Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính ở thành phố hồ chí minh học viện cán bộ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 172 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ

BÁO CÁO NGHIỆM THU
Đề tài:

HỒN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ quan chủ trì: Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trương Thị Hiền

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2016


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ

BÁO CÁO NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(Ký tên và đóng dấu)

(Ký tên)

Cơ quan quản lý
(Ký tên và đóng dấu)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 12 /2016


XÁC NHẬN CHỈNH SỬA BÁO CÁO
(Theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày12/12/2016)
Tên đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh”.
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trương Thị Hiền
Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

TT

1

Góp ý của Hội đồng
Tính cấp thiết của Phần mở đầu

Chỉnh sửa của chủ nhiệm đề tài

Đã bổ sung chữ “chính” vào dịng
thứ 8

Trang

01

Đã bổ sung và chỉnh lại thành “tăng
quyền tự chủ của chính quyền địa
2

Tính cấp thiết của Phần mở đầu

phương, giảm sự can thiệp của 03
chính quyền trung ương…” vào 2
dòng cuối.
Đã bổ sung thêm các vấn đề về: Bối
cảnh tồn cầu hóa; Bối cảnh phi tập

4

Tính cấp thiết của Phần mở đầu

trung hóa; Bối cảnh quản lý Nhà
nước; Bối cảnh về tình hình tham

02-03

nhũng; Bối cảnh phát triển đơ thị ở
TP.HCM

Mục 3.2.1. Hồn thiện cơ chế
5

quản lý hành chính của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

6

Đã bổ sung, chỉnh sửa thuật ngữ
“chủ yếu” thành “chính”

130

(2) Phân cấp thẩm quyền tổ chức, Bổ sung, thay thế bằng: “a) Phân
nhân sự.
cấp thẩm quyền tổ chức bộ máy và 98
biên chế”


Chỉnh sửa tên địa danh tại mục
2.1.1. Cơ chế quản lý hành chính
7

của chính quyền cấp thành phố :
Sở Lao động, Thương binh và Xã

Đã chỉnh sửa thành Tỉnh Hải
Dương

57


hội Thành phố Hải Phịng
Đã chỉnh sửa, bổ sung “Quy trình
trình ra Hội đồng nhân dân Thành
phố để quyết định, phê duyệt ngày
càng chặt chẽ và dân chủ vì chất
lượng các quyết định và áp lực từ
gánh nặng trách nhiệm nhưng vẫn
8

Chỉnh sửa mục 2.2.2. chương 2

thiếu cơ chế xử lý chun nghiệp 13
trong phân tích thơng tin và kỹ
thuật ra quyết định (chưa có đội ngũ
đại biểu chuyên trách, bộ phận tham
mưu chuyên sâu, đặc biệt là liên
quan đến thông tin, xử lý thông tin
và công nghệ tin học…)”.
Đã chỉnh sửa thành “- Sau một thời
gian hợp lý (3 đến 5 năm), cần

9

Chỉnh sửa điểm c khoản 2 mục nhanh chóng có báo cáo tổng kết thi
3.2.4

hành Luật Tổ chức chính quyền địa

23


phương, các chế độ, chính sách
mới”.

10

Đề nghị thêm kết luận các chương

Đã bổ sung thêm phần tiểu kết
chương 1, chương 2, chương 3

Đề nghị nhận diện những thách Đã bổ sung phần nhận diện những
11

thức của vấn đề quản lý hành thách thức lồng ghép trong tiểu kết 113-114
chính ở thành phố Hồ Chí Minh

chương 2


Phân tích bất cập của Luật Tổ
12

chức chính quyền địa phương so
với thực tế

Đã lồng ghép phân tích trong 3
chương, đặc biệt ở chương 2

Đề nghị phân tích thêm các yếu

tố tác động: Tác động của sự
phân công các cơ quan chức
năng đến cơ chế vận hành của
quản lý hành chính; Tác động
của

sự

phân

ương/Thành
13

cấp
phố,

(Trung
Thành

Đã đưa vào phần kết luận chương 2

phố/Quận, Huyện, Phường, Xã

để phân tích thêm theo các ý của 113

...) đến cơ chế quản lý hành

Hội đồng.

chính; Tác động của nguồn lực,

tài chính và con người đến cơ
chế quản lý hành chính; Tác
động của cơ chế phối hợp
ngành, ..... đến cơ chế quản lý
hành chính.

Đề nghị chỉnh sửa (trừ Thành
13

phố Hồ Chí Minh)…” vì chưa
chính xác, gồm các tỉnh, thành
khác nữa.

Đã chỉnh sửa, bổ sung thêm: “các
tỉnh, thành khác được thí điểm
khơng tổ chức HĐND huyện, quận,

43

phường”

Đề nghị làm rõ nét những bất
cập của Luật Tổ chức chính
14

quyền địa phương năm 2015 đối
với những qui định về chính
quyền đơ thị.

Đã phân tích làm rõ thêm


44-45


Đề nghị xem lại vấn đề: có sự
mâu thuẫn trong nhận định và
đề xuất về việc thành lập sở
quản lý đa ngành, cụ thể tại mục
15

2.1.1 chương II đề tài cho rằng
việc “tách Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thành 2 sở nên linh
động hơn”, tuy nhiên trong phần
kiến nghị lại đề xuất nguyên tắc
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực

16

các sở ngành khơng có liên quan
trong các lĩnh vực thì khơng nhập
chung, tuy nhiên, các sở ngành có
sự liên quan như: kiến trúc, xây
dựng, đất đai, giao thông thì có thể
xây dựng thành 2 phương án: (1)

Phần

kiến


nghị

thành lập sở đa ngành, đa lĩnh vực;
(2) xây dựng cơ chế liên thơng về
thủ tục hành chính để tạo thuận tiện
cho tổ chức, cá nhân.

