Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Nghề Làm Trang Phục Cải Lương Tuồng Cổ Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.19 MB, 199 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO NGHIỆM THU
(đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

NGHỀ LÀM TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài:

THS. NGUYỄN THỊ TÂM ANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO NGHIỆM THU
(đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)

NGHỀ LÀM TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài:

THS. NGUYỄN THỊ TÂM ANH

Thành viên đề tài:


THS. NGUYỄN NGỌC SANG
THS. NGUYỄN DUY ĐỒI
HỒNG SƠN GIANG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài & tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................. 5
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 6
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 13
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................................ 14
8. Bố cục đề tài ........................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................. 16
1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................................. 16
1.1.1. Văn hóa và Nghệ thuật ........................................................................................................ 16
1.1.2. Cải lương và Cải lương tuồng cổ ........................................................................................ 20
1.1.3. Trang phục và trang phục sân khấu ..................................................................................... 23
1.1.4. Nghề thủ công truyền thống .......................................................................................................... 26
1.2. Khái quát về nghệ thuật sân khấu Cải lương ở Nam Bộ và phân loại Cải lương .. 27
1.2.2. Diễn trình lịch sử sân khấu Cải lương ................................................................................ 27
1.2.3. Phân loại Cải lương ............................................................................................................ 34
1.2.3. Đặc trưng của sân khấu Cải lương ...................................................................................... 35
1.3. Khơng gian văn hóa vùng Nam Bộ với sự phát triển của Cải lương tuồng cổ ............... 37

1.3.1. Khơng gian văn hóa vùng Nam Bộ ..................................................................................... 39
1.3.2. Cải lương trong khơng gian văn hóa nghệ thuật Nam Bộ ................................................. 44
1.3.3. Ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật Nam Bộ đến trang phục Cải lương tuồng cổ ............. 46
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHỀ LÀM TRANG PHỤC
CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ ......................................................................................................... 50
2.1. Lịch sử hình thành, phát triển nghề làm trang phục Cải lương ........................... 50
2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 50
2.1.2. Quá trình phát triển ........................................................................................... 53
2.2. Kỹ thuật chế tác trang phục Cải lương tuồng cổ .............................................................. 55

1


2.2.1. Nguyên liệu và cách làm ..................................................................................................... 55
2.2.2. Quy trình chế tác ................................................................................................................. 56
2.2.3. Sản phẩm ............................................................................................................................. 59
2.3. Đặc điểm trang phục Cải lương .......................................................................................... 63
2.3.1. Trang phục Cải lương tâm lý xã hội ................................................................................... 63
2.3.2. Trang phục Cải lương tuồng cổ ......................................................................................... 63
2.3.3. Trang phục Cải lương hương xa ......................................................................................... 67
2.4. Giá trị của nghề làm trang phục Cải lương ....................................................................... 71
2.4.1. Giá trị lịch sử ...................................................................................................................... 72
2.4.2. Giá trị văn hóa ..................................................................................................................... 73
2.4.3. Giá trị nghệ thuật................................................................................................................. 82
2.4.4. Giá trị kinh tế ...................................................................................................................... 89
2.4.5. Giá trị xã hội ....................................................................................................................... 90
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM
TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................... 94
3.1. Thực trạng các cơ sở làm trang phục Cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh 9 4
3.1.1. Hoạt động của các cơ sở trang phục hiện nay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 5

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................................................ 101
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy nghề may trang phục Cải lương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 0 7
3.2.1. Giải pháp cấp thiết (áp dụng phân tích SWOT) ................................................................ 107
3.2.2. Giải pháp về lâu dài ............................................................................................................... 111
3.3. Giải pháp phát triển nghệ thuật sân khấu Cải lương ..................................................... 118
KẾT LUẬN .................................................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................131

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT

NỘI DUNG BẢNG

VỊ TRÍ

1

Bảng 1. Tên gọi trang phục Cải lương tuồng cổ
theo mục đích sử dụng

Chương 2; trang 60

2

Bảng 2. So sánh trang phục tuồng dã sử, tuồng
Tàu và tuồng hương xa


Chương 2; trang 62

3

4
5

6

7
8

9

10
11
12
13

Bảng 3. Bảng so sánh sự giống và khác nhau cơ
bản về trang phục của ba loại hình: Cải lương, Hát
bội, ca kịch Trung Quốc
Bảng 4. Bảng kê màu sắc và họa tiết thường dùng
trong trang phục Cải lương tuồng cổ
Bảng 5. Bảng kê hình mẫu các loại nhân vật trong
Cải lương tuồng cổ
Bảng 6. Thống kê số lượng nghệ nhân làm trang
phục Cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay

Bảng 7. Tính chuyên nghiệp của các cơ sở trang
phục dựa trên sản phẩm
Bảng 8. Tính linh hoạt của các cơ sở trang phục
Cải lương tuồng cổ
Bảng 9. Đánh giá tình trạng phát triển nghề tại các
cơ sở trang phục Cải lương tuồng cổ trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 10. Các đồn nghệ thuật tuồng cổ hoạt động
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 11. Sự biến đổi trong cách làm trang phục
Cải lương
Bảng 12. Phương hướng bảo tồn và phát huy nghề
theo mơ hình phân tích SWOT
Bảng 13. Bảng kiến nghị phong tặng danh hiệu
nghệ nhân ưu tú

3

Chương 2; trang 74

Chương 2; trang 84
Chương 2; trang 88

Chương 3; trang 95

Chương 3; trang 96
Chương 3; trang 98

Chương 3; trang 99


Chương 3; trang 102
Chương 3; trang 106
Chương 3; trang 109
Chương 3; trang 113


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài & tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là kinh đô của nghệ thuật Cải
lương. Nơi đây đã và đang lưu giữ những giá trị cốt lõi, tinh hoa văn hóa mà loại hình
nghệ thuật này sở hữu. Đó là những thầy đờn chuyên đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ
thành công trên sân khấu; những nghệ sĩ Cải lương nổi tiếng; tín ngưỡng thờ Tổ nghề
Cải lương và nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ… Tất cả các yếu tố trên cấu
thành giá trị văn hóa đặc trưng của nghệ thuật Cải lương. Trong đó trang phục là
phương tiện phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bàn về Cải lương, trong những thập niên gần đây, khi nhiều loại hình nghệ
thuật mới ra đời cùng với sự du nhập từ nước ngoài như: nhạc trẻ, hiphop, pop, rock,
dance sport, các dòng nhạc thị trường…, nghệ thuật sân khấu cổ truyền của dân tộc
Việt Nam mất dần ưu thế. Một số loại hình sân khấu như Tuồng, Chèo, Cải lương…
thu hẹp đất diễn và có nguy cơ mai một nếu khơng kịp thời tìm được hướng đi mới.
Theo quan điểm của chúng tôi, Cải lương đang bị nghiệp dư hóa. Tình trạng sử dụng
tùy tiện, sai sót về trang phục đã bóp méo nhận thức của người xem, ảnh hưởng đến thị
hiếu thẩm mỹ khán giả. Đó là chưa kể đến chất lượng nghệ thuật của vở diễn về ca từ,
diễn xuất. Những yếu tố kể trên khiến nghệ thuật sân khấu Cải lương không cạnh tranh
được với các loại hình nghệ thuật mới, tất yếu dẫn đến khủng hoảng và nguy cơ mai
một. Nghiên cứu, phân tích vấn đề trang phục Cải lương là một hướng tiếp cận góp
phần khắc phục, tìm ra ngun nhân sự thoái trào này.
Một vài năm trở lại đây, nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ được phản
ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các bài báo chủ yếu viết về những

