Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty song thủy -tân tạo công suất 1000m3ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 123 trang )

MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN 2
3. NỘI DUNG LUẬN VĂN 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ CÔNG
TY DỆT NHUỘM SONG THỦY 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM 4
1.1.1. Đặc điểm của ngành dệt nhuộm 4
1.1.2. Công nghệ sản xuất của ngành dệt nhuộm 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT NHUỘM SONG THỦY 12
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty 12
1.2.2. Ngành nghề, chức năng và nhiệm vụ của công ty Song Thủy 13
1.2.3. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của công ty Song Thủy 15
1.2.4. Các nguồn gây ô nhiễm từ sự hoạt độ
ng của công ty 17
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
DỆT NHUỘM 20
2.1. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 20
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm 20
2.1.2. Thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm 21
MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh


Trang i
i
2.1.3. Tác động môi trường của nước thải dệt nhuộm 22
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 25
2.2.1. Phương pháp cơ học 25
2.2.2. Phương pháp hóa lý 27
2.2.3. Phương pháp sinh học 30
2.2.4. Xử lý bùn cặn 34
2.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 35
CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 39
3.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 39
3.2. THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI 39
3.3. PHƯƠNG ÁN 1 41
3.4. PHƯƠNG ÁN 2 44
3.5. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÙ HỢP 47
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 48
4.1. SONG CHẮN RÁC VÀ HỐ THU GOM 50
4.2. BỂ ĐIỀU HÒA 54
4.3. HỆ BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG 58
4.4. BỂ LẮNG I 67
4.5. BỂ AEROTANK 71
4.6. BỂ LẮNG II 79
4.7. BỂ NÉN BÙN 82
4.8. MÁY ÉP BÙN 87
MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang iii
4.9. BỂ LỌC ÁP LỰC 88
4.10. CÔNG TRÌNH KHỬ TRÙNG 103

CHƯƠNG 5: KHÁI TOÁN KINH TẾ 105
5.1. VỐN ĐẦU TƯ CHO TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 105
5.1.1. Phần xây dựng 105
5.1.2. Phần thiết bị 105
5.2. CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 107
5.2.1. Chi phí nhân công 107
5.2.2. Chi phí điện năng. 108
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
6.1. KẾT LUẬN 110
6.2. KIẾN NGHỊ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 113














MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày.
BOD
20
: Nhu cầu oxy sinh học sau 20 ngày.
COD : Nhu cầu oxy hóa học.
SS : Chất rắn lơ lửng.
MLSS : Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng.
MLVSS : Nồng độ bùn hoạt tính bay hơi.
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
TCXD : Tiêu chuẩn Xây dựng.
XLNT : Xử lý nước thải.
PCCC : Phòng cháy chữa cháy.
CEFINEA : Viện Môi trường và Tài nguyên.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.






MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang v
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Quy trình công nghệ tổng quát nhà máy dệt nhuộm.
Hình 1.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất công ty Song Thủy.
Hình 2.1. Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt.
Hình 2.2. Đĩa sinh học.
Hình 2.3. Upflow Anaerobic Sludge Blanket (UASB).
Hình 2.4. Hệ thống xử lý nước thải công ty Stork Aqua (Hà Lan)
Hình 2.5. Hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm công ty Schiesser Sachen (CHLB
Đức).
Hình 2.6. Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty VIKOTEX Bảo Lộc.
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý n
ước thải theo phương án 1.
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải theo phương án 2.







MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang v
i

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Một số chất trợ trong quá trình nhuộm và hoàn tất vải.
Bảng 1.2. Kết quả phân tích mẫu nước thải cuối đường ống.
Bảng 4.1. Thông số thiết kế song chắn rác.

