Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

TIỂU LUẬN: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Tiêu Chí Vàng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.77 KB, 58 trang )












TIỂU LUẬN:

Một số giải pháp góp phần hoàn thiện
chính sách nâng cao chất lượng sản
phẩm ở công ty Tiêu Chí Vàng






Lời mở đầu

Trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay, thông tin kinh doanh đang
được lợi dụng để làm giàu, nhiều nhà sản xuất , các đại lý đã có lúc xem nhẹ những
lợi ích đích thực của người mua hàng, khi cung ứng cho họ những sản phẩm không
đạt chất lượng. “Nếu một món hàng nào mà bạn định mua có mức giá rẻ hơn bình
thường, hãy xem xét kỹ bảng hiệu đã chế tạo ra chúng, để có thể thẩm định uy tín
về chất lượng sản phẩm đó đến đau. Nếu lời mời chào mua hàng quá hoa mỹ, đang
rót vào nhu cầu mua của bạn những lời đường mật, hãy bình tâm lại để xem xét tính


năng đích thực của hàng hoá đó ,cái giá trị tiêu dùng mà bạn phải bỏ đồng tiền
xương máu ra để mua, chứ không phải cái hộp giấy màu đựng món hàng đó”(tạp chí
lao động và công đoàn). Đặc biệt ở thời điểm hiện tại, khi lý thuyết marketing đã
thực sự ra nhập vào đời sống, đã trở thành cứu cánh cho các nhà sản xuất đang cạnh
tranh với nhau quyết liệt để hòng chia rẽ thị trường, chiếm đoạt mức lợi nhuận ngày
một khan hiếm hơn, thì chất lượng sản phẩm từ những người sản xuất, có lúc đã
buộc cơ quan pháp luật phải can thiệp. Vì vậy cần cạnh tranh càng quyết liệt, yêu
cầu nâng cao chất lường sản phẩm, để thoã mãn các nhu cầu tiêu dùng, càng phải
tăng lên. Sự đổ vỡ sự nghiệp kinh doanh cảu nhiều nhà sản xuất, kể cả những hãng
lớn trên thế giới, cũng bắt đầu từ sự đổ vỡ uy tín về chất lượng sản phẩm, tù sự xa
lánh của những người tiêu dùng, khi nhu cầu của họ không được thoả mãn. ”Chất
lượng sản phẩm là chất keo gắn kết người tiêu dùng với các nhà sản xuất, là uy tín
và sự sống còn của các công ty. Người bán không vì cái mà họ đang sản xuất, mà vì
cái mà thị trường đang cần, trong đó trước hết là giá trị sử dụng, và chất lượng của
hàng hoá dịch vụ”(Marketing dịch vụ_ĐHKTQD).Trong phương châm kinh doanh
đó ,hành vi bán hàng của người sản xuất đã không chỉ vì lợi ích của người mua mà
trước hết vì sự sống còn của chính họ.
Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là yêu cầu của tập hợp người tiêu
dùng, không chỉ là sự ngang giá cho đồng tiền mà họ đã quyết định bỏ ra để mua
hàng, mà hơn hết vì chính sự tồn tại để phát triển hay phá sản của doang nghiệp.
Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại công

ty Tiêu Chí Vàng, em đã quyết định chọn đề tài :”Một số giải pháp góp phần hoàn
thiện chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty Tiêu Chí Vàng”.
Chuyên đề tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận được bố cục thành 3
chương:
Chương I:Sản phẩm và chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm trong
Marketing - Mix.
Chương II: Công ty Tiêu Chí Vàng và thực trạng về chính sách nâng cao chất
lượng sản phẩm.

Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách nâng cao chất
lượng sản phẩm ở công ty Tiêu Chí Vàng.

Chương I: sản phẩm và chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm trong
marketing – mix


I. Sản phẩm.
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trên thị trường đều có mục đích
duy nhất là thoả mán các nhu cầu của người tiêu dùng từ đó tìm kiếm lợi nhuận. Có
nghĩa là các sản phẩm làm ra của doanh nghiệp đều được đem bán, trao đổi trên thị
trường. Đây là đặc điểm khác biệt giữa nền kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) với
nền kinh tế thời kỳ bao cấp trước đây. Thời kỳ bao cấp sản phẩm làm ra chỉ thoả
mãn nhu cầu nội bộ hoặc đem phân phối theo yêu cầu Nhà nước, các sản phẩm đó
chưa phải là hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm làm ra của các doanh
nghiệp phải được đem ra thị trường "cân, đo" giá trị của nó, thông qua trao đổi với
các đơn vị giá trị khác, nếu không sản phẩm đó chưa được gọi là hàng hoá.
1. Khái niệm.
"Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ có thể đem chào bán ,
có khả năng thoả mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý,
kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ" (Marketing - ĐH KTQD ).
Với cách định nghĩa đó, sản phẩm không có sự phân biệt với hàng hoá, vì
quan niệm rằng, trong nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm là kết quả của khâu sản
xuất, trước khi đi vào tiêu dùng, đều được trao đổi qua thị trường. Hay nói cách
khác thị trường đã là hàng hoá mọi sản phẩm dịch vụ, đặt các nhu cầu mua, cũng
như những hành vi sản xuất để bán, dưới sự điều tiết khắc nghiệt của các quy luật
kinh tế khách quan của thị trường.
2. Phân loại sản phẩm.
Theo khái niệm trên, sản phẩm hàng hoá được chia thành 2 loại: hàng hoá hữu
hình và hàng hoá vô hình.


