Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phản ứng không mong muốn và vấn đề lưu hành thuốc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.39 KB, 3 trang )

Phản ứng không mong muốn và vấn đề
lưu hành thuốc
Bài 1: Không thể cấp phép hay đình chỉ lưu hành tùy tiện
Gần đây có các cảnh báo của nước ngoài về tính độc hại của một số
thuốc liên quan đến các thuốc đang lưu hành tại nước ta. Cần cập nhật,
hiểu đúng và xử lý các cảnh báo đó như thế nào?
Thuật ngữ phản ứng (hay tác dụng không mong muốn ADR = Adver
drug reaction) là phản ứng xảy ra ngoài ý muốn, có hại ở liều điều trị (có
liên quan đến đáp ứng thuốc của người bệnh). ADR đề cập đến trong
bài là các ADR độc hại cao, liên quan đến cấp phép hay đình chỉ lưu
hành thuốc.
Nguyên tắc căn bản cấp phép, đình chỉ lưu hành thuốc.
Muốn được cấp phép lưu hành (CPLH), nhà sản xuất phải có đầy đủ các
hồ sơ, phải chứng minh thuốc có hiệu lực, an toàn nghĩa là lợi ích điều
trị phải cao hơn nguy cơ độc hại. Để làm điều này phải qua nhiều
bước: thử trên súc vật - trên người khỏe mạnh - trên người bệnh theo
thiết kế chuẩn, số liệu phải có ý nghĩa thống kê, phải khá công phu, khó
khăn, tốn kém (như phải có thiết bị hiện đại để đo lường các chỉ số hóa
lý sinh học, có đủ lượng người thử tình nguyện (thường từ 3000-5000 -
có khi 10.000 người).
Về thủ tục, phải qua sự tranh luận, bỏ phiếu kín của một hội đồng
(HĐ) thẩm định gồm các chuyên gia đầu ngành có liên quan đến thuốc
đang xét, còn có thể có HĐ nghiên cứu, HĐ quản lý an toàn thuốc xem
xét ở các khía cạnh này. Cơ quan quản lý thuốc quốc gia (CQQLTQG)
ra quyết định trên cơ sở ý kiến và phiếu của các HĐ này.
Muốn đình chỉ lưu hành (ĐCLH) cũng phải có hồ sơ chứng minh thuốc
có nguy cơ cao hơn lợi ích. CQQLTQG phải thu thập đầy đủ chứng cớ
(dựa trên các nghiên cứu hậu mại của nhà sản xuất hay của CQQLTQG,
trên tổng hợp báo cáo ADR từ các đơn vị khám chữa bệnh) và cũng qua
thủ tục xét duyệt như khi CPLH.
Với thuốc nhập, thì nước nhập (B) phải căn cứ vào hồ sơ của nước xuất


(A) nếu cần thì thẩm định lại hồ sơ này. Mặt khác, nước nhập (B)
thường qui định chỉ cho nhập thuốc mà nước xuất (A) đang lưu hành.

Thu hồi thuốc kém chất lượng (ảnh minh
họa).
Vậy, tại sao vẫn có trường hợp thuốc được cấp phép vẫn có ADR
độc, hại?
Thứ nhất, khi CPLH thử nghiệm, thuốc mới được tiến hành trong một
quy mô vừa đủ (để số liệu có ý nghĩa thống kê) trên một số người tình
nguyện ở một số cơ sở khám chữa bệnh. Khi thuốc vào thị trường, sẽ
có một lượng người dùng lớn hơn, phức tạp hơn về phân bổ địa lý,
chủng tộc; về điều kiện sinh hoạt; về môi trường sinh sống; về bệnh tật
(nhiều bệnh kèm, dùng với nhiều thuốc…) nên sẽ dễ dàng phát hiện ra
các ADR mới hoặc trước đó đã biết nhưng chưa lượng giá đúng. Chẳng
hạn trường hợp: Dextroproxyphen là thuốc có tính giảm đau, gây nghiện
được CPLH từ 1953 (bd: Darvon) sau đó nhiều hãng sản xuất ra nhiều
biệt dược phối hợp với paracetamol lượt người dùng lên 10 triệu
lượt/năm. Mãi đến năm 2005, Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế
(MHRA) của Anh, năm 2009 Cơ quan quản lý thuốc châu Âu (EMA),
năm 2010 Cơ quan quản lý thực dược phẩm (FDA) Mỹ mới xác định
thêm ADR mới trên tim mạch, bị lạm dụng làm tăng nguy cơ tự tử và
tai nạn và với ADR này thì dextroproxyphen có nguy cơ cao hơn lợi ích.
Thứ hai, vì nhu cầu chữa bệnh bức bách, trong một số trường hợp
CQQLTQG vẫn có thể chỉ cho thử thuốc trên một phạm vi hạn chế rồi
CPLH đi kèm với một số điều kiện. Như tại Mỹ có khoảng 3 triệu người
bị gout không đáp ứng với các thuốc truyền thống (kháng viêm không
steroid, colchicin allopurinol). Nhưng sản phẩm colchicin, lại được FDA
cho phép sản xuất độc quyền với giá rất cao, trong khi trước đó các
nước khác sản xuất thường dựa vào kinh nghiệm cổ truyền với giá chỉ
bằng 1/10. Vì thế thuốc chữa gout mới Pegloticase tuy mới thử hiệu lực

độ an toàn trên 222 người tại 6 trung tâm, song FDA vẫn CPLH kèm
với qui định chặt chẽ như “chỉ dùng cho người bị gout nặng (có acid uric
máu 8mg/dL), không đáp ứng với các thuốc truyền thống, khi dùng phải
tuân thủ các hướng dẫn thủ thuật nghiêm ngặt nhằm tránh sốc phản vệ”.
Cũng như thế, bệnh ung thư cổ tử cung do HPV khá phổ biến ở nhiều
nước, cho nên ngay sau khi vaccin Gardasil , Cervaris mới phát minh,
mới cho thử hiệu lực trên nữ giới 6 - 26 tuổi chưa có chồng (chưa thử
trên các đối tượng khác, chưa có cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu
để áp dụng đại trà cho các đối tượng khác, đặc biệt là người có chồng đã
bị nhiễm HPV) thì FDA đã CPLH với chỉ định “ ngừa ung thư cổ tử
cung cho nữ từ 6 - 26 tuổi chưa có chồng “ (chứ không dùng cho mọi
đối tượng và không dùng để chữa ung thư như quảng cáo). Với những
thuốc này, sau quá trình dùng sẽ được bổ sung các thông tin về ADR

×