Bảng 4.2. Thông số thiết kế bể điều hòa.
Bảng 4.3. Thông số thiết kế bể trộn.
Bảng 4.4. Thông số thiết kế bể phản ứng.
Bảng 4.5. Thông số thiết kế bể t
ạo bông.
Bảng 4.6. Thông số thiết kế bể lắng I.
Bảng 4.7. Thông số thiết kế bể Aerotank.
Bảng 4.8. Thông số thiết kế bể lắng II.
Bảng 4.9. Thông số thiết kế bể nén bùn.






MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang vii








MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

Trang 1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ đề tập
trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là
cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công nghiệp tạo ra. Điển hình
như các ngành công nghiệp cao su, hóa ch
ất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực
vật, y dược, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt là ngành dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ
và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam.
Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới hình thành và
phát triển hơn 100 năm nay ở nước ta. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổ
i mới
mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tư nhân, 40 dự án
liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt động trong lĩnh
vực dệt nhuộm. Ngành dệt may thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và
phù hợp với những nước đang phát triển không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh
như nước ta. Tuy nhiên hầu hết các nhà máy xí nghiệp dệ
t nhuộm ở ta đều chưa có hệ
thống xử lý nước thải mà ta đang có xu hướng thải trực tiếp ra sông suối ao hồ loại nước
thải này có độ kiềm cao độ màu lớn, nhiều hóa chất độc hại đối với loài thủy sinh. Chính
vì vậy trong phạm vi hẹp em chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Thiết kế trạm xử lý nước
thải dệt nhuộm công ty Song Thủy, công su
ất 1000 m
3
/ngày” thuộc khu công nghiệp Tân
Tạo, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh những sai sót kính mong Thầy, Cô và
các bạn góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 2
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công suất 1000m
3
/ngày đêm công ty Song Thủy.
Xác định các nguồn gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm của công ty. Thiết kế hệ thống xử lý
nước thải nhằm giảm thiểu tác hại môi trường.Yêu cầu là khi nước thải ra môi trường bên
ngoài theo tiêu chuẩn loại A theo QCVN24:2009BTNMT.
3. NỘI DUNG LUẬN VĂN
Công việc tính toán và thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty Song
Thủy cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Thu thập tài liệu tổng quan về ngành sản xuất và dữ liệu của nhà máy.
• Tìm hiểu thành phần và tính chất của nước thải dệt nhuộm.
• Tìm hiểu các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải ngành dệt nhuộm.
• Phân tích, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp với điều kiện
của nhà máy.
• Tính toán và thiết kế kỹ thuậ
t cho trạm xử lý nước thải.
Dự toán kinh tế cho phương án được đề xuất.
4.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ xử lý nước thải cho loại hình nước thải công
nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Nước thải dệt nhuộm tại Công ty Song Thủy – Tân Tạo.

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
• Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu môi trường liên quan.
• Phương pháp lựa chọn:
- Trên cơ sở động học của các quá trình xử lý cơ bản.
- Tổ
ng hợp số liệu.
MỞ ĐẦU
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 3
- Phân tích khả thi.
- Tính toán kinh tế.

Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 4
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ
CÔNG TY DỆT NHUỘM SONG THỦY

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM
1.1.1. Đặc điểm của ngành dệt nhuộm
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng có nhiều
thay đổi, bên cạnh những nhà máy xí nghiệp quốc doanh, ngày càng có nhiều xí nghiệp
mới ra đời. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các nhà máy đều nhập thiết bị, hoá chất từ
nhiều nước khác nhau:
-
Thiết bị: Mỹ, Đức, Nhật, Ba Lan, Ấn Độ, Đài Loan …
- Thuốc nhuộm: Nhật, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh …
- Hóa chất cơ bản: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam …

