1
LỜI THƯA
Hùng Vương là biểu tượng của Quốc Tổ nước ta,
mà Hùng Vương có những mười tám(18) đời, mỗi đời
lại có đôi, có ba, có bốn… Chi, (hay có thể nói ngược
lại: Hùng Vương có mười tám (18) Chi, mỗi Chi lại
có đôi, ba, bốn đời), mà cũng phải như vậy mới được.
Vì thời kì lịch sử Hùng Vương kéo dài đến những hai
sáu hai một (2621) năm. Nếu không gồm chứa nhiều
Chi hoặc nhiều đời thì thực khó mà giải thích.
Vậy, tóm lại Hùng Vương với mười tám (18) đời,
là biểu tượng của Quốc Tổ nước ta. Ngày nay về mặt
văn tự, ta không có gì để chứng minh, nhưng qua
những Chi Chi và đặc biệt là qua những truyền
thuyết, chúng ta có thể hình dung ra một thời kì các
Vua Hùng ấy. Đó là một cái gì rất đẹp, rất khỏe, rất
thơ và rất đạo. Đặc biệt là qua những chuyện cổ tích.
Trong đó ẩn giấu những thông điệp của tổ tiên Hồng
Lạc. Với tập Sử Thi này, chúng tôi đã cố gắng hết sức
mình để giải mã các thông điệp nói trên để tỏ chút
lòng hiếu kính.
Mong quý bạn đọc chỉ bảo cho những điều sơ sót.
Kính bút
Huỳnh Uy Dũng
TẠ ƠN QUỐC TỔ
Một nhà văn nào đó có nói: nếu anh không có lòng biết
ơn, anh không có gì cả. May thay, lành thay: Dân tộc
Việt Nam chúng ta là một dân tộc biết ơn lắm! Biết ơn
2
cuộc sống, biết ơn đất nước, biết ơn ông bà cha mẹ, biết
ơn thầy cô- biết ơn tất cả. Và trong những điều biết ơn
vô giá ấy, có niềm biết ơn Tổ Tiên Cội Nguồn.
Đây không phải là lời nói suông, lời khen suông.
Cứ đọc trong sách, cứ nhìn trong đời, chúng ta có thể
bắt gặp lòng biết ơn này. Khắp nơi từ Bắc chí Nam, tận
rừng sâu núi thẳm, tận ngõ hẻm hang cùng, đâu đâu
cũng có bóng của những ngôi đền thờ Quốc Tổ, hầu hết
do chính người dân tự nguyện dựng lên để thể hiện lòng
biết ơn sâu sắc. Lòng biết ơn ấy mới quý giá làm sao!
Nó giúp chúng ta lớn lên thành người. Nó ban cho
chúng ta các đức tính tự hào, tự tin, tự trọng. Còn hơn
thế nữa, nó giúp chúng ta giữ được nước, dựng được
nhà.
Và hôm nay chúng ta họp mặt nhau đây cũng là do
công biết ơn ấy.
Vì lòng biết ơn ấy để cùng lắng lòng niệm ơn các Vua
Hùng, Quốc Tổ của chúng ta, đã dầy công gầy dựng nên
nước non này. Cho chúng ta có cội mà nhớ, có nguồn
mà thương, có Xã Tắc mà vững Âu Vàng, có Sơn Hà mà
bon ngựa đá, có Quốc Tổ để chúng ta vinh hạnh làm
người.
Hôm nay chúng ta họp mặt ở đây. Một là để thêm
một lần nữa trong những ngàn lần tưởng niệm công ơn
dựng nước của các Vua Hùng, Quốc Tổ của chúng ta.
Hai là để nhắc nhở nhau nỗ lực để giữ lấy nước mình,
3
giữ lấy nền độc lập tự do của nước mình, giữ lấy hạnh
phúc của dân mình. Giữ lấy và củng cố thêm, cho mỗi
ngày thêm lớn, thêm cao, thêm rộng.
Cùng với độc lập tự do và hạnh phúc, nhân phẩm
của dân tộc ta ngày một thêm rộng lớn, như núi Trường
Sơn như biển Thái Bình và như lịch sử huy hoàng trên
bốn ngàn năm Đ
ại Nam Văn Hiến.