người làm trang phục Cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh. Người thiết kế
trang phục là người “thổi hồn” vào vai diễn, giúp nghệ sĩ tự tin đứng trên sân khấu,
nhất là các vở Cải lương tuồng cổ. Đồng thời, trang phục là biểu hiện của giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần, sự sáng tạo tài hoa của người Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên, các bài báo chỉ dừng ở mức độ thơng tin sơ lược, chưa có sự nghiên cứu cụ
thể dựa trên bình diện văn hóa, kinh tế - xã hội và những tác động từ những người làm
4


nghệ thuật. Do vậy, nghiên cứu nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ sẽ góp phần
trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Cải lương giai đoạn hiện nay.
Nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
thuộc loại hình nào, đủ tiêu chuẩn công nhận là nghề thủ công truyền thống hay
không? Đây là vấn đề phải nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên các văn bản pháp luật của
Nhà nước. Từ đó, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn tồn tại, tránh dẫn đến việc mai
một và mất đi một trong những giá trị văn hóa đặc thù của vùng Nam Bộ.
Nhận thấy ý nghĩa và tính cấp thiết của những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài
“Nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên
cứu mong muốn có những đóng góp khoa học và thực tiễn nhất định khi đề tài hoàn
thành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề sau đây:
-

Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm và giá trị của nghề may trang phục Cải lương
tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh.

-

Nhận định về hiện trạng của nghề làm trang phục Cải lương hiện nay.


-

Đề xuất ra các giải pháp bảo tồn và phát triển nghề.

3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Quá trình hình thành và phát triển sân khấu Cải lương như thế nào? Các điều
kiện hình thành ngơn ngữ sân khấu Cải lương? Vai trị của ngơn ngữ mỹ thuật,
phục trang Cải lương trong một vở diễn?

-

Cải lương tuồng cổ là gì? Vai trò của trang phục trong vở Cải lương tuồng cổ?
Trang phục có tác động như thế nào đến nhận thức của người xem?

-

Nghề làm trang phục Cải lương có phải là nghề truyền thống hay không? (Dựa
trên các tiêu chí nào?) Q trình thành và phát triển nghề? Thực trạng nghề? Số
lượng nghệ nhân?

-

Phương thức hoạt động, đào tạo nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ ra
sao? Giải pháp bảo tồn và phát triển nghề?

5



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ nghiên cứu
dưới góc độ văn hóa học dựa trên các giá trị của trang phục Cải lương tuồng
cổ.
 Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1, 4, 5, Bình Thạnh, Gị
Vấp). Sở dĩ chúng tơi chọn địa bàn này để tìm hiểu vì đây là nơi tập trung các
gia tộc chuyên làm trang phục Cải lương tuồng cổ nổi tiếng, hiện nay vẫn còn
tồn tại và phát triển. (chúng tôi sẽ liên hệ khai thác đối tượng trong khơng gian
vùng văn hóa Nam Bộ)
 Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu thực trạng hiện nay (có liên hệ các giai đoạn
phát triển từ trước đến nay, đặc biệt là sau năm 1975).
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghệ thuật sân khấu Cải lương từ lâu được đặc biệt quan tâm bởi ý nghĩa khoa
học và thực tiễn của nó. Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nghệ thuật
sân khấu Cải lương trên nhiều phương diện.
 Nhóm tư liệu nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu Cải lương
o Trong giai đoạn trước năm 1975, đầu tiên, phải kể đến cuốn Hồi ký 50 năm
mê hát: Cải lương đã 50 tuổi (1968) của tác giả Vương Hồng Sển, viết về sự
ra đời và nguồn gốc của nghệ thuật Cải lương. Tác phẩm đề cập chi tiết đến
những vở tuồng, nghệ sĩ, bầu gánh, gánh hát đầu tiên khi nghệ thuật Cải
lương mới hình thành, tình hình hoạt động của các gánh hát cũng như cuộc
đời và sự nghiệp của một số nghệ sĩ tài danh lúc bấy giờ. Đây là tư liệu
tương đối đầy đủ và chi tiết về lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật
sân khấu Cải lương từ những buổi đầu “cải cách hát ca theo tiến bộ/ lương
truyền tuồng tích sánh văn minh”.
o Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (1970) của tác giả Trần Văn khải ra đời đặt
Cải lương trong mối liên hệ tương quan giữa ba loại hình nghệ thuật chính
yếu: Hát bội, Cải lương và Thoại kịch. Từ đó, tác giả nêu ra những đặc điểm
của sân khấu Cải lương dựa trên lịch sử hình thành, văn học Cải lương, âm

nhạc Cải lương, nhạc khí Cải lương… song song với đặc điểm nghệ thuật
của loại hình Hát bội và Thoại kịch. Đây là nguồn tư liệu quan trọng trong
6


hoạt động nghiên cứu nghệ thuật sân khấu nói chung và sân khấu Cải lương
Nam Bộ nói riêng.
o Tiếp cận nghệ thuật sân khấu Cải lương dưới góc độ khác hơn so với các tác
giả đi trước, Hoàng Như Mai trong cuốn “Sân khấu Cải lương” (1986) phân
tích đặc điểm của sân khấu Cải lương theo bố cục, đề tài và cốt truyện, ca
nhạc, diễn xuất, y phục - trang trí… Theo đó, sự tương tác giữa các yếu tố kể
trên sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả của vở diễn. Đây
là nguồn tư liệu giúp chúng tơi định hình cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu.
o Năm 1989, Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân “Kể chuyện Cải lương” do Lê Thị
Hoàng Mai ghi lại. Hơn nửa thế kỷ gắn bó chìm nổi với sân khấu Cải lương,
hợp tác và học tập với các nghệ sĩ đầu đàn, gặt hái nhiều điều hay, Nghệ sĩ
nhân dân Ba Vân đã “kể” lại chi tiết hầu hết các chặng đường phát triển của
nghệ thuật sân khấu Cải lương. Ơng cũng phân tích, đánh giá đúng đắn
những cái hay, cái đẹp, cái chưa được hay chưa được đẹp của loại hình nghệ
thuật này. Trong đó, ơng phân tích rất cụ thể các thể loại tuồng Cải lương và
sự hình thành cũng như quá trình sáng tạo của thể loại Cải lương cổ trang.
Tư liệu này giúp chúng tơi có thể đi sâu nghiên cứu về trang phục cũng như
nghề làm trang phục Cải lương.
o Tác giả Tuấn Giang, năm 1997 trong cuốn “Ca nhạc và sân khấu Cải
lương” đi sâu phân tích nghệ thuật sân khấu Cải lương trên phương diện lý
luận và nhạc lý sân khấu. Tác giả nghiên cứu chi tiết âm nhạc Cải lương
trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam (1910 -1945), từ việc hình thành ca
nhạc tài tử Cải lương, hình thức carabộ, đến sự hình thành ca nhạc Cải
lương. Tác giả cũng đánh giá, phân tích các mặt phát triển của sân khấu Cải
lương từ 1910 đến năm 1945.