Với khối lượng lớn hóa chất sử dụng, nước thải ngành dệt nhuộm có mức ô nhiễm
cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi nền kinh tế phát triển mạnh đã xuất hiện
nhiều nhà máy, xí nghiệp với công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường.
1.1.2. Công nghệ sản xuất của ngành dệt nhuộm
1.1.2.1. Các loại nguyên liệu của ngành dệt nhuộm
Nguyên liệu cho các ngành dệt nhuộm chủ yếu là các loại sợi tự nhiên (sợi Cotton,
sợi tổng hợp (sợi Poly Ester) và sợi pha, trong đó:
- Sợi Cotton ( Co ): được kéo từ sợi bông vải có đặc tính hút ẩm cao, xốp,
bền trong môi trườ
ng kiềm, phân hủy trong môi trường axít. Vải dệt từ loại sợi này thích
hợp cho khí hậu nóng mùa hè. Tuy nhiên sợi còn lẫn nhiều sợi tạp chất như sáp, mày lông
và dễ nhăn .
- Sợi tổng hợp ( PE ): là sợi hóa học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá
trình tổng hợp các chất hữu cơ. Nó có đặc tính là hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt.
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 5
- Sợi pha ( sợi Poly ester kết hợp với sợi cotton): sợi pha này khi tạo thành sẽ
khắc phục được những nhược điểm của sợi tổng hợp và sợi tự nhiên.
1.1.2.2. Quy trình công nghệ tổng quát
Hình 1.1: Quy trình công nghệ tổng quát của nhà máy dệt nhuộm

a) Chuẩn bị nguyên liệu
Làm sạch nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu
Dệt , giũ hồ nấu
tẩy, giặt , làm bóng
Hồ sợi
Nhuộm

In
Cầm màu
Giặt
Hồ văng
Kiểm gấp
Đóng kiện
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 6
Nguyên liệu thường được đóng dưới dạng các kiện bông thô chứa các sợi bông có các
kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi, đất… Nguyên liệu bông thô
được đánh tung, làm sạch và trộn đều. Sau quá trình làm sạch bông dưới dạng các tấm
bông phẳng đều.
Chải
Các sợi bông được chải song song tạo thành sợi thô.
Kéo sợi đánh ống, mắc sợi
Kéo sợi thô để giảm kích thước sợi, tăng độ b
ền, quấn sợi vào các ống sợi thích hợp
cho việc dệt vải. Sợi con trong các ống nhỏ được đánh ống thành các quả to để chuẩn bị
dệt vải. Mắc sợi là dồn các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi.
Hồ sợi
Hồ sợi bằng hồ tinh bột và hồ biến tính để tạo màng hồ bao quanh sợi, tăng độ b
ền độ
trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải. Ngoài ra còn có dùng các loại hồ nhân
tạo như polyvinylalol ( PVA ), polyacrylat …
Chuẩn bị nhuộm
Đây là công đoạn tiền xử lý và quyết định các quá trình nhuộm về sau. Vải mộc được
tiền xử lý tốt mới đảm bảo được độ trắng cần thiết, đảm bảo cho thuốc nhuộm bám đều
lên mặt vải và gi

ữ được độ bền trên đó. Các công đoạn chuẩn bị nhuộm bao gồm: đốt
lông, rũ hồ, nấu tẩy …
Rũ hồ
Các loại vải mộc xuất ra khỏi phân xưởng dệt mang nhiều tạp chất thiên nhiên của sợi
bông, vải còn mang nhiều bụi dầu mỡ, lượng hồ đáng kể trong quá trình dệt. Do đó mục
đích của rũ hồ là dùng một số hoá chấ
t hủy bỏ lớp hồ này. Người ta thường dùng axít
loãng như axít sulfuric 0.5, bazơ loãng, men vi sinh vật, muối, các chất ngấm. Vải sau khi
rũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy.
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 7
Nấu vải
Mục đích của nấu vải là loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ sợi
như dầu mỡ sáp… Sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hóa
chất thuốc nhuộm cao hơn, vải mềm mại và đẹp hơn. Vải được nấu trong dung dịch kiềm
và các chất tẩy giặt ở áp su
ất cao ( 2-3 at ) và nhiệt độ cao ( 120
0
– 130
0
).
Tẩy trắng
Công đoạn này dùng để tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn, làm cho vải
có độ trắng theo yêu cầu. Các hóa chất thường sử dụng: Natriclorit NaClO
2
, Natri
Hypoclric ( NaClO )… và các chất phụ trợ như Na
2