*Chi gọi là nhánh, là nhiều đời gọi là chi
Mười tám chi ấy như sau:
CHI CÀN
Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, sinh năm Nhâm
Ngọ (2919 TCN) lên ngôi năm 41 tuổi. Tại ngôi tất
cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879-TCN) đến năm
Đinh Hợi (2794- TCN). Ngang với Trung Quốc vào
thời đại Tam Hoàng.
CHI KHẢM
Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền
Vương, sinh năm Bính Thìn (2825-TCN) lên ngôi
4
năm 33 tuổi. Chi này tại ngôi tất cả 269 năm, đều
xưng là Hùng Hiền Vương. Từ năm Mậu Tý (2797-
TCN) đến năm Bính Thân (2525-TCN). Ngang với
Trung Quốc vào thời Hoàng Đế ( Ngũ Đế).
CHI CẤN
Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân Lang, sinh năm
Canh Ngọ (2570- TCN), lên ngôi khi 18 tuổi, các đời
vua đều xưng là Hùng Quốc Vương, tại ngôi tất cả
272 năm. Từ năm Đinh Tỵ (2524- TCN). Ngang với
Trung Quốc thời Đế Thuấn, Đế Nghiêu.
CHI CHẤN
Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, lên ngôi năm Đinh
Hợi (2252 TCN). Đều xưng là Hùng Hoa Vương, tại
ngôi tất cả 342 năm từ năm Đinh Hợi (2254 TCN)
đến năm Mậu Thìn (1913- TCN). Ngang với Trung
Quốc vào thời Đế Quýnh nhà Hạ
CHI TỐN
Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi
(2030- TCN) lên ngôi khi 59 tuổi đều xưng là Hùng
Hy Vương, tại ngôi tất cả 200 năm. Từ năm Kỷ Tỵ
(1713- TCN). Ngang với Trung Quốc vào thời Lý
Qúy ( Kiệt ) nhà Hạ
CHI LY
Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm
Tân Dậu (1740- TCN) lên ngôi khi 29 tuổi. Truyền
5
hai đời vua, tại ngôi tất cả 81 năm, đều xưng là Hùng
Hồn Vương. Từ năm Kỷ Sửu (1712- TCN) đến năm
Kỷ Dậu (1632- TCN). Ngang với Trung Quốc vào
thời Đinh nhà Thương.
CHI KHÔN
Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Qúy
Tỵ (1768- TCN) lên ngôi khi 18 tuổi. Truyền 5 đời
vua đều xưng là Hùng Chiêu Vương, tại ngôi tất cả
200 năm, từ năm Canh Tuất (1631- TCN) đến năm
Kỷ Tỵ (1432- TCN). Ngang với Trung Quốc vào thời
Tổ Ất nhà Thương.
CHI ĐOÀI
Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm
Thìn (1469- TCN) lên ngôi khi 39 tuổi, truyền 5 đời
vua đều xưng là Hùng Vỹ Vương, tại ngôi tất cả 100
năm, từ năm Canh Ngọ (1431- TCN) đến năm Kỷ
Dậu ( 1332- TCN). Ngang với Trung Quốc vào thời
Nam Canh nhà Thương.
CHI GIÁP
Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm
Bính Dần (1375- TCN) lên ngôi khi 45 tuổi. Truyền 3
đời vua đều xưng là Hùng Định Vương, tại ngôi tất
cả 80 năm, từ năm Canh Tuất(1331-TCN) đến năm
6
Kỷ Tỵ (1252- TCN). Ngang với Trung Quốc vào thời
Tổ Giáp nhà Ân.
CHI ẤT
Hùng Uy Vương, húy Hoàng Long Lang, sinh năm
Giáp Ngọ (1287-TCN). Truyền 3 đời vua, tại ngôi tất
cả 90 năm. Từ năm Canh Ngọ (1251-TCN) đến năm
Kỷ Hợi (1162- TCN). Ngang với Trung Quốc vào
thời Tổ Giáp nhà Ân.