2.1. Hàng hóa vô hình.
Hàng hoá vô hình là những lợi ích mà người tiêu dùng có thể nhận được khi
tiêu dùng chúng, nhưng không thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Người ta gọi
chúng là các dịch vụ.
2.2. Hàng hóa hữu hình.
Hàng hoá hữu hình là những hàng hoá tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể
mang ra trao đổi mua bán trên thị trường. Nhưng ngay trong một hàng hoá hữu hình
cũng bao hàm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình.
3. Đơn vị hàng hóa.
Hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng được xác định bằng
các đơn vị hàng hoá. Đơn vị hàng hoá là một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng
bằng các thước đo khác nhau, có giá cả, hình thức bên ngoài và các đặc tính khác
nữa về một sản phẩm hàng hoá. Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó được sắp
xếp theo 3 cấp độ tương xứng với tầm quan trọng của các cấp độ đó:
3.1. Sản phẩm – hàng hóa theo ý tưởng.
Đây là cấp độ cơ bản nhất .Cấp sản phẩm hàng hoá theo ý tưởng có chức năng
cơ bản là trả lời câu hỏi: Về thực chất, sản phẩm và hàng hoá này thoả mãn những
đặc điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuôỉ là gì? Và chính đó là
những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Những lợi ích cơ bản tiềm
ẩn đó có thể thay đổi tuỳ những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá
nhân của các khách hàng, nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định. Điều quan
trọng đối với các doanh nghiệp là phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện
ra những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ.
Chỉ có như vậy họ mới tạo ra những hàng hoá có khả năng thoả mãn đúng và tốt
những lợi ích mà khách hàng mong đợi.

3.2. Sản phẩm - hàng hóa hiện thực.
Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản phẩm hàng hoá.
Những yếu tố đó bao gồm: Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bề

ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc trưng của bao gói. Trong thực tế, khi tìm
mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa vào những yếu tố này. Và cũng nhờ hàng
loạt các yếu tố này nhà sản xuất khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường,
để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phân biệt hàng hoá của hãng này so với
hãng khác.
3.3. Sản phẩm - hàng hóa bổ sung.
Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung
sau khi bán, những điều kiện bảo hành Nhờ các yếu tố này đã tạo ra sự định giá
mức độ hoàn chỉnh khác nhau, trong nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hàng
hay nhãn hiệu cụ thể. Nó góp phần tăng cường sức cạnh tranh của các nhãn hiệu
hàng hoá.
4. ý nghĩa của sản phẩm – hàng hóa.
Dù là hàng hoá hay dịch vụ, nhu cầu tiêu dùng (tức là nhu cầu mua và có khả
năng thanh toán) chỉ xuất hiện khi hàng hoá dịch vụ đó đem lại cho người mua một
hay nhiều lợi ích nào đó. Như vậy những hàng hoá hay dịch vụ mà người kinh
doanh đem bán chỉ là phương tiện truyền tải những lợi ích mà người tiêu dùng chờ
đợi. Những lợi ích đó lại phụ thuộc vào nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng.
Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho các nhà kinh doanh là phải xác định chính xác nhu cầu,
mong muốn và do đó, lợi ích mà người tiêu dùng cần được thoả mãn, để từ đó sản
xuất và cung cấp những hàng hoá và dịch vụ có thể đảm bảo tốt nhất những lợi ích
cho người tiêu dùng.
II. Chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm trong Marketing – Mix.
Trước một quyết định tiêu dùng của người mua, lợi ích của hàng hoá và dịch
vụ mang lại biểu hiện dưới nhiều tiêu thức khác nhau. Song chung qui lại, có thể
lượng hoá lợi ích của hàng hoá và dịch vụ trên 2 mặt chủ yếu: số lượng và chất

lượng. Số lượng là khái niệm của chỉ lượng của sản phẩm mà người tiêu dùng nhận
được khi họ trao đổi mua bán trên thị trường. Số lượng là hình thái hữu hình, là
những hiện vật cụ thể mà con người có thể quan sát trực tiếp. Số lượng cũng là một
nhu cầu cơ bản của loài người vì "con người thích nhiều hơn ít". Nhưng nhu cầu về

số lượng thường nhanh đạt được sự thoả mãn, đặc biệt khi đời sống kinh tế - xã hội
phong phú, thu nhập ngày một tăng cao. Khi nền kinh tế càng phát triển thì con
người có xu hướng chuyển từ yếu tố số lượng sang yếu tố chất lượng. Với càng
nhiều loại sản phẩm như nhau người ta tìm đến yếu tố chất lượng nhiều hơn và cao
hơn. Chất lượng sản phẩm là khái niệm chỉ khả năng thích ứng cao của hàng hoá,
nhằm thoả mãn tốt nhất một hay nhiều mong muốn của người mua chúng. Đây là
yếu tố định tính, thường chỉ thông qua sự tiêu dùng hàng hoá mới nhận thức được
một cách toàn diện và đầy đủ. Hay nói cách khác, chất lượng sản phẩm là cách
hiểu, cách đánh giá của con người bằng kinh nghiệm, bằng nhận thức, băng ước
đoán và mang nhiều đặc tính chủ quan hơn là cách đánh giá và hiểu về số lượng.
1. Khái quát về chất lượng sản phẩm.
Cái còn lại, lưu giữ mãi, những ấn tượng sâu sắc tốt đẹp với người tiêu dùng
về một sản phẩm của doanh nghiệp nào đó là chất lượng sản phẩm. Người tiêu
dùng họ có thể quên kiểu dáng, kích cỡ của hàng hoá, nhưng nhắc đến tên các
hãng sản xuất hay các doanh nghiệp kinh doanh là họ nhớ ngay đến sản phẩm làm
ra với những lời nhận xét mà chỉ chất lượng sản phẩm mới phản ánh được. Làm tan
vỡ trong họ lòng tin về chất lượng một sản phẩm nào đó, cũng tức là loại bỏ hàng
hoá đó khỏi các nhu cầu tiêu dùng, cũng đồng nghĩa với việc đóng cửa sản xuất.
Chất lượng sản phẩm đã là thước đo năng lực cạnh tranh, uy tín và khả năng tồn tại
của một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Bởi vì trong cơ chế thị trường hiện
nay, rất nhiều các doanh nghiệp mới ra đời, rất nhiều các sản phẩm mới đượ làm ra
đa dạng phong phú, sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt khốc liệt. Đặc biệt khi có sự
trợ giúp của khoa học kỹ thuật công nghệ, một mặt giúp cho các doanh nghiệp có cơ
hội thuận lợi hơn để phát triển, một mặt với sự phát triển như vũ bão nó lại đặt các
doanh nghiệp trong những tình thế cạnh tranh mới. Các doanh nghiệp luôn luôn
phải đổi mới mọi mặt, thích nghi trong mọi hoàn cảnh mà thị trường đặt ra cho nó.