SiO
3
, SlovaponN.
Công đoạn nhuộm
Mục đích là tạo ra những sắc màu khác nhau của vải. Để nhuộm vải người ta sử dụng
chủ yếu các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu
của vải. Phần thuốc nhuộm như không gắn vào vải mà theo dòng nước thải đi ra, phần
thuốc thải này phụ thuộc vào nhi
ều yếu tố như công nghệ, loại vải, độ màu yêu cầu…
• Sơ lược về thuốc nhuộm
+ Pigmen:
Là một số thuốc nhuộm hữu cơ không hòa tan và một số chất vô cơ có màu như các
bôxit và muối kim loại . Thông thường Pigment được dùng trong in hoa.
+ Thuốc nhuộm Azo:
Loại thuốc nhuộm này hiện nay đang được sản xuất rất nhiều, chiếm trên 50% lượng
thuốc nhuộm.

Đây là loại thuốc nhuộm có chứa một hay nhiều nhóm Azo: - N = N -, nó có các loại
sau:
- Thuốc nhuộm phân tán: là những hợp chất màu không tan trong nước
nên thường nhuộm cho loại sơ tổng hợp ghét nước.
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 8
- Thuốc nhuộm hoàn nguyên: là những hợp chất màu hữu cơ không tan
trong nước, có dạng R = C = O. Khi bị khử sẽ tan mạnh trong kiềm và hấp thụ mạnh vào
sơ, loại thuốc này cũng dễ bị thủy phân và oxy hóa về dạng không tan ban đầu.
- Thuốc nhuộm bazơ: là những hợp chất màu có cấu tạo khác nhau, hầu
hết là các muối clorua, oxalate hoặc muối kép của các bazơ hứa cơ. Khi axít hoà tan,

chúng phân ly thành các cation mang màu và anion không mang màu.
- Thu
ốc nhuộm axít: khi hòa tan trong nước, bắt màu vào xơ trong môi
trường axít. Thuốc này thường dùng để nhuộm len và tơ tằm.
- Thuốc nhuộm trực tiếp: là những hợp chất màu hòa tan trong nước, có
khả năng tự bắt màu vào xơ xenlulozơ nhờ các lực hấp phụ trong môi trường trung tính
hoặc kiềm.
- Thuốc nhuộm hoạt tính: là những hợp chất màu mà trong phân tử có
chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện các mố
i liên kết hoá trị với xơ.
+ Thuốc nhuộm lưu huỳnh:
Là những hợp chất màu không tan trong nước và một số dung môi hữu cơ nhưng tan
trong môi trường kiềm. Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt để nhuộm vải
từ xơ xenlulo, không nhuộm được len và tơ tằm vì dung dịch nhuộm có tính kiềm mạnh.
+ Chất tẩy trắng quang học:
Là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu ho
ặc không có màu vàng nhạt, có
ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp thụ một
số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím.
Một số tên gọi tương ứng của các thuốc nhuộm đang dùng trong thực tế ở nước ta và
trên thế giới:
• Phạm vi sử dụng thuốc
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 9
Thuốc nhuộm trong dịch nhuộm có thể ở dạng hòa tan hay phân tán, và mỗi loại
thuốc nhuộm khác nhau sẽ thích hợp cho từng loại vải khác nhau. Để nhuộm vải từ những
nguyên liệu ưa nước, người ta dùng thuốc nhuộm hòa tan trong nước. Các loại thuốc
nhuộm này sẽ khuếch tán và gắn màng vào xơ sợi nhờ các lực liên kết hóa lý( thuốc