CHI BÍNH
Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang sinh năm
Canh Tuất (1211- TCN) lên ngôi khi 51 tuổi, truyền 4
đời vua đều xưng là Hùng Trinh Vương, tại ngôi tất
cả 107 năm. Từ năm Canh Tý (1161- TCN) đến năm
Bính Tuất (1055- TCN). Ngang với Trung Quốc vào
thời Thành Vương nhà Tây Chu.
CHI ĐINH
Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính
Thân (1105- TCN) lên ngôi khi 52 tuổi, truyền 3 đời
vua đều xưng là Hùng Vũ Vương, tại ngôi tất cả 86
năm. Từ năm Đinh Hợi (1054- TCN) đến năm Nhâm
Tuất (965- TCN). Ngang với Trung Quốc vào thời Lệ
Vương nhà Tây Chu.
CHI MẬU
7
Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi
(982- TCN), lên ngôi khi 23 tuổi, truyền năm đời
vua, đều xưng là Hùng Việt Vương, tại ngôi tất cả
115 năm. Từ năm Qúy Hợi (968- TCN) đến năm
Đinh Mùi (853- TCN). Ngang với Trung Quốc vào
thời Lệ Vương nhà Tây Chu.
CHI KỶ
Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh
Mão (894- TCN) lên ngôi khi 42 tuổi, truyền 4 đời
vua đều xưng là Hùng Anh Vương, tại ngôi tất cả 99
năm. Từ năm (853 đến 755- TCN). Ngang với Trung
Quốc vào thời Bình Vương nhà Đông Chu.
CHI CANH
Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm
Qúy Sửu (748- TCN), lên ngôi khi 35 tuổi, truyền 3
đời vua đều xưng là Hùng Triệu Vương, tại ngôi tất
cả 94 năm. Từ năm Đinh Hợi (754- TCN) đến năm
Canh Thân (661- TCN). Ngang với Trung Quốc vào
thời Huệ Vương nhà Đông Chu.
CHI TÂN
Hùng Tạo Vương, húy Đức Lang Quân, sinh năm Kỷ
Tỵ (712- TCN). Truyền 3 đời vua, tại ngôi tất cả 92
năm. Từ năm Tân Dậu (660- TCN) đến năm Nhâm
8
Thìn (569- TCN). Ngang với Trung Quốc vào thời
Linh Vương nhà Đông Chu.
CHI NHÂM
Hùng Nghi Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm
Ất Dậu (576- TCN), lên ngôi khi 9 tuổi, truyền 4 đời
vua đều xưng là Hùng Nghị Vương, tại ngôi tất cả
160 năm. Từ năm Qúy Tỵ (568- TCN) đến năm
Nhâm Thân (409- TCN). Ngang với Trung Quốc vào
thời Uy Liệt Vương nhà Đông Chu.
CHI QUÝ
Hùng Duệ Vương, húy Huệ Lang sinh năm Canh
Thân (421- TCN) lên ngôi khi 14 tuổi, truyền 3 đời
vua, tại ngôi tất cả 150 năm. Từ năm Qúy Dậu (408-
TCN) đến năm Qúy Mão (258- TCN). Ngang với
năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời
Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc.
Điều siêu việt nhất dân tộc Việt
Ấy phiến Tâm tha thiết cội nguồn
Bánh Dày tròn Bánh Chưng vuông
Công cha nghĩa mẹ đời khôn báo đền.
Mười tháng ba ngay thiêng Quốc Tổ
Ngày giỗ thiêng Quốc Tổ Hùng Vương
Triệu lòng nghi ngút khói hương
9
Tỏa mây lành khắp Hùng Sơn bạt ngàn.
Ấy là chốn từ đàng cẩm tú
Thuộc Phong Châu- Vĩnh Phú quê mình (10)
Nơi hồn Quốc Tổ quang vinh
Nơi hồn Quốc Tổ hiển linh vạn đời.
Từ đàng ấy chia ngôi ba bậc
Hạ, Trung rồi, Thượng thật phân minh
Khởi đầu Đền Giếng xinh xinh
Nơi nghìn năm thoảng bóng hình Tiên Nga.