o Năm 2007, Nguyễn Thị Minh Ngọc - Đỗ Hương đặt ra một trăm câu hỏi về
“Sân khấu Cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Cuốn sách trả lời cho
người đọc những vấn đề nổi bật trong lịch sử phát triển của nghệ thuật sân
khấu Cải lương trong không gian văn hóa vùng Nam Bộ nói chung và Sài
Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thời kỳ hồng kim, xu thế thoái
trào của nghệ thuật Cải lương được tác giả đề cập khá chi tiết và chân thực.
7


Từ đó, người đọc có thể nắm bắt được xu hướng phát triển của nghệ thuật
Cải lương, các nhà nghiên cứu có thể định hình giải pháp khắc phục những
khó khăn trong giai đoạn hiện nay đối với loại hình nghệ thuật này.
o Năm 2010, theo chương trình mục tiêu Quốc gia, cơng trình “Điều tra, phát
huy nghệ thuật truyền thống thành phố Hồ Chí Minh: sân khấu Cải
lương”của nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng làm chủ
nhiệm đã nghiệm thu với kết quả khá tốt. Cơng trình góp phần khẳng định
giá trị loại hình Cải lương với tư cách một bộ phận di sản văn hóa phi vật thể
của dân tộc, một thể loại sân khấu truyền thống mang giá trị lịch sử - văn
hóa đặc trưng vùng Nam Bộ.
o Luận án Tiến sĩ nghệ thuật của tác giả Võ Thị Yến (2013) “Nghệ thuật sân
khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý” là cơng
trình hệ thống lại các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến nghệ thuật Cải
lương, môi trường phát triển cũng như diễn trình phát triển của loại hình
nghệ thuật này. Tác động của các phương thức quản lý, những giải pháp đổi
mới phương thức quản lý nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ trong thời
kỳ mới được đào sâu phân tích trong luận án giúp chúng tơi tìm ra giải pháp
phát triển nghề làm trang phục Cải lương dưới sự quản lý của Nhà nước.
o Ngoài các cơng trình nêu trên, có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như:
Sân khấu hơm nay của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (1993); Sân khấu và
thị hiếu người xem của nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Thọ (1994); Đỗ Dũng

trong “Sân khấu Cải lương Nam Bộ” (2003) phân tích tiến trình phát triển
lịch sử sân khấu Cải lương giai đoạn 1918 - 2000.
o Năm 2016, nhà nghiên cứu Huỳnh Cơng Tín đã chủ biên cuốn sách Văn hóa
Cải lương Nam Bộ - Từ đờn ca tài tử đến sân khấu Cải lương, từ lý luận
đến thực tiễn do NXB Văn hóa - Văn nghệ xuất bản dựa trên Hội thảo cùng
tên đã quy tụ nhiều nhà nghiên cứu và người trong nghề với những bài viết
nói về nghệ thuật Cải lương cho đến đờn ca tài tử. Đây là nguồn tham khảo
hữu ích cho chúng tơi.

8


 Nhóm tư liệu đề cập đến trang phục sân khấu Cải lương
o Trong đề tài này, chúng tôi tiếp cận tìm hiểu trang phục Cải lương tuồng cổ
dưới góc độ nó là một bộ phận trong yếu tố ngơn ngữ - loại hình của các
thành tố văn hóa Việt Nam.
o Bản sắc văn hóa Việt Nam là vấn đề vốn được nhiều nhà văn hóa học quan
tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Giáo sư Phan Ngọc với tác
phẩm “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm với tác
phẩm “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Giáo sư Trần Quốc Vượng với
“Cơ sở văn hóa Việt Nam” là những cuốn sách tiêu biểu.
o Trong tác phẩm “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Giáo sư Trần Ngọc
Thêm có cách tiếp cận văn hóa dựa trên việc xác định tọa độ, khơng gian và
chủ thể của văn hóa theo những điểm quan trọng: “văn hóa phải là các giá
trị; những giá trị đó phải do con người sáng tạo; sự sáng tạo đó là cả một q
trình lịch sử; và những giá trị đó phải làm thành một hệ thống chặt chẽ”. Đây
chính là nền tảng q giá giúp chúng tơi nghiên cứu trang phục Cải lương
tuồng cổ dưới góc độ văn hóa học. Trong tác phẩm này, Giáo sư Trần Ngọc
Thêm phân tích quan niệm về mặc và làm đẹp con người, mặc “khơng chỉ
đối phó với mơi trường và làm đẹp, mặc còn mang một ý nghĩa xã hội rất to

lớn”. Trang phục cho thấy địa vị xã hội, nghề nghiệp, quê quán của chủ
nhân. “Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc đã trở
thành biểu tượng của văn hóa dân tộc”. Mặc dù chỉ được đề cập ở khía cạnh
trang phục đời thường, tác giả chưa đánh giá trang phục sân khấu dưới góc
độ văn hóa. Tuy nhiên, cách thức trang phục qua các thời đại và tính linh
hoạt phù hợp với môi trường trong cách mặc của người Việt viết trong tác
phẩm giúp chúng tơi định hình cách tiếp cận vấn đề theo hướng khoa học.
o Trong hoạt động nghiên cứu, cho đến nay hầu như ít có cơng trình viết về
trang phục sân khấu nói chung và trang phục Cải lương tuồng cổ nói riêng.
Tác giả Đồn Thị Tình trong “Những vấn đề trang phục sân khấu truyền
thống (tuồng và chèo)” (1996) đề cập đến vấn đề trang phục trên sân khấu ở
phạm vi tuồng và chèo. Cơng trình tập trung nghiên cứu diễn trình phát triển
trang phục người Việt, trang phục sân khấu tuồng và chèo, những vấn đề
9


mang tính nguyên tắc đối với trang phục trên sân khấu như tính chân thực
lịch sử, tính dân tộc, tính thẩm mỹ, tính hình tượng… Kế thừa kết quả
nghiên cứu của cơng trình, chúng tơi phát triển đề tài nghiên cứu trang phục
Cải lương ở mảng tuồng cổ thông qua nghề làm trang phục.
o Tác giả Hoàng Như Mai trong cuốn “Sân khấu Cải lương” (1986) phân tích
đặc điểm của sân khấu Cải lương theo bố cục, đề tài và cốt truyện, ca nhạc,
diễn xuất, y phục - trang trí… Về trang phục (y phục, y trang, xiêm y) “trong
các vở đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như ngoài đời. Trong các vở đề tài lịch
sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Quốc, phóng tác từ những câu
chuyện, hoặc các vở kịch nước ngồi thì y phục của diễn viên cũng được
chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật”. Tác giả Lê Long
Vân (nghệ sĩ nhân dân Ba Vân) trong cuốn sách “Kể chuyện Cải lương”
(1989) (Lê Thị Hoàng Mai ghi) kể về các gánh hát đầu tiên khai thác thể loại
tuồng Tàu từ những năm 1922 - 1923, “diễn viên mới đội mão, đi hia, mặc

