháp luật về bảo hiểm y tế từng
bước được hồn thiện; góp phần xóa đói, giảm nghèo; đồng thời hình thành và phát
triển hệ thống an sinh xã hội ở nước ta2.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/11/2012, Ban Chấp hành Đảng bộ
Thành phố đã xây dựng Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU trong đó có nêu
mục tiêu chung là “tăng cường và phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, thực hiện
bảo hiểm y tế toàn dân, đẩy mạnh chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, góp
phần thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp và các nhóm dân cư, nâng dần chuẩn an

1

Một số chỉ tiêu chính bao gồm: Đến năm 2020, tỷ lệ lao động tham gia BHXH đạt 50%; tỷ lệ lao động
tham gia BH thất nghiệp đạt 35%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ lao động tham gia BHYT đạt trên
90%; trên 3% tổng dân số được hưởng trợ giúp xã hội.
2
Tống Thị Song Hương (2010). Hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Hà Nội, Việt Nam.
Trích dẫn 10/1/2013 từ ientu/thoisu/doi-song/i-s-ng-tinchung/h-ng-ti- m-c-tieu-b-o-hi-m-y-t-toan-dan-1.4532.
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

2


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

sinh xã hội TP ngang tầm nước hàng đầu khu vực”. Quán triệt tinh thần này, lãnh

đạo Thành phố xây dựng kế hoạch số 322/KH –UBND nhằm mục đích “đảm bảo
ngày càng tốt hơn an sinh xã hội là một nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội giai đoạn 2012-2020”. Đến ngày 5/7/2013, Uỷ ban Nhân dân
TP.HCM thông qua Quyết định số 3651/QĐ-UBND khẳng định chỉ tiêu “tiếp tục
phát triển bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng, đến năm 2020 phấn đấu đạt
90% người dân tham gia bảo hiểm y tế”. Và đến ngày 3/3/2015, Uỷ ban Nhân dân
TPHCM đưa ra quyết định ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật BHYT trên địa bàn TP.HCM số 896/QĐ-UBND đặt ra
nhiệm vụ “đẩy mạnh thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế, tồn dân, đảm bảo quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm y tế”. Điểm qua một số nội dung văn bản chính
sách trên, chúng ta thấy rõ được nỗ lực và quyết tâm của Thành phố đối với mục
tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Tuy nhiên, trên thực tế, mục tiêu bảo hiểm y tế tồn dân vẫn cịn rất nhiều
thách thức. Ngoài diện đối tượng bắt buộc và hộ cận nghèo được Ủy ban Nhân dân
TP hỗ trợ mua thẻ, người dân chỉ tự giác mua bảo hiểm y tế khi có bệnh. Các diện
đối tượng khác chưa sẵn sàng tham gia do có thể tự trang trải chi phí chữa bệnh...”3.
Bên cạnh đó, khi thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, đối tượng tham gia bảo
hiểm y tế mở rộng, nguồn lực tài chính bảo hiểm y tế lớn hơn, chính sách điều tiết
nguồn thu bảo hiểm y tế kết dư từ địa phương về Trung ương, trích lại tỉ lệ thích
hợp cho địa phương để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng có sửa đổi. Tất
cả sửa đổi này đòi hỏi sự phối hợp phối hợp liên ngành Y tế - Bảo hiểm xã hội - Tài
chính trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thự hiện chính sách bảo hiểm y tế.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Thông tư 02/2017/TT-BYT nhằm để mọi người
dân phải tham gia BHYT đánh dấu nỗ lực của Bộ Y tế trong mục tiêu BHYT toàn
dân, nhưng cũng tạo ra suy nghĩ tiêu cực từ phía nhóm người dân chưa tham gia
BHYT. Ngoài ra, dư luận xã hội cũng trăn trở về mơ hình BHYT Việt Nam hiện
nay trong mối tương quan giữa giá rẻ và chất lượng, bài tốn giữa mức phí bảo
hiểm và mục tiêu bao phủ; hoặc hiện tượng chênh lệch chất lượng khám chữa bệnh
giữa gói dịch vụ và BHYT,....
Từ thực tế trên, cần thiết phải có nghiên cứu khách quan và sâu hơn về mọi

mặt hoạt động của chính sách BHYT, mục tiêu tăng độ bao phủ của toàn hệ thống
BHYT, cũng như chú trọng giải quyết những ảnh hưởng của hoạt động này tác động
trực tiếp đến quyền lợi chăm sóc sức khỏe của người thụ hưởng BHYT, trong đó
đặc biệt những nhóm đối tượng hiện đang có tỉ lệ tham gia thấp (lao động phi chính
thức, hộ cận nghèo, HS-SV, tiểu thương, người khuyết tật...).
3

