ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2/3 diện tích
là đất đồi núi, nên nguồn tài nguyên rừng nước ta rất giàu có, đa dạng và
phong phú. Với lợi thế đó, tài nguyên rừng đã đóng góp những giá trị không
nhỏ cho công cuộc kháng chiến và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sau
một thời gian dài khai thác và tàn phá, nguồn tài nguyên rừng nước ta đã bị
suy giảm một cách nghiêm trọng cả về chất lượng và số lượng. Các loài cây
gỗ quý của nước ta dần bị suy giảm và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Cẩm lai vú là loài cây họ Đậu được xếp vào nhóm gỗ loại I đang trở
nên hiếm dần. Được xem là loài cây đặc hữu của Việt Nam chúng cần được
nghiên cứu để thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt diệt. Hiện nay ở Việt Nam cây mọc
tự nhiên trong các tỉnh phía Nam như: Gia Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, Lâm
Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh…
Nói đến cây rừng chúng ta thường liên tưởng tới khả năng giữ nước
hay cung cấp ôxi… nhưng để có được những khả năng đó chúng phải chịu tác
động của rất nhiều yếu tố trong và ngoài Trái đất. Nhưng để hiểu về sự tác
động đó có ảnh hưởng như thế nào đến cây rừng, quan hệ giữa chúng ra sao
thì thật không đơn giản.
Cẩm lai vú nói riêng và cây rừng nói chung luôn chịu ảnh hưởng của
các điều kiện tự nhiên. Để phát triển và lựa chọn vùng trồng thích hợp cho
loài cây này cần phải nắm rõ được tính quy luật sinh trưởng của loài cây cũng
như mối quan hệ của nó với các yếu tố khí hậu.
Ngoài ra sự sinh trưởng của cây rừng không chỉ chịu ảnh hưởng của
các điều kiện khí hậu hiện tại mà còn chịu ảnh hưởng của cả điều kiện khí hậu
của một vài năm trước, sự ảnh hưởng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đặc
điểm vùng địa lý.
Trên thế giới cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
tính quy luật của cây rừng. Phần lớn đều cho rằng tính quy luật không chỉ phổ
biến với cây rừng mà với tất cả các hiện tượng tự nhiên trên trái đất và bên
ngoài Vũ trụ.
1
Cho đến nay tại Việt Nam việc nghiên cứu quy luật biến động vòng
năm để tìm ra mối quan hệ giữa cây rừng và với các yếu tố hậu cũng rất ít.
Các vấn đề nghiên cứu còn chưa sâu.
Để góp phần trả lời cũng như làm rõ các vấn đề trên chúng tôi đã tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu quy luật biến động vòng năm của loài Cẩm lai vú
(Dalbergia oliver Pierre) tại vườn quốc gia Yok Đôn - Đăk Lăk” .
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu vòng năm trên thế giới.
Trên thế giới trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên
cứu về mối liên hệ giữa bề rộng vòng năm và biến đổi của các chỉ tiêu khí
hậu, xác định đặc điểm sinh thái của cây rừng. Các tác giả đã cùng đi tới kết
luận quan trọng là: biến đổi bề rộng vòng năm đồng điệu với chu kỳ biến đổi
khí hậu, nghiên cứu quy luật biến động vòng năm có thể xác định về định tính
cũng như định lượng các nhân tố sinh thái giới hạn sinh trưởng của cây rừng.
Từ xa xưa, con người đã nhận thấy rằng bề rộng vòng năm của cây gỗ
không ổn định mà biến đổi phù hợp với sự biến đổi phù hợp của môi trường.
Vào thế kỷ thứ 15, nhà bác học cổ Hy Lạp Leonade Vinci đã nhận thấy
sự sinh trưởng của cây rừng ở vùng khô hạn biến đổi theo những chu kỳ phụ
thuộc vào lượng mưa(Bitvinskas, 1974).
Trong những năm 1860- 1867, khi nghiên cứu ở lưu vực sông Enhixay,
A. Miden xác nhận: càng lên phương Bắc, nhiệt độ không khí càng giảm và
phù hợp với nó, sinh trưởng cũng giảm theo. A. N. Beketop khi nghiên cứu
địa điểm trồng cây gỗ đóng tàu thuyền đã nhận thấy rằng, ảnh hưởng của các
nhân tố khí hậu đến sinh trưởng rất rõ rệt (Bitvinkas, 1974). A.
Pakronhin(1869) khi nghiên cứu phương pháp xử lý vòng năm đã đề nghị đo
bề rộng vòng năm theo hai đường kính vuông góc nhau. Ông cho rằng ảnh
hưởng đến bề rộng vòng năm bao gồm các yếu tố khí hậu, tuổi cây, côn trùng,
lửa rừng…
Năm 1892, T. N. Svedop khi nghiên cứu đặc điểm biến động vòng năm
hai cây keo trắng ở một công viên thuộc Odecxa nhận thấy sự phù hợp chặt
chẽ của bề rộng vòng năm với lượng mưa năm. Những vòng năm hẹp nhất
được hình thành trong những năm hạn và lặp lại với chu kỳ 9 năm. Ông kết
3
luận rằng: Nghiên cứu quy luật biến động vòng năm có thể dự báo được các
hiện tượng của thời tiết.
Đầu thế kỷ 20, A. F. Duglas đã tiến hành nghiên cứu với số lượng rất
lớn vòng năm ở các cây có tuổi thọ dài và của các mẫu gỗ thu nhập trong
những kiến trúc cổ ở Mỹ đã kết luận rằng: biến động của bề rộng vòng năm
thể hiện tính chu kỳ của tự nhiên mà trước hết là chu kỳ hoạt động của mặt
trời(Schulman, 1956). Ở Mỹ, các nhà khoa học đã sử dụng số lượng lớn vòng
năm và kỹ thuật tính toán hiện đại để tìm mối liên hệ định lượng giữa biến
động các hiện tượng tự nhiên và biến động vòng năm cây gỗ.