Trên thị trường không chỉ có một người sản xuất với một mặt hàng duy nhất của
anh ta. Những người cùng sản xuất loại hàng hoá đó, cũng ngấm ngầm tìm giải
pháp tranh giành khách hàng với đối thủ của mình. Họ cũng thay đổi mẫu mã, hạ

giá bán, mời chào người mua, hứa hẹn những dịch vụ tốt nhất với khách hàng "thị
trường giống như cái sân chơi trên đó các nhà kinh doanh tha hồ thi thố tài lực của
mình. Ai chiếm được nhiều phần sân chơi nhất, sẽ hành động thuận lợi, kinh doanh
phát triển, ngược lại, ai đuối sức hơn, sẽ bị đối thủ cùng chơi lấn át, và kết cục, anh
ta sẽ nhận lấy phần thất bại" (Paul Sammelson - Kinh tế học tập I ).
Về mặt lý thuyết, chất lượng sản phẩm liên quan đến các yếu tố sau:
+ Công nghệ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp trong việc sản xuất sản phẩm.
+ Tay nghề bậc thợ của lao động trực tiếp sản xuất, trình độ chuyên môn của
các nhà quản lý trong việc tổ chức sản xuất.
+ Các quyết định về bao bì, mẫu mã sản phẩm, đóng gói, nhãn hiệu
+ Các quyết định trong việc ưu đãi và quan tâm đến người lao động.
+ Các dịch vụ khác đi kèm để thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Yêu cầu cấp thiết của chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm.
Do đó, để tránh phá sản, để chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng để mở rộng thị
trường tiêu thụ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải bằng mọi biện pháp chạy đua với
nhau, cạnh tranh với nhau. "Nâng cao chất lượng sản phẩm" là một biện pháp,là một
chính sách hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để tăng thêm uy tín, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường. Nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp tồn tại, đứng
vững và vươn lên ở hiện tại mà còn giúp cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển
mở rộng trong tương lai.Chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là phương
châm để duy trì "sự sống" của sản phẩm, cũng là cách duy trì sự sống của doanh
nghiệp. Bởi vì nói như Kono Suke Matsuhita - Chủ tịch tập đoàn điện tử hàng đầu
Nhật Bản :"Nếu cho rằng mọi hàng hoá có linh hồn, thì chất lượng chính là linh hồn
của nó" (Bản lĩnh trong kinh doanh và cuộc sống - NXB chính trị quốc gia
1994).Chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm cần đến nhiều nỗ lực và thái độ
của các nhà sản xuất. Chỉ khi các nhà sản xuất thấy yêu cầu về chất lượng sản phẩm

không phải từ phía người mua, mà từ chính sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, lúc đó chất lượng sản phẩm sẽ là một mục tiêu quan trọng không kém mục
tiêu lợi nhuận. Chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm có thể thực hiện thông qua

hàng loạt các giải pháp, từ khâu định chiến lược kinh doanh, đến việc thuê mua các
yếu tố đầu vào, tổ chức công nghệ sản xuất và cung ứng sản phẩm đến đối tượng
tiêu dùng. Nó đặt ra không chỉ đối với những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, mà
còn là yêu cầu với những nhân viên bán hàng, những người làm dịch vụ phân phối
3. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm bao trùm trên mọi khâu, mọi giai đoạn của quá trình tái
sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, chất lượng sản phẩm, từ muôn thủa luôn là
lợi ích của người tiêu dùng. Nhưng chính nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán
của họ lại trở thành mệnh lệnh và sự quyết định thành bại của các hãng kinh doanh.
Do đó, chính sách "nâng cao chất lượng sản phẩm" là đặt ra với bất cứ doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nào trên thị trường. Nó giúp cho các doanh nghiệp đứng
vững trong cạnh tranh, đánh bại các đối thủ cùng kinh doanh mặt hàng đó và nâng
cao uy tín của doanh nghiệp.Chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể tập
trung vào các vấn đề sau.
3.1.Giải pháp về thiết bị công nghệ.
Khoa học kỹ thuật công nghệ, với sự phát triển như vũ bão đã thổi vào các
doanh nghiệp những luồng sinh khí mới. Nó giúp cho năng suất lao động tăng lên
không ngừng, sản phẩm làm ra ngày một nhiều. Đặc biệt những công nghệ hiện đại
đã tạo ra sản phẩm rất đa dạng phong phú, thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng
và khắt khe của người tiêu dùng. Đầu tư vào việc mua sắm các thiết bị công nghệ
hiện đại cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tăng cường năng lực sản xuất, tăng
cường sức cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm làm ra đảm bảo độ chính xác cao
hơn, có nhiều tính năng hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn, và do đó tạo chỗ đứng
vững chắc trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên khi đầu tư mua sắm các
thiết bị công nghệ mới hiện đại phải chú ý một số điểm sau:

- Các thiết bị mua sắm phải phù hợp với tình hình sản xuất chung của doanh
nghiệp. Có nghĩa là các thiết bị lắp đặt phải hài hoà với đầu vào, đầu ra của doanh
nghiệp. Nguyên nhiên vật liệu phải đảm bảo tối ưu sao cho công suất hoạt động của
máy móc đạt tối đa. Mặt khác, việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất của doanh

nghiệp phải là tốt nhất để thu hồi vốn nhanh, vòng sản xuất của doanh nghiệp không
bị gián đoạn.
- Thiết bị công nghệ được mua phải tương xứng với trình độ hiểu biết và
chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp. Có như vậy họ mới vận hành
máy móc được chính xác, sản phẩm làm ra đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Đáp ứng hai yêu cầu trên thì việc đầu tư công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp sẽ cho kết quả tốt, tránh sự lãng phí vốn sản xuất mà tình hình sản xuất
không được cải thiện.
3.2. Giải pháp về con người.
Nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động trong doanh nghiệp, đây là
yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ máy móc thiết bị dù
hiện đại đến đâu cũng do con người làm ra. Người lao động vận hành máy móc
chính xác mới tạo ra các sản phẩm hoàn thiện, đa tính năng. Bên cạnh đó năng suất
lao động của công nhân phản ánh năng suất lao động của toàn doanh nghiệp trình
độ tay nghề chuyên môn, bậc thợ tay nghề của người lao động quyết định sự thành
bại của doanh nghiệp. Với cùng các yếu tố đầu vào các các yếu tố môi trường như
nhau thì người lao động nào có trình độ hơn sẽ tạo ra được số sản phẩm nhiều hơn
và đẹp bền hơn. Mà trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, với các sản phẩm
cùng loại, sản phẩm nào có sự cải tiến độc đáo, có giá trị sử dụng cao, tức là có các
đặc tính thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng, thì sản phẩm đó sẽ được
người tiêu dùng ưa chuộng, tín dùng. Và vì vậy, sản phẩm đó sẽ tìm được một chỗ
đứng trên thị trường, ngược lại các sản phẩm bị đào thải dần dần. Do đó yêu cầu
nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động là một yêu cầu cấp bách của các
doanh nghiệp. Nâng cao tay nghề bậc thợ cho người lao động cũng là cách nâng cao
chất lượng sản phẩm làm ra cuả doanh nghiệp, cũng là cách để duy trì sự tồn tại và

phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động có thể
thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Doanh nghiệp có thể cử một bộ phận lao động của mình đi học, bồi dưỡng
thêm kiến thức chuyên môn đang công tác, hoặc đào tạo cho họ một lĩnh vực mới,

một chuyên môn mới phù hợp.
- Có thể đào tạo, nâng cao tay nghề tại chỗ: các công nhân có tay nghề bậc
thợ cao trực tiếp hướng dẫn, truyền kinh nghiệm cho những người lao động có trình
độ thấp.
- Tổ chức sắp xếp lại bộ máy làm việc cho phù hợp, gọn nhẹ, tận dụng tối đa
năng suất lao động của từng người trong doanh nghiệp. Phân các công việc hợp với
khả năng và trình độ của họ
Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp
đào tạo tại chỗ hay nhờ đào tạo, hay phối kết hợp nhiều biện pháp sao cho hiệu quả
đào tạo là tốt nhất.
Mọi cán bộ, nhân viên doanh nghiệp như gia đình của mình, họ nỗ lực vì sự
thịnh vượng của doanh nghiệp, đồng thời sự phát triển của doanh nghiệp lại là tiền
đề để tăng thu nhập và những phúc lợi giành cho họ. Bí quyết quản lý và cách sử
dụng con người để phát huy hiệu quả các hoạt động kinh doanh hiện được xem là
lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của các doanh nghiệp. Suy cho cùng, chiến lược, sáng
tạo những phương thức kinh doanh độc đáo đều được thực hiện bởi con người và vì
mục tiêu do con người vạch ra. Các doanh nghiệp phải có các chính sách ưu đãi,
khuyến khích người lao động, tạo cho họ niềm say mê gắn bó hơn với công việc
sản xuất. Có như vậy toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp mới là một khối
đoàn kết thống nhất, cùng cố gắng nỗ lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
3.3. Giải pháp về mẫu mã,bao bì, nhãn hiệu sản phẩm.
Chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm còn liên quan đến bao bì, mẫu mã,
đóng gói và nhãn hiệu sản phẩm. Sự thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã cũng là một
biện pháp lôi kéo các khách hàng tiêu dùng. Mẫu mã, bao gói, nhãn hiệu phải thay
đổi thường xuyên liên tục đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ưa

chuộng sản phẩm đẹp về thẩm mỹ, gọn nhẹ về kiểu dáng. Do đó đòi hỏi các doanh
nghiệp có những bí quyết hữu hiệu trong việc thường xuyên cải tiến mẫu mã, nhãn
hiệu hàng hoá, dịch vụ, không chỉ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tức thời, mà còn kích
thích những nhu cầu mới ở dạng tiềm năng khuyếch đại thị trường, kể cả những thị

trường "khó tính" mà đối thủ của nó phải bó tay. Thành công trong cạnh tranh là
"Doanh nghiệp biết làm những việc mà doanh nghiệp không thể làm được".
3.4. Giải pháp về hệ thống dịch vụ Marketing.
Để hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm còn kết hợp nhiều
yếu tố khác nữa. Đó là đẩy mạnh hoạt động của hệ thống dịch vụ Marketing của
doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nắm vững thị trường mà nó đang
phục vụ, hiểu về đối thủ, cung cấp cho người quản lý những thông tin nhanh, chuẩn
xác về mọi khâu của quá trình tái sản xuất, về nhu cầu của người tiêu dùng, giúp
cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn các sản phẩm nó đang cung ứng. Đó là việc doanh
nghiệp tổ chức các dịch vụ đi kèm bổ trợ cho sản phẩm như dịch vụ hướng dẫn, tư
vấn, dịch vụ lắp đặt Nó làm tăng thêm tính hoàn chỉnh của sản phẩm tới tay người
tiêu dùng, cũng từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. ý nghĩa của chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm trong Marketing – Mix:
Tóm lại, chất lượng sản phẩm là 1 chỉ tiêu khái quát. Trong thực tế nó thường
được phản ánh qua những tham số và đặc tính khác nhau tuỳ thuộc từng loại hàng
và nhất thiết phải do quan niệm của người tiêu dùng quyết định. Nâng cao chất
lượng sản phẩm vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo động
lực giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh. Nâng cao chất lượng sản
phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phối kết hợp nhiều yếu tố, tạo ra các sản phẩm có
nhiều tính năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.