Quyết định số 3651/QĐ-UBND

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

3


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện đề
tài “Hệ thống an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải
pháp (Nghiên cứu hệ thống bảo hiểm y tế)”. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ giúp
lãnh đạo Thành phố và các cơ quan thực thi BHYT có cơ sở thực tiễn và khoa học
để đề ra giải pháp thúc đẩy mục tiêu tham gia bảo hiểm y tế toàn dân hiệu quả hơn.
2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ
2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Mục tiêu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống bảo hiểm y
tế ở TP.HCM; nêu lên các yếu tố ảnh hưởng, thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; từ
đó đề xuất giải pháp và kiến nghị để tăng tính hiệu quả thực thi bảo hiểm y tế trên
địa bàn Thành phố.
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
(1) Luận giải cơ sở khoa học về hệ thống bảo hiểm y tế ở nước ta nói chung
và ở TP.HCM hiện nay.

(2) Phân tích và đánh giá hệ thống Bảo hiểm y tế ở TP.HCM hiện nay trên 2
nhóm chủ thể:
- Đối với cơ quan quản lý - thực thi: đánh giá vai trị và tình hình thực hiện
chính sách Bảo hiểm y tế ở các yếu tố: bộ máy hoạt động, nguồn lực tài chính,
nguồn nhân lực; cơ chế, chính sách. Từ đó, tìm hiểu các thuận lợi và khó khăn,
vướng mắc trong việc triển khai bảo hiểm y tế cho người dân: Văn bản pháp quy, tổ
chức thực hiện, xác định đối tượng, bố trí kinh phí, tổ chức cung cấp dịch vụ...
- Đối với người dân: phân tích nhận thức - thái độ - hành vi thụ hưởng chính
sách Bảo hiểm Y tế; tập trung nhận diện, phân tích nhóm người dân hiện chưa tham
gia bảo hiểm y tế. So sánh mức độ tham gia bảo hiểm y tế giữa các nhóm dân cư
theo ngành nghề và thu nhập. Từ đó, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao nhận
thức và tỷ lệ sử dụng bảo hiểm y tế của người dân Thành phố.
(3) Đề xuất nhóm giải pháp thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động
của hệ thống bảo hiểm y tế phù hợp với đặc điểm phát triển của Thành phố Hồ Chí
Minh, hướng tới mục tiêu tăng tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người dân.

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

4


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tham gia bảo hiểm y tế của người
dân và công tác quản lý của cơ quan chuyên trách.
- Khách thể nghiên cứu bao gồm các chủ thể tham gia chính của hệ thống
thực thi chính sách bảo hiểm y tế: Người dân, Cơ chế chính sách và các cơ quan
quản lý liên quan trực tiếp, gián tiếp đến chính sách.
- Không gian và thời gian: 09 quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh, 12 tháng từ tháng 6/2016 đến 6/2017.
- Giới hạn chủ thể:
Về tổng thể, mơ hình hóa cơ chế hoạt động của chính sách Bảo hiểm y tế như
là cơ chế hoạt động của một guồng máy gồm ba chủ thể tham gia: chủ thể thiết kế
chương trình; chủ thể thực thi chương trình (chủ thể vận hành) và chủ thể thụ hưởng
chương trình.4
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ xem xét thực trạng hoạt động và mối
quan hệ giữa chủ thể thực thi với chủ thể thụ hưởng chương trình.
+ Chủ thể thực thi (vận hành) là cơ quan Nhà nước chun mơn có tham
gia điều khiển guồng máy BHYT hoạt động.
+ Chủ thể thụ hưởng là người dân TP.HCM.
Từ quan điểm trên, hướng tiếp cận của đề tài là từ 02 phía; vừa thông qua nhận thức,
thái độ và hành vi thụ hưởng của người dân thành phố; vừa tiến hành phân tích đánh
giá một cách toàn diện về phương thức quản lý và phương thức hoạt động của bộ
máy Nhà nước trong chính sách BHYT.
- Đối tượng khảo sát: 1000 hộ gia đình sinh sống trên 09 quận/huyện được
chọn theo kĩ thuật chọn mẫu cụ thể.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp định lượng với
kĩ thuật khảo sát phiếu hỏi cấu trúc. Ngồi ra, có kết hợp bổ sung dữ liệu từ phỏng
vấn sâu và dữ liệu thứ cấp nhằm làm rõ các vấn đề mà bảng hỏi chưa đáp ứng được.
4.1. THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
a/ Kỹ thuật thu thập:
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc: tổ chức điều tra khảo sát về tình hình đời
sống người dân thông qua 1000 mẫu bảng hỏi cấu trúc.
4