E. Schulman (1956) đã chỉ ra khả năng đánh giá xác suất xảy ra hạn
hán trong các thời kỳ khác nhau ở những vùng khô hạn miền tây nước Mỹ và
tầm quan trọng của công việc nghiên cứu vòng năm trong kiêm tra lý thuyết
biến động khí hậu. Ông cũng xác lập được phương trình tương quan giữa bề
rộng vòng năm với mực nước sông Colorado, hệ số tương quan xác định được
là 0,7. Ở Mỹ, những tài liệu và kết quả nghiên cứu vòng năm được công bố
đều đặn do phòng thí nghiệm nghiên cứu vòng năm của trường đại học tổng
hợp Aizon.
V. E. Rudacop(1951 – Liên Xô) từ kết quả nghiên cứu vòng năm, nhận
thấy cây gỗ có thể coi là “máy tự ghi” điều kiện tự nhiên. Áp dụng phương
pháp chỉ số tương đối của Rudacop, các nhà nghiên cứu đã sử dụng vòng năm
trong nhiều lĩnh vực khác như địa vật lý, khí hậu học, sinh thái học, lâm học
v.v…
Những thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu vòng năm được thể hiện
như sau:
Nhờ sử dụng phương pháp ghép chéo vòng năm và phương pháp cacbon
phóng xạ các tác giả đã xây dựng được những dãy dài các vòng năm. Đây là
những tài liệu cho phép kéo dài các dãy quan trắc điều kiện tự nhiên về những
thế kỷ trước. Ở Mỹ với việc sử dụng mẫu vòng năm của các cây thông vàng
người ta đã lập được những dãy dài trên 4000 vòng năm, dãy dài nhất tới
4
7167 vòng năm. Ở Châu Âu người ta đã lập được những dãy dài trên 1000
vòng năm, đã xác lập được liên hệ của bề rộng vòng năm với nhiều yếu tố tự
nhiên. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để nội suy điều kiện tự nhiên trong
quá khứ, dự báo biến động của nó cũng như sinh trưởng cây rừng trong tương
lai.
Phát hiện được quy luật liên quan giữa biến động của sinh trưởng cây
rừng với biến động của điều kiện khí hậu. Các nhà khoa học nhận thấy rằng
ảnh hưởng đến sinh trưởng cây gỗ không chỉ có điều kiện khí hậu hiện tại mà
cả điều kiện khí hậu của một số năm trước. Ngoài ra, ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên đến sinh trưởng cây rừng thường phức tạp, phụ thuộc vào đặc điểm
của từng vùng địa lý, từng địa phương (Fritts, 1976; Monchanov, 1976).
N. M. Boxeva (1986) đã xác lập được hê số tương quan giữa chỉ số
tương đối của sinh trưởng và tổng hợp mưa từ tháng 6 đến tháng 8 là 0.7 và
với nhiệt độ tháng 7 là 0,76.
T. T. Bininskoe (1974); B. I. Kolumos (1966 ) ; C. M. Olenhin (1977;
E.E komin (1978) ; V. H. Lovelius(1972) đã chỉ ra rằng: Hoạt động của mặt
trời là nhân tố tự nhiên ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng cây rừng.
Nhìn chung kết quả nghiên cứu quy luật biến động có tính chu kỳ nhiều
năm của vòng năm cây gỗ ở các nước châu Âu, châu Mỹ cho thấy: trong biến
động của sinh trưởng cây rừng thể rõ tính chu kỳ và nó được quy định bởi
tính chu kỳ của hoạt động mặt trời, chu kỳ của hoạt động măt trời kéo theo
chu kỳ của các quá trình sinh học khác của rừng. Các nghiên cứu cũng cho
thấy có thể dự báo được các quá trình diễn ra trong hệ sinh thái rừng trên kết
quả phân tích tính chu kỳ của bản thân các quá trình ấy, hay kết quả phân tích
tính chu kỳ của các quá trình tự nhiên và mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng với
các hiện tượng diễn ra trong hệ sinh thái rừng.
5
1.2. Tại Việt Nam
Trước đây nước ta, vòng năm được sử dụng trong lĩnh vực điều tra
rừng. Người ta sử dụng vòng năm như một tư liệu quan trọng để nghiên cứu
quy luật biến động vòng năm theo tuổi của cá thể và quần thể rừng. Kết quả
nghiên cứu được vận dụng vào xây dựng các phương pháp dự báo sinh trưởng
theo tuổi của cây rừng và lâm phần (Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao,1992).
Trong những năm trở lại đây người ta đã bắt đầu áp dụng phương pháp
phân tích vòng năm vào nghiên cứu sinh thái rừng. Bộ môn Quản lý tài
nguyên và môi trường thuộc trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đã nghiên
cứu ảnh hưởng của các chỉ tiêu khí hậu đến sinh trưởng một số loài cây rừng
phổ biến ở Việt Nam như: thông, pơmu, trám…
Đinh Quỳnh Phương (1993) khi nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ hoạt
động của mặt trời đến tăng trưởng thông đuôi ngựa ở lâm trường Ba Vì đã kết
luận: biến động vòng năm thông đuôi ngựa ở Ba Vì mang tính chu kỳ, độ dài
trung bình các chu kỳ là 10,75 năm. Tác giả chứng minh liên hệ chặt chẽ của
các chu kỳ tăng trưởng của cây rừng với chu kỳ hoạt động của mặt trời. Liên
hệ tăng trưởng và hoạt động của mặt trời ở nửa đầu của chu kỳ có dạng hàm
logarit với hệ số tương quan r = 0,98, ở nửa sau của chu kỳ có dạng hàm
parapol với hệ số tương quan chặt r = 0,99.