nhuộm trực tiếp), liên kết ion (thuốc nhuộm axí, bazơ), liên kết
đồng hóa trị (thuốc
nhuộm hoạt tính). Còn để nhuộm vải từ những nguyên liệu sợi kỵ nước như sợi tổng hợp
thì người ta thường dùng thuốc nhuộm không tan trong nước (thuốc nhuộm phân tán).
Đối với các loại vải dệt từ sợi pha thì có thể chia làm hai lần, mỗi lần nhuộm một
thành phần hay nhuộm một lần cho cả hai thành phần.
• Mức độ gắn màu c
ủa các loại thuốc nhuộm
Khi nhuộm vải thì quá trình nhuộm vải xảy ra theo 4 bước:
- Di chuyển các phân tử thuốc nhuộm đến bề mặt sợi.
- Gắn màu vào bề mặt sợi.
- Khuếch tán màu vào bề mặt sợi, quá trình này xảy ra chậm hơn so với
quá trình trên.
- Cố định màu vào sợi.
Để tăng hiệu quả quá trình nhuộm, các hóa chất sử dụng để phụ trợ
cho quá trình
nhuộm như các loại axít H
2
SO
4
, CH
3
COOH, các muối Natri sulfat, muối Amôni, các chất
cầm màu như Syntephix, Tinofix.
e) Công đoạn in hoa
In hoa là tạo ra các vân hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vải trắng hoặc vải màu
bằng hồ in.
Hồ in là một loại hỗn hợp các loại thuốc nhuộm ở dạng hòa tan hay pigment dung
môi. Các loại thuốc nhuộm dùng cho in hoa như pigment, hoạt tính, hoàn nguyên, azo
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy

GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 10
không tan và indigozol. Hồ in có nhiều loại như hồ tinh bột, dextrin, hồ liganit natri, hồ
nhũ tương hay hồ nhũ hóa tổng hợp.
+ Hồ tinh bột:
- Tinh bột: 199 g
- Nước: 987 g
- HCL 28%: 1.5 g
- CH
3
COONa: 1.5g
+Hồ dextrin:
- British gum D: 500g
- Nước: 500g
Hồ dextrin được dùng để in thuốc nhuộm hoàn nguyên và in phá gắn màu
+ Hồ nhũ tương:
- Chất nhũ tương dispersal PR 8 – 15g
- Nước: 185 – 192g
Khuấy đều để nguội, trong lúc khuấy tốc độ cao cho thêm vào xăng công nghệ hay
dầu khác 800g, tiếp tục khuấy cho đến khi hồ đồng nhất.
f) Công đoạn sau in hoa
Cao ôn:
Sau khi in, vải được cao ôn để cầm màu:
Thu
ốc hoạt tính: 150
0
C trong 5 phút.
Thuốc pigment: 140
0

C - 150
0
C trong 3 phút.
Thuốc nhuộm phân tán: 215
0
C.
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 11
Giặt:
Sau khi nhuộm và in vải được giặt nóng và lạnh nhiều lần để loại bỏ tạp chất hay
thuốc nhuộm, in dư trên vải.
Đối với thốc nhuộm hoạt tính: 4 lần.
Đối với thuốc nhuộm pigment: 2 lần.
Đối với thuốc nhuộm phân tán: 2 lần.
g) Công đoạn văng khổ hoàn tất
Văng khổ hay hoàn tất vải với mục đích ổn đị
nh kích thước vải, chống nhàu và ổn
định nhiệt, trong đó sử dụng một số hóa chất chống màu, chất làm mềm và hóa chất như
mêtylit, axít axetic, formaldehyt…
Ngoài công nghệ xử lý cơ học, người ta còn kết hợp với việc xử lý hóa học.
+ Mặt hàng in bông 100% cotton:
- Finish KVS 40g/l: chống nhàu và nhăn vải.
- Ceramine HCL 10g/l: làm mềm vải.
- Slovapon N 0.1g/l: tăng khả năng thấm hóa chất.
+ Mặt hàng in bông PE/Co:
- Polysol S5 1g/l: chống nhàu và nh
ăn vải.
- Repellan 77 10g/l: làm mềm vải sợi PE.