PGS.TS Bùi Văn Hun, Mơ hình an sinh xã hội: Khung khổ lý thuyết và phác thảo ở Việt Nam

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017


5


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

- Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực Bảo hiểm y tế thơng qua
hình thức tọa đàm, phỏng vấn sâu
- Nghiên cứu các thông tin thứ cấp liên quan.
b/ Kĩ thuật xử lý thông tin:
- Phân tích dữ liệu sẵn có: Thu nhập, nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp cả
trong nước và ngoài nước như sách, tạp chí, các báo cáo tổng hợp của các viện,
trung tâm nghiên cứu và các kết quả điều tra về an sinh XH, bảo hiểm y tế của Tổng
cục Thống kê, số liệu khu vực thành phố.
- Kĩ thuật thống kê: Đối với sử dụng các tư liệu thống kê, hay báo cáo sẵn có,
đề tài tiến hành nhập liệu để tính tốn bằng phần mềm xử lý SPSS.
4.2. CHỌN MẪU
Trong đề tài này, điều tra bằng phiếu hỏi định lượng đối với hộ gia đình là kĩ
thuật thu thập thông tin chủ đạo, kết hợp giữa chọn mẫu điển hình và chọn mẫu
ngẫu nhiên. Địa bàn khảo sát được giới hạn ở 9 quận, huyện; trong đó có 5 quận nội
thành hiện hữu, 3 quận nội thành phát triển và 1 huyện. Tổng mẫu điều tra là 1000
hộ gia đình.
- Bước 1: Chọn 9 quận/huyện theo tiêu chí địa lý, căn cứ trên tỷ lệ % dân
số ở các khu vực địa lý hành chính; đại diện cho các địa bàn phân bố khác nhau ở
thành phố và điển hình cho 3 khu vực có mức độ đơ thị hóa, phát triển kinh tế - xã
hội khác nhau. Cụ thể bao gồm 5 quận nội thành hiện hữu, 3 quận nội thành phát
triển và 1 huyện ngoại thành.
Bảng 1: Tỉ lệ dân cư của các quận,huyện theo ba khu vực của Thành phố
13 Quận nội thành 53,8% dân cư
hiện hữu


Chọn 5/13 quận: Tỷ lệ dân cư của 5
quận này: 20,01%

6 Quận nội thành phát 28,3% dân cư
triển

Chọn 3/6 quận: Tỷ lệ dân cư của 3
quận này: 20,91%

5 Huyện ngoại thành

Chọn 1/5 huyện: Tỷ lệ dân cư của
huyện này: 4,88%

19,8 % dân cư

Ngu n: Cục Thống kê 2015
Đối với khu vực nội thành hiện hữu, chúng tôi chọn 5 quận gồm: Quận 3,
Quận 5, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình. Quận 3, quận Phú Nhuận
và quận 5 đặc trưng cho các quận nội thành cũ, phát triển đã lâu, có trình độ đơ thị
hóa cao, với thành phần dân cư tương đối ổn định, có thời gian gắn bó với địa
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