Nguyễn Diệu Phương (1995) với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá sớm khả
năng sinh trưởng thông đuôi ngựa tại Tam Đảo- Vĩnh Phúc” đã bước đầu kết
luận rằng: khả năng sinh trưởng cây rừng càng cao thì bề rộng vòng năm càng
ổn định, hệ số biến động bề rộng vòng năm càng thấp. Bề rộng vòng năm của
cây giảm theo tuổi, ở những cây có khả năng sinh trưởng cao, bề rộng vòng
năm trong giai đoạn tuổi non có xu hướng tăng lên, khả năng sinh trưởng của
cây rừng càng cao thì tốc độ và thời gian kéo dài xu hướng tăng lên, của bề
rộng vòng năm càng lớn. Trong quá trình phát triển của rừng có hiện tượng
cây chuyển từ cấp sinh trưởng sinh trưởng này sang cấp sinh trưởng khác.
Những cây có phẩm chất tốt có khả năng chuyển từ cấp thấp lên cấp cao và
6
ngược lại. Xu hướng tăng lên hay giảm đi của bề rộng vòng năm là các chỉ
tiêu đặc trưng cho khả năng sinh trưởng của cây rừng, những chỉ tiêu này
không phụ thuộc vào tuổi cây mà chỉ phụ thuộc vào phẩm chất di truyền của
nó.
Nguyễn Sơn Lai (1994), Phạm Mạnh Hà (1994). Khi nghiên cứu mối
quan hệ của các chỉ tiêu khí hậu và cường độ hoạt động của mặt trời với biến
động vòng năm cây thông đuôi ngựa đã thu được một số kết quả sau: Biến
động của bề rộng vòng năm có xu hướng giảm theo tuổi, mức độ giảm theo
tuổi phụ thuộc vào cấp sinh trưởng của cây rừng. Mức độ liên hệ giữa biến
động vòng năm với các chỉ tiêu khí hậu giảm dần từ cấp sinh trưởng cao đến
cấp sinh trưởng thấp. Có thể sử dụng hệ số biến động bề rộng vòng năm làm
chỉ tiêu phản ánh cường độ phân hóa cây rừng. Biến đổi của hệ số biến động
bề rộng vòng năm thể hiện rõ tính nhịp điệu, với độ dài chu kỳ từ 8- 11 năm
và tương đối phù hợp với nhịp điệu biến đổi của cường độ hoạt động mặt trời.
Nguyễn Thị Khánh (1997) đã khẳng định bề rộng vòng năm cây Pơ mu
biến động với các nhịp điệu 12 năm, 20 năm, 27- 30 năm. Độ dài chu kỳ 12
năm cây pơ mu biến đổi theo quy luật hàm tuần hoàn, có thể mô phỏng sự
biến đó bằng hàm số. Tác giả đã sử dụng hàm chu kỳ để dự đoán chỉ số tương
đối của bề rộng vòng năm…
Trần Thị Tuyết Hằng (1998) với đề tài: “Nghiên cứu nhịp điệu sinh
trưởng đường kính thông đuôi ngựa dưới ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu
nhằm phục vụ cho kinh doanh rừng trồng tại lâm trường Tam Đảo – Vĩnh
Phúc” đã phát hiện tính nhịp điệu của sinh trưởng và phân hóa của cây rừng
trong các lâm phần thông đuôi ngựa, xác định mối quan hệ định lượng của
chúng với biến động khí hậu và cường độ hoạt động của mặt trời.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước đều sử dụng phương pháp phân tích vòng năm để nghiên cứu mối quan
hệ giữa các chỉ tiêu khí hậu, cường độ hoạt động của mặt trời với sinh trưởng
7
cây rừng. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu đã khẳng định được một số
điểm sau:
- Biến động của bề rộng vòng năm cây rừng chịu ảnh hưởng của biến động
khí hậu và cường độ hoạt động mặt trời.
- Mức độ tác động của hoạt động mặt trời đến sinh trưởng cây rừng có liên
quan đến đặc điểm sinh học của loài, đặc điểm lâm học của lâm phần, điều
kiện địa phương, v.v…
Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định ưu điểm của việc sử dụng vòng năm
trong nghiên cứu sinh thái rừng. Vòng năm có khả năng cung cấp thông tin về
mối quan hệ của cây rừng với nhiều yếu tố sinh thái trên mặt đất và vũ trụ.
8
CHƯƠNG II
MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ quy luật biến động vòng
năm của loài Cẩm lai vú, đồng thời làm rõ mối quan hệ của biến động vòng
năm với các yếu tố khí hậu, từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và
phát triển loài Cẩm lai vú.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc vòng năm của loài Cẩm lai vú
2.2.2. Nghiên cứu quy luật biến động bề rộng vòng năm.
2.2.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động vòng năm với các yếu tố
khí hậu và cường độ hoạt động của mặt trời.
2.2.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu để lựa chọn vùng trồng thích hợp
cho sự phát triển của loài Cẩm lai vú.
2.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là loài Cẩm lai vú
Cẩm lai vú có tên la tinh là: Dalbergia oliver Pierre,1898, Thuộc Họ
Đậu : Fabaceae, Bộ: Đậu Fabales.
Cẩm lai vú là loài cây họ Đậu được xếp vào nhóm gỗ loại I đang trở
nên hiếm dần. Cần được nghiên cứu bảo vệ để thoát khỏi nguy cơ bị tiêu diệt.
Là loài cây đặc hữu ở Việt Nam. Ở Việt Nam cây mọc tự nhiên trong các tỉnh
phía Nam như: Gia Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây
Ninh… Cẩm lai vú là loài cây gỗ lớn, cao 20-25 m, đường kính 40 – 60 cm.
Thân tròn thẳng. Vỏ màu xám nâu, nhiều vết loang trắng. Vết vỏ đẽo dày màu
vàng nhạt, có mùi sắn dây. Tán cây xoè rộng, cành lớn và thưa. Cành non
nhẵn, nhiều đốm sần sùi. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 10-
18cm. Cuống dài 9-13cm màu lục, có cạnh, mang 9-13 lá chét. Lá chét hình
trứng trái xoan, đầu nhọn dần, đuôi gần tròn, dài 3-3.5cm, rộng 1-1.4cm, mặt
9
trên xanh thẫm nhẵn bóng, mặt dưới nhạt hơn, gân bên 5-6 đôi. Cuống lá chét
dài 4-5mm. Lá kèm sớm rụng.