giáp trụ, hóa trang vẽ mặt theo kiểu Quan Cơng, Uất Trì Cung… và có kèn
đồng trống thúc đúng kiểu Tàu thiệt”. Trong quá trình cải cách thành Cải
lương, sân khấu Hát bội thay đổi theo xu hướng “sân khấu bắt đầu có vẽ
tranh sơn thủy làm phông. Lên Chợ Lớn, diễn tại rạp Đồng Khánh, mua áo
mão, giáp bào, mũ mãng theo kiểu của gánh hát Quảng Đơng. Hóa trang,
phục trang theo đồ Quảng Đơng, mắt gà sáng chói”. Trần Văn Khải trong
“Nghệ thuật sân khấu Việt Nam” (1970) cho rằng Cải lương là “lối diễn cho
đủ hạng người xem bởi sự giản dị, dễ hiểu” dựa trên “cách sử dụng ánh sáng
trên nhiều màu sắc tươi đẹp của y trang”. Có thể thấy, bên cạnh nội dung
tuồng tích, diễn xuất của nghệ sĩ, trang phục là thành tố quan trọng góp phần
mang đến thành công cho một vở Cải lương tuồng cổ. Cải lương hấp dẫn
người xem một phần nhờ vào trang phục lộng lẫy, nhiều màu sắc, sang
trọng. Ngoài ra, trang phục cịn phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc,
đặc biệt là các vở Cải lương dã sử Việt Nam.
o Tác giả Tuấn Giang trong cơng trình “Nghệ thuật Cải lương” (2006) nghiên
cứu Cải lương dưới góc độ ngơn ngữ sân khấu từ q trình hình thành, phát
triển đến những đặc điểm cơ bản. Trang phục sân khấu Cải lương được xếp
10


vào loại hình ngơn ngữ mỹ thuật phục trang. “Mỹ thuật phục trang sân khấu
là nghệ thuật phù trợ, góp phần mỹ lệ hóa vở diễn, làm đẹp nhân vật, làm
đẹp sân khấu, giúp công chúng nhận biết thời gian, khơng gian sân khấu”.
Sự hình thành, phát triển của trang phục gắn liền với sự phát triển ngôn ngữ
sân khấu Cải lương. Cơng trình nghiên cứu này hỗ trợ chúng tơi xác định
lịch sử hình thành và phát triển trang phục sân khấu Cải lương, hệ tọa độ văn
hóa để dễ dàng tiếp cận các giá trị văn hóa của trang phục Cải lương tuồng
cổ.
o Năm 2013, tác giả Trần Quang Đức cho ra mắt cơng trình nghiên cứu dài hơi
Ngàn năm áo mũ với nội dung tìm hiểu về lịch sử trang phục Việt Nam giai

đoạn 1009 - 1945. Cơng trình này là nguồn tài liệu hữu ích khơng chỉ cho
chúng tơi mà cịn cho những ai muốn tìm hiểu về trang phục Việt đáp ứng
cho nhiều lĩnh vực nói chung.
o Bên cạnh đó, về đề tài Cải lương cịn có một số cuốn sách, cơng trình nghiên
cứu, bài viết sưu tầm tư liệu và lịch sử, sự phát triển Cải lương, chân dung
nghệ sĩ… Tuy nhiên, đa số chỉ đề cập nhưng chưa nghiên cứu chuyên sâu về
trang phục Cải lương.
 Nhóm tư liệu viết về nghề làm trang phục Cải lương
o Trong hoạt động nghiên cứu hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu về nghề
làm trang phục Cải lương. Các nhà nghiên cứu cũng như độc giả, khán giả
thường ít quan tâm đến nghề. Trong vài năm trở lại đây, khi sân khấu Cải
lương mất dần đất diễn, các vở Cải lương cổ trang dần được thay bằng Cải
lương xã hội, nghề làm trang phục Cải lương lâm vào tình trạng khó khăn trên
nhiều mặt. Hàng loạt các bài viết đánh động nguy cơ mai một nghề ra đời từ
những nhà báo, nghệ sĩ, nghệ nhân tâm huyết với nghệ thuật Cải lương. Tuy
nhiên, các bài viết chỉ dừng ở mức độ thông tin, phỏng vấn nghệ nhân, nghệ sĩ,
chưa được xem là cơng trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thực tiễn.
o Báo Sài Gịn Giải Phóng số ra ngày 15/11/1999, trang 5, có bài viết “65 năm
may trang phục sân khấu Cải lương: Nghệ nhân Tám Trống”. Bàn về nghề làm
trang phục, nghệ nhân Tám Trống (lúc sinh thời) chia sẻ: “Nghề này thấy vậy
chứ không dễ, muốn làm được trước hết phải biết đặc trưng cơ bản của nghệ
11


thuật Cải lương. Trang phục Cải lương mang tính ước lệ, tính khái quát cao,
nhằm khắc họa nhân vật và phân định cấp bậc, giai cấp trong xã hội, vì vậy
phục trang phải phù hợp với từng thành phần nhân vật qua các giai đoạn lịch
sử”. Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải một số bài
báo tập trung viết về nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ. Hiện nay, ở
thành phố Hồ Chí Minh tồn tại một bộ phận nghệ nhân sinh sống bằng nghề

làm trang phục Cải lương tuồng cổ. Báo Giáo dục và Thời đại Online, chuyên
mục Xã hội ngày 22/08/2011 với nhan đề “Trăn trở nghề may trang phục sân
khấu”. Báo Thanh Niên Online, chuyên mục Văn hóa - Nghệ thuật ngày
16/07/2012 với loạt bài “Sài Gòn kỳ nhân, kỳ sự: Những người làm trang phục
tuồng”. Gần đây nhất, Báo điện tử Người Đưa Tin ngày 19/08/2012 có bài viết
“Người giữ gìn nghệ thuật Cải lương tuồng cổ bằng nghề may”… bàn về
những người làm trang phục Cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các nghệ nhân đang cố gắng giữ gìn nghề truyền thống cao quý của cha ông
nhiều đời để lại trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, các bài báo chỉ dừng ở mức
độ thông tin sơ lược về các mốc hình thành nghề, phản ánh hiện trạng, đánh
động nguy cơ mai một, thất truyền nghề. Các tác giả chưa đi sâu phân tích giá
trị văn hóa truyền thống của nghề thơng qua hệ thống các loại trang phục Cải
lương tuồng cổ cũng như cuộc sống nghề.
o Như vậy, trong phạm vi nguồn tài liệu có thể bao quát, đề tài “Nghề làm
trang phục Cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh” là một hướng đi
mới và mang tính chuyên sâu, hệ thống. (nghiên cứu về nghề và việc bảo
tồn nghề).
o Dựa trên nền tảng nghiên cứu từ các sách, luận án, báo kể trên, chúng tôi chọn
cách tiếp cận nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ theo hướng nghiên cứu
các giá trị văn hóa của trang phục, góp phần bảo tồn và phát triển nghề tránh
nguy cơ mai một, “gìn vàng giữ ngọc” Cải lương nói riêng và bản sắc văn hóa
Việt Nam nói chung trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
o Bên cạnh đó, Hội thảo "Cải lương và trang phục Cải lương: thực trạng và giải
pháp bảo tồn" do nhóm nghiên cứu tổ chức tại Trường ĐH Mở thành phố Hồ
Chí Minh nhằm lấy ý kiến đóng góp của giới chuyên môn, giới nghiên cứu và
12


người làm nghề là cơ sở xác tín nhất cho chúng tơi có cái nhìn tập trung và sâu
sát hơn đối với vấn đề nghiên cứu.