- Softener NN 5g/l: làm mềm vải sợi Co.
- Slovapon N 0.1g/l: tăng khả năng thấm hóa chất.
+ Mặt hàng nhuộm 100% cotton:
- Finish PU 20g/l.
- Calalyst PU 1g/l.
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 12
+ Mặt hàng nhuộm PE/Co:
- Hồ mềm: giống như bông PE/Co.
- Repellan HYN 40g/l: chất béo để tạo savon, làm mềm vải.
- Al
2
(S0
4
)
3
2g/l: muối làm tác nhân savon hóa. Mặt hàng in bông có
diện tích ăn mòn nhỏ cần tăng độ trắng.
- Leucophor BRB 2g/l: chất hoạt quang.
- Cibaoron BBlue 0.02g/l: màu hoạt tính.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT NHUỘM SONG THỦY
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty TNHH-SX-TM-XNK Song Thủy H.K là một Doanh nghiệp tư nhân, hoạch
toán độc lập, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dệt – nhuộm – hoàn tất vải mua bán
trong và ngoài nước.
Giấy phép kinh doanh số: 4102020455 ngày 02 tháng 03 n
ăm 2004 do Sở kế hoạch
và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH-SX-TM-XNK Song Thủy H.K.
Tên Tiếng Anh: SONG THUY H.K MANUFACTURING – TRADING
IMPORT EXPORT CO. LTD
Tên viết tắt: SOTHUTEX.
Địa chỉ: Lô 5, đường Tân Tạo, khu Công nghiệp Tân Tạo, quận Bình
Tân, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 3754 2721~22~23.
Fax: (84-8) 3754 2724.
Email:

Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 13
Công ty TNHH-SX-TM-XNK Song Thủy H.K sau hơn 5 năm, với sự phấn đấu và nổ
lực của tập thể cán bộ, công nhân viên (CB-CNV), cùng với sự giúp đỡ của Ban ngành
các cấp Công ty đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, đề ra những biện pháp tích cực,
phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội gắn liền với thị trường. Đồng thời mở rộng mối
quan hệ trong và tăng cường hợp tác đối v
ới các đối tác nước ngoài nhằm tạo uy tín và
thương hiệu của ngành dệt, nhuộm trên thị trường.
1.2.2. Ngành nghề, chức năng và nhiệm vụ của công ty Song Thủy
1.2.2.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Được quyền sản xuất kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm đã dăng ký kinh doanh.
Kinh doanh ngành dệt – nhuộm – hoàn tất vải thành phẩm mua bán trong và ngoài
nước.
1.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH-SX-TM-XNK Song Thủy H.K
là đơn vị được quyền sản xuất kinh
doanh các mặt hàng, sản phẩm đã đăng ký kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các kế hoạch

cung ứng hàng hoá của nhà nước giao. Bảo toàn và phát triển vốn được giao, tạo hiệu quả
kinh tế xã hội, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng nền tảng Công ty cho ngày
càng phát triển vững chắc.
Thực hiện phân phối theo lao
động trên cơ sở hiệu quả kinh tế và doanh lợi của Công
ty đạt được, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên, đảm bảo mức
sống tối thiểu ngày càng được cải thiện cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch nâng cao
trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực tổ chức quản lý
của cán bộ công nhân viên.
Bảo vệ cơ sở vật ch
ất và môi trường, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung
thực theo chế độ kế toán hiện hành.
Với chức năng, nhiệm vụ và những mục tiêu trên Công ty TNHH-SX-TM-XNK Song
Thủy H.K đang cố gắng hơn nữa từng bước cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 14
vật chất kỹ thuật với trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn nhằm phục vụ tốt hơn cho
khách hàng về mặt chất lượng cũng như về giá cả cạnh tranh trên thị trường nhằm phù
hợp với thị trường kinh doanh.
Công ty đã phấn đấu đầu tư xây dựng thêm một công trình mới “lò than tải nhiệt”.
Đây là hạng mục đầu tư trên hàng chục tỷ
đồng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp
giá thành sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tạo ra lợi thế về sự cạnh tranh giá giữa các
Doanh nghiệp cùng ngành nghề.
Với phương châm: “Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
tốt hơn”. Vì vậy mà công ty luôn tổ chức những buổi tập huấn cho CB-CNV hiểu rõ hơn
về quy trình sản xuất, nắm bắt đượ
c công việc cụ thể, rõ ràng để linh hoạt thay đổi khi có