Chương II: công ty tiêu chí vàng và thực trạng về chính sách nâng cao chất
lượng sản phẩm
I. Tổng Quan về công ty tiêu chí vàng.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
In ấn là một nghành công nghiệp hiện đại, các sẩn phẩm của nghành phải đạt

tiêu chuẩn cao, đó là cơ sở cho công ty Tiêu Chí Vàng tồn tại và phát triển
Công ty Tiêu Chí Vàng là một doanh nghiệp tư nhân hạch toán độc lập, tự
chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài sản và con dấu riêng.
Công ty Tiêu Chí Vàng được thành lập ngày 20/10/1999, trụ sở đặt tại số
13/51 ngõ 126 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do Nguyễn Đình Long làm
giám đốc. Ngày 1/11/1999, Công ty chính thức đi vào hoạt động. Với thiết bị đồng
bộ nhập từ CHLB Đức với công suất 150 triệu trang in mỗi năm và đã được in các
chứng từ, ấn phẩm cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường.
Tên giao dịch quốc tế của công ty là Gold Focus Compani. Phương châm sản
xuất và kinh doanh của Công ty hiện nay là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thao địa
chỉ khách hàng, đảm bảo tiến độ, chất lượng và thời gian giao hàng cho khách.
Công ty Tiêu Chí Vàng là doanh nghiệp tư nhân chuyên về in ấn. Nhiệm vụ
chủ yếu là:
+ In các loại sản phẩm như: cataloge, kep file, tiêu đề thư…
+ In các loại hóa đơn chứng từ, thẻ nghành cho các công ty.
Theo thời gian, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty mạnh dần lên,
cùng với điều kiện phát triển của nền kinh tế mà Công ty mở rộng kinh doanh sang
một số lĩnh vực khác như:
+ In các loại giấy tờ, biểu mẫu quản lý kinh tế và các loại biểu mẫu khác.
+ In sách báo, nhãn hàng hoá, bao bì, các ấn phẩm quảng cáo.
Cho tới nay sau 10 năm hoạt động công ty đã mở rộng quan hệ với bên ngoài
để tận dụng một khối lượng lớn các công việc in, khai thác từ thị trường, tận dụng

được công suất máy móc thiết bị hiện có, tạo nguồn in ổn định và đáp ứng nhu cầu
thị trường mặt khác đem lại nguồn thu cho công ty bảo đảm việc làm cho cán bộ
công nhân viên và nâng cao thu nhập cho họ.
Sau một thời gian xây dựng và phát triển Công ty đã lớn mạnh về mọi mặt, từ
cơ sở vật chất kỹ thuật đến trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, có đội ngũ
lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Sản phẩm của Công ty đã nhiều
lần được đánh giá đạt chất lượng cao. Đặc biệt, năm 2007 Công ty đã vinh dự được

đánh giá là đạt "hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 :
2000".
2. Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty.
Cơ cấu tổ chức của Công ty được chia thành 4 phòng và 4 phân xưởng.
2.1. Các phòng ban quản lý
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: Làm công tác tham mưu và giúp việc cho
Giám đốc trong việc tổ chức tất cả các công việc liên quan đến cán bộ, phát triển tay
nghề, ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật chịu trách nhiệm về các thủ tục hành
chính, cung cấp, lưu trữ, bảo vệ tài sản của Công ty và tiếp khách hội nghị.
+ Phòng Tài chính - Kế toán: Làm tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các
mặt tài chính, tổ chức hạch toán kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh như: kế
toán tiền lương, chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và quyết toán đối với Nhà
nước.
+ Phòng Kế hoạch - Sản xuất: Có nhiệm vụ giao dịch, tìm việc làm cho Công
ty, ký kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi tình hình sản xuất của Công ty, theo dõi
các hợp đồng kinh doanh, soạn thảo các văn bản, công văn.
+ Phòng Vật tư - Kinh doanh: Đây là nơi theo dõi tình hình kinh doanh và
cung ứng vật tư của Công ty.
2.2. Các phân xưởng sản xuất
+ Phân xưởng chế bản: Có nhiệm vụ chế bản vi tính, bình bản, phối bản và
sửa bản tạo ra những bản in được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho
quy trình in.

+ Phân xưởng in Offset: Có nhiệm vụ kết hợp bản in, giấy và mực in để tạo
ra những trang in đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Phân xưởng bao bì - Flexo: Có nhiệm vụ sản xuất các loại bao bì màng
mỏng, PP, PE, OPP, màng xốp, bao bì giấy tráng màng mỏng, sau đó in và gia công
chúng lên máy in Flexo, in lưới bể hợp.
+ Phân xưởng sách: Có nhiệm vụ khâu, đóng sách để hoàn thiện sản phẩm.
Tất cả các bộ phận dưới sự chỉ đạo chung của Ban Giám đốc gồm một Giám

đốc, một Phó Giám đốc. Các phân xưởng chịu sự quản lý trực triếp của Giám đốc
thông qua các quản đốc phân xưởng. Nhiệm vụ của các phân xưởng là trực tiếp sản
xuất theo lệnh sản xuất của Phòng Kế hoạch - Sản xuất.
Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng, người có quyền lãnh đạo cao nhất là Giám đốc, chịu trách nhiệm với Nhà
nước cũng như với cán bộ công nhân viên toàn Công ty về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc có một Phó Giám đốc, một kế
toán trưởng, một số Trưởng phòng, một trợ lý kỹ thuật và một số chuyên viên khác.
Phòng quản lý chất lượng (QM):
Xây dựng, thiết kế hệ thống quản lý chất lượng cho toàn công ty (QM):
Xây dựng, thiết kế hệ thống quản lý chất lượng cho toàn công ty. Theo dõi,
điều chỉnh các định hướng về chất lượng trong quá trình thực hiện hệ thống.