Đề nghị kiểm tra, chỉnh sửa lỗi
chính tả, câu chữ

Đã có sự xem xét chỉnh sửa theo ý:

Đã thực hiện

Toàn bộ đề
tài

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

PGS.TS Trương Thị Hiền
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2

PGS. TS Phan Xuân Biên

TS. Trần Trọng Đức


ThS. Ung Thị Xuân Hương


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU
Họ và tên
(Học vị và chức danh KH)

TT
1

Trương Thị Hiền
PGS.TS Kinh tế

2

Phan Hải Hồ
Tiến sỹ Hành chính cơng; Thạc sỹ Luật.

4

Vũ Thế Truyền
Thạc sỹ Tâm lý học

5

Công Thị Phương Nga
Thạc sĩ Triết học

6


Lê Tùng
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

7

Trần Văn Bảy
Thạc sĩ Luật học


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định “Hoàn thiện mơ hình
tổ chức chính quyền địa phương phù hợp đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định”. Luật Tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015 ra đời, Thành phố Hồ Chí Minh phải quản lý hành chính theo mơ hình
truyền thống (chính quyền 3 cấp cùng có HĐND và UBND; đơ thị và nơng thơn đều
có chung mơ hình quản lý, cách thức quản lý, chưa có sự phân biệt về tổ chức bộ máy,
về chức năng nhiệm vụ, về chế độ, chính sách…) nên hiệu quả khơng đạt được như
mong muốn. Do vậy, cần nghiên cứu về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn cơ chế quản
lý hành chính đơ thị, cơ chế tương thích với mơ hình chính quyền đơ thị đặc biệt trực
thuộc Trung ương.
Nghiên cứu cơ chế quản lý hành chính đơ thị là làm rõ các vấn đề lý luận, theo
đó vận dụng để nghiên cứu thực tiễn Thành phố thời gian trước và sau khi Luật Tổ
chức chính quyền địa phương được triển khai. Rõ ràng là cơ chế quản lý hành chính
của Thành phố lại theo kiểu truyền thống, nghĩa là 3 cấp có HĐND nên UBND muốn
làm gì phải chờ HĐND quyết nghị; sự phân cấp, phân quyền của Trung ương cho
Thành phố chỉ mới là quy định chung, chưa có quy định cụ thể nên khơng thể áp dụng
và thực tiễn; chưa có sự trao quyền trên các lĩnh vực quan trọng như: thu chi ngân
sách, dự án đầu tư, xử lý vi phạm hành chính, nhân sự, chế độ, chính sách… Chính
những điều này tạo thành “vịng kim cơ” cho cơ chế quản lý hành chính mà Thành phố
vẫn chưa có được những đột phá.

Từ đó, có thể rút ra một số luận cứ: sự phân cấp, phân quyền khơng đồng nghĩa
với trách nhiệm một chiều, chính quyền đơ thị cần có quyền tự quyết độc lập; phải
tăng cường quyền tự quản của chính quyền đơ thị, giảm thiểu sự can thiệp của chính
quyền Trung ương; mỗi đô thị là một chỉnh thể kinh tế - xã hội thống nhất, khơng thể
chia cắt nên địi hỏi cơ chế quản lý hành chính phải mang tính tập trung thống nhất.


SUMMARY OF RESEARCH CONTENTS
Congress documents XIIth National Party has identified "Improving
organizational model appropriate local authority characteristics of rural and
urban areas, islands, administrative units - Special Economic statutory". Law on
Organization of the local government launched in 2015, Ho Chi Minh City
administration should follow the traditional model (3 levels of government along
with Council and Committee; urban and rural areas have the same management
model, how to manage, no discrimination on the organizational apparatus, the
functions and duties, the regimes and policies ...) should not be achieved
effectively as desired. Therefore, research is theoretical, legal and practical
mechanisms of urban administration, mechanism compatible with the model of
urban administration in particular centrally.
Research on the mechanism of urban administration is to clarify the
theoretical issues, which apply to practical research City time before and after
the Law on Organization of the local government are deployed. It is clear that
the administrative mechanisms of the City to the traditional, ie 3 levels Councils
should want to do anything to wait Committee's Council resolutions;
decentralization, decentralization of the central government to the City just as a
general rule, no specific regulation should not be applicable and practical; no
empowerment in the important areas such as fiscal, investment projects, handle
administrative violations, personnel, modes and policies ... It is what constitutes
"Her round metallic" for administrative mechanisms that City still no
breakthroughs.

From there, we can draw a number of arguments: the decentralization,
decentralization of responsibilities does not mean one-way, urban authorities
should have independent discretion; to strengthen the autonomy of municipal
governments, to minimize the interference of the central government; each
municipality is an economic unit - unified society, inseparably should require
administrative mechanisms have to be centralized and unified.