Hoa tự hình xim hai ngả tập trung thành ngù hoặc viên chuỳ ở đầu
cành. Hoa lưỡng tính không đều. Đài hợp hình ống, mép có 5 thuỳ tạo thành 2
môi. Tràng vàng trắng xanh, 5 cánh có móng. Nhị 10 xếp thành 2 bó. Bầu phủ
long, vòi nhuỵ dài.
Quả đậu bẹt, mỏng, mang 1-2 hạt, quả dài 5-9cm, rộng 2,5-3,5cm, đầu
và đuôi nhọn dần, mép quả mỏng thành cánh, nơi có hạt nổi gồ lên thành núm
dày. Quả non xanh lục, khi chín màu nâu không tự nứt.
Cẩm lai vú là loài cây mọc tương đối chậm. Mọc rải rác trong rừng rậm
nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa, ở độ cao thường không
quá 900m. Mùa hoa tháng 5-6, quả chín tháng 8-11. Cây ưu sáng thường
chiếm tầng cao của tán rừng, mọc tốt trên đất Ba dan vàng đỏ hoặc bồi tụ tầng
dày. Gỗ cây Cẩm lai vú có màu vàng nhạt, lõi nâu đỏ có vân đen, không bị
mối mọt. Thường dùng gỗ Cẩm lai vú đóng đồ quý và đồ mỹ nghệ.
Cẩm lai vú là loài cây đặc hữu của Việt Nam, có giá trị cao về nguồn
gen trong bảo tồn đa dạng sinh học. Là cây gỗ nhỡ quý hiếm và có giá trị sử
dụng cao, tính chất cơ lí của gỗ đều tốt, gỗ bền, có vân hoa đẹp. Là loài gỗ
đang trở lên hiếm dần,giá gỗ Cẩm lai 80-100 triệu /m3, thường dùng gỗ cẩm
lai đóng đồ dùng cao cấp, đồ mỹ nghệ, gỗ có giá trị xuất khẩu cao.
Hiểu được điều đó trong những năm trở lại đây Cẩm lai vú bị khai thác
triệt để cả về số lượng và trữ lượng đã làm cho loài cây này đang có nguy cơ
tuyệt chủng ngoài tự nhiên, do đó loài cây này đã được đưa vào mức độ đe
dọa cấp IV. Trong những năm trở lại đây loài cây này đang được đưa vào
nhân giống và gây trồng nhằm bảo tồn và phát triển loài Cẩm lai vú, một loài
được coi là loài gỗ quý nhóm I của Việt Nam
10
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận
Sự hình thành vòng năm là kết quả hoạt động sống của thực vật thân gỗ
trong quá trình đồng hóa điều kiện ngoại cảnh. Mọi biến đổi về về đặc điểm
cũng như tính chẩt vật lý và hóa học của vòng năm đều bị chi phối bởi điều
kiện hoàn cảnh trong thời gian hình thành nó. Đặc điểm cấu trúc vừa là sản
phẩm tác động biến đổi của hoàn cảnh vừa là tấm gương phản ánh những biến
đổi đó. Vì vậy khi phân tích đặc điểm cấu trúc vòng năm không những có thể
làm sáng tỏ những biến động hoàn cảnh đã xảy ra, mà còn có thể phân tích
được đặc điểm phản ứng của cây rừng với những biến đổi của điều kiện hoàn
cảnh, hay đặc điểm sinh thái cây rừng. Hiện nay vòng năm gỗ được coi là một
trong những tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh thái rừng.
Tuy nhiên việc giải mã các thông tin chứa đựng trong vòng năm cây gỗ
không đơn giản, vì biến động vòng năm không chỉ do một hoặc một nhóm
nhất định các nhân tố nào đó mà do cả tập hợp hàng loạt các nhân tố khác
nhau, như tuổi cây, điều kiện thổ nhưỡng, biến động của điều kiện tự nhiên,
tác động các biện pháp kỹ thuật v. v… Vì vậy để làm sáng tỏ đặc điểm sinh
thái rừng, phát hiện những quy luật ảnh hưởng của biến động tự nhiên đến
biến động sinh trưởng phát triển của nó, người ta phải áp dụng những phương
pháp riêng cho phép loại trừ một hoặc một nhóm nhân tố này để nghiên cứu
ảnh hưởng của một hoặc một nhóm nhân tố khác. Những phương pháp đó
được các nhà khoa học xây dựng, bổ xung và hoàn chỉnh dần trong quá trình
nghiên cứu. Ngày nay chúng được gọi là phương pháp phân tích vòng năm.
Về thực chất phương pháp phân tích vòng năm là tổng hợp các biện
pháp liên hoàn từ lựa chọn đối tượng nghiên cứu, chọn cây mẫu, thu thập mẫu
vòng năm, xử lý mẫu làm thể hiện rõ vòng năm, giám định chính xác tuổi
vòng năm, đo đạc và thể hiện bằng số các yếu tố cấu trúc vòng năm, xử lý các
dãy số liệu thu được, phân tích và mô hình hóa các mối quan hệ, v.v… nhằm
khai thác tối đa lượng thông tin chứa trong vòng năm cây rừng.
11
Phương pháp phân tích vòng năm được xem là một trong những
phương pháp nghiên cứu sinh thái rừng có hiệu quả, nó đảm bảo rút ngắn
được thời gian nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu không bị tách rời điều kiện
tự nhiên, có thể loại trừ được ảnh hưởng của một số nhân tố này để làm sáng
tỏ ảnh hưởng của một số nhân tố khác (Vương Văn Quỳnh, 1992).
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp
2.4.2.1. Chọn cây mẫu
Cây mẫu là những cây sinh trưởng và phát triển bình thường được chọn
theo cách rút mẫu điển hình, hệ thống hoặc ngẫu nhiên. Cũng có thể chọn cây
giải tích là cây lớn nhất trong lâm phần vì nó chứa đựng lịch sử dài nhất trong
rừng. Ngoài ra cây mẫu được chọn ở vị trí sườn dốc – nơi đất thoát nước tốt,
chế độ nhiệt, ẩm mang đặc trưng của toàn khu vực nghiên cứu, không bị ảnh
hưởng của không khí tù đọng nơi thung lũng hay gió mạnh ở đỉnh dông.