Sơ đồ 1: Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Tiêu Chí Vàng:














Công ty Tiêu Chí Vàng là công ty có quy mô sản xuất vừa và bộ máy quản lý
của công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực tuyến. Bộ máy quản lý tương

đối gọn nhẹ quản lý theo chế độ một thủ trưởng đứng đầu là giám đốc công ty,
người có quyền lãnh đạo cao nhất chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước cũng như đối
với cán bộ công nhân viên về mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp việc cho
giám đốc có 1 Phó Giám đốc, 1 Kế toán trưởng, 1 trợ lý kế hoạch, 1 trợ lý mỹ thuật
và một số chuyên viên khác.
Số cấp quản trị được chia làm 3 cấp:
+ Quản trị cấp cao: gồm Giám đốc và Phó Giám đốc.
+ Quản trị cấp thừa hành: gồm các trưởng phòng chức năng.
+ Quản trị viên thực hiện: gồm những người có nhiệm vụ chuyên môn như kế
toán, mỹ thuật, các quản đốc phân xưởng.
Phó Giám
đốc sản
xu
ất


Giám đốc
Phó Giám
đốc nội
chính

Phòng
Tổ
ch
ức

Phòng
Tổ
ch
ức


P.
Hành
chính

Phòng

Kế
ho
ạch

P.
Kinh
doanh

Phân
xưởn
g
chế
bản

Phân
xưởn
g
Offs

Phân
xưởn
g
Flex


Phân
xưởn
g
sách


Kho

3. Một số đặc điểm về ngành hàng và thị trường của Công ty
3.1. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm sản xuất của Công ty phục vụ và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tuỳ theo tựng loại sản phẩm cụ thể như về các ấn phẩm, sách báo, văn hoá phẩm và
các biểu mẫu kinh tế mà kết cấu và kích thước của mỗi sản phẩm là khác nhau.
Sản phẩm của Công ty nhìn chung khá đa dạng phức tạp, không cố định, phụ
thuộc vào nhu cầu của khách hàng cho nên đối với khách hàng này có thể là đẹp, là
chất lượng tốt nhưng đối với khách hàng khác lại chưa đạt chất lượng theo yêu cầu.
Sản phẩm của Công ty đòi hỏi kiến thức đa dạng phong phú, từ những ngôn
ngữ bình thường đến các từ khoa học ở nhiều lĩnh vực, do đó cách bố trí lao động ở
các khâu, đặc biệt là khâu chế bản phải có một trình độ am hiểu trên nhiều lĩnh vực.
Sản phẩm in là các sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng vì thế nó
không giống các sản phẩm khác ở chỗ tự thiết kế sản xuất và tiêu thụ mà bằng chính
chất lượng sản phẩm của chính mình để thu hút khách hàng đến ký kết hợp đồng
sản xuất và tiêu thụ.
Các sản phẩm giấy của Công ty hiện có mặt trên khắp các siêu thị và các
khách sạn nhà hàng và công ty ở khu vực phía bắc. Công ty còn được sự tín nhiệm
của hàng trăm bạn hàng thường xuyên đặt in và gia công đủ các loại ấn phẩm chế
bản kin Flexo phục vụ các cơ sở in ở khắp mọi miền. Mặc dù thị trường hiện nay
khắc nghiệt nhưng công ty đã chọn cho mình một hướng đi riêng.
Với đặc điểm như vậy công ty ngày càng được khách hàng biết đến và hợp

tác đặt hàng trong kinh doanh, sản xuất cũng như liên doanh, liên kết mua bán cung
cấp nguyên vật liệu ngành in.
3.2. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng
Với sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng thì phụ thuộc nhiều vào yêu cầu
của mẫu mã, chất lượng và thời gian hoàn thành cho khách hàng, do đó Công ty
phải tự lo đầy đủ và kịp thời các nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Vật
liệu của Công ty bao gồm:
+ Giấy in: giấy bãi bằng, giấy couche, giấy gango, giấy offson.

+ Mực in các màu chủ yếu của Hồng Kông, Nhật, Đài Loan.
+ Bản in các loại các khổ của CHLB Đức, Trung Quốc.
+ Xăng nhờn, cao su, cồn công nghiệp.
Hầu hết nguyên vật liệu này đều được nhập ngoại có chất lượng tương đối
tốt, nhưng phải mua ở nhiều nơi, do đó việc thu mua tốn kém thời gian, vận chuyển
nhiều lần dễ gây hư hỏng, lãng phí, đôi khi chi phí rất cao ảnh hưởng không tốt đến
chất lượng sau này. Còn các nguyên vật liệu khác được sản xuất trong nước có bán
tự do trên thị trường nên có thể dễ mua. Điều quan trọng là Công ty phải tìm được
nguồn cung ứng ổn định, tin cậy và lâu dài với chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Sản phẩm của Công ty có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên vẫn có những vật
liệu vẫn có thể dùng chung để sản xuất ra các sản phẩm như giấy in, mực in, thông
thường những nguyên vật liệu này có thể mua về nhập kho với số lượng lớn để
dùng lâu dài. Tuy nhiên có những vật liệu chỉ dùng cho sản xuất theo một đơn đặt
hàng nào đó. Vì vậy công ty phải tính toán sao cho đủ để sản xuất nhằm giảm tối
thiểu các chi phí phát sinh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty.
3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Công ty Tiêu Chí Vàng là một doanh nghiệp in tư nhân. Loại hình sản xuất
sản phẩm của Công ty là kiểu chế biến liên tục sản xuất hàng loạt theo đơn đặt
hàng, quy mô sản xuất thuộc loại vừa, sản phẩm có thể tạo ra trên một quy trình
công nghệ, theo cùng một phương pháp. Song giữa các loại sản phẩm có các đặc
tính khác nhau về thiết kế kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật và cả về mặt kinh tế. Ngoài dây

chuyền in Offset khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, Công ty còn có dây chuyền
khác là dây chuyền sản xuất bao bì Flexo. Việc sản xuất sản phẩm dựa trên công
nghệ chủ yếu sau:
+ In Lazar điện tử: Phục vụ cho việc soạn thảo tài liệu gốc, chứng từ ban đầu
với những tài liệu đòi hỏi chất lượng cao.
+ In Offset: In tranh ảnh, sách báo, tạp chí, quảng cáo.
+ In Flexo: Sử dụng bản in bằng chất dẻo in lên chất liệu có tính nhẹ mỏng
như nilon, giấy bóng.