sự cố kỹ thuật xảy ra.













Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 15
1.2.3. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của công ty Song Thủy

Thuyết minh quy trình sản xuất
Vải sau khi dệt xong (vải mộc) được phân thành từng mẻ khối lượng từ 180-200kg
(9-10 cây vải), sau đó được công nhân đưa qua máy luộc thực chất là quá trình lộn vải
nhằm đảo ngược mặt trái của vải ra ngoài. Các đầu cây vải sẽ được may nối với nhau
thành một thể thống nhất trước khi
đưa vào hấp bằng nước nhằm làm giản nở các sợi vải.
Sau khi hấp xong mẻ vải sẽ được đưa đến công đoạn giặt tẩy, tại đây vải sẽ được loại bỏ
những tạp chất nhờ vào hỗn hợp nhiều hóa chất. Sau đó vải sẽ được nhuộm màu theo yêu
cầu của khách hàng.
Vải mộc

Luộc, hấp
Giặt tẩy
Nhuộm
Ly tâm
Định hình
Đóng gói
V
ải
thành phẩm
Than cám
Lò hơi
Hơi
Thuốc nhuộm
Hơi
Nước thải
Trợ chất nhuộm Nước thải chứa hóa chất
Hơi
Nước thải chứa thuốc nhuộm
Hình 1.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của Công ty Song Thủy
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy
GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 16
Sau khi nhuộm được màu thì vải sẽ được đưa qua máy ly tâm nhằm loại bỏ phần lớn
lượng nước còn trong vải, sau đó đưa qua máy định hình nhằm định dạng khổ vải và làm
được mình hàng đạt được yêu cầu của khách đặt hàng.
Cuối cùng sau khi có được những sản phẩm đạt yêu cầu thì vải sẽ được đóng gói
thành từng cây vải và giao cho khách hàng.
Các hóa chất sử dụng trong tiền xử lý - nhuộm và hoàn tất
Bảng 1.1.Một số chất trợ trong quá trình nhuộm và hoàn tất.

Tên Mã hiệu Công dụng
SUMORL CK-1
Giặt, tiền xử lý và tẩy trắng các loại vải đặc biệt cho
cotton.
NEOCRYSTAL 170
Chất càng hoá và phân tán tiền xử lý (môi trường
kiềm).
NEORATE PH-150 Chất ổn định H
2
O
2
khi tẩy trắng.
TEXPORT D-900 Chất bôi trơn chống gãy mặt và làm mềm cotton.
NEOSRYSTAL 200-VN
Đều màu và càng hóa trong nhuộm Hoạt Tính, Trực
Tiếp
LIPOTAL RK-VN Chất giặt sau nhuộm Hoạt Tính, Cotton.
NEOFIX R-525 Cầm màu sau nhuộm Hoạt Tính, Cotton, Trực Tiếp.
SUNMORL SR-VN
Giặt tiền xử lý, làm trắng , tẩy dầu máy, dầu silicone
cho các loại vải: Polyester, Nylon, vải Spandex tổng
hợp, Cotton.
SUNSOLT RM-340 Đều màu, phân tán cho Polyester.
TEXPORT D-600 Chất chống nhăn, chống gãy mặt.
TEXPORT SN-10
Chất kháng khí, tăng ngẩm màu cho vải dệ
t có mật
độ dày.
SUNSOLT LM-17 Chất sửa lỗi vải nhuộm không đều màu cho PES.
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy

GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 17
SUNMORL RC-1 Chất giặt khử sau nhuộm PES.
NICEPOLE PR-99 Tăng ngấm, làm mềm vải, kháng tĩnh điện.