2.4.2.2. Thu thập mẫu
- Đánh dấu trên cây giải tích
Để thống nhất việc đo tính sau này cần dùng sơn hoặc phấn đánh dấu
trên thân cây giải tích như sau:
Khoanh vị trí cổ rễ cây, vị trí 1,3m và vạch hướng Bắc trên thân cây.
- Chặt cây giải tích
Khi chặt cây tránh rập, vỡ xước râu tôm.
- Cưa thớt trên thân cây giải tích
Sau khi ngả cây, phát hết cành nhánh và vạch tiếp hướng Bắc lên ngọn
cây. Tiếp theo, đánh dấu những vị trí cần cưa thớt. Cưa cẩn thận những vị trí
đã đánh dấu để lấy ra các thớt gỗ nguyên vẹn.
- Đánh dấu trên thớt gỗ
Trên mỗi cây giải tích phải cưa nhiều thớt gỗ, để tránh nhầm lẫn cần
đánh dấu từng thớt theo nguyên tắc: Mặt trên của thớt là mặt cưa đúng vị trí
đã vạch sẵn trên thân cây phải giữ nguyên. Theo hướng Bắc đã vạch sẵn, kẻ
hướng Đông – Tây, Nam- Bắc ở bề mặt dưới của thớt ghi ký hiệu.
12
2.4.3. Nội nghiệp
2.4.3.1. Xử lý mẫu
Sau khi cưa, thớt giải tích được phơi khô ở nhiệt độ trong phòng để
không làm nứt nẻ mặt thớt.
Để ranh giới vòng năm thể hiện rõ, xác định tuổi và đo đạc chính xác
bề rộng vòng năm, chúng tôi tiến hành dùng bào và giấy giáp làm phẳng và
nhẵn bề mặt của thớt, sau đó dùng vecni quét lên bề mặt đã làm nhẵn, khi cần
thiết có thể ngâm nước hoặc xoa một số hóa chất khác lên thớt cho vòng năm
hiện rõ ràng hơn.
2.4.3.2. Xác định đặc điểm cấu trúc vòng năm
Để xác định ranh giới vòng năm, chúng tôi đã tiến hành điều tra đặc
điểm cấu trúc vòng năm theo 2 bước:
Bước 1: Quan sát bằng mắt thường
Thu thập những thông tin về màu sắc gỗ, sự phân biệt gỗ giác lõi, đặc
điểm gỗ sớm muộn, hình thái và xu hướng biến động của bề rộng vòng năm.
Bước 2: Quan sát bằng kính lúp có độ phóng đại 8 lần
Thu thập những thông tin về đặc điểm cấu trúc vòng năm, màu sắc gỗ,
phân biệt ranh giới vòng năm , xác định tỉ lệ gỗ sớm, gỗ muộn
2.4.3.3. Xác định tuổi vòng năm
Việc xác tuổi vòng năm là một công việc có tính chất quyết định đến
kết quả nghiên cứu. Xác định chính xác được tuổi vòng năm sẽ đảm bảo cho
việc phân tích quy luật biến động vòng năm không bị nhiễu loạn, đảm bảo
tính chính xác của các kết quả nghiên cứu.
Mi = 2008 – Ki
Trong đó, Mi: năm hình thành vòng năm thứ i
Ki: số vòng năm nằm ngoài vòng năm thứ i
Khi đã xác định được năm hình thành vòng năm, chúng tôi tiến hành
đánh dấu vòng năm hình thành vào các năm chẵn: 2005, 1995, 1985, 1975…
công việc này được thực hiện trên kính lúp có độ phóng đại 8 lần. Để tăng
13
mức độ chính xác của kết quả đo, khắc phục hiện tượng sinh trưởng không
đều theo các hướng, chúng tôi đã tiến hành đo xuyên tâm theo 5 tuyến. Sau đó
tiến hành so sánh đối chiếu các vòng năm có cùng tuổi ở tất cả các thớt, kiểm
tra và điều chỉnh lại kết quả xác định tuổi vòng năm ở tất cả các thớt.
Cuối cùng chúng tôi tiến hành đo bề rộng vòng năm ở 5 tuyến và tính
giá trị trung bình chung cho 5 tuyến đó.
2.4.3.4. Đo bề rộng vòng năm
Khi nghiên cứu quy luật biến động vòng năm của loài Cẩm lai vú,
chúng tôi đã sử dụng chỉ tiêu bề rộng vòng năm – một chỉ tiêu dễ xác định và
đặc trưng cho sức sinh trưởng của cây rừng.
Bề rộng vòng năm là tổng bề dày các lớp gỗ trong một năm được xác
định theo chiều vuông góc với đường ranh giới giữa chúng. Việc đo vòng
năm được đo từ ngoài vào đến tâm thớt, vòng ngoài cùng là được tính là thời
điểm hiện tại. Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng kính lúp với độ phóng
đại 8 lần, gắn thước vạch tới 0,1 mm. Số liệu đo đếm được ghi vào mẫu biểu
sau:
Bảng 2.1. Mẫu biểu nghi bề rộng vòng năm
Năm 01 02 03 04 05 TB
1933
1934
…
2.4.3.5. Xử lý số liệu vòng năm
Khi phân tích vòng năm có thể nhận được nhiều thông tin quan trọng
về điều về điều kiện tự nhiên cũng như ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện tự
nhiên với cơ thể thực vật. Tuy nhiên việc giải mã những thông tin trong vòng
năm không đơn giản. Bởi vì các hiện tượng trên vòng năm không phản ánh
những tác động riêng rẽ của một hay một nhóm nhân tố nào đó của điều kiện
tự nhiên, mà phản ánh tác động của tất cả chúng. Tính phức tạp trong tác
động của các yếu tố tự nhiên đến cấu trúc vòng năm còn thể hiện ở chỗ một
14
số nhân tố tác động thường xuyên, hay lặp lại có chu kỳ, một số nhân tố khác
có tính chất thời điểm, ngẫu nhiên. Vì vậy, để làm sáng tỏ mối liên hệ phức
tạp giữa cấu trúc vòng năm với điều kiện tự nhiên, khai thác một cách tối đa
lượng thông tin chứa đựng trên vòng năm. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã đề
ra nhiều phương pháp xử lý dãy biến động vòng năm.