Hai công chúa ngọc ngà kiều diễm
Là Tiên Dung rồi đến Ngọc Hoa
Hai “Tiên” từng “tắm ao nhà”
Để cho “Giếng Ngọc” trổ tòa thiên nhiên. (20)
Qua Đền Giếng bước lên Đền Hạ
Vượt hai trăm bậc đá rừng xanh
Theo lời truyền thuyết lừng danh
Mẹ Tiên trăm trứng hạ sanh Con Rồng.
Đền Hạ tọa lạc lưng chừng núi
Có ngôi chùa mở lối Tam Quan
Gác chuông vọng tiếng chuông vàng
Ngàn năm hồn Mẹ ngân vang điệu huyền.
Từ Đền Hạ, thêm trăm sáu tám (168)
Những bậc thang hùng tráng vươn mây (30)
10
Lên Đền Trung – chính nơi này
Các Vua Hùng đã dựng gầy triều cang.
Chốn Lang Liêu bao ngàn năm trước
Đã từng phen lập được kỳ công
Một kỳ công đẹp lạ lùng
“Kỳ công thực phẩm” bánh Chưng bánh Dày.
Một dấu ấn của ngày mở nước
Nó vuông tròn như một bài thơ
Hiếu trung nhân nghĩa dựng cờ
Kỷ cương Âu Lạc rạng tờ sử xanh. (40)
Từ Đền Trung vượt nhanh trăm bậc
Tới Đền Hùng cao nhất Hùng Sơn
Gọi là Đền Thượng – nơi thường
Diễn ra những lễ tạ ơn đất trời.
Như thể Vua Hùng đời thứ sáu
Khi giặc Ân cuồng khấu nghênh ngang
Tiến vào bờ cõi Văn Lang
Hùng Vương đã lập đàn tràng nơi đây.
Để xin đấng cao dày phù trợ
Cho thần dân giúp giữ biên cương. (50)
Thế rồi: Phù Đổng Thiên Vương
Cho ngàn năm mãi sáng gương anh hùng
Từ Đền Thượng trùng trùng điệp điệp
11
Trăm ngọn đồi y hệt đàn voi
Cùng quay về một hướng thôi
Y như quy phục ngôi trời Hùng Vương
Ôi cả một giang sơn hùng vĩ
Một giang sơn tú lệ vô ngần
Một giang sơn của thiên thần
Một giang sơn của nhất chân Đồng Bào (60)
Cõi phúc địa mưa rào cam vũ
Miền Nam Thiên Nhất Trụ Tâm Linh
Mười tám đời vương trị bình
Và mười tám chiếc nan xinh quạt ngà
Trên Đền Thượng gấm hoa, không chỉ
Có lăng thờ chư vị tiên hiền
Mà còn một cột đá thiêng
An Dương Vương đã dựng lên một thời
Một cột đá vời vời vậy đó
Nguyện giữ gìn nghiệp cả cha ông (70)
Giữ xã tắc giữ non sông
Để thiên thu rạng kỳ công Vua Hùng
Ngoài Đền Chính nơi Hùng Sơn nọ
Huyện Phong Châu- Phú Thọ ngày nay
Khắp nơi trên nước non này
Bốn phương nam bắc đông tây chốn nào
12
Hễ có mặt đồng bào Lạc Việt
Ắt có Đền chư liệt Hùng Vương
Ngoài ra, khắp chốn tha phương
Khắp năm châu, còn cơ man Việt Kiều (80)
Dẫu xa nước vẫn yêu dấu nước
Yêu nước sao quên được Hùng Vương
Và từ trăm nẻo tha phương
Vẫn về quê tổ, xin “Chân Hương” về
Ôi! Những tấm lòng quê đẹp thế
Nói cùng ta “Điều Bể Non” này
Còn mảnh đất hiếu tình đây
Thì tương lai Việt còn ngày vẻ vang
Lòng yêu tổ, lần trang sử tổ
Kinh Dương Vương vốn họ Hồng Bàng (90)
Sinh trai là Lạc Long Quân
Cưới Âu Cơ ấy Cha Rồng Mẹ Tiên
Và kết quả mối duyên thần thoại
Là trăm con thiên tải nhất thì
Dòng Bách Việt giống Long Nhi
Nửa thì theo mẹ nửa thì theo cha
Và Hùng Vương chính là con trưởng
Theo cha đi về chốn phương Nam
Dựng gầy cõi nước Văn Lang
Mười tám đời một ngai vàng Hùng Vương (100)
13
Phong Châu mở triều cương Quốc Tổ
Chia nước mười lăm bộ như sau
Văn Lang- Bạch Hạc- Phong Châu
Ấy kinh đô buổi ban đầu Nam Thiên
Rồi Phúc Lộc – Châu Diên – hai bộ
Nay thuộc về đất của Sơn Tây
Tân Hưng – Hưng Hóa ngày nay.
