Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Lày cỏ Trò chơi đậm đà bản sắc dân tộc của anh em miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.98 KB, 3 trang )

Lày cỏ - Trò chơi đậm đà bản sắc dân tộc của anh
em miền núi
Lày Cỏ !
Không chỉ Cao Bằng mà chắc các bạn Bắc Kạn cũng khoái trò này. Mạn phép
đưa ra giới thiệu sơ qua, cho các bạn tứ phương cùng tận hưởng.
Muốn học lày cỏ, bạn phải biết nguồn gốc của nó, có thể người dân tộc sẽ
có khiếu hơn trong việc phát âm trong khi chơi :
Lày cỏ là một bộ môn giao lưu rất hay của dân tộc anh em các tỉnh miền núi
phía Bắc nói chung và các tỉnh biên giới giáp trung Quốc nói riêng
"Lày" và "cỏ" xuất phát từ tiếng dân tộc, một số nơi còn gọi là "srại mạ" (khi
lên mộ để tảo mộ ngày mùng 3/3 hàng năm, người ta hay chơi cái bộ môn
này),cũng có nghĩa tương tự như nhau. Còn nguồn gốc xuất phát từ bên
Trung Quốc truyền lại đến đời nay. Thường người ta chơi chỉ khi nào có men
( mới vui ). Người nào thua thì phải uống một chén rượu, gọi là "phạt" tỉ số
được chia đều ra 4 que đũa (hay 4 que tăm hoặc 4 cái gì đó tượng trưng cho
tỉ số mà trong mâm rượu có thể có ) mỗi lần thắng thì được lấy ra một que,
các que này do một người làm trọng tài đứng ra chứng kiến cuộc chơi (trọng
tài sẽ bị phạt một chén nếu như bắt sai).
Cách lày như sau (gần giống như oẳn tù tì ấy) :
Mỗi lượt chơi chỉ có hai người chơi và cùng đồng thanh hô một lúc và phải
đưa ngón tay ra, đưa ra mấy ngón thì tùy, miễn sao hợp lý, người nào đoán
đúng số ngón tay của 2 người đưa ra đúng thì người ấy thắng, cách nói như
sau :
Đoán số 1 : Nhất tiểm, nhất tình đời
Đoán số 2: Nhỉ tảu, nhì tiểm, nhị giản đơn
Đoán số 3: Sam tiểm, sam tua sam, sam tua bớp
Đoán số 4: Xế tài xế, xế tua
Đoán số 5 : Không có số 5
Đoán số 6: Loọc váy loọc
Đoán số 7: Chắt chểu chắt
Đoán số 8: Pát giàng pát , pét buồng pét, pét pèn pẹt


Đoán số 9: Cẩu phái xoòng
Đoán số 10: Hồi mã, hồi boắng boắng, hối lồi lồi
Thực ra cách nói này tùy thuộc vào người chơi nói ,miễn là nói sao cho người
đối diện nghe được và hiểu được ,(cách này chỉ có người dân tộc mới biết mà
sáng tạo vì tiếng tày nghe có nhiều từ hay lắm,tùy theo ngôn ngữ của địa
phương và từng người).
Bao giờ người mới tập chơi cũng không có "đuôi" và người "sành điệu" bao
giờ cũng có "đuôi". "Đuôi" ở đây có nghĩa là nhịp của câu nói, giống như là
nhịp của một bản nhạc, nếu 2 người mà cùng có "đuôi" thì khi đồng thanh
tạo nên nhịp đi rất là hay.
Người mới chơi thường nói cụt lủn, ví dụ như đoán số 7 chẳng hạn, người mới
chơi thường nói "chắt chểu", còn người chơi lão luyện thường nói là "chắt
chểu chắt" hoặc "chắt bùm bùm" hay "chắt chình chắt" hoặc "chắt ka la tắc"
v.v
Ai đoán đúng số ngón tay mà hai ngưởi chơi cùng đưa ra thì người đó thắng,
nếu cả hai cùng đoán đúng thì cùng hô là "thủng xính" (hòa nhau) và vẫn giữ
"ngựa" để chơi tiếp (hay nói nhịp đi của 2 người là "ngựa" hay là "mạ" (nghĩa
tiếng Tày cũng là "ngựa")
Ai còn những cách nói nào khác thì vào bổ xung giúp "Lày cỏ" nhé,
thân là người Cao Bằng nhưng cũng chỉ biết sơ qua chút thôi (ngựa
non chạy còn vấp nhiều)

×