Trong đề tài này, với mục đích làm sáng tỏ quy luật biến động vòng
năm của cây rừng, chúng tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
a. Phương pháp trung bình trượt
Ở phương pháp này, từ dãy biến động vòng năm nguyên thủy a
1,
a
2,.
a
n
được cải tạo thành dãy mới:
A
2
1−m
1
+
, A
2
2
1
+
−
m
, A
3
2
1
+
−
m
,…,A
2
1
−
−
m
n
Trong đó:
Ai =
m
1
∑
−
+=
−
−=
2
1
2
1
m
it
m
it
t
a
Ai là giá trị trung bình trượt của bề rộng vòng năm thứ i.
m là độ dài thời kỳ trung bình trượt
a
t
là giá trị của bề rộng vòng năm thứ i
Phương pháp trung bình trượt như một bộ lọc đã san bằng và dập tắt những
biến động ngẫu nhiên trong dãy biến động vòng năm đã cải tạo, phản ánh quy
luật biến động theo tuổi.
Trong đề tài chúng tôi sử dụng m=3, m=11 và m=21
b. Phương pháp chỉ số tương đối
Bản chất của phương pháp là ở chỗ dãy biến động vòng năm a
1
, a
2
,…,
a
n
có đơn vị là mm được cải tạo thành dãy H
1
2
1
+
−
m
, H
2
2
1
+
−
m
, H
3
2
1
+
−
m
,…, H
2
1
−
−
m
n
Trong đó: Hi =
i
i
A
a
100
×
15
Hi là chỉ số tương đối của cấu trúc vòng năm thứ i
Ưu điểm của phương pháp này ở chỗ trong dãy các chỉ số tương đối Hi
đã đồng thời loại trừ được ảnh hưởng của tuổi cây và ảnh hưởng của điều kiện
lập địa. Khi thay đổi giá trị của m phương pháp chỉ số tương đối cho khả năng
phân tích ảnh hưởng của các nhân tố dao động có chu kỳ với những độ dài
sóng khác nhau.
Phương pháp có hiệu lực nhất khi làm sáng tỏ ảnh hưởng của các nhân
tố có độ dài chu kỳ tác động bằng m. Nó gần như không có khả năng làm
sáng tỏ tác động của các nhân tố với chu kỳ hoạt động lớn hơn 3m. Tuy nhiên
khi tăng m, khả năng loại trừ ảnh hưởng của tuổi sẽ giảm đi.
c. Phương pháp lọc
Phương pháp chỉ số tương đối đã loại trừ được ảnh hưởng của các nhân
tố tuổi, đất đai v.v … để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu và tự
nhiên khác. Song khi cần làm sáng tỏ tính chu kỳ trong biến động của cấu trúc
vòng năm hoặc tính chu kỳ của các yếu tố tự nhiên thì phương pháp này vẫn
chưa thỏa mãn được. Nó chưa gạt bỏ được tác động ngẫu nhiên ra khỏi dãy
biến động của cấu trúc vòng năm. Trong trường hợp này người ta dùng
phương pháp lọc – phương pháp chỉ số tương đối đã được cải tiến.
Ở phương pháp lọc dãy biến động vòng năm a
1
,a
2
,…, a
n
được cải tạo thành
dãy các chỉ số tương đối: H
1
2
1
+
−
m
, H
2
2
1
+
−
m
, H
3
2
1
+
−
m
,…, H
2
1
−
−
m
n
Trong đó: Hi là chỉ số tương đối của cấu trúc vòng năm thứ i.
Hi =
Ai
iA
'
100
×
Ai và
iA
'
là giá trị trung bình trượt của bề rộng vòng năm thứ i với các
thời kỳ trượt là m va m’
Trong công thức chỉ số tương đối của phương pháp lọc, tử số cũng là
giá trị trung bình trượt của yếu tố cấu trúc vòng năm. Nhờ đó trong dãy các
chỉ số tương đối đã loại trừ được những biến động do những yếu tố ngẫu
16
nhiên gây ra. Phương pháp được gọi là “lọc” vì khi thay đổi các giá trị m và
m’ nó cho khả năng làm sáng tỏ ảnh hưởng của những nhân tố có tính chu kỳ
với độ dài sóng khác nhau.
d. Phương pháp chỉ số đồng điệu
Chỉ số đồng điệu được Rudacop (1953[25]) sử dụng lần đầu tiên để
phân tích mức liên hệ định tính giữa biến động bề rộng vòng năm với các yếu
tố khí hậu. Chỉ số đồng điệu tỉ lệ phần trăm giữa tổng số các trường hợp cùng
tăng hoặc cùng giảm của 2 dãy biến động với tổng số các trường hợp được
nghiên cứu. Chỉ số đồng điệu được xác định bởi công thức:
C =
P
P'
100
×
(%)
Trong đó: P’ là tổng số trường hợp cùng tăng hoặc cùng giảm của hai dãy
biến động.
P là tổng trường hợp nghiên cứu.
Để phân tích định lượng mức độ chính xác của các quy luật biến động bề rộng
vòng năm chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan xác định
sự phù hợp giữa dãy chỉ số tương đối của bề rộng vòng năm tính theo lý
thuyết thực tế.