6


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

phương tương đối cao. Quận Tân Bình và quận Gò Vấp tuy thuộc khu vực nội thành

nhưng mới phát triển trong 20 năm trở lại đây, có tốc độ đơ thị hóa nhanh, thu hút
nhiều người nhập cư từ các tỉnh về lao động.
Đối với khu vực nội thành phát triển, chọn 3 quận gồm: Quận 12, Quận Bình
Tân và Quận Thủ Đức. Ba quận này vừa bao gồm khu dân cư lâu năm vừa bao gồm
một số khu dân cư mới có mức sống rất cao, tương đối khác biệt so với mức sống
chung của thành phố.
Khu vực ngoại thành, chọn 1 huyện là: Huyện Củ Chi.
- Bước 2: Chọn ư ng/xã. Tại mỗi quận huyện, dựa vào tổng quan tình
hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quận và đặc điểm ngành nghề, mức sống; tiếp
tục chọn 1 phường/xã điển hình cho quận hoặc huyện.
* Đối v i khu vực nội thành hiện hữu, chọn 05

ư ng g m:

So với kế hoạch khảo sát theo đề cương ban đầu thì nhóm nghiên cứu có thay
đổi 2 địa bàn do khó khăn trong q trình liên hệ, tổ chức khảo sát, đó là: phường
10 (quận 3) thay cho phường 1 (quận 3) và phường 10 quận 5 thay cho phường 1
(quận 5).
- Phường 10, quận 3 có diện tích 0.15 km2, dân số năm 1999 là 16.211 người,
mật độ dân số đạt 108073 người/km2. Đây là phường trung tâm của quận 3, đa
dạng nhóm nghề nghiệp.
- Phường 1, quận 5 có diện tích 0.31km2, dân số 15.021 người, mật đô dân số
là 48.454 người/km2. Phường nằm ở trung tâm quận, là khu vực tập trung
đông người Hoa sinh sống với các ngành nghề thương mại – dịch vụ.
- Phường 11, quận Gị Vấp có diện tích 1,2198km2 với dân số 35346 người.
Mật độ dân số đạt 28977 người/km2. Đây là địa bàn có tốc độ đơ thị hóa nhanh,
tập trung nhiều thành phần dân cư.
- Phường 17, quận Phú Nhuận có diện tích 0.15km2, dân số là 9713 người với
mật độ dân cư đạt 64753 người/km2; cũng là địa bàn có đơng người Chăm sinh
sống nhất ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Phường 13, quận Tân Bình có diện tích 1,18km2, dân số là 43889 người, mật
độ dân số đạt 37194 người/km2. Đây là một đô thị mới được hình thành, mức
sống của người dân tại phường tương đối ổn định.
* Đối v i khu vực nội thành phát triển, chọn 3 phường gồm:

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

7


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

- Phường Thạnh Xuân, quận 12 có diện tích 9,58 km2 với dân số 12414 người,
mật độ dân cư đạt 1296 người/km2. Đây là khu vực trung tâm về phát triển
kinh tế, xã hội của quận 12.
- Phường Tân Tạo, quận Bình Tân được biết đến với các khu công nghiệp phát
triển, thu hút nhiều công nhân đến làm việc.
- Phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức có diện tích 1,41km2 với dân số 31947
người và mật độ dân số đạt 22657 người/km2. Đây là khu vực trung tâm của
quận với dân cư ổn định.
* Đối với Khu vực ngoại thành, chọn 1 xã:
- Xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi có diện tích 30,77 km2 với dân số 21814
người và đạt mật độ 709 người/km2. Đây là xã thuần nông, đặc biệt phát triển
mạnh về chăn nuôi.
- Bước 3: Chọn 2-3 tổ dân phố điển hình cho đặc điểm phát triển KT-VH-XH của
phường và xã. Tập hợp danh sách hộ dân theo tổ dân phố/khu phố điều tra.
- Bước 4: Chọn ngẫu nhiên mẫu điều tra hộ gia đình căn cứ trên danh sách hộ gia
đình của mỗi tổ dân phố. Để cân đối với tỉ trọng dân số của từng địa bàn, số hộ
được chọn tại mỗi tổ dân phố trong khu vực nội thành là 50 hộ/tổ, còn ở khu vực
ngoại thành là 30 - 35 hộ/xã. Đề tài chọn ngẫu nhiên hộ gia đình trên địa bàn nghiên

cứu, phỏng vấn trực tiếp cá nhân đại diện hộ, có khả năng nhận thức và hiểu biết rõ
về gia đình bằng bảng hỏi cấu trúc. Tổng cộng mẫu điều tra thu thập được là 1000
cá nhân đại diện hộ gia đình, trong đó có 500 hộ ở nội thành hiện hữu, 300 hộ ở nội
thành phát triển và 200 hộ ở ngoại thành. Phiếu hỏi khảo sát chủ yếu thể hiện việc
tham gia BHYT của cá nhân đại diện hộ.
Sơ đồ chọn mẫu:

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

8


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

Thành phố Hồ Chí Minh

Nội thành phát triển

Nội thành hiện hữu

Ngoại thành

300 cá nhân

500 cá nhân

200 cá nhân

Q.3


Q.5

P.10

P.1

Phú
Nhuậ
n

P.17

Tân
Bình

Gị
Vấp

P.13

P.11

Q.12

Bình
Tân

Thạn
h
Xn


Tân
Tạo

Thủ
Đức

Linh
Chiể
u

Củ
Chi

Tân
Phú
Trung

Chọn 2 đến 3 tổ dân
phố điển hình

Chọn ngẫu nhiên
100 hộ gia đình
(30-35 hộ/tổ hoặc xã)

5. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU KHẢO SÁT
Theo cách chọn mẫu ban đầu, số lượng người dân đại diện hộ gia đình, tham gia
khảo sát phân bố đều trên 9 phường/xã. Đại đa số người trả lời là dân tộc Kinh 96,5%, có thời gian sinh sống lâu dài tại TPHCM trong đó: sinh sống từ 10 năm trở
lên - chiếm 57,2%, 32,3% sinh ra tại đây, dưới 10 năm - chiếm 10,4%. Nội thành
hiện hữu có tỉ lệ sinh sống từ 10 năm trở lên nhiều hơn các vùng khác một chút.

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

9


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

Biểu đồ 1: Phân bố mẫu khảo sát của đề tài

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
Tỉ lệ người có hộ khẩu thường trú cao, chiếm 87,6%. Tình trạng hộ khẩu và
thời gian sinh sống lâu là điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng đăng kí mua thẻ
BHYT và có nhiều thơng tin mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh tại TPHCM, góp
phần tác động tích cực đến việc khám chữa bệnh khi có nhu cầu.
Bảng 2. Thời gian sinh sống, phân theo 3 khu vực đô thị
Nội thành hiện
hữu
Số
người
(SN)

Nội thành phát
triển

Ngoại thành
Tổng

%

SN


%

SN

%

Từ khi sinh

143

28,6

85

28,3

96 48,0

324 32,4

Từ 10 năm trở
lên

323

64,6

160


53,3

89 44,5

572 57,2

34

6,8

55

18,3

15

7,5

104 10,4

500

100,0

300

100,0

200 100,0


1000 100,0

Dưới 10 năm
Tổng cộng

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
Về gi i tính và tuổi tác của n ư i trả l i: Tỷ lệ nam giới trong cuộc khảo sát
này chiếm 35,5%, còn nữ giới chiếm 64,5%. Mẫu khảo sát trải rộng trên các nhóm
tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 51 trở lên tương đối nhiều; nhóm thanh niên 18-30 tuổi
chiếm ít nhất. Theo mức tăng dần độ tuổi, người dân có sức khỏe kém hơn và nhu
cầu khám chữa bệnh nhiều hơn. Mẫu khảo sát rơi nhiều vào nhóm người trung niên
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

10


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

và cao niên, có nhu cầu đi khám chữa bệnh cao nên rất thuận lợi cho việc thu thập
các thông tin sử dụng BHYT.
Bảng 3: Độ tuổi của người khảo sát, phân theo giới tính
Giới tính
Nhóm tuổi

Tổng cộng

Nam

Nữ


SN

%

SN

Số mẫu

%

SN

%

%

18 - 30

30

8 ,5

46

7,1

76

7 ,6


31- 40

56

15,8

108

16,7

164

16,4

41- 50

92

25,9

129

20,0

221

22,1

51- 60


76

21,4

188

29,1

264

26,4

61 trở lên

101

28,5

174

27 ,0

275

27,5

Tổng cộng

355


100,0

645

100 ,0

1000

100 ,0

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
- Trình độ học vấn cao nhất của mẫu khảo sát là Trung học phổ thông – chiếm tỉ
lệ 32,8% - cao hơn các nhóm học vấn khác và khơng có trường hợp mù chữ. Trình
độ chun mơn cao nhất là Cao học, chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (6 người – 0,6%). (xem
thêm bảng). Xét trên bình diện chung thì trình độ học vấn của người trả lời chưa cao
(THCS -THPT). Tuy nhiên, theo độ tuổi thì trình độ học vấn của các thế hệ trẻ sau
này cao hơn nhóm thế hệ trước đó.
Bảng 4: Trình độ học vấn, phân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi

Học vấn
cao nhất

Tổng
18 - 30
SN
%

Biết Đọc,
Viết


Tiểu học
THCS
THPT
Trung
cấp
CĐ, ĐH

31 - 40
SN
%

41 - 50
SN
%

51 - 60
SN
%

61
SN

%

SN

2

1.2


6

2.7

9

3.4

29

10.5

10 13,2

23

14,0

28

12,7

46

17,4

68

24,7 175 17,5


17 22,4

70

42,7

91

41,2

90

34,1

56

20,4 324 32,4

28 36,8

42

25,6

72

32,6

93


35,2

93

33,8 328 32,8

2,6

6

3,7

6

2,7

8

3,0

5

1,8

27

2,7

19 25,0


20

12,2

16

7,2

18

6,8

21

7,6

94

9,4

2

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

11

46

%

4.6


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

Cao học
Tổng
cộng

76

100,
0

1

,6

2

,9

16
4

100,0

221

100,0


264

100,0

3

1,1

275

100,0

6

100 100,
0
0

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
Về hôn nhân, đa số mẫu khảo sát đã có vợ/chồng, trong đó nam chiếm tỉ lệ
cao hơn. Tỉ lệ chưa có vợ/chồng ở nam và nữ khơng chênh lệch nhiều. Tuy nhiên,
gia đình khiếm khuyết (tỉ lệ ly thân/ly hơn và đặc biệt góa) ở nữ giới cao hơn nam.
Bảng 5: Tình trạng hơn nhân, theo giới tính.
Giới tính
Hơn nhân

Nam
SN


Chưa có vợ
chồng
có vợ chồng
Ly hơn-ly thân
Góa vợ chồng
Tổng cộng

Nữ
%

SN

%

Tổng cộng
SN
%

36

10,1

76

11,8

112

11,2


296
9
14
355

83,4
2,5
3,9
100,0

457
35
77
645

70,9
5,4
11,9
100,0

753
44
91
1000

75,3
4,4
9,1
100,0


Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
Tình trạng hoạ động: Trong 1000 người khảo sát thì có 577 người đang đi
làm tạo thu nhập với khu vực cá thể chiếm đa số, cụ thể là: 11,3% Nhà nước, 21,1%
tư nhân, 1,6% liên doanh, 1,9% nước ngoài và 64,1% cá thể.
Tỷ lệ thất nghiệp trong mẫu nghiên cứu khá thấp là 1,04%. Tỉ lệ nội trợ, hưu
trí, lao động giản đơn-tự do và làm cơng ăn lương nổi trội hơn các nhóm nghề cịn
lại như l n đạo, quản lý và chủ ơ ở kinh doanh, Tiểu ươn . Cơ cấu mẫu trên
cũng phản ánh tỉ lệ nhóm đối tượng BHYT tự nguyện (theo cách gọi cũ) khá nhiều
(nội trợ, lao động tự do, người cao tuổi). Do vậy, thông tin về nhận thức và hành vi
tham gia BHYT của nhóm này giúp phản ánh trung thực nhất về quy trình tham gia,
lợi ích thu nhận được từ chính sách.
Bảng 6: Tình trạng nghề nghiệp
Tổng cộng
Số n ư i
22
184
58
89
185

Lãnh đạo, quản lý
Làm công ăn lương
Chủ cơ sở kinh doanh nhỏ
Tiểu thương
Lao động đơn giản, tự do
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