Vũ Định ấy thuộc ngày rày Thái Nguyên
Vũ Hạnh – thuộc Bắc Ninh hiện tại
Lục Hải – bây giờ gọi Lạng Sơn (110)
Dương Tuyền – nay thuộc Hải Dương.
Ninh Hải – thuộc Quảng Yên đương thời này
Giao Chỉ trước – nay là Hà Nội
Hưng Yên – Nam Định với Ninh Bình
Cửu Chân – nay gọi xứ Thanh.
Hoài Hoan – xứ Nghệ địa danh anh hào
Cửu Đức - ấy đường vào Nghệ Tĩnh
Việt Thường – Quảng hai tỉnh Trị, Bình
Quảng Bình – Quảng Trị trăm xinh.
Muôn xưa xinh đẹp bóng hình Văn Lang (120)
Các Vua Hùng giỏi dang việc nước
Mười tám đời sau trước vẻ vang
Con trai vua gọi Quan Lang.
Con gái vua gọi là nàng Mỵ Nương
14
Dòng giống Việt can trường thiên bẩm
Lại thêm tình nghĩa nặng thiên thu
Cứ nghe thần thoại nghìn xưa.
Đủ hay cái đẹp cái thơ của đời
Cõi Âu Lạc rạng ngời Văn Hiến
Nghĩa Tiên Rồng thể hiện âm dương (130)
Một dương thể hiện kiên cường.
Một âm thể hiện khiêm nhường nhã nhu
Dương thể hiện thần thông du hí
Ơi! con Rồng bất chiến vĩ kia
Âm thể hiện đức thuận tùy.
Ơi! nàng tiên của nhu mì đảm đang
Ơi cái nghĩa đá vàng non biển
Nghĩa vuông tròn bất biến tùy duyên
Nghĩa cha Rồng, nghĩa mẹ Tiên.
Nghìn năm Văn Hiến đẹp duyên Tiên Rồng (140)
Những pho sử Vua Hùng thần thoại
Mỗi pho là mỗi dải sông Ngân
Mỗi chương một đóa Tường Vân.
Mỗi trang là một điệu vần trái sim
Đói lòng ăn trái sim nửa trái
Một cõi lòng vạn đại dung thân
Trở về nguồn cội tiên nhân.
15
Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân … bao đời
Kinh Dương Vương mở đời tự chủ
Dựng gầy ngôi cửu ngũ Văn Lang (150)
Chi Càn trải mấy đời Vương.
So ngang thời đại Bắc phương: Tam Hoàng
Tám sáu (86) năm Chi Càn dựng nước
Đến Lạc Long Quân, tức Hùng Hiền
Chuyển qua Chi Khảm nối truyền.
Từ Mậu Tí đến Bính Thân nhớ chăng?
Là hai sáu chín (269) năm bình trị
Sánh ngang đời Ngũ Đế Trung Hoa
Rồi sang Chi Cấn nguy nga.