Để tạo ra sản phẩm in hoàn chỉnh, quá trình sản xuất phải trải qua các bước
quy trình công nghệ sau:
+ Lập Market: Khi nhận được mẫu gốc, trên cơ sở nội dung in, bộ phận
Market sẽ tiến hành bố trí các trang in như sau: tranh ảnh, cột dòng, kiểu chữ, màu
sắc
+ Tách màu điện tử: Đối với các bản in cần màu sắc như tranh ảnh mỹ thuật
chữ màu được đem chụp tách màu, mỗi màu được chụp ra một bản riêng thành 4
màu: vàng, đỏ, đen, xanh. Việc tách màu điện tử và lập Market được tiến hành đồng
thời.
+ Bình bản: Trên cơ sở Market tài liệu và phim tách màu, bình bản làm
nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng một màu vào các tấm Mica
theo từng trang in.
+ Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm Mica do bộ phận bình bản chuyển
sang, chế bản có nhiệm vụ chế vào khuôn nhôm hoặc kẽm sau đó đem phơi bản, rửa
bản để bản in không bị nhoè hoặc lỗi.
+ In: Khi nhận được các chế bản khuôn nhôm hoặc kẽm do bộ phận chế bản
chuyển sang, bộ phận in Offset sẽ tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in.
+ Gia công hoàn thiện sản phẩm: Sau khi in xong, các trang in được chuyển
sang bộ phận gia công, bộ phận này sẽ tiến hành xén, đóng chuyển, kiểm tra thành
phẩm và chuyển giao cho khách hàng.
Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Tiêu Chí Vàng

là quy trình sản xuất khép kín từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi hoàn
thiện sản phẩm giao cho khách hàng.
Với quy trình công nghệ sản xuất của mình, Công ty Tiêu Chí Vàng đã sản
xuất ra được những sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đặc biệt là đáp
ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho Công ty ngày càng
có uy tín trên thị trường.
Sơ đồ 2: sơ đồ quy trình in offset




























3.4. Đặc điểm lao động
Đến nay Công ty đã có 105 lao động, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ
đại học và trên đại học được đào tạo chuyên ngành in trong nước và nước ngoài
chiếm 30%. Số công nhân kỹ thuật chuyên ngành có trình độ trung học được đào
Tài liệu gốc
tách màu điện
t


lập market
bình bản
Chế bản
phơi bản
in
sách

bắt tay
đóng sách
vào bìa
thành ph
ẩm


tạo ở các trường trung học nghề và cơ sở dạy nghề là 10%. Tổng số 105 lao động
được phân bổ như sau:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: 10 người

- Phòng Kinh doanh: 8 người
- Phòng Kế hoạch: 7 người.
- Phòng Tài chính: 6 người
- Phân xưởng Offset: 26 người
- Phân xưởng chế bản: 10 người
- Phân xưởng sách: 20 người
- Phân xưởng giấy: 18 người
Việc bố trí lao động trong Công ty là tương đối hợp lý tuy nhiên còn một số
người làm việc chưa hết khả năng, việc phân phối quyền hạn trách nhiệm chưa rõ
ràng.
Trình độ bậc thợ tăng dần qua các năm, bậc cao chiếm số lượng lớn, điều đó
chứng tỏ chất lượng lao động tăng lên. Đặc biệt đối với lao động gián tiếp, đó là
đội ngũ lãnh đạo chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ hành chính, năm 2006
có 38 người đến năm 2009 lên tới 42 người trong đó 23 người có trình độ đại học.
Như vậy công ty có đội ngũ quản lý có trình độ cao, đây là một thuận lợi rất lớn
giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
3.5. Đặc điểm về vốn
Là một doanh nghiệp nếu muốn thắng thế trên thị trường thì phải biết mình là
ai? hoạt động như thế nào? hiệu quả kinh doanh ra sao? Điều đó đòi hỏi họ phải
quan tâm đến tình hình tài chính của mình. Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn trở
thành mục tiêu quan trọng nhất.
Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Tiêu Chí Vàng do phòng tài chính
quản lý và phân phối, trong đó một phần từ quỹ phát triển doanh nghiệp, phần lớn
vốn của Công ty là vốn vay ngân hàng. Vốn vay cảu Công ty có lãi suất cao từ 1,2%

đến 1,5%. Do đó Công ty đã cố gắng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả với vòng quay
nhanh nhất.
Năm 2007, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 14.572 triệu đồng, trong
đó số vốn tự có của Công ty là 7.565 triệu đồng, vốn vay là 6.800 triệu đồng, huy
động từ các nguồn vốn khác là 207 triệu đồng.