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài (lý do thực hiện đề tài) ........................................ 1
2. Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc ......................................... 6
3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài ............................................................... 11
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 12
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 13
6. Những đóng góp khoa học, ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài ......... 13
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Ở ĐƠ
THỊ ...................................................................................................................... 17
1.1. Khái qt chung về quản lý đơ thị và quản lý hành chính ở đơ thị ......... 17
1.2. Quan niệm về cơ chế quản lý hành chính ................................................ 19
1.3. Những đặc trƣng của cơ chế quản lý hành chính ..................................... 23
1.4. Vai trị của cơ chế quản lý hành chính ..................................................... 24
1.5. Các yếu tố bảo đảm thực hiện và các hình thức biểu hiện của cơ chế quản
lý hành chính ................................................................................................... 26
1.6. Cơ chế quản lý hành chính ở địa bàn đơ thị ............................................. 35
1.7. Phân biệt cơ chế quản lý hành chính của chính quyền địa phƣơng theo
luật tổ chức và hoạt động của hđnd và ubnd năm 2003 và luật tổ chức chính
quyền địa phƣơng ............................................................................................ 42
1.8. Cơ sở chính trị và pháp lý cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản

lý hành chính ở thành phố hồ chí minh ........................................................... 45
1.9. Tham khảo, vận dụng kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế quản lý
hành chính ở các đơ thị ................................................................................... 46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 54
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH HIỆN
NAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ............................................................... 55
i


2.1. Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền thành phố........................... 55
2.1.1 Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền cấp thành phố .............. 56
2.1.2. Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền quận, huyện ................ 62
2.1.3. Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền xã, phƣờng, thị trấn .... 67
2.1.4. Nhận xét đánh giá chung về cơ chế quản lý hành chính hiện nay của
thành phố - những hạn chế, bất cập và nguyên nhân .................................. 70
2.2. Mối quan hệ giữa chính quyền thành phố với các cơ quan hƣu quan trong
hoạt động quản lý hành chính ......................................................................... 91
2.2.1 Mối quan hệ với chính quyền Trung ƣơng ........................................ 91
2.2.2. Mối quan hệ với Hội đồng nhân dân Thành phố .............................. 96
2.2.3. Mối quan hệ với tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
Thành viên ................................................................................................. 100
2.2.4. Mối quan hệ công vụ trong nội bộ chính quyền Thành phố ........... 103
2.2.5. Mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính thành phố, quận, huyện với
cơ quan chuyên môn cùng cấp .................................................................. 112
2.2.6. Mối quan hệ của chính quyền Thành phố với các cơ quan khác .... 113
TIỂU KẾT CHƢƠNG ....................................................................................... 114
CHƢƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................... 117
3.1. Những định hƣớng hồn thiện cơ chế quản lý hành chính ở thành phố hồ
chí minh ......................................................................................................... 117

3.1.1 Dự báo những yếu tố ảnh hƣởng đến q trình quản lý hành chính ở
Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới....................................................... 117
3.1.2 Nguyên tắc định hƣớng cho việc xây dựng cơ chế quản lý hành chính
ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 121
3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính ở Thành
phố Hồ Chí Minh........................................................................................... 133
3.2.1 Hồn thiện cơ chế quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh....................................................................................... 133
ii


3.2.2. Hồn thiện cơ chế quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân các quận
và phƣờng nội thành .................................................................................. 149
3.2.3. Hồn thiện cơ chế quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân các
huyện nông thôn và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn .................................... 149
3.2.4. Lộ trình thực hiện và kiến nghị các cơ quan cụ thể ........................ 151
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 153
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 158

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài (lý do thực hiện đề tài)
Quản lý hành chính là lĩnh vực đã được nghiên cứu nhiều trong các đề tài
khoa học, các bài viết, các chuyên đề khoa học quản lý hành chính cơng. Tuy
nhiên, nghiên cứu cơ chế quản lý hành chính với các yêu cầu về lý luận khoa
học, thực tiễn theo mơ hình chính quyền địa phương ở đơ thị tại Luật Tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015 là vấn đề thiết yếu. Theo đó, có thể vận dụng

kết quả nghiên cứu cho công tác quản lý hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh
thời gian tới, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất hồn thiện cơ chế quản lý
hành chính đơ thị cho thành phố nói riêng, các thành phố trực thuộc Trung ương
nói chung.
Về mặt lý luận, ở Việt Nam, quản lý đô thị nói chung và quản lý hành
chính nói riêng cũng đã được nói đến nhiều nhưng vẫn cịn mới mẽ; do vậy thiếu
các cơ sở lý luận để quản lý theo định hướng, thiếu các công cụ và phương pháp
quản lý phù hợp nên chưa có luận cứ khoa học cho việc quản lý đô thị lớn. Đối
với Thành phố Hồ Chí Minh - đơ thị đặc biệt, là trung tâm, đầu tàu kinh tế năng
động nhất nước, sự phát triển và tăng trưởng của Thành phố sẽ ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển và tăng trưởng của cả nước nên cần thiết phải có cơ chế quản
lý cho phù hợp.
Mặt khác, các luận thuyết cơ bản về chính quyền đô thị đã được Thành
phố nghiên cứu và xây dựng thành Đề án chính quyền đơ thị. Tuy nhiên, cho
đến nay Thành phố mới chỉ áp dụng mơ hình thí điểm khơng tổ chức HĐND
quận, huyện, phường nhưng mơ hình này đã kết thúc thí điểm và mơ hình chính
quyền địa phương các cấp được áp dụng theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 thống nhất trong cả nước (mơ hình
UBND có HĐND cùng cấp). Thành phố đã tổ chức bầu cử Quốc hội, HĐND các
cấp từ thành phố - quận, huyện - phường, xã - thị trấn theo Luật định. Do vậy
cho đến nay chưa thể có cơ chế riêng biệt, chưa hình thành được mơ hình quản
1


lý đơ thị với cơ chế quản lý hành chính đặc thù, đó là cơ chế quản lý thống nhất,
chủ động và có tính phối hợp chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay
Thành phố vẫn quản lý cắt khúc, tầng nấc thành nhiều cấp chính quyền, chưa có
cơ chế quản lý được xác định mang tính đặc thù cho đô thị lớn trên 10 triệu dân
mà vẫn là cơ chế “cào bằng” như các tỉnh, thành khác nên quản lý khơng hiệu
quả. Chính vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu trên phương diện lý luận,