2.4.3.6. Tính các chỉ tiêu khí hậu
Từ tài liệu khí tượng thu được, tiến hành tính toán các các chỉ tiêu sau:
Nhiệt độ bình quân năm:
∑
=
=
12
1
12
1
j
iji
TT
Trong đó:
i
T
là giá trị bình quân năm thứ i
ij
T
là nhiệt độ bình quân tháng thứ j năm thứ i
Tổng lượng mưa năm:
17
∑
=
=
12
1j
iji
RR
Trong đó:
Ri là tổng lượng mưa năm thứ i
Rij là tổng lượng mưa tháng i năm j
Chỉ số ẩm [hay còn gọi là hệ số thủy nhiệt của Xelianhinop (1937)]
∑
=
i
i
i
T
R
K
1.0
Trong đó:
Ki: chỉ số ẩm năm thứ i
Ri: tổng lượng mưa năm thứ i
∑
i
T
: tổng tích nhiệt năm thứ i
∑∑
=
=
12
1j
iji
TkT
ij
T
: nhiệt độ bình quân tháng thứ i năm thứ j
K: số ngày trong tháng
Chỉ số Vollfa (W):
Trong nghiên cứu đề tài đã sử dụng chỉ số Vollfa một chỉ tiêu phản ánh
cường độ hoạt động của mặt trời. Chỉ số Vollfa kí hiệu là (W), được định trên
cơ sở số liệu quan trắc thiên văn tính theo công thức sau:
W = k (10.g.f)
Trong đó:
W: chỉ số Vollfa
f: tổng số vết đen của tất cả các nhóm vết đen trên bề mặt quang cầu.
g: số nhóm vết đen trên bề nặt quang cầu
k: hệ số liên quan tới phương pháp, dụng cụ và đặc điểm riêng người
quan trắc.
18
Chỉ số Vollfa được quan trắc hàng ngày, sau đó tính trung bình cho
tháng, năm. Hiện nay dãy quan trắc dài nhất được sử dụng để phân tích quy
luật biến động của cường độ hoạt động mặt trời là dãy quan trắc từ trạm thiên
văn hoàng gia Bỉ ( Châu Âu), nó được bắt đầu từ năm 1749.
Chỉnh lý tài liệu:
Trong quá trình làm đề tài chúng tôi đã sử dụng phương pháp biểu đồ
nhằm phát hiện quy luật. Dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất để phân
tích tương quan giữa các đại lượng. Toàn bộ quá trình xử lý tính toán số liệu
và biểu đồ chúng tôi đã sử dụng trên máy tính bằng phần mềm Excel.
19
CHƯƠNG III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý:
Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn nằm trên địa bàn 4 xã thuộc 3 huyện:
Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M'Lanh huyện Ea Súp
(tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); vườn cách thành
phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc.
Tọa độ địa lý: Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ bắc và từ 107°29′30″ đến
107°48′30″ kinh đông.
Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở
phía nam của sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng
khộp. Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng
đặc biệt này.
Ranh giới của vườn quốc gia này như sau:
• Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh qua đồn biên
phòng số 2 đến biên giới Việt Nam-Campuchia.
• Phía tây giáp biên giới Việt Nam-Campuchia.
• Phía đông theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M'Lanh đến Bản Đôn, ngược
dòng sông Serepôk đến giáp ranh giới huyện Cư Jút.
• Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo
đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia
3.1.2. Địa hình, thủy văn
VQG Yok Đôn nằm ở các xã Ea Bung và Chư M’Lanh, Huyện Ea Sup,
xã Krông Na, huyện Buôn Đôn và xã Ea Pô, huyện Cư Jút ở phía tây tỉnh Đăk
Lăk. Yok Đôn nằm trên vùng cao nguyên thấp kéo dài từ Campuchia sang
phía bắc tỉnh Đăk Lăk và phía nam tỉnh Gia Lai của Việt Nam. Hầu hết địa
20
hình khu vực bằng phẳng, độ cao khoảng 200m. Tuy nhiên, cũng có hai dãy
đồi thấp trong VQG, điểm cao nhất là núi Yok Đôn cao 482 m ở phía đông
nam của VQG.
VQG Yok Đôn tách đôi bởi sông Srêpôk, là một nhánh chính của sông
Mê Kông. Sông Srêpôk, là sông có nguồn nước thường xuyên duy nhất ở
VQG trong mùa khô, thậm chí hai suối lớn nhất ở vườn là Đăk Ken và Đăk
Na cũng bị khô đi hình thành hàng loạt vũng nước đứt đoạn. Trong VQG có
rất nhiền các hồ nước, một số trong chúng có thể có nước quanh năm.
3.1.3. Đất đai
Nguồn tài nguyên đất ở Đắc Lắc khá đa dạng với hầu hết của các
nhóm đất Việt Nam với 11 nhóm và 84 đơn vị đất đai, nhưng nhóm đất chủ
yếu ở đây là nhóm đất xám (Acrisols) hay còn gọi là đất chua mạnh hoạt tính
thấp, diện tích 579.309 ha, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết
các huyện, là nhóm đất lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, phân bố ở nhiều dạng địa hình
nhưng chủ yếu trên đất dốc. Nhóm thứ 2 là nhóm đất đỏ (Ferralsols): ký hiệu
– Fđ, với diện tích 311.340 ha, chiếm 23,7% diện tích tự nhiên. Phân bố tập
trung tại các khối Bazan Buôn Ma Thuột. Nhóm đất này có các đơn vị phân
loại: Nâu đỏ trên Bazan (Fk), nâu vàng trên bazan (Fu), là nhóm đất có tầng B
tích tụ nhôm rõ nhất. Đất được phân bố tập trung ở khối bazan Buôn Ma
Thuột chảy từ bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
3.1.4. Khí hậu
Khí hậu ở khu vực nghiên cứu được chia làm 2 mùa: mùa mưa kéo dài
từ tháng 5 đến hết tháng 10, còn tháng khô thì từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng khô và nóng nhất. Nhiệt độ trung
bình năm là 24.5
Ο
C, nhiệt độ tháng cao nhất vào tháng 4 là 26.6
Ο
C, nhiệt độ
tháng thấp nhất vào tháng 12 là 21.7
Ο
C. Lượng mưa trung bình năm là
1846mm. Dưới đây là bảng điều kiện khí hậu của Vườn quốc gia Yok Dôn:
21
Bảng 3.1. Điều kiện khí hậu của Vườn quốc gia Yok Đôn
*Nguồn: Phần mềm Sinh khí hậu V5.0 – Viện Sinh thái rừng và Môi trường
3.1.5. Thực vật
Theo Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (1991) và các kết quả điều tra bổ
sung năm 2001 của Bird Life, Viện điều tra quy hoạch rừng, Dự án PARC
(1999, 2001) và qua thu thập thực tế, tổng hợp được 566 loài thực vật thuộc
290 chi và 108 họ (bảng 02). Hệ thực vật ở đây tập trung chủ yếu vào các
Taxon thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm tới 93,2% số họ, 97,6%
số chi và 98,8% số loài; trong đó lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) là phong phú
nhất, với 489 loài thuộc 235 chi và 85 họ.
