Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nửa đầu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.84 KB, 3 trang )

Những bài thuốc dân gian
chữa bệnh đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một cơn bệnh khó chịu đang hành hạ rất nhiều người,
không phân biệt giới tính, nguồn gốc, tuổi tác, và đang có xu hướng
ngày càng tăng lên…

Đau nửa đầu còn gọi là migraine, dân gian thường gọi là “bán đầu
thống” bao gồm những cơn đau kịch phát, tái diễn không theo chu kỳ
nhất định, thường kèm theo những rối loạn về thị giác và rối loạn tiêu
hóa.
Bệnh nhân thường trải qua một giai đoạn suy sụp về tinh thần, buồn
phiền, bứt rứt, biếng ăn, hoa mắt, buồn nôn. Những triệu chứng này có
thể xảy ra liền trước cơn nhức đầu hoặc đồng thời với những cơn nhức
đầu. Trong khi nhức đầu, bệnh nhân thường thấy buồn nôn, sợ ánh sáng,
sợ tiếng ồn, sợ những kích thích và muốn được yên tĩnh. Cơn nhức đầu
xảy ra ở một bên đầu, bên phải hoặc bên trái và thường chỉ xảy ra ở một
bên đó đối với mỗi bệnh nhân. Hãn hữu ở một số rất ít bệnh nhân cơn
nhức đầu có thể xảy ra ở bên đối diện hoặc nhức cả hai bên.
Những bài thuốc giúp chữa bệnh đâu nửa đầu:
1/ Tiêu dao thang là một cổ phương có tác dụng hòa giải thường được
dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng
thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh
nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức
hai hông sườn. Bài thuốc gồm: Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương để sơ tiết
Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, Bạch thược để dưỡng
huyết; Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.
Sài hồ 12 gr Bạch thược 12 gr
Đương quy 12 gr Bạch truật 12 gr
Phục linh 12 gr Bạc hà 4 gr
Cam thảo 4 gr Sinh khương 4 gr
(nướng qua)


Riêng vị Bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc
ba chén còn lại hơn nữa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống
một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.
2/ Lý Âm Tiễn là một cổ phương có tác dụng bổ âm dưỡng huyết. Thục
địa để bổ âm, Đương quy dưỡng huyết, Cam thảo hòa trung, Can
khương sao đen, tẩm đồng tiện để liễm nạp dương khí ở trung và hạ tiêu,
trừ hư hỏa.
Thục địa 16 gr
Đương quy 12 gr
Can khương 8 gr (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm
đồng tiện)
Cam thảo 4 gr (nướng)
Sắc ba chén còn lại gần một chén, chia làm hai lần uống trong một ngày,
uống lúc thuốc còn nóng.
3/ Tập Dương án của Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại một phương thuốc
đã chữa thành công cho một bệnh nhân nữ 34 tuổi bị nhức đầu trên 8
năm mà ông đã chẩn đoán là nhức đầu do âm hư khí uất.
Thục địa 320 gr Ngưu tất 80 gr
Đương quy 240 gr Ngủ vị 40 gr
Xuyên khung 120 gr (sao, tẩm đồng tiện)
Đây là một thang đại dược có phân lượng lớn, sắc đặc, chia ra uống làm
vài lần trong một ngày. Y án có ghi rõ cách uống cho bệnh nhân nói
trên. Uống sau khi đã làm việc được một lúc cho người nóng lên. Đối
với người bệnh còn tương đối khỏe mạnh, cách uống này nhằm lợi dụng
dương khí của người bệnh đang được phát động khi đang làm việc phối
hợp với sức thuốc còn nóng để phát tán tà khí ở kinh lạc mà không cần
những vị thuốc để giải biểu. Trong bài thuốc này Thục địa để bổ âm,
Đương quy để dưỡng huyết, Xuyên khung để khai uất, sơ tiết Can khí,
tẩm đồng tiện để giáng hư hỏa, Ngưu tất dẫn thuốc trở xuống, Ngủ vị để
liễm nạp dương khí


×