đề xuất những luận điểm mới phù hợp với thực tiễn thành phố để có những giải
pháp hồn thiện cơ chế quản lý hành chính trong thời gian tới.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã nhận định (trang
173) “chưa khắc phục được sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ
giữa các thiết chế, làm ảnh hưởng đến sự thống nhất quyền lực Nhà nước và
hiệu quả của hoạt động Nhà nước… Cải cách hành chính cịn chậm, thiếu đồng
bộ, chưa đáp ứng được u cầu; thủ tục hành chính cịn phức tạp, phiền hà, đang
là rào cản lớn đối với việc tạo lập môi trường xã hội, môi trường kinh doanh
lành mạnh, minh bạch, hiệu quả cho sự phát triển. Tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương chậm đổi mới; hiệu lực, hiệu quả ở nhiều nơi chưa
cao… ”
Về mặt thực tiễn, từ 1975 đến nay, hoạt động quản lý hành chính nhà
nước ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra những chuyển biến tích cực về kinh tế,
xã hội, giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội… Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều mặt hạn chế, yếu kém thậm chí kéo dài như hạ tầng kỹ thuật và xã hội,
quản lý quy hoạch, xây dựng, nhà đất, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm … Tất cả các hạn chế, yếu kém nêu trên đều liên quan
đến quản lý hành chính nhà nước của chính quyền Thành phố trong thời gian
qua.
Mặt khác, trong bối cảnh tồn cầu hóa, phi tập trung hóa, Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và các thành phố của Việt Nam nói chung, tốc độ đơ thị hóa
nhanh, phát sinh nhiều hệ lụy về cơng tác quản lý hành chính.Yêu cầu cải cách
hành chính, nâng cao năng lực quản lý, giảm bớt tính tập trung quan liêu bao
2


cấp, gia tăng khả năng phòng, chống tham nhũng của chính quyền các cấp
Thành phố trong q trình đơ thị hóa đặt ra nhiều thách thức cho việc đổi mới cơ
chế tổ chức và hoạt động của chính quyền đơ thị, vừa đảm bảo yêu cầu linh hoạt,
thống nhất, thiết thực trong điều hành, vừa đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của bộ

máy quản lý hành chính của Thành phố. Thành phố phải gánh chịu là hàng loạt
những thách thức về ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông, tệ nạn xã
hội...cần phải xây dựng được cơ chế quản lý hành chính hiệu quả, đặc biệt là
phải đảm bảo tính phù hợp với mơ hình chính quyền địa phương ở đô thị khi
được triển khai trên thực tiễn.
Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
mặc dù đã có một số cải cách nhưng vẫn là những bước nhỏ mang tính thăm dị
khi vừa muốn đổi mới lại vừa muốn ổn định nên chưa có sự thay đổi mạnh mẽ
về cơ chế quản lý hành chính. Đặc thù của Thành phố là một đơ thị có quy mơ
dân số và quy mơ nền kinh tế lớn nhất nước nhưng về đơn vị hành chính lãnh
thổ lại vừa có đơ thị là các quận, phường, thị trấn, vừa có nơng thơn là các
huyện, xã, ấp (huyện Hóc Mơn, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ).
Giả thuyết nghiên cứu là với mơ hình tổ chức chính quyền địa phương
thống nhất trong 63 tỉnh thành cả nước thì tổ chức chính quyền và cơ chế quản
lý hành chính nhà nước ở Đơ thị đặc biệt, tập trung dân cư quy mơ lớn có gì
khác biệt với chính quyền và cơ chế các tỉnh, nhất là các tỉnh nơng nghiệp nơng thơn. Nếu là giống nhau thì điều này sẽ làm hạn chế sự phát triển thành
phố với vai trị, vị trí trung tâm về nhiều mặt của cả nước và của cả Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước, mối quan hệ giữa
các cơ quan, đơn vị trong bộ máy chính quyền đặt ra nhiều vấn đề cần hoàn
thiện để hướng tới một phương án tổ chức chính quyền đơ thị và cơ chế quản lý
hành chính phù hợp. Sự phân quyền không thể được hiểu đồng nghĩa với phân
công trách nhiệm một chiều mà bản thân chính quyền địa phương ở đơ thị cũng
cần có quyền độc lập nhất định, có cơ chế quản lý hành chính đặc thù. Tăng
3


quyền tự quản của chính quyền địa phương, giảm sự can thiệp của chính quyền
trung ương, mỗi đơ thị là một chỉnh thể kinh tế - xã hội thống nhất, ràng buộc
chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, không thể chia cắt nên địi hỏi cơ chế quản lý