1.2.4. Các nguồn gây ô nhiễm từ sự hoạt động của công ty
1.2.4.1. Ô nhiễm không khí
Công ty sử dụng than cám 4 để làm nguồn nhiên liệu đốt lò hơi với lượng than sử
dụng 8 – 9 tấn/ngày. Do đó khí thải sinh ra trong quá trình đốt chủ yếu là bụi và tro than.
Bên cạnh đó công ty có sử dụng máy đốt lông vải cũng làm phát sinh lượng bụi đáng kể.
1.2.4.2. Ô nhiễm do tiếng ồn, rung và nhiệt thừa
Ô nhiễm do tiếng ồn, rung
Hoạt động của công ty phát sinh tiếng ồn do hoạt động của các máy móc, thiết bị
như: lò hơi, máy nén khí,…; phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm… (độ ồn có thể đạt đến 90 dBA trong phân xưởng sản xuất).
Ô nhiễm do nhiệt thừa
Nhiệt thừa sinh ra do sự truyền nhiệt qua thành lò hơi, lò nước nóng, hệ thống ống
dẫn hơi, máy sấy, ủi, thành thiết bị của các máy móc sử dụng nhiệt và đường ống dẫn hơi
nóng đi kèm. Nhiệt độ cao gây nên những biến đổi về sinh lý cơ thể như đổ mồ hôi kèm
theo mất một số loại muối khoáng như các ion K, Na, Ca, I, Fe và một số chấ
t dinh
dưỡng khác. Rối loạn bệnh lý thường gặp khi làm việc ở nhiệt độ cao là chứng say nóng,
co giật.
1.2.4.3. Ô nhiễm do nước thải
Ô nhiễm nước mưa chảy tràn
Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường, khi chưa xây dựng nhà máy,
mưa xuống sẽ tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy ra suối, sông hoặc phần lớn thấm
trực tiếp xuống đất. Khi nhà máy được xây dựng lên, mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Song Thủy

GVHD: ThS. Nguyễn Chí Hiếu
SVTH : Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Trang 18
làm mất khả năng thấm nước, ngoài ra, nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực Công
ty sẽ cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống đường thoát nước, tạo ảnh hưởng xấu
đến môi trường.
Ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Số lượng công nhân viên Công ty là 100 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt vào
khoảng 10 m
3
/ngày (với định mức được tính toán là 100 lít/người/ngày). Nước thải sinh
hoạt được đưa qua hầm tự hoại rồi vào cống chung của nhà máy.
Đặc trưng của loại nước thải này là có nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ (từ nhà bếp), nồng
độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh) nếu không được tập trung và xử lý thì cũng sẽ ảnh
hưởng xấu đến nguồn nước b
ề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ
bị phân hủy gây ra mùi hôi thối.
Ô nhiễm nước thải công nghệ
Nguồn phát sinh
Nước thải công nghệ chủ yếu phát sinh từ các công đoạn giặt, nhuộm, trung hòa,
vắt Ngoài ra, nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị, vệ sinh nhà
xưởng, nước xả lò hơi, nước từ phòng thí nghiệm
Lưu lượng nước thải
Tổng lưu lượng nước thải công nghệ của Công ty khoảng 1000 m
3
/ngày.
Tính chất của nước thải công nghệ
Bảng: Kết quả phân tích mẫu nước cuối đường ống của nhà máy:

THÔNG SỐ ĐƠN VỊ KẾT QUẢ

COD
BOD
5
TSS
Độ màu
Tổng N
Tổng P
Nhiệt độ
mg/l
mg/l
mg/l
Pt- Co
mg/l
mg/l
o
C
760
540
200
1200
2.5
1.25
40 – 50
o
C

×