Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Logo có phải là biểu tượng công ty, bạn nghĩ sao? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.83 KB, 5 trang )

Logo có phải là biểu tượng công ty, bạn nghĩ sao?

Thiết kế logo là những mẫu thiết kế đặc biệt theo dạng đồ họa và cách
điệu theo dạng chữ viết để thể hiện hình ảnh của công ty.

- Tích hợp về mặt văn hóa.

- Chứa đựng hình ảnh mong muốn, bộc lộ bản chất các hoạt động của công
ty qua sự biểu đạt.

- Là phương tiện thông tin thị giác.

- Cân bằng về màu sắc.

- Nhịp điệu và tỷ lệ.

- Tính mỹ thuật, tao nhã, chân phương có điểm nhấn.

- Hài hòa về kiểu dáng.

- Thể hiện ý đồ thông điệp một cách hợp lý và minh bạch.

- Tương sinh về mặt phong thủy, cân bằng về âm dương…

Tạo biểu tượng công ty.

Để tạo được 1 logo thì trước tiên bạn phải hiểu logo là gì ? Theo cách nghĩ
khác thì logo là biểu tượng. Nhưng đúng nghĩa thì Biểu tượng là Symbol
chứ ko phải là logo. Do vậy cách hiểu của chúng ta trước đây đôi phần lệch
lạc. Vậy để thể hiện hình ảnh của 1 công ty mình có thể chọn các dạng sau:


1. Symbol (Hình ảnh): Đối với Symbol mark việc quan trọng nhất là phải tìm
ra một motif (chủ đề) để design. Ví dụ: công ty về hàng hải thì bạn có thể
chọn motif là con tàu hay biển để thể hiện, công ty xuất khẩu gạo thì hình
hạt lúa, nhánh lúa là motif.

2. Logo type (Kiểu chữ): Đối với Logo type = Word mark cách sử dụng các
typeface và nghệ thuật biến đổi kiểu chữ để thể hiện đặc trưng của công ty.
Ví dụ: logo của hãng coca cola (là người tiên phong cho loại hình logo này),
G7 của Trung Nguyên,…

3. Mascot (Linh vật): Đối với Mascot dễ dàng nhận thấy bằng con trâu biểu
tượng của seagame Việt Nam. Mascot là sử dụng những con vật nhân hoá
để làm biểu tượng cho 1 sự kiện, công ty.

Một khi xác định chọn loại biểu tượng nào để làm cho công ty thì việc tiếp
theo là thu thập thông tin tư liệu về công ty đó (cũng đừng quên là phải
mánh khoé biết được sở thích của người duyệt logo của bạn nhé vì họ là
người quyết định cuối cùng, dĩ nhiên khâu giải thích cũng rất quan trọng và
cũng có cách làm cho họ phải chấp nhận logo của bạn ^_^ ) chọn ra motif,
hướng / đối tượng bạn muốn thực hiện.

Thực hiện vẽ biểu tượng, cần tự hỏi biểu tượng của bạn đã simple chưa (đơn
giản hoá) biểu tượng càng phức tạp thì chỉ càng làm người xem ko nhớ đến
đó là biểu tượng của công ty nào thôi. Ngoài ra phải lưu ý đến các thể hiện
khác:

Đường nét: đậm nhạt, thanh hay mảnh.

Hình học ban đầu: để tạo symbol hình ảnh thì đừng suy nghĩ đến những
hình khối xa xôi nào mà hãy bắt đầu bằng hình vuông, tam giác, hình tròn.

Đó là những hình đã tạo sự quen mắt cho người xem có tác dụng dễ gợi nhớ.

Màu sắc: ý nghĩa của màu, tạo điểm nhấn, hay gây ảo giác để tạo thú vị.

Ứng dụng: khi đặt logo vào bảng hiệu, đồng phục hay các nơi khác thì logo
đó có phù hợp và thể hiện được cá tính của công ty chưa?

Luôn ghi nhớ: Một tác phẩm good design là tác phẩm đạt được 2 điều kiện :
cái đẹp và cái dụng.

Giải thích ý nghĩa logo.

Cái này thách thức và có thể cho là khó nhất đối với rất nhiều designer. Việc
tạo ra 1 logo đẹp thì nhiều người làm được nhưng người giải thích tốt logo
mình tạo ra thì ko nhiều.

Nếu bắt đầu như thế này “tôi nghĩ nếu dùng hình tròn thì có thể thể hiện
được tính toàn cầu hội nhập của công ty“ <= Sai. Điều tối kỵ trong giải thích
chính là ý nghĩ của bạn! Bạn nghĩ thế này thế nọ nhưng người khác có nghĩ
được như vậy ko?!

Bạn có phân biệt được thế nào là Design và thế nào là hội họa
chưa?

Hội họa (Art) là những cái có thể hiểu theo chủ quan, nhiều lúc bạn ngắm
ngiá 1 tác phẩm nghệ thuật khen đẹp mà hỏi lại ý nghĩa là gì thì chưa chắc gì
bạn giải thích được đúng như ý tác giả!

Đối với Design thì khác, tác phẩm design của bạn ko thể chỉ được ngắm ngiá
bởi mình bạn mà nó là dùng để phục vụ cho một mục đích. Khi nhìn vào

mọi người đều phải biết đó là gì, chứ ko phải là ý nghĩ nội tâm của riêng
bạn. Tác phẩm design phải mang tính cộng đồng. Ngừơi ta cũng có một câu
rất hay như thế này “Design is science“ thiết kế là 1 khoa học, hãy làm sao
để tác phẩm design của bạn “nhìn là có thể biết“ là gì nhé.
Theo Thuonghieuviet

×