hành chính phải mang tính tập trung thống nhất. Tất cả những hạn chế trong
quản lý hành chính hiện nay địi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu đáo, đề xuất
hướng hồn thiện cơ chế quản lý hành chính trong thời gian tới phù hợp với mơ
hình chính quyền đơ thị khi được triển khai.
Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh vẫn quản lý hành chính theo mơ hình
truyền thống về đơ thị và nơng thơn (đơ thị có gì, nơng thơn có nấy về mơ hình
quản lý, cách thức quản lý, chưa có sự phân biệt về tổ chức bộ máy, về chức
năng nhiệm vụ, về cán bộ, công chức…) nên hiệu quả không cao. Yêu cầu thực
tiễn đặt ra là cần phải xây dựng được cơ chế quản lý hành chính theo mơ hình
chính quyền địa phương ở đơ thị, nghĩa là xây dựng được cơ chế quản lý hành
chính tương thích với mơ hình chính quyền tại các đơ thị đặc biệt trực thuộc
trung ương theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, theo đó,
thành phố nên có cơ chế quản lý hành chính cũng mang tính “đặc biệt” cho phù
hợp về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn.
Đặc biệt, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã xác định
(trang 180) “Hồn thiện mơ hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp đặc
điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật
định”. Thời gian gần đây, Lãnh đạo Thành phố vẫn có quan điểm là tiếp tục,
kiên trì kiến nghị Trung ương cho phép thí điểm Đề án chính quyền đơ thị vì
“mơ hình chính quyền địa phương theo đề xuất của TP HCM có 3 điểm khác:
tính tự chủ của chính quyền rất cao, tự chịu trách nhiệm, làm cho chính quyền
có điều kiện phát huy năng lực tiềm năng lợi thế của chính quyền, của Thành
phố”1. Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu kịp thời để bổ sung những vấn đề
thiết yếu phục vụ cho việc tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung và hồn thiện
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm />1

4


Đề án theo hướng tiếp cận mới là: trước mắt Thành phố vẫn có HĐND 3 cấp

nhưng cách thức quản lý mềm dẽo, phù hợp với chính quyền địa phương ở đơ
thị theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Nghiên cứu của Đề tài nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
(1) Cơ chế quản lý hành chính đơ thị là gì? Vai trị và đặc trưng của cơ
chế này? Điểm khác biệt với cơ chế quản lý hành chính nông thôn?
(2) Các điểm khác biệt giữa cơ chế quản lý hành chính của chính quyền
địa phương theo Luật Tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND năm 2003 và
Luật Tổ chức chính quyền địa phương? Những tàn dư nào của cơ chế quản lý
hành chính quan liêu, bao cấp hiện vẫn tồn tại cần phải xem xét, khắc phục?
(3) Cơ chế quản lý hành chính đơ thị muốn hiệu quả thì phải thực hiện tốt
những vấn đề gì (yếu tố cơ bản liên quan, yếu tố định hướng kết quả như mục
tiêu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền đơ thị…)?
(4) Cách thức quản lý hành chính sẽ như thế nào; tổ chức bộ máy hành
chính Thành phố được cấu trúc ra sao; đội ngũ công chức hành chính là ai
(trình độ, năng lực, phẩm chất); mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức
trong hệ thống chính trị như thế nào, với Trung ương và các cơ quan khác trong
bộ máy nhà nước….?
(5) Tính hiệu quả của cơ chế quản lý hành chính đơ thị theo Luật Tổ chức
chính quyền địa phương hiện nay có những điểm nào đề xuất sửa đổi, hồn
thiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh? Cần những giải pháp khắc phục như thế nào, bằng cách thức nào là phù
hợp (rào cản pháp lý, nhận thức, quan điểm, lập trường, mục tiêu, chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền)? Nếu được thay đổi thì có thể mong đợi hiệu quả gì?
(6) Trong thời gian tới, những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến q trình
quản lý hành chính ở Thành phố; dự báo sẽ như thế nào? Việc xây dựng và
hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính ở Thành phố cần những nguyên tắc định
hướng nào? Những giải pháp nào để hồn thiện cơ chế quản lý hành chính đơ
5



thị Thành phố?
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn nêu trên, cần thiết phải
có những nghiên cứu mang tính khoa học chun sâu để có những định hướng,
những kiến nghị, đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính đơ thị. Vì thế
việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính ở Thành phố
Hồ Chí Minh” mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước
Từ trước tới nay, có rất nhiều cơng trình của các tác giả trong và ngồi
nước nghiên cứu về quản lý hành chính cơng, về chính quyền đơ thị, cụ thể có
thể kế đến các cơng trình nghiên cứu cơ bản như sau:
2.1. Cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
Thứ nhất, hiện nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề chính quyền
đơ thị như: Một số vấn đề xây dựng chính quyền đơ thị từ thực tiễn thành phố
Hồ Chí Minh do PGS.TS. Phan Xuân Biên (Chủ biên), 2007, Nxb. Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh đã nêu những vấn đề về lý luận, kinh nghiệm thực tiễn
của các nước trên thế giới, những bài học rút ra từ thực tiễn vận hành của chính
quyền thành phố hiện nay, những ý tưởng và gợi ý về việc xây dựng mơ hình
chính quyền đơ thị hiện đại cho TP HCM; Đề xuất các phương án thí điểm mơ
hình quản lý đơ thị ở thành phố Hồ Chí Minh, Diệp Văn Sơn - Tạp chí Nhà nước
số 3/2006 đã đề xuất 4 phương án khác nhau về mơ hình chính quyền đơ thị tại
TP HCM và khẳng định q trình chuyển đổi tổ chức bộ máy chính quyền thành
phố phải có bước đi qua nhiều giai đoạn; lộ trình dài ngắn tùy thuộc và khung
pháp lý và cơ chế vận hành; trình độ của đội ngũ cơng chức; Nâng cao năng lực
chính quyền đơ thị đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, TS. Dương
Quang Trung - Tạp chí Quản lý nhà nước, số 154 (tháng 11/2008) đã đề xuất
giải pháp cải cách thể chế tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền đô thị,
tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong bộ máy chính
quyền đơ thị theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, năng lực chuyên môn cao; đổi