12

%

2,2
18,4
5,8
8,9
18,5

,6


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

Nội trợ
Sinh viên
Thất nghiệp
Hưu trí, mất sức
Nơng dân
Khác
Tổng

179
9
14
221
34
5
1000

17,9
,9
1,4

22,1
3,4
,5
100,0

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
Xét riêng nhóm có đi làm, thì lãnh đạo chủ yếu tập trung trong khu vực nhà
nước, liên doanh. Người làm công ăn lương chiếm tỉ lệ khá cao (31,9%) và cũng có
mặt trong hầu hết các khu vực việc làm, ngoại trừ Cá thể. Lao động đơn giản tự do,
tiểu thương và nông dân chủ yếu hoạt động ở khu vực Cá thể.
Quy mơ hộ gia đình là biến số độc lập có tác động khơng ít đến việc tham gia
BHYT, đặc biệt trong bối cảnh quy định mua BHYT theo hộ gia đình hiện nay. Qui
định này có liên quan đến việc huy động chi phí ban đầu của tất cả các thành viên
trong một hộ, đặc biệt là các hộ thu nhập thấp. Số nhân khẩu trung bình mỗi hộ xấp
xỉ 04 người/hộ. Trong đó các trường hợp có 02 đến 04 người chung sống trong một
hộ chiếm phổ biến, khoảng 67%. Các hộ gia đình có từ 7 người chung sống trở lên
chiếm tỉ lệ rất thấp – xấp xỉ 6%.
Bảng 7: Quy mô số nhân khẩu trong một hộ gia đình, phân theo 03 khu vực
03 khu vực đô thị

1 - 2 nhân khẩu
3 nhân khẩu
4 nhân khẩu
5 - 6 nhân khẩu
7 nhân khẩu
Tổng cộng

Tổng cộng

NT hiện hữu


NT phát triển

Ngoại thành

SN

%

SN

%

SN

%

SN

%

166

33,2

100

33,3

41


20,5

307

30,7

91

18,2

69

23,0

42

21,0

202

20,2

118

23,6

75

25,0


55

27,5

248

24,8

87

17,4

46

15,3

51

25,5

184

18,4

38

7,6

10


3,3

11

5,5

59

5,9

500

100,0

300

100,0

200

100,0

1000

100,0

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017


13


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

Đối v i tình trạng sức khỏe, đa số người dân khảo sát trả lời có bệnh trong
02 năm gần đây - chiếm 74,3% và mắc các nhóm bệnh thuộc nhóm bệnh khơng lây
nhiễm như là: Tim mạch, xương khớp, Tiêu hóa, Hơ hấp. Ở độ tuổi tăng dần, tỉ lệ bị
bệnh cũng nhiều hơn. Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm không chỉ gây nên
gánh nặng về bệnh tật và kinh tế cho cả bản thân bệnh nhân và gia đình mà cịn tạo
nên gánh nặng cho hệ thống y tế cũng như toàn xã hội.
Bảng 8: Tình trạng bệnh trong 02 năm gần đây, theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
18-30

31-40

41-50

Tổng cộng
51-60

61

Số
mẫu

%


SN

%

SN

%

SN

%

SN

%

SN

%



40

52,6

100

61,0


153

69,2

199

75,4

251

91,3

743

74,3

Ko

36

47,4

64

39,0

68

30,8


65

24,6

24

8,7

257

25,7

76

100,0

164

100,0

221

100,0

264

100,0

275


100,0

1000

100,0

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
Tỉ lệ bị bệnh không cách biệt giữa 03 vùng đô thị, dao động từ 71% - 78%.
Bệnh tật nhiều nhất ở nhóm nơng dân, hưu trí và ít nhất ở nhóm tiểu thương. Sự so
sánh này chỉ mang tính tham khảo vì như trên đã mơ tả, cơ cấu tuổi của mẫu khảo
sát lệch nhiều về nhóm trung niên – cao tuổi, phản ánh chỉ số sức khỏe đặc thù cho
độ tuổi. Và đa phần các nhóm nghề lãnh đạo, nơng dân và nội trợ rơi vào nhóm tuổi
này.
Bảng 9: Tình trạng bệnh trong 02 năm gần đây, theo 03 vùng đơ thị
NT hiện hữu
SN
%

Khơng

Tổng

NT phát triển
SN
%

Ngoại thành
SN
%


Tổng cộng

372

74,4

214

71,3

157

78,5

743

74,3

128

25,6

86

28,7

43

21,5


257

25,7

500

100,0

300

100,0

200

100,0 1000

100,0

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
Theo thống kê, tần suất sử dụng thẻ của nhóm hưu trí, chính sách có cơng,
bảo trợ xã hội là: 6,09 lần/thẻ/năm, tăng 3,39% so với năm 2010; của nhóm tham
gia BHYT tự nguyện là 7,37 lần; tăng 12,43% so với năm 2010.
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