6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau để
có được kết quả nghiên cứu tốt nhất. Cụ thể:
o

Phương pháp tiếp cận liên ngành: trong q trình thực hiện đề tài này, chúng
tơi khai thác và kết hợp sử dụng những thành tựu của văn hóa học, nhân học
văn hố, lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, nghệ thuật học… trong việc nghiên
cứu một nghề đặc thù. Trong đó, chủ yếu dựa trên cơ sở chính là của ngành
Văn hóa học.

o

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Những tư liệu mà chúng tơi tìm thấy được
trên các sách, báo, tạp chí về nghệ thuật sân khấu và về ngành văn hóa học
chính là cơ sở khoa học giúp chúng tơi có cách nhìn cơ bản về đối tượng
nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề. Ngồi ra chúng tơi cịn tham khảo cơ sở pháp
lý của Nhà nước trong hoạt động công nhận, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống, nghề truyền thống như Luật Di sản năm 2002 sửa đổi bổ
sung 2010, Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng
thơn, Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công
ước di sản thế giới, được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11
năm 1972; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP tại Khoản 1, Điều 9 và Nghị định số
62/2014/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân
dân, nghệ nhân ưu tú. Từ nguồn tư liệu sẵn có này, giúp chúng tơi nhận biết
được góc độ nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước, từ đó biết cách
chọn lọc và tiếp cận hướng đi mới cho đề tài.


o

Phương pháp nghiên cứu định tính (nghiên cứu thực địa kết hợp với phỏng vấn
sâu): Phương pháp nghiên cứu thực địa là một trong những thao tác tiến hành
thu thập thông tin cấp 1. Thao tác này rất cần thiết để đề tài nghiên cứu có sự
phản ánh chân thực và cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, việc
nghiên cứu thực địa cũng giúp cho người nghiên cứu có sự đối chiếu so sánh
13


với tài liệu sẵn có, từ đó phát hiện và cập nhật những thơng tin mới cho cơng
trình. Để thu thập các thông tin thực tế, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra
phiếu tại các cơ sở làm trang phục Cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí
Minh. Trong q trình điền dã, chúng tơi tiến hành ghi chép kết quả và ghi âm,
ghi hình đối tượng để lưu giữ, làm cơ sở phân tích thơng tin nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia được chúng tơi kết hợp
trong q trình điền dã. Đối tượng chúng tôi tiếp xúc là những nghệ nhân may
trang phục, nghệ sĩ (biểu diễn, sáng tác, thiết kế sân khấu,...) và cả các nhà
quản lý (đoàn Cải lương, ban ngành chức năng) có liên quan trực tiếp đến việc
sáng tạo, phát triển, bảo tồn các giá trị văn hóa trang phục Cải lương. Biên bản
phỏng vấn được ghi nhận và trình bày trong phần phụ lục.
o

Kết hợp tổ chức Hội thảo: thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo chúng tơi có cơ
hội lắng nghe, trao đổi ý kiến với các nghệ nhân, nghệ sĩ và nhà quản lý nhằm
tìm ra hướng ứng dụng thích hợp cho đề tài.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
o Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam trong
văn hóa văn nghệ dưới góc độ phân tích những biến đổi trong phong cách thiết

kế phục trang sân khấu, qua đó tăng cường sự hiểu biết một số lý thuyết về
nghệ thuật, về văn hóa trong Văn hóa học.
o Ý nghĩa thực tiễn: Cơng trình sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị về giá trị
văn hóa Việt Nam, đặc biệt làm nổi bật giá trị và ý nghĩa của trang phục Cải
lương tuồng cổ cũng như nghề làm trang phục này. Từ đó, góp phần xây dựng
nhận thức về văn hóa trang phục trong biểu diễn.
o Địa chỉ ứng dụng:
-

Hội Sân khấu TP. Hồ Chí Minh

-

Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh

-

Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh

-

Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh

-

Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh

14



8. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong Chương 1 chúng tôi tập trung nêu ra các khái niệm, lý thuyết làm nền
tảng trong q trình nghiên cứu đề tài. Đó là các khái niệm về văn hóa, nghệ thuật.
Bên cạnh đó là các khái niệm Cải lương, Cải lương tuồng cổ, trang phục - trang phục
Cải lương tuồng cổ, nghề truyền thống. Chương 1 cũng tập trung khái quát lịch sử
phát triển nghệ thuật Cải lương, phân loại Cải lương, phân tích các đặc trưng của loại
hình nghệ thuật này. Để hồn thiện về cơ sở lý luận, chúng tơi cịn phân tích sự phát
triển của nghệ thuật Cải lương trong khơng gian văn hóa vùng Nam Bộ nhằm thấy
được ảnh hưởng của văn hóa vùng đến trang phục Cải lương tuồng cổ.
Chương 2: QUÁ TRÌNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGHỀ LÀM
TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ
Chương 2 tập trung phân tích các đặc điểm của quy trình thiết kế trang phục theo
hướng: trang phục đội và trang phục mặc. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cịn tìm
hiểu lịch sử của nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ, bao gồm: lịch sử hình thành
và phát triển nghề; Đặc điểm trang phục của các thể loại Cải lương. Phần trọng tâm
của chương 2 đi theo hướng phân tích các giá trị của nghề làm trang phục Cải lương
tuồng cổ.
Chương 3: HIỆN TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ
LÀM TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Chương 3 đề cập đến hiện trạng của nghề làm trang phục Cải lương tuồng cổ
như những thuận lợi, khó khăn của các cơ sở làm trang phục hiện nay. Trọng tâm của
chương 3 là đề xuất các giải pháp dựa trên phân tích ma trận SWOT (dựa trên điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) nhằm góp phần bảo tồn nghề và phát huy giá
trị văn hóa của trang phục Cải lương tuồng cổ. Bên cạnh đó, trong chương 3 chúng tơi
có dành một đề mục tập trung vào việc đề ra hướng đi nhằm phát triển sân khấu Cải
lương nói chung dựa trên việc áp dụng lý thuyết nghiên cứu của Văn hóa đại chúng.


15


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Văn hóa và Nghệ thuật
Văn hóa và Nghệ thuật là hai khái niệm có chung một phạm trù, đó là sản
phẩm lao động sáng tạo của con người. Văn hóa và Nghệ thuật có thể được xem là đặc
trưng để phân biệt tộc người này với tộc người khác. Các tộc người dù lớn hay nhỏ, có
văn hóa khác biệt như thế nào đi chăng nữa, chúng vẫn có những thành tố văn hóa
chung. Đó là thành tố văn hóa tồn cầu. Thành tố này chính là một bộ phận cấu thành
nên nền văn hóa của các tộc người hay nền văn hóa của nhân loại.
Khái niệm Văn hóa được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau và có rất nhiều
định nghĩa về văn hóa. Hiện nay, hầu hết khi người ta nghiên cứu về văn hóa đều cho
rằng văn hóa là sản phẩm mà con người sáng tạo ra từ những buổi đầu lịch sử và tồn
tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, mỗi khái niệm, định nghĩa về văn hóa đều mang các
sắc thái khác nhau về cách nhận định, nhìn nhận về văn hóa.
“Văn hóa”(culture) là khái niệm mang nội hàm rộng, với rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Cho đến nay, đã có hơn bốn trăm định nghĩa về văn hóa”1.
Các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm khác nhau về văn hóa nhưng theo nhận
xét của chúng tơi thì các định nghĩa về văn hóa đều có một nguyên tắc giống nhau, đó
là thừa nhận văn hóa là kết quả sáng tạo của con người. Đồng thời trong khái niệm đó
nghệ thuật ln được nhắc đến. Nghệ thuật là sự thể hiện văn hóa của con người, do
con người sáng tạo nên. Chắc chắn nghệ thuật là sản phẩm của một nhóm người hay
xã hội nào đó và nó có thể phản ánh những đặc điểm cũng như lịch sử văn hóa của
một khu vực, của nhóm người hay cộng đồng người đó.
Nghệ thuật là một trong những sản phẩm được tạo ra từ sáng tạo và trí tưởng
tượng của con người, bởi chủ thể nghệ thuật là con người, cho nên nghệ thuật là thành

tố của văn hóa, được nhắc đến như của Sir Edward Tylor (1832 -1917) cho rằng: “Văn
1

Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa Thơng Tin, Hà Nội, tr.114.

16


hóa hoặc văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, là cái toàn thể phức
hợp bao gồm nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật , đạo đức, pháp luật, phong tục và
các năng lực hoặc tập tục khác do con người thụ đắc với tư cách thành viên của xã
hội”2.
Unesco định nghĩa: “Văn hóa là một phức hệ, tổng hợp các đặc trưng diện mạo
về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng
gia đình, cóm làng, vùng miền, uốc gia, xã hội… Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ
thuật, văn chương mà cịn có cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những
hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng…” hay theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa
là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp
trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.”3 Theo Trần Ngọc Thêm trong
cơng trình Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam - Cái nhìn hệ thống và loại hình thì định
nghĩa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sang tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội”4.
Thưởng thức nghệ thuật là một nhu cầu cơ bản của con người để chiêm ngưỡng
cái đẹp, là một trong những thành tố của văn hóa. Nghệ thuật khơng những chạm đến
chiều kích của cái đẹp mà cịn khơng thể tách khỏi tổng thể của văn hóa. Nghệ thuật là
một trong những thành tố của văn hóa tồn cầu phản ánh nên văn minh của nhân loại.
Trong cộng đồng, nghệ thuật có xu hướng được xem là sự diễn đạt và là sản phẩm của
văn hóa. Điều này có nghĩa là nghệ thuật chứa đựng những giá trị và kinh nghiệm mỹ
học được tạo ra trong quá trình hoạt động của con người. Khi nói về nghệ thuật,

khơng thể tách nó ra khỏi ngữ cảnh của văn hóa vì đối với một tộc người, nghệ thuật
là một thành tố của văn hóa.
Nghệ thuật xuất hiện trong xã hội loài người từ thời nguyên thủy nhưng đến
nay khái niệm về nghệ thuật vẫn chưa được thống nhất. Cho đến tận thế kỷ XVIII,

E.B Tylor (1871): Primitive Culture (Văn hóa Nguyên Thủy), John Murray, Albemarie Street,
London, tr 1.
3
Ngơ Văn Lệ (2004): Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb ĐH QG TP. HCM, tr 314.
4
Trần Ngọc Thêm (2004): Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP.HCM, tr 25.
2

17


“nghệ thuật” vẫn có hàm nghĩa rất rộng, để chỉ việc “vận dụng có hệ thống những tri
thức và kỹ xảo để đạt đến một kết quả mong muốn5.
Trong tác phẩm “Thi Pháp”, Aristote cho rằng nghệ thuật là một hành vi “bắt
chước”. Bản chất con người là hay “bắt chước”, bắt chước khéo léo tạo ra sự thích
thú, tạo ra tài năng và do đó tạo ra nghệ thuật. Tuy nhiên Aristote không coi sự bắt
chước của nghệ thuật là sự sao chép, người nghệ sĩ luôn thêm vào hay bớt đi để làm
cho tác phẩm cao hơn hay tự nhiên. Sự thêm vào hay bớt đi phải được kết hợp với
cách điệu, tiết tấu theo quy luật hài hòa6.
Trong tác phẩm “What is Art?” được Almyer Maude dịch và được nhà xuất
bản MacMillan phát hành tại New York năm 1960, Tolstoy cho rằng nghệ thuật là
một hình thức biểu đạt cảm xúc từng trải của một người cho người khác biết, khiến
cho người nhận cũng bị lây nhiễm các cảm xúc đó và cứ nghĩ mình cũng từng trải qua
những thể nghiệm đó. Cũng theo Tolstoy, để hiểu nghệ thuật một cách đúng đắn,
chúng ta cần từ bỏ thói quen coi nghệ thuật như cộng cụ tạo nên khoái lạc, như hoạt

động nhằm tạo ra cái đẹp, như một tiêu chuẩn khách quan để định ra cái gì đó là nghệ
thuật, cái gì khơng phải là nghệ thuật. Nghệ thuật là một trong những điều kiện của
cuộc sống con người, là một trong những phương thức giao tiếp của con người với
nhau. Nghệ thuật không phải là của riêng một giai cấp nào trong xã hội.
Tương tự, tác giả Lâm Vinh cũng cho rằng “theo nghĩa rộng rãi nhất, nghệ
thuật là một hình thái ý thức xã hội, là một loại hoạt động tinh thần, thực tiễn của con
người, đi theo quy luật của cái đẹp ở trình độ phát triển cao, nhằm phục vụ cho con
người có một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của
con người vươn tới giá trị chân thiện mỹ".7 Do đó, có thể nói nghệ thuật là sở hữu
chung của tất cả mọi người, nó có chức năng phục vụ cho nhu cầu của con người
giống như các lĩnh vực khác trong xã hội.
Phân loại nghệ thuật
Nghệ thuật vốn rất đa dạng, cho nên chúng ta phải phân loại mới có thể nắm rõ
được. Để phân loại nghệ thuật, người ta phải dựa trên những chuẩn mực nhất định của
Phan Thu Hiền (2006): Văn hóa học nghệ thuật như một chuyên ngành của văn hóa học, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, số 10 - tr 9
6
Đỗ Văn Khang (2004): Nghệ thuật học, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr 9
7
Lâm Vinh (2001): Nghệ thuật học, ĐH Sư Phạm TP. HCM, tr 12.
5