6



mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước cấp trên đối
với chính quyền đơ thị; Mơ hình tổ chức chính quyền đơ thị khi không tổ chức
Hội đồng nhân dân, TS. Lê Thiên Hương - Tạp chí Quản lý nhà nước, số 163
(8-2009) đề cập tới thực tiễn Việt Nam đang trong quá trình đơ thị hóa nhanh:
mở rộng các độ thị hiện hữu, hình thành nhiều đơ thị mới, hồn thiện mơ hình tổ
chức và hoạt động của chính quyền đơ thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trên lĩnh vực đô thị là một vấn đề cấp
thiết hiện nay; Những bất cập, hạn chế và yêu cầu xây dựng mơ hình chính
quyền đơ thị tại các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay, ThS. Lưu Tiến
Minh - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (234), 2011 đã đề cập đến chủ trương
của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ trong việc nghiên cứu xây dựng chính quyền
đơ thị; những hạn chế, bất cập về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước ở các thành phố trực thuộc trung ương; Những vấn đề đặt ra về tổ chức
chính quyền đơ thị ở thành phố Hồ Chí Minh, Đặng Cơng Luận - Tạp chí Tổ
chức nhà nước số 4/2010 đã khẳng định đô thị càng lớn, phạm vi khối lượng
công việc giải quyết càng nhiều, mức độ phức tạp của công việc càng cao, việc
tuân thủ quy trình, quy chuẩn, quy hoạch, pháp luật càng phải triệt để, chính xác,
kịp thời, vì vậy việc tổ chức bộ máy chính quyền ở một đơ thị lớn như TP HCM
phải tính đến đặc thù riêng trên cơ sở đảm bảo việc quản lý nhà nước tập trung,
thông suốt, nhanh nhạy, có hiệu lực, hiệu quả cao.
Các nghiên cứu này là những lý luận cơ bản về chính quyền đô thị, tạo
thành những bộ khung nghiên cứu cho các vấn đề khác có liên quan như thủ tục
hành chính, cơ cấu bộ máy cụ thể, cách thức quản lý hành chính, những u cầu
xoay quanh chính quyền đơ thị…Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa đưa ra
được cơ chế quản lý hành chính tồn diện và đồng bộ ở một đô thị đặc biệt như
TPHCM.
Thứ hai, đề cập trực tiếp đến các vấn đề của nền hành chính cơng, các cơ
quan hành chính cụ thể, cách thức quản lý và thủ tục hành chính trong mơ hình

chính quyền đơ thị, cụ thể như: Lê Văn Chấn, Mơ hình “một dấu, một cửa”
7


trong các cơ quan nội thuộc chính quyền Tp. Hồ Chí Minh: Xây dựng chính
quyền đơ thị hiện đại, Báo Phát triển kinh tế, Tháng 03/2007; Vũ Văn Nhiêm,
Tham luận: “Đổi mới mơ hình chính quyền đơ thị Tp. Hồ Chí Minh”, Hội nghị
Thơng báo kết quả nghiên cứu Khoa học xã hội Nam bộ 2008, Viện phát triển
bền vững vùng Nam bộ và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.
Hồ Chí Minh tổ chức ngày 6-7/11/2008 (tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh); Tâm lý học quản lý đơ thị từ thực tế thành phố Hồ
Chí Minh, Nxb. TP HCM, Hồ Bá Thâm chủ biên, đã khái luận về quản lý đô thị
và cở sở tâm lý học trong quản lý đô thị với hướng vận dụng ở TP HCM, đặc
điểm tâm lý của người dân trong quản lý đô thị tại TP HCM hiện nay.
Các nghiên cứu này mang tính chuyên sâu các vấn đề cụ thể về chính
quyền đơ thị thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu đưa ra được những ý tưởng về
các công việc cụ thể của mơ hình chính quyền đơ thị TP HCM. Tuy nhiên, các
cơng trình này đều nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về chính quyền đơ thị thành
phố mà chưa có sự gắn kết hay mang tính tổng quát về nền hành chính thành
phố, chưa nghiên cứu chuyên sâu các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý hành
chính đơ thị nên chưa có được cơ sở lý luận và khoa học thực tiễn để hoàn thiện
cơ chế quản lý hành chính cho mơ hình chính quyền địa phương ở đô thị tại
thành phố thời gian tới.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận chung về chính
quyền địa phương. Các nghiên cứu này chú trọng về sự phân cấp quản lý, các
vấn đề chung về chính quyền đơ thị trên cả nước, cụ thể như: Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ: Thiết lập mơ hình tổ chức chính quyền đơ thị, PGS.TS. Phạm
Hồng Thái làm chủ nhiệm (2003) đã khái quát quá trình hình thành đơ thị vai trị
của đơ thị, đưa ra các tiêu chí phân loại đơ thị đang áp dụng ở nước ta; Tác giả
Nguyễn Bảo Ngọc (2006) với cơng trình Đổi mới tổ chức và hoạt động của

chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam đã dựa trên cơ sở nghiên
cứu lý luận về tổ chức và hoạt động của chính quyền đơ thị trực thuộc trung
ương, tập trung phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền đơ thị
8