Bảng 3.2. Thành phần loài thực vật tại Yok Đôn
Ngành Tên khoa học Số họ Số chi Số loài
Dương xỉ polypodiephyla 6 6 6
Thông pinephyta 1 1 1
Ngọc lan magnoliophyta 101 283 559
Tổng cộng 108 290 566
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
22
4.1. Đặc điểm cấu trúc vòng năm Cẩm lai vú
Hình thành vòng năm là kết quả của hoạt động sống của thực vật thân
gỗ trong quá trình đồng hóa điều kiện ngoại cảnh. Bề rộng vòng năm cũng
như toàn bộ cấu trúc vật lý, hóa học của nó được quyết định bởi những tác
động qua lại giữa thực vật thân gỗ với các yếu tố môi trường. Mọi biến động
của môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của thực vật. Đồng thời chúng cũng được phản ánh trên biến đổi
của cấu trúc vòng
năm, và của thực vật
nói chung. Nhờ đặc
điểm quan trọng này
mà thực vật thân gỗ
được gọi là “máy tự
ghi” hay người chép
sử của tự nhiên”.
Hình 4.1. Mặt thớt
của mẫu giải tích
Do vậy căn cứ
vào đặc điểm cấu trúc
người ta không chỉ
phân tích được đặc
điểm của môi trường mà còn mà còn phân tích được đặc điểm phản ứng lại
của môi trường.
23
4.1.1. Đặc điểm hình thái của vòng năm khi quan sát bằng mắt thường
Cẩm lai vú là loài gỗ có vân thớ thẳng, mịn và đẹp. Khi quan sát bằng
mắt thường ta dễ dàng nhận thấy rằng toàn bộ thớt gỗ Cẩm lai vú chia làm 2
phần rõ ràng đó là gỗ giác và gỗ lõi. Phần gỗ lõi màu nâu đen ở phía trong,
phần gỗ giác màu nâu vàng ở phía ngoài, giữa gỗ giác và gỗ lõi có sự chuyển
màu rõ rệt. Gỗ giác màu trắng nhạt sau chuyển sang vàng, gỗ lõi đỏ sẫm có
vân tím đen. Vòng năm không được rõ. Quan sát kỹ hơn có thể nhận thấy
vòng năm, gỗ sớm và gỗ muộn gần như không phân biệt. Với thớ gỗ thẳng
mịn. Mật độ vòng năm hẹp
khác nhau, chúng tạo nên
những những dải hẹp luân
phiên nhau từ tâm thớt ra
ngoài, các vòng năm tạo
thành dải cong kín, song
song nhau. Không có hiện
tượng chập hoặc trùng nhau
các vòng năm trên thớt gỗ
giải tích, nên việc đo đếm khá
chính xác.
Hình 4.2. Mẫu giải tích khi được cắt nén dọc
Mặc dù một số vòng năm hẹp, khó quan sát bằng mắt thường, nhưng
cũng không ảnh hưởng đến kết quả đo. Khi quan sát các mẫu ta nhận thấy
vòng năm thường tương đối đều đặn, chỉ có một số thớt là do hiện tượng lệch
tâm do những tác động ngẫu nhiên gây nên.
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc vòng năm khi quan sát bằng kính lúp
Khi quan sát mẫu gỗ bằng kính lúp có độ phóng đại 8 lần ta thấy từ gỗ
sớm sang gỗ muộn gần như không rõ. Mạch phân bố phân tán, tụ hợp đơn
kép, mạch nhỏ (5-20 mạch/1mm
2
). Trong mạch có chất chứa màu đen gỗ lõi,
màu nâu vàng gỗ giác. Tế bào mô mềm thân cây xếp thành dải hẹp. Tia nhỏ
24
(<0.1mm), số lượng nhiều (10-16 tia/mm), khó thấy. Có cấu tạo thành lớp.
Không có ống dẫn nhựa dọc.
Nhìn chung khi phân tích toàn bộ cấu trúc vòng năm ta có thể đi tới kết
luận sau:
- Cẩm lai vú là cây sinh trưởng lâu năm nên vòng năm tương đối hẹp,
do đó việc đo đếm vòng năm rất khó khăn. Với phần gỗ giác và gỗ lõi rõ ràng,
phần gỗ lõi màu đỏ sẫm có vân tím đen, phần gỗ giác có màu nâu vàng. Gỗ
sớm, muộn không rõ ràng, gần như khó phân biệt.
- Cẩm lai vú có cấu trúc vòng năm mang những nét điển hình của loài
cây có những vùng khí hậu phân mùa rõ rệt.
- Những chỉ tiêu có thể dùng để phân biệt ranh giới vòng năm gồm:
màu sắc, sự chuyển màu của mẫu giải tích, độ mịn và bền của mẫu giải tích.
4.1.3. Sự phù hợp của biến động vòng năm với biến động khí hậu
Để phân tích mối quan hệ của bề rộng vòng năm Cẩm lai vú với biến
động khí hậu chúng tôi đã thống kê giá trị trung bình của bề rộng vòng năm
và chỉ số ẩm tính theo công thức của Xelianhinop trong thời kỳ có số liệu
quan trắc của trạm khí tượng Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk (1977- 2007), kết
quả được ghi vào bảng.
25