18


nó. Các nhà Mỹ học cũng như Triết học từ thời cổ đại đến nay cố gắng xác định bằng
cách giải thích đặc trưng thẩm mĩ của nghệ thuật cũng như bằng con đường so sánh,
phân loại nghệ thuật,.. nhưng do nội hàm của khái niệm Nghệ thuật quá rộng nên cho
đến nay vẫn chưa có cách phân loại nào mang tính tuyệt đối. Qua nghiên cứu, chúng
tơi nhận thấy có một số cơng trình đề cập đến việc phân loại nghệ thuật, chẳng hạn

như tác giả Trần Ngọc Thêm thì chia nghệ thuật ra thành 3 loại hình, đó là nghệ thuật
ngôn từ, nghệ thuật thanh sắc và nghệ thuật hình khối, cịn nhà nghiên cứu Phan Thu
Hiền thì phân chia thành nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật tạo
hình. Theo nhận xét của chúng tơi, mặc dù tên gọi có khác nhau nhưng nội dung
chung quy lại giống nhau. Do vậy, có thể xem như chỉ có ba loại hình nghệ thuật.
Với tiêu chí phân loại trên, nhà nghiên cứu Phan Thu Hiền căn cứ vào nội dung
của loại hình nghệ thuật và cho rằng “nghệ thuật chỉ nghiên cứu nghệ thuật trong
nghĩa hẹp, tức là fine art (được xem như nghệ thuật đích thực, cao quý, nhiệm màu –
real art). Trong phạm vi của Fine Arts lại có thể phân chia thành nghệ thuật ngôn từ
(văn chương), nghệ thuật biểu diễn (nhạc, vũ, kịch), nghệ thuật tạo hình (hội họa, kiến
trúc, điêu khắc)8.
Xét theo cách phân loại trên, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi (Cải lương
tuồng cổ và trang phục Cải lương tuồng cổ) sẽ phù hợp loại hình nghệ thuật biểu diễn.
Nghệ thuật biểu diễn là loại hình nghệ thuật đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân
loại. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Thọ cho rằng “nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật
bao gồm âm nhạc, múa, kịch, điện ảnh… và đặc biệt là diễn xuất của diễn viên – phối
hợp toàn bộ hoặc một số những nhân tố trên để truyền đạt hoặc tạo ra một hoặc
những tâm linh nhận thức nhất định cho con người xem. Nghệ thuật biểu diễn đã có từ
rất sớm trong văn hóa các dân tộc”9. Loại hình nghệ thuật này được thể hiện bằng
ngôn ngữ, bằng diễn xuất và được hỗ trợ bởi các loại nhạc cụ cũng như trang phục
khác nhau. Khi diễn phải có sự tương tác giữa hai đối tượng một cách trực tiếp, đó là
diễn viên và khán giả. Sự tương tác hai chiều này được xem là thành cơng nếu khán
giả có thể cảm nhận được những gì mà người biểu diễn thể hiện.
Phan Thu Hiền (2006): Văn hóa học nghệ thuật như một chuyên ngành của Văn hóa học, Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, số 10 - tr 9.
9
Nguyễn Phan Thọ (2009): Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr
21.
8


19


Mối quan hệ giữa văn hóa và nghệ thuật
Nghệ thuật thường đồng hành với biểu tượng, nghệ thuật là những phương tiện
có hiệu quả diễn đạt cao hơn, sâu sắc hơn, mang ý nghĩa văn hóa tộc người đậm nét
hơn là những giao tiếp thông thường hàng ngày bằng ngôn ngữ. Nghệ thuật không
nhất thiết phải đi kèm với giá trị cao về kinh tế, nhưng nghệ thuật ln có giá trị rất
cao về văn hóa, thậm chí là vơ giá. Nghệ thuật còn được biểu hiện trong những nghi
thức, tín ngưỡng phong tục tập qn, nó bộc lộ những hiểu biết mà người ta gọi là tri
thức. Ý nghĩa của nghệ thuật dưới góc độ này là sự giao tiếp truyền đạt về nghi lễ và
các huyền thoại có liên quan đến nghi lễ đó. Hầu hết những hình tượng nghệ thuật và
biểu tượng cổ xưa đều gắn với tôn giáo nên chúng ta cần quan tâm đến nghi thức, nghi
lễ và huyền thoại về loại hình nghệ thuật đó. Nghệ thuật trở thành phương tiện diễn tả
và tượng trưng cho các ẩn dụ cơ bản của nền văn hóa.
1.1.2. Cải lương và Cải lương tuồng cổ
Cải lương
Về khái niệm Cải lương, xét theo nghĩa từ nguyên, có rất nhiều tài liệu đưa ra
các khái niệm về Cải lương, trong đó có:
Từ điển tiếng Việt định nghĩa Cải lương theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là “sửa
đổi cho tốt hơn”. Cách hiểu thứ hai, Cải lương là “cách diễn tuồng theo lối được sửa
đổi cho hợp, cho hay hơn”10.
Theo ngữ nghĩa Hán – Việt: cải là cải cách, cách tân, cải tiến, v..v,..., lương là
đẹp: Ý nghĩa chung là làm đẹp, cải tiến mới và làm đẹp hơn. Theo Đại từ điển tiếng
Việt: Cải lương là loại hình ca kịch Nam Bộ, bắt nguồn từ nhạc Tài tử dân ca Nam
Bộ. “Cải lương” cũng là từ nói gọn và gọi chung11.
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, đầu thế kỷ XX, nghệ thuật sân khấu phương
Tây thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào Việt Nam. “Cùng với sự xuất hiện như kịch
nói như một loại hình nghệ thuật sân khấu Âu Tây hồn tồn, ở Nam Bộ hình thành
Cải lương như một sản phẩm của trào lưu cải cách nghệ thuật Hát bội theo hướng


Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm (1999): Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, tr.146.
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999): Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội,
tr.240.
10
11

20


bổ sung những yếu tố của sân khấu phương Tây”12.
Tác giả Vương Hồng Sển (1968) trong cuốn Hồi ký 50 năm mê hát: Cải lương
50 tuổi viết "Cải lương có cái sứ mạng cao cả, phô diễn lên sự thật của xã hội,
những trạng thái lầm than của dân đen, để truyền bá những phương pháp cải tổ xã
hội và gieo rắc tinh thần đấu tranh cho dân tộc”13. Cải lương ra đời góp phần “cải
tạo những con người đã bị chủ nghĩa thực dân mới lôi cuốn, lừa gạt xô đẩy và sa
đọa vào tội lỗi”14.
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Dũng thì “Cải lương là một đại từ hay một danh từ
chung theo phương diện xã hội, còn sân khấu cải lương hay nghệ thuật Cải lương là
một cụm danh từ trong địa hạt cải lương. Cải lương xưa kia chỉ có một hình thức là
sân khấu ca kịch, ngày nay theo sự phát triển của khoa học công nghệ nó được phân
chia thành nhiều hình thức: cải lương audio (băng – đĩa tiếng), cải lương video (băng
– đĩa hình), cải lương truyền hình (đài truyền hình), cải lương truyền thanh (đài phát
thanh)…Riêng cụm từ sân khấu cải lương để chỉ cải lương sàn diễn, tức là ca kịch
trên sân khấu. Nghĩa của cải lương là đổi mới, cải cách làm đẹp và sân khấu cải
lương cũng có nghĩa là sự cách tân về sân khấu. Đó là hàm ý rộng, một sự cách tân
trên cơ sở dựa vào yếu tố truyền thống và phát triển theo quy luật hiện đại”15.
Ngay từ buổi bình minh của nó, các nghệ sĩ tiền phong đã ý thức xây dựng hai
câu liễn như một khẩu hiệu cho sự cách tân này:
“CẢI cách hát ca theo tiến bộ

LƯƠNG truyền tuồng tích sánh văn minh”.
Đây là một dấu ấn về thời gian, một sự định hình của sân khấu Cải lương thời
ấy mà gánh Cải lương Tân Thinh đã treo trước rạp từ năm 1920.
Cải lương tuồng cổ
Về thuật ngữ Cải lương tuồng cổ, chúng tơi kế thừa theo phân tích của nhà
nghiên cứu Mai Mỹ Duyên là một thể loại sân khấu đặc biệt, có nội hàm rộng, dùng