trực thuộc trung ương ở nước ta với ba cấp chính quyền: thành phố, quận –
huyện – thị xã, phường – xã – thị trấn; tác giả Đoàn Minh Huấn (2006)“Đổi mới
tổ chức và hoạt động của chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”; tác giả Đỗ Xn Đơng, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài Đổi mới tổ chức bộ máy hành chính đơ thị
trong cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay; Luận án tiến sĩ về
Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay của Phạm Văn Đạt
(2012) đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng những quy định pháp luật về đổi
mới tổ chức chính quyền đơ thị ở nước ta hiện nay dưới góc độ Luật Hiến pháp,
các giải pháp tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định pháp luật về đổi
mới tổ chức chính quyền đơ thị ở nước ta hiện nay, nhằm hồn chỉnh hệ thống
pháp luật về mơ hình chính quyền đơ thị hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước của nó.
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu này cơ bản nghiên cứu được các luận cứ
về phân cấp quản lý, về chính quyền địa phương, về một số vấn đề có liên quan
đến chính quyền đơ thị đã được minh định, phân tích, lý giải một cách khoa học.
Tuy nhiên, các cơng trình này chỉ là nghiên cứu chung, các giải pháp chỉ áp
dụng cho mơ hình tổ chức chính quyền theo thứ bậc hành chính thơng thường
như lâu nay, chưa có những luận cứ mới cho việc xây dựng và hoàn thiện quản
lý hành chính theo mơ hình chính quyền địa phương ở đơ thị.
Thứ tư, các cơng trình nghiên cứu có liên quan và học tập kinh nghiệm
nước ngoài, cụ thể như: Tự quản của chính quyền đơ thị nhìn từ kinh nghiệm thế
giới - Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 3/2007 - tác giả Diệp Văn Sơn đã nghiên
cứu về xu thế tự quản đô thị tạo ra sự tự chủ, năng động của đô thị trong việc

bảo đảm cung cấp cho cộng đồng dân cư đô thị một cách tốt nhất, đồng thời phát
huy hết tiềm năng của đơ thị; Về tổ chức chính quyền đơ thị ở Sơun – Hàn Quốc
- tác giả Nguyễn Thị Hoàng (2007) đã đánh giá những kinh nghiệm tổ chức
chính quyền đơ thị và quản lý của Thành phố Sơ - un Hàn Quốc; “Tổ chức chính
quyền địa phương cộng hồ Liên bang Đức” - tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa
9


(2006) đã giới thiệu về bộ máy của nhà nước Cộng hồ Liên bang Đức, đặc biệt
là tổ chức chính quyền địa phương, các vấn đề về tổ chức, công tác quản lí, sự
phân cơng quyền hạn, trách nhiệm của khu, huyện, xã.
Các cơng trình nghiên cứu này chủ yếu về vấn đề xây dựng chính quyền
đơ thị của một số quốc gia dưới góc độ lý luận cơ bản, tính học tập kinh nghiệm
chung. Tuy nhiên, vẫn chưa có các nghiên cứu đánh giá cụ thể để áp dụng cho
việc xây dựng và hồn thiện quản lý hành chính theo mơ hình chính quyền địa
phương ở đơ thị trong thời gian tới.
2.2. Cơng trình nghiên cứu của người nước ngoài
Hiện nay, các tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu về các vấn đề có
liên quan đến chính quyền đô thị như: Trends And Processes Of Urbanisation In
India (Xu hướng và q trình đơ thị hóa ở Ấn Độ) của Amitabh Kundu (2011)
đã nghiên cứu các chính sách ứng phó với tăng trưởng dân số, việc làm, tái cấu
trúc mơ hình quản lý, đặc biệt là các thiết chế tài chính ở đơ thị; Japanese Urban
System (Hệ thống đơ thị Nhật Bản) của Yuji Murayama (2000) đã cung cấp cho
người đọc cái nhìn tồn diện về hệ thống đơ thị Nhật Bản, đưa ra các giả thuyết
về các yếu tố liên quan đến sự thay đổi của Nhật Bản như sự phát triển và quá
trình suy giảm của hệ thống đô thị Nhật Bản, việc tăng cường các mối quan hệ
giữa các thành phố và các yếu tố liên quan, mở rộng giao lưu kinh tế xã hội với
các đơ thị ở nước ngồi; Urban Management In A European Context (Quản lý
đô thị trong bối cảnh châu Âu) của Irena Bačlija, Urbani Izziv (2011) cho rằng
việc quản lý đô thị cịn thiếu sự đồng thuận, trên cơ sở đó, trình bày một tầm

nhìn mới về phạm vi quản lý đô thị và các công cụ quản lý, đề ra các giải pháp
để sử dụng kỹ năng quản lý đô thị ở đô thị trong liên minh Châu Âu; Urban
Policy In Brazil: Mismatches In The Social Management Of Land Appreciation
(Chính sách đô thị ở Brazil: Sự không tương xứng trong việc quản lý xã hội) của
Paulo Nascimento Neto (2012) chỉ ra rằng hiệu quả thấp và thiếu cơ chế ảnh
hưởng lớn đến lợi ích cơng cộng. Nói chung các cơng trình này nghiên cứu các
phương diện khác nhau, nhưng cụ thể hóa về vấn đề cơ chế quản lý đơ thị cho
10


một hệ thống chính quyền đơ thị thì chưa có nghiên cứu chun sâu, có tính lý
luận và thực tiễn kế thừa, vận dụng cho mơ hình đơ thị như thành phố Hồ Chí
Minh thì chưa có. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã có những luận cứ khoa học
xác đáng về chính quyền đơ thị, làm cơ sở cho Việt Nam nói chung, thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng khung lý luận
về cơ chế quản lý mới theo mơ hình chính quyền đơ thị. Các chun đề này cho
chúng ta có những kế thừa quý báu trong nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù
hợp, hữu ích cho việc hồn thiện cơ chế quản lý hành chính theo mơ hình chính
quyền đô thị thành phố thời gian tới.
Như vậy, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng, quản lý hành
chính đơ thị khác với nơng thơn. Tuy nhiên, xét về cả phương diện lý luận và
thực tiễn áp dụng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào mang tính tồn diện,
đồng bộ và đầy đủ về cơ chế quản lý hành chính của chính quyền đơ thị để áp
dụng cho thành phố thời gian tới. Do vậy, cần có những nghiên cứu kế thừa các
cơng trình nêu trên, đề xuất hồn thiện cơ chế quản lý hành chính phù hợp với
mơ hình chính quyền đơ thị thành phố khi được Trung ương phê duyệt thí điểm
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về mặt quản lý nhà nước nói chung có phạm vi rất rộng như quản lý nhà
nước về kinh tế, quản lý xã hội, quản lý về an ninh quốc phòng…. Đề tài tập