14


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

Tần suất sử dụng thẻ của các nhóm nói trên cao kéo theo chi phí bình qn

tính trên một thẻ BHYT cũng rất cao. Cụ thể, chi phí bình quận tính trên một thẻ
của n óm ưu , chính sách có cơng, bảo trợ xã hội là 3.070.180 đồng, cao gấp 4,1
lần so với số tiền đóng, tăng 23,75% so với năm 2010; của nhóm BHYT tự nguyện
là 2.195.981 đồng, cao gấp 7,2 lần so với số tiền đóng BHYT, tăng 24,70% so với
năm 2010.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nhóm nghề nghiệp có bị bệnh trong 02 năm gần đây

Ngu n: Kết quả khảo sát củ đề tài, 2016
-Tham gia chính sách bảo hiểm y tế: 74,2% người dân có tham gia Bảo hiểm y
tế (bao gồm trường hợp đang chờ cấp lại thẻ mới tại thời điểm khảo sát), gọi tắt là
có thẻ BHYT. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là thẻ BHYT hộ gia đình (53,2%), tiếp
đến là đối tượng CBCC, VC, Người lao động và hưu trí. Các đối tượng BHYT khác
chiếm tỉ lệ khá thấp trong mẫu: sinh viên, bảo trợ xã hội XH, Người có cơng, Trợ
cấp tuất hàng thàng...
Như vậy, mẫu người dân khảo sát có tỉ lệ nữ giới cao hơn nam giới, chiếm đa số
ở nhóm tuổi trung niên, sinh sống lâu dài tại TPHCM, có hộ khẩu thường trú. Quy
mơ hộ gia đình 04 người/hộ, trên 70% có mắc bệnh trong 02 năm gần đây. Trình độ
học vấn của mẫu đạt mức trung bình, tập trung đơng đảo các nhóm nghề nội trợ,
hưu trí, lao động giản đơn-tự do và làm công ăn lương. Đặc điểm mẫu khảo sát trên
chưa bao quát toàn diện hết các tầng lớp dân cư và nghề nghiệp tại TPHCM thông
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

15


Hệ thống an sinh xã hội ở TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (thông qua việc thực hiện bảo hiểm y tế)

qua cơ cấu tỉ lệ nhóm nghề nghiệp tập trung nhiều vào nhóm hưu trí, cao tuổi; nội
trợ và làm cơng ăn lương. Tuy nhiên, có thể khẳng định 03 nhóm đối tượng này là
nhóm dân số thỏa mãn các đặc tính cung cấp thơng tin thời sự cho nhóm nghiên cứu.

Nhóm hưu trí-cao tuổi đa phần có tần suất sử dụng thẻ BHYT thường xuyên; nhóm
nội trợ là đối tượng chính tham gia vào quy định mua BHYT hộ gia đình đơng đảo
nhất so và nhóm làm công ăn lương (bao gồm: ổn định và bấp bênh, thu nhập thấp
và thu nhập cao) giúp Đề tài có cơ sở so sánh về mức độ tham gia BHYT. Trong
báo cáo năm 2016, tỉ lệ bao phủ BHYT tại TPHCM chưa đến 80%, như vậy tỉ lệ
còn khuyết BHYT cịn lại phải chăng rơi vào các nhóm dân cư "lưn
ng . Loại
trừ nhóm tham gia BHYT bắt buộc thì đối với nhóm tự nguyện, nhà nước hoặc hỗ
trợ 1 phần hoặc hỗ trợ hồn tồn. Tuy nhiên, nhóm dân cư lưng chừng này nằm
ngồi nhóm được Nhà nước hỗ trợ hồn tồn nhưng điều kiện tài chính khơng ổn
định, thất nghiệp và vướng vào 1 số ràng buộc khi tham gia BHYT theo hộ. Tựu
trung, mẫu khảo sát của đề tài chưa bao quát đầy đủ hết các thành phần dân cư tại
TPHCM nhưng đảm bảo cung cấp những thơng tin phản ánh kịp thời tình hình thực
tế thụ hưởng BHYT của người dân TPHCM.

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – tháng 8 năm 2017

16


×