Hùng Quốc Vương tên húy là Hùng Lân (160)
Với hai bảy hai (272) năm thống trị
Kể từ năm Đinh Tỵ - so ra
Ngang đời Đế Thuấn Trung Hoa
Vua, tôi trung dựng Sơn Hà Lạc Long
Qua Chi Chấn ngôi Rồng chuyển hệ
Sang Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang
Từ Đinh Hợi, một thời gian
Ba bốn hai (342) năm sang năm Mậu Thìn
Trung Quốc Sử: niên biên nhà Hạ
Chi Tốn: truyền nghiệp cả Bảo Lang (170)
16
Hùng Hy Vương: một đăng quang
Hai trăm (200) năm khéo vẻ vang Tiên Rồng
Chi Ly: ấy Vua Hùng thứ sáu
Hùng Hồn Vương: Tân Dậu tuổi người
Hồn Vương truyền được hai đời
So Trung Quốc sử vào đời nhà Thương
Chi Khôn: Hùng Chiêu Vương kế vị
Hai trăm (200) năm ngự trị ngai rồng
Năm đời vua, một non sông.
Mang chung vương hiệu ấy: Hùng Chiêu Vương
Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương trị nước (181)
Năm đời vua chung một hồng danh
Trăm năm (100) vận nước Thái Bình.
Canh Ngọ - Kỷ Dậu thêm xinh Việt Thường
Chi Giáp: Hùng Định Vương cũng gọi
Ba đời Vua bằng mỗi tên này
Tám mươi (80) năm thoảng mây bay
So Trung Quốc sử ngày rày nhà Ân
Chi Ất: Hùng Uy Vương kế vị
Chín mươi (90) năm, nối trị ba đời (190)
Chi Bính: Trinh Vương lên ngôi
Trăm lẻ bảy (107) năm, với bốn đời chung tên
Chi Đinh: tính từ niên Đinh Hợi
17
Tám sáu (86) năm cũng mỗi tên này
Hùng Vũ Vương nối nghiệp dầy
So Trung Quốc sử: ngày rày Tây Chu
Chi Mậu: ấy triều vua Hùng Việt
Trăm mười lăm (115) năm đẹp hùng tâm
Năm đời chung dựng mùa xuân
So Trung Quốc sử: ngang tầm Lệ Vương (200)
Chi Kỷ: Hùng Anh Vương trị nước
Chín chín (99) năm truyền được bốn đời
So Trung Quốc sử ấy thời
Bình Vương dựng nghiệp mở đời Đông Chu.
Chi Canh: ấy đời vua Hùng Triệu
Ba đời vua chung một hiệu này
Chín bốn ( 94) năm kể từ ngày
Từ Đinh Hợi tới ngày rày Canh Thân
Chi Tân: ấy đời Vương Hùng Tạo
Ba đời vua lãnh đạo Sơn Hà (210)
Chín hai ( 92) năm dựng nước nhà
So Trung Quốc sử vẫn là Đông Chu
Chi Nhâm : ấy đời vua Hùng Nghi
Bốn đời vua ngự trị Văn Lang
Trăm sáu mươi (160) năm đá vàng
Vũ công văn nghiệp mở trang sử hồng
18
Chi Qúy: ấy thuộc dòng Hùng Duệ
Lên ngôi từ năm Qúy Dậu kia
Đến năm Qúy Mão vị chi
Một trăm năm chục (150) năm quy ba đời (220)
So Trung Quốc sử thời ngang với
Hai đời vua thuộc mỗi Đông Chu
Tổng cộng Mười Tám Chi Vua
Hai mươi sáu thế kỷ thừa hai mốt ( 2621) năm
Như vậy, họ Hồng Bàng khai sáng
Không chỉ là mười tám đời vương
Mà là mười tám chi Vương
Mỗi chi lại có nhiều vương nối đời
Ôi! pho sử tuyệt vời Âu Lạc
Pho sử thi sinh hoạt giống nòi (230)
Dẫu văn tự mất đi rồi
Nhưng còn di chỉ vẫn ngời ánh dương
Những hiện vật Đông Sơn Ngọc Lũ
Những lưỡi rìu lưỡi búa vân vân…
Những muôn xưa tiếng Trống Đồng
Đã ngân nga khắp núi sông Việt Thường
Nói lên những bước đường khôi vĩ
Tiến lên chân thiện mỹ huy hoàng
Trong dẻo thơm hạt lúa vàng
Trong xinh thắm của y trang con người. (240)