trung nghiên cứu trong phạm vi quản lý hành chính của nhà nước trong một
khơng gian cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một đơ thị lớn nhất
nước với những đặc thù riêng có của thành phố. Do vậy, đối tượng nghiên cứu
của đề tài là cơ chế quản lý hành chính dựa trên dựa trên 2 vấn đề: (1) các yếu tố
bảo đảm thực hiện cơ chế quản lý hành chính; (2) các hình thức biểu hiện của cơ
chế quản lý hành chính. Tuy nhiên, đối tượng này lại có tính đặc thù đó là áp
dụng trong phạm vi thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh.

11


4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài xác định mục tiêu là có được những luận thuyết khoa học xác đáng
trên cơ sở nhiệm vụ là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý hành
chính đơ thị, cụ thể:
- Về lý luận khoa học và pháp lý: phải làm rõ được khái niệm cơ bản về
cơ chế quản lý hành chính và cơ chế quản lý hành chính đơ thị vì đây là khái
niệm được hiểu chưa chính xác, cần thiết phái có những nghiên cứu chuyên sâu,
tìm ra được khái niệm phù hợp trên cơ sở nghiên cứu các giá trị cốt lõi mang
tính bản chất của khái niệm này. Tìm ra được khái niệm chính xác sẽ là chìa
khóa cho việc nghiên cứu các yếu tố bảo đảm thực hiện và các hình thức biểu
hiện của cơ chế quản lý hành chính đô thị, các quy định của pháp luật hiện hành
về chính quyền địa phương ở đơ thị. Nghiên cứu các yếu tố này sẽ có những kết
luận khoa học trên phương diện hành chính cơng, pháp lý, đặc biệt là làm rõ
được vấn đề: các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
có liên quan đến chính quyền địa phương ở đơ thị đã phù hợp về mặt lý luận
khoa học hay chưa, từ đó có những kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện trong thời gian tới.
- Về mặt thực tiễn: Khi nghiên cứu lý luận và có được khái niệm, các yếu
tố bảo đảm thực hiện và các hình thức biểu hiện của cơ chế quản lý hành chính,

tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá các số liệu thực tiễn để rút ra được các
kết luận như: cơ chế quản lý hành chính ở đơ thị hiện nay tại Thành phố đã phù
hợp chưa, việc triển khai thực hiện theo từng yếu tố cấu thành cơ chế quản lý
hành chính ở đô thị trên thực tiễn đã hiệu quả hay chưa? Nếu chưa phù hợp với
những vấn đề lý luận, cần có những đề xuất các giải pháp để điều chỉnh, bổ
sung, kể cả các quy định pháp luật (chủ yếu là quy định của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015)2.

Khơng thể quy định mang tính chất cào bằng cho 5 thành phố trực thuộc trung ương như hiện nay về
chính quyền địa phương ở đơ thị (kèm theo đó là cơ chế quản lý hành chính đơ thị tương tự nhau là
không phù hợp) – ý kiến riêng của nhóm nghiên cứu.
2

12


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Chủ
nghĩa Mác Lê nin, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đề tài đã
sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu, phương pháp
thống kê kinh tế lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo tác động
của cơ chế và chính sách, lựa chọn mơ hình nghiên cứu, điều tra và khảo sát
thực tế cơ chế quản lý hành chính ở thành phố Hồ Chí Minh, điều tra xã hội học
ý kiến của người dân và cán bộ, cơng chức. Cụ thể:
- Mơ hình nghiên cứu, điều tra và khảo sát thực tế, phương pháp chuyên
gia: đã tiến hành lấy phiếu khảo sát những người dân thành phố, những người có
thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước, tiến hành phỏng vấn sâu một số chun
gia về hành chính để có được những ý kiến xác đáng về cơ chế quản lý hành
chính.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đã sử dụng kết hợp các số liệu khảo
sát, phỏng vấn sâu với các phát biểu của lãnh đạo thành phố, các báo cáo của

thành phố, của trung ương, các quy định của pháp luật với thực tiễn địa phương,
kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước về cơ chế quản lý hành chính… Từ
đó có những nhận xét, đánh giá chính xác về cơ chế quản lý hành chính đơ thị.
- Phương pháp dự báo tác động của cơ chế và chính sách: nhóm nghiên
cứu đã tiến hành thu thập, nhận xét, đánh giá, trên cơ sở đó đưa ra các dự báo về
những yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý hành chính ở thành phố như yếu tố
pháp luật, yếu tố về kinh tế, quy hoạch và phát triển đơ thị, giáo dục, an ninh trật
tự, an tồn xã hội…
- Sử dụng các công cụ công nghệ thông tin như máy tính, các phần mềm
Ecel, Word, SPSS,… để tính tốn, phân tích, tổng hợp và đánh giá, trích xuất dữ
liệu, đảm bảo tính chính xác của các nguồn thơng tin khi xử lý.
6. Những đóng góp khoa học, ý nghĩa thực tiễn và tính mới của đề tài
Để cơ chế quản lý hành chính đơ thị theo mơ hình chính quyền địa
phương ở đơ thị được thực hiện có hiệu quả tại thành phố, có sự thống nhất
13


×