Trần Ngọc Thêm (2004): Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, tr.303.
13
Cao Tự Thanh, Hồng Duệ, Hồng Mai (chủ biên) (2007): Sân khấu Cải lương ở Thành Phố Hồ Chí
Minh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.173.
14
Hoàng Như Mai (1986): Sân khấu Cải lương, NXB Tổng hợp Đồng Tháp, tr.34
15
Đỗ Dũng (2003): Sân khấu Cải lương Nam Bộ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr11-12.
12

21


để chỉ chung tất cả những vở diễn có nội dung và hình thức biểu diễn có tính lịch sử
dân tộc (huyền sử, dã sử, chính sử), của Việt Nam hay của Trung Quốc16.
Tiền thân thứ nhất của Cải lương tuồng cổ có thể nói là Cải lương tuồng Tàu.
Trên hành trình của nghệ thuật Cải lương, Cải lương tuồng Tàu đã sớm xuất hiện
ngay từ giai đoạn đầu. Đây là sự xác lập lại của nghệ thuật Hát bội bằng một dạng vẻ
mới, kết hợp tinh hoa cổ-kim (Hát bội-nhạc Tài tử). Tuồng Tàu - đó là loại tuồng Cải
lương phỏng theo các tích, truyện Trung Quốc như Phụng Nghi đình, Hồng Phi Hổ
đầu Châu, Tống tửu Đơn Hùng Tín, Chung Vơ Diệm, Xử bá đao Từ Hải Thọ, Quan
Cơng tẩu mạch thành, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Xử án Bàng Quý Phi, Mạnh

Lệ Quân thoát hài…, xuất hiện cùng thời với tuồng dã sử17.
Tiền thân thứ hai của Cải lương tuồng cổ là Cải lương Hồ quảng – là đứa con
kết hợp 3 dòng máu: Hát bội, Cải lương (Việt Nam) và Việt kịch18 (Quảng Đông). Cải
lương Hồ quảng biểu hiện rõ nét tính dung hợp văn hóa và tinh thần sáng tạo của
người Việt.
Sau giải phóng (1975), nghệ sĩ Cải lương Hồ quảng gặp nhiều khó khăn nhưng
họ vẫn trăn trở với loại hình nghệ thuật dân tộc. Và tên gọi Cải lương tuồng cổ để chỉ
những đoàn kịch hát dân tộc đã được đánh dấu trên văn bản chính thức. Quyết định
thành lập đồn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ (ngày l tháng 9 năm 1975) do nghệ sỹ
Thanh Tòng sáng lập. Theo lời kể của ông: “Hai chữ tuồng cổ sau này ông được biết
là do sự linh động của ông Năm Triều (soạn giả Mai Quân) nghĩ ra đặt cho đoàn để
thay thế hai chữ Hồ quảng, giúp cho số anh em nghệ sĩ Cải lương Hồ quảng như ông,
như Thanh Thế, Bửu Truyện… được tiếp tục hành nghề”19.
Tên gọi Cải lương tuồng cổ đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của
nghệ thuật Cải lương. Ngoài nội dung kịch bản dựa trên những pho truyện Tàu (dựa
trên chính sử, dã sử Trung Hoa), các tác giả đã đi vào khai thác sử Việt. Những câu
chuyện chính sử, dã sử Việt Nam nêu cao vai trò của các bậc anh hùng dân tộc đối với
Nhiều tác giả (2016): Kỷ yếu Hội thảo "Cải lương và trang phục Cải lương: thực trạng và giải
pháp bảo tồn", Trường ĐH Mở TP. HCM.
17
Trần Văn Khải (1970): Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Tủ sách văn học, Nhà sách Khai Trí, Sài
Gịn, 263tr.
18
Loại hình ca kịch chiếm vị trí quan trọng nhất trên sân khấu cổ truyền của Quảng Đông, Quảng Tây
– Trung Quốc nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX
19
Trần Lê Túy Phượng (2012): Dân ca, dân nhạc Việt Nam – Cải lương Hồ quảng,
/>16

22



lịch sử giữ nước và dựng nước được các soạn giả khai thác ngày càng nhiều (sáng tác
hoặc chuyển thể từ tác phẩm văn học hay từ Hát bội, Chèo, Kịch nói…). Qua đó, xây
dựng các hình tượng nghệ thuật trên sân khấu có tính giáo dục cao, như: Nguyễn Huệ
(trong Dưới cờ Tây Sơn), Bùi Thị Xuân (Thanh gươm và nữ tướng), Tô Hiến Thành
(Tô Hiến Thành xử án), Lý Thường Kiệt (Câu thơ yên ngựa)…
Nội dung thay đổi dẫn đến sự thay đổi về hình thức sao cho phù hợp với vở
diễn. Đây không chỉ là chỉ thị của ngành văn hóa lúc bấy giờ mà cịn là tinh thần dân
tộc và ý thức cải tiến nghệ thuật cho phù hợp với bối cảnh mới. Những bản nhạc tiếp
thu từ lối Hát Tiều, Hát Quảng (Việt kịch của Triều Châu và Quảng Đơng) và trích ra
từ các bộ phim cổ trang của Đài Loan (được sử dụng phổ biến trên sân khấu Cải lương
Hồ quảng) đã được thay thế bằng các bản nhạc mới được nhạc sĩ Đức Phú phổ theo
hơi Bắc, hơi Quảng và các bài bản ngắn của nhạc Tài tử - Cải lương. Về vũ đạo, các
nghệ sỹ nghiên cứu các động tác, điệu bộ, chọn lọc giữa lối diễn kết hợp Hát bội và
Cải lương, cách điệu mà khơng khoa trương, hài hịa giữa hai yếu tố cổ truyền và hiện
đại. Có thể nói, Cải lương giống như tính cách con người Nam bộ, ln thống mở,
tiếp nhận cái mới và khơng ngừng cải tiến để phát triển.
1.1.3. Trang phục và trang phục sân khấu
Theo từ điển tiếng Việt, “trang phục là các loại quần áo dùng riêng cho một
ngành, một nghề nào đó; là cách ăn mặc theo lối riêng cho một ngành, một nghề nào
đó”20. Dựa vào mục đích sử dụng, có thể chia trang phục thành hai loại : trang phục
đời thường và trang phục sân khấu.
● “Trang phục đời thường là trang phục xuất phát từ nhu cầu tất yếu trong cuộc
sống của con người, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
loài người, tộc người, quốc gia trong từng thời đại lịch sử” 21. Chức năng của
trang phục đời thường chủ yếu để bảo vệ thân thể con người khỏi bị những tác
động khắc nghiệt của ngoại cảnh như thời tiết, bụi bẩn, nguy hiểm,…Ngồi
ra, trang phục đời thường cịn có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
● “Trang phục sân khấu là trang phục đời thường được nghệ thuật hóa. Trang

phục sân khấu được hình thành từ yêu cầu các tác phẩm sân khấu nhằm đáp
Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm (1999): Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Hóa, tr.1372.
Đồn Thị Tình (1996): Những vấn đề trang phục sân khấu truyền thống (tuồng và chèo), Luận án
phó tiến sĩ nghệ thuật học, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội, tr.14.
20
21

23


×