19
Trong ấm đẹp của ngôi nhà ở
Lại trong phong vân của bài thơ
Câu hò điệu hát hò lơ
Lại trong tiếng sáo lửng lơ non ngàn
Lại trong khúc múa đàn xinh khỏe
Chở chuyên tròn nghĩa mẹ tình cha
Tình non nghĩa nước bao la
Lại trong pho cổ tích hoa gấm vàng
Những cổ tích chiến công Phù Đổng
Gọi nôm là Thánh Gióng anh nhi (250)
“ Ngày xưa có chàng Trương Chi
Trang cổ tích đẹp vần thi tình người
Chuyện Tấm Cám mở trời nhân nghĩa
Chuyện nghĩa nhân ăn khế trả vàng
Thạch Sanh với một cây đàn
Cây rìu để đẵn, cây đàn để ngân
Đàn những cái bất nhân bất nghĩa
Nhân những điều trí tuệ từ bi
Ơi cây đàn của lương tri
Ngàn năm đồng vọng tư duy Lạc Hồng (260)
Lại còn nữa: Chử Đồng Tử với
Nàng Tiên Dung vời vợi tình yêu
Dù cho rào giậu bao nhiêu
Cũng khôn ngăn đắp tình yêu con người
20
Còn nữa: chuyện nắm xôi huyền thoại
Chuyện Thằng Bờm có cái quạt mo
Chuyện Trầu Cau đẹp bài thơ
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh… như cuộc đời
Cơ man chuyện ngời ngời cổ tích
Lại ngời ngời lai lịch thiên lương (270)
Trời sinh dân nước Việt Thường
Lại cho trọn vẹn sắc hương của lòng
Đẹp nhất chuyện Tiên Rồng dã sử
Là chuyện trăm trứng nở trăm con
Ôi sao quan niệm vuông tròn
Như ôm bốn biển năm non vào lòng
Thiên hạ vạn vật đồng nhất thể
Điều những nhà “vạn thể” lập ngôn
Việt Nam từ thuở Hùng Vương
Đã trao thông điệp trong nguồn tích xưa (280)
Này: trăm trứng nở từ một mẹ
Có khác chi “nhất thể đại đồng”
Một lòng mẹ cõi phương đông
Chở chuyên trăm trứng tiên rồng âm dương
Từ nhất bổn tỏa muôn phù phẩm
Lại từ muôn phù phẩm quy nguyên
Những lời chư vị thánh hiền
21
Sao nghe gói trọn trong truyền thuyết kia
Những cổ tích tiền đề Văn Hiến
Như chuyện bánh dày chuyện bánh chưng (290)
Món ăn sao đẹp quá chừng
Sao nghe cao rộng muôn trùng biển non
Một bánh dày nó tròn nó trăm
Một bánh chưng vuông vắn mượt mà
Một tượng trời rất bao la
Một tượng đất rất Sơn Hà thế gian
Một tượng cho vô vàn che chở
Lại muôn vàn hớn hở trăng sao
Một tượng mẹ luôn rì rào
Như con nước chảy nao nao trong nguồn (300)
Một tượng dương với muôn kỳ vĩ
Muôn hào hùng hạo khí hạo nhiên
Một tượng âm rất đa duyên
Lại rất dịu lại rất hiền như thơ
Nước Việt có hai tờ thơ đẹp
Một tờ thơ là nét mạ xinh
Lại là hạt thóc lung linh
Lại là hạt nếp trắng tinh trong ngần
Một tờ thơ trường xuân lá chuối
Cứ phất pha phất phới mai chiều (310)
22
Hai tờ thơ của tình yêu
Gói trọn cái nghĩa nhiễu điều giá gương
Cho quê mẹ nghìn thơm hương vị
Của đất trời, của ý phu thê
Của trung trinh , của nguyện thề
Của gắn bó, của sum xuê bạt ngàn
Pho lịch sử tròn trang cổ tích
Chuyện Trầu Cau- Ngọc Bích liên thành
Chuyện vợ chồng nghĩa anh em
Trầu Cau- Vôi quấn quít thành Văn Lang (320)
Thiếp xin hẹn cùng chàng chung thủy
Anh nguyện cùng em nghĩa tử sinh
Thì ra Lạc Việt nòi tình
Mình đi mình cũng theo mình mình ơi!