Công Tiêu Chí Vàng là doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu vốn kinh doanh là vốn
tự bổ sung (chiếm khoảng 95%). Công ty không có vốn góp liên doanh hay cổ phần
cho nên tình hình huy động vốn là khó khăn. Điều kiện cơ bản để có thể bổ sung
thêm vốn chính là sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty phải dựa vào chính
hoạt động kinh doanh của mình để đầu tư bổ sung nhằm mở rộng quy mô sản xuất
cũng như đầu tư theo chiều sâu nhằm tăng hiệu quả ngày càng cao hơn.
3.6. Cơ cấu sản xuất của Công ty
Công ty Tiêu Chí Vàng là doanh nghiệp tư nhân hạch toán độc lập, quy trình
sản xuất mang tính chất riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù trong ngành,
quy trình sản xuất kinh doanh khép kính đồng bộ phù hợp với cơ cấu in công
nghiệp, in chứng từ trong ngành.
Công ty chủ động hoàn toàn trong việc khai thác vật tư, nguyên vật liệu (tự
tìm nhà cung cấp) bố trí lao động theo dây chuyền hợp lý, kiểm soát công việc chặt
chẽ từ Marketing, ký kết hợp đồng, tổ chức điều hành sản xuất đến hoàn thiện sản
phẩm và cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
4. Những khó khăn và thách thức của công ty.
Hiện tại công ty có những khó khăn và thách thức khá lớn:
- Thứ nhất, sự cạnh tranh của thị trường in mỗi ngày một quyết liệt. Công ty
phải cạnh tranh để mở rộng đối tượng phục vụ, nhận in gia công trên bao bì, thiết kế
market cho một số đơn vị khác. Hình thức tổ chức in của tư nhân với thiết bị hiện
đại dịch vụ linh hoạt, bộ máy gọn nhẹ, có thể trốn thuế đang là đối thủ cạnh tranh
rất mạnh với công ty in hàng không nói riêng và các cơ sở in quốc doanh nói chung.
- Thứ hai, sự cạnh tranh đầu tư đổi mới kỹ thuật hiện đại của ngành in. Chất
lượng sản phẩm in phụ thuộc rất căn bản vào chất lượng hoạt động của máy móc

thiết bị. Ngày nay kỹ thuật và công nghệ in đã phát triển rất nhanh, tạo sức cạnh
tranh cho nhiều cơ sở có vốn lớn. Tuy vậy, giá thành máy in hiện đại vẫn rất cao,
vượt quá khả năng của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu công ty vay vốn để
đổi mới thiết bị, thường phải trả lãi rất lớn đội giá thành khó giữ được thị phần của
ngành hàng. Nếu chờ tích luỹ từ nội bộ, thường khó thực hiện, hoặc không thể mua

sắm được những thiết bị hiện đại. Bài toán về tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn huy động, đang là một thách thức đối với những người quản lý công ty.
- Thứ ba, trình độ đội ngũ cán bộ CNV của công ty mặc dù đã có sự tăng
trưởng khá nhanh về lượng và chất, nhưng về cơ bản vẫn cần có sự đầu tư lớn hơn
và qui hoạch phát triển cao hơn. Thiết bị kỹ thuật hiện đại chỉ là một điều kiện cần,
nhưng nhân tố có tính quyết định để sử dụng thiết bị, kỹ thuật đó là con người. Đội
ngũ lao động lành nghề, trình độ quản lý cao, ý thức trách nhiệm của công nhân,
lao động về chất lượng sản phẩm được tạo ra, là lợi thế mạnh mẽ của cạnh tranh.
Những yêu cầu như vậy đối với công ty in hiện nay là một thách thức lớn.
II. Phương hướng phát triển của Công ty Tiêu Chí Vàng trong thời gian tới
1. Chiến lược mặt hàng kinh doanh
Công ty Tiêu Chí Vàng hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chính là in
các loại sách báo, ấn phẩm, catologe, kep file, in các loại giấy tờ, biểu mẫu kinh tế
và các biểu mẫu khác.
Công ty nghiên cứu thị trường sản phẩm in có chất lượng, chủng loại phong
phú hơn nhằm vào các tổ chức cá nhân, các công ty, xí nghiệp lớn trong nước và
quốc tế như bao bì, nhãn mác, tờ quảng cáo của Công ty được sản xuất bởi nhiều
chất lượng khác nhau (in trên giấy nilon, các-tông, nhựa cao su ). Phải đi sâu vào
thị trường trên thì Công ty sẽ phát triển mạnh.
2. Chiến lược thị trường Marketing
Đây là chiến lược rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế nói chung và
ngành in nói riêng, nhất là đối với một doanh nghiệp in vì hợp đồng sản xuất ở doanh

nghiệp chỉ cần lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp ở các yếu tố chất lượng, kỹ thuật,
thời gian giao hàng, đúng hợp đồng quy định, uy tín trên thị trường in.
Công ty luôn nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để thoả mãn họ. Công ty phải
chú trọng thị trường Hà Nội vì doanh số chiếm 90%, phần lớn khách hàng của Công
ty đều ở Hà Nội, do đó Công ty phải nghiên cứu để mở rộng thị trường khách hàng
trong và ngoài Hà Nội, không những giữ uy tín với khách hàng cũ mà còn phải nâng
cao uy tín để lôi kéo khách hàng mới.

Phát triển thị trường là mục tiêu chính của Công ty, thị trường mở rộng, Công
ty tăng cường sản xuất kinh doanh, kèm theo việc mở rộng sản xuất thì phải đầu tư
đúng hướng, phát triển sản xuất theo nhu cầu của thị trường để thoả mãn mọi nhu
cầu của khách hàng.
3. Chiến lược cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy để Công ty phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh do đó Công ty có các chiến lược chính sau:
+ Phòng kinh doanh phải luôn nghiên cứu khách hàng để tìm mọi cách giữ và
tìm đến khách hàng mới bằng các yếu tố chất lượng sản phẩm, thời gian, giới thiệu
sản phẩm.
+ Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải được lựa chọn để cho sản phẩm có chất
lượng cao.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty phải có trình độ quản lý theo sát các kế
hoạch sản xuất.
+ Ban giám đốc phải có kế hoạch chiến lược không những giữ vững mối
quan hệ với khách hàng cũ mà còn phải tìm các lôi kéo khách hàng mới về với
Công ty bằng uy tín của mình.
4. Chiến lược phát triển sản xuất
Một yếu tố then chốt để đưa một doanh nghiệp in mở rộng thị trường là vấn
đề cải tiến và đầu tư công nghệ mới để cho ra những sản phẩm có kỹ thuật cao phù
hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp sẽ từng bước đổi mới thiết bị lạc hậu

×