Ra cái mình nụ cười giọt lệ
Ra cái mình miêu duệ Rồng Tiên
Quê hương Tiên Bụt Thánh hiền
Dệt nên trang cổ tích thiên thu này
Còn chuyện tình nào hay bằng chuyện
Chuyện Trương Chi hay đến cực kì (330)
“ Ngày xưa có chàng Trương Chi
Người thì thực xấu hát thì thực hay”
Người ta yêu cái đầy cái đủ
23
Người ta yêu cái tú cái thanh
Riêng em em lại yêu mình
Thoạt vì cái giọng mình xinh như rằm
Ra tiếng hát nó đằm thắm thế
Nó mênh mang chóp bể mưa nguồn
Nó đưa người tới Vu Sơn
Để đong đưa với sắc hương địa đàng (340)
Để tìm trong mộng tan trong mị
Để vong thân- Ừ! Để hóa thân
Tiếng hát của chàng ngư nhân
Đã ru ai giấc mộng xuân mơ màng
Trong cái nỗi phòng không bóng lẻ
Nàng Mị Nương lặng lẽ đơn tư
Yêu sao tiếng hát song thu
Lênh đênh nhạn trắng tuyệt mù khơi xanh
Đêm bóng ngự năm canh trằn trọc
Ngày biếng ăn chín khúc ruột đau (350)
Hỡi ơi tiếng hát đi đâu
Để ai trăm thảm nghìn sầu vì ai
Gã ngư phủ nhất thời cảm hứng
Cất tiếng ca lồng lộng cung thương
Vô tình ấy chuyện tai ương
Cho cô ái nữ Mị Nương thất tình
24
Bấy giờ đấng sinh thành nghiêm phụ
Nghe tin nàng ngọc nữ tương tư
Bèn theo lời gã y sư
Triệu Trương Chi tới, dặn ngư dân này (360)
Một là phải đêm ngày thang thuốc
Cho Mị Nương sớm được phục hồi
Hai là phải hát đi thôi
Cho bệnh nhân được nghe vui tấc lòng
Trương Chi nhận lời xong bèn đến
Bên Mị Nương và tiếng ca chàng
Bèn xuyên vào trái tim nàng
Cho nàng mở mắt lại bàng hoàng hơn
Vì cái kẻ giọng dường Tiên Phật
Sao mặt mày lại rất như ma (370)
Khiến cô ái nữ nhà ta
Thất kinh bèn nhắm mắt… và tỉnh cơn!
Và đúng lúc Mị Nương tỉnh giấc
Là khi tình lại dập Trương Chi
Là vì là bởi tại vì
Sao người ngọc lại sinh chi trên đời
Để cho bấy rã rời gan-dạ
Cho tả tơi vàng đá như ri
Để người thật xấu Trương Chi
Mất linh hồn trước “ cô thùy Mị Nương” (380)
25
Cái luật của sắc hương là rứa
Của sắc thanh hương chữ rõ là
Hai tên thủ phạm gây ra
Cơ man thống hận hóa là vô minh
Mình gây họa mà mình đâu biết
Cái đẹp mình làm chết người ta
Trương Chi từ gặp người ta
Một khi bị tống về nhà bèn… đau
Khiến mây nước nó rầu nó rĩ
Khiến gió trăng nó thỉ nó thầm (390)
Tìm đâu cho thấy cố nhân
Thôi thì lấy chữ tự trầm cho xong
Lại lao mình giữa dòng sông nước
Xác Trương Chi hóa khúc gỗ thơm
Gỗ bạch đàn ngát linh hương
Và sau đó, khúc “gỗ thơm tự trầm”
Lại được một ngư nhân tìm thấy
Và- kì diệu thay- lại đem về
Bán cho đệ nhất gia kia
Để rồi “ khúc gỗ Trương Chi” cuối cùng (400)
Lại được một nghệ nhân chạm khắc
Thành một bộ trà thật là xinh
Thế rồi, lại thật kỳ linh
Mị Nương cầm chén trà xinh uống trà